Thảo luận Chọn lọc sách "khai dân trí" mang tư tưởng tự do

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Sách triết học kinh điển, 6/6/18.

Moderators: Cát Cát
  1. Cà phê – thức uống của thời kỳ khai sáng

    Thế kỷ 18, cà phê đã tham gia một trong những bước ngoặt quan trọng của lịch sử thế giới – cuộc đại Cách Mạng Công Nghiệp. Hơn nữa còn trở thành thức uống thúc đẩy tư duy sáng tạo trong thời kỳ khai sáng.

    Hơn 10 thế kỷ của đêm dài mộng mị

    Khi nhắc tới thời kỳ Trung cổ, nhiều sử gia gọi nó là “Thời kỳ đen tối”, “Đêm trường Trung cổ”, “Thời kì của sự ngu dốt và mê tín”… Một xã hội bị thống trị bởi sự bất ổn. Nạn đói, dịch bệnh, mê tín lan tràn khắp nơi. Sự sợ hãi và lo lắng lên đến đỉnh điểm. Bên cạnh đó là bạo lực liên miên khiến con người trở nên hung dữ. Thanh niên có thể là những chiến binh dày dạn, nhưng dễ bị kích động, dễ trầm uất. Cuộc sống lúc nào cũng đầy trắc trở. Thời đại này, thức uống phổ biến nhất là bia, với giá chỉ 1 xu một gallon (4,5 lít). Trung bình mỗi người dân Tây Âu, từ thế kỷ XI đến XVII tiêu thụ không dưới 3 lít bia mỗi ngày, ngay từ trong bữa sáng.

    Tỉnh thức kiến tạo cuộc sống

    Thế kỷ 17, cà phê du nhập vào Châu Âu. Từ đây, người Châu Âu nhanh chóng khám phá ra lợi ích về mặt xã hội cũng như dược năng của “thức uống Ả Rập”. Tầng lớp tư bản phôi thai hiển dương cà phê như thức uống của “nhân văn thời đại”, là nguồn năng lượng cho các phong trào tri thức.

    Cuộc cách mạng tri thức đã khởi nguồn cho thời kỳ Khai sáng và cuộc cách mạng đại công nghiệp trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.

    Với phương thức lao động đó, cà phê mang đến sự tỉnh thức cho một Châu Âu đang đắm mình trong men bia, cũng như mang đến chất xúc tác sáng tạo, thăng hoa trí tuệ cần thiết để kiến tạo môi trường xã hội tri thức. Một xã hội lý tính, khoa học, hiểu biết có hệ thống về các quy luật tự nhiên… nhằm tiến hành các quy trình và những giải pháp thực thi mới trong lao động. Bên cạnh đó, cà phê giúp người lao động tỉnh táo, mang lại năng suất và tần suất lao động tối đa, góp phần hợp lý hóa tổ chức lao động phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp.

    Cà phê dần thay thế bia trở thành thực phẩm chính và được tư bản Châu Âu vinh thăng như thức uống giúp con người cởi trói xiềng xích và tạo tác sự tự do cho bản thân. William Ukers đã viết trong cuốn All about Coffee “Nó là thứ thức uống cấp tiến nhất thế giới, vì tác dụng của nó là khiến con người luôn phải tư duy”. Thế kỷ 19, nhu cầu cà phê tăng mạnh trên khắp châu Âu. Cà phê nhanh chóng trở thành mặt hàng quốc tế mà trong suốt cuối thế kỷ 19, cà phê đã hoàn toàn chuyển dịch nền kinh tế, sinh thái và chính trị của Châu Âu.
    cafe-thu-thiet.png
     
    NgTienDung thích bài này.
  2. Cafe triết đạo: Kỳ 2 – Cà phê nhìn từ văn hóa, văn minh
    Nếu phương Đông có “trà đạo” và cả “tửu đạo” thì phương Tây lại có “văn minh cà phê,”, “văn hóa rượu” và cả “tâm thế dầu hỏa”. Nhưng ngày nay, trong diễn trình thoái hóa của “tâm thế dầu hỏa” – khởi nguyên từ chiều hướng thoái vị của “kinh tế khoáng sản” trước viễn cảnh đăng quang ngày càng rõ nét của Kinh Tế Xanh – “văn minh cà phê” của trời Tây đã tự vấn bản thân để tìm đường khải ngộ mới. Nói cho gọn, lan truyền dần như cùng lúc với hào khí của “Thời Khai Sáng” ở Tây Âu, cà phê đã đồng hành cùng với đại đa phần các xã hội Âu Mỹ trong suốt những chặng đường lịch sử tìm kiếm và tạo dựng tương lai: chẳng vô cớ mà ngôn ngữ của trời Âu đã hiển dương những hình tượng động lòng nhân thế chẳng hạn như “Homo Coffea” (Con Người Cà Phê) hay “Société de Cafés” (Xã Hội của Quán Cà Phê) hoặc “Caffeine Nation” (Quốc Gia Kích Xúc Bởi Chất Caffeine).

    Trong bối cảnh ấy, câu nói có phần quen thuộc ở ta là “đóng gói giá trị văn hóa vào cà phê…” dễ gây ngộ nhận. Bởi lẽ cách diễn đạt như trên đã vô hình trung làm như thể bản thân cà phê chẳng có một giá trị văn hóa gì, vì thế mà cần phải “đóng gói giá trị văn hóa vào”! Nào phải là vậy. Michel Angelo, nhà điêu khắc lừng danh kim cổ đã có cách nhìn khác, cô đọng trong những bút tích ngắn gọn để đời. Chẳng hạn “tôi nhìn thấy một thiên thần trong lòng của đá, và tôi chỉ việc dũa và mài đá để hình dáng thiên thần ấy hiện ra” hoặc “mỗi tảng đá đều chứa sẵn trong nội thân nó một bức tượng và vai trò của người điêu khắc là khai phóng bức tượng ấy”.

    Tiếp cận cà phê từ các tầm nhìn văn hóa, văn minh cũng phải thế: chẳng phải gượng ép lắp ghép những suy diễn chủ quan vào lĩnh vực cà phê để vinh thăng những điều mong muốn mà chính là khám phá và chứng giác những giá trị nhân văn của bản thân cà phê, trong suốt diễn trình lịch sử, từ khởi nguyên cho đến khi thành mặt hàng không chỉ là vào loại thông dụng nhất thế giới mà còn có chức năng tiên phong mở hướng cho xu thế “thương mại công bằng” nhắm đến “phát triển bền vững” ngày càng được nhìn nhận như mục đích tối thượng của nhân sinh trong xu thế đòi hỏi một “trật tự kinh tế – xã hội mới”.

    Cách đặt vấn đề như trên đòi hỏi phương pháp tiếp cận vừa vĩ mô vừa vi mô, nghĩa là vừa đủ rộng để bao quát được sự tương thông giữa lịch sử phát triển của cà phê với diễn trình tiến hóa kinh tế – xã hội và cả chính trị của nhiều cộng đồng nhân sinh trên thế giới, lại vừa đủ chi li để thẩm thấu được sự phức hợp của các diễn trình tác động cùng lúc đến nhiều bình diện của đời sống con người, từ vật chất đến tâm linh.

    Phương pháp trên còn đòi hỏi cách phân giải vừa đồng đại vừa lịch đại, nghĩa là cần những lát cắt ngang và sâu trong kết cấu của thời đại để hiểu rõ những mối tương quan đa chiều giữa các sự kiện xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau và những lát cắt dọc và dài theo dòng lịch sử – cả xuôi lẫn ngược – để cặn kẽ được những nguyên nhân và hệ quả của các sự kiện.

    Nói cho cùng, thấu đạt được cái “hồn” và cái “thần” của cảnh giới bao quanh thì mới quán triệt được ý nghĩa của hành động và của cuộc sống. Và cũng từ đấy mới ngộ tri được cứu cánh của hoạt động kinh tế, kinh doanh vốn chẳng phải đơn thuần chỉ là chuyện “buôn bán, làm ăn, tiền vào, đầu ra”. Bởi lẽ, cũng giống như ý niệm kinh tế trong “kinh bang tế thế” là “trị nước giúp đời” hay “kinh thế tế dân” là “trị đời giúp dân”, kinh doanh bao hàm hướng vọng “mở mang bốn cõi dọc ngang để lập nghiệp an cư” (theo nghĩa gốc, kinh là dọc và doanh là ngang). Nhìn theo chiều hướng đó mới rõ được vai trò không thể không có của “Triết Đạo Nhân Sinh” trong Kinh Tế và Kinh Doanh nói riêng cũng như trong việc Sống Làm Người nói chung.

    Ngay từ khi xuất hiện, cà phê đã được xem là nguồn năng lượng sáng tạo, giúp con người tỉnh thức. Và trong suốt diễn trình lịch sử, từ khởi nguyên cho đến khi thành mặt hàng thông dụng nhất thế giới, cà phê là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống sáng tạo không ngừng của loài người, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mỗi xã hội. Nếu như trong lịch sử, cà phê đã được coi là chất xúc tác để tạo ra hầu hết các phát minh, sáng chế, thì ở xã hội hiện đại, cà phê thực sự đã được xem là nguồn năng lượng của bộ não, là máu của nền kinh tế trí thức, kinh tế sáng tạo của các xã hội.


    ky2-1.jpg
     
  3. hoangducvy

    hoangducvy Lớp 1

    Các triết sỹ có thể giải thích cho em biết tại sao Bác Hồ có lần nói nếu để hai cụ Khổng Tử và cụ Karl Marx ở chung với nhau thì chắc chắn họ sẽ sống rất vui vẻ với nhau không ạ? Em thì ngu học nên thấy 2 vị này một là phong kiến và một là xã hội chủ nghĩa nên làm sao hòa hợp được nhỉ? Thêm nữa em thấy khi Bác ra đi tìm đường cuốc nước với mong muốn hiểu được Tự do-Bình đẳng-Bác ái là thứ gì! Rồi sau đó người đã chọn con đường xã hội chủ nghĩa để những con người yêu nước giải phóng khỏi ách đô hộ pháp, đánh đuổi mỹ ngụy. Vậy thiết nghĩ chúng ta có thể hiểu trong cái giới hạn của bản thân nhưng phải luôn kiên định rằng con đường mà người đã chọn cho dân tộc là đúng đắn và hãy nổ lực vì điều đó.
     
  4. - 2 tư tưởng khác nhau làm sao sống được với nhau.
    - Nhưng 2 cụ ý là 2 vĩ nhân, nên chắc là hiểu và tôn trọng nhau (không ai can thiệp vào ai), tư tưởng ai người ấy làm thì sẽ sống được với nhau.
     
  5. NgTienDung

    NgTienDung Lớp 2

    Mình nghĩ có 2 lý do này:
    Thứ nhất, cả Khổng Tử và Mác đều đấu tranh cho một thế giới đại đồng, ở đó con người không biệt giai cấp, không phân biệt tầng lớp. Con người chung sống hòa thuận, vui vẻ với nhau
    Thứ hai, cả Khổng Tư và Mác đều có một cuộc đời tuyệt nhiên không sung sướng về vật chất nhưng vô cùng vinh quang về tinh thần, lý tưởng. Không Tử là vạn thế sư biểu, Mác thì là lãnh tụ thiên tài. Tất cả vì sự đấu tranh cho lý tưởng của mình đã chọn.
    Vì những sự đồng cảm đó, tất nhiên hai cụ sẽ sống vui vẻ với nhau. Và cả cụ Hồ nữa cũng như vậy, tuy cụ là học trò thôi
     
  6. hoangducvy

    hoangducvy Lớp 1

    Trước tiên em xin chân thành cám ơn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã bỏ thởi gian cho những thắc mắc của em. Nhân đây em cũng mong được giải thích thêm về một minh định của TBT Nguyễn Phú Trọng rằng: nền kinh tế thị trương là một sản phẩm của văn minh nhân loại thay vì là thuộc tính cố hữu của thể chế tư bản. Vì có lần có anh chị có nói với em là việc này rất hay và có ý nghĩa. Vậy mong quý anh chị có thể giải thích cho em được rõ hơn.
     
    NgTienDung thích bài này.
  7. Xin mời các bạn, các anh, chị quan tâm tham gia buổi thảo luận của clb Tri thức.
    - Nội dung:
    • Đọc tóm tắt bản dịch chương 9, tác phẩm Der Bourgeois (1913), nhan đề tiếng Anh: Virtue of Middle Class, của nhà xã hội học Werner Sombart. Tìm hiểu đạo đức giai cấp tư sản trung lưu
    • Gợi mở những vấn đề ứng dụng kiến thức lịch sử trong thời đại ngày nay.
    • Bên cạnh đó là một phần nhỏ giải thích làm rõ hướng hoạt động của clb.
    - Thời gian: 14h-17h, thứ 7 ngày 1/7/2023
    - Thảo luận qua Zoom:
    Topic: Clb Tri thức 's Zoom Meeting
    Time: Jul 1, 2023 02:00 PM Bangkok
    Join Zoom Meeting
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Meeting ID: 845 3271 6537
    Passcode: JX414t​

    Trân trọng cảm ơn!
     
  8. Xin mời quý vị quan tâm tham gia buổi thảo luận của clb Tri thức.
    - Nội dung: Review Ba bài luận thuyết: Tính nết dân tộc Việt nam mình - Một bậc thượng lưu hoàn toàn xứng đáng ở xã hội Việt nam ta bây giờ - Cái sự nghiệp của bậc thượng lưu ta đối với xã hội của tác giả Dương Bá Trạc. Qua đó tìm hiểu tư tưởng đạo đức của tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt nam đầu thế kỷ 20.
    - Thời gian: 20h-22h, thứ 7 ngày 26/8/2023
    - Thảo luận qua Google meet: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Rất mong gặp mặt được quý vị !
     
  9. vanthach

    vanthach Lớp 2

    Xong cuối cùng thì lại quay về Tư Bản Chủ Nghĩa phải không các cụ.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. vanthach

    vanthach Lớp 2

    Theo suy nghĩ thiển cận của mình thì nó lai tạp đến bố mẹ nó không nhận ra nó là cái gì nhưng mình cũng nghĩ như bạn nó là Tư Bản thôi.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này