Kinh điển Chuông Gọi Hồn Ai - Ernest Hemingway

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi Gassie, 19/9/17.

  1. Gassie

    Gassie Sinh viên năm I

    1.jpg
    2.jpg

    Giới Thiệu
    Chuông Gọi Hồn Ai là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống lại bọn phát xít Franco bảo vệ chế độ Cộng Hòa, một cuộc chiến kéo dài từ năm 1936 tới năm 1939.
    Tác phẩm hé lộ mẫn cảm nhanh nhạy của tác giả trong việc nắm bắt vấn đề trọng tâm của nhân loại trong những năm 1930 của thế kỷ 20, đó là nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Nó là lời tố cáo đanh thép tội ác man rợ của bọn Franco, lên tiếng đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít khi nó vừa trỗi dậy. Đồng thời, bằng cách nhìn, cách nghĩ mới mẻ, Hemingway còn cố gắng giải quyết mối quan hệ giữa nhân dân và lịch sử cũng như những vấn đề về sự sống, cái chết, tình yêu, chỗ đứng và trách nhiệm của mỗi con người trong xã hội mà thực tế cuộc cách mạng Tây Ban Nha đã đặt ra.
    Về mặt nghệ thuật, Chuông Gọi Hồn Ai là đỉnh cao phong cách trữ tình của Hemingway. Tác phẩm cố gắng đi sâu vào miêu tả vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật, thể hiện được những con người cá nhân có nhiều suy tư, có cá tính, gây ấn tượng mạnh mẽ, biết hy sinh cuộc sống riêng tư cho lý tưởng hoặc biết chịu đựng một sự thất bại bên ngoài để đổi lấy sự chiến thắng về tinh thần bên trong. Những đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật và những dòng trữ tình ngoại đề trong cuốn sách khiến cốt truyện của Chuông Gọi Hồn Ai tưởng như đơn giản lại trở nên sinh động, phong phú trong các tình tiết, nhuần nhuyễn và linh hoạt trong kết cấu, cuốn hút hàng triệu độc giả trên khắp thế giới khi tiếp cận tác phẩm.
    ----★----
    Nguồn & Text: @cailubietdi
    Biên Tập: @V/C
    Bìa & Ebook: @inno14
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 19/9/17
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    "Chuông nguyện hồn ai" nghe có vẻ hay và da diết hơn. "Gọi hồn" nghe như pháp sư lập đàn gọi hồn người chết về...:D
     
    sai2006, ANHSHIPPER, cungcung and 3 others like this.
  3. passion9999

    passion9999 Lớp 2

    Em cũng thấy thế [​IMG]
     
    vudung94nb thích bài này.
  4. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Mình chưa đọc tác phẩm này (hình như tủ sách có :d), nhưng đúng là từ bé đã nghe/đọc tên tác phẩm là "chuông nguyện hồn ai" thấy lãng mạn hơn. Những tác phẩm của "bố già" Hemingway thì luôn là Top!!!
    Tit@n
     
    ngockq75 thích bài này.
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    "Nguyện" cũng có nghĩa là "cầu nguyện". Phương Tây họ theo công giáo nên khi chết được làm lễ nhà thờ, được rung chuông cầu nguyện, nhất là những người hi sinh. Dùng vậy thấy được trân trọng hơn.
    Còn dùng từ "gọi" giống như gọi hồn về nhập xác, nghe "liêu trai", ma quái quá.
     
    dxinh89 thích bài này.
  6. V/C

    V/C Mầm non

    Hai ông dịch trước là “nguyện”, ông dịch sau là “gọi" cho khỏi mang tiếng Vẹt.
    Đọc 10 chap đầu thì thấy bản này dịch mượt hơn bản “Nguyện".
     
  7. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Bản dịch trước 75 là "Chuông gọi hồn ai" sau 75 đổi là "Chuông nguyện hồn ai".
    Bản dịch của ông Huỳnh Phan Anh là bản dịch trước 75, sau 75 tái bản lại.
     
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Huỳnh Phan Anh dịch “Gọi” năm 72. Nguyễn Vĩnh & Hồ Thể Tần dịch “Nguyện" năm 1963. Giờ nhiều người vẫn quen gọi bản dịch trước, vì các còm khắp nơi vẫn thích chữ “Nguyện” hơn, dù chưa chắc đã dịch hay hơn.
     
    ngockq75 and Trungndcit like this.
  9. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tiếng chuông báo tử diễn dịch thành tiếng chuông gọi hồn, cầu hồn, nguyện hồn. Nhiều khi ngẫm nghĩ: dịch hay lại không đúng, dịch cho thật đúng nghe lại không hay. Phương Tây họ dịch sát nghĩa : chuông đổ cho ai thì nghe thấy ngọt sớt, chẳng thấy ai phàn nàn. Ta và Tàu mà dịch sát nghĩa thì nghe chẳng giống ai.
     
    LTLenhhoxung thích bài này.
  10. NQK

    NQK Lớp 10

    Có người thấy cái "không quen" thì thành "chướng tai". Tuy nhiên "có người" với "nhiều người" là khác nhau, vì "nhiều" bao nhiêu thì cũng khó nói, phải có khảo sát mới được, thời đại này cứ phải có con số nó mới sát, chứ nói "mọi người", "nhiều người", "đa số" v.v. thì ... bỏ qua. :D

    Cá nhân tôi thấy bản dịch "gọi" hay hơn, ít ra là nội dung dịch tốt hơn.
     
    dongtrang thích bài này.
  11. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Muốn dịch nhan đề "Tiếu ngạo giang hồ'' ra tiếng Việt cho thật hay. Loay hoay mãi không biết dịch sao luôn, đành bó tay. Nhiều khi không dịch lại là hay hơn?
     
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    "giang hồ" thì bé quá, "thiên hạ" cho nó rộng. Trong phim "Anh hùng" (Hero), có Lý Liên Kiệt ấy, "thiên hạ" được mấy anh tây (hay tàu dịch ra tây) dịch đơn giản là "under the sky". Chuẩn từng từ chưa. Ai ở Việt Nam dám cả gan dịch như thế là bị các "cụ nho" chê ngay. :D

    Tác giả Robert Van Gulik với loạt truyện về tri huyện Dee (Địch) có dùng cụm từ "brothers of green woods" trong các tác phẩm của mình (ông viết bằng tiếng Anh, đoạn này anh em cho tôi thời gian xem lại nhé, tôi nhớ mang máng thế...), tôi đọc cũng giật cả mình, nhưng hẳn đó là "lục lâm" rồi chứ còn gì nữa. Thế nên "giang hồ" thì đơn giản là "sông với hồ". Sao phải xoắn. :D.
     
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Người Tàu dịch Tiếu ngạo giang hồ là Khách lãng du tự hào mỉm cười (Smiling, Proud Wanderer) chưa thấy ai chê. Hihi.
     
    NQK thích bài này.
  14. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Một trong những quyển em đọc khá lâu mới xong (dày quá mà...). Khoái cái kiểu chửi um sùm nhưng chả bậy tí nào :D
    Một bản anh hùng ca tráng lệ!
     
    svcntnk42a1 thích bài này.
  15. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Ca này mình theo số đông. :D Vẫn thích chữ Nguyện hơn! Và sẽ tìm đọc bản Nguyện.
    Bằng một cách đọc kết hợp rất-không-giống-ai. :D
    Kết hợp bản pdf mờ mờ tỏ tỏ anh Caruri share và bản audio book trên Youtube, vừa hay và may là truyện này được đọc đúng bởi giọng đọc mình thích, chị Phương Minh. ^^ Tuy đôi chỗ bị mất tiếng, thì căng mắt đọc bản pdf scan.
    Có tiền thì sẽ giải quyết được vấn đề nhanh hơn, bằng cách mua sách in. Cuốn này còn tái bản và vẫn đang mở bán. Tuy nhiên, Covid... :p :p Rứa thôi!~
     
  16. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 6

    Bạn có bản scan không, cho mình ké với nha:rolleyes:
     
  17. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Bạn có thể “đọc ké” ở đây, bản dịch của Nguyễn Vĩnh và Hồ Thể Tần
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ở đây bạn nè!
     
  18. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 6

    Hình như có lỗi bạn ạ!
     
  19. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Em có sửa lại cuốn sách từ chủ thớt, nhiều nhiều lỗi chính tả và sửa lại cấu trúc sách một tí cho chuẩn hơn thôi (không sửa hiển thị nhé - Do đó, các bác sẽ không thấy được sửa hiển thị lúc đọc sách).
    Có một số chỗ cần thỉnh giáo các bác:
    1. Em đã sửa Gẫy thành Gãy (xưa là gẫy, nay là gãy), có thể replace all để trả về ban đầu các bác ợ.
    2. Dầy thành Dày (tương tự trên)
    3. Giòng sông thành Dòng sông (các bác cho em lĩnh giáo tí)
    4. Mấy từ chửi: Đ.M được đổi thành Đệt Mợ; Đ. biết; Đ. cần... vân vân... được đổi thành Đếch biết, đếch cần... (bác nào không thích sửa kiểu này thì có thể chọn Replace all mà trả về ban đầu nhé.
    5. Ngoài ra là lỗi chính tả thông thường (khoảng hơn trăm lỗi, sửa theo từ điển).
    6. Đặt lại kích cỡ cái bìa cho phù hợp với những bác đọc trên ipad hoặc Tablet cho nó đẹp.
    Oài... Forum không ấp được epub lên... các bác chờ tí để các mods và các leaders sửa lại đã nhé.
     

    Các file đính kèm:

  20. ArtIficial

    ArtIficial Mầm non

    Trong tên gốc của truyện là "For whom the bell tolls", chữ "toll" được từ điển Longman dịch là rung của một quả chuông lớn chậm rãi, rung vậy khi ai đó vừa chết. Quả chuông lớn sẽ được hiểu là chuông nhà thờ, đi cùng với những lời cầu nguyện, nên dịch là "Chuông nguyện hồn ai" sẽ sát nghĩa hơn dùng chữ "gọi", dù không hoàn toàn sát.

    Kể cả nếu chữ "gọi" đi ngay sát chữ "hồn" không gây hiểu lầm là "gọi hồn, chiêu hồn", chữ "gọi" lại gây chú ý vào chữ "hồn" trong khi chữ "hồn" không có trong tên gốc của tác phẩm.

    Nếu bác Huỳnh Phan Anh muốn phá cách đặt một cái tên truyện mới, bác có thể đặt "Chuông sầu biệt ai". Hoặc bác cứ dùng tên cũ thì hay hơn.
     
    eta128 and ANHSHIPPER like this.

Chia sẻ trang này