Tuỳ bút - Biên khảo G Chơi chữ - Lãng Nhân <The Happiness Project #20-NF>

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi teacher.anh, 15/6/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Một hôm Nguyễn cầm một quan tiền đi mua hàng cho thân mẫu, nửa đường gặp bọn đánh đáo rủ đánh ăn tiền. Ông đứng lại chơi, rủi ro thế nào tiền thua mất hết, ông tự an-ủi bằng hai câu:
    Tưởng làm đôi chữ mà chơi vậy
    Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa!

    Chữ đây, tiếng Nghệ dùng cũng như tiếng đồng (đồng bạc, đồng tiền) ở ngoài Bắc. Quan là quan tiền nhưng lại có thể hiểu là làm quan, cũng như chữ có thể hiểu là chữ nho.
    Hai câu trên, năm 1933, có người đã chép gửi cho ông Phạm-Quỳnh, bấy giờ vừa từ ghế chủ-bút báo Nam-phong nhảy lên ghế thượng-thư:

    Tưởng làm đôi chữ mà chơi vậy
    Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa!


    o0o
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :p! Bài đọc thêm:


    THƯA ÔNG, TÔI PHẠM ĐÌNH CHI


    Ngày xưa nghe tiếng bà Đoàn Thị Điểm hay chữ. Cha con ông Công Hoàn và Bá Lân đến thử xem tài bộ thế nào. Nhưng mới bước tới sân đã bị bà Điểm dồn ra cho một câu :

    Đình tiền thiếu nữ động tân lang. (...)

    Đối lại không được, thế là cha con đành cứng họng ra về.

    Chuyện sảy ra đã có mấy trăm năm, nay nghe kể lại, ai ai cũng khen và phục bà Điểm là một nữ sĩ phi thường.

    Nhưng trong giới nữ lưu nước nhà không phải chỉ có một bà Điểm, và một câu chuyện như thế.

    Bà Sương Nguyệt Anh tức Nguyễn Thị Khuê, con gái thứ năm cụ Nguyễn Đình Chiểu ở Ba tri, mới mất năm 1921. Sinh thời bà cũng là một bực tài sắc văn chương nổi tiếng một thời ở miền Nam. Nhưng chỉ tiếc bà không được sống ở thời thiên hạ âu ca như bà Điểm, mà phải ở cái hoàn cảnh như thân phụ bà, cụ Đồ Ba Tri đã nói:

    (...) Dân sa nước lửa chày nhày,
    Giặc ép mỡ dầu hết sức
    Các bực sĩ nông công cố, liền mang tai với súng song tâm (...)
    Khắp nơi tổng lý xã thôn, thấy mắc họa cùng cờ tam sắc. (...)

    Tương truyền bà cũng có một chuyện na ná như bà Điểm với hai ông Công Hoàn, Bá Lân.

    Sau khi chồng bà, ông phó tổng Nguyễn Công Tính tạ thế, bà đã quyết trọn đời thủ tiết. Ấy thế mà không biết tại sao ông Cử nhân Phạm Đình Chi ở Mỹ Tho lại muốn phá ý định của bà bằng cách đến thăm để giở món văn chương ra lòe bà, yêu cầu bà ra cho câu đối để kết duyên văn tự.

    Bà từ chối không được, phải ra cho ông cử một câu:

    Đình làng tôi không dám phạm, thưa ông tôi phạm đình chi?

    Nói theo văn xuôi là tôi đã không dám phạm tới đình của làng, vậy thì thưa ông, tôi phạm vào cái đình gì đây? Mới nghe cũng thường thôi, nhưng cả tên họ ông cử Phạm Đình Chi đều nhét vào trong đó. Như thế, ông cử biết lấy cảnh gì để ứng khẩu đáp lại cho chỉnh, cho hay hơn bà.

    Vậy là ông rút lui một mạch, rút lui cả người và lẫn cả tà tâm.

    Cha con ông Công Hoàn, Bá Lân trước kia đã bị bà Điểm cho một vố, sau này ông Phạm Đình Chi lại bị bà Sương Nguyệt Anh cho một đòn.

    Cái dở của các ông này là chủ quan, tự cao tự đại, không hiểu ta hiểu người, cho nên mới hóa ra như vậy.

    Kẻ viết chuyện này, nghĩ lại xiết bao ghê tởm cho những người ở đời nay còn khoe chức kia bằng nọ để hợm mình ở trước một cô gái, cũng như ông tấn sĩ Tây học nọ đi xem mặt vợ nói toàn tiếng Lang-sa để tỏ ra mình là rành văn mẫu quốc, nhưng bị nàng khước từ, vì lẽ cho chàng như thế là mất gốc.

    Các bạn mày râu ơi!

    Ai có bệnh ấy, xem những gương này nên sửa chữa ngay đi, không thì đi đêm vô phúc gặp ma đấy. Phụ nữ Việt Nam bây giờ văn minh tiến bộ rồi, chớ không còn khờ dại cả đâu.


    (Nguồn Tư liệu_Sưu tầm! & 'Bổn cũ soạn lại'! :p!)
     
    Last edited by a moderator: 14/8/16
  3. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Mấy anh em ngồi chơi nhà ông Bạch làm thợ may, bỗng trông thấy bên nhà đối điện, một cô tên là Hồng đang đứng trước gương thay áo ở trên lầu.
    Một anh ra vế đối: Cô Hồng cởi áo, cô Hồng… trần.
    Khó đối ở chữ “trần” vừa là ở trần lại vừa đi đôi với chữ Hồng thành chữ kép hồng trần (bụi hồng).
    Một anh đối: Anh Bạch thay quần, anh Bạch… diện
    Kể đã là chọi lắm rồi, vì chữ diện có hai nghĩa bạch-diệntrưng-diện, nhưng anh khác lại cho là tầm-thường, muốn đối lại cho chua chát. Anh đối: Anh Bạch vạch quần, anh Bạch đái!
    Cũng hay. Hiềm một nỗi bạch-đái là bệnh của đàn-bà!

    o0o
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Một ông lúc hàn-vi, vợ giúp cho ăn học, đến khi thành đạt, vợ ở lại nơi quê để phụng-dưỡng mẹ già, ông thì đi tỉnh này tỉnh khác, lần theo bước đường danh-vọng.
    Dừng chân ở tỉnh kia, gặp một bà me tây, ông quên phứt tình xưa. Đến khi ông phải bước không may, thì bà me tây bỏ đi, để lại cho ông một đàn con. Kế đó ông lâm-bệnh. Vợ cả tìm đến săn-sóc, ít lâu sau ông từ-trần.
    Bà vợ cả khóc bằng một đôi câu đối:

    Tình xưa chàng hẹn già trăm tuổi
    Học mới ai chăm trẻ một đàn?

    Câu trên - ý hiện: Tưởng trăm năm cùng nhau đầu bạc. Ý ẩn: Đến lúc chàng gần chết mới lại gặp nhau.
    Câu dưới - ý hiện: Đàn con đi theo học mới ngày nay thì lấy ai là người lo liệu cho? Ý ẩn: Chàng đi học theo lối mới nên mới ra nông nỗi này, khiến tôi phải gánh vác cả đàn con riêng của chàng.
    Lời văn nhẹ-nhàng bóng-bẩy, kín-đáo và man-mác u-hoài.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  5. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Nhà cách-mạng Nguyễn-Thức-Bao, con út chí-sĩ Nguyễn-Thức-Tự ở Nghệ-An, từng bôn-ba lâu năm ở hải-ngoại, năm 1916 bị bắt tại Thái-Lan, giải về nước lãnh 15 năm khổ-sai, đày đi Côn-lôn.

    Nơi đây, được tin cha ở nhà tạ-thế, ông làm câu đối thống-thiết sau đây:

    Nghĩ bao nhiêu, thêm tức giận bao nhiêu, nợ nam-nhi chưa trả được chút nào, trời biển cao sâu, mây bạc trông về nhà có mẹ;

    Khóc cũng vậy, mà than-van cũng vậy, nghĩa hiếu-trung biết làm sao cho trọn, non sông dời đổi, giông vàng còn lại nước là cha;


    [...]
     
    Last edited by a moderator: 14/8/16
  6. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Ngụy-khắc-Đản, người làng Xuân-Viên, huyện Nghi-Xuân, phủ Đức-Thọ, tỉnh Nghệ-An, là cháu gọi đại-thần Ngụy-khắc-Tuân bằng chú, đỗ thám-hoa khoa bính-thìn (1856) được cử đi sứ bên Pháp để nghị-hòa, khi về được bổ bố-chánh tỉnh Nghệ-An.
    Bọn văn-thân trong tỉnh cho là không có sĩ-khí, nên đem dán một vế đối ở cổng thành:

    Chú đại-thần, cháu đại-thần, đại-thần gì? Thần-lần.
    Lính bóc tờ giấy này vào trình, Ngụy tức mình, lầm-bầm:
    Nay sĩ-khí, mai sĩ-khí, sĩ-khí gì? Khí gió!
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  7. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Vi-quân Giới-Chi di cư vào Nam, vó ngựa không tung-hoành như khi còn ở Bắc, lại gặp cảnh uyên bay (bà vợ vốn lại vẫn sợ tuổi già) đã khóc vợ một câu thật thấm-thía trong nét trào-lộng:
    Anh dại vô-cùng, lo nợ vẫn còn vương nợ mãi
    Em khôn bất trị, sợ già nên vội trốn già ngay.
    Không biết ai dắt vào tay mà nợ đâu lắm thế, liệu bao giờ mới trang trải cho xong, hở Trời!
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  8. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Ông Trần-trọng-Kim suốt đời cặm-cụi vào việc học, tới ngoài sáu-mươi tuổi, ngẫu-nhiên dính-líu vào chính-trị, sau vì cảm-tình tri-ngộ nên ra đảm-đương trọng-trách, rồi theo nhịp thăng-trầm mà bôn-ba hải-ngoại, đến năm 1950 trở-về nhà, năm 1953 thì tạ thế.
    Một người đối với ông tình như cha con, nghĩa là đồng chí, viếng rằng:

    Sống thác lòng như vàng đá, bước phong-trần cùng một nỗi truân-chuyên, sóng cả vững tay chèo, mù-mịt trời Nam, việc lớn lo toan may có trụ.
    Thầy trò nghĩa sánh cha con, thề non nước gây nên tình cốt-nhục, xe tiên về cõi Phật, bơ vơ bạn trẻ, đường dài lãnh-đạo biết nhờ ai.

    o0o

    Ông-ích-Khiêm làm quan triều Tự-Đức, một năm kia đang cầm quân đánh giặc, bỗng được tin mẹ chết, ông không thể rời quân ngũ để về chịu tang, nên viết đôi câu gửi về khóc mẹ như sau:

    Mạc hiềm trần thế Khiêm vô mẫn
    Ưng tiếu tuyền đài phụ hữu thê.

    Nghĩa là:

    Trần thế đừng hiềm Khiêm mất mẹ
    Tuyền đài có vợ hãy mừng cha.

    o0o

    Một cái ác của sự châm-biếm, là hễ tìm ra được câu thích ý, thì dù nạn-nhân là một người đã quá-cố, người ta cũng khó dằn lòng mà không chế-giễu.
    Hồi vua Khải-Định giá băng, trong dân-gian có truyền tụng một đôi câu đối, do một người hiếu-sự lấy lời-lẽ vua Duy-Tân mà viết:


    Viếng Khải-Định

    Sao ông bỏ mà đi? Bỏ cung, bỏ điện, bỏ vợ, bỏ hầu, bỏ con hát thầy tăng, bỏ cả phong lưu trong một kiếp.
    May tôi còn ở lại, còn nước, còn non, còn trời, còn đất, còn anh hùng hào kiệt, còn nhiều ân oán với năm châu.

    Bỏ con hát vì trong cung có ban nữ nhạc, bỏ thầy tăng vì một ông thượng-thư nguyên là một thầy tu, vả lại thầy tăng nói lái là thằng tây, tức là chánh-phủ bảo hộ mà vua là một người bạn trung-thành.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  9. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Ông Tam-Xuyên Tôn-thất-Mỹ, sinh quán làng An-Cựu, Huế, thi đỗ cử-nhân và ra làm quan đến chức tá-lý, rồi về hưu-trí. Để qua những ngày nhàn tản, ông đem một ý trung nhân đi theo, ngao du các tỉnh từ Trung ra Bắc, từ Bắc vào Nam, mỗi nơi nghỉ lại ít ngày, sinh nhai bằng cách “thả thơ” nghĩa là đưa một câu thơ cổ ra cắt đi một chữ, ai điền đúng chữ thì được cuộc.
    Thình lình một đêm thay đổi thời-tiết, ông bị trúng phong lúc đang ngà-ngà say, nên tắt nghỉ ngay trên “sa trường”.
    Nguyễn-hữu-Bài có câu đối viếng:

    Ra Bắc vào Nam, trăng gió đề huề thơ một túi
    Lên đèo xuống ải, mây mưa đánh đổ cuộc trăm năm.

     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  10. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Câu đối viếng thường tùy cảnh-ngộ mà áp-dụng những chữ thích-hợp. Thí dụ:
    Vợ Khóc Chồng là Thợ Rèn:


    Tưởng cơ-đồ thiếp phải lầm-than con thơ dại lấy ai rèn-cập
    Thôi công việc chàng đà bỏ bễ vợ trẻ-trung nhiều kẻ đe-loi.


    Than, rèn, cập, bễ, đe đều là những đồ dùng trong nghề.

    Vợ Khóc Chồng là Thợ Nhuộm:


    Thiếp kể từ lá thắm se duyên, khi vận tía lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.
    Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh!

    Ông thợ nhuộm này thật đã nhuộm đủ màu!

    Vợ Việt Khóc Chồng Tàu:

    Nghĩ rằng Tần Tấn trăm năm, liều phận bạc nhờ nơi đất khách
    Bỗng chốc Bắc Nam đôi ngả, nỡ gánh vàng đi đổ sông Ngô!


    Bắc Nam, khách, ngô đều màu đến sự gặp-gỡ Hoa Việt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  11. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Tương truyền Lê-Quý-Đôn một hôm cùng bạn ra phố, đi ngang qua một nhà thầy có đám tang sắp-sửa lên đường. Họ Lê vốn có tiếng là mẫn-tiệp, nên bạn đố ngay làm đôi câu đối khóc người không quen biết. Lê thủng-thỉnh đọc:
    Thấy xe thiên-cổ xịch đưa ra, không thân-thích lẽ đâu mà khóc mướn?
    Tưởng sự bách niên dừng nghĩ lại, nào can-tràng cho nên phải thương vay!


    o0o

    Nguyễn-cảnh-Đậu người Nghệ-An, học giỏi nhưng không đi thi và ưa làm thơ chọc hết mọi người. Nhiều câu đối của ông được truyền tụng.
    Đây là câu mẹ khóc con:

    Mẹ thương con mẹ biết mần răng? Trời kia ơi, đất kia ơi, cây cỏ kia ơi, tội con lắm, thân con ba thước đất!
    Con bỏ mẹ, con không nghĩ lại? Đèn còn đó, sách còn đó, bút nghiên còn đó, uổng mẹ thay, công mẹ mấy năm trời!
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :p! Bài đọc thêm:

    Đại [大] hay Thái [太] ?!? - 'Rắn đầu...'
    & Tam xuyên [三川] tứ mục [四目]


    Tương truyền...

    Thuở nhỏ, một hôm, cậu bé Lê Quý Đôn cởi truồng đi tắm với các bạn. Có một vị quan Thượng thư đồng liêu với cha (là Lê Trọng Thứ) tới thăm, hỏi đường đến nhà. Cậu liền đứng dạng chân và dang tay ra bảo quan Thượng:

    - Nếu ông biết được cháu đang ra dấu chữ gì, cháu sẽ chỉ nhà cho ông.

    Quan Thượng cũng tha thứ cho sự nghịch ngợm của tuổi trẻ nên bỏ đi. Cậu cười ầm lên và bảo với các bạn:

    - Ông ấy làm quan to mà không biết chữ các bạn ơi!

    Quan Thượng bực mình quay lại nói:

    - Trẻ con đừng hỗn láo. Mày mới học lỏm được chữ Đại (大) mà đã dám đi trêu chọc người rồi.

    Cậu càng cười to hơn:

    - Thế thì ông không biết chữ thật! Có cái chấm ở dưới nữa thì là chữ Thái (太) chứ sao lại chữ Đại (大)!
    *
    Khi quan Thượng vào nhà ông Lê Trọng Thứ, mới biết cậu bé ấy là con của bạn mình. Ông kể lại câu chuyện dọc đường. Lê Trọng Thứ gọi con ra trách mắng và đánh đòn. Quan Thượng thấy ông thông minh nên đã xin tha cho ông với điều kiện phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Cậu xin quan Thượng ra đầu đề.

    Quan Thượng nói: - Phụ thân cậu đã bảo cậu “rắn đầu rắn cổ”, cậu cứ lấy đó làm đề bài.

    Cậu ngẫm nghĩ một chốc rồi đọc:

    Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
    Rắn đầu biếng học quyết không tha
    Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
    Nay thét, mai gầm rát cổ cha.
    Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
    Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
    Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
    Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

    Đề bài là do quan Thượng đặt ra, ý nói cậu bé cứng đầu, lười học. Vậy mà Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng từ “rắn” để ghép vào trong nội dung các câu thơ của mình: rắn liu điu, rắn đầu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ trâu, rắn hổ mang và ví mình như Khổng Tử – Mạnh Tử (từ nay Trâu Lỗ xin siêng học – Lỗ là quê hương Khổng Tử và Trâu thành, Trâu quốc là quê hương Mạnh Tử, cũng có thể Châu là đọc trại từ nhà Chu, thời Mạnh Tử). Quan Thượng hết sức thán phục.

    *

    Nhà Lê Quý Đôn ở gần ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý. Một hôm, một vị quan bên Liêu Xá đến thăm ông Lê Trọng Thứ. Vị quan có nghe tiếng cậu bé con quan Thượng Lê rất hay chữ, muốn trực tiếp thử tài. Nể tình, ông Lê Trọng Thứ cho gọi Lê Quý Đôn tới.

    Khoanh tay, kính cẩn chào khách xong, Lê Quý Đôn đứng nép bên cha, chờ đợi.

    Ông khách nói:

    - Ta nghe cháu còn bé mà đã hay chữ. Vây ta ra vế đối, cháu đối lại nhé!

    Lê Quý Đôn lễ phép:

    - Dạ, xin Bác ra đề ạ!

    Ông khách nói :

    - Nhà cháu gần ngã ba sông, vậy ta ra vế đối là tam xuyên (三川)!

    Vế đối giản dị mà hóc búa, chữ tam (三) có ba nét sổ ngang nhưng dựng lên, thành ba nét sổ đứng và là chữ xuyên (川). “Tam xuyên” (三川) có nghĩa “ba con sông”.

    Lê Quý Đôn chưa đáp ngay mà cứ trân trân nhìn ông khách có mang cặp kính.

    Ông khách rất vui vì tìm được vế đối rất hiểm. Thấy Lê Quý Đôn chưa đối được, ông khách hỏi:

    - Sao, có đối được không, cháu bé?

    Lê Quý Đôn lễ phép thưa:

    - Dạ, cháu xin đối là tứ mục (四目).

    Tứ mục” (四目) có nghĩa “bốn con mắt”.

    Ông khách chỉ còn biết thốt lên:

    - Tuyệt vời!

    Chữ đối lại thật chuẩn, chữ “tứ” (四) viết quay dọc lại, cũng là chữ “mục” (目).

    Quay sang ông Thượng Lê, khách xuýt xoa:

    - Thằng bé này về sau văn chương sẽ lẫy lừng đấy!


    (Nguồn Tư liệu_Sưu tầm! & 'Bổn cũ soạn lại'! :p!)
     
    Last edited by a moderator: 14/8/16
  13. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Nghè Tán ở gần nhà một người có hai vợ. Hai người này là hai chị em ruột, ăn ở với nhau rất là thuận hòa.
    Một hôm, người chồng bị vu cáo là tùng đảng với kẻ cướp nên phải bắt giam măy năm ròng. Đến khi được tha về, không đầy một tháng, anh ta lại mắc bệnh mà chết.
    Hai chị em thương xót vô cùng, sang xin ông Nghè đôi câu đối về thờ. Ông Nghè liền làm hộ như sau:

    Nghĩ rằng, rết khỏe nhờ chân, chị ngã em nâng đành đã vậy!
    Ai ngờ, cóc chết hết chuyện, quan tha ma bắt biết làm sao?
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  14. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Một ông đồ Nghệ khóc vợ:
    Đất chẳng phải chồng, đem gửi thịt xương sao lợi?
    Trời mà chết vợ, thử coi gan ruột mần răng!

    Câu này kể là thống-thiết, nhưng còn thấy công-phu, chữ lợi (do chữ lại đọc theo tiếng Nghệ) đối với răng, gan ruột đối với thịt xương, chồng với vợ, đất với trời, đọc lên không thành hẳn một tiếng khóc mộc mạc tự-nhiên như câu Yên-Đổ khóc vợ:
    Nhà chỉn cũng nghèo thay, may được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai công, tất tưởi chân nam chân chiêu, vì tớ đỡ-đần trong mọi việc,
    Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất-vơ vất-vưởng, búi tóc củ hành, buông quân lá tọa, gật-gù tay đũa tay chén, cùng ai kể-lể chuyện trăm năm!

    và câu ông khóc con là phó-bảng Nguyễn-Hoan chẳng may sớm thất-lộc.
    Bảng vàng bia đá ngàn thu, tiếc thay người ấy!
    Đầu bạc răng long trăm nỗi, khổ lắm con ơi!
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/16
  15. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Yên-Đổ hay châm biếm với ngòi bút sắc bén, nhưng nụ cười bao giờ cũng tinh ranh mà không tục. Ông đùa một ông quan võ chột mắt:
    Cung kiếm ra tay, thiên-hạ đổ dồn hai mắt lại:
    Triều-đình cử-mục, anh-hùng chỉ có một ngươi thôi.

    o0o
    Một hôm Yên-Đổ đến thăm một thầy đồ ở làng bên, thầy đồ vừa pha trà vừa trỏ ra ba gian nhà học ông mới dựng xong, than phiền:
    - Nhà này tuy rộng-rãi nhưng phải cái nằm theo hướng Bắc, mùa nóng thì nóng như nung, mùa lạnh lại rét cóng. Cháu định làm đôi câu đối để dán hai bên cột mà mới nghĩ ra một vế, còn vế kia nặn óc mãi không đối được, xin đọc để cụ lớn đối dùm thì quý-hóa quá:
    Người nước Nam, hỏi tiếng Tây chẳng biết Tây, hỏi tiếng Tàu chẳng biết Tàu, cho nên phải minh tiên vương chi đạo dĩ đạo.[11]
    Yên-Đổ nhấp chén rồi tủm-tỉm nói:
    - Anh bảo chưa nghĩ ra vế đối, thì anh đã vừa mới đối rồi đấy còn gì! Rõ ràng ý của anh nhé:
    Nhà hướng Bắc, chưa ai rét mình đã rét, chưa ai bức mình đã bức, mới gọi là tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu.[12]

    o0o
    Sư trụ-trì chùa Đọi ở Hà-nam, đã rụng hết răng cửa, nuôi được chú tiểu lại ngọng líu ngọng lô.
    Yên-Đổ một hôm lên chùa, vốn biết sư là người kém đạo-đức, nên làm đôi câu đối đùa:
    Phất phát phóng phong phan, pháp phái phi phù, phù phụng Phật
    Căn căn canh cổ kệ, cao ca kỷ cứu, cứu cùng kinh.
    Nghĩa là: phất phơ cờ phướn bay trước gió, đạo pháp làm phép đốt bùa, bùa thờ Phật - Oang oang hòa giọng đọc kệ cổ, cất cao tiếng nghiền ngẫm kinh, nghiền ngẫm đến cùng.
    Tất cả cái hóm hỉnh là ở chỗ theo âm Hán thì dịch ra nôm chẳng có gì hiểm hóc, nhưng đọc lên thì vế trên có giọng phều phào của người móm, về dưới ngúc ngắc cứng quèo của người ngọng.

    o0o
    Yên-Đổ còn làm hộ đôi câu đối cho một anh rể út phúng bố vợ. Ông viết rồi dặn không cần phải để “lạc-khoản” vì ai xem cũng hiểu ngay.
    Khi ông sống, ông đẻ anh, ông đẻ chị, ông đẻ vợ tôi, nay được sáu tuần thêm tám lẻ:
    Giờ ông chết, ông bỏ cửa, ông bỏ nhà, ông bỏ bà lão, ai ngờ một phút hóa trăm năm.

    o0o

    Yên-Đổ viếng Tú-Xương:
    Nào ai chín suối xương không nát?
    Có lẽ ngàn năm miệng hãy còn!
    Ta thấy rằng ngay buổi trước, ông Tam-nguyên đã ức-đoán cái tương-lai của tiếng nôm, và trong làng văn nôm ông Tú ắt chiếm một chỗ ngồi xứng đáng, mà tất là rồi sẽ “nghìn năm bia miệng hãy còn trơ-trơ”, vì ông Tú sở trường về khoa châm-biếm.

    o0o

    Giọng chất-phác của Yên-Đổ chỉ như lời nói thường mà thật là ôn-tồn thân-mật. Xem như câu:
    Viếng Bà Thân-Gia
    Ôi thương ôi, hơn một ngày chẳng ở, kém một ngày chẳng đi. Nghĩ rằng: Bà năm mươi tám, bà nhà tôi cũng sáu mươi tư, xuân-xanh đã cao rồi, giá dắt-díu nhau bảy tám chín mười mươi, sẽ về chầu phật chầu trời, giấc bướm cũng không ân-hận nữa!
    Ấy quái nhỉ, sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Ai ngờ: Bà tháng tư này, bà nhà tôi cũng tháng năm trước, tấc gang không cách mấy, có lâu-lai gì một năm bảy tháng, ví chẳng dâu-gia dâu-giáo, đường mây sao khéo rủ rê nhau?
    Giọng này, Hương-Sơn cư-sĩ cũng theo được đôi phần:
    [13]
    Dán Chỗ Ngồi Chơi
    Ông nó thực là hươu!
    kiếp nhân-sinh cái dại chẳng chừa thôi, giàu chẳng bằng ai, sang chẳng bằng ai, nào cờ, nào bạc, nào rượu, nào chè, nào thói đa-tình, người đã già đời còn dại mãi!
    Bà mày có biết cóc!
    cuộc nhân-thế sự chơi là lãi đó, ai khen cũng mặc, ai chê cũng mặc, còn nước, còn non, còn trăng, còn gió, còn kho vô-tận, trời cho khỏe sức cứ chơi tràn.

    o0o

    Cùng một giọng, còn mấy câu của Nguyễn-tử-Mẫn, tục gọi cụ huyện Hiệp-hòa (đỗ cử nhân thời Thiệu trị, làm quan ít lâu rồi cáo về dạy học):
    Sáng sáng ăn-sáng rồi, cầm quyển mới, kỳ cui ký cúi viết vài trương; đoạn rồi thu gương mắt xếp khăn tay, dắt bút vào tam-sơn: ngả lưng ngáy khò-khò chờ tối xuống!
    Ngày ngày ngủ-ngày dậy, với câu cũ, phếu-pháo phều-phào ngâm mấy khẩu; đứng dậy ngắm chậu hoa nhìn cây thế, rê chân đi bách-bộ: vỗ tay cười khanh-khách đón trăng lên…
    Già ưa người ta chiều: rét chiều hong, nồng chiều quạt, lưng đau ruột xót chiều canh ngọt cơm ngon, cối răng voi chày sắt nghiến dồn, chiều được lão chị hầu non chừng một!
    Thầy dạy học trò đối: tình đối thú, ngủ đối chơi, tóc bạc da mồi đối mày ngài mắt phượng, trống bụng cóc dùi son đánh xuống, đối thầy già con hát trẻ vừa đôi…
    Tính ông hay, hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, tuổi ngoại sáu mươi còn mạnh khỏe,
    Nhà ông có, có bầu, có bạn, có ván cơm xôi, có nồi cơm nếp, bày ra một tiệc thấy linh đình.
    Hai câu dưới mượn chữ ở những câu đồng dao, phong dao rất khéo.

    o0o

    Hai câu sau đây ghép toàn tục-ngữ:
    Trên quan dưới dân, sao cho trên thuận dưới hòa, lắm kẻ yếu hơn nhiều người ghét.
    Ngoài làng trong họ, quý hồ ngoài êm trong ấm, một câu nhịn là chín câu lành.



    [11] Đại-học - Làm sáng cái đạo tiên-vương để noi theo.
    [12] Phạm-trọng-Yên - Nhạc-dương-Lâu - lo trước cái lo của thiên hạ
    [13] Xem dật sự Hương-sơn cư-sĩ
     
    dongtrang, 123phat, tducchau and 4 others like this.
  16. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Về Tú-Xương, chúng tôi chịu đôi câu đối tập văn cổ mà ông dán cửa:
    Vãn chinh-phu dĩ tiền lộ
    Vọng mỹ-nhân hề nhất phương.[14]
    Và chúng tôi lục dưới đây một câu đối tết của ông, chưa thấy đăng trong các báo chí:

    Đào tiên đã chín hay chưa,
    bác mẹ em già, chắp cánh bay lên xin một quả.
    Đối tết không hay cũng dán, bà con ai biết, dừng chân đứng lại ngắm vài câu!

    Câu này chỉ tài ở bốn chữ “bác mẹ em già” chọi với bốn chữ “bà con ai biết”.

    o0o

    Mỗi dịp tết đến là một dịp thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ.
    Yên-Đổ có thú nhậu nhẹt, thì:
    Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì-đùng thêm mất chó,
    Ông bay khôn bất trị, rượu say túy-lúy lại nằm mèo!
    Pháo nổ làm cho chó sợ lủi đâu mất, quả là dại, nhưng tết đến mà nằm mèo một xó, chưa ắt đã là khôn…
    Nguyễn-công-Trứ khi chưa gặp thời, chỉ những than nghèo:
    Chiều ba-mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
    Sáng mồng-một rượu tràn quý-tị, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà!
    Cũng như anh đồ nọ tết đến chỉ sắm được một trái bưởi:
    Uầy, tết đến nơi rồi, chẳng lẽ giơ cùi cùng tuế-nguyệt!
    Kìa xuân sang đây nhỉ, phen này mở múi với giang-san.
    Còn Xuân-Hương thì lúc nào cũng lai láng xuân-tình:
    Tối ba mươi khép cánh kiền khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới.
    Sáng mồng-một lỏng then tạo-hóa, mở toang ra cho thiếu-nữ rước xuân vào!
    Cùng một giọng này, ông đồ nọ đã viết cho một me tây dán cửa:
    Mở toang ra, toác toạc toàng toang, nền tạo hóa phân-chia đôi mảnh,
    Khép khít lại, khít khin khìn khịt, máy âm-dương đưa đẩy một then!
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/17
  17. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    “Đối bằng chữ khác nghĩa nhưng đồng âm gọi là xuất sáo. Như câu này:
    Mừng Đám Cưới

    Giàu-có thiếu chi tiền, đem một vài quan không phải lẽ.
    Sang không thì cũng bạc, lấy dăm ba chữ để làm duyên.

    giàu có đối với sang không, lấy nghĩa là sang nhà người mà tay không mang gì, tiền đối với bạc là bạc-bẽo, thật bất ngờ!
    Tiền đối với bạc theo nghĩa bạc-bẽo, ông thầy thuốc Nguyễn-an-Cư ở Hóc-Môn cũng đã dùng như thế trong câu đối dán cửa:

    Đau tiếc thân, lành tiếc của, thói ở bạc đã quen!
    Mất lòng trước, được lòng sau: ai có tiền thì hốt!

    o0o
    Ông Lê-trọng-Du bút hiệu Nhượng-Mai, đã tả một bợm làng chơi bằng một câu xuất sáo:
    Gái vờ vịt lấy không ra mặt
    Bạc đá gà chơi lại sát xương

    Cũng như Nông-sơn tiên-sinh đã tự trào:
    Rượu xơi cốc lớn vì say gái
    Bạc đánh cò con cũng thức dai (âm Bắc của chữ trai).
    o0o
    Nhiều người ưa tìm-tòi những cách đối tuy là chọi nhưng chỉ là tiểu-xảo:
    Phên đan mắt cáo, mèo chui lọt
    Nghé lội ao sen, ngó nổi lên.
    Kiến bám cành cam, leo quấn quít

    Ngựa về đường bưởi chạy lanh-chanh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/17
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  18. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Những nhà chơi chữ, thường hay đặt câu ngoắt-ngoéo, gọi là “kênh-kiệu”.
    Hầu: con, chè rượu ngày sai vặt
    Lương: vợ, ngô khoai tháng phát dần.

    Không cần chấm câu gãy gọn, mà ai cũng hiểu, là hầu thì đã có con để sai vặt, lương đã có vợ phát dần, song đem văn phạm ra mà phân tích thì những đâu là chủ từ, đâu là động từ?
    Chẳng khác gì câu thơ tự-thọ của Huỳnh-thúc-Kháng:

    Định-luận, mấy ai da để cọp
    Hư-sanh cười tớ kén giam tằm.

    Kén giam tằm đã đành, nhưng da làm sao để cọp? Phải hiểu ngược lại là cọp để da.

    o0o
    Câu đối chán-chường sau đây là của một ông đồ.
    Tự Vịnh
    Ngày ngày mổ bụng con nhét chữ
    Tháng tháng bổ đầu bố lấy tiền.

    Tuy chán chường nhưng được cái thực-tiễn. Còn hơn một vài bực mô-phạm ngày nay tháng tháng không quên bổ đầu bố lấy tiền, mà ngày ngày chẳng nhét vào bụng con được chữ nào, quá nữa, có khi lại chẳng có chữ nào để nhét!
    o0o

    Lại một ông đồ nữa không kém buồn phiền về cảnh-ngộ:

    Chữ nghĩa mớm dần con trẻ hết
    Râu ria đâm mãi cái già ra.

     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/17
  19. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Ông Tú Mục biệt hiệu Hì-Đình, chuyên giữ mục “hài đàm” trên báo Trung Bắc, bữa kia bị đau, được một ông bạn y-sĩ chữa cho mấy tuần mới đỡ. Vốn dĩ là một nhà nho nghèo, hay bông-đùa, Hì-Đình minh tạ lương-y bằng một câu đối:
    Chữa bệnh Hì-Đình trăm hay cũng còn khóc dở
    Nhớ ơn Biển-Thước nghìn vàng xin hãy cười trừ!

    o0o
    Nguyễn-văn-Vọng, người làng Hoàng-mai, huyện Việt-yên, tỉnh Bắc-giang, Bắc-Việt, đỗ tiến-sĩ triều Minh-mạng, không ra làm quan, mở trường dạy học ở nhà. Dân chúng trong vùng thường gọi ông là ông nghè Hoàng-mai.
    Tính ưa trào-lộng một cách hiểm-ác, thường dùng văn-chương moi-móc tệ tật ngay cả của những bạn chí-thân.
    Khi còn đi học, ông ở trọ một nhà bán tương. Nhà này có người con học lực ngang với Nguyễn, nên hai người kết bạn đồng song rất tương-đắc. Ra thi hương, cùng đỗ cử-nhân. Đến khi vào thi hội, Nguyễn đỗ tiến-sĩ thứ 5, bạn đỗ thứ 4. Hai ông nghè vinh-quy một ngày, nhân ông nghè thứ 4 mở tiệc khao, Nguyễn viết câu đối mừng:

    Bán tự công-danh đề thượng-diện
    Tương liêu khoa-giáp quải đồng quy [15]
    Văn không có gì đặc sắc, chỉ cố gò chữ “bán” đối với chữ “tương” để moi cái nghề nghiệp nhà bạn tuy lương-thiện nhưng kém bề thanh-lịch.

    o0o
    Trong tổng ông nghè Hoàng-mai, có một người đến ở nhờ một làng kia, ngày ngày đi xin ăn, đêm về ngủ ngoài hiên đình, sau dành-dụm được chút ít làm vốn buôn-vặt, rồi nhờ nhẫn-nại cần-kiệm, tậu được nhà được ruộng và nhập tịch làm dân làng. Sản-nghiệp càng mở-mang thì hai con trai học-hành càng tấn-tới. Hai cậu đều học trường ông nghè, sau
    thi đỗ ra làm quan. Gặp kỳ cha lên thọ 80, hai quan con mở tiệc mừng, mời ông nghè về đóng đám. Tục ta xưa hễ có việc khao khoán to, chủ-nhân thường mời một nhà khoa-bảng về đóng đám để chỉ bảo các nghi-lễ tế-tự và thù-tiếp. Ông nghè cáo bệnh không đến, chỉ gửi lại câu đối mừng:

    Bị phúc như công thiên-hạ hữu
    Bát tuần khánh thọ thế gian vô [16]
    Câu này ý tứ cũng tầm thường nhưng tân khách ai xem đều cười thầm về hai chữ đứng đầu hai vế: “bị” đối với “bát”, bị-bát chả là đồ nghề ăn xin của chủ-nhân thủa hàn-vi…
    Nhà chủ tuy cũng biết thâm-ý ông nghè, nhưng lại nghĩ khác thường: bị-bát mà nên cơ-nghiệp, đáng khen chứ không đáng chê, cho nên đã vay mượn tay bút-thiếp viết rồi đem sơn son thếp vàng treo đàng-hoàng hai bên cột từ-đường.
    Ông nghè có người con trai là Nguyễn-văn-Xuyết, đỗ ba khoa tú-tài, nên có tục-danh là ông mền Hoàng-mai.[17] Ông này học vấn cũng uyên-thâm, và quyết nối chí cha, ở nhà dạy học chứ không ra làm quan.
    Ông mền sống đến 80, khi về già có câu đối tự giễu mình một cách hơi sống-sượng:

    Tú xác đã ba khoa, giấy rách lề còn, phải gìn-giữ lấy nếp nhà một tí!
    Tuổi sơ ngoài bảy chục, tre già măng mọc, mặc đua-đòi trong đám hội ba que!



    [15] Nửa chữ công-danh ông đỗ trên tôi
    Hai người đỗ-đạt, cùng vinh-quy một ngày
    [16] Đủ phúc như ông, thiên-hạ còn có người được
    Ăn mừng thọ tám chục, thế-gian dễ thường thấy ít ai!
    [17] Mền: đỗ ba khoa tú-tài. Đỗ hai khoa là kép, đỗ bốn khoa là đụp, năm khoa là chũi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/17
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  20. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Khoảng năm 1946, trong thời gian đi tản cư, có nhà văn ở đồng bằng chạy lên mạn ngược, bị sốt rét cách nhật (ngoài Bắc gọi là sốt ngã nước) nhưng vẫn không quên vẩn-vơ nằm so tơ tìm vần. Trong những lúc rên hừ hừ, bỗng nghĩ ra câu đối tức cảnh:
    Vì nước phải lên nguồn, đánh mãi nước nguồn đâm ngã nước,
    Se tơ nên chọn kén, quay hoài tơ kén vẫn vương tơ!


    o0o

    Năm 1919, khi đệ-nhất thế-chiến vừa kết-liễu, chính-phủ mở ra cuộc bán phiếu quốc-trái, buộc các thôn xã và các tư-gia giàu có phải mua, để lấy tiền xung vào quỹ tái-thiết nước Pháp. Để cổ-động cho cuộc này, ông bảng Phạm thượng-thư bộ Hộ, ra một vế đối: Dân phải quốc trái.
    Có ý bắt buộc dân phải đóng góp. Hai chữ phải trái đối nhau khiến nhiều người trong dân-chúng hiểu xuyên tạc theo nghĩa: dân là phải mà quốc là trái, cho nên có người đối lại: Nam ở Tây về.
    Để nói cái sự kiện người Nam đi lính sang Tây, bấy giờ hết chiến rồi, đều xuống tàu về nước; nhưng cũng lại ngầm thủ cái nghĩa: Người Nam ở lại nước Nam, còn Tây sẽ… cút về Pháp!
    Hay nhỉ, người Tây mà về lại Pháp? Thì còn trời đất nào nữa! Họ Phạm kéo theo một hơi thuốc cống, cười hì-hì…
    Đến khi xảy việc ném bom Cổ-Am, họ Phạm tìm đến thống-sứ Robin, rưng-rưng nước mắt tỏ lòng công-phẫn về cuộc khởi nghĩa Yên-bái, nên ít lâu sau đó khi ông từ trần, Robin về tận làng đọc điếu-văn ca-ngợi sự trung-thành. Sinh thời ông lại là người ăn nói có duyên, thường làm cho các cuộc hội-hữu được náo-nhiệt. Do đó, ông Trần Bình có câu đối viếng:

    Vai nhọ tẽn cho thân cố lão
    Đít cua hiếm thấy mặt công-thần.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/17
    cfcbk and chichi.myluckycharm like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này