Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi 4DHN, 24/9/16.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đang nói về truyện cổ tích và nền văn hóa thể hiện trong truyện. Có hiểu được sâu thì mới dạy con được đúng. Mục đích của chủ đề là cách ứng phó tốt nhất với nền giáo dục hiện hữu của Việt Nam chứ không mong thay đổi được nó.

    Con nhà @NQK không gặp vấn đề gì với nền giáo dục này thì cứ việc lướt qua chủ đề này theo dõi làm gì cho mệt? Thực ra con nhà tôi cũng vậy bởi vì chúng tôi đã bỏ tiêu chí thành tích mà cần đến kiến thức thực của bọn nó và bọn nó vẫn đứng trong top đầu lớp. Mở topic này một phần để học hỏi thêm, một phần chia sẻ kinh nghiệm.
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vậy cái thạp đồng với 4 cặp nam nữ được tả thực (khỏi cần cách điệu) thì sao? Trang trí trên mặt trống đồng là hoa văn, mà đặc điểm của hoa văn là hình cách điệu chứ không phải là hình tả thực. :D

    Nếu bác là nhà khảo cổ mà gặp những di vật rất "lạc hậu" của người Việt thì bác xử lý nó thế nào? :P
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, tôi lại đồng ý đổi từ "lạc hậu" thành từ "hiện đại" vì văn hóa phồn thực này đúng là "thoáng" "hiện đại" như Tây. :D

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Những thứ lẩm cẩm như "trinh tiết", "nam nữ thọ thọ bất tương thân", tham, sân, si... là do Tung Của áp đặt vào nước ta.
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Xét theo một quan điểm khác thì đó là tiến bộ. Nó thể hiện rằng người Việt khi đó tự do yêu đương, kết hôn. Người Trung quốc sang Việt Nam đặt ra các nghi lễ phức tạp và chức môi quan để kiểm soát việc thực hiện kết hôn. Sau này phải đấu tranh bao nhiêu năm mới xóa bỏ được những hủ tục lạc hậu đó.
    Hình tượng trên thạp đồng và 1 số nơi khác không chỉ tả thực mà còn phóng đại các bộ phận, thể hiện ước vọng chính đáng của con người nên cần được tôn trọng.
     
    deathshine thích bài này.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đã trả lời cùng thời điểm post này của bác.
     
  6. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Về trinh tiết hay nam nữ bất tương thân thì em không rành. Nhưng mà cho rằng tham, sân, si là do TQ áp đặt vào nước ta là sai lầm.

    Việc tiêu trừ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, đó là tư tưởng của nhà Phật. Mà nhà Phật thì anh biết đó, không phải từ TQ :D
     
    deathshine thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Anh cũng biết tham sân si là của nhà Phật. Vậy ai đưa Phật giáo vào nước ta, anh nghĩ là người TQ. Đang xài 3G, không tiện hỏi ông Gúc.
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Phật giáo từ Ấn độ vào TQ. Ngài Huyền Trang là nhân vật có thật đời Đường. Thời Đường tương đương về thời gian với Mai Hắc Đế ở nước ta.
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Phật giáo từ Ấn độ vào VN còn sớm hơn TQ. Người được coi là truyền bá đạo Phật vào TQ đầu tiên là Bồ đề Đạt ma thời Lương Vũ đế
     
  10. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Vậy khi nào anh online bằng máy tính thì anh tra cứu tài liệu xem nhé.

    Theo hiểu biết sơ sơ của em thì đại khái vầy:

    Phật giáo truyền qua các nước phía Đông Á theo 2 nhánh, một nhánh gọi là Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) sử dụng hệ kinh điển tiếng Sanskrit (theo hướng bắc truyền, bao gồm các nước TQ, Nhật, Mông Cổ, Tây Tạng và phía bắc Việt Nam), nhánh còn lại gọi là Phật giáo Tiểu thừa (Nam tông, hướng nam truyền) thường sử dụng hệ kinh điển tiếng Pali (bao gồm các nước Srilanka, Miến Điện, Thái Lan, phía nam Việt Nam).

    Thành ra, cái gốc của tư tưởng tiêu trừ tham - sân - si nó phát xuất từ Ấn Độ và lan truyền theo nhiều cách đến nước ta, chứ không phải do TQ áp đặt toàn bộ.

    Còn đánh giá theo hướng khác, là vầy, ngày xưa các triều đại phong kiến nước ta nằm ở phía Bắc, cho nên chịu ảnh hưởng theo Phật giáo bắc tông khá nhiều. Có một giai đoạn lịch sử mà nước ta bị đô hộ, các hệ tư tưởng Phật giáo nguyên thủy (tiểu thừa) đều bị TQ dẹp trừ, ép buộc phải thống nhất theo như bên TQ luôn (Phật giáo đại thừa). Nhưng ở phía nam thì không bị điều đó, do lúc này lãnh thổ nước ta chưa mở rộng xuống đến phía nam, nên không bị ảnh hưởng. Và đến giờ ở một số tỉnh miền nam vẫn còn giữ được những đặc trưng của Phật giáo nguyên thủy.

    Tóm lại, tham - sân - si không thể nói là do TQ áp đặt, mà nó là hệ tư tưởng của nhà Phật được các đệ tử lớn của Ngài thực hiện công cuộc hoằng pháp mà truyền bá nó đi đến các quốc gia khác ngoài Ấn Độ.
     
    deathshine and 4DHN like this.
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thực ra thì ý anh là văn hóa gốc của người Việt (dân tộc Kinh) không có những thứ như anh kê ra, gồm cả khái niệm tham, sân si.

    Đất của người Việt ở thời còn giữ được bản sắc không gồm đất mà xưa kia thuộc Chăm pa, Chân Lạp, và vùng Tây nguyên bây giờ.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thôi quay trở lại truyện Tấm Cám, ông vua trong truyện đó không phải là ông vua của chế độ phong kiến hoàn chỉnh đúng không nào. Chắc ông ấy chỉ là một tù trưởng của một bộ lạc thôi. Vì hoàng hậu gì mà phải tự giặt giũ. :D

    Đọc ở đâu đó có ý kiến là người Việt có tục ăn thịt người (qua vụ làm mắm), nhưng anh nghĩ không phải vì chưa hề có bằng chứng về khảo cổ. Ở châu Âu thì có tìm thấy bằng chứng: xương người có dấu vết của lửa, dấu vết của dao.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Xét theo một số quan điểm thì chuyện 'làm mắm' đó thể hiện tư tưởng 'nợ máu trả bằng máu', không có khái niệm nhân nghĩa hay lấy ơn trả oán được cho là ngoại lai.
    Truyện Tấm Cám có thể có liên quan đến Ỷ Lan Nguyên phi, cũng thường được gọi là Bà Tấm, nên có nhiều bí ẩn lịch sử cần được giải mã.
     
    deathshine and 4DHN like this.
  14. Derby

    Derby Lớp 7

    Tội nghiệp cho hai thầy trò. Thầy thì bị so sánh với một người ác độc, còn trò biết là không đúng mà phải ngậm câm :(.

    Có điều, mình nghĩ, truyện ngụ ngôn là để kể cho vui thôi. Giống như cô giáo tiếng Việt kể vì gần giờ về, chẳng đứa nào muốn học nữa nên kể để bọn mình im. Làm sao cho vô chương trình học được?

    Mới đọc truyện đó trên Wikipedia. Có quá nhiều tình tiết hoang đường. Từ đầu đến cuối chỉ thấy sự nhỏ mọn, độc ác. Khi thì ở phía này, lúc lại ở phía kia.

    Tấm thì quá ngu. Ngay lúc đã thoát khỏi quyền uy của bà mẹ ghẻ rồi mà vẫn còn cho bà ta cơ hội để làm hại mình. Sau khi sống lại mới khôn ra, nhưng lại trở thành độc ác và thâm hiểm hơn cả mẹ con Cám. Chẳng lẽ con người ta chỉ có hai lựa chọn: Hiền thì phải ngu, và khôn thì phải gian xảo hoặc độc ác?

    Chẳng biết các cụ xưa nghĩ sao mà lại đặt ra truyện như vậy? Và những người có trách nhiệm với GD hy vọng trẻ em sẽ học được điều gì khi đưa truyện hoặc bài thơ ca tụng Tấm vào chương trình giảng dạy?

    "Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tao vạch mặt ra"
    Câu nói để lộ cái thô kệch cùng sự dữ dằn của nhân vật. Cô giáo mình đã làm rất đúng khi lược bỏ tất cả những chi tiết lằng nhằng cùng cái kết thiếu nhân bản. Với những đứa con nít bảo vệ từ cái tổ chim trong vườn nhà, thì hành động trả thù này thật không có cách nào lý giải cho được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/16
    deathshine and 4DHN like this.
  15. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Cảm xúc học của bạn học sinh đó rất thấp. Một phần do chưa thấy được vẻ đẹp của lý thuyết. Thiết nghĩ, việc giáo dục nên bổ sung phần giảng giải về ý nghĩa (tính ứng dụng) của mỗi lý thuyết. Học sinh sẽ thích thú hơn!

    Nhiều môn thì áp lực. Nhưng rõ ràng là: Sự đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, sẽ khiến tầm nhìn được nâng lên rất cao.

    Lý thuyết sinh ra là để xây dựng những cuộc sống tốt đẹp. Nên: Giỏi lý thuyết, thì giỏi mưu sinh!
     
    Derby and 4DHN like this.
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Em có thể kiếm được bộ sách học tiếng Việt dành cho Việt kiều Úc, Mỹ không? Nếu có file scan pdf thì tuyệt vời. cute_smiley18cute_smiley20cute_smiley26:rose:

    À, chợt nhớ hồi trước được @Derby chia sẻ mấy cuốn sách Toán học của học trò Úc. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. :D

    Chắc @Derby không phản đối chứ? :P
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/16
  17. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Đây là Anh giải thích cho câu chuyện này? Anh có đồng ý với điều này không khi sự thật được zoom vào những nơi cần zoom để người đọc thấy sự thật không trọn vẹn mà cứ ngỡ đã thấy đủ dẫn đến có những suy nghĩ theo hướng người zoom câu chuyện muốn?

    Theo em chúng ta đâu cần phải nâng tù trưởng lên là vua và vợ tù trưởng lên hoàng hậu vì bản thân nhân vật đã chưa đủ năng lực để xứng đáng với những danh từ đó?

    Nếu câu chuyện được giữ đúng nguyên bản chúng ta hoàn toàn có cách để cho các bạn học sinh nhìn đủ khía cạnh của câu chuyện và qua câu chuyện đó có thể kể về 1 thời kì lịch sử của VN (nếu đúng là như vầy vì em chưa xác minh việc này).

    Dù câu chuyện đẹp hay chưa đẹp thì chúng ta vẫn được học nhiều điều từ câu chuyện ấy.

    Còn nếu đã muốn dùng từ vua và hoàng hậu thì cũng nên hợp tình hợp lý, trong câu chuyện em thấy Tấm giống người giúp việc hơn là vợ của 1 người có quyền, hay ngày xưa vợ của người có quyền thì thân phận chẳng khác gì người giúp việc nhà, vầy thì cái giá Tấm phải trả có quá đắt không?

    Qua câu chuyện này em vẫn cứ thấy nền giáo dục VN không dạy cho các bạn học sinh tính tự tin vào bản thân và còn hay sĩ diện. Tù trưởng có cái mạnh của tù trưởng, vua có thế mạnh của vua, cần gì phải thay thế để mọi thứ trở nên khập khiễng.

    Câu chuyện Tấm Cám là câu chuyện ảnh hưởng rất nhiều tới các bạn học sinh vì có nhiều bài thơ, nhiều bài văn, bài hát, kịch... cũng mang Tấm Cám ra để minh họa, khen cô Tấm và chê cô Cám :p
     
    4DHN and Derby like this.
  18. Derby

    Derby Lớp 7

    Một nền GD chấp nhận được, theo mình, đại khái, là một nền GD:
    • Trang bị cho hs những kiến thức phổ thông có liên hệ chặt chẽ đến đời sống thường nhật để nuôi dưỡng sự ham học, biến những giờ phút ở trường lớp thành những niềm vui đúng nghĩa;
    • kích thích óc tìm tòi và sự sáng tạo;
    • tôn trọng sự thật để hs từ đó có thể rút tỉa những bài học lịch sử mà tiền nhân đã phải trải nghiệm mới có được;
    • khuyến khích sự thảo luận để trang bị cho hs khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh;
    • đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong thị trường lao động để hs, sau khi tốt nghiệp, có nhiều cơ hội kiếm được việc làm đúng với ngành nghề đã chọn; và
    • gây dựng được tầng lớp giáo viên say mê nghề nghiệp và quan tâm tới phúc lợi của hs.
    Tóm lại, đó phải là một nền GD phục vụ cho lợi ích của quốc gia và toàn dân.
     
    4DHN and dongtrang like this.
  19. Derby

    Derby Lớp 7

    Anh cắt một miếng bánh thật nhỏ, đưa cho em rồi hỏi, "đủ chưa em?". Để tránh tiếng tham ăn, em chỉ còn cách trả lời, "dạ, dư rồi. Em không thường ăn nhiều đâu." cute_smiley18

    Để em thử kiếm xem. Hiện giờ trong nhà chắc chỉ còn lớp mẫu giáo và 1. Mấy đứa khác không chịu bị ép học TV :(. Có đứa vì từ nhỏ đã được dạy tới 4 ngôn ngữ nên bây giờ tiếng Anh thì dở, còn Hoa, Việt và Indonesian thì quên tuốt rồi :(.
     
    4DHN and Lười Đọc Sách like this.
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tù trưởng cũng chỉ là 1 giả thuyết, chưa chắc đã đúng. Ai đánh thuế chuyện ta suy luận nhỉ? :P Còn chuyện truy nguyên chắc rất khó bởi vì không dễ gì tiếp cận được kho lưu trữ, cũng nhiều tài liệu bị thất truyền và chắc cũng có nhiều điều không được chú ý lưu lại bằng văn bản ở các thời trước. :D
     

Chia sẻ trang này