Tâm lý XH Chuyện thường ngày ở huyện - Va-len-tin Ô-vet-skin

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi 4DHN, 17/3/20.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bia.png

    Va-len-tin Ô-vet-skin

    CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN

    Truyện ký

    Nhà xuất bản Cầu vồng

    Mát-xcơ-va - 1984

    In theo bản dịch của Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội

    Người dịch:Phạm Mạnh Hùng

    Người biên tập:Bùi Văn Hòa

    Валентин Овечкин

    РАЙОННЫЕ БУДНИ

    Книга очерков

    На въетнамском языке

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Một số nhân vật tiêu biểu:

    Link pdf: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!

    P.S File epub tôi mới soát toàn bộ xong lần 1 và soát lần 2 đến hết chương 1. POÓC-DỐP VÀ MÁC-TƯ-NỐP vì vậy phần còn lại có thể còn tồn tại lỗi. Bạn nào có thể thì vui lòng soát tiếp nhé! Tôi đau hết cả đầu vì công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô rồi.... Hiu hiu....
     

    Các file đính kèm:

    sao truc, quan286, amorphous and 26 others like this.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa post xong một cuốn xuất bản từ năm 1984 (35 năm rồi), viết năm 1953 (66 năm rồi) mà bị thằng em nó đả kích thậm tệ!!!! Giận hết sức!!!! cute_smiley8

    Sách cũ nó có giá trị của sách cũ chứ. Ví dụ đọc cuốn này thấy tác giả mô tả cực kỳ chân thực xã hội Liên Xô thời Liên Xô. Đọc rồi thì hiểu kẻ thù nguy hiểm nhất của CNXH chính là những người nắm quyền lãnh đạo như bí thư huyện ủy Boóc-dốp, Mét-vê-đép, bí thư tỉnh ủy Ma-xle-ni-cốp... Rồi những nhược điểm của mô hình kinh tế theo kiểu kế hoạch hóa cứng nhắc... Rồi rất nhiều điều thú vị khác của lịch sử....
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đọc được khoảng 120 trang thì tôi thấy Martynov có nét dám nghĩ dám làm giống với Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở Việt Nam, nhưng quy mô nhỏ hơn (huyện ủy). Không biết đoạn sau Martynov có gì lầm lỗi không.

    Tôi mới đọc Borzov, còn Medvedev với tay gì đó thì chưa đọc tới.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không lầm lỗi gì. Chỉ không mạnh mẽ bằng một cán bộ dưới quyền và Mác-tư-nốp đã nhường lại huyện đó cho người ấy và được điều sang làm bí thư huyện ủy một huyện khác. Chắc anh sẽ mang bài học học được từ người kế nhiệm để trở nên mạnh mẽ hơn.
     
    colangxxi and Caruri Tlkd like this.
  5. hoahong_honghoa

    hoahong_honghoa Lớp 3

    Ngày xưa em rất khoái mấy quyển này anh Tư ạ. Nhưng gần đây không hiểu sao đọc bản phiên âm kiểu này thấy hơi rối mắt. Lúc em còn nhỏ thì mê cuốn Những cuộc phiêu lưu của Xê-muy-en-pinh lắm, giờ thì đọc thấy tức mắt thật. Hihi.
     
    4DHN thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Quyển này nhiều chỗ đọc rất tức cười vì cách làm ăn rất trái khoáy, của bệnh thành tích, của sự bất hợp lý. Chẳng hạn vì để gieo hạt cho kịp với kế hoạch được chỉ đạo của tỉnh mà người ta gieo hạt xuống đất lạnh và không có hạt nào mọc, phải gieo lại toàn bộ. Thợ lái máy cày được trả công theo diện tích cày được nên họ cày lỏi và nông. Thợ lái máy gặt đập có lợi hơn khi năng suất thấp. Người nuôi và vắt sữa 5 con bò, bê được trả công bằng người nuôi 10 con bò, bê...
     
  7. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Em sinh sau đẻ muộn ko sống qua thời đó nhưng đó có phải là tình trạng "cha chung không ai khóc" của thời kì hợp tác xã ở miền bắc ngày trước?
     
  8. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Bác nào thích đọc thời kì hợp tác xã như đất vỡ hoang thì chắc sẽ muốn đọc truyện này ;)

    Ps: File pdf có chữ (OT) đằng sau là gì ạ?
     
    teacher.anh thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi đọc quyển này từ hồi nhỏ cũng thấy tức cười như bác. Nhưng bây giờ nhiều điều như vậy vẫn còn tồn tại như một sự hiển nhiên, chẳng qua mình quen đi nên không thấy buồn cười nữa.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    File đã tối ưu hóa.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  11. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Em thấy bình thường, bản chất của con người là vậy mà :D
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trích chương 2:
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  13. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Có tớ đây, đọc không dưới 5 lần bộ "Đất vỡ hoang" sách giấy của NXB Cầu Vồng, ebook Đất vỡ hoang trên này cũng có nhưng chưa có đọc
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  14. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Cá nhân mình thấy Đất vỡ hoang không hay, dẫu biết là nó lý tưởng hóa lên quá nhưng vẫn thấy dở. Sông Đông êm đềm hay hơn :D Xưa ba mình còn bảo có khi Đất vỡ hoang không phải do Sholokhov viết :sss
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sách tuyên truyền thì thường lý tưởng hóa nên người nào tỉnh táo sẽ thấy không hay. Cuốn Chuyện thường ngày ở huyện này là thể loại hiện thực, tác giả đã nói thẳng nói thật những suy nghĩ, quan điểm của mình nên theo tôi nó rất có giá trị.
     
    nhat1395 and chumeo_di_hia like this.
  16. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Cũng có thể lúc mình đọc bộ "Đất vỡ hoang" lần đầu hồi mới lên cấp 3 nên vẫn còn hâm mộ văn học xô viết lắm, thấy không cuốn gì hay hơn.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi đó chắc bác đọc Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm của Đào Vũ, Đất làng của Nguyễn thị Ngọc Tú... và cũng thấy hay. Còn được đưa vào sgk học trong trường nữa.
    Nhân tiện, mấy cuốn này hình như trên TVE 4u chưa có, bác nào có thì làm ebook luôn.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  18. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Ngày ấy mình chỉ thích đọc sách Cầu Vồng, mấy cuốn bạn kể mình chưa đọc. Có đọc bộ "Vỡ bờ" của nhà văn Nguyễn Đình Thi mà sau này không thể tìm ra ebook
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/20
    chumeo_di_hia thích bài này.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Mấy cuốn này chắc tìm trong Thư viện Hà Nội hoặc Thư viện Quốc gia có.
     
    chumeo_di_hia thích bài này.
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế bác không được học mấy tác phẩm này trong trường rồi, thật đáng tiếc.
    Hồi đó học mãi bài thơ Anh chủ nhiệm của Hoàng Trung Thông nữa.
     

Chia sẻ trang này