LS-Tổng hợp Chiếc nút áo của Napoleon - 17 phân tử thay đổi lịch sử

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 16/1/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. minhhieu

    minhhieu Lớp 1

    Lần sau cuốn này đưa vào mục Khoa học tự nhiên nhé.
     
    RGBCD thích bài này.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đọc hết cuốn sách chưa bạn?
     
  3. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    DẪN NHẬP
    Vì thiếu một chiếc đinh, không đóng được móng sắt
    Vì thiếu chiếc móng sắt, ngựa chiến không sẵn sàng
    Vì thiếu một ngựa chiến, hiệp sĩ đã không đến
    Vì hiệp sĩ không đến, cuộc chiến đã thất bại
    Vì cuộc chiến thất bại, vương quốc đã sụp đổ
    Và tất cả chỉ vì, thiếu chiếc đinh móng ngựa
    - ĐỒNG DAO CỔ NƯỚC ANH

    17 phân tử này đóng vai trò như chiếc đinh dùng để dóng móng ngựa. Nó là nguyên nhân quan trọng có tính quyết định việc thành bại của một cuộc chiến. Cuộc chiến đó làm thay đổi lịch sử nếu nó thành công hoặc làm lịch sử dừng lại hay tiến triển rất chậm nếu nó thất bại.

    Nếu nói về "chiếc đinh" thôi thì nó đúng là thuộc khoa học tự nhiên thật. Nhưng "chiếc đinh" chỉ là một sự kiện nhỏ nhưng quan trọng thôi. :D

    Cuốn này hay thế sao ít người bình luận nhỉ? Chờ tôi đọc kỹ rồi kéo bàn phím về đây nhé! :D
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Anh biết cách nhận biết một cuốn hây hay không? Topic dự án thường sẽ rất rôm rả :D
     
    RGBCD thích bài này.
  5. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link? :D
    Nói về bản thân cuốn này thì
    Còn cách nhận biết một cuốn nào đó thì chỉ có mỗi một cách là đọc hết nó thôi. Từ đó đúc rút ra các vấn đề cốt lõi. Để hiểu một vấn đề cốt lõi đó có khi lại phải đọc một vài cuốn khác mà vấn đề cốt lõi kia được trình bày kỹ hơn. :D

    Cuốn này thì có rất nhiều vấn đề vì chưa từng đọc hết nên chưa nói được. Nhưng ngoài vụ chiếc nút áo làm bằng thiếc của đoàn quân Napoleon đi đánh Moscow năm 1812 (vụ này có thể liên hệ đến trận Moscow mùa đông năm 1941 - quân đội Đức quốc xã không được trang bị đầy đủ quân phục mùa đông). À, có đọc đến vai trò của các kim loại khác đến tiến trình lịch sử nữa. Về các hợp chất, mới đọc đến chất xxx của cây nhục đậu khấu, chất đó ảnh hưởng lớn đến lich sử 3 nước: Anh, Hà Lan, Mỹ, và một sự kiện nhỏ hóa ra New York từng là New Amsterdam. :)

    À quên một chuyện nữa, cây nhục đậu khấu dùng để ngăn ngừa Cái Chết Đen, thứ từng làm chết vài chục triệu người ở Âu Châu thời trung cổ, gây kinh hoàng hơn Covid bây giờ nhiều. Để hiểu về vấn đề này thì chỉ có mỗi cách như đã nói: đọc thêm sách thôi. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/8/21
    amylee thích bài này.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tất nhiên nên nó mới được em post ở đây chứ không phải bên chủ đề khoa học tự nhiên :D

    Tức tiếp số hóa là cách đọc kỹ nhất, nhai muốn no luôn mà :D

    Anh toàn đọc tiểu thuyết.

    Câu chuyện chủ đề nhưng chỉ chiếm sóng tương đối ngắn, và nó cũng ngầm ý rằng: chiếc nút áo (vật dụng không phải chất liệu - không chủ ý mạng nặng tính hóa học hay lý học) của Napoleon (nhân vật lịch sử), từ đó cho thấy cuốn sách được định dạng sẵn là chủ đề "ảnh hưởng lên lịch sử" chứ không thiên về khoa học tự nhiên, song vẫn có các công thức, tính chất hóa lý nhưng chỉ đề cập vừa đủ. Còn một cuốn với chủ đề khoa học tự nhiên kiến thức về tự nhiên sẽ dày hơn khá nhiều..

    Có thể nói đây là món hời nhất, NewYork bây giờ quá khủng, giá trị hơn cái giá nó được đổi rất rất nhiều lần.

    Mạch truyện cuốn vô cùng luôn :D các câu chuyện lịch sử và tác động to lớn của nó đọc đến mà hay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/8/21
    amylee and RGBCD like this.
  7. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Sa đà vào khá nhiều dự án số hóa khác chứ không chỉ đọc mỗi tiểu thuyết.

    Cuốn này đúng chủ đề anh thích: hóa học và lịch sử. Dự định đọc từ hồi đó mà quên mất. Dù sao cũng cảm ơn thắc mắc của bạn @minhhieu, nhờ bạn mà topic này được nổi lên, gián tiếp nhắc tôi một dự định còn dang dở. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thử goodreads không anh ^^ cuốn nào dự định thì add ngay vào goodreads, em ấy lâu lâu lại nhắc (không, tự mình vào thấy list còn dang dở thì ngứa phải ráng hoàn thành :D ) có quản lý thời gian đọc, kế hoạch đọc và thống kê hiệu suất này kia nữa :D
     
    RGBCD thích bài này.
  9. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Do cái nhìn ngắn hạn thôi. Miền New Amsterdam khi đó còn hoang vu y như Thủy Chân Lạp thuở ban đầu, trong khi đảo Run bấy giờ là đảo châu báu. Nhục đậu khấu với phân tử isoeugenol thần diệu còn đắt hơn vàng vì (có thể chỉ là quan niệm có thể nó đuổi được bọ chét thật) nó ngăn ngừa được bệnh dịch hạch từng hoành hành ở châu Âu suốt 400 năm. Giả sử bây giờ có ai tìm được thuốc chữa hoàn toàn AIDS, hay, thời sự nhất, thuốc chữa Covid thì coi như người đó có một mỏ vàng cực lớn. Đến một thứ tầm thường như nước ngọt, chẳng cần nói tận bên Tây Á cho xa xôi, ở Cam Ranh nơi các giếng nước đều là nước mặn, có một số nhà có giếng nước ngọt thì suốt một thời gian dài (khoảng 500 năm :p) những cái giếng đó như mỏ vàng bán từng thùng nước đắt lè lưỡi. Khi đó một mảnh đất con con chưa đầy 100m2 có giá trị hơn nhiều ha đất ít giá trị kinh tế khác. :D Nhưng khi có dự án cấp nước sạch tới tận từng nhà thì giá trị cái giếng nước ngọt gần bằng 0.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/8/21
    amylee thích bài này.
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Mấy thứ đó vô nghĩa khi mắt mải soi tình hình diễn đàn, tay thì mải chém gió. :P
     
  11. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Chỗ tô đậm lại có vẻ coi nhẹ một tính chất vật lý của nguyên tố hóa học thiếc (Sn): sự biến đổi mạng tinh thể của thiếc dưới ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp, làm tính chất cơ lý của nó thay đổi: từ kim loại liền khối trở thành bột. Đó là một sự kiện lịch sử then chốt quan trọng cần nhắc đến với thời lượng vừa đủ để giải thích sự kiện. Sự kiện đó: bỗng dưng tất cả nút quần áo của quân đội Napoleon bị thời tiết "đánh cắp" sạch, dẫn đến sức chiến đấu của quân đội giảm nghiêm trọng dẫn đến thua trận. Hậu quả của trận thua này ảnh hưởng mạnh tới lịch sử.

    Đoạn sau tác giả cũng trình bày rất cụ thể công thức hóa học và một vài tính chất vật lý liên quan đến câu chuyện của các chất được đề cập. Chỗ này thậm chí trình bày tỉ mỉ như trong một cuốn sách hóa học. Cấu tạo phân tử đó làm chất đó có một số tính chất quý giá, sự quý giá này là nguyên nhân của các sự kiện tiếp theo, kết quả cuối cùng tác động đến lịch sử.

    Nếu là sách khoa học thực thụ, thì ngoài nói về bản chất hóa học, còn nói đầy đủ mọi tính chất vật lý và hóa học, mọi ứng dụng của nó trong đời sống. Trong số này có thể có một hoặc vài cái có liên quan đến các câu chuyện được nhắc đến trong cuốn sách này, và việc nhắc đến đó chỉ có tính minh họa, không phải là chủ đề chính.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/8/21
  12. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nhắc đến thiếc, còn một ứng dụng rất quan trọng nữa là dùng để hàn các mối nối điện, các chân của các linh kiện điện, điện tử dựa vào tính chất dễ dính bám với đồng, dễ nóng chảy, giá lại rẻ. Ứng dụng này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử: làm chất lượng, độ tin cậy của các thiết bị điện, điện tử nâng lên rất cao. Vai trò của các thiết bị này thì không cần nói, vì nó quá vĩ đại. Còn ứng dụng khác là mạ sắt thành sắt tây, làm vỏ của các đồ hộp thì cũng quan trọng, nhưng không làm thay đổi được lịch sử. Chỉ là thêm một sản phẩm tiện lợi thôi.
     
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Một mình thiếc thì không làm được chuyện lớn như này đâu anh. Lý do trong Nam hay kêu hàn chì là vì đó là hợp kim của chì và thiết.

    Người ta chỉ nghĩ đến chì trong chì hàn chứ ít nghĩ đến thiếc. Và rất cảnh giác với cái tính độc hại của chì.
     
  14. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đúng là hợp kim chì và thiếc, pha chì vào để giảm nhiệt độ nóng chảy đi. Thành phần chính của hợp kim là thiếc. Hợp kim dùng cho công nghiệp điện, điện tử đã được tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới. Vì chì khá độc cho nên bây giờ người ta đã loại bỏ chì ra khỏi hợp kim.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/21
  15. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Gọi là chì hàn chỉ là thói quen. Như ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đoạn này trong hợp kim hoàn toàn không còn chì nhưng vẫn gọi là "chì hàn". :)
     
  16. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nào xem kỹ về chì và thiếc.

    Nhiệt độ nóng chảy của chì là 327 độ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    của thiếc là 231 độ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nếu dùng ở dạng nguyên chất cho mục đích hàn, rõ ràng thiếc dễ hàn hơn. Và thời gian thực hiện một mối hàn sẽ nhanh hơn, tức năng suất lao động cao hơn.

    Nhưng thiếc nguyên chất có đặc tính tan rã ở nhiệt độ thấp do đó cần pha thêm chất khác để khắc phục. Mặt khác, người ta cần nhiệt độ nóng chảy của vật liệu hàn thấp hơn nữa (còn một chuyện quan trọng nữa là nếu gí mỏ hàn quá lâu và quá nóng sẽ làm hỏng linh kiện điện tử) cho nên đã tìm tòi, tìm ra thành phần tối ưu nhất. Ban đầu tìm ra tỷ lệ 63℅ thiếc, 37% chì, hợp kim này có nhiệt độ nóng chảy 183 độ. Sau vì yêu cầu bảo vệ sức khỏe và môi trường người ta tìm cách loại bỏ chì đi. Và tìm ra hợp kim có 96,5% thiếc, 3% bạc và 0,5% đồng với nhiệt độ nóng chảy 217 độ.

    Vì thế xét tổng thể cho mục đích hàn thì vai trò của thiếc là rất lớn. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/21
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thiếc đóng vai trò hạ nhiệt độ nóng chảy, còn chì tăng độ kết dính, không thể nói vai trò nghiêng hết về ai.
     
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nhưng không có thiếc thì có hợp kim đó không? Và chì không phải là thứ duy nhất cho mục đích đó: tăng chất lượng mối hàn, rồi có nhiệt độ nóng chảy tối ưu. Khi chế hợp kim người ta thí nghiệm đủ thứ chỉ tiêu đó. Cái tối ưu sẽ là tiêu chuẩn kỹ thuật.

    Nếu ngay ban đầu người ta chú ý đến sự độc hại của chì thì đã tìm ra hợp kim cuối cùng chứa chủ yếu là thiếc. Đừng quên thiếc không độc hại vì có thể dùng cho mục đích chứa thực phẩm nhé. Vì tính chất này người ta mới dùng thiếc, cho dù trong kỹ thuật.
     
  19. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Chì và thiếc cùng đóng vai trò hạ nhiệt độ mới đúng, vì nhiệt độ nóng chảy tối ưu của hợp kim chì thiếc có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn thiếc đáng kể, càng đáng kể so với chì.
     
  20. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Chì cũng làm thay đổi lịch sử, đó là hợp kim chì trong một thời gian dài dùng để đúc các con chữ dùng cho máy in. Cho nên có thể xuất bản sách báo, tài liệu với số lượng rất lớn. Vai trò của sách báo, tài liệu thì không thể phủ nhận. :D

    Rồi chì làm một đế quốc lớn diệt vong. Đó là đế quốc La Mã. :P
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này