Chuyện đời thi sĩ Tản Đà

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi tducchau, 17/11/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Chuyện đời thi sĩ Tản Đà


    Kỳ 1:

    MỐI TÌNH ĐẦU CỦA THI SĨ NÚI TẢN SÔNG ĐÀ


    x9yju1ux89thq6cfg.jpg


    Trong chuyến công tác về Phú Thọ, tôi đến tìm gặp nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương – Trưởng nam của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và cũng là một nhà Tản Đà học đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời của cha mình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương năm nay đã ngoại cửu tuần, nhưng vẫn minh mẫn. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ nằm trong một con ngõ của thành phố Việt Trì náo nhiệt, ông già có mái tóc trắng như cước ấy kể cho tôi nghe về cuộc đời của người cha lừng lẫy – thi sĩ Tản Đà, với niềm kính yêu vô bờ bến.

    o33mgslsavuwo3afg.jpg

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương – con trai cả của thi sĩ Tản Đà.

    Ai cũng biết, Tản Đà là một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lượng sáng tác của văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20. Dù thời điểm giao thời đầy nhiễu nhương đó, những người theo nghiệp chữ nghĩa như ông đều rất vất vả với cuộc mưu sinh nhưng họ vẫn dành được sự yêu mến từ những người dân. Trong giới văn chương, Tản Đà là một cái tên nức tiếng và cũng giống như nhiều thi sĩ từ cổ chí kim, họ cũng là những người có trái tim đa cảm hơn những người bình thường khác.


    Tình đầu khó phai

    Khi nhắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà, hẳn không thể không nhắc đến mối tình đầu của nhà thơ với cô gái họ Đỗ phố hàng Bồ, Hà Nội. Bởi lẽ, đó là mối tình đầu tiên khi thi sĩ mới bước vào tuổi 19 mơ mộng và hơn thế nữa, mối tình này có ảnh hưởng không nhỏ tới hướng đi trong sự nghiệp sau này của Tàn Đà cũng như để lại nhiều dấu ấn trong những tác phẩm thi văn của ông.

    Khi đó, chàng thanh niên Nguyễn Khắc Hiếu học ở trường Quy Thức (École modèle). Ông từng viết rằng: “Nhà ở phố Hàng Nón, mình đi học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư, bạn hữu mới bắt đầu giao du, con đường thân thế mới mở lối, thời có câu chuyện ở Hàng Bồ”. Hàng Bồ là nơi cô gái họ Đỗ, con nhà tư sản Đỗ Thận cư trú và sinh sống. Cô gái này bán tạp hóa tại cửa hàng riêng của gia đình. Ngay lần đầu tiên nhìn thấy cô gái, chàng trai trẻ Nguyễn Khắc Hiếu đã bị chinh phục. Ông tự thừa nhận rằng: “Không biết có phải tuyệt sắc hay không mà tự con mắt mình khi bấy giờ thời như ngoài người ấy không có ai là con gái”.

    Mỗi buổi chiều đi học từ Gia Ngư về Hàng Nón, nếu trời không mưa gió, Tản Đà đều đi quang Hàng Bồ để được nhìn thấy cô gái ấy. Tản Đà cũng nhờ bạn bè làm mối, nhưng khi nói với anh trai của mình là Nguyễn Tái Tích thì nhận được câu trả lời: “Nhà ta nghèo thư thế, lấy đâu được song mã mà cưới”.

    Tuy nhiên người anh rể của Tản Đà là nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế lại hết sức ủng hộ cậu em vợ trong việc hôn nhân nên đã tự thân đến thăm hỏi, đánh tiếng với gia đình người đẹp. Cha của cô gái là Đỗ Thận không từ chối nhưng có ý nguyện rằng muốn có một anh con rể đỗ cử nhân rồi ra làm tri huyện.

    Đánh giá về nhan sắc của cô gái một cách công tâm, nhà văn Nguyễn Mạnh Bổng viết: “Cô Đỗ thị bán sách ở phố Hàng Bồ, dù chẳng nghiêng nước nghiêng thành nhưng khổ mặt trái xoan, da trắng tóc dài, người nhỏ nhắn xinh tươi, có vẻ yêu kiều ngoan ngoãn, ăn nói dịu dàng lễ phép dễ nghe”. Có người nói rằng, cô gái ấy tên là Đỗ Thị Chính, thường được gọi là Kim Oanh. Lại có ý kiến cho rằng, cô gái ấy tên là Đỗ Thị Thăng, con gái cả của ông Đỗ Thận ở phố Hàng Bồ. Tuy nhiên, mọi người đều khẳng định rằng cô gái ấy thay cha trong coi hiệu sách Cẩm Vân Đường.

    Trong gia đình, trừ ông anh trai Nguyễn Tái Tích ra, ai cũng mong cho Nguyễn Khắc Hiếu được toại nguyện. Trong đó, cô chị Nguyễn Thị Chính là người tận tụy nhất với việc tác thành cho lương duyên của em trai, bà rất ủng hộ cậu em si tình. Biết cô Kim Oanh thỉnh thoảng đi chợ mua sắm nên bà thường xuyên cho Nguyễn Khắc Hiếu đi cùng. Khi đi chợ, cô Oanh bao giờ cũng có một cậu em trai đi hộ tống. Gặp nhau ở chợ, hai người bẽn lẽn nhìn nhau, cậu Hiếu nhờ cô Oanh mua hộ thứ gì đó, nói vài câu bâng quơ. Cô Oanh đỏ mặt lảng ra hoặc chỉ nói được vài câu lí nhí. Hồi đó thế đã là bạo lắm, còn bà Chính ý tứ lảng ra chỗ khác ra vẻ bận rộn mua sắm.


    Chỉ nghe tiếng guốc cũng đủ tình

    qbhhq7d5tq8fitffg.jpg
    Chân dung Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

    Người ta thường nói rằng, tình đầu bao giờ cũng là tình đẹp và với Nguyễn Khắc Hiếu cũng không phải là ngoại lệ. Hơn thế nữa, ông lại là một người vô cùng si tình. Hiếu thừa nhận với chị Chính rằng anh đã nhiều lần qua cửa hàng Oanh nghe tiếng guốc Oanh giòn tan trên nền gạch. Oanh chạy ra cửa, hai người e thẹn nhìn nhau. Có khi Hiếu tạt vào cửa hàng Oanh mua thỏi mực, tập giấy… Sau này, trong tác phẩm của mình là “Giấc mộng con”, tiếng guốc giòn tan trên nền gạch ấy cũng được Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu nhắc lại.

    Có ý kiến cho rằng, mối tình đầu của Nguyễn Khắc Hiếu với cô Kim Oanh là mối tình đơn phương nhưng qua những gì ghi lại được từ lời kể của bà Nguyễn Thị Chính, chị gái của thi sĩ và bà Ấu Doãn – con gái của anh trai Nguyễn Tái Tích – những người đã tham gia vào việc tác hợp cho cậu Hiếu và cô Oanh kể lại, cộng với những điều thi sĩ viết lại trong tác phẩm của mình sau này tình đó hẳn không phải là mối tình đơn phương. Thế nhưng, khi ấy hẳn cậu ấm Hiếu thì si mê, còn cô gái lại rất e thẹn.

    Nhắc lại chuyện anh rể Nguyễn Thiện Kế qua nhà ông Đỗ Thận để đánh tiếng cho em vợ, tuy không bị từ chối nhưng ông Đỗ Thận cũng có ý thử thách khi ra điều kiện rằng muốn có con rể đỗ cử nhân và làm tri huyện. Đây cũng là một lý do khiến Tản Đà dấn thân vào con đương khoa cử như ông từng viết: “Mục đích sự học ở khoa cử, tiền đồ khoa cử có quan hệ với tình duyên”.


    Tan vỡ mối tình đầu

    Năm đó, Nguyễn Khắc Hiếu hỏng thi ngay đệ nhất trường. Chàng trai trẻ gửi ống quyển và lều chõng cho người nhà, tức tốc lên tàu về Hà Nội và tới thẳng phố Hàng Bồ. Khi tới nơi thì người đẹp đã lên xe xuất giá theo chồng. Sáng hôm ấy, phố Hàng Bồ, xác pháo đỏ thềm nhà Cẩm Vân Đường, cô gái họ Đỗ xinh tươi trong quần áo cưới, buồn rầu bước lên xe song mã. Vừa thi trượt, lại thêm cú sốc người trong mộng rẽ bước sang ngang, Nguyễn Khắc Hiếu buồn bực bỏ lên Việt Trì. Từ trường thi về tới Hà Nội cho tới khi lên Việt Trì, bên cạnh Nguyễn Khắc Hiếu luôn có người bạn là Nghiêm Phúc Đồng đi cùng để an ủi chàng trai trước những cú sốc này. Tới Việt Trì, sau khi an ủi bạn, Nghiêm Phúc Đồng chia tay Nguyễn Khắc Hiếu, sau đó Nguyễn Khắc Hiếu lại đi Hòa Bình. Về mối tình đầu tan vỡ, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã phải cảm thán bằng hai câu thơ: “Vì ai cho tớ phải lênh đênh/Nặng lắm ai ơi một gánh tình”.Ông Nguyễn Khắc Xương nói rằng “Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thất tình mà đến điên rồ” bởi trong di cảo của mình, Tản Đà viết: “Đến lúc thi hỏng luôn hai khoa mà ý trung nhân xuất giá thời có đáng chán hay không đáng chán?

    Anh rể Nguyễn Thiện Kế ái ngại tình cảnh của Tản Đà nên đã quyết định đưa ông về Nam Định giới thiệu với nhà tư sản nức tiếng thời bấy giờ là Bạch Thái Bưởi. Nhưng tất cả những nỗ lực của anh em, bạn bè và người thân chỉ có thể làm cho nỗi đau của chàng trai trẻ tạm thời lắng xuống chứ không thể xoa dịu được nỗi đau tinh thần quá lớn của chàng trai mới bước vào đời.

    Từ Nam Định về Sơn Tây, Tản Đà về sống tại ấp Cổ Đằng huyện Tùng Thiện của anh rể Nguyễn Thiện Kế. Ông từng bi quan mà than rằng: “Cái bụng chán đời đến cực điểm, sau quyết mong tịch cốc để từ trần”. Cũng bắt đầu từ đây, Tản Đà bắt đầu làm bạn với rượu để vơi đi nỗi sầu trong lòng. Ông thường xuyên không ăn cơm mà chỉ uống rượu suông cho tới khi thật say. Sau ba tháng theo lệnh gia đình, ông giã từ ấp Cổ Đằng về Khê Thượng. Cách thức ăn uống của ông cũng rất kỳ quái: Mỗi ngày chỉ ăn hoặc thủ heo, hoặc con gà, con vịt hoặc con cá. Tất cả đặt trong mâm với con dao, đĩa muối, rượu thì uống hũ không uống chai. Bữa ăn cũng rất vô thường, nếu về đêm có khi thắp 28 ngọn nến gọi là “nhị thập bát tú”, có khi thắp bảy ngọn nến gọi là “thất tình đàn”. Ông không ăn cơm suốt sáu tháng liền.

    Thế mới thấy, tình yêu có ý nghĩa lớn đến như thế nào trong đời sống của mỗi con người. Với những người bình thường, chuyện yêu đương rồi thất tình gây cho họ không ít những đảo lộn trong cuộc sống. Với những thi sĩ vốn đa sầu đa cảm, nặng tình hơn người như Tản Đà, sự đả kích ấy còn nặng nề hơn rất nhiều.

    Theo những người trong gia đình kể lại, vào thời gian đó ấm Hiếu rất thất thần, nhiều khi đang đêm ra bờ ruộng ngồi ngắm về núi Tản. Ông không muốn nhìn muốn gặp bất cứ ai mà đến ở trong một cái lều gạch bỏ hoang của anh cả Nguyễn Tái Tích và chỉ nhận thức ăn từ một người trong họ đưa đến. Có lần Tản Đà cho bạt hết bụi tre ở đầu nhà để nhìn về núi Tản cho khỏi vướng mắt. Ông cũng thường ngồi ngoài trời, làm thơ về đêm, sương phủ bạc xóa mái đầu. Nhân dân trong vùng đều kinh ngạc gọi là “Ông trạng Cứu”.


    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Còn tiếp)
     
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Kỳ 2:

    MỐI TÌNH THỨ HAI VỚI “NGƯỜI ĐẸP PHỦ VĨNH TƯỜNG”

    bilumprgd294d04fg.jpg

    Phủ Vĩnh Tường nay là huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc vốn là địa danh khá có tiếng với bài thơ Khóc ông phủ Vĩnh Tường của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Đây cũng là địa danh gắn bó với thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khi ông dùi mài kinh sử từ năm 20 tuổi đến năm 24 tuổi để đạt được ước vọng với cô gái họ Đỗ.

    Thời gian này, ông Nguyễn Tái Tích làm giáo thụ (Viên chức trông coi việc giáo dục tại một phủ trong thời phong kiến và Pháp thuộc) ở phủ Vĩnh Tường. Lần thứ hai trở lại phủ Vĩnh Tường của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là vào mùa đông năm Quý Sửu 1913 sau những ngày điên rồ vì sự tan vỡ của mối tình đầu ở Cổ Đằng và Kê Thượng.


    Dù về Vĩnh Tường với mục đích chủ yếu là dùi mài kinh sử nhưng thực sự Nguyễn Khắc Hiếu chưa thực sự chuyên tâm cho việc học lắm. Cũng tại đây, nhi sinh Nguyễn Khắc Hiếu lại có thêm một thiên tình sử mới – một thiên diễm tình cũng đẹp và buồn như trong những câu truyện cổ.


    Cô gái tài sắc vẹn toàn “hớp hồn” thi sĩ ngay lần đầu gặp mặt

    wb7665sxwubxw34fg.jpg
    Những mối tình thực mà như mộng của Tản Đà là nguồn cảm hứng giúp thi sĩ viết nên những vần thơ tuyệt tác.

    Phủ lị Vĩnh Tường khi đó đóng ở xã Vũ Di với hai thôn An Cát và Bồ Điền. Thôn An Cát có một đàm nước lớn, rộng khoảng 60 mẫu, xung quanh cây cối rất rậm rạp, nhân dân gọi là Vực Xanh hay Vực Cát. Vũ Di giáp với Tứ Trưng cũng có một đầm nước lớn là đầm Dưng, xung quanh đều là bờ bụi lau lách rất um tùm nơi có nhiều chim chóc. Tri phủ Vĩnh Tường khi đó là Vũ Duy Kiểm, từng là cựu đội trưởng phong trào Cần Vương.

    Khi phong trào thất bại, ông ra đầu thú và được bổ nhiệm chức tri phủ Vĩnh Tường. Vũ Duy Kiểm không có con trai mà chỉ có hai cô con gái. Người con gái lớn sau lấy tri huyện Vĩnh Tường khóa ngay sau cha mình. Cô con gái út tên là Vinh, thường được gọi là Út Vinh rất xinh tươi và được cha rất mực cưng chiều. Vốn xuất thân là một đội trưởng võ đội của nghĩa quân Cần Vương, Vũ Duy Kiểm dạy cho con gái út cưỡi ngựa, bắn cung, lại cho học chữ hán, chữ quốc ngữ và dạy cho làm thơ phú. Cô Út Vinh cũng được biết đến là người biết chơi đàn có tiếng.

    Sau này, trong một bài văn hồi tưởng lại về vẻ đẹp của cô Út Vinh, Tản Đà viết: “người con gái quan tri năm xưa đàn hay chữ tốt, thường cưỡi ngựa bắn súng, mặc yếm đào cài bông hoa trắng, chân đi giày chấn thoa”. Khi Nguyễn Khắc Hiếu về phủ Vĩnh Tường lần thứ hai, cô gái ấy vừa độ tuổi mười lăm, cái tuổi hoa nở trăng rằm phô hết vẻ đẹp của người thiếu nữ. Cô gái tài hoa mỹ sắc ấy đã đem lòng yêu chàng lãng tử tài hoa Nguyễn Khắc Hiếu.

    Khi ấy, nhà quan tri huyện và nhà của giáo thụ ở hai bên bờ của một chiếc ao thả sen. Vũ Duy Kiểm cho xẻ ao sen thành hai ao. Ao phía bên nhà tri phủ có xây một chiếc cầu ao nhỏ xinh ngay cạnh bóng cây khế. Cô Út Vinh vẫn thường ra cầu ao rửa chân tay và và chơi ở gốc khế bên cầu ao. Bản thân viên tri huyện cũng rất quý mến Nguyễn Tái Tích là bậc đại khoa và Nguyễn Khắc Hiếu vốn nổi tiếng là thần đồng.

    Hai cô con gái của viên tri phủ cũng thường xuyên sang nhà ông bà Tích bởi viên tri phủ nhờ ông giáo thụ kèm cặp việc học của cô con gái út còn Nguyễn Khắc Hiếu được vinh dự làm phụ giảng trong lớp học ấy.

    Hình ảnh mà Nguyễn Khắc Hiếu không thể nào quên được cho mãi đến tận về sau đó là hình ảnh cô Út Vinh ra đốt đuốc rửa chân ở cầu ao, ánh đuốc soi tỏ mặt hoa và vòng ngọc xuyến vàng lóng lánh. Hình ảnh huyền ảo và lộng lẫy này in sâu trong ký ức của Tản Đà, sau được nhà thơ gợi lên lung linh diễm lệ trong “Giấc mộng con” khi tả cảnh thăm đền Taj Mahaj ở Ấn Độ: “Bước chân từ trong đền ra, một lúc lâu, giăng lên, bỏ kính đi, bầu giời quang sáng, mặt đá lóng lánh cảnh sắc càng đáng yêu, hoảng như khi ở nhà còn được xem ở dưới lòng nước sâu cái bóng người con gái 18 tuổi rất trắng đẹp, đêm, tay đeo toàn đồ vàng cầm đuốc sáng đứng ngang bên bờ ao”.


    Duyên không thành do không môn đăng hộ đối

    2ycwh6p3lasf891fg.jpg
    Một trong những lý do khiến Tản Đà không đến được với những mối tình trong mộng của mình là bởi cái nghèo.


    Vì nhà giáo thụ nghèo, đông miệng ăn nên Hiếu vẫn thường phải đi giã gạo, vớt bèo, kiếm củi và thỉnh thoảng đi bắn chim về làm thức nhắm. Khi đó ấm Hiếu có một người bạn đồng môn là Hoàng Văn Bôi ở Vũ Di là môn sinh của ông giáo thụ. Hai người thường lén lút trốn ông giáo thụ rủ nhau đi xem chèo, đi xem hát Ví, hát Trống quân. Nhiều lần, họ gặp cô Út Vinh mặt hoa da phấn cưỡi ngựa mang súng đi săn. Có lần gặp nhau bên đầm Dưng, cô cất tiếng cười giòn tan, gọi đùa Hiếu là Chu Mãi Thần làm cho cậu quên cả mệt nhọc, quên cả sức nặng của bó củi mới kiếm được đang đè trên vai.

    Rồi chuyện tình cảm của ấm Hiếu và út Vinh cũng đến tai quan tri huyện. Cô Út Vinh bị cha trách mắng, còn gia đình quan giáo thụ phải sửa soạn chai rượu gói chè sang nhà quan tri tạ lỗi “gia giáo bất nghiêm”.

    Mối tình của Nguyễn Khắc Hiếu và cô Út Vinh cứ nhẹ nhàng, lặng lẽ như vậy cho tới mùa thu năm Nhâm Tý. Lúc này, tri huyện Vũ Duy Kiểm được thăng chức lên làm án sát Hải Ninh. Đây là tin vui với gia đình của viên tri huyện nhưng lại là một tin không mấy tốt lành cho mối tình mới chớm của cậu học trò Nguyễn Khắc Hiếu và cô Út Vinh bởi Nguyễn Khắc Hiếu đã sớm nhìn thấy hiện tại tình duyên sẽ chỉ là những kỷ niệm đẹp và buồn.

    Cũng đúng lúc này, Nguyễn Khắc Hiếu phải dời phủ Vĩnh Tường về thành Nam để dự khoa thi năm Nhâm Tý. Lúc chia tay, thi sĩ không được gặp lại cô Út Vinh do cô bị cha quản thúc. Lúc này, tình cảm của hai người đã rất sâu đậm do cô Vinh vẫn chưa lập gia đình. Khi Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lần thứ hai thi trượt thành Nam, cô Út Vinh tài sắc đã bị cha ép buộc lấy làm lẽ thứ ba một viên tri huyện vừa cao tuổi vừa xấu xí. Sau này, cô Vinh chê chồng mang con về phủ Vĩnh Tường ở với mẹ và cắt đứt hẳn quan hệ với người chồng ấy.

    Sau mối tình đầu dang dở với cô con gái nhà họ Đỗ ở Hàng Bồ, mối duyên không thành với người đẹp phủ Vĩnh Tường cũng để lại cho Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu một vết thương lòng. Nó cũng để lại cho ông nhiều trăn trở, suy tư về những chuyện ngang trái ở đời và kiếp tài sắc bạc phận của những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ.


    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/11/13
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Kỳ 3:

    NGƯỜI VỢ TẢO TẦN CÙNG TẢN ĐÀ BÔN BA SÔNG HỒ

    4dbraajeafsxpknfg.jpg


    Sau mối lương duyên không thành với cô Vinh – người đẹp phủ Vĩnh Tường, thi sĩ Tản Đà có thêm một mối tình với một người phụ nữ được ông gọi là “người đẹp hoa đào” trước khi có cuộc hôn nhân chung thân với bà Nguyễn Thị Tùng – người vợ đã cùng ông bôn ba sông hồ, trải qua cả những vinh quang lẫn đắng cay nhọc nhằn của thi sĩ lạc thời.



    Mối tình với “người đẹp hoa đào”

    z5aioe2cv9asvs6fg.jpg
    “Người đẹp hoa đào” là mối tình dang dở thứ ba trước khi thi sĩ Tản Đà có cuộc hôn nhân chung thân với bà Nguyễn Thị Tùng.

    Tháng 9 năm Nhâm Tý, Nguyễn Khắc Hiếu về thành Nam Định chơi với một người quen thân của gia đình. Tại đây lại diễn ra một mối tình, ghi thêm vào những trang tình cảm của đời Tản Đà những dòng đầy thơ mộng nhưng cũng không kém phần đau buồn. Cô gái này là bạn của con gái gia đình người quen của Tản Đà, cả hai cô gái đều mới 14 tuổi. Trong hồi ký “Mộng”, Tản Đà đặt tên cho cô con gái chủ nhân là Dáp (Giáp) và gọi cô bạn xinh đẹp kia là Ất để giấu tên thật. Tản Đà viết về Ất: “Lại một người nữa, bạn nữ học, khuôn mặt trái xoan, con nhà băng tuyết mà rất phong cách, mới 13 tuổi mà rất si tình, trưa và tối thường đến”.

    Ngay từ lần gặp đầu tiên, cô gái đã hết sức chú ý đến cậu ấm Hiếu: “Một bận ra ngoài sân phơi nong khế, mình với Dáp và hai người nhà nữa đương ngồi quây ăn chơi, Ất ở đâu mới lại là bận nhất, cùng ngồi xuống ăn và mắt ngắm mình mãi, làm cho mình phải thẹn mà đứng dậy”. Cả hai người đều rất ham chơi nhất là hát Ví và sắm tuồng. Nhưng có lẽ, kỷ niệm sâu sắc nhất gắn với Ất chính là kỷ niệm hái hoa đào – nguồn cơn sau này Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu gọi cô gái thành Nam này là “người đẹp hoa đào”. Đó là Tết Nguyên Đán năm Duy Tân thứ Bảy. Trưa ngày 30 tết, họ cùng nhau ra vườn sau hái hoa đào. Một người trèo lên cây hái hoa, đưa một người đứng dưới cầm. Người nọ lên thì người kia lại xuống.

    Sau kỷ niệm hái hoa đào, đôi bạn chia tay bởi Nguyễn Khắc Hiếu phải lên tàu về Hà Nội. Ngồi trên tàu, nhìn cảnh xưa người cũ dần xa, ông cảm thán: “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có, sự hoặc mơ màng chăng tá, một phút thành không” để nói về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này. Sau này, người đẹp hoa đào thành Nam cũng cũng gặp cảnh ngộ không may mắn và cũng lại là một thiên tài sắc nhưng bạc mệnh.


    Người vợ hiền tảo tần cùng Tản Đà bôn ba sông hồ

    c4zehtmqo19a2v4fg.jpg
    Bà Nguyễn Thị Tùng là người phụ nữ đưa Tản Đà ra khỏi cõi rượu chay và đưa ông đến cõi thơ.

    Vì chuyện thất tình mà trở nên điên rồ, Tản Đà khiến cho gia đình hết sức lo ngại. Họ quyết định làm mối cho ông một cô gái và bắt ông lập gia đình để quên đi những vết thương lòng do tình yêu gây ra trước đó. Nhờ hai người bạn là Nghiêm Phúc Đồng và Nghiêm Thượng Văn – hai người hiểu rất rõ tình cảnh và những mối duyên tình trước kia của ông giới thiệu, Tản Đà biết con gái của cử nhân Nguyễn Mạnh Hướng ở làng Hội Xá huyện Mỹ Đức, Hà Đông. Lúc này, ông Nguyễn Tái Tích đang là đốc học ở Vĩnh Yên bị mệt nặng nên việc hôn nhân nhanh chóng được xúc tiến. Nghiêm Phúc Đồng đưa Nguyễn Khắc Hiếu đến nhà cho ông Hướng biết mặt và cũng là tạo điều kiện cho ông diện kiến người vợ tương lai. Tuy không gặp được ông Hướng nhưng đôi bạn vẫn được bà Hoàng Thị Thịnh – thân mẫu của người đẹp đón tiếp chu đáo và đồng ý chuyện hôn nhân.

    Năm Duy Tân thứ 9 là năm Ất Mão (1915), Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lập gia đình cùng bà Nguyễn Thị Tùng. Dù không phải là người trong mộng đầu tiên của thi sĩ lừng danh đất Bắc nhưng bà Nguyễn Thị Tùng lại là vợ tảo tần cùng ông trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, cùng ông nếm trải tất cả mọi cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống, cùng ông bôn ba từ Nam ra Bắc.

    Con đường tình của thi sĩ Tản Đà đầy trông gai và trắc trở nhưng cuối cùng ông cũng tìm được tình yêu lớn của cuộc đời mình là bà Nguyễn Thị Tùng. 1915 ông lập gia đình, đến 1916 lấy bút danh Tản Đà và tạo nên một nghiệp văn thơ lừng lẫy như ngày hôm nay. Cũng giống như nhiều thi sĩ lãng mạn lúc bấy giờ, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trải qua ba mối tình trước khi lập gia đình. Thế nhưng khi đã thành thân với vợ, ông hết lòng yêu thương vợ con và sống đầy trách nhiệm với gia đình của mình.


    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Còn tiếp)
     
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Kỳ 4:

    CUỘC ĐỜI ĐẦY BIẾN ĐỘNG CỦA THI SĨ TẢN ĐÀ

    8cgcn8e7oabdabcfg.jpg
    Khu lăng mộ thi sĩ Tản Đà tại Ba Vì, Hà Tây


    Cuộc hôn nhân với người vợ hiền Nguyễn Thị Tùng tưởng chừng sẽ chấm dứt quãng đời phiêu bạt giang hồ nay đây mai đó của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu bởi người đàn ông khi thành thân sẽ muốn ổn định hơn để lo cho gia đình riêng của mình. Năm 1915, cậu ấm Nguyễn Khắc Hiếu kết hôn với bà Nguyễn Thị Tùng sau những cuộc tình dang dở với ba người đẹp. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà và từ đây bắt đầu cuộc phiêu lưu mới, trong đó không ít hành trình trên đường ngao du giang hồ ấy có bóng dáng của người vợ yêu dấu.


    Một tâm hồn thơ khoáng đạt, một nhân cách hiên ngang nhưng lận đận

    Khi phong trào thơ mới xuất hiện, nhiều nhà thơ mới đả kích Tản Đà nhưng sau này, chính họ lại là những người thừa nhận và xưng tụng hồn thơ Tản Đà. Nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận vai trò quan trọng của Tản Đà trong thi ca Việt Nam, khẳng định ông là cầu nối giữa thơ cũ và thơ mới. Hồn thơ khoáng đạt ấy có lẽ cũng bắt nguồn một phần từ tuổi thơ không lấy gì làm may mắn, phải lang bạt kỳ hồ khắp nơi của ông.

    Nguyễn Khắc Hiếu là con của nhà nho Nguyễn Danh Kế và bà Lưu Thị Hiền (nghệ danh Nhữ Thị Nghiêm). Khi làm tri phủ Xuân Trường, Nguyễn Danh Kế biết tiếng một đào nương là Nhữ Thị Nghiêm nổi danh tài sắc ở Hàng Thao – Nam Định. Cô đào Nghiêm thơ hay, giọng tốt, nhan sắc mặn mà đã làm cho bao khách phong lưu phải mê đắm vì tình. Nhưng người đào nương tài hoa này lại dành tâm tình tri kỷ tri âm cho Nguyễn Danh Kế. Nguyễn Danh Kế đã lấy cô Nghiêm Hàng Thao về làm vợ lẽ để người ả đào thành Nam ấy trở thành “bà phủ Ba”.

    Năm lên ba tuổi, cậu bé Nguyễn Khắc Hiếu mất cha, cuộc sống gia đình trở nên nghèo túng. Khi cậu ấm Hiếu lên 5 tuổi, do mâu thuẫn với gia đình nhà chồng, bà Nghiêm bỏ đi và quay trở lại làm nghề ca xướng. 8 năm sau, chị gái của ông là Nguyễn Thị Trang do hoàn cảnh gia đình cũng theo mẹ làm nghề đó khi ông mới 13 tuổi. Những sự kiện này để tại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng của Tản Đà mà sau nay ông gọi đó là nỗi đau lớn thứ nhất trong đời, trước nỗi đau tan vỡ của mối tình đầu.

    Sau khi mẹ bỏ đi, cậu bé Nguyễn Khắc Hiếu sống cùng anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Tái Tích – người con duy nhất của cụ Nguyễn Danh Kế nối nghiệp cha trên con đường hoạn lộ. Ông Tích là người đã cưu mang cả 4 người con của cha với người vợ ba. Trong số ấy, ông Tích dành nhiều tình yêu cho cậu em nhỏ bé Nguyễn Khắc Hiếu và có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sau này. Dù làm quan nhưng Nguyễn Tái Tích lại là con người thẳng thắn, cương trực nên bước đường công danh cũng lận đận chứ không được thăng tiến thuận buồm xuôi gió như người khác. Trong quá trình làm quan của mình, ông di chuyển qua rất nhiều địa phương như Yên Mô – Ninh Bình, Vụ Bản – Nam Định, Quảng Oai – Sơn Tây, Vĩnh Tường – Vĩnh Yên. Do thế nên tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Khắc Hiếu cũng nay đây mai đó ở rất nhiều địa phương khác nhau.

    Chính Nguyễn Khắc Hiếu cũng từng ghi nhận với lòng biết ơn sâu sắc công lao của người anh cùng cha khác mẹ ấy tới cuộc đời của mình: “Khắc Hiếu em vừa lên ba tuổi, cha đã bỏ lại mà đi chơi thế giới khác. Em nương tựa vào anh đã hai mươi năm lẻ. Anh nâng ẵm em, anh giúp đỡ em, anh là anh mà thật ra anh là cha em”.

    Cũng chính nhờ Nguyễn Tái Tích mà Nguyễn Khắc Hiếu mới được trau dồi học thực và cậu ấm Hiếu cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc về nhân sinh quan và đạo đức nho giáo của Nguyễn Tái Tích. Là người khái tính, Nguyễn Tái Tích không chịu nhờ cậy ai, làm quan mà không có thầy, không vây cánh nên đường hoạn lộ nhiều trắc trở, ông nói rằng “nếu không có tiền thì bán áo mà mua rượu, không chịu phiền lụy ai”. Dù ảnh hưởng sự khảng khái cương trực của anh nhưng khác với ông anh nghiêm khắc và nề nếp, Tản Đà phóng túng và rất đa tình.

    Về sự đa tình của Tản Đà, chúng tôi đã kể cho độc giả những câu chuyện tình chàng thi sĩ tài hoa từ mối tình đầu năm 19 tuổi cho tới cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Nguyễn Thị Tùng trong các kỳ trước trước. Còn về sự phóng túng trong tính cách của Tản Đà mà sau này nhiều người dùng từ “ngông” để mô tả về tính cách cũng như phong cách của ông, có lẽ bắt nguồn một phần từ những mất mát không gì bù đắp nổi của tuổi thơ ấu và một phần nữa là do những nỗi đau sau những cuộc tình dang dở.


    Người thơ vô tâm đến vô duyên

    Sau khi thi trượt trong khoa thi ở Nam Định và trở về Hà Nội, Tản Đà về phố Hàng Bồ đúng lúc cô Oanh con nhà tư sản Đỗ Thận lên xe hoa về nhà chồng trong xác pháo đỏ thềm nhà hiệu sách Cẩm Vân Đường. Qua đau khổ vì mối tình này, suốt 6 tháng liền Tản Đà không ăn cơm mà chỉ uống rượu và chìm đắm trong sầu nhớ. Về sau, Tản Đà trở thành một thi sĩ nổi tiếng nghiện rượu và phải chăng do đó mà cũng nổi tiếng vô tâm, đãng trí. Sự vô tâm, đãng trí này nhiều khi tạo nên phong cách bất cần đời của ông bởi ông ít khi để ý đến thiên hạ xung quanh hay những phép tắc thông thường trong giao tiếp xã hội.

    Trên tờ Đông Pháp thời báo số 650 (Sài Gòn 1927) có đăng một mẩu tin rao: “Ai nhặt được cái giấy căn cước của ông Nguyễn Khắc Hiếu xin đưa lại nhà báo Đông Pháp 198 Machen sẽ đền ơn, nhà thơ vốn đãng trí và có lẽ cái giấy căn cước mang tên Nguyễn Khắc Hiếu ấy rớt đâu đó vì chủ nó đã quá chén. Say sưa nghĩ cũng hư đời”. Đó là lời rao vặt mất giấy tờ nhưng lại vô cùng hài hước vì người mất giấy tờ lại là thi sĩ lừng danh Tản Đà. Cái sự “vô tâm” hay “đãng trí” của Tản Đà còn được nhắc đến trong nhiều giai thoại khác nữa, ví dụ như ông không bao giờ nhớ họ tên của những người mạnh thường quân đã hào hiệp giúp đỡ ông tiền bạc để có thể khai sinh ra tờ báo dù trước đó trong túi ông không có lấy một đồng. Lại một lần khác, Tản Đà nhận lời mời của nhà thơ Quách Tấn vào Đà Lạt chơi. Hôm ấy ông đã mua vé tàu vào Huế để đi ô tô vào Nha Trang rồi đi tàu hỏa lên Đà Lạt. Trong lúc ngồi đợi tàu thì ông gặp một người bạn cũ từ Hòa Bình mới xuống Hà Nội chơi. Gặp nhau mừng rỡ, hai người bạn cũ đưa nhau vào quán rượu cạnh ga ngồi nói chuyện say sưa đến mức quên cả giờ tàu chạy. Sự vô tâm của Tản Đà nhiều khi trở thành vô ý tứ hoặc bất lịch sự, nói theo lối nói của các nhà văn là “bất chấp thiên hạ”.

    Nhà văn Khái Hưng kể lại rằng, có một lần ông và Tản Đà đi xem phim nhưng bữa đó nhà thơ quá chén nên ngủ trong rạp cho đến gần hết phim. Đến đoạn hấp dẫn, ông đánh thức Tản Đà dậy, sau một vài giây dụi mắt ngơ ngác, Tản Đà phá lên cười rất thẳng thắn và giòn giã khiến cho tất cả mọi người trong rạp đều ngó lại nhìn. May mà thời đó còn là thời phim câm nên cũng không ảnh hưởng tới ai. Lại một lần khác, Tản Đà đi xem phim cùng con trai cả Nguyễn Khắc Xương. Không cần biết con mua vé hạng mấy, ông đi thẳng xuống hàng ghế cuối cùng là ghế hạng bét, chỗ chỉ dành cho trẻ con và người dân nghèo. Xem được một lát, ông sai con đi mua rượu và lạc vào rồi ung dung vừa nhìn màn ảnh vừa khật khưỡng uống rượu. Tới những đoạn hấp dẫn, ông phá lên cười rất hồn nhiên vô tư như trong rạp chỉ có một mình.

    Tính vô tâm của Tản Đà không chỉ ở những việc nhỏ mà ngay cả ở những việc mà ở người khác là chuyện lớn đáng suy nghĩ. Khi nhà thơ từ Sài Gòn ra Hà Nội mang theo số tiền 1000 đồng (một số tiền lớn vào thời điểm lúc bấy giờ) do Diệp Văn Kỳ tặng để trang trải cho tờ báo đang thiếu thốn ngoài Bắc, ra đến Hà Nội ông đã tiêu mất phân nửa. Hay như chuyện ông xây dựng cơ nghiệp lớn ở Dốc Láp – Vĩnh Yên nhưng vì mâu thuẫn với thủ hiến ở địa phương mà phải bỏ tất cả mà đi, nhà thơ chỉ cười to như một chuyện khôi hài: “Bịt mồm ai, ai dễ nhịn cười chăng”. Có nhiều người góp ý với Tản Đà về tính cách này của ông và nói rằng đừng để mọi người coi mình như cuốn cinema để họ cười nhạo, Tản Đà đáp lại: “Ông phải biết cái thằng trong cinema nó không biết người ngoài là ai”. Và quả thật, cuộc đời Tản Đà hấp dẫn như một cuốn phim trên màn ảnh mà thiên hạ và hậu thế là những người xem phim. Mọi người đều biết ông, nhưng ông chẳng bao giờ và chẳng quan tâm đến chuyện những người xem mình là ai.


    Nghèo nhưng ngông và đầy kiêu hãnh

    Các cụ ta xưa có câu “an cư lạc nghiệp” để nói về sự quan trọng của nơi cư trú. Thậm chí ba việc lớn trong cuộc đời con người là “Tạu trâu lấy vợ làm nhà”. Tản Đà tạo dựng cho mình một sự nghiệp lừng lẫy, có một người vợ xinh đẹp tảo tần nhưng ông bất cần những thứ đó và có những quan niệm riêng của mình. Tuy nghèo nhưng ông ở đâu cũng muốn ở cho thật rộng cho thỏa tính phóng khoáng của mình. Thời còn làm Đông Pháp thời báo, Tản Đà thuê 4 gian nhà liền nhau và cho đục tường để thông nhau vì đó là 4 căn hộ riêng rẽ với 4 sân sau và 4 bếp. Tản Đà thu xếp 1 gian để Ngô Tất Tố ở, một gian cho Tản Đà, Một gian cho gia đình Tản Đà và một gian để…mắc võng mang từ Bắc vào. Theo Ngô Tất Tố thì chỉ cần 2 gian là đủ. Ngay cả thời túng quẫn nhất, Tản Đà vẫn thuê cả một tòa nhà hai tầng, nhà này có cả nhà kho.

    Nhà rộng nhưng phải thật thoáng, nghĩa là không có gì vướng chân cho nên Tản Đà không bao giờ nghĩ đến sắm sửa những vật dụng trong nhà như giường, tủ hoặc những đồ vật trang trí. Ông đúc kết lại cái sự ở của mình: Không đâu ở được quá 6 tháng vì nợ tiền nhà và mời bị dọn đi. Khi dọn nhà, anh người nhà quẩy đôi bồ và chiếc chiếu, quan trọng nhất là chiếc hỏa lò. Tản Đà xách chiếc vali, vợ xách chiếc hòm từ ngày cưới theo sau . Rất nhẹ nhàng ra đi không vướng víu, trừ…số tiền nợ. Là người yêu sự phóng khoáng nên Tản Đà ghét những thứ liên quan đến hình thức như sập gụ, tủ chè …ông cũng ghét thói chơi chậu hoa, cây cảnh, chim lồng, hòn non bộ vì cho rằng “Chim lồng cá chậu, núi non bộ, những sự chơi đó có thể làm hại tư tưởng vĩ đại của người ta”. Ông ghét cả những người ưa hình thức, thích khách sáo và ít giao tiếp kết bạn với những người quan cách, trịnh trọng. Vốn tính cương trực nên Tản Đà thường nói với các con: “Có bốn nghề cấm không đuợc làm, đứa nào làm nghề đó ông từ”. Đó là các nghề ăn mày, kéo xe, quan và lại bởi trong tư tưởng của ông những nghề đó phải còng lưng van nài xin xỏ cúi cổ khom mình mà ông thấy rất hèn hạ, mất nhân phẩm, là những thứ trái với khí tiết, như thơ của Ngô Bằng Giực viếng Tản Đà: “Hay chẳng chịu theo đời luồn lỏi/Cái xương lưng cứng cỏi khôn còng”.

    Dù vậy, với gia đình và bạn bè, Tản Đà lại là người sống rất tình nghĩa và được nhiều người yêu quý. Bà chị ruột Nguyễn Thị Chính – người đã hết mực ủng hộ em trong mối tình với cô Oanh nhà họ Đỗ sau này không có chồng và sống với ông cho tới khi ông mất. Dù ghét việc mê tín dị đoan và lễ bái nhưng ông không bao giờ gây cản trở chị bởi biết chị không có con cái gì nên dồn hết thú vui cho việc lễ bái.

    Nhất là với vợ con, dù trước khi thành thân với bà Nguyễn Thị Tùng, Tản Đà có không ít mối tình sâu sắc với các giai nhân nhưng sau khi kết hôn, ông toàn tâm toàn ý với gia đình, với vợ con. Bà Nguyễn Thị Tùng cũng là người tần tảo bởi thời bấy giờ, không ai khổ bằng vợ nhà thơ, nhất lại là nhà thơ có tính cách cổ quái và phiêu bạt giang hồ khắp nơi như Tản Đà.


    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/11/13
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Kỳ 5:

    LÀM VỢ TẢN ĐÀ SƯỚNG HƠN LÀM VỢ VUA BẢO ĐẠI

    8cgcn8e7oabdabcfg.jpg

    Tản Đà nghèo nhưng ông không xấu hổ mà ngược lại còn thấy tự hào về sự nghèo của mình bởi cái nghèo đã gắn bó với ông từ khi chào đời cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Trong suốt quãng thời gian vất vả gian khó ấy, bà Nguyễn Thị Tùng luôn hết lòng với chồng với con. Và đương nhiên, Tản Đà cũng đáp lại tấm lòng ấy bằng một thái độ vô cùng yêu thương, trân trọng.


    Đáp lại tấm chân tình của vợ với cả tấm lòng

    wsckeba6cpu3nfifg.jpg
    Cái nghèo gắn với Tản Đà từ thời thơ ấu, đến khi ông vinh hiển và cả khi ông giã từ sự sống.


    Tuổi thơ ấu của Tản Đà trôi qua trong nghèo túng của một dòng họ quý tộc sa sút. Khi quan án sát Nguyễn Danh Kế nằm xuống, tư gia để lại chẳng có gì ngoài ngôi nhà gỗ năm gian cũ kỹ và 10 mẫu ruộng nhưng sau đó bà Án cả phải bán dần để nuôi con nuôi cháu. Tiếng là nhà quan lớn nhưng bữa ăn vẫn phải độn ngô độn khoai – một điều bất thường đối với nhà đại quan khoa bảng. Lớn hơn một chút, Nguyễn Khắc Hiếu được anh cùng cha khác mẹ là phó bảng Nguyễn Tài Tích nuôi cho ăn học nhưng với suất lương còm của một ông giáo thụ lại phải cưu mang cả 4 anh em và nhiều người trong họ nên cuộc sống trôi qua cũng bần hàn chứ không khá giả gì.

    Sau khi lập gia đình, Nguyễn Khắc Hiếu đưa vợ về làng Khê. Bà vợ ấm Hiếu vốn là con gái đầu lòng của một gia đình quan lại, thường ngày được cưng chiều và sống trong nhung lụa, quả thật kinh hoàng khi phải sống trong cảnh nghèo khổ của một gia đình quan lại sa sút như nhà quan án sát Nguyễn Danh Kế. Thời gian đầu, bà cùng các chị em bên nhà chồng trồng dâu nuôi tằm se tơ dệt lụa. Thậm chí có thời gian, bà còn phải đi bế con thuê cho một người trong họ.

    Có một thời gian, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu được một người học trò của Nguyễn Tái Tích đón về dạy học cho con của mình và con nhà Mường xã Thạch Khoán – châu Thanh Sơn do thấy Hiếu quá thiếu thốn. Về dạy học ở xứ Mường 5 tháng, Tản Đà chỉ nhận được số tiền thù lao ít ỏi do ít học trò. Các môn sinh Mường rất kính thầy nhưng không mấy khi đến lớp nên thầy Hiếu chẳng đỡ đần người vợ trẻ được bao nhiêu. Có lần Hiếu từ phố Vàng về Khê Thượng chủ đưa được một đồng bạc cho vợ đong ngô ăn. Có lần vợ sang thăm chồng ở Thạch Khoán bị ngã nước (sốt rét), ấm Hiếu bốc thuốc về cho vợ uống rồi ăn bã thuốc, ăn ngô để nhường gạo cho vợ ốm.


    Làm vợ Tản Đà sướng hơn làm vợ Bảo Đại

    kodj720w65y7fmffg.jpg
    Sự nghiệp lừng lẫy của thi sĩ Tản Đà có công không nhỏ của bà Nguyễn Thị Tùng.


    Suốt một đời viết văn làm báo, Tản Đà không bao giờ dứt được cái nghèo. Cái sự nghèo của không phải bắt nguồn do ông không có đủ năng lực mà là do ông từ chối làm những việc mà ông cho rằng trái với lương tâm và nhân cách của người cầm bút dù ông cho biết: “vợ dại con thơ sự sinh hoạt trông vào ngòi bút”. Chỉ sống bằng tiền nhuận bút trong thời “văn chương hạ giới nhỏ như bèo” với cả một gánh nặng “thê tróc tử phọc”, lại thêm cái tính ngông cuồng, ương bướng nên cái nghèo là khó tránh khỏi. Thế nhưng ông không vì nghèo mà mất đi chất lạc quan yêu đời, không vì nghèo mà co cúi hình dong, xun xoe quỵ lụy, ông trào phúng “Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo”. Vợ ông, có đôi lúc cũng phàn nàn về cái cảnh tiền vay gạo chịu, thua chị kém em, Tản Đà thường đùa vui với vợ: “Ấy, tôi cứ tưởng làm vợ Tản Đà sướng hơn làm vợ Bảo Đại cơ đấy”.

    Dù thỉnh thoảng có than thở nhưng bà Nguyễn Thị Tùng lại là người vợ hết sức tần tảo, nhẫn nhịn và biết thu vén. Bà chính là người đã cùng ông bôn ba qua rất nhiều những địa danh khác nhau. Nhà Tản Đà học Nguyễn Khắc Xương – con trai cả của thi sĩ Tản Đà cho biết: “Khi cha tôi vào Sài Gòn làm báo cùng với Diệp Văn Kỳ được một thời gian, ông đã biên thư ra Bắc nhờ Ngô Tất Tố đưa hai mẹ con tôi vào Sài Gòn để tiện chăm sóc”. Thời gian đó đường xá xa xôi, tàu xe vất vả nhưng ông vẫn muốn có bà ở bên cạnh. Trong những cuộc chiêu đãi với Diệp Văn Kỳ và các nhân sĩ trí thức Sài Gòn lúc bấy giờ, bao giờ Tản Đà tiên sinh cũng đưa vợ và con trai đi theo vì ông rất yêu quý và tự hào về người vợ của mình.

    Với những đấng mày râu thời bây giờ, việc đưa vợ con nheo nhóc đi dự tiệc cùng là một hình ảnh vô cùng hiếm hoi nhưng ở dưới thời mà xã hội Việt Nam vẫn còn nặng lễ giáo phong kiến, trọng nam khinh nữ như những năm đầu thế kỷ 20, Tản Đà đã không ngại ngần đưa vợ đến những cuộc gặp gỡ với những nhân vật lớn, có máu mặt ở Sài Gòn lúc đó đủ thấy tình yêu của ông dành cho vợ, con lớn đến mức nào. Điều này cũng không khó giải thích, bởi chấp nhận lấy một thi sĩ như Tản Đà, chấp nhận tất cả sự nghèo khó, nợ nần của cả một đời lênh đênh phiêu bạt như bà Nguyễn Thị Tùng không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Với một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết và tận lòng với chồng như thế, không có lý do gì lại không được chồng đền đáp lại, nhất lại là một người chồng trọng tình, trọng nghĩa như Tản Đà.

    Tản Đà sinh được 6 người con là Nguyễn Khắc Xương, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Thị Triệu Quất, Nguyễn Khắc Cường và Nguyễn Khắc Đại và một cậu con trai cả nhưng cậu bé ấy đã mất khi chưa tròn 1 tuổi. Trong cuộc trò chuyện của tôi với con trai cả của nhà thơ – nhà Tản Đà học Nguyễn Khắc Xương, ông nói rằng ông đã “đặt một chân vào những giai thoại về Tản Đà” bởi ông thời thơ ấu của ông có một quãng thời gian dài sống cùng thi sĩ Tản Đà, được chứng kiến thi sĩ say, thi sĩ ngông và thi sĩ làm thơ cũng như giao du với bạn bè, bằng hữu văn chương. Và phải chăng, là con một thi sĩ nổi tiếng bậc nhất của nền thi ca Việt Nam nên cuộc đời của ông cũng lênh đênh sông hồ giống hệt như người cha tài hoa của mình?


    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Còn tiếp)
     
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Kỳ 6:

    NGƯỜI TIẾP BƯỚC TẢN ĐÀ “GÁNH” VĂN CHƯƠNG ĐEM BÁN CHỢ ĐỜI

    63en7j9n5kl52qjfg.jpg
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương.

    Phàm đã là người yêu văn chương thì ai cũng biết đến Tản Đà. Thế nhưng, không nhiều người biết, người được coi là con cả của thi sĩ Tản Đà lại đang sống ở thành phố ngã ba sông Việt Trì. Với những người sống ở Phú Thọ, hầu hết đều biết Nguyễn Khắc Xương với tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, một nhà Tản Đà học và cũng là người con trai cả của thi sĩ Tản Đà.


    Tôi đã đặt một chân vào các giai thoại của Tản Đà

    5lja6d6aa3kdmc8fg.jpg
    Biếm hoạ Tản Đà vừa dạy học vừa uống rượu. Nhà Tản Đà học nói rằng, ông đã đặt một chân vào các giai thoại về cha mình.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương là người có nhiều đóng góp với văn hoá dân gian nói chung và với Phú Thọ nói riêng. Ông từng nhận giải thưởng nhà nước cho những công trình nghiên cứu về văn hóa Hùng Vương của mình. Đối với nghệ thuật hát Xoan của Phú Thọ vừa được UNESSCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông cũng là người có không ít công trình nghiên cứu khoa học. Dù là người đã có nhiều công trình, nhiều thành tích đối với văn hóa dân gian của Phú Thọ nhưng ông vẫn sống vô cùng giản dị – một đức tính được thừa hưởng từ phụ thân, điều vô cùng hiếm hoi ở thời buổi hiện nay.

    Trong ngôi nhà cấp 4 nhỏ, đơn sơ, trong nhà không có hậu như đồ đạc gì quý giá, ông lão đã ngoại cửu tuần có mái tóc trắng bạc phơ và giọng nói vang như sấm ấy kể cho tôi nghe về cuộc đời ông – một cuộc đời nhiều vất vả nhưng hạnh phúc, với tư cách là người con cả của thi sĩ tài danh bậc nhất đất Bắc đầu thế kỷ 20.

    Ông nói rằng, thuổi thơ của ông gắn bó mật thiết với Tản Đà, rồi ngay lập tức ông phân trần với tôi: “Không phải tôi vin vào danh tiếng của cha tôi mà bời vì hầu hết những năm tháng thời niên thiếu tôi sống bên cạnh cha mẹ tôi, vậy nên tôi cũng coi như đã đặt một chân vào những giai thoại của Tản Đà, những giai thoại ấy không còn khép kín trong phạm vi gia trình tôi mà đã được nhiều người biết đến, đã đi vào văn học sử rồi”.

    Cậu bé Nguyễn Khắc Xương sinh vào cuối những năm 1922, đúng vào ngày 25 tháng 12 và hiện nay, ông vẫn được coi là người trưởng nam của thi sĩ Tản Đà. Thế nhưng hầu như không ai biết, trước đó đã có một cậu bé mang tên Nguyễn Khắc Xương ra đời nhưng không may yểu mệnh nên đã ra đi khi mới chưa đầy một tuổi. Cậu bé ấy mới chính là trưởng nam của thi sĩ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương rất hào hứng khi kể về cái lai lịch cái tên của mình: Chuyện là đầu năm 1921, bà Nguyễn Thị Tùng sinh cho thi sĩ Tản Đà một cậu con trai và đặt tên là Nguyễn Khắc Xương. Thế nhưng cậu bé yểu mệnh ấy không có duyên với trần thế nên đã sớm chào tạm biệt cuộc sống này. Đến cuối năm 1922, bà Nguyễn Thị Tùng lại hạ sinh đượng một cậu con trai. Thi sĩ Tản Đà lại đặt tên cậu bé ấy là Nguyễn Khắc Xương. Khi Tản Đà đưa ra quyết định này, mọi người trong gia đình và dòng tộc đều phản đối. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam, không ai lấy tên của tiền bối đặt cho hậu bối, như thế là phạm húy. Hơn nữa, dung tên của một người đã mất để đặt cho một người mới ra đời sẽ là một điều không may mắn. Mặc cho mọi người phản đối nhưng Tản Đà vẫn không đổi ý bởi ông có lý lẽ riêng của mình. Nó một mặt thể hiện cái sự “ngông” trong tính cách của Tản Đà. Mặt khác theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương, Tản Đà có ý đồ khi đặt lại cái tên này: “Đó là ý đồ có chủ định từ trước, nó mang hàm nghĩa Nguyễn Khắc Xương không chết, thằng Xương này chết đi thì sẽ có thằng Xương khác ra đời và nó sẽ cầm quyền là người trưởng nam của ta, bởi vì cả gia đình, cả dòng họ hy vọng vào nó”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương kể rằng, hầu hết bạn văn của Tản Đà thời đó như Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ… đều không biết điều này. Bởi lẽ mỗi lần các vị ấy đến nhà chơi, thấy một chú bé lon ton chạy ra, hoặc có khi thấy chú bé con ấy lăn vào lòng Tản Đà trong bữa rượu thì chỉ hỏi rằng cháu tên là gì và được Tản Đà giới thiệu: Đây là con cả của tôi, nó tên là Nguyễn Khắc Xương.

    Ông nói rằng, cái tên Nguyễn Khắc Xương mà Tản Đà đặt cho ông cũng gây ra không ít tình huống bi hài. Tản Đà đặt tên ấy cho người con trai cả là bắt nguồn từ nho học bởi một lẽ Tản Đà là một người vô cùng tinh thông nho giáo nên cái tên gắn với kiến thức nho học của thi sĩ. Thi sĩ đặt nhiều niềm tin và hy vọng khi đặt cho con trai cái tên ấy. Chữ Xương trong tên Nguyễn Khắc Xương không phải là xương thịt mà nó có nghĩa là “hưng thịnh”. Xương ở đây cũng là chữ Xương trong Văn Xương – tên tục của Chu Văn Vương, người đã có công khai sinh ra nhà Chu với hoài bào ngầm: Sau này con sẽ làm nên sự nghiệp với đất nước. Cậu con trai thứ hai được thi sĩ đặt tên là Nguyễn Khắc Phục với khát vọng sau này con sẽ có chí lớn, phục lại đất nước lúc bấy giờ đang bị đế quốc Pháp đô hộ. Cô con gái thứ ba tên là Nguyễn Thị Triệu Quất lấy từ tên Ấu Triệu của nữ anh hùng hào kiệt Triệu Thị Trinh ghép với chữ Quất là tên một loại vũ khí với ngụ ý mong con sẽ vừa giỏng giang, kiên cường như Bà Triệu lại vừa cứng cáp, người con áp út và người con út được đặt tên là Nguyễn Khắc Cường và Nguyễn Khắc Đại, đều có ý nghĩa mong con sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

    Trở lại cái tên Nguyễn Khắc Xương, ông nói rằng nhiều người khi viết thư cho ông đề ở bì thư: Gửi nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Sương hoặc gửi nhà Tản Đà học Nguyễn Khắc Sương. Có một lần, ông bị ốm phải vào cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Phú Thọ. Khi làm thủ tục nhập viện cho ông, con gái ông đưa chứng minh thư nhân dân của ông ra thì bị cô cán bộ hành chính tiếp nhận giấy tờ trả lại và bảo: “Về nhà lấy cái chứng minh thật kia đưa ra đây mới làm thủ tục nhập viện được”. Khi cô con gái của ông “cự” lại thì cô y tá nọ đáp: “Chị về lấy cái chứng minh thư mang tên Nguyễn Khắc Sương mang ra đây. Ông ấy là nhà văn nổi tiếng cả tỉnh đều biết, ai lại lấy cái tên xương xẩu ghê chết đi được ấy”. Kể lại cho tôi nghe câu chuyện này, ông lão 90 tuổi vẫn cười sảng khoái và lắc đầu về cái tên độc đáo do người cha thi sĩ đặt cho mình.


    Gánh văn chương đem bán chợ đời

    50d7kg59nc9zdiufg.jpg
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương.

    Với nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương, ký ức về người cha thi sĩ vẫn nguyên vẹn trong ông, không hề phai nhạt theo thời gian. Ông nói rằng, tuổi thơ của ông gắn bó với cuộc sống lưu lạc khắp nơi của Tản Đà. Tản Đà đi đâu đều cho hai mẹ con ông đi theo đó nên mọi bước đường giang hồ, mọi bước đường long đong lận đận của Tản Đà đều có mặt ông. Ngoài hình ảnh người cha thường xuyên tiếp đãi bạn văn tại nhà những lục cậu bé Nguyễn Khắc Xương nũng nịu xà vào lòng cha, hình ảnh ấn tượng nhất mà ông không bao giờ có thể quên được đó là cảnh Tản Đà mặc áo gấm múa kiếm dưới ánh trăng. Thi sĩ Tản Đà học kiếm thuật của một người bạn là Đỗ Đình Đạt. Đạt vốn là con trai của đô thống Đỗ Đình Thuật – một nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương. Do thời đó là thời Pháp thuộc nên những người có liên quan tới phong trào Cần Vương bị coi là mầm mống phản loạn nên bị săn lùng ráo riết, người bình thường ít ai dám giao du. Tản Đà dù chơi với bạn Đỗ Đình Đạt nhưng cũng không dám công khai. Hàng đêm, hai người mặc áo gấm xanh luyện kiếm với nhau dưới ánh trăng, đó là một hình ảnh đẹp, thực mà mộng, mà cho đến tận bây giờ vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của Nguyễn Khắc Xương. Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Huy là những người cũng đã từng được xem Tản Đà múa kiếm. Nguyễn Tuân sau này có thuật lại trong Tản Đà một kiếm khách: “Trong gian nhà tối lờ mờ, mọi người nhận thấy một cái bóng trắng lượn múa trên hai bộ ngựa sắt ghép sát lại. Ông Tản Đà mặc áo trắng dài. Cũng tiến lên lùi xuống, bước đi gò theo một luật phép rất khắc khổ… Tôi thấy ông Tản Đà múa tròn lắm, đường kiếm lúc nào cũng che kín người. Và có những đoạn loạn đả, ông Tản Đà cũng có những miếng xả và tuốt lợi hại lắm”. Thậm chí, Nguyễn Tuân đã từng tiếc nuối: “Say rượu rồi múa kiếm, cất kiếm rồi hỏa tốc sắm vali lên đường như là một khách không nhà, sao người ta lại không sống vào thời Trung cổ để làm một hiệp sĩ nhỉ?”.

    Năm 1927, Tản Đà vào Sài Gòn sau khi An Nam tạp chí phải đóng cửa vào năm 1926. Vào Sài Gòn với mục đích tiếp tục làm An Nam tạp chí nhưng chính quyền Pháp khi đó tuyên bố: An Nam tạp chí chỉ đăng ký xuất bản tại miền Bắc nên không cho xuất bản tại Sài Gòn. Đúng lúc đó, Tản Đà gặp nhà tư sản Diệp Văn Kỳ và được ông này mời làm báo. Khi đã ổn định rồi, Tản Đà rủ bạn là Ngô Tất Tố từ Hà NộI cùng vào Sài Gòn làm việc, không quên nhờ Ngô Tất Tố đưa vợ con Tản Đà vào giúp. Thời bấy giờ xe đò khó khăn nên cậu bé Nguyễn Khắc Xương có thể nói là một đứa trẻ hiếm hoi của Hà Nội được vào Sài Gòn sống vài năm sau đó lại quay ngược trở lại ra bắc. Ông nhớ lại: “Lúc đó, Ngô Tất Tố đã phải khá vất vả với tôi vì tôi mới có 5 tuổi”. Vì còn nhỏ nhưng Nguyễn Khắc Xương có được một vinh dự không nhỏ là tham gia vào các cuộc hội kiến của cha với giới nhân sĩ, trí thức Sài Gòn khi đó.

    Từ năm 9 tuổi, Nguyễn Khắc Xương không còn sống chung với cha mẹ nữa mà về ở cùng với nhà báo Nguyễn Mạnh Bồng – anh trai bà Nguyễn Thị Tùng cho tới năm ông thi tú tài. Từ quãng thời gian đó cho tới khi Tản Đà mất đi, ông chỉ gặp bố mẹ trong những lần họ tới thăm nom chứ không sống cùng họ nữa.

    Cho tới năm 1939, lúc này Nguyễn Khắc Xương đã trở thành một chàng thanh niên 17 tuổi. Khi cha mất, cậu là người phải đạp xe chạy đi khắp nơi báo cho người thân và bằng hữu của Tản Đà biết. Ông ngậm ngùi nhớ lại: “Tôi đến gặp Nguyễn Tuân và Vũ Bằng khi hai ông ấy chuẩn bị đi chơi ở đâu đó. Vừa nhìn thấy hai ông ấy, tôi mếu máo mà thưa rằng: “Các chú ơi, bố cháu mất rồi”. Hai ông ấy nghe xong thì rụng rời chân tay, theo tôi chạy về phố Cầu Mới ở ngã tư Sở để nhìn bạn lần cuối hoặc giả có thể vuốt mắt cho bạn”.

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương nhơ lại một kỷ niệm thời thơ ấu, đó là khi mới từ Sài Gòn quay trở lại Hà Nội, lúc này Tản Đà đã có thêm 2 con là Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Thị Triệu Quất. Trong một lần nói chuyện với gia đình, Tản Đà đã nói rằng: “Thằng Xương tư chất nó mảnh mai, nho nhã. Sau này nó cũng sẽ như tôi – là một anh bán sách”. Ông giải thích: “Bán sách ở đây không phải nghĩa như bây giờ là có một cửa hàng quốc doanh phát hành sách mà như một câu thơ viết về Tản Đà “gánh văn lên bán chợ giời”. Văn chương của Tản Đà hay quá nên chư tiên đều ao ước. Tản Đà cha tôi mong muốn tôi theo nghiệp văn chương, gánh văn vào bán ở chợ đời”.


    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Còn tiếp)
     
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Kỳ 7:

    NIỀM KIÊU HÃNH ĐƯỢC LÀ CON TRAI CỦA TẢN ĐÀ

    63en7j9n5kl52qjfg.jpg


    Cũng giống như cuộc đời của cha mình, Nguyễn Khắc Xương cũng ngược xuôi, bôn ba từ nhỏ cho tới khi neo đậu lại ở mảnh đất Phú Thọ địa linh nhân kiệt. Khi tôi hỏi ông, việc sinh ra trong một gia đình với người cha nổi tiếng như thi sĩ Tản Đà có phải là một áp lực với ông không? Ông cười sảng khoái mà rằng: “Tôi chịu ảnh hưởng ở Tản Đà cái tính ngông, phóng khoáng, tự do không gò bó nên tôi không có bất cứ một áp lực nào cả”. Ông nhớ lại một giai thoại vui về Tản Đà, đó là thời kỳ Tản Đà làm báo cho Diệp Văn Kỳ ở Sài Gòn. Bởi ông là người hay rượu nên thường xuyên chậm bài, Diệp Văn Kỳ thương xuyên phải cho người vào giục. Lúc này Tản Đà mới nói rằng:“Làm văn chứ có phải bổ củi đâu mà cứ giục mãi thế?”.


    Từng may mắn được là học trò của thầy Võ Nguyên Giáp

    kodj720w65y7fmffg.jpg
    Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Khắc Xương dành cả cuộc đời để tìm hiểu về những tác phẩm của cha ông – thi sĩ Tản Đà.

    Cho đến tận bây giờ, khi đã có rất nhiều thành tích và đóng góp trong việc gìn giữ văn hóa dân gian của Phú Thọ nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương vẫn chưa phải là Đảng viên vì ông tự nhận rằng ông là một người tự do chủ nghĩa, vô kỷ luật “may mà mới chỉ dừng ở mức độ chưa kết nạp chứ chưa đến mức bị đuổi khỏi cơ quan”. Ông kể, ngoài công việc chuyên môn, ông hầu như không bao giờ tham gia những sinh hoạt tập thể. Sinh hoạt công đoàn, hoạt động không bao giờ thấy mặt Nguyễn Khắc Xương.

    Trong kháng chiến chống Mỹ, công tác đoàn thể rất chặt chẽ: Đọc báo cũng tập thể, mỗi sáng cán bộ công nhân viên phải tập trung 15 phút nghe đọc báo nhưng tôi không đến. Làm vệ sinh tập thể cũng không bao giờ có mặt tôi, sinh hoạt tập thể dưới sự lãnh đạo của công đoàn tôi cũng không tham gia. Dưới bất kỳ thời kỳ lãnh đạo nào, tôi cũng là một anh ngang bướng như thế”. Anh em cùng đơn vị thường hay nói với nhau rằng: “Cứ đến kỳ lương thì thấy mặt ông ấy. Hết kỳ lương là không thất mặt mũi đâu nữa”. Nguyễn Khắc Xương cũng tự nhận rằng, về tình cảm với anh em trong cùng cơ quan và hiệu quả công việc thì anh em luôn công nhận nhưng với những tiêu chuẩn để kết nạp Đảng thì ông chưa bao giờ có đủ.

    Thời niên thiếu, Nguyễn Khắc Xương có may mắn được là học trò của những bậc danh sỹ trí thức như Võ Nguyên Giáp, Bùi Kỷ, Hoàng Minh Giám, Phan Mỹ… Lúc này, cậu bé Nguyễn Khắc Xương rất được các thầy yêu quý bởi cậu là con trai của Tản Đà, khi đó danh tiếng của Tản Đà vô cùng lừng lẫy. Hơn nữa, cậu bé ấy lại rất thông minh và dễ mến. Chịu nhiều ảnh hưởng từ cha nên cậu học trò Nguyễn Khắc Xương học giỏi văn nhưng lại rất dốt toán, dù lúc đó giáo sư Cầu dạy toán thì bạn nào cũng thích mê. Vì dốt toán nên mỗi khi đến trường thi, Nguyễn Khắc Xương đều rất run. Thậm chí, cậu còn không tin nổi khi xem danh sách thi Diplome, cậu là người có tên trong danh sách đậu. Chỉ đậu Thành Chung thôi mà khi đó ở quê, ông ngoại cũng mổ cả một con bò để khao cả xóm. Khi chuẩn bị bước vào phòng thi tú tài, có người bạn đồng môn nói rằng thầy Phan Mỹ gọi anh về, không thi nữa. Thầy Phan Mỹ gọi về và nói rằng, tôi không thi nữa mà sẽ tham gia Việt Minh.

    Khi đó, Ban Tuyên truyền xung phong do ông Nguyễn Hữu Đang lãnh đạo mới được thành lập. Chàng trai trẻ Nguyễn Khắc Xương bắt đầu công tác tại đơn vị này, cụ thể là lại Cục miền nam (miền nam ở đây có nghĩa là khu vực phía nam của miền Bắc chứ không phải miền nam theo danh giới bắc – nam tính từ mốc vĩ tuyến 17 như sau này) do Lê Anh Trà trực tiếp phụ trách. Khi đó, Nguyễn Khắc Xương có nhiệm vụ xây dựng, hướng dẫn đội văn nghệ các xã, phụ trách chỉ đạo văn nghệ cho các thiếu nhi và các ban văn hóa xã. Lúc này, chàng trai Nguyễn Khắc Xương đưa các em từ quê Khê Thượng về Thái Bình để tham gia vào các đội văn nghệ thiếu nhi này, một phần để có điều kiện chăm sóc các em, phần để đỡ đần cho mẹ khỏi vất vả. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Khắc Xương gặp gỡ và làm quen với một trong những nữ đội trưởng văn nghệ, cũng là người trực tiếp quản lý các em của ông. Người sau này trở thành người vợ yêu của ông và hiện vẫn đang sống cùng ông trong ngôi nhà nhỏ trên thành phố trung du Việt Trì.


    Tự hào được làm con của thi sĩ tài danh bậc nhất đất Bắc

    e91g6tv63fym6k2fg.jpg
    “Tôi tự hào khi được làm con trai của Tản Đà” – Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Khắc Xương.

    Nhìn lại cuộc đời đã qua 90 năm của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương thấy lời của cha năm xưa hoàn toàn chính xác: Nguyễn Khắc Xương là một anh bán sách giữa chợ đời. Ông nói rằng cuộc đời công tác của ông luôn gắn với văn nghệ ngay cả ở những cơ quan không có chút liên quan nào tới văn nghệ ví dụ như khi ông làm công an địch hậu ở Hải Phòng. Thời gian đầu sau khi khởi nghĩa, ông làm tự vệ thành, bảo vệ thành Hà Nội sau kháng chiến. Lúc này, nhiệm vụ chủ yếu của ông là dựng những vở kịch ngắn để truyên truyền cho cách mạng và truyền bá chữ quốc ngữ. Khi đó, đối tượng tuyên truyền chủ yếu là những người lao động nghèo khổ trong xã hội như những người phu xe, những người làm các công việc chân tay để kiếm sống. Muốn thu hút được họ để tuyên truyền thì phải có những vở kịch vui, vở kịch ngắn đế kéo họ đến. Ông chính là người viết ra những vở kịch như thế. Do điều kiện thiếu thốn, ông vừa viết kịch bình dân học vụ, vừa kiêm luôn diễn viên trong những vở diễn của mình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương vẫn còn nhớ vở kịch Thoát Hoan tháo chạy do mình dựng đã từng được diễn tại Nhà Hát Lớn những năm đầu tiên của đất nước độc lập. Ông bảo. nghệ thuật đã tạo nên cuộc đời ông, phải chăng nó là cái nghiệp mà ngay sau khi sinh, cha ông – thi sĩ Tản Đà cha ông đã đặt vào tay ông với tất cả tình yêu và hy vọng với người con trai cả của mình.

    Kể cho tôi nghe về tuổi thơ của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương phần nào giúp tôi có thêm nhiều hình dung về cuộc sống của một thi sĩ tài danh đất Bắc. Ông nói rằng, sinh ra làm con trai của một người nổi tiếng như Tản Đà là một điều ông luôn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Làm con trai một nhà thơ tài năng và khí chất như Tản Đà, ông cũng ít nhiều được cùng cha ngao du thiên hạ. Và đương nhiên có một điều không thể phủ nhận, ông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tính cách của cha mình. Tính cách ấy đưa đẩy cuộc đời ông đến với nhiều những thăng trầm trong cuộc đời nhiều bể dâu này. Nhưng cho đến tận bây giờ, khi đã trải qua hơn 90 trên cõi đời này, ông chưa một lần phải hổ thẹn về những điều mình đã làm được, trước vong linh của phụ thân đang hiện diện trong ngôi nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng nơi thành phố ngã ba sông này.


    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Còn tiếp)
     
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Kỳ cuối:

    XỨNG ĐÁNG LÀ “TRUYỀN NHÂN” CỦA THI SĨ NÚI TẢN SÔNG ĐÀ

    63en7j9n5kl52qjfg.jpg


    Dù không tiếp nối nghiệp văn chương của cha nhưng nhà văn hóa Nguyễn Khắc Xương cũng gắn bó cả cuộc đời với chữ nghĩa đúng như lời tiên tri lúc sinh thời của phụ thân. Những công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, văn hóa Hùng Vương và về nghệ thuật hát Xoan của ông đã được ghi nhận bằng Giải thưởng Nhà nước về văn hóa văn nghệ mới được vinh danh trong tháng 5. 2012. Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng ông lại gắn bó và thành danh tại đất Tổ, một phần do những ảnh hưởng từ người cha tài danh, thi sĩ Tản Đà.


    Thành danh với nghiệp bút nghiên phi văn chương

    jndfq9sriiq0rfffg.jpg
    Ông Nguyễn Khắc Xương không nối nghiệp văn chương của cha, nhưng vẫn gắn bó với chữ nghĩa, với văn hoá.

    Giống như cha mình, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương cũng đã phiêu bạt nhiều nơi trước khi dừng chân ở Phú Thọ. Nhờ danh tiếng là con trai của thi sĩ Tản Đà, ông Nguyễn Khắc Xương giữ được mối liên hệ với hàng loạt những nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ.

    Cũng vì thế mà thời kỳ ông làm Trưởng phòng, thư viện Phú Thọ được đánh giá là một trong những thư viện cấp tỉnh đứng đầu trên cả nước. Mỗi khi thư viện Phú Thọ tổ chức những buổi giới thiệu sách, ông thường mời những nhà văn, nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Trần Văn Giàu, Hoài Thanh… về nói chuyện. Nhờ những cuộc nói chuyện ấy mà ông có cơ hội tiếp xúc với các nhà văn nổi tiếng bằng xương bằng thịt. Ông nắm được Huy Cận rất thích uống chè nên món quà cảm ơn lúc chia tay thường là chè Phú Thọ. Ông biết Xuân Diệu rất thích ăn trứng sống nhưng lại hờ hững với chè. Nhưng Xuân Diệu và Huy Cận là đôi bạn thân thiết như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau nên mời một người lên nói chuyện thì phải mời luôn cả người còn lại. Ông kể lại rằng Xuân Diệu nói chuyện rất hay và rất cuốn hút nên thường xuyên vượt quá thời lượng buổi nói chuyện nhưng rất may Huy Cận lại là người rất kiệm lời nên hai ông có thể bổ sung cho nhau được. Trần Văn Giàu thì lại là người nghiện thuốc lá nặng. Dù là con trai của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu nhưng về rượu và thuốc thì Nguyễn Khắc Xương lại không mê như cha mình. Thế nên mỗi lần đón Trần Văn Giàu lên nói chuyện thì Nguyễn Khắc Xương lại bị ho vì chiều lòng khách quý.

    Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Xương nói rằng, nhiều người hay dùng danh xưng nhà văn để gọi ông nhưng ông không dám nhận danh xưng đó bởi cả cuộc đời ông mới có hai cuốn sách dịch. Ông “thú thật” với tôi rằng, cũng có một thời ông thử viết văn. Sau sự nổi tiếng của “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài, Nguyễn Khắc Xương cũng bắt chước viết một cuốn sách cho thiếu nhi lấy tựa đề là “Cóc phiêu lưu ký”. Sau khi hoàn thành, ông đưa cho Nguyễn Bùi Vợi nhờ thẩm định và nhận lại bản thảo với dòng chữ: “Cuốn sách này ông Xương viết dở”. Lời phê ấy đa nghĩa ấy của Nguyễn Bùi Vợi khiến Nguyễn Khắc Xương bừng tỉnh, ông biết rằng mình không có khiếu văn chương nên chuyên tâm làm công việc nghiên cứu.



    Nỗi buồn riêng ở tuổi cửu tuần

    xsr8x1lzfbqdt8dfg.jpg
    Ông Nguyễn Khắc Xương ngậm ngùi với những nỗi buồn riêng, nhất là cảm giác tội lỗi khi cho rằng mình “bất hiếu” với cha.

    Năm 1948, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Xương kết hôn với bà Ngô Thị Thủy – người đội trưởng đội văn nghệ tuyên truyền thiếu nhi xinh đẹp trực tiếp phụ trách các em của ông ở Thái Bình. Có một lần, Nguyễn Khắc Xương đến hỏi thăm tình hình các em, cô gái ấy bẽn lẽn đưa cho ông một chiếc khăn tay và hỏi rằng: “Em thêu thế này có được không?" Khi mở ra xem, Nguyễn Khắc Xương nhìn thấy trên chiếc khăn tay ấy có thêu tên ông và các em của mình. Họ thương nhớ nhau từ đó và đi đến hôn nhân năm ông 26 tuổi.

    Ông cười vang khi kể về chuyện đám cưới thời kháng chiến của mình. Khi đó, ông phải đi bộ từ Thái Bình về quê ở Khê Thượng – Sơn Tây để xin phép mẹ bởi theo ông gia đình ông vẫn hết sức nề nếp, quy củ. Khi đi còn có một đồng chí của tổ chức đi theo để đảm bảo mẹ ông đã đồng ý cho hai người kết hôn. Do thời chiến, ông lại xa nhà quá lâu, đường xá và cảnh vật thay đổi nhiều, ông và người bạn đồng hành bị lạc mất một ngày ở gần nhà. Khi về tới nơi, ông bị mẹ mắng cho một trận vì không nhớ đường về nhà. Đến khi nhận được cái gật đầu của mẹ, ông lại hối hả quay về Nam Định quê bà để thông báo tình hình cho bố mẹ vợ tương lai thì mới được phép cưới. Đến khi tổ chức đám cưới ở cơ quan, cô dâu chú rể còn chạy lạc nhau mãi sau mới tìm thấy.

    Khi tôi ngồi trò chuyện với nhà văn hóa Nguyễn Khắc Xương, bà Ngô Thị Thủy ngồi tựa mình vào chiếc ghế bành trước hiên nhà, mắt bà mơ hồ nhìn ra phía xa. Dù đã gần 90 nhưng bà vẫn rất mạnh khỏe trong cơ thể gầy guộc. Thỉnh thoảng bà lại đi qua đi lại nơi chúng tôi nói chuyện và ông lại nhắc bà ra ngoài một cách trìu mến. Ông nói trong ánh mắt buồn vô hạn: “Ngày xưa bà ấy xinh đẹp và giỏi giang lắm. Bà ấy từng có thời tham gia du kích, tham gia kháng chiến rất hăng hái vậy mà giờ trở nên dặt dẹo thế này đây”. Ông cho biết, bà mắc bệnh tâm thần đã lâu, thỉnh thoảng lại đi bộ lang thang ở những con ngõ quanh nhà và được những người hàng xóm tốt bụng đưa về nhà.

    Tôi mạn phép hỏi ông, ông có cảm thấy hài lòng với 90 năm cuộc đời đã qua của mình hay không, ông nói rằng không ai dám nói rằng mình đã hài lòng, nhất là những người làm công việc nghiên cứu như ông, có điều, ông không cảm thấy hộ thẹn với phụ thân của mình dù không theo nghiệp văn chương của cha. Quả thực, Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật cùng với những nghiên cứu về văn hóa dân gian của ông đã được ghi nhận là những điều không phải ai cũng làm được, nhất là với những người cả cuộc đời làm công tác nghiên cứu ở địa phương như ông. Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Xương nói rằng: “Tôi có cống hiến và những cống hiến ấy được nhìn nhận và tôi không ân hận gì với những điều mà tôi đã làm được”. Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Xương cũng là một trong những người đầu tiên sáng lập ra Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ cùng với nhà thơ Bút Tre Đặng Văn Đăng.

    Riêng với cuộc đời và sự nghiệp của cha mình, ông cũng đã dành cả một đời để tập hợp những tư liệu, tác phẩm của cha để viết nhiều cuốn sách có giá trị quý báu đối với văn học sử nước nhà như “Tản Đà Thơ và Đời” hay như cuốn “Tản Đà toàn tập” và được ghi nhận bằng danh xưng “nhà Tản Đà học”.

    Hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương đang sống cùng vợ, con gái và các cháu chắt trong một ngôi nhà cấp 4 nhỏ đơn sơ trên thành phố Việt Trì. Dù long đong, lận lận giống hệt như người cha tài hoa Tản Đà của mình nhưng nhà văn hóa, nhà Tản Đà học Nguyễn Khắc Xương không hề hối tiếc bất cứ điều gì khi nhìn lại cuộc đời mình. Ông chỉ có một nỗi buồn rất lớn, đó là nỗi buồn của đời sống cá nhân không được viên mãn. Rất nhiều anh em trong giới văn nghệ vui mừng cho ông vì ông được ghi nhận với những nghiên cứu của mình nhưng họ lại ái ngại cho ông vì ông có ba người con trai nhưng do chiến tranh, loạn lạc nên bây giờ không còn một ai cả. Nguyễn Khắc Xương sinh được 7 người con, 4 trai, ba gái nhưng hiện nay chỉ còn lại ba cô con gái. Một người con trai của ông hy sinh trong chiến dịch Khe Sanh – Quảng Trị khi anh vừa bước vào tuổi hai mươi đẹp nhất của đời người và được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

    Năm 1978, ông vào thăm cô con gái cả, khi đó đang là học trò xuất sắc của nghệ sĩ điêu khắc Diệp Minh Châu tại Sài Gòn. Vừa gặp con ngày hôm trước, hôm sau con gái ông mất trong một tai nạn giao thông thảm khốc. Nhưng vượt lên tất cả những điều đó, ông vẫn âm thầm chịu đựng, vượt lên tất cả để làm việc và cống hiến. Khi ông ở Sài Gòn ra tham dự một cuộc họp văn nghệ dân gian do Vũ Ngọc Phan chủ trì, chủ tọa Vũ Ngọc Phan đã cho hội nghị nghỉ 15 phút để chia buồn với Nguyễn Khắc Xương. Anh em bằng hữu ôm lất ông mà nói rằng:“Anh phải kiên cường lên anh Xương”. Kể lại cho tôi nghe câu chuyện này, mắt ông rưng rưng và giọng nói ông chùng xuống: “Tản Đà truyền ngôi cho Nguyễn Khắc Xương nhưng Nguyễn Khắc Xương không truyền ngôi cho ai được nữa. Nguyễn Khắc Xương tuyệt tự”.

    Tôi không dám nói thêm một điều gì, chỉ sợ khoét sâu vào vết thương lòng của ông thêm một lần nữa. Như hiểu được ý nghĩ của tôi và không muốn tôi khó xử, ông nói lời chia tay bằng cái bắt tay thật chặt, với lời hẹn: “Tớ sẽ còn tiếp cậu được thêm được dăm ba lần nữa chứ chưa đi theo cha mình được ngay bây giờ đâu”. Còn tôi thì luôn nghĩ rằng, ông có quyền tự hào về những gì mình đã làm được. Và nếu như ở trên trời, thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có biết được những điều ông đã làm được với cuộc đời này, cụ cũng sẽ tự hào về con trai mà cụ đã đặt bao niềm tin và hy vọng của mình.



    Tuấn NgọcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    chis thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này