Phật Giáo Chánh Kiến và Nghiệp tác giả Ledi-Sayadaw TK Pháp Thông dịch

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi moreshare, 2/7/18.

Moderators: mopie
  1. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Chánh Kiến và Nghiệp
    Ledi-Sayadaw TK Pháp Thông dịch

    [​IMG]


    LỜI GIỚI THIỆU

    Nghiệp là một đạo lý vô cùng quan trọng và hết sức tế nhị trong Giáo Pháp Đức Phật, đến nỗi Ngài cảnh báo rằng đó là vấn đề bất khả tư nghì, không nên suy nghĩ quá xa về sự vận hành của nó. Bởi vì chính những suy luận chủ quan đã gây biết bao hiểu lầm về định luật độc đáo mà Đức Phật đã giác ngộ và khai thị này. Tuy nhiên, trên mặt lý, nếu không nêu rõ một số nét khái quát và cương yếu thì lại càng gây hiểu lầm nhiều hơn, nên trong Giáo Điển Phật Giáo Nguyên Thuỷ Đức Phật đã giảng giải đạo lý về nghiệp một cách rõ ràng minh bạch đủ để chúng ta học hỏi, chiêm nghiệm mặt sự của chân lý này.

    Có điều định luật (niyama) chi phối sự vận hành của vũ trụ và đời sống con người như luật về sinh học (bija), thời tiết (utu), lý hoá (dhamma), tâm thức (citta), và nghiệp lực (kamma), riêng đối với loài hữu tinh, trong đó có con người, thì định luật về nghiệp là quan trọng hơn cả, nói lên tính đạo đức, tính khoa học, tinh thần trách nhiệm, ý chí tự do và nhiều phương tiện nhân bản khác.

    Chính vì không thông suốt định luật nhân quả nghiệp báo này mà con người tự gây cho mình và xã hội biết bao đau thương khổ luỵ, rồi lại đổ cho trời đất, tha nhân hoặc gán cho những điều kiện khách quan bên ngoài. Nhưng khi người nào đã thấu rõ định luật này từ sự quan sát, chiêm nghiệm đời sống một cách sâu sắc thì không những có thể tự vượt qua khổ đau, tự hoàn thiện chính mình mà còn đem lại nhiều lợi lạc cho cộng đồng xã hội.

    Không chỉ những người theo Đạo Phật mà những người nghiên cứu Phật học khách quan nhất cũng cần phải nắm vững đạo lý về nghiệp, một phần cốt lõi của nguyên lý Bốn Sự Thật Vi Diệu (Ariya Sacca), thì mới không nhầm lẫn tôn chỉ uyên nguyên của con đường Giác Ngộ Giải Thoát.

    Tập sách Chánh Kiến và Nghiệp được viết bởi những tác giả có uy tín trong văn nghiệp Phật học uyên thâm của họ, dựa trên Tam Tạng Kinh Điển Pāḷi nguyên thuỷ cổ xưa nhất của Văn Học Phật Giáo, là tài liệu phong phú và đáng tin cậy cho những ai muốn nghiên cứu sâu xa về đạo lý quan trọng này.

    Tôi xin trân trọng giới thiệu đến quí vị bản dịch của Sư Pháp Thông, một dịch giả đã cống hiến cho người đọc nhiều kinh sách có giá trị.

    Tổ Đình Bửu Long, Mùa An cư 2550.
    Phó Ban Thiền Học Phật Giáo Nguyên Thủy
    Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
    Tỳ Khưu Viên Minh

    * Các file epub,mobi mình đã hiệu chỉnh và thêm bìa để dễ xem trong máy
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 5/7/18
  2. omegakd

    omegakd Mầm non

  3. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Trong file rar là bản pdf đó bạn.
     
    kinhnhieuloc and omegakd like this.
  4. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Đọc quyển này cũng khá hay, giải thích có phần rõ ràng chứ ko mù mờ kiểu thuyết pháp với ẩn dụ mập mờ. Tuy nhiên có 2 đoạn này tôi ko hiểu rõ lắm, nó hơi bị đối chọi nhau.
    Đoạn trên với đoạn dưới có vẻ như hơi vả nhau đôm đốp, vì nếu như có những việc bất khả kháng như đoạn trên đã nói, khi ai đó gặp điều không may (bị trộm vào nhà đâm bị thương chẳng hạn), đó ko phải hoàn toàn do nghiệp, mà bên dưới lại bảo khi rơi vào nghịch cảnh thì phải chịu trách nhiệm về điều đó mà ko thể đổ thừa cho ai, có vẻ là hơi ngược. Bên trên thì nói ko phải việc gì cũng do nghiệp, mà còn do "định luật thiên nhiên và tinh thần", bên dưới lại bảo "phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu gặp nghịch cảnh". Khó hiểu thật sự!
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  5. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Mình nghĩ với bất cứ tôn giáo nào, nếu có vấn đề khó hiểu, hãy tìm đến các chuyên gia để được giải thích một cách rõ ràng, cặn kẽ. Ví dụ với nội dung trên, vì là sách do một nhà sư theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy Nam tông viết nên bạn hãy tìm một nhà sư theo truyền thống Nam Tông trao đổi để hiểu rõ hơn vấn đề. Chứ đem vấn đề lên đây bàn cho vui thì được, còn để giải quyết được khúc mắc của bạn thì chắc khó vì phần lớn mọi người thường sẽ luận bàn vấn đề theo quan điểm chủ quan của mình.
     
  6. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Ở đây ý nghĩa chưa được rõ ràng, có thể nói ý trên vừa đúng vừa sai tùy thuộc theo cách hiểu.
    1. Nghiệp chỉ là một thành phần tạo thành hậu quả hiện tại.
    2. Nghiệp là toàn bộ nguyên nhân tạo thành hậu quả hiện tại.
    Do nghiệp quá khứ + các điều kiện khác = quả hiện tại,nên #1 là cách hiểu đúng, #2 là cách hiểu ko đúng. Vì trong sách hình như ko đề cập tên bản gốc tiếng Anh nên em ko tiện tìm bản tiếng Anh để tham khảo lại xem cụ thể ý tác giả là gì, có rõ ràng hơn ý được dịch ko.
    Ý này rõ ràng là đúng, nghiệp luôn luôn là một phần trong cách yếu tố tạo thành hậu quả chúng ta gặp phải. Nếu không có nghiệp chúng ta sẽ không gặp các hoàn cảnh, dù hoàn cảnh đó có hoàn toàn là do nghiệp hay một phần là do nghiệp quá khứ của chúng ta.
     
    sentenced18 thích bài này.
  7. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Bản chất vô thường của cuộc đời này nên những gì chúng ta gặp phải có thể là hậu quả của những hành động trước và cũng có thể là những biến cố ngẫu nhiên. Tuy nhiên mọi hành động cố ý đều mang lại hậu quả là điều chắc chắn, tuy nhiên nữa là hậu quả của hành động nó có thể khác với hình thức ban đầu của hành động (kiểu chúng ta ra vườn hàng xóm tưởng rằng cây táo ắt sẽ cho ra quả táo nhưng thực chất nhiều cành cây táo này bị ghép với cành cam, và nó ra quả cảm) nên Đức Phất nói rằng luận về nghiệp quả sẽ dễ phát điên.

    Về chữ bác bôi đỏ thì em thấy có mâu thuẫn thật, có lẽ tác giả đã cuốn vào một ví dụ tưởng tượng tương đối phức tạp nhưng diễn giải vào sách lại thiếu đi tính toàn phần, một lỗi trình bày những suy nghĩ nghĩ bản thân
     
  8. HRHRA

    HRHRA Lớp 3

    bạn có thể tham khảo on youtube : Nghiệp và nhân quả của nhóm Phật học và đời sống ( bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc) luận giải.
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này