Thơ Việt Cấu Trúc Thơ - Thụy Khuê

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi whatcsvt100, 5/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Cấu Trúc Thơ
    Tác giả: Thụy Khuê
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Một câu hỏi thường đến với người đọc: Thơ hay, thế nào là hay? Và dở, thế nào là dở? Áng chừng phần đông khách yêu thơ đều tiếp nhận thi ca bằng trực giác mẫn cảm của mình và ít nhiều, đồng ý với nhau là có những câu, ví dụ như "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng" (Kiều), đọc lên thấy hay, nhưng không hiểu tại sao hay mà vẫn thích.
    Cuốn Cấu Trúc Thơ đến với bạn đọc, không ngoài mục đích là giúp các bạn tìm hiểu thơ, nếu thấy hay thì tại sao hay? Ðạt được mục đích đó không dễ, đôi khi không chắc sẽ đạt được. Tuy nhiên sự tìm hiểu sâu xa về cấu trúc thi ca là điều kiện cần (tuy chưa đủ) để giúp chúng ta hiểu và cảm nhận thơ một cách sâu lắng hơn.
    ..
    Như trên đã nói: Sự cảm nhận nghệ thuật luôn luôn bắt nguồn từ trực giác và sự tìm hiểu đến sau. Cuốn sách này sẽ giúp cho phần "đến sau" ấy được sáng tỏ hơn và từ đó chúng ta có thể phân biệt đâu là thơ, đâu chỉ là những câu văn vần. Bởi thơ có một cấu trúc riêng, không phải chỉ là câu văn có vần, mà cũng không phải cứ viết dăm ba câu dài ngắn khác nhau, xuống hàng tùy hứng là có thơ tự do.

    (Trích Thay Lời Tựa)
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 1/1/24
  2. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Thơ là gì

    Cái chi chi .. thơ
    Là một người yêu thơ, trước đây, tôi cứ đọc thơ một cách hồn nhiên như nghe một bản nhạc, thích thì đọc, không thích thì thôi. Nhưng gần đây, đọc thơ tiếng Việt trên các tạp chí văn học nghệ thuật xuất bản bên Mỹ, tôi hay thắc mắc tự hỏi: “Những bài gọi là thơ ấy có thực là thơ hay không?”
    Để trả lời câu hỏi ấy, chúng ta lại phải trả lời một câu hỏi khác khó hơn: “Thế nào là thơ?”
    Bản thân tôi không đủ sức để trả lời những câu hỏi phức tạp ấy, cho nên tôi tìm đọc bài viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình để xem họ nghĩ gì. Dần dần tôi tập hợp được khá nhiều tài liệu. Dưới đây, tôi xin giới thiệu ý kiến của một số cây bút ở trong nước và ở ngoài nước. Quan niệm của họ khác nhau. Tôi không cho đó là điều quan trọng. Điều quan trọng là tất cả những ý kiến ấy đều gợi lên một vấn đề: thơ không phải là cái gì đơn giản như lâu nay chúng ta thường tưởng.

    Xin mượn đoạn mở đầu trong bài viết Thơ là gì của Huyền Lan để giới thiệu ebook này. Ở đây các bạn sẽ tìm thấy các bài viết về thơ lục bát, thơ văn xuôi, thơ tự do, thơ tân hình thức, thơ giễu nhại, thơ trình diễn; các nhận định về thơ hôm nay, về một số nhà thơ trẻ tiêu biểu .. của một số nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình.
    Trong các bài viết một số tác giả có nhắc đến cấu trúc luận, giải cấu trúc luận, hậu hiện đại. Đây là các thuật ngữ chưa phải là đã quen thuộc với nhiều người (đang có chuyện đôi co về nguồn gốc từ “hậu hiện đại” giữa Hoàng Ngọc Hiến, Trịnh Lữ với Hoàng Ngọc Tuấn ). Vì vậy có thêm phần phụ lục gồm các bài viết của Nguyễn Hưng Quốc, Charles Jencks, Thụy Khuê giới thiệu các khái niệm này.
    Nhan đề ebook: “Cái chi chi .. thơ” là mượn nhan đề bài viết của tác giả Vĩnh Phúc.
     

    Các file đính kèm:

    trung_luoc, cungcung, chis and 4 others like this.
  3. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Tiếp tục tìm hiểu về thơ

    Mục Lục

    Kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ
    Nguyễn Vũ Văn

    Đọc một bài thơ như thế nào?

    Nguyễn Đức Tùng

    Thơ như tôi đã hiểu

    Phạm Quốc Ca

    Đi tìm thơ hay

    Bùi Công Thuấn

    Chữ - mục đích và phương tiện của thơ

    Thành Duy

    Đỗ Bạch Mai: “Thơ phải có sự vật vã từ trái tim”

    Trần Ninh Hồ: “Xin nhặt lấy những từ đơn giản nhất”.

    Tuyết Nga: “Chữ không nói mà tạo ra điều nhà thơ muốn nói”

    Thiếu và thừa chữ trong thơ hiện đại

    Inrasara

    Thơ và cú đấm vào bức tường ngôn ngữ

    Nguyễn Trọng Tạo

    Ngôn ngữ và nhà thơ

    Đào Duy Hiệp

    Sứ mệnh của vần điệu

    Ngô Tự Lập

    Nguyên lí cấu trúc nhịp thơ

    Trần Thiện Khanh

    Một cách tiếp cận thơ Thiền

    Bùi Công Thuấn

    Nhập lưu Hậu Hiện Đại

    Inrasara

    Suy nghĩ về Hậu hiện đại

    Nguyễn Ðức Hiệp

    Bài thơ con cóc

    'Thơ Con Cóc': Một bài thơ hay

    Nguyễn Hưng Quốc

    vấn đề chung quanh bài thơ con cóc

    Nguyễn Trọng Văn

    Nhân cuộc tranh luận về thơ con cóc

    Thuy Khuê

    Những bài viết cũ

    Nguyễn Hưng Quốc

    Nhà thơ học biết … sợ thơ để ..

    Inrasara

    Hiện tượng thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

    Hà Văn Thùy

    Cái Thật và cái Mới trong thơ

    Lữ

    Đọc thơ

    Đọc... chơi vài bài ca dao

    Nguyễn Hưng Quốc

    Đọc lại "Chơi giữa mùa trăng"

    Lê Huy Oanh

    Về hai câu thơ của Xuân Diệu

    Trần Đăng Khoa

    Đọc lại bài thơ 'Giấc mơ' của Văn Cao

    Đào Duy Hiệp

    Đọc lại 'Đồng dao cho người lớn'

    Hoàng Cầm

    Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Ngô Minh

    Bình thơ Nguyễn Đức Tùng

    Đỗ Quyên
     

    Các file đính kèm:

  4. Giana

    Giana Mầm non

    Bạn ơi, các vấn đề bạn làm rất hay, nhưng có thể cho mình xin file prc hay epub được không, mình đọc trên điện thoại, không tải file này về được.
     
  5. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Thế này bạn @Giana nhé : do hầu hết các file ebook khá nặng, nên mọi người khi up lên diễn đàn sẽ dùng RAR để nén lại, nếu bạn muốn giải nén trên điện thoại, hãy tải phần mềm giải nén RAR, nếu không bạn có thể dùng máy tính để giải nén.

    Đối với những file mình up lên trong box thi ca bạn có thể vào đây tải về :

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ....


    Kiếm hiệp, dã sử : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Giana thích bài này.
  6. Giana

    Giana Mầm non

    Cảm ơn bạn, mình mù công nghệ nên trước giờ không biết có phần mềm giải nén rar trên điện thoại nên mỗi lần muốn xem phải xin ebook. Giờ mình biết rồi :)
     
    whatcsvt100 thích bài này.
  7. iamquyenvu

    iamquyenvu Mầm non

    Bạn ơi bạn có file mobi cho mình xin nhé.
     
  8. datedo

    datedo Mầm non

    Cám ơn bạn
     
Moderators: Ban Tang Du Tử
: thụy khuê

Chia sẻ trang này