Thể loại khác G Chữ Nôm-Nguồn gốc cấu tạo diễn biến <1000QSV1TVB #0106>

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi Thu VO, 1/11/17.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. KINH NGHIỆM ĐỌC CHỮ NÔM

    Chưa có tự điển chữ Nôm, chúng ta cũng phải đọc chữ Nôm. Đây chúng tôi xin trình bày kinh nghiệm riêng, tưởng cũng có thể giúp ích cho các bạn trẻ. Trong các loại chữ Nôm thì những chữ theo cách giả tá thứ hai và cách giả tá thứ ba cứ đọc theo âm hán-việt là được, không có vấn đề gì. Có vấn đề là những chữ theo các cách giả tá thứ nhất, thứ tư và thứ năm, cùng là những chữ theo phép hình thanh. Còn các chữ theo phép hội ý thì ít lắm không đáng kể.

    Nếu chúng ta gặp những chữ Hán mà đọc theo âm hán-việt không có nghĩa gì thì thử đọc theo nghĩa. Trong trường hợp mà âm của nghĩa khác xa với âm chữ, ví như chữ vi [-] viết tắt [-] nghĩa là làm, nếu chúng ta thấy đọc theo nghĩa ấy mà thông thì đọc theo nghĩa như thế là đúng, vì đó là chữ theo cách giả tá thứ năm. Ngoài chữ làm ra chỉ còn có chữ rày [-] là theo cách giả tá ấy thôi. Nhưng nếu âm của nghĩa hơi gần với âm của chữ thì đó có thể là những chữ viết theo cách giả tá thứ nhất. Có một số chữ người biết chữ Nôm đã quen, khi gặp chúng thì đọc ngay được, không thể lộn với âm hán-việt, ví như [-] (tuế) đọc là tuổi, [-] (vụ) đọc là mùa. Đối với những chữ lạ thì phải thử đọc theo cách trên, ví dụ như chữ [-] (thược) đọc là duộc (xem chú trong bài phú « Cư trần lạc đạo »). Về những chữ không theo bốn cách giả tá nói trên thì tất là theo cách giả tá thứ tư, tức là phải đọc chệch đi so với âm hán-việt. Muốn đọc chệch đi cho đúng thì phải dựa theo những nguyên tắc chuyển âm mà chúng ta đã trình bày ở trên, lại phải xem cách đọc chệch ấy có thích hợp với nghĩa cả câu hay không.

    Còn những chữ viết theo phép hình thanh. Những chữ này gồm hai phần : phần bộ thủ hay là nghĩa phù thì gợi lên ý niệm hay khái niệm về nghĩa của từ và phần âm phù thì gợi lên âm của từ. Phần âm phù là một chữ Hán mà âm gần với âm của từ, phần nhiều là có quan hệ ngữ âm như chúng ta đã thấy ở mục bàn về phép hình thanh ở trên kia. Muốn nhận đúng phần âm phù ấy thì cũng phải dựa vào những nguyên tắc chuyển âm như là đối với những chữ viết theo cách giả tá thứ tư mà đọc theo nhiều âm, và cũng phải xem cách đọc nào là thích hợp với ý nghĩa của câu. Song trong trường hợp này có điều thuận tiện hơn, tức là phần bộ thủ hay nghĩa phù có thể hướng dẫn chúng ta khiến chúng ta dễ chọn cái âm thích hợp trong số các âm có thể đọc được dựa vào nguyên tắc chuyển âm. Cách đọc những chữ hình thanh, cũng như cách đọc những chữ theo cách giả tá thứ tư, phải rất linh hoạt, chúng tôi sẽ nói cụ thể trong phần thí dụ đọc thực tế ở sau này.

    *​

    Trong khi đọc chữ Nôm để phiên âm, chúng tôi đã gặp một số trường hợp hơi phức tạp, chúng tôi muốn nhắc lại ở đây, cũng là một cách trình bày kinh nghiệm.

    Về bài phú « Cư trần lạc đạo », chúng tôi đã nêu lên hai chữ [-]. Chữ [-] (có nhấp nháy) là chữ nên chú ý. Âm hán-việt của nó là dác (như tê dác, lộc dác). Nhưng có khi phải đọc là giác, như trong từ giớn giác [-] (Truyền kỳ mạn lục giải âm, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái-châu). Giớn giác cũng nói là xớn xác, do sự chuyển âm gi – x, cho nên [-] có khi lại đọc là xác. Các âm gi, tr, ch là âm tương ứng nên [-] lại có khi đọc là chác như trong từ [-] nêu trên kia mà chúng tôi đọc là bán chác. Về sau, ngay ở thời Trần (xem bài « Vịnh Hoa-yên tự »), chữ [-] đọc là chác theo phép giả tá đã chuyển thành chữ hình thanh [-] (phần nghĩa phù [-] trọng nghĩa là chuộng, phần âm phù là dác).

    Chữ [-] ở bài phú « Dạy con » đọc theo âm hán-việt là giác lạc (tội nhân giác lạc), nhưng không có nghĩa. Chúng tôi thấy giác ở đây, cũng như [-] dác trên kia, có thể đọc là xác cho nên đọc là « tội nhân xác lác » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Chữ [-] ở hội 8 bài « Cư trần lạc đạo ». Theo âm hán-việt thì phải đọc là đột lọc, nhưng chẳng có nghĩa gì. Nếu xét d với đ là tương ứng ([-] đọc là dọt) thì có thể đọc là dọt lọc, cũng chẳng có nghĩa gì. Thấy lụt lại thường viết là [-], chúng tôi thử đọc là lọt lọc thì thấy đó là một từ kép có điệp âm dùng để chỉ ý nghĩa lọt ra ngoài. Như thế thì câu « Mà còn để tăm hơi lọt lọc » mới có nghĩa.

    Chữ [-] trong Quốc âm thi tập bài 6 câu 3. Đọc [-] là đột, đọt hay dột, dọt đều không có nghĩa. Nhưng nếu theo lệ trên mà đọc là lọt lẫn thì thấy đó là một từ kép có điệp âm, có ý nghĩa là lọt vào mà lộn lẫn với, thì câu « hiểm hóc cửa quyền chăng lọt lẫn » có nghĩa rất rõ.

    Chữ [-] trong Quốc âm thi tập các bài 27, 38. Nếu đọc theo âm hán-việt theo thôn chân thì chẳng có nghĩa gì. Nhưng nếu chúng ta biết rằng âm th với âm ch là những âm tương ứng thì thấy có thể đọc [-] là chôn hay chon. Những chữ Hán thục âm xưa là chuộc, thiền âm xưa là chiền là theo lệ ấy. Vậy hai chữ ấy có thể đọc là chôn chân hay chon chăn. Nếu đọc là chôn chân thì những câu « Cửa quyền hiểm hóc ngại chôn chân » và « Cuốc cày là thú những chôn chân » đều không có nghĩa. Chúng tôi thấy phiên là chon chăn mà hiểu là lẩn quẩn lui tới thì hai câu thơ kia nghĩa rất thông.

    Chữ [-] ở Quốc âm thi tập các bài 143, 171. Nếu đọc theo âm hán-việt là thôn viên thì chẳng có nghĩa gì mà lại không hiệp vần. Cũng theo lệ trên, chúng tôi thử đọc [-] là chôn hay chon. Còn chữ [-] thì theo quan hệ của vần iên uyênôn trong âm hán-việt, chúng tôi nghĩ có thể phiên làm vôn hay von. Vậy [-] phiên làm chon von thì câu thơ có nghĩa rất thông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Có những chữ có thể đọc theo nhiều âm khác nhau, nhất là những chữ thuộc về từ kép, muốn tìm âm thích hợp thì phải kết hợp với âm kia của từ kép. Ví dụ chữ [-] (có nhấp nháy) (h. v. mộc), ở từ [-] hay [-] thì đọc là lặn mọc (Lặn và mọc – Quốc âm thi tập bài 38). Đến bài 27 câu 8 thì có chữ [-], không thể phiên là chiên hay chen mọc được, mà phải phiên chữ [-] điệp âm với chen làm chen chóc thì câu thơ mới có nghĩa. Để phiên chữ [-] là chóc làm điệp âm với chiên, chúng tôi lại có một căn cứ xác tạc nữa là theo sách Bạch hổ thông chữ [-] còn nói, tức đọc là xúc [-] (mộc chi vi ngôn xúc giã), như thế thì [-] phiên làm chúc hay chóc là chính xác lắm.

    Lại còn có một số chữ hiện người ta phải đọc chệch đi để cho hợp với tiếng nói ngày nay. Nhưng tại sao khi có thể dùng chữ khác cho đúng hơn là người ta lại không dùng ? Ví dụ dốc có thể viết [-] thì đọc là dốc rất dễ dàng, sao lại viết là [-] (đốc) ? Đó là do khi mới đặt chữ Nôm, âm của từ ấy khác với âm ngày nay, người ta dùng những chữ giả tá ấy đúng với âm xưa đấy :

    Dấu (vết), âm xưa là đấu nên viết [-] (đấu).

    Dốc (dốc lòng) âm xưa là đốc nên viết [-] (dốc).

    Giận, âm xưa là trận, nên viết [-].

    Giữa, âm xưa là trữa, nên viết [-] (trữ).

    Trả (trả lại), âm xưa là bả (blả) nên viết [-] (bả).

    Trăng, âm xưa là lăng (blăng) nên viết [-] (ba-lăng).

    Trốc (đầu), âm xưa là lốc (blốc), nên viết [-] (lộc).

    Trái (quả), âm xưa là lái (blái), nên viết [-] (ba-lại).

    Những âm xưa ấy nay còn thấy dấu vết ở một số vùng quê hẻo lánh, và nhất là còn thấy dấu vết trong Tự điển Việt – La-tinh của giáo sĩ A. de Rhodes ở thế kỷ XVIII.

    Những trường hợp đáng chú ý trong sự phiên âm chữ Nôm không kể ra hết được. Thực ra còn nhiều sách Nôm chúng tôi chưa được đọc. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số trường hợp có ý nghĩa đặc biệt mà chúng tôi được biết để minh họa cho cách đọc chữ Nôm chúng tôi đã vạch qua.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ở miền Trung, từ Nghệ-an đến Huế, chúng tôi thấy có từ « xơ giơ xác giác », có nơi lại nói « xơ lơ xác lác ». Từ xác lác xưa cũng có nghĩa là « xơ lơ xác lác » này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài « Về phương pháp phiên âm… » đăng tạp chí Tác phẩm mới số 6 năm 1970. Chúng tôi đã nói rõ về cách phiên âm hai chữ này – Chúng tôi có biết một người tên viết là [-] mà thường gọi là Vôn.
     
    memco and deathshine like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    III. THÍ DỤ ĐỌC CHỮ NÔM

    Sau đây chúng tôi xin nêu lên mấy thí dụ đọc chữ Nôm (tức phiên âm), chọn những thí dụ chúng tôi cho là tương đối khó để do đó nêu những kinh nghiệm đọc chữ Nôm cụ thể. Chúng tôi xếp đặt theo thứ tự từ đời gần đến đời xa, bắt đầu từ Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự, cuối cùng là bốn bài phú thời Trần. Bốn bài phú này vì là bản Nôm khó nhất và là văn chương chữ Nôm xưa nhất chưa được phiên âm và công bố bao giờ cho nên chúng tôi phiên âm toàn bộ và chú giải kỹ càng về cách đọc của chúng tôi.

    Muốn đối chiếu bài phiên âm với bản chữ Nôm, xin bạn đọc tìm bản chữ Nôm ở các sách sau này :

    1. Hoa tiên ký, nguyên bản của Nguyễn Huy Tự, bản chính đã được gởi ở Viện Bảo tàng lịch sử ; một bản sao lại cẩn thận hiện được gởi ở Thư viện của Viện Sử học, ký hiệu HV. 514.

    2. Truyền kỳ mạn lục giải âm, sách của Thư viện Viện Văn học.

    3. Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, sách của Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu AB. 163, 372.

    4. Thiền tôn bản hạnh, sách của Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu AB. 562.
     
    memco and deathshine like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    1. Trích hồi « Dương gia hồi bái » của Hoa tiên ký, bản nguyên tác của Nguyễn Huy Tự.

    Thời Lê mạt Nguyễn sơ là thời văn chương chữ Nôm thịnh nhất, có thể xem là thời cổ điển của văn học nước ta. Hầu hết các tác phẩm chữ Nôm thời ấy gồm những thơ, ca, ngâm, truyện đã được phiên âm bằng chữ quốc ngữ và xuất bản, do đó mà sự đọc những tác phẩm văn học chữ Nôm thời ấy cũng tương đối dễ dàng. Bản Hoa tiên ký nguyên tác của Nguyễn Huy Tự mới được phát hiện gần đây và mới được phiên âm lần đầu tiên năm 1961 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chúng tôi là kẻ phát hiện bản ấy và có tham gia công việc phiên âm. Nay nghiên cứu bản chữ Nôm thì thấy so với các bản Nôm khác cùng một giai đoạn thì bản ấy tương đối khó đọc mà bản phiên âm lần đầu kia còn có một số vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa ổn. Đây chúng tôi xin trích một hồi trong bản phiên âm mới của chúng tôi để nêu lên những điểm cần chú ý.

    Chữ Nôm : [-]

    Phiên âm :

    Một bên êm ả hiên tây,
    Một bên rộn rã tiệc vầy gác đông.
    Lại cho tin rước Diêu cùng,
    Lễ thường hồi bái hẳn ông sang nhà.
    Tròn xoe tán ngọ thà là,
    Vườn vừa dọn chỉnh khách đà đến chơi.
    Đình hương chìm nổi chén mồi,
    Những say vì nghĩa những vui vì tình.
    Chề chà ông mới hỏi sinh :
    Tước bình đã định tên bình đâu chưa ?
    Dứt lời khúm núm bày thưa :
    Nợ thuờng chửa trả duyên tơ còn dành.
    Gùn ghè ông đã rắp ranh,
    Sắp chăng lại dạm vần quanh mấy lời.
    Ong dường rủ khách thường chơi,
    Khách dường còn lấy thẳm khơi ngại lòng.
    Thuận lời vui chén thong dong,
    Rằng : Trong thế nghị là trong một nhà.
    Đã gần chi có điều xa,
    Lòng ta chẳng gián vườn ta lọ nề.
    Tiện đâu một vách liền kề,
    Mở lần cửa khém đi về cũng nên.
    Cho thông một cuộc hồ thiên,
    Khi rồi hai khóa hai bên ngại gì.
    Vội mừng sợ lại sinh nghi,
    Mặt nam sẵn thợ tức thì mở ngay.
    Gió đâu đem lối thày lay,
    Tiện dường Dương tướng dở say lại nhà.​

    Cách đọc :

    * Một bên êm ả hiên tây
    HIên tây :
    Chữ Hán-Việt, giả ta thứ hai.
    Bên : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Ả : Hán-Việt, giả tá ba.
    Một, êm : Hán-Việt là miệt, yêm, giả tá tư ; iet – ôt, yêm - êm là âm tương ứng.

    * Một bên rộn rã tiệc vầy gác đông.
    Một bên :
    Xem trên.
    Đông : Chữ Hán-Việt, giả tá hai.
    Tiệc, vầy, gác :Chữa Hán âm xưa, giả tá một.
    Rộn rã : Bộ [-] khẩu nghĩalà miệng + độn : dã : đ d hay r là âm tương ứng. (Bộ [-] lại là dấu chỉ nên đọc theo âm r.)

    * Lại cho tin rước Diêu cùng
    Diêu :
    Hán-Việt.
    Tin, cùng : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Lại : Hán-Việt, gải tá ba.
    Cho, rước : Hán-Việt là chu, xước, gải tá tư : u - o, x - r, là âm tương ứng.

    * Lễ thường hồi bái hẳn ông sang nhà.
    lễ, thường, hồi, bái, ông :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Hẳn : Hán-Việt là hãn, giả tá ba.
    Sang : Bộ [-] xước nghĩa là đi + lang ; l s là âm tương ứng.
    Nhà : Bộ [-] thảo cỏ, tranh + gia ; gi - nh.

    * Tròn xoe tán ngọ thà là
    Ngọ :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Tán : chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Xoe, thà, là : Hán-Việt là xuy, tha, la, giả tá tư ; uy - oe.
    Tròn :
    [-] viên nghĩa là tròn + luân ; l - tr, uân - on.

    * Vườn đà dọn chỉnh khách đà đến chơi.
    Chỉnh, khách :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Vườn : chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Đà : Hán-Việt, giả tá ba.
    Đến, chơi : Hán - Việt là điển, chế, giả tá tư ; iên - ên, ế - ới.

    * Đình hương chìm nổi chén mồi
    Đình, Hương :
    Hán - Việt, giả tá hai.
    Chìm mồi : chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Nổi : Hán-Việt, giả tá ba.
    Chén : Bộ [-] khẩu nghĩa là miệng + chiến ; iên - on.

    * Những say vì nghĩa những vui vì tình
    Nghĩa, tình :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Vì : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Những : Hán - Việt là nhưng, giả tá tư.
    Say : Bộ [-] dậu có ý nghĩa là rượu + sai ; ai - ay.
    Vui : Bộ [-] tâm nghĩa là tâm tình+ bôi ; ôi - iu.

    * Chề chà ông mới hỏi sinh
    Ông, sinh :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Chề chà : Hán-Việt là trì trà, giả tá tư ; tr - ch.
    Mới : Hán-Việt là mãi, giả tá tư ; ai - ơi
    Hỏi : Bộ [-] khẩu nghĩa là miệng + hối [-] viết tắt ; ôi -oi.

    * Trước bình đã định tên bình đâu chưa
    Tước, bình, định
    : Hán – Việt, giả tá hai.
    Đâu : Hán – Việt, giả tá ba.
    Đã, chưa : Hán – Việt là đà, chử, giả tá tư ; ư – ưa.
    Tên
    : Bộ [-] thỉ nghĩa là tên + tiên ; iên – ên.

    * Dứt lời khúm núm bày thưa
    Bày :
    Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Khúm núm, thưa : Hán -Việt là khảm nẫm [-] viết tắt ; am - um, âm - um, sơ - th, ơ - ưa.
    Dứt :
    Bộ [-] thủ nghĩa là tay + tất ; t - d, ắt - ứt.
    Lời :
    Bộ [-] khẩu nghĩa là miệng + trời ; tr - l.

    * Nợ thuờng chưa trả duyên tơ còn dành.
    Thường, duyên :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Tơ : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Nợ, chưa, còn : Hán-Việt là nữ, chư, quần, giả tá tư ;ư - ơ, tr - ch, ư - ưa, q - c, ân - on.
    Trả :
    Giả tá ba, đọc là bả hay blả, hình thức xưa của trả, nên phiên là trả cho dễ hiểu.
    Dành : Bộ [-] (sửa làm [-]) + doanh ; anh - oanh.

    * Gùn ghè ông đã rắp ranh
    Ông, đã :
    Xem trên.
    Gùn ghè : Bộ [-] tâm nghĩa là tâm tình + côn, kê ; c, k - g. Phiên là gùn ghè là một từ xưa đã thấy trong thơ Hồ Xuân Hương.
    rắp ranh : Bộ [-] tâm nghĩa là tâm tình + lập, linh ; l - r, inh -anh.

    * Sắp chăng lại dạm vần quanh mấy lời.
    Lời :
    Xem trên.
    Vần : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    lại , quanh : Hán-Việt, giả tá ba.
    Chăng : Hán-Việt là trang, giả tá tư ; tr - ch.
    Sắp :
    Bộ [-] khẩu nghĩa là miệng, đây gợi ý sắp xếp + sáp ; ap -ăp.
    Dạm :
    Bộ [-] khẩu nghĩa là miệng + đạm ; đ - d.
    Mấy :
    Chữ hội ý quen thuộc.

    * Ong dường rủ khách thường chơi
    Ong, khách, thường, chơi :
    Xem trên.
    Dường : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Rủ : Bộ [-] khẩu nghĩa là miệng + ; l - r.

    * Khách dường còn mấy thẳm khơi ngại lòng
    Khách, dường, còn :
    Xem trên.
    Ngại : Hán - Việt, giả tá hai.
    Thẳm, khơi : Bộ [-] thủy nghĩa là nước + thẩm, khai ; âm - am, ai - ơi.
    Lấy :
    [-]nghĩa là lấy + lễ ; ê - ây.
    Lòng :
    [-] tâm nghĩa là lòng + lộng ; ông - ong.

    * Thuận lời vui chén thong dong
    Lời, vui, chén
    : Xem trên.
    Thuận, thong dong : Hán -Việt, giả tá hai.

    * Rằng trong thế nghị là trong một nhà
    Một, nhà
    : Xem trên.
    Thế nghị : Hán-Việt, giả tá hai.
    Là : Hán Việt là la, giả tá tư.
    Rằng : Bộ [-] khẩu nghĩa là miệng + lang ; r - l, ang - ăng.
    Trong
    : [-] trung nghĩa là trong + lòng ; l - tr.

    * Đã gần chi có điều xa
    Đã
    : Xem trên.
    Điều : Hán-Việt, giả tá hai.
    Xa : Hán-Việt, giả tá ba.
    Gần : Đáng lẽ là chữ [-] cận, theo âm xưa là gần, nhưng do ảnh hưởng của chữ xa [-] nên người ta quen viết là [-] chứ thực ra bộ [-] bối không có nghĩa gì cả.
    : Hán-Việt là cố, giả tá tư ; ô – o.

    * Lòng ta chẳng gián vườn ta lọ nề
    Lòng, vườn :
    Xem trên.
    Gián : Hán-Việt, giả tá hai.
    Nề : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Ta : Hán-Việt, giả tá ba.
    Chẳng, lọ : Hán-Việt là trang, lô, giả tá tư ; tr - ch, ang - âng, ô - o.

    * Tiện đâu một vách liền kề
    Đâu, một
    : Xem trên.
    Tiện : Hán-Việt, giả tá hai.
    Vách, liền : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Kề : Bộ [-] thủ, gợi ý động tác +kỳ ; y - ê.

    * Mở lần cửa khém đi về cũng nên
    Lần, khém, về, cũng
    :Hán-Việt là lẫn, khiếm, vệ, củng, giả tá ba.
    Mở : [-] khai nghĩa là mở +mỹ ; y - ơ.
    Cửa
    : [-] môn nghĩa là cửa + cử ; ư - ưa.
    Đi
    : [-] khứ nghĩa là đi + đa ; a - i.
    Nên
    : [-] thành nghĩa là nên + niên ; iên - ên.

    * Cho thông một cuộc hồ thiên
    Cho, một
    : Xem trên.
    Thông, hồ thiên :Hán-Việt, giả tá hai. Song chữ [-] chép sai. Đáng lẽ hồ [-] là cái bầu. Hồ thiên nghĩa là trời trong bầu hay bầu trời.
    Cuộc :Chữ Hán âm xưa, giả tá một.

    * Khi rồi haikhóa hai bên ngại gì.
    Bên, ngại
    : Xem trên.
    Khóa
    : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Khi : Hán - Việt, giả tá ba.
    Rồi, gì : Hán - Việt là lỗi, chi, giả tá tư ; l - r, ch - gi.
    Hai
    : [-] nhị nghĩa là hai + thai ; th-h.

    * Vội mừng sợ lại sinh nghi
    Sinh nghi :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Lại : Hán-Việt, giả tá ba.
    Vội
    : Hán-Việt là bội, giả tá tư ; b - v.
    Mừng : Bộ [-] tâm nghĩa là tâm tình + minh ; inh - ưng.
    Sợ
    : Bộ [-] tâm nghĩa là tâm tình + sự ; ư - ơ.

    * Mặt nam sẵn thợ tức thì mở ngay
    Mở :
    Xem trên.
    Nam, tức thì :Hán-Việt, giả tá hai.
    Sẵn : Hán-Việt là sản, giả tá tư ; an ăn.
    Mặt
    : [-] diện nghĩa là mặt+ mạt ; at - ăt.
    Thợ :
    Bộ [-] thổ nghĩa là đất, chỉ thợ nề + thự ; ư - ơ.
    Ngay
    : [-] chính nghĩa là ngay thẳng + nghi ; i - ay.

    * Gió đâu đem lối thày lay
    Đâu
    : xem trên.
    Đem, thày lay :Hán-Việt là dam, sài lai, giả tá tư ; d - đ ; am - em, s - th, ai - ay.
    Gió
    : Bộ [-] phong nghĩa là gió + ; u - o.
    Lối : Bộ [-] thổ nghĩa là đất, có ý đường đi + lỗi.

    * Tiện đường Dương tướng dở say lại nhà
    Say, nhà, lại
    : Xem trên.
    Tiện, Dương tướng :Hán-Việt, giả tá hai.
    Đường : Hán-Việt, giả tá ba.
    Dở : Bản Nôm chép [-], phải đọc là duồng, nhưng duồng say không có nghĩa. Bản Hoa tiên nhuận chính chép là [-] dở say, chữ [-] viết tắt là [-] có lẽ là bị chép lộn thành [-].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Truyện Hoa tiên, Nhà xuất bản Văn hóa, 1961, phần phụ lục tr. 263 – 310.
     
    memco and deathshine like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    2. Trích một đoạn của truyện « Người nghĩa phụ ở Khoái-châu » (Truyền kỳ mạn lục giải âm).

    (Trọng Quì người Khoái-châu, lấy vợ Nhụy khanh, hai vợ chồng yêu nhau lắm. Bỗng xứ Nghệ-an có loạn, cha Trọng Quì là Lập Ngôn phải ra trấn giữ xứ ấy. Trọng Quì phải theo hầu cha, để vợ ở quê nhà. Suốt sáu năm Nhụy Khanh không có tin tức gì của chồng, mà cha mẹ Nhụy khanh thì nối nhau chết, nàng phải ở với người bà cô. Bà cô ép nàng lấy chồng khác, nàng sợ hãi bỏ ăn bỏ ngủ. Một hôm nàng nhờ người đầy tớ già vào Nghệ-an hỏi thăm tin tức của chồng).

    Chữ Nôm : [-]

    Phiên âm :

    Nàng Nhụy khanh một ngày bảo đứa ở rằng : Mày bèn là kẻ ở nhà ta nuôi nấng, một chẳng lo thửa mặc trả chưng tiên nhân vậy ru ? Đứa ở già ấy rằng : Bui nàng thửa khiến. Nàng Ngụy khanh bảo rằng : Nàng ấy thửa mặc trộm sống nhịn thác ấy chỉn lấy cớ chàng họ Phùng hãy còn. Bằng chàng Phùng chẳng còn, hợp cất mình cũng theo. Đoán lòng chẳng hay mặc lấy xiêm áo chồng vì người khác làm tươi tốt vậy. Mày sao ngại đường gian quan trong một tuần ngày mà chẳng đi đến Nghệ-an hỏi han vậy ? Đứa ở vâng lời dạy mà đi.

    Thì ấy việcđồng bác tan nát, đường cực trở trang gập ghềnh. Trong tuần nhật mới đến cõi Nghệ an. Hỏi chưng nhà dân thì nó nói rằng ngươi Lập Ngôn chưng năm nọ đã bỏ quán. Gặp con chẳng hiền, nghiệp nhà ấy đều không. Ôi khá than thay ! Bèn đẩy thuyền theo bên ngàn. Xảy chưng trên chợ thấy ngươi Trọng Quì. Đem đến chốn ở thì một giường vắng vẻ, nhà bốn vách không. Chỉn có bàn cờ đồ rượu, chím thả muông săn, dư nữa chẳng có vật chi hơn. Bảo đứa ở rằng : Tiên sinh chẳng có phúc, xảy bỏ con mồ côi, chưng nay bốn năm vậy. Trọng Quì phải việc đồng bác thửa ngăn, muốn về song chẳng hay được. Tuy ở quê khác song hồn chiêm bao đêm đêm chửa từng chẳng ở bên nàng Nhụy khanh vậy. Bèn định ngày toan làm chước trở về. Tới khi đến cửa, vợ chồng đều khóc. Ngươi Trọng Quì chưng đêm ấy trên gối ngâm phú thơ rằng.

    * Cách đọc :

    * Nàng Nhụy Khanh một ngày bảo đứa ở rằng
    Nhụy Khanh :
    Hán-Việt, giả tá hai.
    Nàng : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Bảo : Hán-Việt, giả tá ba.
    Một, ở, rằng : Hán-Việt, giả tá tư ; iêt - ôt, u - ơ, l - r, ang - ăng (Đây rằng [-] khác với ở thí dụ 1 viết [-]). Ngày : [-]nghĩa là ngày + ngại [-]viết tắt ; ai - ay.

    * Mày bèn là kẻ ở nhà ta nuôi nấng, một chẳng lo thửa mặc trả chưng ơn tiên nhân vậy ru ?
    Ta, một, bả
    (blả = trả) : xem trên.
    Tiên nhân : Hán-Việt, giả tá hai.
    Ơn, thửa : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Mặc, chưng : Hán-Việt, giả tá ba.
    Mày, bèn, là, kẻ, ở, chẳng, vậy : Hán-Việt là mi, biện, la, kỷ, ư, chứng, bĩ, giả tá tư : y - ay, iên - en, y - e, ư - ơ, ưng - ăng, i - ây.
    Nhà : bộ [-]thảo là cỏ + như ; ư – a. Có khi viết [-], xem trên.
    Nuôi nấng : bộ [-]thực nghĩa là ăn +nôi, nãng; ôi - nôi, ang - âng.
    Lo :
    Bộ[-] khẩu nghĩa là miệng, cũng chỉ tâm tình + lô ; ô - o.
    Ru :
    Bộ [-] khẩu, dấu tỏ ý đọc theo âm r + do ; o - u.

    * Đứa ở già rằng
    Đứa, ở, rằng :
    Xem trên.
    Già : [-] lão nghĩa là già + trà ; tr - gi.

    * Bui nàng thửa khiến
    Nàng, thửa :
    Xem trên
    Khiến : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Bui : Hán-Việt là bôi, giả tá tư ; ôi - ui.

    * Nàng Nhụy Khanh bảo rằng : năm chữ đều xem trên.

    *Nàng ấy thửa mặc trộm sống nhịn thác ấychỉn lấy cớ chàng họ Phùng hãy còn.
    Nàng, thửa, mặc, chỉn, lấy, còn :
    Xem trên.
    Phùng : Hán-Việt, giả tá hai.
    Nhịn, cớ : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Thác, chàng : Hán-Việt, giả tá ba.
    Ấy, trộm, họ hãy : Hán-Việt là ý, lạm, hộ, hỹ, giả tá tư ; y – ây, l – tr, am – ôm, ô – o, y – ay.
    Sống
    : [..] sinh nghĩa là sống + lộng ; l – s.

    * Bằng chàng Phùng chẳng còn hợp cất mình cùng theo
    Chàng, Phùng, chẳng, còn, cùng
    : Xem trên.
    Mình : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Cất : Bộ [..] thủ là tay, gợi ý động tác + cát ; at – ât.
    Theo
    : Bộ [..] tức là chân, gợi ý đi + thiêu [..] viết tắt ; iêu eo.

    * Đoán lòng chẳng hay mặc lấy xiêm áo chồng vì người khác làm tươi tốt vậy.
    Lòng, chẳng, mặc, lấy, vậy
    : Xem trên.
    Đoán, xiêm, áo : Hán-Việt, giả tá hai.
    Vì, tươi ; Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Khác, tốt : Hán-Việt, giả tá ba.
    Người : Hán-Việt ngại [..] viết tắt, giả tá tư ; ai – ươi.
    Làm
    : Hán-Việt vi [..] là làm viết tắt, giả tá năm.
    Hay : Bộ [..] khẩu nghĩa là miệng, ở chữ này không có nghĩa.
    Đáng lẽ là [..] ([..] nănghay viết tắt) + thai ; th – h, ai – ay.
    Chồng
    [..] phu nghĩa là chồng + trùng ; tr – ch.

    * Mày sao ngại đường gian quan trong một tuần ngày mà chẳng đi đến Nghệ-an hỏi han vậy.
    Mày, đường, trong, một, ngày, chẳng, đi, đến, vậy
    : Xem trên.
    Gian quan, tuần, Nghệ-an : Hán-Việt, giả tá hai.
    Sao, mà, đến : Hán-Việt là lao, ma, điển, giả tá tư ; l – s, iên – ên.
    Trong
    : [..] nội nghĩa là trong + long ; l – tr. Có khi viết [..] xem thí dụ 1.
    Hỏi han : Bộ khẩu nghĩa là miệng + hối [..] và hán [..] viết tắt.

    * Đứa ở thửa vâng lời mà đi.
    Đứa, ở, thửa mà, đi
    : Xem trên.
    Vâng : Có lẽ là do [..] viết lầm thành quen, bộ [..] khẩu nghĩa là miệng + bang : b – v.
    Lời
    : [..], có lẽ do [..], [..] khẩu + lệ viết lầm thành quen. Khác với chữ lời [..] ở thí dụ 1.

    * Thì ấy việc đồng bác tan nát đường cực trở trang gập ghềnh.
    Ấy, đường
    : Xem trên.
    Thì, đồng, cực, trở : Hán-Việt, giả tá thứ hai.
    Việc, tan : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Bác, nát, trang : Hán-Việt, giả tá ba.
    Gậy ghềnh : Bộ [..] sơn nghĩa là núi + cập, kinh : c, k – g, inh – ênh.
    Trở trang có thể đọc là giở giang, do tr – gi là âm tương ứng.

    * Trong tuần nhật mới đến cõi Nghệ-an.
    Nhật
    : Hán-Việt, giả tá hai.
    Cõi : Bộ [..] thổ nghĩa là đất + qui ; ui – oi.
    Các chữ khác đều đã biết.

    * Hỏi chưng nhà dân thì nó nói rằng ngươi Lập Ngôn chưng năm nọ đã bỏ quán.
    Hỏi, chưng, nhà, thì, nói, rằng, đã
    : Xem trên.
    Dân, Lập Ngôn, quán : Hán-Việt, giả tá hai.
    Nó, ngươi, nọ : Hán-Việt là , ngại, , giả tá tư ; ô – o, ai – ươi.
    Năm
    : [..] niên nghĩa là năm + nam ; am – ăm.
    Bỏ
    : [..] khứ nghĩa là bỏ + bổ ; ô – o.

    * Gặp con chẳng hiền, nghiệp nhà ấy đều không.
    Chẳng, nhà, ấy
    : Xem trên.
    Hiền, nghiệp, không : Hán-Việt, giả tá hai.
    Gặp, con, đều : Hán-Việt là cặp, côn, điều, giả tá tư ; a – g, ôn – on, iêu – êu.

    * Ôi khá than thay !
    Khá, than
    : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Thay : Hán-Việt là thai, giả tá tư ; ai – ay.
    Ôi
    : Bộ [..] khẩu nghĩa là miệng + ôi [..] viết tắt.

    * Bèn đẩy thuyền theo bên ngàn.
    Bèn, theo, bên
    : Xem trên.
    Thuyền : Hán-Việt, giả tá hai.
    Ngàn : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Đẩy : Bộ [..] thủ nghĩa là tay, gợi ý động tác + đãi ; ai – ây

    * Xảy chưng trên chợ thấy ngươi Trọng Quì.
    Chưng, ngươi Trọng Quì
    : Xem trên.
    Thấy : Hán-Việt là thể, giả tá tư ; ê – ây.
    Trên
    : [..] thượng nghĩa là trên + liên ; l – tr, iên – ên.
    Chợ
    : [..] thị nghĩa là chợ + trợ ; tr – ch.

    * Đem đến chốn ở thì một giường vắng vẻ nhà bốn vách không.
    Đem, đến, ở, thì, một, nhà, không
    : Xem trên.
    Giường, vách : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Chốn, vắng : Hán-Việt là chuẩn, vĩnh, giả tá tư ; uân – ôn, inh - ăng.
    Vẻ
    : Bộ [..] thái nghĩa là vẻ + ; i – e.
    Bốn
    : [..] tứ nghĩa là bốn + bổn.

    * Chỉn có bàn cờ đồ rượu, chim thả muông săn.
    Chỉn
    : Xem trên.
    Bàn : Hán-Việt, giả tá hai.
    Cờ : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Đồ, thả : Hán-Việt, giả tá ba.
    Có, săn : Hán-Việt là cố, săn, giả tá tư, ô – o.
    Rượu
    : Bộ [..] dậu gợi ý rượu + lưu ; l – r, ưu – ươu.
    Chim
    : Bộ [..] điểu nghĩa là chim + chiêm ; iêm – im.
    Muông
    : Bộ [..] khuyển nghĩa là muông + mông ; ông – uông.

    * Dư nữa chẳng có vật chi hơn.
    Chẳng, có, chi
    : Xem trên.
    Dư, vật : Hán-Việt, giả tá hai.
    Nữa, hơn : Hán-Việt là nữ, hân, giả tá tư ; ư – ưa, ân – ơn.

    * Bảo đứa ở rằng : Toàn chữ đã biết ở trên.

    * Tiên sinh chẳng có phúc xảy bỏ con mồ côi chưng nay bốn năm vậy.
    Chẳng, có, xảy, bỏ, con, chưng, bốn, năm, vậy
    : Xem trên.
    Tiên sinh, phúc : Hán-Việt, giả tá hai.
    Mồ côi : Hán-Việt là mậu khôi, giả tá tư ; âu – ô, kh – c.
    Nay
    : Bộ [..] kim nghĩa là nay + ni : i – ay.

    * Trọng Quì phải việc đồng bác thửa ngăn muốn về song chẳng hay được.
    Trọng Quì, việc, đồng bác, thửa, chẳng, hay
    : Xem trên.
    Song : Hán-Việt, giả tá ba.
    Phải, ngăn, muốn, về, được : Hán-Việt là bái, ngân, muộn, vệ, đặc, giả tá tư ; b – ph, ân – ăn, ăc – ược.

    * Tuy ở quê khác song hồn chiêm bao đêm đêm chửa từng chẳng ở bên nàng Nhụy khanh vậy.
    Ở, khác, song, chẳng, ở, bên, nàng, Nhụy khanh, vậy
    : Xem trên.
    Tuy, hồn : Hán-Việt, giả tá hai.
    Từng : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Chiêm bao : Hán-Việt, giả tá ba.
    Quê, đêm, chửa : Hán-Việt là Khuê, điếm, trữ, giả tá tư ; kh – g, iêm – êm, ư – ưa.

    * Bèn định ngày toan làm chước trở về.
    Bên, ngày, làm, về
    : Xem trên.
    Định : Hán-Việt, giả tá hai.
    Toan : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Chước : Hán-Việt, giả tá ba.
    Trở : [..] phản nghĩa là trở về + lữ ; ư – ơ, l – tr.

    * Tới khi đến cửa,vợ chồng đều khóc.
    Đến, cửa, chồng, đều
    : Xem trên.
    Khi : Hán- Việt, giả tá ba.
    Tới : Hán-Việt là tế, giả tá tư : ê – ơi.
    Khóc
    : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Vợ : [..] nữ nghĩa là đàn bà + bị ; b – v, i – ơ.

    * Ngươi Trọng Quì chưng đêm ấy trên gối ngâm phú thơ rằng.
    Ngươi, Trọng Quì, chưng, đêm, ấy, trên, rằng
    : Xem trên.
    Ngâm phú : Hán-Việt, giả tá hai.
    Thơ : Hán-Việt, giả tá tư ; s – th.
    Gối
    : Bộ [..], y gợi ý về áo, vải + cối ; c – g.
     
    memco and deathshine like this.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chữ nôm : [..]

    Phiên âm :

    Trời sinh thánh chúa vạn niên,
    Cắp tay xem trị bốn bên thuận hòa.
    Vương phi thái tử hoàng gia,
    Nam sơn chúc tuổi chúa bà nghìn xuân.
    Bách quan văn võ triều thần,
    Muôn đời hưởng lộc vạn dân thái bình.
    Trẻ từng vả đứng khoa danh,
    Già lên cõi thọ tìm duềnh bụt tiên.
    Tụng kinh đọc sách thánh hiền,
    Trải thông ba giáo dự trên sách bày.
    Bèn giọn quyển Chỉ nam này,
    Đã thông thiên địa lại hay nhân tình.
    Thánh xưa đặt chữ xem hình,
    Lấy bàng làm nghĩa lấy mình làm tên.
    Dạy ra muôn nước thừa truyền,
    Khác nước khác gọi chữ in một lề.
    Nói nôm tiếng thị tiếng phi,
    Đến lập văn tự lại y thánh hiền.
    Hồng phúc danh Hương-chân Pháp-tính,
    Bút hoa đành mới đính nên thiên.
    Soạn làm chữ cái chữ con.
    San bản lưu truyền ai được thì thông.
    Nhập Quan-trung ngôi Thừa tướng phủ,
    Thu được Tần Hán tổ công tiên.
    Vì chưng có sổ chép biên,
    Giống nào hiệu ấy thực tên chẳng lầm.
    Vốn xưa làm nôm xa chữ kép,
    Người thiếu học khôn biết khôn xem.
    Bây giờ nôm dạy chữ đơn,
    Cho người mới học nghỉ xem nghỉ nhuần.
    Âm chữ gần học trò dễ biết,
    Mựa cười rằng mất nết thì quê.
    Nôm na lấy tiếng chẳng nề,
    Những chữ chính hiệu đã tra đã tường.
    Quyển này xem bằng ngọc vàng,
    Dù ai học được thế nhường tôn sư.
    Hoàng ân thiên lộc sủng cho,
    Lại thêm con cháu danh khoa trọng quyền.
    Chỉ nam chính đạo thánh hiền.
    [Thần] tăng cất bút thảo nên tựa này.​

    Cách đọc :

    * Trời sinh thánh chúa vạn niên, Cắp tay xem trị bốn bên thuận hòa.
    Xem, bốn, bên
    : Xem trên.
    Sinh, thánh chúa, vạn niên, trị, thuận hòa : Hán-Việt, giả tá hai.
    Cắp : Đúng là [..], sách in sai là [..]. Bộ [..] thủtay gợi ý hành động bằng tay + cập ; âp – ăp.
    Tay
    : [..] thủ nghĩa là tay + ; ư y – ay.
    Trời
    : Chữ hội ý gồm hai phần : thiên [..] là trời, thượng [..] là trên.

    * Vương phi thái tử hoàng gia, Nam sơn chúc tuổi chúa bà nghìn xuân.
    Tuổi, chúa
    : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Nghìn : thiên nghĩa là nghìn + ngạn ; an – in.
    Mười một chữ khác đều là Hán-Việt, giả tá hai.

    * Bách quan văn võ triều thần, Muôn đời hưởng lộc, vạn dân thái bình.
    Muôn
    : Hán-Việt là môn, giả tá tư ; ôn – uôn.
    Đời
    : [..] thế nghĩa là đời + đại ; ai – ơi.
    Mười hai chữ khác đều là Hán-Việt, giả tá hai.

    * Trẻ từng vả đứng khoa danh, Già lên cõi thọ tìm duềnh bụt tiên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Từng
    : Xem trên.
    Khoa danh, thọ, tiên : Hán-Việt, giả tá hai.
    Tim : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Đứng, già, bụt : Hán-Việt là đẳng, trà, bột, giả tá tư ; ăng – ưng, tr – ch, ôt – ut.
    Trẻ
    : [..] thiếu nghĩa là trẻ + lễ : l – tr, ê – e.
    Vả
    : [..] thả nghĩa là vả + ba ; b – v.
    Lên
    : [..] thăng nghĩa là lên + liên ; iên – ên.
    Cõi
    : Bộ [..] thổ nghĩa là đất + quĩ : ui – oi.
    Duềnh
    : Bộ thủy, [..] gợi ý nước + doanh ; oanh – uênh.

    * Tụng kinh đọc sách thánh hiền, Trải thông ba giáo dự trên sánh bày.
    Bày
    : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Ba : Hán-Việt, giả tá ba.
    Trải : Hán-Việt là tái, giả tá tư ; t – tr.
    Trên
    : Hán-Việt là liên, giả tá tư ; l – tr.
    Sánh
    : Chữ hội ý, gồm chữ tịnh [..] là đều, đa [..] là nhiều
    Chín chữ khác đều là Hán-Việt, giả tá hai.

    * Bèn giọn quyển chỉ nam này, Đã thông thiên địa lại hay nhân tình.
    Bèn, này, đã, hay
    : Xem trên.
    Lại : Hán-Việt, giả tá ba.
    Giọn : Hán-Việt là luận, giả tá tư ; l – gi, uân – on.
    Tám chữ khác đều là Hán-Việt, giả tá hai.

    * Thánh xưa đặt chữ xem hình, Lấy bàng làm nghĩa lấy mình làm tên.
    Xem, lấy, làm, mình, tên
    : Xem trên.
    Thánh, hình, bàng, nghĩa : Hán-Việt, giả tá hai.
    Xưa : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Đặt, chữ, làm : Hán-Việt là đạt, trữ, lạm, giả tá tư (chú ý trong câu sau một từ làm viết hai cách) ; at – ăt, tr – ch.

    * Dạy ra muôn nước thừa truyền, Khác nước khác gọi chữ in một lề.
    Muôn, khác, chữ, một
    : Xem trên.
    Thừa truyền : Hán-Việt, giả tá hai.
    Dạy, in, lề : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Ra : Bộ [..] khẩu là dấu chỉ đọc theo âm r + la ; l – r.
    Nước
    : Bộ [..] thủy nghĩa là nước + nhược ; nh – n.
    Gọi Bộ [..] khẩu nghĩa là miệng + cối ; c – g ; ôi – oi.

    * Nói nôm tiếng thị tiếng phi, Đến lập văn tự lại y thánh hiền.
    Đến, lại
    : Xem trên.
    Thị, phi, lập văn tự, y thánh hiền : Hán-Việt, giả tá hai.
    Nói, nôm, tiếng : Bộ khẩu, nghĩa là miệng + nội, nam, tỉnh ; ôi – oi, am – ôm, inh – iêng.

    * Hồng phúc danh Hương chân Pháp tính, Bút hoa bèn mới đính nên thiên.
    Bèn, mới
    : Xem trên.
    Nên : Hán-Việt là niên, giả tá tư ; iên – en.
    Mười một chữ khác đều là Hán-Việt, giả tá hai.

    * Soạn làm chữ cái chữ con, Sau bản lưu truyền ai được thì thông.
    Làm, chữ, con, ai, được, thì, thông
    : Xem trên.
    Soạn : Chữ [–] theo nôm thì đọc là chọn nhưng chúng tôi thấy đọc theo âm Hán-Việt (giả tá hai) là soạn thì thông nghĩa hơn.
    San bản lưu truyền : Hán-Việt, giả tá hai.
    Cái : Hán-Việt, giả tá ba.

    * Nhập Quan trung ngôi Thừa tướng phủ, Thu được Tần Hán tổ công trên.
    Ngôi
    : Hán-Việt là ngôi giả tá ba.
    Được : Hán-Việt là đặc, giả tá bốn.
    Mười hai chữ khác đều là Hán-Việt, giả tá hai.

    * Vì chưng có sổ chép biên, Giống nào hiệu ấy thực tên chẳng lầm.
    Chưng, có, ấy, tên, chẳng
    : Xem trên.
    Biên, hiệu, thực : Hán-Việt, giả tá hai.
    Vì, giống : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Sổ : Hán-Việt, giả tá ba.
    Chép : Hán-Việt là tráp, giả tá tư ; tr – ch.
    Nào : Đây là một chữ đặc biệt, có người đoán là do chữ náo biến thành.
    Lầm : Bộ khẩu, nghĩa là miệng + làm.

    * Vốn xưa làm nôm xa chữ kép, Người thiếu học không biết khôn xem.
    Xưa, làm, nôm, chữ, người, xem
    : Xem trên.
    Học : Hán-Việt, giả tá hai.
    Vốn, kép : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Xa, thiếu, khôn : Hán-Việt, giả tá ba.
    Biết : Hán-Việt là biệt, giả tá tư.

    * Bây giờ nôm dạy chữ đơn, Cho người mới học nghỉ xem nghỉ nhuần.
    Nôm, chữ, cho, người, mới, học, xem
    : Xem trên.
    Đơn : Hán-Việt, giả tá hai.
    Nhuần : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Bây giờ, dạy, nghỉ : Hán-Việt là bái, trừ, duệ, nghĩ, giả tá tư ; ai – ây, tr – gi, u – ơ, ue – ay.

    * Âm chữ gần học trò dễ biết, Mựa cười rằng mất nết thì quê.
    Chữ, học, biết, rằng, thì, quê
    : Xem trên.
    Âm : Hán-Việt, giả tá hai.
    Gần : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Trò, dễ, mựa, mất, nết : Hán-Việt là lộ, duệ, mã, mạt, nát, giả tá tư (Lộ thành trò, là do hình thức xưa của trtl, rớt t còn l. Chữ duệ [–] trong bài này khi đọc là dạy, khi đọc là dễ ; ở chỗ khác còn đọc là dài) ; tr – b, uê – ê, a – ưa, at - ât, at – êt.

    * Nôm na lấy tiếng chẳng nề, Những chữ chính hiệu đã tra đã tường.
    Nôm, lấy, tiếng, chẳng, những, nề, chữ, đã
    : Xem trên.
    Chính, hiệu, tra, tường : Hán-Việt, giả tá hai.
    Na : Hán-việt, giả tá ba.

    *Quyển này xem bằng ngọc vàng, Dù ai học được thế nhường tôn sư.
    Quyển, này, xem, ai, học, được
    : Xem trên.
    Ngọc, thế, tôn, sư : Hán-Việt, giả tá hai.
    Vàng, nhường : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Bằng : Hán-Việt, giả tá ba.
    : Hán-Việt là du, giả tá tư.

    * Hoàng ân thiên lộc sủng cho, Lại thêm con cháu danh khoa trọng quyền
    Cho, lại, con
    : Xem trên.
    Thêm : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.
    Cháu : Bộ [–] tử con cháu + chiếu [–] viết tắt.
    Chín chữ khác là Hán-Việt, giả tá hai.

    * Chỉ nam chính đạo thánh hiền, [Thần] tăng cất bút thảo nên tựa này.
    Câu sau thiếu một chữ in sót, chúng tôi đoán là chữ thần [–], vì thấy lời tựa này tác giả là thầy tăng có ý xưng với vua.
    Chỉ nam, chính, thánh hiền, thần, cất, bút, thảo, nên, này : Xem trên.
    Đạo, tăng : Hán-Việt, giả tá hai.
    Tựa : Chữ Hán âm xưa, giả tá một.

    Chú thêm : Bài này cũng nhưu toàn bộ sách Chỉ nam dùng rất nhiều chữ Nôm viết đơn (giả tá cách thứ ba, nhất là thứ tư) như người [–], chữ [–], ba [–], trên [–], tên [–], đến [–], nên [–], con [–], dạy, dễ [–], mất [–].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bài này ông Trần Văn Giáp đã phiên âm trong bài « Lược khảo về nguồn gốc chữ nôm » của ông, cách đọc của chúng tôi có mấy chỗ không thống nhất với cách đọc của ông nên chúng tôi phiên lại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hai câu này nói rõ rằng Hương-chân Pháp-tính, tác giả sách này, khi trẻ đã từng theo đòi đường khoa cử, đến già mới xuất gia đi tu, như thế thì rõ ràng là một người đàn ông (đàn bà dù có học cũng không nói theo đòi khoa danh) ; thế mà lại có người cho tác giả là một vị sư nữ, do đó lại có người đi đến những suy đoán sai lầm khác.
     
    memco and deathshine like this.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    4. Bốn bài phú Nôm thời Trần.

    Bốn bài phú này là văn chương chữ Nôm xưa nhất chúng ta còn giữ được. Đây là những bài chữ Nôm khó đọc nên chúng tôi lấy làm thí dụ đọc chữ Nôm. Vì chúng có địa vị quan trọng bậc nhất trong văn học sử nước ta mà chưa từng được phiên âm thành quốc ngữ nên chúng tôi phiên âm cả bốn bài để góp phần vào việc nghiên cứu văn học thời Lý Trần và bổ sung một chỗ trống lớn trong số tài liệu văn học cổ. Đây không nêu lên cách đọc từng chữ như ở các thí dụ trên mà chỉ trong phần chú giải nêu lên những chữ Nôm khó mà trình bày cách giải quyết của mình. Về những từ xưa và từ khó, chúng tôi cố gắng giải quyết ổn thỏa. Về những điển tích phật học thì nhờ sự giúp đỡ của mấy vị hòa thượng và cư sĩ chúng tôi cũng cố gắng giải quyết được ít nhiều, song vì không chuyên nghiên cứu phật học nên còn nột số điểm chúng tôi không giải quyết được, đành phải ghi lại là chưa tường để mong các nhà học giả chuyên môn sau này tiếp tục giải quyết cho.
     
    memco and deathshine like this.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    a) Bài phú « CƯ TRẦN LẠC ĐẠO » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Phú quốc ngữ, mười hội, dùng lối diễn ca)​


    Hội thứ nhất

    Mình ngồi thành thị ; nết dụng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sơn lâm. Muôn nghiệp Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lặng an nhàn thể tính Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; nửa ngày rồi tự tại thân tâm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tham ái nguồn dừng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quí ; thị phi tiếng lặng, được dầu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nghe yến thốt oanh ngâm.

    Chơi nước biếc ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý ; biết đào hồng hay liễu lục, thiên hạ năng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chú tri âm !

    Nguyệt bạc vừng xanh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, soi mọi chỗ thiền hà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lai láng ; liễu mềm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sâm lâm.

    Lừa hoán cốt, ước phi thăng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đơn thần mới phục ; nhắm trường sinh, về thượng giới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thuốc quỉ còn đam.

    Sách Dịch xem chơi, yêu tính sáng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link yêu hơn châu báu ; kinh Nhàn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đọc sách, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng câm (kim).


    Hội thứ hai

    Biết vậy ! Miễn được lòng rồi ; chẳng còn phép khác.

    Gìn (chìn) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tính sáng, tính mới hầu an ; nén niềm võng, niềm đành chẳng thác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Dứt trừ nhân ngã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì ra tướng thực kim cương ; dừng hết tham sân Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mới lảu lòng mầu viên giác.

    Tĩnh thổ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây phương ; Di đà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm Cực lạc.

    Xét thân tâm, rèn tính thức Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, há rằng mong quả báo phô khoe ; cầm giới hạnh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, địch vô thường, nào sá có cầu danh bán chác.

    Ăn rau ăn trái (blái) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay ; vận chỉ vận lòi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thân căn có ngại chi đen bạc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhược chỉn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vui bề đạo đức, nửa gian lều quí nữa thiên cung ; dầu hay mến thửa nghĩa nhân, ba phiến ngói Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link yêu hơn lâu các.


    Hội thứ ba

    Nếu mà cóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tội ắt đà không, phép học lại thông. Gìn (chìn) tính sáng mựa lạc tà đạo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; sửa mình học cho phải chính tông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Chỉn bụt là lòng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, sá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ ; vong tài đối sắc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ắt tìm cho phải thói Bàng công.

    Áng tư tài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh-diều Yên-tử ; răn thanh sắc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link niềm dừng chẳng chuyển, lọ chi ngồi Am chạn Non Đông.

    Trần tục mà nên, phúc ấy còn yêu hết sức ; sơn lâm chẳng cóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, họa kia thực cả uổng công.

    Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; phúc gặp tình cờ tri thức, hoa ưu đàm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mấy kiếp đâm bông.


    Hội thứ tư

    Tin xem ! Miễn cóc một lòng ; thì rồi mọi hoặc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Chuyển tam độc mới chứng tam thân Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; đoạn lục căn nên trừ lục tặc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tim đường hoán cốt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chỉn sá hay phục thuốc luyện đơn ; hỏi phép chân không Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.

    Biết chân như, tin bát nhã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chớ còn tìm Phật tổ tây đông ; chứng thực tướng, ngỏ vô vi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nào nhọc hỏi kinh thiền nam bắc.

    Xem tam tạng giáo, ắt học đòi thiền uyển thanh qui Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; đốt ngũ phân hương, chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tích nhân nghĩa, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích-ca Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di-lặc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    Hội thứ năm

    Vậy mới hay : Bụt ở cung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhà ; chẳng phải tìm xa.

    Nhân khuy bản Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nên ta tìm Bụt ; đến cóc hay chỉn Bụt là ta Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Thiền ngỏ năm câu, nằm nhưỡng trong quê Hà-hữu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; kinh xem ba bận, ngồi nghe với quốc Tân-la Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đã lọt lẫn trường kinh cửa tổ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

    Đức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận ; ơn Nghiêu rộng cả, lọt toàn thân bô việc đã tha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Áo miễn (liễn) chăn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đầm ấm qua mùa, hoặc kim hoặc chỉ ; cơm cùng gạo đói no đòi bữa, dầu bạc dầu xoa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Ngăn bát thức, nén bát phong, càng đè càng bội Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; rẽ tam huyền, nòng tam yếu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một cắt một ma.

    Cầm vốn thiếu huyền, sá đàn sách xoang vô sinh khúc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; địch chẳng có lỗ, cũng phiếm chơi xướng thái bình ca Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Rẽ cỗi tìm cành, còn khá tiếc Cu-chi trưởng lão Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; quay đầu chớp bóng, ắt kham cười Diễn-nhã-đạt-đa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Lọt khuyên kim cương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, há mạt hầu thông nên nóng ; nuốt bồng lật cức, nào tay phải xước tượng da Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    Hội thứ sáu

    Thực thay ! Hãy sá vô tâm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tự nhiên hợp đạo. Dừng tam nghiệp Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mới sáng thân tâm ; đạt một lòng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì thông tổ giáo.

    Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên thiền khách bơ vơ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; chứng lý tri cơ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.

    Han hữu lậu han vô lậu, bảo cho hay the lọt duộc sừng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; hỏi đại thừa hỏi tiểu thừa, thưa thẳng dứt lòi tiền tơ gáo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhìn biết lầu lầu lòng vốn, chẳng ngại bề thì tiết nhân duyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; chùi cho vặc vặc tính gương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nào có nhuốm căn trần huyên náo.

    Vàng chưa hết quặng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, sá tua chín phen đúc chín phen rèn ; lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay một thì cháo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Sạch giới lòng, chùi giới tướng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nội ngoại nên bồ tát trang nghiêm ; ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mới trượng phu trung hiếu.

    Tham thiền kén bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nát thân mình mới khá hồi ân ; học đạo thờ thầy, dọt xương óc chửa thông của báo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    Hội thứ bảy

    Vậy mới hay : Phép Bụt trọng thay ; rèn mới cóc hay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vô minh hết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bồ đề thêm sáng ; phiền não rồi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đạo đức càng say.

    Xem phỏng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lòng kinh, lời Bụt thuyết dễ cho thấy dấu (đấu) ; học đòi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cơ Tổ, sá thiền không khôn xét biết nơi.

    Cùng căn bản, tả trần duyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà để mấy bào ly đáng mặt ; ngã thắng chàng, viên tri kiến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chớ cho còn họa giữa trong tay.

    Buông lửa giác ngộ, đốt hoại bỏ rừng tà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ngày trước ; cầm gươm trí tuệ, quét cho không tính thức Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thuở nay.

    Vâng ơn thánh, xót Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mẹ cha, thờ thầy học đạo mến đức cồ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, kinh bùi ngọt, cầm giới ăn chay.

    Cảm đức từ bi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận ; đội ơn cứu độ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nát muôn thân thà chịu đắng cay.

    Nghĩa hãy nhớ, đạo chẳng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo ; miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    Hội thứ tám

    Chưng ấy : Chỉn sá tua rèn ; chớ nên tuyệt học Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Lay ý thức chớ chấp trừng trừng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; nén niềm võng mà còn xóc xóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Công danh mảng đắm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ấy toàn là những đứa ngây thơ ; phúc tuệ gồm no Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chỉn mới khá nên người thực cóc.

    Dựng cầu đò, xây chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; cứng hỷ xả, nhuyến từ bi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.

    Rèn lòng làm Bụt, chỉn sá tua một sức dùi (chùi) mài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; đãi cát thấy vàng, còn lại phải nhiều phen lừa lọc.

    Xem kinh đọc lục, làm cho bằng thửa thấy thửa hay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; chuộng Bụt tu thân, dùng mà lỗi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link một tơ một tóc.

    Cùng nơi ngôn cú Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chỉn chẳng hề một phút ngại lo ; lật thửa cơ quan Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà còn để tăm hơi lọt lọc.


    Hội thứ chín

    Vậy cho hay : Cơ quan tổ giáo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tuy khác nhiều đường, chẳng cách mấy gang.

    Chỉn sá nói từ sau Mã tổ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; ắt đã quên thuở trước Tiêu hoàng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi ; khoách nhiên bất thức, nghe ngu mắng ắt còn vang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Sinh Thiên-trúc, chết Thiếu-lâm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chôn dối chân non Hùng-nhĩ ; thân bồ đề, lòng minh kính Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, bày dơ mặt vách hành lang.

    Vương lão chém mèo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, lạt trẩy lòng ngừa thủ tọa ; thầy Hồ xua chó Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trỏ xem trí nhẹ con giường.

    Chợ Lư-lăng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link gạo mạt quá ưa, chẳng cho mà cả ; sở Thạch-đầu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đá trơn hết sức, khôn đến thưa đương.

    Phá táo cất cờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đạp xuống dấu (đấu) thiêng thần vật ; Cu-chi dơ ngón Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, dụng đôi dép cũ ông ang.

    Lưỡi gươm Lâm-tế, nạng Bí-ma Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trước nạp tăng no dầu tự tại ; sư tử ông Đoan, trâu Thầy Hựu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, răn đàn việt hượm sá nghêng ngang.

    Dơ phiến tử Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn ; xô hòn cầu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cầm mộc thược, bạn thiền hòa trách (chước) móc khoe khoang.

    Thuyền-tử Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dơ chèo dòng xanh, chửa cho tịn tẩy ; Đạo Ngô Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link múa hốt cơn ma, hoảng thấy quái quàng.

    Rồng Yển-lão Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ ; rắn Ông Tồn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ngang thế giới, người thấy ắt giương.

    Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái-bạch Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; bính đinh thuộc hỏa, lại lỡ sau lỗi hướng Thiên-cương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trà Triệu lão, bánh Thiều-dương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, bày thiền tứ hãy còn đói khát ; ruộng Tào-khê, vường Thiếu-thất Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chúng nạp tăng những để lưu hoang.

    Gieo bó củi, nẩy bông đèn, nhân màng mới nết ; lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    Hội thứ mười

    Tượng chúng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ấy : Cóc một chân không ; dùng đòi căn khí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; há cơ tổ nay còn thửa bí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Chúng tiểu thừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cóc hay chửa đến, Bụt sá ngăn báu thửa hóa thành ; đấng thượng sĩ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chứng thực mà nên, ai chia có sơn lâm thành thị.

    Non hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao ; chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.

    Ngựa cao tán cả, Diêm vương nào kể đứa nghênh ngang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; gác ngọc lầu vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trang thắng công danh, lòng nhân ngã, thực ấy phàm ngu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bằng nhiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;

    mặt thánh lòng phàmVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thực cách nhẫn muôn muôn thiên lý.

    Kệ :

    Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
    Cơ tắc xan hề, khốc tắc miên.
    Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch ;
    Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

    Dịch :

    Ở trần vui đạo cứ tùy duyên.
    Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
    Báu sẵn trong nhà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đâu kiếm nữa !
    Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ?

    * ​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cõi trần tục mà vui đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDụng : Túc là tác dụng. Nết dụng sơn lâm : Nghĩa là tuy mình thì ở thành thị, nhưng tính nết thì tác dụng như là ở núi rừng, ở cõi chùa chiền.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNghiệp : Từ nhà Phật nghĩa là cái làm nên, chỉ nguyên nhân tạo nên thiện ác - Muôn nghiệp lặng nghĩa là dừng hết thảy nguyên nhân thiện ác thì thiện tự nhiên tu, ác tự nhiên dứt, thế thì có thể thành đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThể tính : Chỉ cái thể viên mãn trong sáng của pháp tính hay phật tính - An nhàn thể tính nghĩa là thể tính được lặng lẽ thanh tịnh (trong sạch), như thế thì thân tâm mới được tự tại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNửa ngày rồi : Xong nửa ngày làm việc nước – Tự tại thân tâm : Thân là thân mình, tâm là lòng. Tự tại là từ nhà phật chỉ trạng thái tâm lìa khỏi sự ràng buộc của phiền não. Tâm tự tại thì thân cũng tự tại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTham ái nguồn dừng : Cái nguồn của mọi điều tham lam và yêu chuộng dừng lại không chảy nữa, tức là trừ nguồn gốc của mọi điều tham ái.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDầu : Tức là mặc dầu, mặc sức. Dược dầu nghe yến thốt oanh ngâm : Cứ mặc sức nghe những tiếng nịnh hót dèm pha, đều chẳng động đến lòng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNăng : Chữ Hán nghĩa là hay, tức là có thể.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMấy : Nghĩa là với. Chữ nôm viết là [–]. Âm hán-việt thường đọc là mỗ. Nhưng đây là chữ môi hay mối [–] viết tắt. Mối chuyển đọc thành mấy. Về sau thấy cách viết ấy chưa ổn, người ta mới thay bằng chữ [–], rồi chữ [–], đồng thời để viết chữ mấy chỉ số lượng người ta dùng chữ hội ý [–].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBạc, xanh : Chữ Hán là [–], [–], chúng tôi không phiên là bạchthanh mà phiên là bạc xanh theo lời nói thường. Bạc là chữ bạch đọc chệch đi, về sau người ta đổi làm chữ hình thanh [–]. Xanh là chữ thanh đọc theo âm xưa - Vừng xanh là mặt trời, sắc xanh chỉ trời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThiền hà : Sông thiền, chỉ cõi phật.Chỗ : Chữ Hán là [–] (h.v., tổ), dùng để biểu hiện từ chỗ, vì các âm t – th – ch là tương ứng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMềm : Chữ Hán là [–] (h.v. miên), đọc mềm là theo âm xưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTuệ nhật : Từ nhà phật, chỉ trí tuệ của Phật và Bồ-tát chiếu khắp mọi nơi như mặttrời - Sâm lâm : Chữ Hán nghĩa là rậm rạp như cây trong rừng. Ở đây sâm lâm không thể có nghĩa ấy mà phải là theo nghĩa trí tuệ của Phật và Bồ-tát bao la soi khắp mọi nơi - Cả câu có nghĩa là trí tuệ của Phật và Bồ-tát soi rộng rãi khắp (ngất tức là khắp) chúng sinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHoán cốt : Từ nhà đạo, chỉ việc uống linh đơn để đổi xương (cốt cách) phàm tục thành xương tiên cho có thể bay lên (phi thăng) cõi tiên - Đơn thần : Thuốc thiêng - Lừa hoán cốt : Tìm cách hoán cốt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhắm trường sinh : Tức là nhắm tới mục đích trường sinh - Thượng giới : Cõi tiên - Thuốc quỉ : Đã gọi là linh đơn của đạo gia là đơn thần, đây lại gọi là thuốc quỉ. Đối với nhà phật thì quỉ và thần đều thuộc một khái niệm quỉ thần cả.Hai câu hoán cốttrường sinh ý nói cũng còn vướng vít với cái hoài bão trường sinh bất tử của đạo gia.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTính sáng : Nhà phật có chữ minh tâm kiến tính, nghĩa là sáng lòng thì mới thấy được phật tính, từ tính sáng do đó mà ra, tức sáng tỏ phật tính, thấy rõ được phật tính.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSách dịch : Tức Kinh Dịch của nho gia – Kinh nhân : Thanh tĩnh Kinh chỉ sách nhà Phật. Kinh nhàn là kinh về đạo nhàn tĩnh. Đọc sách đối với xem chơi ở trên, cho nên sách đây không có nghĩa là quyển sách mà là phó từ cũng như từ chơi. – Lòng rồi : Tức là lòng rỗi, nhàn tâm – Trọng nữa hoàng kim : Trọng hơn là vàng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChìn : Chữ viết là [–] (h.v. triền chiền). Đương thời người ta còn nói chìn (chữ chìn) nên viết chữ nôm vẫn như thế. Song về sau người ta đổi nói thành gìn mà các sách nôm vẫn dùng chữ ấy, cho nên ở các sách nôm đời sau thì phải đọc là gìn. Có khi viết theo phép hình thanh là [–].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNén niềm võng : Đè nén những mối nghĩ sai lầm bậy bạ. Võng thác : Chữ hán nghĩa là bậy bạ, giả dối, sai lầm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDứt trừ nhân ngã : Trừ bỏ sự phân biệt người với ta, cái của người, cái của ta – Tướng thực kim cương. Đúng chất kim cương cứng lắm. Tướng là cái biểu hiện ở ngoài của sự vật, tức là hiện tượng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTham sân : Lòng tham lam và lòng giận dữ - Mới lảu : Tức là mới làm sạch làu làu – Lòng mầu viên giác : Tức lòng viên giác màu nhiệm. Viên giác là sự giác ngộ đầy đủ trọn vẹn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTĩnh thổ : Chỉ cõi Phật, cũng gọi là Tây phương cực lạc thế giới, tức là A-Di-Đà-Phật tĩnh thổ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDi đà : Tức là A-di-đà-Phật tĩnh thổ. – Mựa : Từ xưa nghĩa là chớ, chẳng. – Hai câu tĩnh thổ, di đà nghĩa là giữ lòng cho sạch, luyện tính cho sáng thì phật ở đấy rồi, không phải tìm Phật ở tây phương, chẳng phải nhọc tìm thế giới cực lạc làm gì.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTính thức : Cái ý thức về chân tính, về phật tính. – Quả báo : Cái kết quả báo ứng đối với nguyên nhân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiới hạnh : Theo giới luật mà làm. – Địch vô thường : Theo nhà Phật thì mọi cái trong thế gian đều là vô thường, không có gì ở yên một chỗ mà là biến hóa luôn luôn. Địch vô thường là chống lại cái vô thường, tức là thành Phật. – Bán chác : (Chữ [–] có nhấp nháy) phiên là chác do các âm d – gi – tr – ch là âm tương ứng. – Sá cầu danh bán chác : Chẳng cầu mua chác cái danh người ta đem bán.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBlái : Âm xưa của Trái (xem tự điển Việt – La-tinh của A. De Rhodes). Chữ nôm viết [–] (ba + lại) là muốn biểu hiện âm phụ đôi bl. – Nghiệp miệng : Nghiệp ác do miệng, do nói năng ăn uống gây nên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVận chỉ vận lòi : Mặc quần áo xềnh xàng như cốn chỉ cuốn dây (lòi, chuỗi) vào mình. Ô. Định Gia Khánh góp ý kiến nên phiên là giấysui, nhưng hai từ này không phải hình tượng mà có nghĩa thực tế, mà lại không đúng thực tế. – Thân căn : Một trong lục căn (tức là lục quan) của nhà phật. Thân có giác quan để biết những vật đụng phải là cứng hay mềm, nóng hay lạnh. Lục căn là : Nhãn căn (mắt), nhĩ căn (tai), tỵ căn (mũi), thiệt căn (lưỡi), thân căn (mình), ý căn (ý thức).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐen bạc : Sách in là đen trắng, đây là chữ bạc bị in lầm thành chữ trắng. Bạc mới hợp vần – Ý nói miễn có áo mà mặc, chẳng quản gì còn đen (nhà sư đời xưa mặc áo đen) hay đã bạc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhược chỉn : Ví bằng chỉ. – Thiên cung : cung điện trên trời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBa phiến ngói : Chỉ cái nhà nhỏ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCóc : Biết, với ý nghĩa giác ngộ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMựa lạc tà đạo : Chớ để cho rơi vào đạo không chính.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChính tông : Giòng chính, tức là phật giáo, là thiền tôn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChỉn bụt là lòng : Phật là ở trong lòng mình. Lòng sáng tức là phật. – Mã tổ : Người đất Giang-Tây, thời Đường, họ Mã, Pháp danh là Đạo-nhất, đệ tử của Hoài-Nhượng thiền sư ở Tào-Khê (Thiều-Châu), tu ở núi Cung-Công, đệ tử đời thứ ba là Lâm-Tế, Nghĩa-Huyền thiền Sư là tổ sư của phái Lâm-Tế.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVong tài đối sắc : Quên của cải không thiết đến, xem của cải là sắc không cả. – Bàng Công : Tức là Bàng-uẩn cư sĩ người Tương-Châu, nối nghiệp của Mã Tổ. Khi ông giác ngộ thì đem hết mấy muôn của cải nhà mình ném chìm xuống hồ Động-đình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÁng tư tài : Đàm của cải, lợi lộc. – Cánh điều : Tên một ngọn trong dải núi Yên-Tử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThanh sắc : Chỉ việc ca múa vui chơi. – Niềm dừng : Tức lòng không nghĩ đến. – Am chạn : Chỉ chùa chiền làm sơ sài, lợp cỏ làm am, gác cây làm chạn (sạm, sàn). – Non Đông : Tức ngọn Đông-Sơn trong dải Yên-Tử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSơn lâm chẳng cóc : Người ở núi rừng mà không giác ngộ. – Họa kia thực cả uổng công : Thì cũng chỉ là uổng công ẩn dật mà vẫn phải mang cái họa không giác ngộ ấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkQuả bồ đề một đêm mà chín : Bồ đề là giác ngộ, câu này nghĩa là nếu gặp được minh sư thì có thể chỉ trong một đêm mà giác ngộ thành Đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTri thức : Từ nhà phật nghĩa là bạn bè. – Hoa ưu đàm : Tức là hoa sung, kinh phật dùng để ví cái gì hiếm hoi, vì cây sung có quả mà không có hoa, người ta cho rằng khi nó nở hoa là phúc to lắm. Câu này nghĩa là nếu tình cờ gặp được bạn tốt giúp mình thì có thể thành đạo được, tức hoa sung có thể nở được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMọi hoặc : Một điều sai lầm. – Rồi : Tức là xong, là hết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTam độc : Từ nhà phật, nghĩa là ba cái độc, ba cái căn bản mê muội, một là về lòng tham lam, hai là về lòng giận dữ, ba là về lòng ngu muội (tham, sân, si). – Chuyển đây có nghĩa là dời bỏ. – Tam thân : Ba thân của Phật, pháp thân, tức là chân thân, bảo thân tức là trí, ứng thân, tức là hành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLục căn : Tức là lục quan của nhà phật. – Lục tặc : Từ nhà Phật, nghĩa là sáu giặc, sáu cái lấy lục căn làm môi giới để cướp đoạt mọi phép thiện, tức là thanh, sắc, hương, vị, xúc, pháp (so với lục căn).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHoán cốt : Từ nhà đạo, chỉ việc uống linh đơn để đổi xương (cốt cách) phàm tục thành xương tiên cho có thể bay lên (phi thăng) cõi tiên. – Phục thuốc : Uống thuốc tiên. – Luyện đơn : Luyện thuốctiên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChân không : Từ nhà phật chỉ phật, tính hay chân tính vốn là hư không. Chúng sinh còn mê muội không thấy được chân không. Bồ tát thì có tuệ quan chiếu thấu mọi sắc giả dối, đều thấy là không cả, nên gọi là chân không. – Ngại thanh : Bị vướng mắc bởi thanh (ví như âm nhạc) mà thành mê hoặc. – Chấp sắc : Bám lấy sắc, tức là bám vào hiện tượng. Ý cả câu là cứ biết được phép chân không là không cần phải xa lánh sự ngại thanh và chấp sắc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChân như : Từ nhà Phật của phái Thiên Thai. Chân và Như là hai đặc tính của bản thể (tâm). Nó là chân vì tất cả các hiện tượng đều dựa vào nó mà có ; nó là như vì các hiện tượng đều có so le xấp xỉ khác nhau mà chân tâm thì không có sai biệt. - Bát nhã : Phiên âm chữ Phạn, nghĩa là trí tuệ, hoặc là thoát ly mọi điều sai lầm mà về nơi thanh tĩnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThực tướng : Chỉ cái thực thể, thực tính, tức bản thể của mọi vật, đồng nghĩa với Chân như. – Chứng : Nhà phật nói chứng hay chứng quả là giác ngộ mà chứng thực được kết quả thành đạo. Vô vi : Từ nhà phật dùng để chỉ chân lý, vì chân lý không phải do nhân duyên tạo nên nên gọi là vô vi. Ngỏ : Tức là hiểu rõ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTam tạng giáo : Điều dạy của ba kho kinh điển của phật giáo, chỉ toàn bộ kinh điển, chia làm ba loại, kinh tạng, luật tạng, luận tạng. – Thiền Uyển : Tức nhà chùa, giới thiền học. – Thanh qui : Chỉ qui thức, qui chế của nhà chùa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgũ phân hương : Nén hương năm phân. – Chiên đàn : Cây đàn hương hay tử đàn, gỗ rất thơm. – Chiêm bặc : một giống cây ở Tây-Vực, hoa rất thơm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThích-ca : Tức là Phật hiện tại, thủy tổ của Phật giáo (Thích-ca Mầu-ni).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDi-lặc : Tên một vị bồ-tát, tức là phật vị lai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCung : từ này khiến có thể nghĩ rằng tác giả là vua.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhuy bản : Tức là thiếu gốc, mất gốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCóc hay : Giác ngộ mà biết (cóc là giác, hay là biết). – Bụt là ta : Trau dồi tâm tính là có thể thành Phật cho nên nói vốn Phật là ta.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNằm nhưỡng : Có lẽ cũng như nằm khềnh. – Quê Hà-Hữu : Hà Hữu hương là chữ của sách Trang Tử nghĩa là cái làng có đâu, chỉ một cõi ở đâu đâu. Quê Hà-Hữu ở đây làchỉ cõi Phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBận : Chữ [–] (h.v. biến) phiên là bận theo âm xưa. – Quốc : Tức là nước. – Tân-La : Tên nước xưa ở bán đảo Triều-tiên, thịnh nhất về thời nhà Đường. Một phái thiền tôn truyền sang đấy rồi do đấy truyền sang Nhật-bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLọt lẫn trường kinh cửa tổ : Từng lui tới nơi giảng kinh và cửa Tổ Sư, tức được nghe thầy giảng kinh. – Lọt lẫn : Xem Quốc Âm Thi Tập, câu 3 bài 6.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkƠn Nghiêu : Tức là ơn vua. Đây là cách nói chính sách rộng rãi đối với dân. – Rộng : chữ [–] (h.v. khoáng) phiên làm rộng là phiên theo âm xưa. – Bô việc : Cũng nói là bua việc, tức việc quan mà dân phải gánh vác. – Tha : chữ [–] (h.v. ) phiên làm tha là theo âm xưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÁo miễn chăn : tức là áo liễn chăn. Miễn là dụng xưa của liễn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDầu bạc dầu xoa : dù là cơm trắng, dù là cơm hẩm, không quản gì.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBát thức : Tám điều biết, là nhãn thức (biết bằng mắt), nhĩ thức (biết bằng tai), tỵ thức (bằng mũi), thiệt thức (bằng lưỡi) thân thức (bằng thân), ý thức (bằng ý), mạt-na thức (bằng sự suy lường), a-lại-da thức (bằng tâm thức, nghiệp báo lấy thức này làm chủ). – Bát phong : Chỉ tám điều có thể lay động (như gió) lòng người, tức là lợi, suy, hủy (hủy báng), dự (vinh dự), xưng (khen), (chê), khổ, lạc. – Càng đè càng bội : Càng đè nén ức chế thì càng thêm xấp bội lên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTam huyền ; tam yếu : Nghĩa-huyền thiền sư, tổ sư của phái Lâm-Tế, đề ra thuyết tam huyền và tam yếu. Tam huyền (ba cái sâu kín) là huyền ở trong thể, huyền ở trong câu và huyền ở trong huyền, gọi là tam huyền môn. Mỗi cái của tam huyền lại gồm tam yếu (điều chủ yếu) gọi là tam yếu môn, tức là trước hết thì chỉ lý, cuối cùng nói thẳng đến tríphương tiện. – Rẽ tam huyền là chia làm ba huyền ; nòng tam yếu là ở trong mỗi huyền lại nòng vào (luồn vào) ba điều gọi là tam yếu. – Ma : chữ hán nghĩa là mài. Một cắt một ma nghĩa là cắt ra (rẽ) rồi lại mài (nòng).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThiếu huyền : Tức là đàn không có dây. Đào Tiềm truyện trong Tấn Thư nói rằng : « Uyên-minh không biết lấy âm luật mà trong nhà có một cây đàn không dây, mỗi khi uống rượu thích thú thường vỗ đàn để ngụ ý ». Lại thấy có câu kệ rằng : « Vô huyền cầm thượng tấu dương xuân ; thiên cổ vạn cổ thanh bất tuyệt (Trên đàn không dây đánh khúc nhạc êm ấm, nghìn đời muôn đời tiếng không dứt), tiếng đàn ấy tỷ dụ phép phật. – Sách : Đối với từ chơi ở dưới, cho nên không phải là chỉ quyển sách mà có giá trị phó từ cũng nghĩa gần như chơi. Ông Đinh Gia Khánh mách với tôi từ hút sách cũng có nghĩa là sách ấy. – Xoang : Nghĩa là đánh (đàn). – Vô sinh khúc : Nhạc vô sinh. Phật giáo giảng không sinh không diệt. Khúc nhạc vô sinh tức là ý ấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChẳng lỗ : Định chẳng có lỗ tức là vô khổng địch, cũng chỉ phép luật. Sách thiền có câu kệ : Tranh tự nhất chi vô khổng địch. Vi quân xuy khởi thái bình ca (Sao giống một cây sáo không lỗ. Vì ngươi thổi lên khúc ca thái bình). Phổ đăng lục quyển 34 có câu : « Địch không lỗ rất khó thổi ». – Phiếm : Tức là thổi sáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCu-Chi trưởng lão : Tức là Cu-Chi hòa thượng thời Đường, tu ở núi Kim-hoa. Một hôm có Thiên-long hòa thượng ở Hàng-châu đến núi Kim-hoa. Cu-Chi đem một việc mình chưa hiểu ra hỏi. Thiên-long dơ một ngón tay để bảo, hòa thượng bèn giác ngộ, sau nói rằng : Ta được phép thiền ở đầu một ngón tay của Thiên-long, ăn suốt đời không hết. Hễ có đệ tử nào đến tham thiền, hòa thượng cũng chỉ dơ một ngón tay mà bảo, không nói gì khác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDiễn-nhã-đạt-đa : Tên người, chữ Phạn là Yajadatta. Kinh Lăng-nghiêm chép : Phật bảo ông Phú-lâu-la rằng : Ngươi dẫu trừ được nghi, nhưng hoặc chưa hết. Ta lấy các việc thế gian trước mắt hỏi ngươi : Ngươi há không nghe trong thành Thất-La có Diễn-nhã-đạt-đa bỗng buổi mai lấy gương soi mặt ; yêu mến cái đầu trong gương thì mày mặt có thể thấy, trách mắng đầu mình thì không thấy mặt mũi nữa, rồi cho là ma quỷ mà vô cố chạy cuồng, ý ngươi thế nào ? Người ấy là vì sao vô cố cuồng chạy ? Ý câu này là nên cười Diễn-nhã-đạt-đa vì quay đầu nên bóng trong gương chớp đi không thấy rồi lại cho là ma quỷ mà bỏ chạy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhuyên kim cương… Bồng lật cức : Dương-kỳ Thiền sư bảo chúng tăng có hai câu kệ rằng :

    Thấu đấc kim cương khuyên,
    Thôn đắc lật cức bồng.

    Nghĩa là :

    Lọt được cái khuyên (vòng) kim cương,
    Nuốt được quả gai lật cức.

    Đại ý nói người tu hành khi đã quán triệt được chân lý, tức là đã giác ngộ được chân không bất nhã, thì các võng niệm tham sân si ái đều tiêu tan hết, tham sân si ái ví như gai góc làm chướng ngại cho đạo. Khi đã quán triệt được trí tuệ « Bát nhã ba la mật » thì năm uẩn, tức là sắc, thụ, tưởng, hành, thức đều là không ; trời đất muôn vật đều ở trong vòng năm uẩn đó, khi chân tâm đã sáng tỏ thì không còn gì là vướng mắc nữa. Chân tâm bao hàm cả vũ trụ muôn vật. Ví như cái vòng kim cương cứng lắm, khi đã thấu triệt được chân tâm tức thấu được cái vòng kim cương, thì không còn gì vướng mắc nữa, đến lật cức bồng (vỏ quả lật có gai tua tủa ra xung quanh) mà cũng nuốt được. – Hầu thông : Hầu đủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXước tượng da : Chưa rõ điển gì. Ông Đinh Gia Khánh góp ý kiến cho là ý nóinuốt lật cức bồng mà da không bị xước, xin ghi lại để đọc giả tham khảo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVô tâm : Không để tâm, không chú trọng vào cái gì cả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTam nghiệp : Tức là nghiệp về thân, nghiệp về miệng, nghiệp về ý. – Sáng thân tâm : Thân là thân mình, tâm là lòng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐạt một lòng : Sáng suốt lòng. - Tổ giáo : Giáo lý của tổ sư.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhận văn giải nghĩa : Theo chữ mà giải nghĩa. – Lạc lài : Sai lệch đi, không đúng. – Thiền khách : Người cư sĩ xin lên đàn thuyết pháp và đối đáp với các tín đồ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChứng lý tri cơ : Chứng là giác ngộ. Chứng lý tri cơ nghĩa là hiểu lẽ mà biết rõ cơ mầu. – Nạp tăng : Thầy tăng mặc áo nạp (nạp, tức là áo cà sa). Câu này nghĩa là để chứng lý cho cứng cáp thì thầy tăng phải khôn khéo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHan : Tức là hỏi. – Hữu lậu : Nghĩa đen là có lọt, từ nhà phật chỉ những phiền não của ba giới, ý nói phiền não lọt vào được. – The lọt duột sừng : The, viết là [–] (chữ hình thanh đọc là the, về sau đọc là [–]), thứ lụa mỏng có lỗ rất nhỏ, thường dùng làm rây. Chữ [–] đọc là lọt, chiếu với chữ lậu ở trên. The lọt là cái rây. Chữ [–] âm hán-việt là thược, nghĩa là cái gáo, cái duộc, cũng viết là [–]. Chúng tôi tưởng âm xưa của nó chính là duộc, rồi sau mới thành âm hán-việt là thược, cũng như chữ [–] âm xưa là thuốc rồi sau thành âm hán-việt là dược. Duộc đây là chỉ cái đồ dùng để múc rượu mà chữ hán gọi là tửu thược. Chữ [–] (lăng) chỉ có nghĩa là một thứ tre, ở sau chữ duộc không có nghĩa gì. Ô. Đinh Gia Khánh khuyên tôi nên phiên chữ [–] làm sàng, nhưng sách nôm xưa tôi chưa thấy sách nào viết sàng như thế mà chỉ thấy viết là [–] thôi. Tưởng chữ ấy phải là cũng chỉ cái đồ để múc rượu như duộc mới phải. Chúng tôi đoán đây là chữ [–], tức sừng in lộn mà thành. Sừng là cái sừng trâu sừng bò xưa người ta dùng để múc rượu (ngày nay ở miền núi người ta vẫn múc rượu bằng sừng) người Trung-quốc xưa gọi là dác. Xem chú về chữ này bên trên thì hiểu thêm nghĩa câu này và thấy phiên như thế này là đúng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐại thừa, tiểu thừa : Phật giáo chia làm hai bậc, đại thừa là đối với người thông minh mà thuyết pháp, tiểu thừa là đối với người tầm thường mà thuyết pháp, để mọi người có thể theo trình độ tri thức của mình mà lãnh hội. Đại khái tiểu thừa là tương đương với giai đoạn trước của phật giáo gồm nhiều yếu tố tu luyện và lễ nghi, đại thừa là tương đương với giai đoạn sau từ thế kỉ thứ V trở đi, gồm nhiều yếu tố triết học.

    Câu này nghĩa là dù ai hỏi đến đại thừa hay tiểu thừa thì cũng đều thưa ngay với người ta rằng nên đứt bỏ hẳn cái lòi tiền (chuỗi xâu tiền) và cái tơ gáo (dây buộc gáo hay gàu múc nước ở giếng).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLòng vốn : Chữ Hán là bổn tâm, cái lòng vốn có, tức là phật tâm. – Thì tiết nhân duyên : Chỉ những nguyên nhân có thể thay đổi lòng người ta như thời thiết thay đổi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTính gương : Tính tức là tự thể của phật tính sáng như gương. – Căn Trần : Nói chung lục căn với lục trần. Lục Trần là sáu cảnh tiếp xúc với lục căn. – Huyên náo : Ồn ào, bừa bãi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVàng chưa hết quặng : Vàng chưa hoàn toàn là vàng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChay cháo : Hai chữ [–] (h.v. trai), [–] (h.v. chúc) phiên làm chaycháo là theo âm xưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSạch giới lòng : Giới lòng, tâm giới tức là điều giới ngăn chặn mọi niềm sai bậy. Sạch giới lòng là giữ tâm giới cho trong sạch.

    Giới tướng là cái giới khiến phải xem tướng là hư không. Bồ tát : Chỉ người tu hành đã có thể tự giác bản tính lại có thể phổ độ chúng sinh, là bực ở giữa La-hán và Phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐi đỗ : Chữ hán là hành chỉ, tức là cử chỉ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTham thiền : Thiền định mà tìm chân lý. – Kén bạn : Tìm bạn giúp đỡ mình trong việc tu hành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDọt xương óc : Tức là nát xương óc. – Chưa thông của báo : Chưa đủ mà trả ơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRèn luyện mới cóc hay : Có luyện (rèn) thì mới giác ngộ (cóc) mà biết (hay).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVô minh : Từ nhà phật nghĩa là ngu si u ám. – Bồ đề : Bồ đề là giác ngộ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhiền não : Chỉ mọi thứ sai lầm do vô minh mà ra, làm phiền não, khổ sở tâm thần. – Rồi : Tức là hết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXem phỏng : Xem mà theo. – Lòng kinh : Nội dung của kinh phật. – Thuyết : Chữ [–] ở đây phiên là thuyết vì có nghĩa là thuyết pháp, không phải là thốt. – Đấu : âm xưa của dấu, nghĩa là dấu vết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHọc đòi : Học theo. – Cơ : Nhà phật gọi cơ tức là cái cơ hội khiến chúng sinh có thể gặp nhân duyên mà giác ngộ. Lời nói của thiền sư thường như vu vơ không bằng cứ vào đâu mà hiểu được, người ta thường gọi là lời nói cơ phong, nhậy bén như máy,sắc nhọn như mũi nhọn, không thể đụng vào nên không vin vào được, songngười có căn tính tốt thì nắm được cơ duyên mà hiểu ngay, giác ngộ ngay; có khi không cần bằng cứ vào lời nói mà chỉ do một động tác của thiền sư, như giơ cái phất trần, cũng giác ngộ được. – Cơ tổ : Cái thời cơ khiến mình nắm được đạo lý của tổ sư mà giác ngộ. – Thiền không : Phép thiền là không, là chân không.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCùng căn bản : Xét đến cùng cỗi gốc tức chân như. – Tả trần duyên : Chữ [–] (h.v. tả) nghĩa là trừ bỏ đi. Tả trần duyên nghĩa là trừ bỏ hết mọi trần duyên. (Đối chiếu với câu Chinh phụ ngâm : Nước có chảy mà phiền chẳng tả). – Trần duyên : Chỉ lục trần. Tức là cái nhân duyên tác dụng đến tâm mà làm nhớp bẩn mờ tối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgã thắng chàng : Cái cờ thắng lợi do ta nắm lấy, chỉ đạo thắng lợi được mọi ác ma. – Chàng phan là cơ của phà Phật. Phật thuyết pháp để hàng phục các ma, dựng cờ để tỏ sự thắng lợi. – Viên tri kiến : Biết và thấy viên mãn, đầy đủ, trọn vẹn. Tri là tri giác rõ ràng, kiến là suy xét để quyết chọn sự lý, phân biệt chính tà. Trữa là âm xưa của giữa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBuông lửa : Tức là phóng hỏa. Rừng tà : Chỉ những điều sai lầm của mình từ trước tới nay. – Đốt hoại : đốt phá đi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTính thức : Cái ý thức về chân tính, về phật tính. – Gươm : Chữ [–] phiên âm là gươm là theo âm xưa. – Quét : Tức là lấy gươm mà lia để trừ cho hết đi, ví như lấy chổi mà quét.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVâng ơn thánh : Chịu ơn của nhà vua. – Xót : Chữ [–] có nhấp nháy, chúng tôi thấy có thể phiên là xót, nghĩa là thương xót, thương yêu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐức cồ : Tức là đức lớn (cồ là từ xưa nghĩa là lớn). Chữ Hán là đại đức, chỉ người có đạo đức cao thượng. – Cầm giới : Giữ giới hạnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐức từ bi : Đức của Phật thương xót mọi chúng sinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkƠn cứu độ : Tức ơn Phật cứu chở cho chúng sinh thoát bể khổ. – Thà : Chữ [–] (h.v. thì) phiên là thà mới có nghĩa. Câu này nghĩa là : Thà chịu đắng cay đau đớn đến tan nát muôn thân cũng đành để mà trả ơn cứu độ của Phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này nghĩa là : Nếu ngoài miệng thì nói tin mà trong lòng cứ lầm lỗi thì dù có dùng vàng ngọc mà thờ Phật cũng không tỏ được rằng mình là ngay thẳng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHai câu này nghĩa là : Phải nên rèn luyện trau dồi lòng mình cho thành sáng suốt và không nên dứt bỏ công phu học đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này nghĩa là phải lay động ý thức để tiến lên chứ chớ có trừng trừng giữ lấy (chấp) ngu si. Không nên lộn ý thức là ngã kiến với tâm là chân như. – Chấp trừng trừng tức là chấp (si).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này nghĩa là : Đè nén những ý niệm sai lầm (võng) mà nên chăm lo luôn luôn. – Xóc xóc tức là săn sóc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCông danh mảng đắm : Nói những người chỉ lo công danh đến nỗi bị đắm duối vào. Mảng là mải.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGồm : Chữ [–] phiên làm gồm là theo âm xưa. – Thực cóc : Thực là giác ngộ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSự tướng : Chỉ những cái về hiện tượng, có sinh có diệt hình ra ở bề ngoài, đây là nói việc dựng cầu đò, xây chùa tháp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCứng hỷ xả : Đối với việc hỷ xả, tức bỏ những cái của mình thì kiên quyết. – Nhuyến từ bi : Về việc từ bi, thương xót thì lòng phải mềm. – Kinh lỏng hằng đọc. Chỉ sự tụng kinh thuộc lòng hoặc sự mặc niệm ở trong lòng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHết sức chùi mài : Hết sức dùi mài (chùi là âm xưa của dùi).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này nghĩa là : Phải làm cho đúng những điều mình thấy, những điều mình hiểu trong khi xem kinh hay đọc sách chép về sự tích của Phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDùng mà lỗi : Không rõ từ dùng có đúng không, xét nghĩa thì thấy phải có nghĩa là chớ, là đừng có lỗi. Có lẽ đúng là do đừng hay dừng chép lộn thành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCùng xơi ngôn cú : Xét thấu đến cùng nghĩa là từng lời, từng câu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCơ quan : Then máy, chỉ chỗ then chốt của giáo lý. – Lật thửa cơ quan : Lật cái then máy để thấy được chỗ kín nhiệm, ví như thấy được tăm hơi ở chỗ kín. – Tăm hơi : Chữ [-] đúng phải phiên là tấm, nhưng đây là do tăm chép lộn thành, vì ở trước chữ hơi thì phải là tăm.Lọt lọc : Từ kép nghĩa là lọt ra. Chữ [-] (h.v. đột) phiên là lọtđ với l là âm tương ứng (lụt viết là [-]).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCơ quan tổ giáo : Cơ quan, xem chú trên. – Tổ giáo : Giáo lý của tổ sư. – Tuy khác nhiều đường : Then máy của các tổ, tuy chia ra nhiều phái (Từ phái Đạt-ma đến Tuệ-năng là sáu tổ. Sau tổ thứ sáu lại chia ra năm phái, tức là Lâm-tế tôn, Qui-ngưỡng tôn, Vân-môn tôn, Pháp-nhãn tôn, Tào-động tôn. Lâm-tế tôn là thịnh nhất mà là nguồn gốc của Thiền-tôn nước ta, nhưng không khác nhau nhiều đâu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMã tổ : Người đất Giang-tây, thời Đường, họ Mã, Pháp danh là Đạo-nhất, đệ tử của Hoài-nhượng thiền sư ở Tào-khê (Thiều-châu), tu ở núi Cung-công, đệ tử đời thứ ba là Lâm-tế, Nghĩa-huyền thiền Sư là tổ sư của phái Lâm Tế.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiêu hoàng : Tức là Tiêu Diễn Lương Vũ đế thời Nam Bắc Triều, đời ấy là đời Đạt-ma dựng lên Thiền tôn ở Trung-quốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCông đức toàn vô : Tiêu diễn mời Đạt-ma đến Kim-lăng hỏi : Từ khi trẫm lên ngôi, dựng chùa chép kinh, có công đức gì không ? Đạt-ma nói : Chẳng có công đức gì cả – Vua hỏi : Chân công đức là cái gì ? Đạt-ma nói : Tĩnh trí diệu viên thì thể tự không lặng, công đức như thế không thể lấy việc đời mà cầu – Vua hỏi : Đệ nhất nghĩa của thánh đế là thế nào ? Đạt-ma nói : Không biết – Khi nghe Đạt-ma trả lời là hoàn toàn không biết thì nhà vua mắng là ngu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSinh Thiên-trúc chết Thiếu-lâm : Chỉ Đạt-ma tổ sư là người Ấn-độ, sang Trung-quốc dựng lên Thiền tôn, chết ở chùa Thiếu-lâm ở phía Bắc núi Thiếu-thất, thuộc tỉnh Hà-nam. – Chôn dối : Nói chôn dối (không thực), vì người ta tin là Đạt-ma hóa, chỉ là chôn cái xác dối thôi ; sau khi Đạt-ma chết truyền thuyết cho rằng có người lại gặp ông trên đường trở về Thiên-trúc – Núi Hùng-nhĩ cũng thuộc tỉnh Hà-nam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThân bồ đề : Thân giác ngộ - Lòng minh kính : Lòng nhưng gương sáng. – Tổ thứ sáu của Thiền tôn là Tuệ-năng, khi mới học đạo, trong khi đương phục vụ giã gạo chợt nghe một người đọc bài kệ của Thần-tú thiền sư :

    Thân tự bồ đề thụ,
    Tâm như minh kính dài.
    Thì thì cần phất thức,
    Vật sử nhạ trần ai.

    (Thân tựa cây bồ đề ; Lòng như đài gương sáng. Luôn luôn siêng lau chùi ; chớ để bụi bặm bám). Đêm hôm ấy, Tuệ-năng đến chỗ viết bốn câu kệ trên, nhờ người viết bốn câu khác ở bên cạnh :

    Bồ đề bản vô thụ :

    Minh kính diệc phi dài.
    Bản lai vô nhất vật,
    Hà xứ nhạ trần ai ?

    (Bồ đề vốn chẳng có cây ; Gương sáng cũng không có đài. Vốn là không có vật gì cả. Bụi bặm bám vào đâu ?) Ý cho bài kệ của Thần-tú còn là câu nệ vào hình tướng (chấp tướng), chưa đạt đến « vô tướng »« vô hình ».

    Bày dơ mặt vách : Đạt-ma từ Ấn-độ sang Quảng-châu. Lương Vũ đế mời đến Kim-lăng để nói chuyện về phật giáo, không hợp, bèn qua sông Trường-giang lên Bắc, ở chùa Thiếu-lâm núi Tung-sơn, suốt ngày quay mặt vào vách mà thiền định trong chín năm, cuối cùng truyền phép cho đệ tử là Tuệ-khả, tức là tổ thứ hai của Thiền tôn, rồi chết chôn ở chùa Định-lâm núi Hùng-nhĩ. Nay ở chùa Thiếu-lâm còn có Diện-bích am, tức là chỗ Đạt-ma quay mặt vào vách.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVương lão chém mèo : Vương lão là Vương lão sư, tức là Phổ-nguyện thiền sư, họ Vương, chịu phép của Mã tổ rồi truyền đạo ở chùa Nam-tuyền (tỉnh An-huy). Một hôm thiền sư thấy hai vị đường chủ (thủ tọa, người phụ trách nhà tăng) của nhà đông và nhà tây tranh nhau một con mèo, thiền sư cầm con mèo lên hỏi : Đại chúng nói được thì cứ được con mèo, nói không được thì chém bỏ. Chúng không ai trả lời, thiền sư bèn chém con mèo. Đến chiều Triệu-châu thiền sư từ ngoài về chùa, Phổ-nguyện nêu việc ấy lên hỏi. Triệu-châu thiền sư không trả lời, chỉ rút giày để lên đầu mà đi ra. Phổ-nguyện nói : Nếu ông có ở đấy (lạt trẩy là lạt lẽo với việc đi, tức không đi) thì cứu được con mèo rồi. Có người hỏi thiền gia lấy sát sinh làm nghiêm giới mà Vương lão lại làm thế là thế nào ? Đáp rằng : Ý giả Vương lão thiền sư đã được thần thông, đã hiểu được phép vô sinh, tự có phép siêu hồn, cái cử chỉ đó, một là giải được sự phân tranh của hai vị thủ tọa, hai là để cho hồn mèo thoát hóa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThầy Hồ xua chó : Lợi-tung thiền sư ở Tử-hồ nham ở dưới cửa có dựng cái bài rằng : Tử-hồ có một con chó, trên thì lấy đầu người, giữa thì lấy tâm người, dưới thì lấy chân người. Ai mà bàn bạc tức bỏ thân mất mạng. Ở trong hội Lâm-tế có hai thầy tăng đến tham thiền, vừa vén rèm vào, thiền sư quát : « Xem chó ». Các tăng quay lại nhìn. Khi sư về phương trượng, có người hỏi chó Tử-hồ ở đâu ? Sư nói : « Gâu gâu ! » Hai thầy tăng không nói gì. – Thầy Hồ tức là Tử-hồ. Trỏ xem trí nhẹ con giường hay côn sàng (sàng âm xưa là giường). Trỏ xem có thể là dựng biển yết thị, trí nhẹ có lẽ là không phải chỉ thực ; con giường hay con dường có lẽ là con ấy, con chó thực. Xin cứ ghi ý kiến ấy lại để tham khảo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGạo chợ Lư-lăng : Nguyệt-luân thiền sư ở Hoàng-sơn, Phủ-châu (Giang-tây), yết kiến Giáp-sơn hòa thượng. Một ngày Giáp-sơn lớn tiếng hỏi : Thầy người xứ nào ? Thiền sư nói : Người Mân-trung. Giáp-sơn nói : Có biết lão tăng không ? Thiền sư nói : Hòa thượng có biết đệ tử không ? Giáp-sơn nói : Không biết thì thày trả tiền giày cỏ cho lão tăng, rồi sau lão tăng sẽ trả giá gạo Lư-lăng cho thầy. Thiền sư nói : Như thế thì chẳng biết. Hòa thượng cũng chưa hiểu giá gạo Lư-lăng là bao nhiêu. Giáp-sơn nói : Thực là con của sư tử, giỏi biết kêu rống. Rồi vào nhà truyền pháp ấn với câu kệ : « Nói thế thực là người anh linh. Đem hết căn cơ tiếp hữu tình. Mới hỏi đến Lư-lăng giá gạo. Toàn nhiên trọn chẳng qua lộ trình ». Ý nói phật pháp như giá gạo chợ Lư-lăng, gạo ngon vô giá, nói bao nhiêu trả bấy nhiêu, không được mà cả, tức người cầu đạo không được ngại gian khổ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSở Thạch đầu : Tức là chỗ đài đá ở phía đông chùa phía nam núi Hành-sơn, chỗ Hy-thiêm thiền sư đời Đường, học trò lục tổ Tào-khê là Tuệ-năng, dựng am để tu, do đó người ta gọi thiền sư là Thạch-đầu hòa thượng. Bấy giờ Thiền tôn ở Giang-tây thì Mã tổ làm chủ, ở Hồ-nam thì Thạch-đầu làm chủ. Triệu-châu có bài kệ rằng : Triệu-châu có lời « Uống chè đi », nạp tăng thiên hạ đều theo về. Chẳng phải Thạch đầu vốn trơn trượt, gọi họ nhiều ít nạp tăng về.

    - Khôn đến thưa đương : Thưa đương là thưa màvâng theo mà đảm đương lấy. Tức là khó đến được chỗ ấy mà vâng theo. Có thể là do thừa dương lộn thành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhá táo : Xưa có Phá-táo-đọa hòa thượng, thường gọi là Phổ-trắc, học trò của Lão-an thiền sư, thông suốt phép thiền định, thường tiêu dao trong núi Tung-sơn. Núi này có miếu rất thiêng, trong miếu có cái bếp, người xa gần đem trâu bò lợn gà đến đó giết để tế, không ngày nào ngớt. Một hôm thiền sư vào miếu, lấy gậy đập vào bếp ba cái mà quở rằng : Bếp (táo) là bùn đất đắp nên, làm sao lại nấu nướng giết hại sinh vật ? Nói xong lại đập luôn ba cái, bếp bị đổ vỡ. Giây lát có một người mặc áo xanh đội mũ đến vái lạy nói : Tôi vốn là thần bếp, lâu đời chịu nghiệp báo, nay nhờ thiền sư thuyết phép vô sinh, tôi được thoát khỏi chốn này, sinh lên cõi trời tốt đẹp, nên đến tạ ơn. (Xem Phật tổ thông trí).

    - Cất cờ : Tức là dựng cờ. Xưa trưởng giả Cấp-cô-độc ở Thiên-trúc đã làm tháp cúng Phật, lại muốn làm cờ phướn để cúng. Ông hỏi Phật nên làm thế nào. Phật bảo nên làm theo các hình sư tử, con trâu, con chim kim thúy, con rồng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCu-chi dơ ngón : Cu-chi trưởng lão tức là Cu-chi hòa thượng thời Đường, tu ở núi Kim-hoa. Một hôm có Thiên-long hòa thượng ở Hàng-châu đến núi Kim-hoa. Cui-chi đem một việc mình chưa hiểu ra hỏi. Thiên-long giơ một ngón tay để bảo, hòa thượng bèn giác ngộ, sau nói rằng : Ta được phép thiền ở đầu một ngón tay của Thiên-long, ăn suốt đời không hết. Hễ có đệ tử nào đến tham thiền, hòa thượng cũng chỉ giơ một ngón tay mà bảo, không nói gì khác.

    Dùng đôi dép cũ ông ang : Có người cho rằng dép cũ có lẽ là theo điển Trần Đạo-minh hiệu Tôn túc ở Mục-châu (Chiết-giang), khi ở chùa Khai-nguyên thường dệt dép cói để nuôi cha mẹ nên lại cũng gọi là Trần Bồ-hài. Sách thiền chép khi quân Hoàng Sào vào cõi, sư treo chiếc dép cói lớn ở cửa thành, Sào muốn bỏ chiếc dép đi, hết sức mà không nhấc lên được, bèn than rằng : Mục châu có thánh nhân, rồi bỏ thành mà đi nơi khác. Ông ang tức là ông ông (Xem Từ hải chữ ông ông) nghĩa là sắc xanh lợt, chỉ sắc của dép cói cũ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLưỡi gươm Lâm-tế : Lâm tế lục nói : Lâm-tế bảo các tăng rằng : Có khi quát một tiếng là bảo kiếm của Kim cương vương. Lưỡi gươm ví như trí tuệ khiến người ta thoát khỏi mọi mối vướng mắc của tình ái, cũng như lưỡi gươm chém đứt mọi xiềng xích. – Lâm-tế : Tức là Lâm-tế Nghĩa-huyền thiền sư, dựng lên phái Lâm-tế của Thiền-tôn.

    - Nạng Bí-ma : Bí-ma-nham hòa thượng ở Ngũ-đài sơn (Sơn-tây) thường cầm một cái nạng gỗ, mỗi khi có tăng đến lễ bái thì nạng vào cổ nói : Ma quỉ nào bảo ngươi xuất gia ? Ma quỉ nào bảo ngươi hành cước ? Nói được thì cũng nạng cho chết, nói không được thì cũng nạng cho chết. Nói mau ! nói mau ! Học trò ít người đáp được. Có Thông hòa thượng ở Hoắc-sơn đến tham thiền, mới vào không làm lễ, giật ngay lấy cái nạng giấu vào lòng. Sư vỗ vào lưng hòa thượng ba cái. Thông đứng dậy vỗ tay nói : Sư huynh ngoài ba nghìn dặm lừa tôi rồi, ngoài ba nghìn dặm lừa tôi rồi. Bèn về.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSư tử ông Đoan : Tây-dư Đoan sư tử ở An-cát châu, ban đầu mới thấy chơi Sư tử thì phát minh được yếu chỉ về tâm, đến yết kiến Long-hoa thiền sư, được chịu pháp ấn, bèn về làng lấy chỉ màu kết làm lốt sư tử, thỉnh thoảng khoác lấy, cho nên người ta gọi là Đoan sư tử. Sư đến Hoa-đình, chúng tăng mời lên tòa, sư lên tòa nói : Sư tử ở Linh-sơn la thét ở trong mây. Phật pháp không thể thương lượng, chẳng bằng đánh cái cân đẩu (nhào lộn). Bèn xuống tòa.

    - Trâu thầy Hựu : Linh-hựu thiền sư ở Qui-sơn (Hồ-nam) ba mươi năm chăn một con trâu, nếu lạc đường vào cỏ rậm thì nắm lỗ mũi kéo về ; nếu phạm lúa má của người thì đánh roi. Điều phục đã lâu, rất dễ thương, vâng lời người bảo. Sau biến thành một con trâu trắng lồ lộ, thường ở trước mặt trọn ngày chẳng đi. Lại một hôm sư lên tòa nói : Lão tăng một trăm năm sau sẽ làm một con trâu ở dưới núi (Xin đừng lộn với điển Thập ngưu đồ không quan hệ gì với Thầy Hựu). – Linh-hựu thiền sư là tổ của Qui-ngưỡng tôn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDơ phiến tử : Có thày tăng hỏi đạo ở Vân-môn thiền sư, sư cầm cái quạt (phiến tử) dơ lên nói : Cái quạt này nhẩy lên Tam thập tam thiên đụng vào lỗ mũi của ông Đế Thích ; con cá chép ở Đông-hải bị đánh một gậy, mưa như chậu đổ, hiểu chăng ?

    - Cất trúc bề : Qui-tĩnh thiền sư ở Quảng-giáo viện tại Diệp huyện, Nhữ-châu (Hà-nam), đến tham thiền với Thú-sơn thiền sư, một hôm Thú-sơn dơ cái trúc bề hỏi : Gọi là cái gì ? Gọi là trúc bề thì xúc phạm. Không gọi là trúc bề là sai trái. Thế thì gọi là gì ? Sứ giật lấy cái trúc bề ném xuống đất mà nói : Là cái gì ! Thú-sơn nói : Mù ! Sư liền giác ngộ - Trúc bề là một vật giống cái lược bí bằng tre, xưa các hòa thượng thường dùng để gãi lưng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXô hòn cầu : Nghĩa-tồn (ông Tồn) thiền sư ở Tuyết-phong, Phúc-châu (Phúc-kiến), 12 tuổi xuất gia, sau ở chùa Bảo-kiếm ở U-châu (Hà-bắc). Sau khi thụ giới, trải qua nhiều thiền hội, làm phạn đầu ở Động-sơn, một hôm lên tòa, tăng chúng họp xong, sư xô (đẩy) ra một quả cầu gỗ, thầy Huyền-sa bắt lấy đem để chỗ cũ. Sư lên tòa nói : ở Nam-sơn có một con rắn mũi giải, các ngươi cần phải coi chừng. Thầy Trường-khánh ra nói : Ngày nay trong nhà này có người táng thân mất mạng. Vân-môn lấy gậy dơ ra trước mặt sư làm ra vẻ sợ.

    - Cầm mộc thược : Lệnh-tuân thiền sư ở An-lạc viện tại Thanh bình sơn Ngạc-châu (Hà-bắc), ban đầu đến tham thiền với Thúy-vi, hỏi thế nào là đích ý của Tổ sư từ Tây-trúc sang ? Thúy-vi nói : Đợi không có người sẽ nói với ngươi. Một hôm Thúy-vi dẫn sư vào vườn trúc, chỉ trúc mà nói : Cây này dài bao nhiêu ? Cây này ngắn bao nhiêu ? Sư chưa hiểu được ý huyền vi. Sau đến chỗ tăng Đại-thông, đem cái cơ quyền khi mới gặp Thúy-vi mà nói rằng : Tiên sư vào bùn vào nước vì ta, chỉ là ta chẳng biết tốt xấu thế nào thôi. Tăng hỏi : Đại thừa là thế nào ? – Là cái dây kéo gàu ở giếng – Tiểu thừa là thế nào ? – Là cái chuỗi tiền – Hữu lậu là thế nào ? là cái rây – Vô lậu là thế nào ? – Là cái mộc thược (cái gáo hay cái duộc bằng gỗ). – Bài phú « Cư trần lạc đạo » của Trần Nhân tôn bằng vào mấy lời trên mà nói : Ai có hỏi đại thừa tiểu thừa là cái gì thì bảo nên dứt bỏ cái lòi tiền (chuỗi tiền, chữ Hán là tiền sách) và cái tơ (chữ Hán là ty, nghĩa là tơ, cũng dùng để chỉ cái dây gàu) gào, tức dây gầu. Ai hỏi hữu lậu vô lậu thì trả lời là cái the lọt, tức cái rây, và cái duộc gỗ (thêm từ sừng làm duộc sừng cho hiệp vần. – Bạn thiên hòa : Các bạn nhà thiền đều… – Chước móc : Trách móc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThuyền-tử dơ chèo : Đức-thành thiền sư tức Thuyền-tử ở Hoa-đình Tú-châu (Chiết-giang), từ khi được tâm ấn của thầy Dược-sơn, cùng với Đạo Ngô và Vân-nham làm bạn đồng đạo, đến khi từ giã Dược-sơn thì nói với hai bạn đồng chí rằng : Các ông nên mỗi người giữ một phương mà dựng tôn chỉ của Dược-sơn, còn tôi thì tính phóng túng chỉ thích ngao du sơn thủy, không có sở năng gì… Nói rồi chia tay, đến Hoa-đình thuộc Tú-châu, chèo một cái thuyền con, tùy duyên qua ngày để tiếp chúng bốn phương qua lại, người đời không ai hiểu chí cao thượng của sư, chỉ gọi là Thuyền-tử hòa thượng. Một hôm đậu thuyền bên bờ, có người hỏi : Việc nhật dụng của hòa thượng thế nào ? Sư dơ cái chèo lên mà nói : Hiểu không ? Người kia nói không hiểu. Sư nói : Chèo bắt dòng xanh, cá vàng may gặp. – Tịn tẩy : Hiểu hết, hiểu rõ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐạo Ngô : Xem chú trên. Đạo Ngô đến Kinh-khẩu gặp Giáp-sơn thiền sư thuyết pháp, có tăng hỏi : Thế nào là pháp thân ? Giáp-sơn đáp : Pháp thân không có tướng – Thế nào là pháp nhãn ? – Pháp nhãn không có vết. Đạo Ngô bất giác bật cười. - Múa hốt cơn ma : Hốt có lẽ là hoảng hốt. Cơn ma có lẽ là cơn hoảng hốt. Có lẽ chỉ việc Đạo Ngô bật cười. – Hoảng thấy quái quàng : Nghe người ta nói quàng xiên mà bật cười lên. Trạm Đường Chuẩn có bài tụng rằng : Tay ta tay Phật, mười tám mười chín. Mây tan trăng tròn, người ngây đêm trốn. Chân ta chân lừa, phóng qua mội chốn. Rây của Bàng-lão ; Duộc của Thanh-bình. Người người sinh duyên, Bắc luật Nam thiền. Đạo Ngô múa hốt ; Hoa-đình chèo thuyền. Tuyết-phong đánh cầu ; Triệu-châu « Uống trà đi » ; Bi-ma nham chống nạng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRồng Yển lão : Văn-yển thiền sư ở Quảng-phụng viện núi Vân-môn, Thiều-châu (Quảng-đông), bảo chúng rằng : Bủa lưới khắp trời đánh rồng, bủa lưới tơ bắt tôm và hến, ngươi bảo ngao sò lạc vào chỗ nào ? Lại nói : Cái gậy hóa làm con rồng, nuốt hết càn khôn thì sơn hà đại địa còn được ở đâu nữa !

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRắn ông Tồn : Nghĩa-tồn (ông Tồn) thiền sư ở Tuyết-phong, Phúc-châu (Phúc-kiến), 12 tuổi xuất gia, sau ở chùa Bảo-kiếm ở U-châu (Hà-bắc). Sau khi thụ giới, trải qua nhiều thiền hội, làm phạn đầu ở Động-sơn, một hôm lên tòa, tăng chúng họp xong, sư xô (đẩy) ra một quả cầu gỗ, thầy Huyền-sa bắt lấy đem để chỗ cũ. Sư lên tòa nói : ở Nam-sơn có một con rắn mũi giải, các ngươi cần phải coi chừng. Thầy Trường-khánh ra nói : Ngày nay trong nhà này có người táng thân mất mạng. Vân-môn lấy gậy dơ ra trước mặt sư làm ra vẻ sợ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCây bách là lòng : Như-tịnh hòa thượng về Tào-động tôn, học đạo với Tuyết-đậu thiền sư, xem cây bách trồng ở trước cửa mà giác ngộ. Ý là tu hành phải vững tâm như cây tùng cây bách. – Thác ra : Sai lầm hóa ra – Phương Thái bạch : Lý Thái-bạch xưng là trích tiên. Phương Thái-bạch chỉ đạo tiên. Ý nói người tu hành nếu không vững thì trước có thể sai lầm mà lạc vào đạo tiên (đạo giáo).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBính đinh thuộc hỏa : xưa ở nơi Tùng lâm là tập thể tăng chúng có đặt chức Bính đinh đồng tử, chuyên giữ việc đèn lửa, phải giữ sao cho lửa khỏi tắt. Thiện tài xưa từng làm chức Bính đinh đồng tử, 53 lần đi tìm thầy học đạo, sau nhờ Quan-thế-âm bồ tát độ cho mà giác ngộ. – Lại lỡ sau lỗi : Sau lại lỡ mà lầm thành. – Hướng Thiên cương : Thiên-cương là tiên sư của đạo phù thủy. Ý câu này nói người tu hành nếu không nhẫn nại kiên trì thì có thể sa vào đạo phù thủy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChè Triệu lão : Tòng-nẫm thiền sư ở Quan-âm viện Triệu-châu tham thiền với Phổ-nguyện thiền sư ở chùa Nam-tuyền (Tỉnh An-huy) – Một ngày ở trong tuyết ngã nằm ra kêu : Cứu với ! Cứu với ! Có một tăng chạy lại nằm ở bên. Sư đứng dậy đi, hỏi người ấy mới đến hay đã đến lâu rồi. Người ấy nói đã đến lâu rồi. Sư nói : Uống chè đi ! Lại hỏi người khác mới đến hay đã đến lâu rồi. Người này nói đến chưa lâu. Sư nói : Uống chè đi… Sau có bài kệ rằng : Triệu-châu có lời « Uống chè đi », nạp tăng thiên hạ đều theo về.

    - Bánh Thiều-dương : Văn-yển thiền sư ở Quang-phụng viện núi Vân-môn Thiều-châu (Quảng-đông) họ Trương, đầu theo Chí-trừng thiền sư ở chùa Không-vương mà xuất gia. Một hôm thiền sư hỏi : minh giáo ngày hôm nay ăn được mấy cái bánh đúc ? Đáp : Năm cái – Hỏi : Lộ-trụ ăn được mấy cái ? Đáp : Mời hòa thượng vào nhà chè uống chè. Thiền sư đang ăn cơm dơ thìa đũa lên nói : Ta không cung dưỡng Nam tăng (Văn-yển người Nam), chỉ cung dưỡng Bắc tăng thôi. Văn-yển cũng thường được gọi là Thiều-dương lão nhân, sau làm tổ sư của phái Vân-môn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRuộng Tào-khê : Sông Tào-khê thuộc Thiều-châu tỉnh Quảng-đông, Trung-quốc, có chùa Bảo-lâm, đời Đường tổ thứ sáu của Thiền tôn là Tuệ-năng ở đấy. – Vườn Thiếu-thất : Thiếu-thất là núi ở tỉnh Hà-nam, phía bắc có chùa Thiếu-lâm là nơi tổ thứ nhất của Thiền tôn là Đạt-ma tu hành. – Câu này có ý chê các đệ tử của Thiền tôn ở Thiếu-thất và ở Tào-khê không chăm lo phát triển sự nghiệp của tổ sư.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGieo bó củi : Tuyết-phong đến thăm Ngộ-bổn thiền sư ở Động-sơn, sư nói : Vào cửa phải có lời nói – Tuyết-phong nói : Mỗ Giáp không có miệng. Sư nói : Không miệng thì phải hoàn con mắt cho ta. Tuyết-phong không nói gì. Gieo một bó củi ở trước mặt sư. Sư hỏi : Nặng nhiều ít ? Tuyết-phong nói : Người cả thiên hạ nâng không nổi.

    - Nẩy bông đèn : Có người cho rằng có thể là do điển Long-đàm thiền sư (ở Quảng-đông) thắp đuốc đốt bộ Thanh long sớ sao của Tuyên-tạc thiền sư tự Đỉnh-châu (Thiểm-tây) gánh đến (định để đả phá tôn chỉ của Thiền tôn) mà nói : Tất cả huyền biện như một sợi lông đặt giữa thái hư ; then máy suốt đời như một giọt nước ném vào biển cả. Xin cứ ghi ý kiến ấy lại để tham khảo.

    - Lộc đào hoa : Trí-cầu thiền sư ở núi Linh-vân, Phúc-châu (Phúc-kiến), ban đầu ở núi Qui-sơn, nhân thấy hoa đào nở mà giác ngô, có bài kệ rằng : Tam thập niên tầm kiếm khách, Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi. Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu. Trực chi như kim cánh bất nghi (Ba chục năm đi tìm kiếm khách, Bao lần lá rụng lại chồi tơ. Từ khi thấy được hoa đào nở. Thẳng đến như nay mới chẳng ngờ).

    - Nghe tiếng trúc : Hương-nghiêm đại sư xuất gia đã lâu mà chưa hiểu được câu « Trước khi cha mẹ chưa sinh ». Một hôm đương làm đất, ném hòn đá vào cây trúc có tiếng kêu, bỗng giác ngộ.

    - Hội chín này là nêu lên những then máy khác nhau của tổ sư các phái.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTượng : Dịch chữ Hán « cái » [-] là lời truyền nghi, dùng để nói việc chưa thật đích xác. – Chúng : Tức là chúng sinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChân không : từ nhà phật chỉ phật, tính hay chân tính vốn là hư không. Chúng sinh còn mê muội không thấy được chân không. Bồ tát thì có tuệ quan chiếu thấu mọi sắc giả dối, đều thấy là không cả, nên gọi là chân không.

    Căn khí : Từ nhà Phật, nói người có năng lực học đạo là có căn khí, căn là rễ do đó mà sinh cây, có cây lớn, cây nhỏ ; khí là cái đồ có thể chứa phúc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVì lòng ta còn vướng, còn tối nên chấp si không thông hiểu được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChứ có phải bởi vì cơ của tổ đến nay vẫn còn bí mật đâu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng tiểu thừa : Nói những người tầm thường chỉ có thể tiếp thu những điều phật giáo dạy ở mức thiển cận. – Cóc hay chửa đến : Chưa hiểu thấu, chưa giác ngộ được. – Bụt sá ngăn : Chứ có phải bởi vì Phật ngăn không cho báu (phép phật) mà thành tựu đâu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThượng sĩ : Từ nhà phật chỉ bậc bồ tát. – Ai chia có : Dù ở sơn lâm hay thành thị đều có thể thành đạo được, không phân biệt (chia).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDù là kẻ nghêng ngang ngựa cao tán cả, nếu có tội Diêm vương cũng không nể.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhưng ở gác ngọc lầu vàng cũng nhiều người được ngục tốt yêu quí (không làm tội) vì là người tốt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrang công danh : Chỉ kẻ ham công danh. – Lòng nhân ngã : Lòng phân biệt người với ta.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhải say sưa đạo đức mà dời đổi thân tâm thì mới gọi là thánh trí được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTuy là người tướng lạ nhưng cũng chẳng khác gì chúng sinh khác đâu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhững người thánh với kẻ phàm thì khác nhau nhiều lắm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBáu sẵn trong nhà : Ở trong nhà là có Phật rồi, không phải tìm ở đâu xa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHễ vô tâm đối cảnh là có Phật, chẳng cần phải hỏi đến phép Thiền.
     
    memco and deathshine like this.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    b) Bài ca « ĐẮC THÚ LÂM TUYỀN THÀNH ĐẠO » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Sinh có nhân thân, ấy là họa cả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ai hay cóc được, mới rằng là đã.
    Tuần này mà ngẫm, ta lại tha ta Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Đắc ý trong lòng, cười riêng ha hả.
    Công danh chẳng trọng, phú quí chẳng màng ;
    Tần Hán xưa kia, xem đà nhàn hạ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    An bề phận khó, kiếm chốn dưỡng thân ;
    Khuất tịch Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link non cao, náu mình sơn dã.
    Vượn mừng hủ hỷ, làm bạn cùng ta ;
    Vắng vẻ ngàn kia, thân lòng hỷ xả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thanh nhàn vô sự, quét tước thay hoa ;
    Thờ phụng Bụt Trời, đêm ngày hương hỏa.
    Tụng kinh niệm Bụt, chúc Thánh khẩn cầu ;
    Tam hữu tứ ân Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ta nguyền được trả (blả).
    Niềm lòng vằng vặc, giác tính quang quang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Chẳng còn bỉ thử, tranh nhân chấp ngã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Trần duyên rũ (lũ) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hết, thị phi chẳng hề ;
    Rèn một tấm lòng, đêm ngày đon đả.
    Ngồi trong trần thế, chẳng quản việc đời ;
    Vẳng vẳng ngoài kia, dầu lòng thong thả.
    Học đòi chư phật, cho được viên thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Xướng khúc vô sinh, an thiền tiêu sái (sá) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ai ai sá cóc, bằng huyễn chiêm bao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Xẩy tỉnh giấc hòe Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, châu ly lã chã.
    Cóc hay thân ảo, chẳng khác phù vân ;
    Vạn sự giai không, tựa dường bọt bã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Đem mình náu tới, cảnh vắng ngàn kia !
    Dốc (đốc) chí tu hành, chỉ lòi bó bả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Lành người chẳng giữ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (chữ), dữ người chẳng hay ;
    Ngậm miệng đắp tai, hề chi họa cả.
    An thân lập mệnh, thì tiết nhân duyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Cắt thịt phân cho, dầu là chim cá Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thân này chẳng quản, bữa đói bữa no ;
    Địa thủy hỏa phong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, dầu là biến hóa.
    Pháp thân thường trú, phổ mãn thái hư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Hiển hách mục tiền, viên dung khỏa khỏa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thiền tôn chỉ thị, mục cử đạo tồn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Không cốc truyền thanh, âm hưởng ứng giã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    So người học đạo, vô số nhiều thay ;
    Trúc hóa nên rồng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một hai là họa.
    Bởi lòng vay vít, trỏ bắc làm nam Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Nhất chỉ đầu thiền, sát na hết cả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Kệ :

    Cảnh tịch nhàn cư tự tại tâm ;
    Lương phong xuy đệ nhập tùng âm.
    Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển,
    Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm (kim).

    Dịch :

    Cảnh vắng nơi yên tự tại lòng ;
    Hiu hiu gió mát thổi rừng thông.
    Giường thiền dưới cỗi kinh một quyển.
    Hai chữ thanh nhàn giá vạn đồng.

    *​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐược thú ở rừng khe mà nên đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHễ sinh ra thân người, đó là tội vạ lớn rồi. Phật giáo xem sinh là cái khổ đầu tiên trong bốn cái khổ : sinh lão bệnh tử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgẫm : Tức là ngẫm nghĩ. – Ta lại tha ta : Ta lại thấy là khỏi được tội vạ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhàn hạ : Chữ hạ phải là [-] mà in lộn làm [-]. Câu này nghĩa là việc Tần Hán tranh nhau cũng xem như không vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhuất tịch : Nơi khuất vắng, vắng vẻ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThân lòng : Thân và tâm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTam hữu : Cũng là tam giới, tức dục hữu là sinh tử của dục giới, sắc hữu là sinh tử của sắc giới, vô sắc hữu là sinh tử của vô sắc giới, nghĩa là sinh tử trong ba giới đều có nhân có quả. – Tứ ân : Bốn ơn. Nói chung về người đời thì có ơn đối với cha mẹ, ơn đối với chúng sinh, ơn đối với quốc vương, ơn đối với tam bảo ; nói về tăng đồ thì có ơn đối với cha mẹ, ơn đối với sư trưởng, ơn đối với quốc vương, ơn đối với thí chủ. – Blả : Âm xưa của trả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVằng vặc, quang quang : Đều nghĩa là sáng. – Giác tính : Tính đã giác ngộ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTranh nhân chấp ngã : Tranh của người, giữ của ta.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrần duyên : Nhà phật lấy sắc thanh hương vị xúc pháp làm lục trần (sáu thứ bụi, sáu bụi là do lòng làm duyên nên gọi là trần duyên). – : Âm xưa của .

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkViên thành : Giác ngộ trọn vẹn, tức là thành tựu trọn vẹn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVô sinh : Phép phật nói bất sinh bất diệt là chân lý của niết bàn. – An thiền : Nói thân và tâm yên ổn mà vào thiền định.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này nghĩa là : Mọi người nên biết rằng sống ở đời chỉ là như giấc chiêm bao giả dối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiấc hòe : Tức giấc chiêm bao (Theo điển Nam kha). - Châu ly : Nước mắt như hạt châu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCóc hay : Tỉnh ngộ, cóc là tinh, hay là biết. - Bọt bã : Từ Kép nghĩa là bọt nước. so với câu Cung oán ngâm khúc : « Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê ».

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐốc : Âm xưa của dốc. - Chỉ lòi bó bả : Nói mặc áo quần như lấy chỉ lấy lòi mà bó vào mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChữ : Âm xưa của giữ. - Câu này nghĩa là : Điều lành đối với người thì mình không giữ cho mình, mà điều dữ đối với người thì mình không biết đến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThì tiết nhân duyên : chỉ những nguyên nhân có thể thay đổi lòng người ta như thời thiết thay đổi. – Ý câu này là nên an thân mà định vững mệnh của mình, không vì nhân duyên gì mà thay đổi tâm mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCắt thịt phân cho : Theo truyền thuyết nhà phật, kiếp trước của Thích-ca cũng làm hoàng tử, gặp giặc cướp nước, phải đem cha mẹ đi lánh nạn, đi lâu hết lương, bèn cắt thịt mình cho cha mẹ ăn, lại một kiếp khác đi trong rừng gặp con cọp mẹ đói không có sữa cho con bú nên cọp con gần chết đói, bèn cắt thịt mình cho cọp mẹ ăn để nuôi con : Ý là không quản chi thân mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐịa thuỷ hỏa phong : Đất nước lửa gió, bốn yếu tố ấy nhà phật gọi là tứ đại, thân thể người ta là do bốn yếu tố ấy họp lại mà thành. Kinh Lăng nghiêm nói Như lai xem bốn yếu tố ấy là bản tính dung thông, tràn khắp pháp giới (vũ trụ), lặng lẽ có thường.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPháp thân : Một trong ba thân của Phật, tức là chân thân của Phật. Ba thân của Phật là pháp thân, bảo thân và ứng thân. Muôn phép trong vũ trụ (hiện tượng) là biểu hiện của pháp thân, tức chân lý vũ trụ. Cái ta chung hợp với muôn phép, tức là bảo thân của Phật. Cảm được chân lý ấy mà xuất hiện ở đời để thuyết pháp hóa độ là ứng thân của Phật, như Thích-ca Mâu-ni. - Thường trú : Tức là có thường không thay đổi. - Phổ mãn thái hư : Đầy khắp trong vũ trụ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHiển hách mục tiền : Rõ rệt ở trước mắt. - Viên dung khỏa khỏa : Chỉ là một thể giống nhau.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMục cử đạo tồn : Mở mắt nhìn là có đạo ở đấy rồi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhông cốc truyền thanh : Như là truyền tiếng ở trong thung lũng trống không, tiếng và vang ứng nhau ngay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrúc hóa nên rồng : Chỉ người học thành đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVì lòng còn vướng vít tối tăm nên chỉ cho phương bắc thì tưởng là phương nam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhất chỉ đầu thiền : Phép thiền ở đầu ngón trỏ cho biết, phải lãnh hội ngay, chứ chỉ khoảnh khắc (sát na) là hết không thấy gì nữa, xem chú về Cu-chi trưởng lão.
     
    memco and deathshine like this.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    c) Bài phú « VỊNH CHÙA HOA-YÊN » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Thể bát vận)

    Buông niềm trần tục, náu tới Hoa-yên.
    Chim thụy dõi tiếng ca chim thụy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Gió tiên đưa đòi bước thần tiên.
    Bàu đủng đỉnh giăng hòa thế giới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Hài trong thả dạo khắp sơn xuyên.
    Đất phúc địa nhìn xem luống kể, kể bao nhiêu dư trăm phúc địa ;
    Trời thiền thiên góp thu thửa lạ, lạ hơn ba mươi sáu thiền thiên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thấy đây : Đất tựa vàng liền ; cảnh bằng ngọc đúc.
    Mây năm thức che phủ đền Nghiêu ;
    Non nghìn tầng quanh co đường Thục.
    Là đá tầng thang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đúc một hòn vẻn vẹn một hòn ;
    Nước suối chảy lan, sâu đòi khúc những dò đòi khúc.
    Cổ miếu gió lọt đàn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vui vui ;
    Non tạnh mưa đậm màu thúc thúc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ngày cây phơi cánh phượng, vườn Thượng uyển đóa tốt dơn dơn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Hang nước miệng hàm rồng, nhả ly châu hột san mục mục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Mùa đông hổ phách sáng khắp rừng thông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Da điểm đồi mồi giốngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hòa vườn trúc.
    Gác vẽ tiếng bồ lao thốc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, gió vật đành đành ;
    Đền ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Cảnh tốt hoa lành ; đồ tựa vẽ tranh.
    Chỉn ấy trời thiêng mở khéo ;
    Nhàn chi vua Bụt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tu hành.
    Hồ sen trương tán lục ;
    Suối trúc phiếm đàn tranh.
    Ngự sử mai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hai hàng chầu rập ;
    Trượng phu tùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mấy chạnh phò quanh,
    Phí thúy sắp hai hàng loan phượng ;
    Tử vi bày liệt vị công khanh.
    Chim óc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bạn cắn hoa nâng cúng ;
    Vượn bồng con kề cửa nghe kinh.
    Nương am vắng Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu mây nhẹ nhẹ ;
    Kề song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vằng vặc núi xanh xanh.
    Huống chi : Vân thủy bằng lòng ; yên hà phải thú.
    Vui thay cảnh khác cảnh hoàng kim ;
    Trọng thay đường hơn đường cẩm tú.
    Phân ân ái am Não am Long Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link;
    Dứt nhân duyên làng Nường làng Mụ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Mặc cà sa nằm trướng giấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, màng chi châu đầy lẫm ngọc đầy sương ;
    Quên ngọc thực bỏ hương giao, cắp nảnh cà một vò (dò) tương một hũ (lũ) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chốn Tiết-dương tiếng nhạc dõi truyền ;
    Voi là đá tính từ chẳng đố Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Xem phong cảnh hơn cảnh Bà Roi ;
    Buông tay cầu chưng cầu Thằng Ngụ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Bao nhiêu phong nguyệt, về cõi vô tâm ;
    Chơi dấu nước non, dưỡng đời thánh thọ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ta nay : Ngồi đỉnh Vân-tiêu, cỡi chơi Cánh-diều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Coi Đông-sơn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tựa hòn kim lục ;
    Xem Nam-hải Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tựa miệng con ngao.
    Nức đài lan nghĩ hương đơn quế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nghe Hằng-nga thết khúc tiêu thiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Quán thất bảo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vẽ bao bụt hiện ;
    Áo lục thù Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tiếng gió tiên phiêu.
    Thầy tu trước đã nên phật quả ;
    Tiểu tu sau còn vị tỉ kheo.
    Thấy đây : Hồ thiên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lẻ lẻ ; xem lâu có nhẽ.
    Tuy rằng học đạo hư vô Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Ngẫm ngọt hỏi thiền ngổn nghĩ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Mở một tấm lòng xét chẳng cùng ;
    Chác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tấc bóng nghìn vàng còn rẻ.
    Hẹn đến lâm tuyền làm bạn, o o o o ;
    o o o o o o, bảo rằng ừ hễ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Đua khoái lạc chân bước lầm chầm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Nhuốm phồn hoa đầu đà bạc tỷ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chẳng những vượn hạc thốt thề Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Lại phải cỏ hoa cười thỉ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Từ đến đây : Non nước đà quen ; người từng mấy phen,
    Đầu khác dễ lên bén bạc ;
    Mặt non hãy một xanh đen.
    Hồ nước gió lựa là lọc nước ;
    Cửa trác gai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phên trúc cài then.
    Đàn khúc nhạc tiếng xoang tiêu đính Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Vỗ tay ca cách lễ vận liên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Lạ những ôi ! Tây-trúc dường nào ; Nam-châu có mấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link !
    Non Linh-thứu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ai đem về đây ;
    Cảnh Phi-lai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mặt đà thấy đấy.
    Vào chưng cõi thánh thênh thênh ;
    Thoát rẽ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lòng phàm thảy thảy.
    Bao nhiêu phong nguyệt, thề thốt chẳng cùng ;
    Hễ cảnh giang sơn, ai nhìn thấy đấy.
    Từ trước nhẫn sau, thấy sao chép vậy.

    * ​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChùa Hoa-yên : Trên núi Yên-tử, căn cứ của phái Trúc-lâm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChim thụy : Chim báo điềm lành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐeo bầu đủng đỉnh đi dạo khắp nơi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBa mươi sáu thiền thiên : Hoặc 4 thiền thiên, hoặc 18 thiền thiên, hoặc 36 thiền thiên, đều là do mức thiền định cạn sâu mà đến được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChữ [–] (h.v. thê) phiên làm thang là theo âm xưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChữ [–] (đàm), chúng tôi ngờ là do chữ [–] chép lộn nên phiên là đàn mới hợp với ý đàn gió.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThúc thúc : Từ xưa hình dung màu đậm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDơn dơn : Từ xưa hình dung vẻ tươi tốt (Phơidơn dơn là do ô. Đinh Gia Khánh góp ý kiến, tôi xin cảm tạ).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHột san : Hột san hô. - Mục mục : Từ xưa hình dung vẻ trong sáng của hòn ngọc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHổ phách : Người ta cho rằng nhựa cây thông chôn dưới đất trải nghìn năm thì thành hổ phách.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiống : Chữ [–] (h.v. đổng) chúng tôi nghĩ phiên là giống thì câu văn mới có nghĩa. Có lẽ là [–] lộn thành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBồ lao : Tức là cái chuông. Bồ lao là một giống thú. Xưa người ta cho rằng con bồ lao ở trong biển sợ cá kình, cho nên cá kình đánh bồ lao thì bồ lao kêu, do đó người ta làm dùi chuông hình cá kình (chày kình) và làm quai chuông theo hình con bồ lao (hơi giống con rồng).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhiến bối diệp : Tấm lá bối đa, tức lá cọ - Túc túc : Từ xưa, hình dung tiếng giọt mưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVua Bụt : Chỉ vua Trần Nhân-tôn là tổ thứ nhất của phái Trúc-lâm, tu hành ở chùa Hoa-yên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgự sử mai : Cây mai tượng trưng cho tiết trong trắng và nghiêm nghị nên ví với quan ngự sử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrượng phu tùng : Cây tùng tượng trưng cho tiết cứng rắn của người trượng phu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÓc : Tức là kêu, gọi. Từ này về sau chỉ thấy dùng trong từ kép eo óc (Tiếng gà eo óc).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAm Não am Long : Tên mấy am là chỗ vua Trần Nhân-tôn khi xuất gia để cho những người thân cận muốn đi theo ở, sau người ta đặt những tên ấy để ghi việc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLàng Nường làng Mụ : Tên mấy làng là chỗ vua Trần Nhân-tôn cho các cung phi thể nữ muốn đi theo ở.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChữ [–] (h.v. chỉ) phiên làm giấy là theo âm xưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkQuên ngọc thực : Quên những món ăn cao lương mỹ vị. - Bỏ hương giao : Bỏ rượu thơm. - Cắp nảnh : Cắp ở bên mình. – : Âm xưa của vò. – : Âm xưa của .

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChẳng đố : Chẳng ghen ghét.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCảnh Bà Roi ; cầu Thằng Ngụ : Không rõ là cảnh nào, cầu nào.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThánh thọ : Chỉ tuổi già của nhà vua. Vẫn là nhắc vua Trần Nhân tôn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVân-tiêu, Cánh-diều : Hai ngọn trong dải núi Yên-tử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐông-sơn : Tức non Đông. - Tự hòn kim lục : Giống hòn vàng sắc lục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNam hải : Đứng ở núi nhìn thấy biển. Đây nói Nam-hải là chỉ nơi ở của bồ tát Quan-thế âm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐơn quế : Cây quế trên cung trăng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiêu thiều : Chỉ khúc nhạc của Hằng-nga trên cung trăng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkQuán thất bảo : Chỉ là cái quán, cái đền làm bằng những thứ châu báu. Quán vốn chỉ đền của đạo giáo. Đây chỉ luôn cả chùa phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÁo lục thù : Chỉ cái áo rất nhẹ chỉ có trọng lượng 6 thù (24 thù mới là một lượng) của các bồ tát và tiên mặc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHồ thiên : Trời ở trong cái bầu, tức là bầu trời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐạo hư vô : Tức là đạo phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgổn nghĩ : Ngẫm nghĩ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChác : Mua giá đắt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHai câu đối này xét thiếu mất 10 chữ, chúng tôi thay bằng dấu o.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBước lầm chầm : Bước vội vàng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBạc tỷ : Từ xưa hình dung đầu bạc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVượn hạc thốt thề : Vượn và hạc hẹn hò thề nguyền làm bạn ở lâm tuyền.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCười thỉ : Cười cợt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCửa trác gai : Cửa vướng gai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiêu đính : Chưa rõ nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCách lễ vận liên : Phiên theo mặt chữ mà không rõ nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTây trúc dường nào : Ở Tây-trúc có giống thế này không ?

    - Nam châu có mấy : Ở nước Nam thì được mấy chỗ như thế này ?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLinh-thứu : Núi ở Trung Ấn-độ, ở gần thành Thượng-mao nước Ma-yết-đà xưa, Thích-ca Mâu-ni từng thuyết pháp ở đấy, nhà phật xem núi ấy là đất thánh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhi-lai : Ngọn núi ở phía đông-nam núi Linh-ẩn thuộc thị trấn Hàng-châu của Trung-quốc. Đời Tấn Tuệ-lý thiền sư lên đấy mà nói rằng : Đây là ngọn nhỏ của núi Linh-thứu ở Trung Thiên-trúc không hiểu bay lại (phi lai) năm nào. Nhân thế người ta đặt tên núi này là Phi-lai phong, cũng gọi là Linh-thứu phong. Đây tác giả cũng vì núi Yên-tử với núi Linh-thứu và cũng gọi nó là Phi-lai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRẽ : Gạt bỏ đi.
     
    memco thích bài này.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    d) Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi chết vào âm ty bảy ngày thấy các địa ngục sống lại làm phú dạy con.

    Nhất thiết thăng trầm ; mệnh sinh ngũ dục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nghiệp nặng nhiều ngày ; sinh loài ngũ trọc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Vì lòng vì dạ, thương cái thương con ;
    Chịu khó đêm ngày, cưu mang đùm bọc.
    Hôm mai lặn lọc, đã bắc thì nam ;
    Làm cửa làm nhà, tranh hơn tranh thiệt.
    Năm năm cày cục, tham sắc tham tài ;
    Xóc xóc lòng lo, chơi bời tửu sắc.
    Tiếng đồn lừng lẫy, tham những vinh hoa ;
    Anh ả nuôi tôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, khoe ăn khoe mặc.
    Tranh nhân tranh ngã, khôn khéo hơn người ;
    Đường phúc đường nhân, chưa làm một chút.
    Danh cao chưng thế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chưa được bao chầy ;
    Một phút mình nay, vô thường thôi thúc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Bắc nam mồ quạnh, ếu ếu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cỏ xanh ;
    Hoàng nhưỡng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thâu đêm, người kêu người khóc.
    Diêm vương đôi hỏi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, lành dữ cho hay ;
    Hắc ám mịt mùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, người ta lúc nhúc.
    Đứa thì cưa xẻ, phân mình làm hai ;
    Đứa thì trói lưng, thương thay vỉ khóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nước đồng bắt uống, một ngày trăm phen ;
    Cháy nát tan tành, lòng thương bức tức.
    Đao sơn vạn nhẫn, ngục tốt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vây quanh ;
    Kiếm thụ thiên trùng, ngưu đầu xuyên xóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Hỏa lò rỡ rỡ, lửa cháy hào quang ;
    Nấu nướng người ta, tan xương nát óc.
    Hàn băng hắt hắt, giá lạnh căm căm ;
    Gieo xuống một khi, hồn xiêu phách lạc.
    Chó đồng miệng sủa, ra những hỏa yên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ;
    Chạy dạo đòi phen, tội nhân xác lác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thiết lư thiết mã, thiết thú thiết ưng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Mổ cắn người ta, xương bay ngổn ngạc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Hoàng tuyền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khi ấy, tiếng khóc rành rành ;
    Chốn vỉ chốn kêu, thâu đêm rào rạc.
    Mình vàng vóc ngọc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đã chết lại sinh ;
    Ngục tốt đứng bày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đã đầy ngạt ngạt.
    Nghiệp phong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thổi đến, xẩy lại lên người ;
    Lục lặc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link một khi, lại xuyên lại xóc.
    Muôn nghìn địa ngục, thây chất chồng chồng ;
    Đứa vỉ đứa kêu, người lo người khóc.
    Dương gian ngỡ dễ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, lấy chết làm chơi ;
    Ngục tốt tiếng hầm, tội nhân lơ lác.
    Mình nằm địa ngục, vò võ đêm ngày ;
    Một mình khó thay, chịu thương chịu bức.
    Chị em chẳng thấy, con cái hay sao !
    Mình khó mình thương, ai coi ai sóc !
    Thuở ngồi chưng thế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chưa được bao chầy ;
    Đến chết bằng nay, người thui người luộc.
    Mệnh sang mệnh khó, tiếng khóc ngập ngừng ;
    Than trách thân rằng, chẳng hay làm phúc.
    Bao nhiêu của tốt, con cái chia nhau ;
    Địa ngục tù lao, một mình chịu chết.
    Ruộng nương nhiều ít, dành để cho con ;
    Tư tiến trai đàn, minh dương thủy lục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Tranh nhau hơn thiệt, kẻ ít kẻ nhiều.
    Cả cỗ người ăn, hề chi đến Bụt ?
    Lòng chẳng có thảo, phô tiếng phô danh ;
    Tranh ngã tranh nhân, chẳng lành một chút.
    Phô danh chép miệng, chẳng kẻo lỗi nào ;
    Địa ngục tù lao, cúi đầu chịu chết.
    Danh cao chưng thế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đồn những sang giàu ;
    Gặp chốn âu sầu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ai vì quan chức ?
    Cho hay là vậy, thí ruộng thí nương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Làm Bụt làm chùa, tu nhân nhẫn nhục.
    Rẻ đường làm phúc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tham những vinh hoa ;
    Chết xuống Diêm-la Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mình sa địa ngục.
    Đến bằng khi ấy, chỉn khá là thương ;
    Lạc phải điều hình, ruột phân chín khúc.
    Ai đà đến đấy, mới biết nguồn cơn ;
    Vò võ đêm sầu, vo ve tiếng khóc.
    Luân hồi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link muôn kiếp, chửa lại lên người ;
    Âm phủ dương gian, tử sinh thôi thúc.
    Cha đà đến đấy, biết được lòng thương ;
    Bảo chúng con bay, ở thì làm phúc.
    Lâm chung số hết, cho kẻo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link luân hồi ;
    Niệm Bụt ăn chay, Diêm vương mới phục.
    Dầu phàm dầu thánh, miễn được an nhàn ;
    Trọng pháp kính thầy, thí bần tác phúc.
    Cơm ăn phải bữa, ai đói thì cho ;
    Bớt miệng xui lòng, một người một chút.
    Kim cương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thường đọc, bố thí làm duyên ;
    Nghiệp dữ thì chừa, lành thì tua cóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Phô người quân tử Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mở miệng trái tai ;
    Hễ kẻ tiểu nhân, cưu lòng độc ác.
    Ai ai tham lợi, phú quí nhiều bề ;
    Cắp một tay không, thấy đâu tiền bạc.
    Chớ còn lo lắng, làm hại khốn dân ;
    Sá cóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tu thân, học đòi ông Mạc.
    Kẻ vào tù rạc, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link những kẻ ngoan hung ;
    Người ở thiên cung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, những người hiền thảo.
    Lòng thương dạy bỏa, thu dữ về lành ;
    Học đạo tu hành, ăn chay thủ giới.
    Thịnh suy bĩ thái, nào được bao lâu ;
    Nhiều rể nhiều dâu, nhiều oan gia nữa.
    Nhiều con nhiều vợ, phiền não buộc ta ;
    Tán cả ngựa cao, ta xem bằng giặc.
    Anh em nội ngoại, ân ái mẹ cha ;
    Để lễ xuất gia Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, báo ơn mới được.
    Hễ đường bạo ngược, sát đạo tà dâm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Tội nặng muôn năm, phải chừa phải bớt,
    Đội ơn trời đất, cha mẹ sinh thành ;
    Cho gấp chớ chầy, tu hành làm Bụt.

    Chú giải bốn bài phú : Nhằm giới thiệu mấy bài văn nôm xưa nhất, chúng tôi chỉ đứng trong phạm vi văn tự mà chú giải về chữ và nghĩa chứ không chú giải về văn chương và về nội dung tư tưởng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgũ dục : Nhà phật gọi ngũ dục là sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục, hoặc tài dục, sắc dục, danh dục, ẩm thực dục (ăn uống), thụy miên dục (ngủ).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgũ trọc : Nhà phật cho rằng thế giới có năm thứ trọc ác, một là mệnh trọc, nói đời người ngắn ngủi, hai là chúng sinh trọc, nói người làm nhiều điều tệ ác, ba là phiền não trọc, nói người tham điều ưa thích, tranh nhau lừa dối, bốn là kiến trọc, nói không theo chính đạo thì tà pháp sinh, năm là kiếp trọc, nói đói kém, trộm cướp, binh đao kế nhau mà nổi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAnh ả nuôi tôi : Anh với chị, bề trên và bề tôi. Chữ [–] âm hán-việt là nôi. Sách Truyền kỳ mạn lục giải âm, nhiều chỗ có chữ [–] dịch chữ [–] nghĩa là người, hoặc dịch chữ [–] nghĩa là ngài, lại có chỗ viết tắt là. Chúng tôi tưởng chữ [–] ở đây cũng cùng một chữ ấy cả. Song không thể phiên là người, cũng thể phiên là ngài, vì hai từ ấy đều có chữ khác cả. Ông Đinh Gia khánh góp ý kiến nên phiên chữ [–] làm muôi là từ xưa chỉ người bề trên. Các từ điển Paulus CủaGénibrel cũng thấy có chữ ấy. Nuôi tôi là người bề trên và người bề tôi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDanh cao chưng thế : Danh cao ở đời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVô thường thôi thúc : Vô thường nghĩa là mọi vật mọi sự ở đời đều trải qua biến hóa luôn luôn, qua bốn tướng là sinh (sinh ra), trụ (ở), dị (khác đi), diệt (tiêu diệt), bốn tướng ấy luôn luôn thôi thúc nhau.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkẾu ếu : Chỉ sắc cỏ. – Cỏ : Chữ [–], do chữ cỏ [–] lộn thành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHoàng nhưỡng : Đất vàng, chỉ đất mồ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐôi hỏi : Tức là đòi hỏi, tra hỏi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMịt mùng : Tức là mù mịt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVỉ khóc : Van khóc, Vỉ là van vỉ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐao sơn vạn nhẫn : Núi dao hàng muôn lưỡi - Ngục tốt : Quân coi ngục ở Âm phủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKiếm thụ thiên trùng : Cây gươm hàng nghìn lớp - Ngưu đầu : Quỉ đầu trâu ở Âm phủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChó đồng thì sủa ra lửa khói.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXác lác : Chữ giác [–] phiên là xác, vì gix là âm tương ứng. Tức là do sự sợ hãi mà nhìn quanh một cách hoảng hốt. Ở đầu sách này đã nhắc đến từ xơ lo xác lác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThiết lư : Lừa sắt. - Thiết mã : Ngựa sắt. - Thiết thú : Muông sắt. - Thiết ưng : Chim ưng sắt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgổn ngạc : Ngổn ngang.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHoàng tuyền : Suối vàng, chỉ Âm phủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMình vàng vóc ngọc : Người sang trọng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgục tốt đứng bày : Ngục tốt sắp bày những người chết để cho nghiệp phong thổi đến thì sống lại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNghiệp phong : Gió nghiệp thổi cho người chết sống lại mà mang lấy nghiệp của mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLục lặc : Một thứ binh khí hình như cái cây nhọn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkỞ Dương gian người ta tưởng dễ, tưởng rằng hễ chết là xong, có ngờ đâu chết mà còn phải chịu hình phạt ở Địa ngục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChưng thế : ở đời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTư tiến trai đàn : Tiến cúng vào đàn chay. - Minh dương thủy lực : Chỉ khắp nơi chúng sinh ở, âm phủ, dương gian, dưới nước, trên cạn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDanh cao chưng thế : Danh cao ở đời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGặp chốn âu sầu : Chỉ nơi địa ngục phải chịu khổ sở.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThí : Tức là bố thí.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRẻ đường làm phúc : Không trọng đường làm phúc. Rẻ là xem rẻ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDiêm-la : Tức Âm phủ. Diêm vương là gọi tắt Diêm-la vương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLuân hồi : Từ nhà phật, nói mọi chúng sinh trong mọi thế giới từ xưa đến nay đều là sống chết lần lượt như quay vòng tròn ở trong sáu đạo, từ kiếp này qua kiếp khác, không bao giờ thôi, duy kẻ nào thành đạo mới thoát khỏi vòng luân hồi ấy. Sáu đạo là sáu đường mà chúng sinh phải đi vòa trong vòng luân hồi, tức là các đường trời, người, a-tu-la, súc sinh, quỉ đói, địa ngục, chúng sinh mỗi loài đều theo nguyên nhân do nghiệp của mình tạo nên mà phải đi vào một đường ấy trước khi được giải thoát khỏi vòng luân hồi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCho kẻo : Cho khỏi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKim cương : Kinh Kim cương chuyên nói về lẽ vô ngã.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTua cóc : Nên biết, nên giác ngộ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhô người quân tử : Tức những người quân tử, người quyền quí. Phô là từ xưa chỉ số nhiều người.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSá cóc : Nên biết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTù rạc : Tức là tù đồ, bọn tù. Rạc trong từ đĩ rạc cũng nghĩa như thế. Ngày xưa người ta thường ghép con đĩ thằng tù để chỉ hai hạng người đáng khinh nhất, nên nói đĩ rạctù rạc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThiên cung : Tức là Thiên đường, chỉ cõi phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐể lễ xuất gia : Làm lễ xuất gia, tức là đi tu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSát đạo tà dâm : Giết người, trộm cướp, gian tà, dâm giật.
     
    memco thích bài này.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    PHỤ LỤC: TÌM HIỂU CHỮ NÔM TÀY

    Trong sách Recueil des chants de mariage Thổ de Lạng-sơn et de Cao-bằng (Sưu tập những câu hát đám cưới của người Thổ ở Lạng-sơn và Cao-bằng), do Viện Viễn đông bác cổ in năm 1941, Ô. Nguyễn Văn Huyên đã phiên âm và phiên dịch ra tiếng Pháp 1716 câu hát của người Tày chép bằng chữ nôm Tày. Đây là một nguồn tài liệu quí báu để nghiên cứu chữ nôm Tày. Ô. Nguyễn Văn Huyên đã viết một bài tự luận nghiên cứu qua thứ chữ ấy và nêu lên những bảng xếp loại chữ theo cách phân phối của mình, cách phân phối ấy chia toàn bộ chữ nôm Tày làm ba loại lớn :

    Loại I gồm ba bộ phận :

    Bộ phận A (bảng IA) là những chữ mượn chữ Hán để ghi âm (150 chữ).

    Bộ phận B (bảng IB) là những chữ mượn chữ Hán đổi dạng ít nhiều để ghi âm (33 chữ).

    Bộ phận C (bảng IC) là những chữ đặc biệt, lấy yếu tố chữ Hán mà tạo nên, mỗi chữ gồm hai phần, một phần là yếu tố âm, một phần là yếu tố nghĩa (110 chữ).


    Loại II là những chữ nguồn gốc Việt-nam, cũng gồm hai bộ phận :

    Bộ phận A là những từ Việt-nam du nhập vào tiếng Tày không thay đổi gì, chia làm 3 phần nhỏ :

    Phần 1o (bảng II A 1o) gồm những chữ do người Tày sáng tạo, giống như bộ phận C ở trên (35 chữ).

    Phần 2o (bảng II A 2o) gồm những chữ dùng chữ Hán đồng âm để ghi âm (29 chữ).

    Phần 3o (bảng II A 3o) gồm những chữ dùng chữ Hán có thay đổi ít nhiều để ghi âm (16 chữ).

    Bộ phận B (bảng II B) là những chữ ghi những từ Việt-nam du nhập vào tiếng Tày nói chệch đi ít nhiều (41 chữ).


    Loại III là những chữ nguồn gốc Hán, gồm hai bộ phận :

    Bộ phận A (bảng III A) gồm những chữ Hán đọc theo âm Hán-Việt (55 chữ).

    Bộ phận B (bảng III B) gồm những chữ Hán mà đọc khác âm Hán-Việt (32 chữ).

    Tất cả các bảng nêu lên 501 chữ.

    Chúng tôi không đồng ý với cách phân tích của Ô. Nguyễn Văn Huyên, song chúng tôi cũng xin phép bằng cứ vào những chữ ông đã nêu lên trong các bảng và những bài hát chữ nôm Tày ông đã cho in đầy đủ để nghiên cứu chữ nôm Tày, vì ngoài ra chúng tôi không có tài liệu gì khác.

    Trước hết xin nêu vấn đề : Có thể gọi là chữ nôm Tày (hay Thổ) được không ?

    Muốn trả lời câu hỏi ấy thì tất phải biết nguồn gốc của thứ chữ này là thế nào. Nếu nó là một thứ chữ đặc biệt của người Tày, do họ mượn chữ của người Trung-quốc đọc theo âm Trung-quốc mà tạo nên, như chữ tục của người Choang chẳng hạn, thì làm sao lại gọi là chữ Nôm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkđược, vì chữ Nôm là thứ chữ đặc biệt của người Việt-nam mượn chữ của người Trung-quốc, nhưng lại đọc theo âm Hán-Việt là âm đặc biệt của mình tạo nên ? Vậy hãy xem nguồn gốc của nó là thế nào.

    Chúng tôi xin xét những bảng theo thứ tự từ sau lên trước và nêu lần lượt những từ Ô. Nguyễn Văn Huyên cho là nguồn gốc Hán, nguồn gốc Việt-nam và nguồn gốc Tày.

    Những chữ mà Ô. Nguyễn Văn Huyên cho là nguồn gốc Trung-quốc xếp vào loại III thì bộ phận A rõ ràng là đọc theo âm Hán-Việt. Bộ phận B thì trong 32 chữ, chỉ có 11 chữ giống như là đọc theo âm Trung-quốc, còn 22 chữ thì rõ ràng là đọc theo âm Hán-Việt, hoặc âm xưa, hoặc âm nay chệch đi chút ít.

    Về loại II là chữ cho là nguồn gốc Việt thì những chữ thuộc các phần nhỏ 1o, 2o, 3o của bộ phận A (các bảng IIA1o, IIA2o, IIA3o) đều là chữ Nôm Việt-nam, tức căn cứ vào âm Hán-Việt. Bộ phận B (bảng IIB) cũng chỉ là chữ Nôm Việt-nam thôi, chẳng có gì khác cả.

    Về loại I thì những chữ thuộc bộ phận A (bảng IA) phần lớn là đọc theo âm Hán-Việt, hoặc âm xưa, hoặc âm nay, cũng như chữ Nôm Việt-nam, chỉ trừ mấy chữ như pia (Hán-Việt là bả), pie (hán-việt là bỉ), sài (hán-việt là trại), săng (Hán-Việt là thăng), sử (Hán-Việt là tự), v.v... là có vẻ theo âm Trung-quốc. Bộ phận B (bảng IB) cũng phần lớn là đọc căn cứ theo âm Hán-Việt, chỉ trừ mấy chữ như giậu [–], goọng [–] là có vẻ theo âm Trung-quốc. Bộ phận C (bảng IC) toàn thể những chữ nêu ra là đọc dựa theo âm Hán-Việt.

    Như vậy thì trên 501 chữ trong các bảng chỉ có chừng hai chục chữ có vẻ đọc theo âm Trung-quốc của chữ Hán. Có thể nói rằng thứ chữ này là một thứ chữ cũng được cấu tạo trên cơ sở của chữ Hán đọc theo âm hán-việt, y hệt chữ Nôm Việt-nam. Nói rõ hơn thì trừ những từ Hán-Việt và những từ Việt của tiếng Việt-nam được du nhập vào tiếng Tày là hoàn toàn viết như chữ Nôm Việt-nam, những từ thuần túy Tày cũng được viết rập khuôn theo qui cách của chữ Nôm Việt-nam, trên cơ sở của chữ Hán đọc theo âm hán – việt, hoặc theo phép giả tá, hoặc theo phép hình thanh. Xem như thế thì có thể khẳng định rằng chữ Tày đó là bắt nguồn ở chữ Nôm Việt-nam.

    Bắt nguồn ở chữ Nôm Việt-nam thì nó phải xuất hiện sau chữ Nôm Việt-nam. Nó lại phải xuất hiện sau khi người Tày học chữ Hán theo âm hán-việt. Nói chung thì người Tày vùng Lạng-sơn Cao-bằng mới bị lôi cuốn vào phạm vi thống trị của các triều đại Việt-nam và phạm vi văn hóa của dân tộc Việt-nam là từ thời Lý, nhất là sau cuộc nổi dậy thất bại của Nùng Trí Cao ở đời Lý Thái-tôn. Nhưng trong thời Lý Trần thì các vua Việt-nam vẫn để cho các tù trưởng Tày được giữ quyền tự trị ở địa phương. Trong tình hình ấy văn hóa Việt-nam chưa xâm nhập mạnh vào xã hội Tày. Nhưng đến thời Lê thì mặc dầu chế độ thổ ty vẫn được duy trì, sự khống chế của Triều đình đối với dân tộc Tày cũng như đối với các dân tộc ít người khác ở miền ngược trở nên chặt chẽ hơn trước, chế độ lưu quan được mở rộng hơn trước, do đó sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược cũng chặt chẽ hơn. Do sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tiếng Việt-nam và chữ Hán của miền xuôi cũng được du nhập vào xã hội Tày. Có lẽ từ đời Lê đã có những thầy đồ ở miền xuôi lên dạy chữ Hán ở miền ngược, do đó những người Tày biết chữ Hán - một phần là những người Viêt-nam thuộc gia đình các quan lại miền xuôi chiêu dân lập ấp đã trở thành quí tộc địa phương mà con cháu họ đã trở thành người Tày - đã dựa vào chữ Hán và chữ Nôm của người miền xuôi mà đặt ra thứ chữ nôm cần dùng trước hết là để ghi chép những thơ ca và truyền thuyết. Thấy trong chữ nôm Tày có những chữ chang [–], dữ [–], [–], mắc [–] (bảng IA), thung [–], trằng [–] (bảng IB), giọc [–] (bảng II A 2o) mà cách đọc giống như có quan hệ với âm xưa của những chữ Hán-Việt : [–] là chang, [–] là chữ – giữ, [–] là gỗ, [–] là mạc, [–] là thung, [–] là tráng, [–] là giọc, chúng tôi đoán rằng chữ nôm Tày phải xuất hiện từ thời Lê về trước. Nhưng xét thời Trần văn hóa miền xuôi chưa xâm nhập rộng rãi vào miền ngược, chúng tôi đoán rằng chữ nôm Tày xuất hiện vào khoảng thời Lê sơ. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nếu chữ ấy là do người ta dựa vào chữ Hán-Việt và chữ Nôm Việt-nam mà tạo nên theo qui cách giống hệt như qui cách của chữ Nôm Việt-nam thì có thể xem nó là một thứ phẩm của chữ Nôm Việt-nam, do đó chúng tôi tưởng rằng có thể gọi nó là chữ nôm Tày được. Đến như chữ của người Nùng mà người ta cũng quen gọi là chữ nôm Nùng thì chúng tôi không có tài liệu để nghiên cứu, không rõ nó có quan hệ gì với chữ nôm Tày và với chữ tục của người Choang - người Choang với người Nùng là cùng một gốc, chỉ có thể nói chắc rằng chữ nôm Tày là do chữ Nôm Việt-nam mà ra chứ không có quan hệ gì với chữ tục Choang.

    Bây giờ xin phân tích chữ nôm Tày.

    Bộ phận chữ nôm Tày chúng ta thấy rõ ràng nhất là bộ phận những chữ thuộc về những tiếng Việt du nhập vào tiếng Tày, tức là bộ phận mượn ở chữ Nôm Việt-nam, bộ phận này có thể phân biệt thành nhiều phần nhỏ tương đương với mấy qui cách viết của chữ Nôm, đặc biệt là bốn cách giả tá và hai cách hình thanh.

    Xem hai bài ca I thì mùa [–] là cách giả tá thứ nhất, hoa [–] là cách giả tá thứ hai, đương [–] là cách giả tá thứ ba, khác [–], chổn (chốn) [–], trước [–] là cách giả tá thứ tư. Quan viên qui chức [–] là cách giả tá thứ hai, nước [–], đưa [–] là cách hình thanh thứ nhất. Đó là chỉ kể những chữ mượn nguyên ở chữ Nôm Việt-nam.

    Theo các bản của Ô. Nguyễn Văn Huyên thì loại chữ này có thể chia làm bốn phần :

    Phần thứ nhất là những chữ Hán-Việt đại khái là những chữ xếp trong bảng III A : Càn khốn [–], Đệ nhất [–], Gia môn [–]. Hạ [–], Hại [–] v.v... Tất cả là 55 chữ.

    Một số chữ xếp trong bảng III B là chữ Hán-Việt theo âm xưa hoặc âm hiện tại, có khi đọc chệch đi một chút do tiếng Việt bị ảnh hưởng của tiếng Tày : Giữ, Hỉ hả, Kim ngần, Khang thái, Khân, Khéc, Lệ, Lương tính, Ngược, Nhị, Nhưởng, Sàn, Tiễn, Vọng. Tất cả là 18 chữ.

    Một số chữ trong bảng IIB cũng là những chữ Hán-Việt như hai hạng trên : Bạn, Danh, Đảng, Đích đảng, Khỏ, Nốp. Tất cả là 6 chữ.

    Lại một số chữ trong bảng IC giống hệt chữ Nôm Việt-nam, đó cũng là những từ mượn ở tiếng Việt hoặc cùng nguồn gốc với tiếng Việt : Chẩy (chạy), Chiêng, Chổi, Chở, Chường, Giải, Háng, Kén, Khay, Khuổi, Lẩu, Mẻ, Ngang (ngay), Rưởi (đời), Vỏ (bố).

    Tất cả những chữ mượn thẳng ở chữ Hán theo cả âm lẫn nghĩa là 94 chữ.

    Bảng ba loại chữ nôm Tày dẫn ở trên : [–]

    Phần thứ hai là những từ Việt thuần túy (có từ nói chệch đi theo ảnh hưởng Tày), chữ viết cũng theo phép giả tá như những chữ về phần trên.

    Những chữ trong bảng II A 2o : Bỏ, Buôn bán, Cỗ, Đông, Khắp v.v... Tất cả 29 chữ.

    Một số chữ trong bảng II A 3o (5 chữ) : Chơi, Đã, Đỡ, Tôi, Sắm,

    Một số chữ trong bảng II B (13 chữ) : Bè, Họ, Khác, Khôn ngoàm, Ngậm nghĩ, Nhợ nhàng, Quén, Sua kẻm (thua kém).

    Bảng IA ghi một chữ thuộc về hạng này : Giờ. Như vậy thì số chữ Nôm Việt-nam theo phép giả tá có trong các bảng là 161 chữ.

    Bảng ba loại chữ nôm Tày dẫn ở trên : [–]

    Phần thứ ba là những chữ Việt thuần túy viết theo phép hình thanh :

    Những chữ trong bảng IIA1o (trừ những chữ nhặt [–], thay [–], lại [–] thuộc vào phần thứ hai ở trên) : Bắt, Chảy, Đi, Giù, Gọi, Hỏi, Nhời v.v... Tất cả là 32 chữ.

    Một số chữ trong bảng IIA 3o và bảng IIB : Đưa, Lừa, Mừng, Nhờ, Quát, Dẫu, Dở, Sang, Vui, Chẻn, Tiểng, Đỏn, Háng, Ngòn (ngon), Nhiệu (nhiễu), Riền vòi (đền bồi), Rieo (theo), Vẻ vang, Vỉ. Tất cả là 21 chữ.

    Số chữ Nôm Việt-nam theo phép hình thanh là 53 chữ.

    Bảng hai loại chữ nôm Tày dẫn ở trên : [–]

    Vậy thì tổng số chữ Nôm Việt-nam được mượn trong chữ nôm Tày có trong các bảng là 214 chữ.

    Sau đây xin phân tích bộ phận thuộc về tiếng Tày gọi là thuần túy, tức không phải mượn ở tiếng Việt, hoặc cũng có từ mượn ở tiếng Việt mà đã Tày hóa hoàn toàn.

    Chúng tôi thấy bộ phận này gồm hai phần chủ yếu là phần viết theo cách giả tá và phần viết theo cách hình thanh, qui cách không khác gì chữ Nôm Việt-nam.

    So sánh với phép giả tá của chữ Nôm Việt-nam thì thấy không có các cách giả tá thứ nhất (như mùa [–]), thứ hai, và thứ năm là những cách riêng ở trong chữ Nôm Việt-nam. Trong chữ nôm Tày chúng tôi thấy dùng phổ biến là hai cách giả tá thứ ba, tức mượn chữ Hán (âm hán-việt) đồng âm mà ghi âm tiếng Tày và cách giả tá thứ tư, tức mượng chữ Hán (âm hán-việt) gần âm tiếng Tày mà đọc chệch đi một chút. Ngoài ra còn có một số ít chữ mượn chữ Hán có vẻ đọc theo âm Trung-quốc, hoặc để nguyên, hoặc đọc chệch đi.

    Về phép hình thanh thì cách cấu tạo của chữ nôm Tày giống hệt cách cấu tạo của chữ nôm Việt-nam.


    Phép giả tá :

    1. Mượn chữ Hán (theo âm hán-việt) mà ghi những từ đồng âm. Một số những chữ ghi trong bảng A : Án, Ấm, Am ức, Báo, Bốc, Cóc, Căn.

    2. Mượn chữ Hán (theo âm hán-việt) mà đọc chệch đi, hoặc chệch giọng, hoặc chệch vần. Bảng IA ghi 89 chữ về hạng này : Au, Bàu, Bầu, Bưởng, Cẩn, Chứ, Đảy, Đẩy, Đo, Đoản.

    Bảng III B cũng có chữ thuộc về hạng này : Rỉ , Riồng, Riắt.

    Trong hai phần này có những chữ theo âm hán-việt xưa nên so với âm hán-việt nay có khác :

    Chang (nay là giang, xưa là trang, chang)

    Dử (nay là tự, xưa là chữ, giữ, dữ)

    Lăng (nay là thăng, xưa là trăng hay tlăng)

    Miác (nay là lạc, xưa là mạc).

    3. Có một số chữ giả tá có vẻ mượn ở chữ Trung-quốc, đọc theo âm Trung-quốc, nhưng số chữ này rất ít. Trong bảng IA chỉ có hơn 11 chữ là : Pái, pay, pay, pan, pia, pie, sai, săng, se, thủ, sừ.

    Bảng IIIB có ghi 11 chữ : Hẩu (cho), kia (nhà), pát (bát) phun (chồng), săm (lòng), xíp (mười), sóa (ngồi), (chịu), (sách), tòng (đồng), xiên (nghìn), chúng tôi cho có lẽ cũng là mượn ở chữ Hán đọc theo âm Trung-quốc.

    Về những chữ gioồm, pioom, vioom của bảng IA thì chúng tôi chưa rõ là giả tá theo âm hán-việt xưa hay là theo âm Trung-quốc.

    Trong bảng IB mà Ô. Nguyễn Văn Huyên ghi những chữ mượn ở chữ Hán đồng âm mà đổi dạng chữ ít nhiều (18 chữ) thì những chữ au, đuổi, hoảng, lái, mấu, nân, năng, phác, phạc, phục, quây, nại, rieo, tự, te, tê, tàu, thung, tráng, ým, viếc cũng là những chữ giả tá như phần trên, duy có một số chữ viết đơn, không nên xếp vào một phần khác.

    Chữ goọng thì nên xem là chữ giả tá mượn của tiếng Trung-quốc, Còn những chữ ăn, đếch, giá, giác, giậu v.v... thì phải xếp vào loại hình thanh ở sau. Riêng chữ [–] thì phần âm phù có vẻ là đọc theo âm Trung-quốc.

    Trong bảng IIB có những chữ phải, roạn, sẩu, tháy, cũng nên xem là chữ giả tá tương đương với những từ Việt đã Tày hóa nên viết khác với chữ Nôm tương đương của từ Việt gốc.

    Như vậy thì số chữ nôm thuần túy Tày viết theo phép giả tá là 186 chữ.

    Bảng các loại chữ nôm Tày dẫn ở trên : [–]


    Phép hình thanh.

    Cũng như chữ hình thanh của chữ Nôm Việt-nam, mỗi chữ gồm hai phần, một phần chỉ nghĩa, thì hoặc dùng bộ thủ của chữ Hán, hoặc dùng một chữ Hán làm nghĩa phù, một phần thì dùng chữ Hán làm âm phù.

    Bân (trời) (bôn + thiên nghĩa là trời).

    Báu (con trai) (bao + nam nghĩa là con trai)

    Bếch (mang) (bách + thủ nghĩa là tay)

    Boóc (hoa) (bốc + thảo nghĩa là cỏ)

    Bươn (tháng) (ban + nguyệt nghĩa là tháng)

    Cần (người) (cân + nhân nghĩa là người)

    Cảng (nói) (cảng viết tắt + khẩu nghĩa là miệng)

    Cón (xưa) (côn + tiên nghĩa là trước)

    Cùng (tôm) (cống + trùng nghĩa là sâu) v.v...

    Nhưng trong số 110 chữ ghi ở bảng ấy có 15 chữ chính là (như trên kia đã dẫn) chữ Nôm Việt tương đương với những từ mượn ở tiếng Việt hoặc cùng nguồn gốc với tiếng Việt. Có mấy chữ cũng là mượn ở tiếng Việt, nhưng vì Tày hóa đã lâu nên viết chữ khác với những từ gốc Việt-nam, tức là chổi, đam, háng, lẩu.

    Ở bảng II B có chữ thê (the) gồm đệ + mịch nghĩa là tơ, cũng thuộc loại chữ hình thanh. Đến như chữ vua cũng thuộc bảng này thì đó là một chữ đặc biệt, cũng theo phép hình thanh nhưng âm phù thì lại dùng chữ Nôm Việt-nam vua và nghĩa phù thì dùng bộ đao, có lẽ lấy ý là vua thì có quyền chém người.

    Số chữ nôm thuần túy Tày viết theo phép hình thanh là 101 chữ.

    Tổng số chữ nôm thuần túy Tày có trong bảng là 287 chữ.

    Bảng các loại chữ Nôm Tày dẫn ở trên : [–]

    Như vậy là trong tổng số 501 chữ khác nhau trong các bảng chữ nôm Tày, có 214 chữ mượn nguyên ở chữ Nôm Việt-nam và 287 chữ mới tạo nên sau cũng theo qui cách của chữ Nôm Việt-nam, trong số này thì hầu hết là mượn chữ Hán đọc theo âm hán-việt, chỉ có hơn hai chục chữ là có vẻ như theo âm Trung-quốc mà thôi.

    Có thể khẳng định lại rằng chữ nôm Tày là em ruột của chữ Nôm Việt-nam.

    *


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNôm chỉ thứ chữ đặc biệt của người Nam. Nhưng dần dần người ta đã quên từ nguyên của nó mà chỉ dùng nó để chỉ thứ chữ thông tục dùng trong dân gian, để đối với Chữ hay chữ Hán là thứ chữ cao quí.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNên chú ý những âm tương ứng như sau : Gi – tr – ch ; t – tr – gi ; Kh – g ( [–] là [–] viết tắt) ; l – m ; s – th ; gi – tr – tl.
     
    memco and An Hòa like this.
  12. thanhtrung.jmo

    thanhtrung.jmo Mầm non

    Cho em xin cuốn này với ạ, em cảm ơn.
     
    Thu VO thích bài này.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Quyển này dự án chưa ra ebook vì vẫn chưa biên tập được phần chữ Nôm, nên bạn đọc sách pdf scan nhé.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

     
    memco thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này