Lãng mạn Cô giáo tỉnh lỵ - Lê Văn Trương

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 25/11/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    LÊ VĂN TRƯƠNG (1906 – 1964)

    Sinh năm 1906 tại làng Đồng Nhân, Hà Nội, quê gốc Hà Đông. Năm 1921 ông học trường Bưởi – Hà Nội, được hai năm thì bị đuổi học vì tham gia bãi khóa. Ông từng làm nhiều nghề và sống ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau (1926 làm viên chức sở Bưu điện ở Phnôm Pênh, ở Môngcônbôray; 1930 đi khai khẩn đồn điền ở Lôvêa, Battambang; làm thầu khoán, đi săn, v.v… rồi sang Thái Lan, Singgapo, Trung Quốc…). Từ năm 1932 ông về nước, bắt đầu đời viết văn chuyên nghiệp, chuyên cộng tác với báo Trung Bắc Tân Văn, Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ bảy và nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình Long. Sau Cách mạng tháng Tám có tham gia bộ đội chống Pháp một thời gian, từ 1953 về Hà Nội, rồi từ 1954 vào Sài Gòn chuyên sống bằng nghề viết văn và tái bản các tác phẩm của mình viết trước 1945.

    Ông mất ngày 25-2-1964 tại Sài Gòn.

    Với vốn sống phong phú, Lê Văn Trương trở thành nhà văn viết tiểu thuyết đương thời chiếm hàng đầu về số lượng. Trong hơn 30 năm đời văn của mình, ông đã xuất bản đến 125 tác phẩm.

    "Cô giáo tỉnh lỵ" là một tác phẩm thuộc loại truyện đề cao những tấm gương, những quan hệ tình cảm tốt đẹp mang tính lạc quan của tác giả.

    cover.jpg
    Thông tin sách
    Tên tác phẩm: Cô giáo tỉnh lỵ
    Tác giả: Lê Văn Trương
    Trong bộ: Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1887 - 2000 (Tập II Quyển 2)
    Nhà xuất bản:
    Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn hóa Sài Gòn
    Năm xuất bản: 2006

    Thông tin ebook:
    Nguồn ebook: tve-4u.org
    Chuyển text và tạo ebook: Caruri
    Hoàn thành: 11/2016
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 5/12/16
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tác phẩm này đọc cũng nhàn nhạt như mấy cuốn khác của tác giả. Tác giả gắn vào miệng nhân vật những phát biểu hùng hồn. Như Tùng, một anh thợ ít học, vào Sài Gòn kiếm sống mà phát biểu không khác một ông nhà văn hay nhà triết học. Tùng mong mỏi có ngày về với người yêu, mà đã có chút thành đạt (mở xưởng sơn kiếm được 2 ngàn) cũng quyết ở lại thêm 5 năm nữa, phải chăng để Phúc thành gái già (lúc đó đã khoảng 28 tuổi, 5 năm nữa là 33???)

    Mốc thời gian cũng có nhầm lẫn. Thời gian hai nhân vật chính có tình cảm với nhau chắc là lúc khoảng 15 tuổi (hết cấp 2, xét cả về tâm sinh lý). Vậy thời gian hiện tại (lúc Phúc gặp Vân ở Trà Cổ) không thể là 14 năm sau được, có lẽ chỉ khoảng 10 năm (Phúc đi học hết cấp 3 là khoảng 18 tuổi, rồi ra đi dạy mở trường là khoảng năm 20 tuổi, vài ba năm khoảng 23-25).

    May mà có nhân vật như Liên. Tác giả có lẽ đã lý tưởng hóa nhân vật này quá tốt, chứ bình thường thì cuộc đời sẽ nhiều Chính hơn và việc của Phúc sẽ không thể êm xuôi như vậy. Liên "sáng tác" ra Ban đi học Thạc sĩ (tức chỉ khoảng 2-3 năm là xong) mà từ thời điểm bịa ra đó đến khoảng 3-4 năm sau, Phúc không bị cha mẹ gây sức ép gì, kể cũng thiếu sót.

    Thấy sách in rõ thì làm thử một truyện, xong thấy hơi phí công làm :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/11/16
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Update bản sửa chính tả và định dạng mobi.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này