Đánh máy Chung tay phục dựng một cuốn sách xưa

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi hanhdb, 18/3/15.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Sao lại thiếu mất phần xvii Hang Từ Thức, bác Châu ới ời, tự dưng bay mất, nhà có ma??? Hôm nay mới thấy bọn Langsa thâm hiểm, tiếng Việt có 20 truyện, tiếng pháp có 70 truyện là sao?:(
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/3/15
    tducchau thích bài này.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cơ hội ở đây là ngang nhau, vì nguồn để tham gia "chiếm lĩnh" bạn chủ topic đã đưa ra ở bài mở đầu topic. Mỗi người đều có thể "chiếm lĩnh" một phần nếu muốn. :D
     
    ichono87 and tducchau like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Lạ!... :D! 'Bắn súng không nên' thì 'đền đạn' vậy! Mệt bứt hơi mấy bữa... nhưng để mình 'xử' luôn cho gọn! :p!
    Không phải bọn Langsa thâm hiểm đâu, mà là Annamite nhà mình hồi đó hay vậy mà! :p! 20 thì hai mươi, có sao đâu! :D!
     
    ichono87 and hanhdb like this.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đây là ba cuốn sách chứ không phải 1. Cuốn tiếng Việt đến trang 27 là hết, không thấy mấy trang cuối sách. Cuốn tiếng Pháp là bản đầy đủ, phần truyện đến trang 147 và mấy trang cuối sách. Cuốn chữ Nôm có 67 trang, có trang cuối sách. Chắc bản tiếng Việt bị thất lạc gần hết rồi. Bây giờ mà sang Paris vào kho lưu trữ lục chắc tìm thấy. :D
     
    ichono87 and tducchau like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    XVII. Hang Từ-thức

    Ở ngoài bắc có một cái hòn tự nhiên bốn bề đá dựng; đêm ngày sóng tạt bổ ầm ầm. Người ta đặt tên là hang ông Từ-thức. Do cái chuyện nó người ta bày làm vầy:

    Thuở xưa kia, vua tính xây một cái thành chỗ đồng nội kia. Thình lình chỗ ấy có mọc lên một cây vô danh, bông lá lạ thường, đã xinh, mà lại thêm thơm nữa. Ai nấy đều định phải đem dưng cho vua. Vậy mới cho dân canh giữ nhặt nhiệm, kẻo sợ người ta hái bông đi. Thiên hạ đồn dực, đâu đó rủ nhau tới đó coi. Tiên ở hòn nói trước nầy cũng đua nhau đi coi. Mà có nàng Giáng-hương tiên xinh tốt lại gần rờ rẫm cái hoa, rủi rụng xuống. Quân lính mới bắt lại đó. Xúm lại, xin nói, gãy lưỡi cũng không tha. Vừa may có ông Từ-thức, là ông quan lão, nghe đồn, cũng đi tới coi cho biết. Bước vô, thấy bắt buộc làm vậy, thì hỏi lính: “Tội tình chi mà bắt trói người ta lại? Người ta là con gái, mà bắt làm gì tội nghiệp vậy? Tha cho người ta đi!” Lính bẩm: “Bẩm ông, cô nầy ở đâu không biết tới coi, lấy tay núm cái hoa, nó rụng xuống nơi tay; tôi bắt cổ lại đây. Bây giờ ông dạy tôi tha, tôi có dám tha ở đâu?” Ông Từ-thức mới cổi áo, đưa cho thằng lính cho nó đặng nó tha nàng Giáng-hương đi. Sau về nhà. Ông Từ-thức mới nhớ mường tượng hình nhan nàng con gái mình cứu; trong lòng nó bắt khoan khái, nhớ thương, ước cho đặng gặp mặt lại, mới phỉ tâm lòng. Ra vô bâng khuâng tư tưởng, ăn chẳng ngon, nằm chẳng ngủ; thao thức cả đêm. Đang chừng nửa đêm, lồm cồm bò dậy, kêu một đứa hầu thổi lửa thắp đèn; rồi ổng cuống gói, xuống chiếc xuồng, cầm dầm bơi đi, đi bơ vơ, chẳng biết đi đâu. May đâu đi tới hòn tứ bề đá dựng, lại có cái cửa vô; mà cửa đóng. Vậy ổng viết thơ, dán nơi cánh cửa; bỗng cửa tự nhiên khi không mở ra. Ông vào, thấy cõi tiên vui vẻ, cứ xăm đi tới hoài; ngó trước, thấy nàng Giáng-hương ra rước vô cung ở đó vui vẻ đủ no mọi đàng. Đến bữa nàng Giáng-hương phải đi chầu bà chúa tiên, thì đóng cửa lại, dặn ông ở nhà làm gì thì làm, mà đừng có mở cái cửa sau mà khốn; đến nữa, phải trở về, không được ở đó nữa. Dặn dò trước sau phân mình, nàng ấy ra đi. Ông Từ-thức ở nhà nghi hoài: “Mẽ! Nầy! Không biết ý làm sao mà biểu đừng mở cửa sau! Có khi bên kia có giống gì xinh tốt quí báu hơn bên nầy, nên cổ cấm mình vậy chăng?” Lục tặc tới cửa, mở phứt ra. Ngó ra, thấy thế gian; khi ấy mới nhớ nhà. Vậy các tiên ở đó nghe động đất, thì biết; nên về, đuổi ông Từ-thức về, không cho ở nữa. Tưởng là mới đâu vài ba bữa. Ai hay! Về kiếm nhà không được! Nhớ chắc chỗ cũ; mà vào hỏi, thì chẳng thấy một ai quen biết. Hỏi thăm nhà ông Từ-thức, thì họ nói họ không biết, cũng không có nghe tên ấy bao giờ. Hỏi mấy ông bà cả; thì người ta nói: “Thuở trước, đời vua kia vua nọ, thì có ông quan lão tên là Từ-thức; mà ổng chết đã hơn ba bốn trăm năm nay rồi, còn ở đâu?”
     
    ichono87, Cải and hanhdb like this.
  6. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Là một quyển thôi bác, tam ngữ. Sách đủ nguyên bản vì cuốn này là bản scan từ thư viện quốc gia Pháp đó. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguyên cuốn này có tên "Chuyện đời xưa nhón lấy những chuyện hay và có ích" khoảng 74 trang in năm 1866 - Đã được nhà Khai Trí in lại ở miền Nam 1962. Gần đây nhà xuất bản Đồng Nai cũng tái năm 2003, mình đang nhờ người tìm bản này. Với những gì mình biết thì có thể khẳng định đây là cuốn văn chương chữ quốc ngữ đầu tiên được in ra, trước cả thầy Lazaro phiền.
    1866 - 2015: 150 năm tròn cho hành trình trả lại những giá trị văn hóa, những con người bị lịch sử cố tình quên lãng.
    Chu choa bác Châu đả tự lẹ ghê, bác phải thường xuyên đền đạn mới được. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/3/15
    tducchau, 4DHN and Cải like this.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Truyện này là truyện của Việt nam chứ có phải là truyện của Pháp đâu? Cho nên bản tiếng Việt là bản gốc, rồi từ đó dịch ra tiếng Pháp, bản tiếng Pháp đầy đủ thì bản tiếng Việt cũng phải đầy đủ. Nếu in thành 1 cuốn sách thì số thứ tự trang phải liên tiếp nhau chứ? Tôi thấy có bộ sách lớn phải in thành mấy cuốn sách mà số thứ tự trang của cuốn sau tiếp luôn với cuốn trước đó đấy. :D
     
  8. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Phần tiếng việt, Nôm chỉ là lược 20 truyện để in thôi bác, vì sách dịch ra và in sang tiếng pháp cho người Pháp đọc. Sách được đưa vào thư viện quốc gia Pháp làm sao mà thiếu trang được, nhất là cuốn này không cổ lắm (so với lịch sử in ấn của Pháp). Số trang thì nó đúng là kiểu như ba cuốn.
    Đã chế bản xong cả 2 cuốn chuyện đời xưa (thiếu), chuyến đi bắc kỳ năm ất hợi. Tối mình đưa lên sau.
     
  9. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Sách đã được post tại đây
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Cảm ơn mọi người đã tham gia chung sức :D. Bản đầy đủ của cuốn sách này sẽ được cập nhật sớm nhất.
     
    tducchau, Cải and 4DHN like this.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thế 70 truyện bằng tiếng Pháp lấy nguồn ở đâu? Không lẽ người Pháp sáng tác ra à? :D Về lý thì phải có một bản bằng tiếng Việt rồi dịch giả căn cứ vào đó để dịch sang tiếng Pháp. Người Pháp thì làm việc rất khoa học chứ không ẩu tả.

    Tôi chỉ tranh luận để tìm ra chân lý, chứ không có ý gì khác. Cám ơn các bạn vì dự án ebook này! :D
     
  11. coughgerm

    coughgerm Lớp 7

    Bác chỉ là được cái nói đúng nhưng chưa chuẩn. Tớ dịch tạm phần cuối Préface như sau:

    "Tôi nhận thấy rằng sẽ hữu ích khi chia cuốn sách này thành 3 phần. Trong phần đầu, tôi đã cho in 20 truyện đầu tiên bằng các mẫu tự la tinh y như trong sách do ông Trướng Vính Ký xuất bản tại Nam kỳ. Tôi đã dịch toàn bộ tác phẩm từ tiếng An nam sang tiếng Pháp trong phần hai của cuốn sách. Cuối cùng, tôi đính kèm trong phần 3, bản sao chép của 20 truyện đầu bằng ký tự tượng hình. Các học sinh Trường ngôn ngữ Đông phương sẽ thấy ở đây bài tập hữu ích giải mã chữ viết dân gian quá biến hóa và phức tạp, đến nỗi các nỗ lực tuyệt vời của những người nghiên cứu đã cố gắng trong mục đích này, sẽ phải mất một thời gian dài (hay có thể nói sẽ không bao giờ) thay thế hết bằng các mẫu tự la tinh đã sửa đổi. (1)

    (1) Nhân đây tôi có bổn phận cảm tạ Ông Pus Trướng Vính Ký đã vui lòng cho phép xuất bản toàn bộ bản dịch Chuyện dân gian An nam."

    a. Vậy theo tớ nghĩ, cuốn sách này vì được dịch để phục vụ cho những học sinh đang học tại Trường ngôn ngữ Đông phương nên chỉ cho in 20 truyện đầu trong toàn bộ nguyên tác của Trương Vĩnh Ký.
    b. Trong chữ : Pus Trướng Vính Ký, tôi đồ rằng chữ "Pus "là viết tắt của Petrus. Không biết có đúng không, mong các bạn chỉ dạy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/4/15
    tducchau, 4DHN and superlazy like this.
  12. coughgerm

    coughgerm Lớp 7

    Thêm một chút thông tin: Sách gồm 3 phần.
    1. Bản Quốc Ngữ (Trương Vĩnh Ký);
    2. Bản dịch tiếng Pháp của Prof. Abel Des Michels;
    3. Bản phiên Nôm của Prof. Abel Des Michels, thủ bút Trần Nguyên Hanh.

      Nguồn: gallica.bnf.fr/Biliothèque

      Sách in năm 1888, Ernest Leroux éditeur, do Gallica phổ biến, tàng trữ tại Thư Viện Quốc Gia Paris (BNP).
     
    tducchau, 4DHN and hanhdb like this.
  13. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Đấy nhé bác 4DHN, có chuyên gia tiếng Pháp vào xác nhận rồi. Bạn Coughgerm dịch giúp mình phần đầu preface được không? đội ơn nhiều nhiều.
     
    tducchau and 4DHN like this.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đấy, phải thế thì mới được. Công nhận bản in phần tiếng Việt chỉ có 20 truyện đầu tiên, vậy phần bản thảo tiếng Việt còn lại đâu nhỉ? :D
     
    hanhdb and tducchau like this.
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này