Thảo luận Cơ chế nào mà gió khi thổi vào cơ thể lại có thể làm mát

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Cloud Moon Tran, 12/8/21.

Moderators: amylee
  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Xem cái hình này nhé:

    upload_2021-8-13_9-47-33.png

    Khi máy nén chạy thì gas trong dàn nóng bị nén mạnh nên dàn nóng có áp suất rất cao, còn gas trong dàn lạnh bị hút rất mạnh do đó dàn lạnh có áp suất rất thấp.

    Gas máy lạnh là một hợp chất rất dễ hóa lỏng khi bị nén, cũng rất dễ bay hơi khi bị hút chân không do đó nó đã hóa lỏng khi bị nén. Có một hợp chất rất quen thuộc có tính năng dễ hóa lỏng là butan (C4H10), chất này được dùng trong bật lửa (hộp quẹt) gas, tất nhiên không dùng được trong máy lạnh vì lý do an toàn PCCC. :) Nhìn hình vẽ ta thấy ở dưới dàn nóng và dưới dàn lạnh có gas trạng thái lỏng đọng.

    Khi quá trình hóa lỏng xảy ra (xảy ra ở khu vực ranh giới giữa chất lỏng và chất khí) thì chất gas tỏa nhiệt: các phân tử chất gas ào ạt đâm vào khối chất lỏng nên đã truyền động năng cho khối chất lỏng làm chất lỏng nhận được rất nhiều năng lượng, do đó nó nóng lên rất nhiều.

    Rồi nhiệt lượng đó được truyền ra các cánh tản nhiệt của dàn nóng rồi bị quạt dàn nóng thổi đưa ra môi trường.

    Chất gas đã bị nguội bớt được dâng lên (hoặc chảy xuống) dàn lạnh. Do dàn lạnh có áp suất rất thấp do đó chất gas bay hơi, thậm chí có thể bay hơi mạnh đến mức sôi lên (tôi dự đoán thế, chứ không rõ có sôi không). Khi bay hơi rất mạnh thì các phân tử gas sẽ lấy mất nhiệt lượng của gas lỏng dưới dạng động năng của các phân tử khí khi rời khỏi bề mặt chất lỏng. Do vậy khối chất lỏng mất rất nhiều nhiệt lượng do đó lạnh đi rất nhiều. Rồi nó làm cánh tản nhiệt dàn lạnh lạnh đi rất nhiều. Quạt dàn lạnh hút không khí nóng trong phòng thổi vào cánh tản nhiệt dàn lạnh và truyền nhiệt lượng đó vào dàn lạnh. Phần nhiệt lượng này cũng thúc đẩy thêm sự bay hơi của chất gas lỏng của dàn lạnh.

    Rồi gas thể khí lại bị máy nén hút sang dàn nóng. Và quá trình ngưng tụ lại tiếp diễn trong dàn nóng.

    Do chất gas chuyển động tuần hoàn do đó khi máy lạnh chạy thì đồng thời mọi thời điểm đều xảy ra hiện tượng ngưng tụ và bay hơi trong dàn nóng và dàn lạnh, và nhiệt lượng trong phòng cũng nhờ quá trình đó mà được vận chuyển thải ra môi trường bên ngoài.

    Trong hệ thống này van tiết lưu* đóng vai trò: đảm bảo chất gas vận chuyển theo một chiều và duy trì áp suất cao trong dàn nóng và áp suất thấp trong dàn lạnh.

    * Van tiết lưu có tiết diện thu hẹp so với ống dẫn gas

    Phần tô màu là bổ sung thêm cho bài viết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/21
  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cứ đăng thế đã, để lấy tư liệu. Còn ý kiến phân tích thêm tôi sẽ (đã đăng) viết sau. :D
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chẳng lẽ bạn Trần Nguyệt Vân sáng dậy không tắm? Tắm sáng quan trọng còn hơn tắm chiều sao có thể bỏ qua được

    Tắm buổi sáng để cơ thể trong trạng thái tươi mới nhất để còn ra đường nữa chứ, ý mình là sạch sẽ để đi làm, gặp mọi người.

    Chẳng thế mình còn tắm trưa, tắm chiều, tắm tối (ít thường xuyên hơn) nữa kìa.
     
  4. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Tại sao tăng tương tác giữa các phân tử nước (tăng động lượng trung bình của các phân tử nước) lại làm tăng nhiệt độ? Nhiệt độ là gì? (Lười google quá, mà có khi tìm đọc, do ngôn ngữ quá hàn lâm nên cũng "cóc" hiểu, hehe).

    Đến đoạn "giảm nhiệt độ nghĩa là nó mất nhiệt" là đúng, nhưng đoạn kéo theo sau chẳng hiểu gì cả: tại sao hơi nước bay hơi lại thu nhiệt của giọt nước, nhiệt và động lượng quan hệ với nhau như nào? Còn khúc "để cân bằng với lượng nhiệt mà giọt nước mất đi do giảm nhiệt độ", giảm nhiệt độ thì nhiệt lượng giọt nước giảm là đúng nhưng chỗ "cân bằng", cái gì cân bằng với cái gì và tại sao? Huhu khó hiểu quá!

    Đoạn này cũng không hiểu.

    Đoạn này thêm vào với mục đích gì?? 300km/h nhỉ.

    P.s: Anh tài giờ mới chịu vào giảng giải đây. Hehe
     
  5. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Bạn vẫn đi làm mùa covid à? Sao có vẻ bận bịu quá nhỉ?
     
  6. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Trần Vân Hằng!

    Ai thích tắm lúc nào thì tắm nhưng người Việt thường tắm buổi chiều.

    Chỉ trường hợp nóng quá người ta mới tắm vào các giờ khác. Một trường hợp nữa là người ta tập thể dục buổi sáng ra nhiều mồ hôi mới phải tắm cho sạch. Bạn anh thì nhất định là không phải rồi vì 9h sáng bạn mới bắt đầu dậy và ăn sáng mà.

    Tên tôi đó, công khai luôn. Nếu dịch từ Anh sang Việt là Vân Hằng Trần he.
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình thích Nguyệt Vân, nghe vần hơn ^^

    Về vụ tắm, sáng dậy bất kể có thể dục hay không đều nên tắm, kiểu gì thì sau một đêm cơ thể cũng có bả nhờn trên da, dù ít hay nhiều.

    Tắm còn mang lại cảm giác sung sức, tươi mới, một dạng khởi động tức thời cơ thể của bạn. Bạn sẽ tràn trề nhựa sống để bắt đầu công việc nhanh nhất có thể.
     
  8. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Ok. Tuỳ ý bạn. Sao cũng được.

    Tuy bạn có vẻ nói quá lên về việc tắm sáng của mình, nhưng mà cơ thể bạn, bạn có quyền tắm mát cho nó bất kì lúc nào. Dù không được bình thường lắm, như những người bình thường khác haha
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Sáng không tắm thì đi làm làm sao nhỉ nước rẻ mà
     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đầy người tắm buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu là nữ thì chắc thêm mục make up vào buổi sáng và dưỡng da vào buổi tối. :D
     
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Những người không tắm sáng thì là không đủ động lực để dậy sớm nên dậy quá trễ, chỉ đủ thời gian vệ sinh sáng, ăn nháo nhào rồi vội vã cân đẩu vân đến cơ quan. Nữ thì chắc sẽ không ra khỏi nhà khi không sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ, tươi tắn. Do đó sẽ dậy sớm để đủ thời gian làm các việc đó. :Rotmat1:

    P.S Cũng đầy người không tắm sáng. "Anh No có trong nhóm này không?" "Không thể khai được. Thông cảm nha!" :P
     
  12. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Mình sống đơn giản, không trang điểm, không dưỡng da (sống trong Nam khí hậu không lạnh nên không cần kem bôi). Dân kĩ thuật mà, bạn anh là giáo viên thôi mà cũng cầu kì nhỉ. Bạn dạy khối nào, môn nào vậy

    Bạn Không rõ là "binh" nhé, hihi
     
  13. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non


    Thấy màu sắc bênh trong bài đăng trước là "lộ liễu" nên phải đăng lại bài này à Không?

    Bây giờ topic thành chủ đề để tám à? Bạn máy móc gì đâu rồi??
     
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Không binh tna đâu. Vẫn phản đối, chỉ trích nhiệt liệt nếu thấy tna phát biểu sai. :D
     
  15. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Bạn anh có dậy sớm đâu, 9h mới dậy đấy!!
     
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Chuyện sigle topic chuyển thành multi topic vẫn thường xảy ra, thế mới đa dạng sinh học chứ! :D
     
  17. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Sinh động hơn cho diễn đàn của bạn hay chủ đề của tôi thế? Câu này khó đấy. Bác sáng nay dậy mấy giờ? Sao tới tận 9h30 mới vào phản hồi câu hỏi của tôi?

    Mà single chứ, viết sai chính tả à? Bác sau 10 năm tình đã cũ thì dạo này thế nào? Hì, nếu ngại không trả lời thì thôi cũng được
     
  18. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Ông nội này cứ đăng rồi chỉnh sửa bài viết hoài nhỉ? Bảo sẽ dùng từ ngữ của mình để giảng giải mà thế này đây, chèn thêm ý vào bài viết của người ta. Không hiểu kiểu gì nữa!!
     
  19. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Là kết quả của năng lượng dưới dạng nhiệt (gọi tắt là nhiệt năng). Nên nhớ năng lượng có thể chuyển hóa qua lại và tuân theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Ví dụ động năng có thể chuyển thành nhiệt năng và ngược lại nhiệt năng có thể chuyển thành động năng.

    Trở lại vấn đề nhiệt độ là gì? Cần xét 3 trạng thái của vật chất: chất rắn, chất lỏng và chất khí.

    Trong chất rắn, các phân tử được cố định tại chỗ và chỉ dao động xung quanh vị trí đó. Khi nhiệt độ thay đổi thì biên độ và tần số dao động cũng thay đổi. Khi chất rắn tiếp xúc với da, thì các phân tử đó sẽ va đập với tế bào thần kinh da rồi truyền động năng sang làm các phân tử của tế bào đó dao động mạnh thêm hay yếu đi (yếu đi khi phân tử của tế bào truyền động năng sang phân tử vật thể). Biên độ dao động của phân tử tế bào được chuyển thành tín hiệu nóng hoặc lạnh lên não.

    Khi chất rắn nóng lên, thì các phân tử chất rắn dao động với biên độ ngày càng lớn, khi động năng dao động đó lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử thì các phân tử đó sẽ rời khỏi nhau và chuyển động hỗn loạn trong khu vực vật chứa. Đây là hiện tượng nóng chảy, quá trình nóng chảy cũng thu nhiệt của khối chất rắn còn lại (ngược lại quá trình đông đặc tỏa nhiệt). Khi nhiệt độ chất lỏng tăng lên thì vận tốc các phân tử chất lỏng cũng tăng lên. Khi chất lỏng tiếp xúc với da thì các tế bào da cũng bị các phân tử chất lỏng va đập và truyền động năng sang và dao động mạnh lên (hoặc yếu đi). Khi vận tốc của các phân tử chất lỏng đủ lớn thì các phân tử chất lỏng sẽ bay ra khỏi chất lỏng (giữa các phân tử chất lỏng cũng có lực liên kết nhưng chưa đủ để dính nhau như chất rắn). Ở biên giới của chất lỏng thì các phân tử bị các phân tử liền kề va đập mạnh nên bắn ra khỏi chất lỏng, đó là hiện tượng bay hơi
    Khi nhiệt độ tăng cao thì vận tốc của các phân tử chất lỏng cũng tăng cao đến một mức, động năng lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử thì chúng rời nhau hoàn toàn và bay xa nhau ra, chất lỏng hoàn toàn chuyển sang thể khí trong toàn khối chất lỏng, quá trình này sinh ra các bọt khí trong khối chất lỏng gọi là hiện tượng sôi.

    Trong chất khí thì các phân tử chuyển động hỗn loạn với vận tốc rất lớn, lớn đến mức thắng lực liên kết giữa chúng. Tương tự, khi chất khí tiếp xúc với da, chúng cũng va đập với da và quá trình tiếp theo cũng tương tự để hệ thần kinh cảm nhận.

    Khi lực va đập quá lớn, động năng va đập có thể phá vỡ sự liên kết của các tế bào da làm hư hỏng chúng với các mức độ khác nhau. Làm chúng bị phân tích thành các chất hữu cơ có chuỗi phân tử ngắn hơn, thậm chí phân tích thành carbone, CO2, nước. Mức độ nhẹ gọi là bỏng (hay nấu chín) mức độ cao nhất là cháy.

    Gút lại, nhiệt độ là thể hiện giá trị động năng của phân tử. Nó được tế bào thần kinh xúc giác cảm nhận thành nóng hay lạnh.

    P.S Đã bổ sung thêm tần số vào sự dao động. Có thể bài viết vẫn chưa đủ ý do viết thẳng từ suy nghĩ không tra cứu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/21
  20. machine

    machine Lớp 11

    Cái này mình lười trả lời quá :D

    Theo định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ vật này sang vật khác hoặc dạng này sang dạng khác.
    Giọt nước ban đầu có nhiệt độ nhất định (có nhiệt lượng nhất định), sau khi một phần hơi nước bay hơi, nhiệt độ giọt nước giảm xuống, nghĩa là giọt nước bị mất nhiệt năng.
    Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, phần nhiệt năng bị mất đó là do hơi nước bay hơi đã lấy đi, nghĩa là hơi nước bay hơi đã thu nhiệt của giọt nước. Nói cách khác, nhiệt năng đã chuyển từ giọt nước sang hơi nước.

    Động lượng tăng thì nhiệt độ tăng, nhiệt lượng tăng. Còn tai sao lại vậy thì mình lười tìm hiểu quá :P. Kiểu như sao nick bạn lại có chữ Moon, là do tên bạn Hằng, sao tên bạn là Hằng, là do trong giấy khai sinh ghi vậy, sao trong giấy khai sinh ghi vậy, là do phụ huynh đặt, sao phụ huynh đặt vậy, là do abc, sao lại abc, là do xyz...

    Nhiệt lượng giọt nước mất đi cân bằng với nhiệt lượng hơi nước thu vào theo định luật bảo toàn năng lượng.

    Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

    Thêm vào để minh họa cho việc gió đẩy nhanh quá trình bay hơi của nước. Ví dụ: Cần 20 giây mới chuyển được 1 giọt nước dạng lỏng thành dạng hơi thông qua quá trình bay hơi tự nhiên. Khi có gió, quá trình bay hơi chuyển thành dạng cưỡng bức, tốc độ bay hơi sẽ nhanh hơn, chỉ 10 giây đã bay hơi xong rồi. Gió giúp các phân tử nước ở bề mặt bứt ra khỏi nước nhanh hơn, nghĩa là bay hơi nhanh hơn.
    300km/h là vận tốc cần thiết để máy Boeing 747 cất cánh rời khỏi mặt đất.
    Trên đường băng, ví dụ máy bay cần 20 giây để tăng tốc từ 0 lên 300km/h, ở giây thứ 10, khi vận tốc máy bay mới đạt 100km/h, vô tình có cơn gió 200km/h thổi vào đuôi máy bay để tiếp sức → máy bay cất cánh luôn, giảm được 10 giây so với thông thường.
    Đoạn này không tìm được hình ảnh nào khác, mình lấy hình ảnh máy bay cho dễ hình dung dù có hơi khập khiễng.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này