Tâm lý - Giáo dục G Con đường hạnh phúc - Victor Pauchet

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi littlethornbird, 21/10/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    [​IMG]

    Tác phẩm: Con đường Hạnh phúc
    Nguyên tác: Le Chemin du Bonheur
    Tác giả: Bác sỹ Victor Pauchet
    Dịch giả: Thiên Giạng và Phạm Cao Tùng
    Thể loại: Phương pháp tự giáo dục (Self-help, Self-care)
    Cung cấp sách scan: @sadec1
    Đánh máy, soát lỗi: @littlethornbird , @Rafa , @rito_1522 , @lichan , @lotus , @teacher.anh
    Làm ebook:

    Giới thiệu sách:
    (Nguồn: Amazon - Dịch: @littlethornbird )

    MỤC LỤC
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phần thứ nhất - Thân-thể Dụng cụ của tinh-thần
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phần thứ hai - Thể-dục
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Phần thứ ba - Luyện tinh-thần và tâm-đức
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chương VII - Tình thương và lòng nhân
    Chương VIII - Anh hãy tươi cười với thiên-hạ Thiên-hạ sẽ tươi cười với anh
    Chương IX - Nếu anh muốn kẻ khác kính-nể anh thì anh phải biết kính-nể lấy mình
    Chương X - Ảnh-hưởng của thái-độ đối với người và việc
    Chương XI - Sự tập-trung đức-tính của hạng người siêu-việt
    Chương XII - Phải chuyên-cần làm thật kỹ những việc anh làm
    Chương XIII - Ích-lợi và xuất-chúng
    Chương XIV- Lòng hăng-hái là một tình-cảm làm phấn-khởi người ta
    Chương XV - Tự-kỷ ám-thị
    Chương XVI - Dục-vọng, ý-chí và hành-động
    Chương XVII - Tinh-thần quyết-định
    Chương XVIII - Kết luận
     
    Last edited by a moderator: 14/2/23
  2. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    Tự-ngôn

    Một quyển sách có thể làm thay-đổi được cuộc đời

    Tôi muốn nói đến quyển Chemin du Bonheur của Bác-sĩ Victor Pauchet đã phiên-dịch ra quốc-văn dưới nhan-đề là Con Đường Hạnh-Phúc mà bạn đang cầm trong tay đây.

    Tôi đọc quyển Con Đường Hạnh-Phúc cách nay 12 năm, nghĩa là vào khoảng 1940. Năm ấy, vì thời-cuộc, tôi phải sống trong một trại giam giữa dãy Trường-sơn, cách-biệt hẳn với xã-hội loài người.

    Sự sống lẻ-loi ấy dễ làm cho ta buồn-chán.

    Buồn-chán sinh ra thất-vọng, và từ chỗ thất-vọng, ta đâm ra trụy-lạc hoặc đi dần vào chỗ chết mà không hay.

    Quyển Con Đường Hạnh-Phúc đến với chúng tôi trong tình-cảnh ấy. Nó giúp chúng tôi lấy lại sinh-lực và do đó nó khai lại nguồn Hạnh-phúc mà chúng tôi tưởng đã bế-tắc.

    Những kết-quả chắc-chắn mà chúng tôi thâu hoạch được sau khi theo lời dạy của Bác-sĩ Victor Pauchet trong lúc ấy là:

    _ Sức khỏe được phục-hồi. Chúng tôi ăn ngủ nhiều, lên cân, da thịt hồng-hào, vẻ mặt luôn luôn tươi-tỉnh.

    _ Sự buồn-chán do đó tiêu-tan. Mặc dầu sống trong cảnh tù-đày, chúng tôi thấy đời đầy ánh sáng đầy hy-vọng.

    _ Sự học-hành tiến-bộ. Trí-thức mỗi ngày một tăng thêm. Chúng tôi đổi rủi thành may, nghĩa là đủ sức lợi-dụng sự tù-tội mà đào-luyện tánh-tình, tô-bồi trí-óc.

    Trên đời nầy biết bao nhiêu kẻ tuy không bị hãm vào cái cảnh tù-đày như chúng tôi, nhưng lại gặp một cảnh-ngộ khắc-khe nào đó làm cho mình mất hết nghị-lực, đâm ra buồn-chán thất-vọng đến nỗi không còn thiết đến sự sống nữa, rồi hoặc là sống một cách miễn-cưỡng để cho dòng đời chảy đến đâu hay đến đó, hoặc là đi tìm cái chết mòn-mỏi trong sự trụy-lạc bê-tha.

    Đối với những người sống không đường lối ấy, tôi tin chắc Con Đường Hạnh-Phúc sẽ dắt-dẫn họ trở lại cuộc đời.

    Trong lúc nầy, trừ những người mạnh có sẵn một chí-hướng và cương-quyết đuổi theo chí-hướng ấy, còn một số đông không tránh được sự lo âu, buồn nản như những mũi dao sắc-bén châm-chích vào da thịt, vào tim óc mỗi ngày. Những người ấy nếu không có một sức khỏe căn-bản về thể-chất cũng như về tinh-thần thì dầu không ngã quỵ, cũng sống một cuộc đời buồn-thảm. Họ đã chết trước khi tắt thở vậy.

    Trong cái xã-hội thiếu quân-bình nầy, những người ấy rất đông và rải-rác khắp mặt đất, nhứt là những nơi đô-thị lớn, sự sống đã làm kiệt-quệ con người. Bác-sĩ Pauchet nghĩ đến hạng người ấy, và đứng trên quan-điểm khoa-học, giúp cho họ tìm thấy hạnh-phúc trong cuộc đời. Khác với nhà tôn-giáo nghĩ đến một hạnh-phúc hoàn-toàn ở cuộc đời tương-lai, khác với nhà xã-hội-học xây-dựng hạnh-phúc bằng cách cải-tạo xã-hội. Bác-sĩ Pauchet giúp cho những người cần đến ông, tạo một hạnh-phúc trong những điều-kiện sẵn có và trong cái hoàn-cảnh xã-hội mình đương sống. Cái hạnh-phúc của ông là một hạnh-phúc rất tương-đối, có thể thực-hiện được bất-cứ chỗ nào ở một dinh-thự trưởng-giả hay trong một túp lều cùng-đinh, giữa khoảng đời to rộng hay trong bốn vách của ngục tù.

    Tóm lại, Con Đường Hạnh-Phúc không phải là một biện-pháp sửa đổi lại cả một xã-hội loài người; nó chỉ là một sự chỉ dẫn cho những người mất tin-cậy sự sống tìm lại sự tin-cậy ấy và từ đó, với những năng-lực sẵn có trong người, vượt qua những sự yếu-đuối, những trở-lực, những khó-khăn thoát ra khỏi chỗ tối tăm, tìm một cuộc đời tươi-sáng.

    Theo lời bác-sĩ, mỗi người đều có một cái vốn năng-lực thể-chất và tinh-thần có thể cung-cấp cho mình Sức khỏe, Thành-công và Hạnh-phúc.

    Bác-sĩ bảo rằng: Hạnh-phúc là kết-quả của sự thành-công và sức khỏe. Thiếu sức khỏe, con người sẽ thiếu tinh-thần, thiếu thông-minh, thiếu nghị-lực, và lẽ tất-nhiên không thể nào có hạnh-phúc được.

    Vậy Con Đường Hạnh-Phúc trước hết đưa chúng ta đi tìm một sức khỏe của thân-thể. Là một bác-sĩ đại-tài, ông Pauchet sẽ là một hướng-đạo chắc-chắn hơn hết của chúng ta ở khoản nầy. Hơn nữa, bác-sĩ dạy ta cách luyện chí để đi tới thành-công, tức là đi tới hạnh-phúc.

    Quyển Con Đường Hạnh-Phúc đã từng giúp cho bao nhiêu người sa-ngã có đủ sức đứng dậy, đã từng làm thay đổi bao nhiêu cuộc đời, sẽ là một cái bùa hộ-mạng cho các bạn nào đã từng bị đời vật ngã.

    Và khi đọc xong Con Đường Hạnh-Phúc chắc-chắn các bạn đã cảm thấy mầm hạnh-phúc nẩy ra trong lòng mình.

    DỊCH - GIẢ
     
    Last edited by a moderator: 29/12/15
  3. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    Tựa

    Số-phận của các anh không tùy sự may-mắn và sự ngẫu-nhiên, mà nhứt là tùy ở các anh, tức là tùy ở cái vô-thức của anh. Cái vô-thức (incons-cient) của anh là kết-quả của khí-chất, bao gồm cả tánh tốt và tật xấu thể-chất và tinh-thần do cha mẹ anh di-truyền lại. Khí-chất của anh do sự cấu-tạo thể-chất và tánh-tình hoặc là sự cấu-tạo tinh-thần của anh hóa-hợp lại mà thành. Cái vô-thức của anh là kết-quả của các khuynh-hướng, bản-năng, thói quen, tật xấu, tánh tốt của anh. Những khuynh-hướng, bản-năng, thói quen, tật xấu, tánh tốt nầy lại do hành-vi hoặc tư-tưởng của anh lặp lại nhiều lần mà có.

    Vậy thì số-phận của anh là kết-quả gia-tài của ông bà anh để lại, của tư-tưởng và hành-động của anh ngày trước. Anh không thể hủy-diệt bản-năng của ông bà anh để lại, nhưng anh có đủ quyền sửa đổi lỗi-lầm, tật xấu, phát-triển tánh tốt, coi chừng hành-vi và tư-tưởng của anh để tổ-chức một phần cái vô-thức của anh và làm nên số-phận của anh.

    Muốn thành-công anh phải khi thì hướng-dẫn khi thì thích-ứng với cảnh-ngộ và người chung-quanh. Muốn hướng-dẫn cảnh-ngộ và người chung-quanh, trước hết phải tập tự hướng-dẫn lấy mình. Tánh tự-chủ ấy phải luyện-tập như một nghệ-thuật hoặc như một môn thể-thao, như là tập quần-vợt hay học hội-họa. Nếu anh muốn đưa số-phận anh theo chiều anh mong-mỏi, anh phải tập huấn-luyện lại mình. Đến một lúc nào đó, anh đã trở nên người làm chủ lấy mình rồi, vậy thì anh phải nhận lấy trách-nhiệm nếu không phải cái hiện-tại của anh thì nhận lấy cái trách-nhiệm của quá-khứ anh.

    VICTOR PAUCHET
     
  4. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    PHẦN THỨ NHỨT

    THÂN-THỂ

    DỤNG-CỤ CỦA TINH-THẦN

    Phải bồi-bổ sức mạnh của

    thân-thể để bảo-tồn sức

    mạnh của tinh thần.

    VAUVENARGUES

    CHƯƠNG 1

    THỂ-CHẤT VÀ TINH-THẦN LIÊN-LẠC MẬT-THIẾT LẪN NHAU

    Thân-thể là dụng cụ của tinh-thần

    Thân-thể là dụng-cụ của tinh-thần; thân-thể mạnh-khỏe thì việc làm mới được thành-công. «Phải bồi- bổ sức mạnh của thân-thể để bảo-tồn sức mạnh của tinh-thần» (VAUVENARGUES).

    Khí-chất (Le tempérament)

    Dáng-vóc con người biểu-lộ tình-trạng thể-chất. Tánh-tính biểu-lộ tình-trạng tinh-thần. Hai tình-trạng thể-chất và tinh-thần hóa-hợp lại làm thành khí-chất. (tempérament).

    Nói tóm lại theo một qui-thức toán-học thì:

    Dáng vóc + tánh-tình= khí-chất.

    Dáng-vóc tánh-tình có ảnh-hưởng mạnh đối với nhau. Dáng-vóc sai khiến tánh-tình, và tánh-tình biến đổi dáng-vóc.

    Tỉ dụ: Người có khí-chất khỏe-mạnh, người ấy da thịt hồng-hào, vẻ mặt tươi-tắn, tánh-tình hòa-nhã, bặt-thiệp, dễ-thương, thích ăn ngon và thích cử-động, muốn chọn những nghề dễ làm, vì can-đảm của họ có chừng-mực.

    Vai trò của hạch nội-tiết

    Theo nguyên-tắc thì mỗi một khí-chất gồm có một trạng-thái thể-chất và một tình-trạng tinh-thần nhứt-định. Nhưng người có khí-chất tương-tợ nhau rất nhiều.

    Căn-bản thể-chất của khí-chất là gì? Có phải là óc-não không, là thần-kinh giao-cảm (le sympathique) không? Phải, nhưng còn có hạch nội-tiết, hạch phân-tiết bên trong (glandes endocrines) quan-hệ hơn. Hạch ấy có một vai trò rất quan-trọng trong cơ-thể của ta. Lá gan phân-tiết ra mật, hạch nước miếng phân-tiết ra nước miếng, trái thận phân-tiết nước tiểu.v.v. Ngoài những hạch phân-tiết ra ngoài ấy, còn có những hạch phân-tiết bên trong, hoặc cả trong lẫn ngoài, những hạch nầy lại có một vai trò hết sức quan-trọng đối với dáng-vóc, tánh-tình và do đó đối với khí-chất của ta.

    Hạch giáp-trạng (Thyroide)

    Trong các hạch nội-tiết , hạch giáp-trạng là quan-trọng nhứt và được biết rõ nhứt. Hạch nầy quan-hệ trực-tiếp với sức khỏe. Nó vận-động đều thì sức khỏe bình-thường, không đều thì sức khỏe suy-kém.

    Nếu hạch phân-tiết không đủ sức thì người trở nên chậm-chạp, lười-biếng, lờ-đờ, hay ưa nằm. Nếu hạch phân-tiết quá nhiều thì người ham hoạt-động, có khi sinh ra cáu-kỉnh, nóng tánh. Phân-tiết không đủ làm cho người thành ra phì-nộn và lười-biếng, trái lại phân-tiết quá nhiều làm cho người gầy, lanh-lợi, có khi mất sự bình-tĩnh, hay bị kích-thích, quá-độ.

    Hạch phía trên thận (Les surrénales)

    Phía trên mỗi trái thận có thứ hạch gọi là hạch trên thận (surrénale). Nếu hạch nầy phân-tiết đầy-đủ thì người làm việc hăng hái, suy-nghĩ sâu xa, và tỏ ra tận-tâm trong việc làm.

    Hạch não-đột-khởi (Hypophyse)

    Phía dưới bộ óc có một cái hạch nội-tiết gọi là Não-đột-khởi. Hạch nầy có phận-sự giúp vào sự phát-triển của con người. Nếu hạch nầy suy-yếu thì trí thông-minh và tánh-tình phát-triển chậm; đồng-thời, thân-thể chậm lớn. Trái lại nếu hạch nầy nẩy-nở quá độ, thì người trở thành to-lớn vô-cùng.

    Chúng ta đã biết qua vai trò các thứ hạch nội-tiết đối với phần vô-ý-thức và sức khỏe của ta như thế nào.

    Chúng ta hãy lấy một tỉ-dụ về tánh lười-biếng để chỉ rõ sự quan-hệ giữa phần vô-ý-thức và tinh-thần của con người.

    Một tỉ-dụ

    Ở nhà trường, ta thường thấy học-trò lười-biếng. Có người lười-biếng vì gia-đình giáo-dục khuyết-điểm, hoặc vì cha mẹ treo gương xấu. Phần đông lười-biếng nếu không vì bịnh-hoạn, suy-nhược, thì cũng vì con mắt, lỗ tai hư-hỏng, hoặc vì hạch giáp-trạng phân-tiết thiếu, vì phổi hay ruột bị đau.

    Hạch giáp-trạng phân-tiết không đủ thì người thành ra phì-nộn, lông mày thưa, bộ-dạng lờ-đờ, thiếu hoạt-bát. Sau khi chữa bịnh cho hạch ấy rồi thì con người gầy bớt lại, trí thông-minh được phấn-khởi, việc làm được nhiều kết-quả hơn.

    Có những người lùn, trí nghĩ chậm vì hạch phía dưới óc (não-đột-khởi) bài-tiết thiếu. Chữa bịnh cho hạch ấy thì trong hai ba năm có thể phát-triển đến mực bình-thường.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/15
  5. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG II

    SỨC MẠNH TINH-THẦN LIÊN-LẠC MẬT-THIẾT VỚI SỰ THAO-LUYỆN THÂN-THỂ ANH

    Muốn thành-công

    Sức khỏe được dồi-dào hay không là do cách động-tác của các hạch nội-tiết có đầy-đủ và sự giữ-gìn vệ-sinh có đúng phép hay không.

    Thành-công và hạnh-phúc có được là nhờ năng-lực (fa-culté), tâm-đức và tinh-thần, những năng-lực ấy nhờ luyện-tập mà nẩy-nở. Các nhà vô-địch đấu quyền, quần-vợt, các ngôi sao trên sân-khấu sở-dĩ hơn người được là nhờ biết chuyên-chú luyện-tập môn thể-thao hay ngành nghệ-thuật của mình.

    Nếu muốn thành-công, anh phải để tâm đeo-đuổi sự thành-công. Cũng như các nhà vô-địch đánh cầu, hoặc đấu gươm, anh có thể đạt đến mục-đích nếu anh chịu luyện-tập theo phương-pháp, chịu coi sự luyện-tập ấy là một công-việc cốt-yếu của đời anh.

    Nếu anh cảm thấy mệt-mỏi hay lười-biếng vì thân-thể suy-yếu hay vì các hạch nội-tiết hư-hỏng thì hãy làm cho sức khỏe và sinh-lực tăng lên.

    Nếu anh bị thất-bại, hoặc chán-nản thì sự thất-bại ấy vì anh mà ra; anh thiếu một số năng-lực (facuté) hay những năng-lực ấy yếu quá: ý-chí, nghị-lực, nhẫn-nại, tinh-thần, thực-tiễn, tinh-thần-hợp-lý, trật-tự, trí nhớ, tưởng-tượng, v.v.

    Sự quân-bình giữa thân-thể và tinh-thần

    Bao nhiêu năng-lực ấy anh phải có đủ cả. Và nhiều càng tốt. Trong người anh còn có những chỗ yếu thì sự quân-bình giữa thân-thể và tinh-thần chưa thể có được. Nếu anh muốn thành-công thì anh phải đem hết sức cố-gắng cải-thiện con người anh, phải chú-trọng trau-giồi những năng-lực vật-chất, tinh-thần và tâm-đức của anh. Những năng-lực ấy, khi rèn-luyện được rồi, sẽ làm thành một cái vốn riêng của anh.

    Anh học giỏi. Anh có nhiều bằng-cấp cao. Tốt lắm. Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ để thành-công. Muốn thành-công và hưởng hạnh-phúc ở đời, anh phải có nhiều năng-lực thực-tiễn hơn.

    Phải có một sự quân-bình đầy-đủ, nghĩa là phải trau-giồi tinh-thần, thân-thể và tâm-đức. Phải phát-triển ý-chí, nghị-lực, quả-quyết, tánh công-bình, óc vị-tha, nghệ-thuật làm vui kẻ khác, và trước hết phải tập tự-kỷ ám-thị.

    Hãy nhớ luôn luôn câu nầy: «Muốn thành-công trên đường đời, phải làm chủ được thời-cuộc. Muốn làm chủ được thời-cuộc phải làm chủ người chung-quanh. Muốn làm chủ người chung-quanh, phải làm chủ lấy mình.»

    Thể - dục

    Có người cho rằng sức khỏe không cần-thiết lắm. Bắp thịt không nở-nang, khí-huyết không trong sạch cũng không quan-hệ gì. Nhưng sức khỏe là một phương-tiện để mà sống. Nếu anh ăn ở không hợp với vệ-sinh, không lo tập thể-dục hằng ngày thì làm sao cho khiếu thông-minh và sức mạnh tinh-thần của anh phát-triển được.

    Óc-não điều-khiển hành-vi tâm-đức và tinh-thần của anh. Nhưng nếu óc-não ấy không được một thứ khí-huyết trong sạch có nhiều dưỡng-khí bồi-dưỡng thì làm sao nó làm việc đắc-lực được? Muốn cho khí-huyết trong sạch, muốn cho óc-não động-tác điều-hòa, anh phải theo những điều-kiện vệ-sinh mà chúng tôi sẽ chỉ đẫn ra sau đây.

    Sự phát-triển tinh-thần và tâm-đức phát đi đôi với sự phát-triển của thân-thể. Người nào muốn tinh-thần và tâm-đức được phát-triển không thể không lo phát-triển thân-thể được.

    Trí-dục và đức-dục

    Muốn thành-công và sung-sướng trong đời, về mặt thể-chất phải nâng cao sinh-lực, làm cho bắp thịt nở-nang, khí-huyết trong sạch, các hạch nội-tiết sung-thạnh. Về mặt tinh-thần, phát-triển trí nhớ, óc tưởng-tượng, tinh-thần hợp-lý. Về mặt tâm-đức, phát-triển ý-chí, óc quyết-đoán, sức hành-động, phải hiểu nghĩa-vụ và tuân theo luật tự-nhiên; phải biết vị-tha và lạc-quan. Về mặt thực-tiễn phải biết nhận rõ các giá-trị, phải hiểu người, biết nghề. Về mặt xã-hội, phải phát-triển uy-tín sức hấp-dẫn của mình để gây cảm-tình và tín-nhiệm ở kẻ khác. Về mặt thẩm-mỹ, phát-triển mỹ-cảm và ham lo sửa mình.

    Hai con người

    Phép cải-tạo sinh-lực có mục-đích làm cho những chỗ yếu trong con người trở nên mạnh và làm cho nhân-phẩm được điều-hòa. Trong mình anh có hai con người khác nhau. Một người «tiêu-cực», bi-quan, hoài-nghi, dễ bị lôi-cuốn vào những tật xấu; không chịu gắng sức, ưa nói xấu kẻ khác, ganh-tị, oán-hờn. Trái lại con người «tiêu-cực» ấy còn có con người «tích-cực». Con người nầy ưa chân-lý, biết tự-tín, hăng-hái, khoan-hồng, ưa giao-thiệp và giúp-đỡ kẻ khác. Con người tích-cực nầy, anh phải lo trau-giồi luôn.

    Khi anh phát-triển được những chỗ mạnh và tích-cực rồi, thì những chỗ yếu và tiêu-cực phải tàn-rụi và tiêu-diệt. Các anh phải lo tập tánh lạc-quan, hăng-hái, tự-tín, khoan-hồng, vị-tha, trật-tự, sẵn-lòng, quyết-đoán, nhẫn-nại, can-đảm, và mỗi ngày mỗi tiến-bộ thêm trong phạm-vi nghề-nghiệp của mình. Những bài học sau nầy sẽ dẫn đường cho các anh đạt những nguyện-vọng ấy.

    Muốn thành người hoạt-động

    Anh phải trở nên một người hoạt-động. Anh phải thực-hiện những điều anh suy-nghĩ. Anh lo phát-triển nhân-phẩm của mình, phải tạo cho mình thành người chắc-chắn, không thay đổi. Ta đã thấy rằng trong mình anh có hai con người. Anh phải phát-triển con người tốt để tiêu-diệt con người-xấu. Người nào khi vui, khi buồn, khi bạc-nhược, khi can-đảm, khi do-dự, khi quả-quyết, khi rũ-liệt, khi hăng-hái, người ấy không làm chi nên việc cả. Ấy là một người tầm-thường, hay gặp sự thất-bại. Đời sống của y là một đời sống bất-nhứt, mà đã bất-nhứt thì không thể thành-công. Y dễ bị những sức mạnh lặt-vặt xô-đẩy. Y không thể sắp-đặt việc làm của mình theo một mục-đích nhứt-định. Vậy thì muốn thành-công, anh phải theo-đuổi một mục-đích duy-nhứt; đó là đầu-đề cốt-yếu của bài học nầy.

    Cải-tạo hoàn-toàn con người của anh

    Nhưng có một mục-đích mà anh có thể theo-đuổi không dừng và không sợ lầm-lạc, ấy là sự cải-thiện hoàn-toàn con người anh. Khi anh quyết-định như vậy rồi, tâm-hồn anh sẽ bình-tĩnh, vững-chắc, yên-ổn, khoan-khoái. Tất cả hành-vi ý-nghĩ và tình-cảm của anh phải hướng về cái mục-đích ấy. Chúng tôi muốn các anh nhắm mắt tin-tưởng nơi sự thành-công của mình. Mỗi ngày anh nên thảo một chương-trình hành-động, ghi vào đó phần luyện-tập thân-thể và tinh-thần và bền chí mà theo.

    Cần nhứt là phải bền chí. Không bền chí không thể thành-công. Tất cả những người thành-công đều là người bền chí. Bền chí là một năng-lực cần phải phát-triển như bao nhiêu năng-lực khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/15
  6. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG III

    ANH ĐƯỢC TỰ-DO SỐNG HAY LÀ ĐỂ MÌNH BỊ LÔI-CUỐN THEO SỰ SỐNG

    Hai người chèo thuyền

    Cuộc đời là một con sông lôi cuốn một đoàn thuyền ra biển; mỗi chiếc có một người chèo.

    Trong một chiếc thuyền, anh chèo phó mặc thuyền mình do dòng nước. Khi nào cần cho cặp bến, anh ta mới quơ mái dầm. Thuyền anh thường chạm nhằm đá, vấp lên cát, đôi khi vì lái chậm mà không vô kịp bờ. Anh ta khổ vì sóng to, hay nước hạ. Sau cùng anh ta cũng ra cửa được, nhưng phải trải qua những cảnh-ngộ khó-khăn làm cho cuộc hành-trình phải chậm-trễ.

    Anh chèo ghe thứ hai biết nương theo dòng nước mà lái con thuyền theo ý mình muốn; luôn luôn chủ-ý, y đáp thuyền đúng được chỗ mình định trước. Anh ta đến đích đúng theo thời-giờ. Cuộc đời tức là lái thuyền trong dòng sông vậy.

    Số-phận và Tánh-tình

    Số-phận là kết-quả của tánh-tình; tánh-tình là kết-quả của thói quen; thói quen là do việc làm hằng ngày mà có; việc làm chịu ảnh-hưởng của ý-nghĩ; ý-nghĩ do sự ám-thị mà ra; và sự ám-thị phát sanh ra do những người chung-quanh, do cảnh-ngộ, do hoàn-cảnh. Muốn điều-khiển số-phận của mình, anh chỉ nên thừa-nhận những ám-thị nào hợp với ý-nghĩa với việc làm và thói quen thuận-tiện cho sự tác-thành một tánh-tình cao-thượng của anh.

    Tự phát-triển lấy mình

    Anh phải chịu trách-nhiệm hành-vi của mình. Con người thường hành-động theo sự sai-khiến của phần vô-ý-thức (in-conscient) nhưng lại có thể sửa đổi phần vô-ý-thức ấy khiến nó trở nên thiện-mỹ hơn. Đành rằng hành-vi của mình chịu nhiều ảnh-hưởng chung-quanh; nhưng phần trách-nhiệm quan-trọng vẫn thuộc về mình.

    Muốn làm chủ thời-cuộc, phải làm chủ người chung-quanh. Muốn làm chủ người chung-quanh, phải làm chủ lấy mình. Muốn làm chủ lấy mình, phải lo phát-triển những chỗ yếu của mình mạnh lên. Anh phải coi sự tự-phát-triển lấy mình là mục-đích cốt-yếu của đời mình.

    Phương-pháp tự-huấn-luyện

    Anh theo phương-pháp nào để tự-huấn-luyện, tự-cải-tạo? Theo phương-pháp tiến-hóa theo ý-muốn (évolution consciente et volontaire).

    Ngày nay người ta có thể tùy theo luật tiến-hóa của thiên-nhiên mà dắt-dẫn sự tiến-hóa theo ý-muốn của mình. Người ta có thể đổi giống cây hoang ra giống cây trồng trong vườn, đổi một giống thú rừng thành ra gia-súc. Với cây và thú-vật mà người ta có thể thay xấu thành tốt trong một thời-hạn mau-chóng được thì với con người lại dễ-dàng hơn. Nhờ phương-pháp tiến-hóa theo ý-muốn mà con người có thể cải-tạo nhơn-phẩm của mình.

    Vai trò của tế-bào

    Thân-thể con người gồm có tế-bào. Tế-bào cũ chết và tế-bào mới sanh. Đời sống vì thế mà thay đổi không dừng. Con người nhờ sự thay đổi không dừng ấy mà cải-thiện lại tất cả các bộ-phận của thân-thể, nhứt là óc-não. Con người có thể thay đổi tư-tưởng, tình-cảm, phát-triển những bộ-phận của óc-não và biến-đổi hẳn các bộ-phận ấy. Óc-não kiểm-soát và kiến-tạo lại thân-thể, ảnh-hưởng đến sự hoạt-động, đến thái-độ, đến cách đi, tiếng nói, đến quan-năng sanh-tồn và làm cho thân-thể anh biến-đổi. Nhưng sự biến-đổi ấy phát-diễn từ từ, vì cần phải điều-hòa với người chung-quanh, với hoàn-cảnh và với mình.

    Phải biết hướng-dẫn sự gắng sức của anh

    Phải biết điều-khiển xu-hướng của mình. Đừng muốn những việc mà mình không thể làm được. Không nên cố sức làm cho một bông vạn-thọ hóa ra bông hường, làm cho còn mèo thành ra sư-tử. Các anh không nên mộng-tưởng làm vĩ-nhân. Các anh có một nhân-phẩm riêng, khác với nhân-phẩm của người đồng-loại. Nhân-phẩm ấy cũng lớn-lao, cao-quí như nhân-phẩm của bao nhiêu người khác, nếu các anh biết đào-luyện nó. Các anh phải tiến-hóa trong phạm-vi khả-năng của mình. Các anh lo rèn-luyện thiên-tư, phát triển tài-năng của mình, làm cho tánh-tình, nhân-phẩm được điều-hòa, được sáng-suốt.

    Trong sự tiến-hóa, anh phải lo phát-triển những chỗ yếu làm trở-ngại hay chậm-trễ sự thành-công, đồng-thời phải hạn-chế những năng-lực quá mạnh biến thành những dục-vọng lôi-cuốn ta vào những việc càn-dỡ.

    Hợp-lý-hóa đời sống của anh

    Trong người anh có hai xu-hướng: hai bản-năng anh phải lưu-ý: bản-năng thứ nhứt (hạ-ý-thức) khiến anh yêu đời và bắt-buộc anh phải tìm những khoái-lạc đứng-đắn, những nhu-cầu vật-chất để giảm bớt sự cực-nhọc; bản-năng thứ nhì (thượng-ý-thức) thúc-giục anh đến lý-tưởng cao-xa, đến điều thiện, đến cái đẹp, đến chân-lý.

    Bản-năng sau nầy, xem bề ngoài có vẻ ích-kỷ, nhưng anh phải theo nó. Đừng sợ trở nên ích-kỷ, vì hiểu cho chín-chắn rồi, cái bản-năng ấy sẽ thêm sức mạnh vật-chất và tinh-thần, làm cho anh trở nên một người hữu-ích. Nhưng đừng làm giảm sức của anh, phải biết “ hợp-lý-hóa “ đời sống của anh và, muốn khỏi phải phí sức vô-ích, anh nên tạo sự điều-hòa giữa anh và hoàn-cảnh chung-quanh.


    Hãy phát-triển những năng-lực cao-đẳng của anh

    Bản-năng thứ hai khiến anh đem dùng những năng-lực cao-đẳng để vượt đến cái gì cao-quí, vĩ-đại, khoan-hồng. Nếu anh nghĩ rằng mình không thích-hợp với những tình-cảm cao-thượng, không thể có được những hoài-bão tốt-đẹp thì anh nên quay về quá-khứ và nhắc lại cho mình những cảm-giác khi đứng trước một nghĩa-cử, hay khi đọc một câu-chuyện anh-hùng, khi nhìn một khung-cảnh vĩ-đại, khi thấy trước mắt một công-trình nghệ-thuật, khi làm được một việc tốt. Trong những trường-hợp ấy, năng-lực cao-đẳng của anh bị khích-động và anh nhận thấy rằng anh thích gợi lại những cảm-giác êm-đẹp ấy.

    Tiến-hóa từ từ

    Anh nhớ rằng dầu muốn dầu không anh tiến-hóa luôn luôn, theo với thời-gian; tâm-tính, thị-hiếu, khuynh-hướng, tánh-tình; khả-năng của anh thay đổi từ từ mà chắc-chắn theo ảnh-hưởng của tuổi-tác, cảnh-ngộ, hoàn-cảnh, theo việc làm, hành-vi, tư-tưởng, tự-kỷ ám-thị của anh. Nhưng sự tiến-hóa ấy có thể lùi chớ không tới, nếu anh để cho mình chịu những ảnh-hưởng xấu. Vì thế mà tôi xin lặp lại rằng: nếu anh muốn thành-công và hạnh-phúc thì sự học-vấn của anh phải có tánh-cách phổ-thông; mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm, anh phải chú-ý đến những tiến-bộ mà anh đã thâu được.
     
  7. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    PHẦN THỨ HAI

    THỂ - DỤC

    Sức khỏe và sinh-lực có thể tìm ra được.

    V.P.

    CHƯƠNG I

    NUÔI - DƯỠNG

    Nên ăn vào lúc nào

    Nên ăn vào lúc đói và vào những giờ ăn nhứt-định; người nào không đói thì đừng ăn. Thứ rượu khai-vị tốt nhứt là bụng đói. Nếu anh ăn không biết ngon trong 24, 48 giờ, 3 ngày thì tốt hơn anh nên nhịn đói luôn trong khoảng thời-gian ấy và uống một thứ nước rau hầm, nước nho, hay ăn trái cây có nước. Các anh đừng tin nơi cái đói do thói quen: người nào mới vừa thức dậy buổi sáng mà tưởng như mình đói là tưởng lầm; một người khỏe-mạnh vừa ngủ dậy không thể đói được, nếu đầu hôm y ăn uống được bình-thường. Người nào ngủ dậy mà ăn no tất phải vận-động ngay. Một ngày nên ăn ba bữa: một bữa trái cây buổi sáng, một bữa ăn không thịt buổi tối và một bữa ăn có thịt cá buổi trưa. Có nhiều người sau một buổi xem hát rồi còn ăn khuya. Đó là một tật xấu sanh chất độc trong máu. Không nên ăn chi cả. Nhịn đói là cách chữa bịnh tốt nhứt. Nhịn đói không làm hại sức khỏe, mà còn giữ-gìn sức khỏe nữa. Trong các tôn-giáo, người ta nhịn đói vì mục-đích vệ-sinh, và để cơ-thể nghỉ-ngơi. Người nào không tuân theo sẽ phạm lỗi nặng. Những người đau cần phải nhịn đói hơn là người mạnh; vì mục đích chữa bịnh mà lệ nhịn đói được đặt ra, những người phì-nộn quá phải nhịn đói. Trong lúc nhịn đói, nên uống nước có hòa một ít nước nho hay không cũng được, nước rau hầm, ăn trái cây có nước.

    Thời-hạn nhịn đói có thể lâu từ một ngày đến một tháng tùy theo người gầy hay mập.

    Nên ăn gì?

    Bữa cơm sáng, nên ăn trái tươi: hồ-đào, trái phỉ, lê, táo, cam, chuối v.v. Trái tươi ngon hơn trái nấu chín, vì trái tươi có nhiều sinh-tố. Sở-dĩ ta phải nấu và thêm đường là bởi trái cây không tốt, có thể sanh chất chua. Lựa trái chín và thứ tốt. Nếu không có trái tươi thì lựa trái khô: chuối khô, táo tây, v.v, có công-dụng trừ bịnh bón. Đừng nên lột vỏ, bỏ hột, v.v. như nhiều người đã làm. Vỏ và hột ấy sẽ kích-thích dạ-dày và chữa được bịnh bón.

    Nếu anh ngủ sớm thì bữa cơm chiều phải đạm-bạc. Nếu trái lại đến nửa đêm mới ngủ thì có thể ăn nhiều chất bổ được. Buổi tối nhứt-định đừng ăn thịt. Thịt đây tức là đồ hộp, cá, loài gà vịt. Nên ăn những thức ăn chẳng những sanh ra nhiệt-độ cho cơ-thể, mà còn chứa chất muối. Đừng luộc rau bằng nước, mà luộc bằng hơi nước. Gạo trắng không bổ. Gạo lứt tốt hơn. Đừng bỏ phí nước luộc rau; chất muối trong rau tan ra đó.

    Nếu anh muốn ăn thịt, ăn cá, nên ăn ít. Tính theo số cân của thân-thể mình, cứ mỗi kí-lô thì được ăn một gờ-ram. Đừng ăn chả, ăn đồ hộp, thịt thú ươn. Đừng ăn nhiều quá và cũng đừng ăn ít quá. Các món ăn phải đơn-giản. Trong bữa ăn, các món ăn càng ít càng tốt.

    Phải ăn bằng cách nào?

    Nên ăn rất-chậm: nhai thật kỹ. Ăn canh nước hầm hay sữa cũng phải nhai kỹ. Trong các thứ bột nghiền nên thêm vào một ít bánh nướng. Một thức ăn nhai kỹ được coi như tiêu-hóa phân nửa rồi. Không nên ăn những thứ kích-thích quá: ăn ít muối, không nên ăn tiêu, tương hột cải, dưa món dầm giấm, v.v. Ăn chanh thay cho giấm thì tốt hơn. Trong bữa ăn, nên giữ vẻ mặt vui-vẻ, nói những chuyện vui, không nên biện-luận. Sắc-thái tươi-tỉnh, hòa-nhã là một thứ thuốc bổ khai-vị tốt nhứt.

    Nên uống nước ngoài bữa ăn

    Trong bữa ăn, uống rất ít. Rượu chát không ích-lợi gì. Rượu mạnh có hại. Đừng uống cà-phê, nước trà, sô-cô-la hoặc hạn-chế sự dùng các thức ấy lại. Uống nước nóng hay nước nguội, và uống từ từ, nước để sống hoặc pha rồi. Nên uống ngoài bữa ăn. Nếu các anh bị xây-xẩm hay mệt-nhọc, tốt hơn đừng ăn. Thay cơm bằng nước nóng. Nếu anh nhịn đói hoàn-toàn thì uống mỗi ngày hai, ba, bốn lít nước rễ cây hoặc trái cây,v.v. Như vậy anh có thể tẩy được gan, thận, các sớ thịt và máu; những chất độc làm yếu cơ-thể sẽ được trừ-khử.

    Nhai cho kỹ

    “Miệng là một cái bàn nghiền của tạo-hóa ban cho” (MONTEUIS). Phần nhiều các bịnh đau do đồ ăn lên men trong ruột mà ra. Đồ ăn lên men tại sự tiêu-hóa không tốt, mà tiêu-hóa không tốt là tại nhai không kỹ. Vậy thì anh phải nhai rất chậm, để biến đổi những vật-thực cứng ra lỏng. Nếu vật-thực đã là chất nước hay chất bột, thì nên ăn từ từ trộn đều với nước miếng. Miệng là cơ-quan tiêu-hóa-duy-nhứt đặt dưới sự điều-khiển của anh; anh hãy lợi-dụng nó và, nếu anh nhai kỹ, anh sẽ khiến đồ ăn tiêu-hóa được hoàn-toàn.

    Nhai chậm lại còn có cái lợi là tập cho anh tự kiểm-soát, tập cho anh bình-tĩnh và tự chủ lấy mình; chẳng những nó đem lại lợi-ích vật-chất mà còn đem lại lợi-ích tinh-thần nữa. Ngoài ra anh còn nhận thấy lúc nào sự huấn-luyện thể-chất và tinh-thần cũng đi đôi với nhau và không thể tách khỏi nhau được.


    Săn-sóc bộ răng

    Hãy săn-sóc bộ răng. Nếu răng tốt thì mỗi năm đi đến nhờ nha-y săn-sóc hai lần; nha-y sẽ cạy bỏ chất dơ. Nếu răng không được sạch-sẽ thì nhờ nhà-y coi sóc cho đến lúc được bình-thường. Sáng và chiều nên dùng bàn chải cứng đánh từ ba đến năm phút, hoặc đánh xà-bong cả hai mặt với ngón tay trỏ bọc một miếng vải mịn. Răng trẻ-con phải giữ cho thẳng hàng, nếu không thì phải dùng dụng-cụ làm cho thẳng.

    Phải biết nhịn đói

    Như tôi đã nói trên kia, nhịn đói là cách giải độc hay hơn hết. Nhịn đói tức là không nên ăn trong hai mươi bốn, bốn mươi tám tiếng đồng-hồ hay lâu hơn nữa. Nhịn cho đến lúc chất độc loại hết ra ngoài; ống tiêu-hóa được nghỉ; bộ tuần-hoàn không bị mệt vì chất bổ tới nhiều. Người nào đau bịnh nặng phải nhịn ăn, Các bịnh kinh-niên, trước khi chữa phải cho bịnh-nhơn nhịn đói. Mỗi khi người ta thấy trong mình bất-thường thì nên nhịn đói hoàn-toàn, để cho cơ-thể được nghỉ-ngơi. Riêng phần tôi, tôi rất có kinh-nghiệm về thuật nhịn đói, bởi vì tôi thường dạy thuật ấy cho các bịnh-nhơn sắp mổ của tôi. Phần đông nhịn từ hai đến tám ngày; những người phì-nộn nhịn ăn và chỉ uống toàn nước cam trong bốn, sáu, tám tuần-lễ trước khi mổ. Trong lúc nhịn đói, phải uống nước lá nóng, thêm một ít đường, trà ô-mai, trà táo, trà thảo-mộc, v.v. Không uống nước thì ăn trái cây tươi có nước, và chọn lấy thứ tốt và phải nhai thật kỹ. Sự bớt ăn ít gắt-gao hơn sự nhịn đói. Bớt ăn tức là bỏ bớt một hay vài bữa ăn trong hai mươi bốn tiếng đồng-hồ. Theo nguyên-tắc thì: ANH KHÔNG NÊN ĂN, NẾU ANH KHÔNG THẤY ĐÓI.

    Con người đào huyệt chôn mình bằng răng của mình

    Nhiều bịnh sanh ra vì phép dưỡng-sinh xấu, dùng nhiều chất kích-thích, rượu, thuốc lá, thịt, và ăn quá nhiều. “Con người không chết, mà chính nó tự giết mình.” “Con người tự đào huyệt chôn mình bằng răng của mình.” Nếu sự tiêu-hóa của anh được bình-thường thì sau bữa ăn, anh không cảm thấy nặng-nhọc, nhức đầu, đắng miệng, lờ-đờ, buồn-bực, dạ-dày khó chịu, kích-thích quá-độ. Anh có thể làm bất-cứ các việc bằng tay chưn hay bằng trí óc. Nhưng không nên làm việc nặng-nhọc liền sau bữa ăn. Tim phổi vẫn động-tác mà anh không hề cảm thấy đau-đớn; dạ-dày của anh cũng phải được như vậy: nó động-tác mà anh không cảm thấy mệt.

    Anh hãy thí-nghiệm như vầy: sau bữa ăn, uống cong mình tới trước, để ngón tay chấm đất. Rồi hết sức ngửa mình ra sau, ép mạnh buồng gan, tức là chỗ bụng. Nếu một trong cách tập ấy làm anh khó chịu, tức là bộ tiêu-hóa của anh không đều.

    Tật dưỡng-sinh xấu

    Nhiều người, sau một bữa ăn ngon chưa cho là vừa bụng. Trái lại họ cảm thấy như còn thiếu một cái gì. Sự thiếu-thốn ấy do dạ-dày bị kích-thích mà ra, khiến họ mang những tật xấu trong phép dưỡng-sinh: ăn thêm đường, đồ tráng miệng, cà-phê, rượu chát, rượu mạnh. Sáng dậy mà lưỡi bị đóng một lớp trắng-vàng thì dạ-dày và ruột động-tác không thường. Nếu ruột lười-biếng, anh có thể biết được bằng cách uống ba muỗng xúp than cây và xem-xét phân vài giờ sau: nếu sau 36 giờ, phân mới nhuộm đen, ấy là vì ruột bài-tiết chậm quá. Anh có thể nhờ thầy thuốc rọi điện để xem sự bài-tiết mau hay chậm. Bịnh trọng của thời-đại là bịnh bón. Phải trừ tuyệt bịnh ấy bằng phép dưỡng-sinh, bằng thể-dục, uống dầu nhuận trường (paraffine).
     
  8. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG II

    HÔ-HẤP


    Dưỡng-khí: Nguồn gốc của sự sống

    Thiếu dưỡng-khí tất phải chết...Chết vì máu bị đầu độc. Thở ở nơi thoáng-khí, đem vô cơ-thể một số dưỡng-khí đủ để khử chất độc, lọc máu, kích-thích bộ thần-kinh và tăng thêm sinh-lực.

    Tập thở

    Muốn thở đúng phép, nét mặt phải tươi-tỉnh, lạc-quan và vui-vẻ. Ngược lại, nếu anh thở trúng phép, anh sẽ được tươi-tỉnh, lạc-quan và vui-vẻ. Sự hô-hấp sẽ lọc máu bằng dưỡng-khí, trục thán-khí ra ngoài và đồng-thời kích-thích những hạch nội-tiết, giữ-gìn sức khỏe. Phổi có liên-lạc với tất cả các cơ-thể thuộc về sức khỏe, và mỗi lần anh kích-thích phổi, anh kích-thích tất cả các hạch làm cho hạch động tác đầy-đủ hơn; sinh-lực của anh tăng lên. Anh phải tập thở dài hơi và trục ra ngoài tất cả không-khí trong phổi. Lúc ngủ phải mở cửa, thông gió vào phòng, và ở chỗ thoáng-khí. Nếu vì công-việc mà anh phải ở lâu trong phòng thì ngoài giờ làm việc nên chạy chưn, bước mau và thở thật dài hơi bằng lỗ mũi. Nếu vì thở quá nhiều mà phải mệt-nhọc đờ người đi càng tốt. Như vậy tỏ ra sự tập thở của anh có hiệu-quả. Những đứa trẻ lười-biếng thở không đúng phép. Những người bạc-nhược thở không đúng phép. Những người bắp thịt yếu, ngực lép, mặt mày tiều-tụy thở không đúng phép. Họ thở rất yếu. Vậy các anh hãy tập thở và các anh sẽ biến đổi được con người anh cả xác thịt lẫn tinh thần. Sự hô-hấp tiêu trừ được bịnh bón, nó làm cho sự tiêu-hóa được dễ-dàng; nhờ cái hoành-cách-mạc (diaphragme) làm trung-gian, nó cọ-xát được những cơ-thể ở bụng, gan, mật, ruột và thận. Nó tiêu trừ chất độc và những cặn-bã. Hô-hấp làm cho người gầy trở nên mập và người mập trở nên gầy.

    Luyện-tập hô-hấp

    Luyện-tập hô-hấp là việc bắt-buộc, không những bắt-buộc đối với người thiếu máu, ngưỡng dưỡng bịnh và người bón, mà còn bắt-buộc đối với mọi người. Các bà mẹ trong gia-đình, các nhà giáo-dục phải hết sức dạy con tập thở cũng như tập viết, tập đọc vậy; việc ấy còn quan-trọng hơn là mở-mang trí-óc huống chi những kết-quả tinh-thần và vật-chất thường tùy theo cách đứa trẻ thở và bài-tiết phân trong dạ-dày.

    Cách thở thường dùng

    Đứng trước một tấm kiếng, mình trần, đầu thẳng, giữ thân-thể trong một điệu-bộ đúng-đắn, anh từ từ hít vào bằng lỗ mũi, hai tay giăng chữ thập và cố hết sức kéo ra phía sau; anh giữ hơi thở vô một lúc, rồi từ từ thở ra bằng mũi, kéo hai tay tới trước hoặc xuôi xuống vế. Anh làm như vậy mươi lần. Cách thể-thao hô-hấp nầy nên làm mỗi buổi sáng hoặc tối khi anh tập thể-thao.

    Trong các trò chơi thể-thao, anh nên lựa trò chơi nào nở-nang bắp-thịt và làm cho thở dài hơi: bơi lội, trèo núi, đánh quần-vợt, nhảy dây, v.v.

    Nếu thầy thuốc ra lịnh cho anh nghỉ thì nên nằm trong giường mà thở dài hơi, và co giãn bắp thịt.

    Lồng ngực của anh càng nở lên bao nhiêu thì sinh-lực của anh cũng tăng lên và sự động-tác cơ-thể càng đầy-đủ hơn bấy nhiêu.

    Phương-pháp thở nhiều hơn mức thường

    Làm thế nào để tập thở nhiều hơn mức thường.

    BẰNG KHÍ-CỤ - Dùng máy thở (spiromètre) Pescher hay Blum, hay là dùng một cái bong-bóng cao-su thổi cho thật no tròn lên. Mỗi một hơi thở phải lâu chừng 15 giây, đừng ít hơn. Phải thở chừng trăm hơi trong một ngày chia ra làm hai ba lần. Hít hơi vào bằng mũi.

    BẰNG CÁCH ĐẾM. - Hít hơi vô thật mạnh bằng mũi, làm cho đầy phổi, giữ mình thật thẳng, rồi vừa nín hơi vừa đếm đến mười, và từ từ thở ra cho sạch phổi.

    BẰNG CÁCH NÍN THỞ. - Anh lấy một chiếc đồng-hồ tính giây, anh hít hơi vô thật mạnh bằng mũi, rồi nhìn đồng-hồ, anh để ý xem anh có thể giữ hơi thở được bao lâu; bình-thường thì anh có thể giữ hơi thở trong 45 đến 50 giây, nhưng với sự luyện-tập, anh sẽ giữ được một phút và hơn nữa. Cách-thức ấy đồng-thời là một phương-pháp tự kiểm-soát sức khỏe; đại-thể, một người giữ được hơi thở càng lâu, sức khỏe của người ấy càng nhiều, sự tuần-hoàn máu-huyết càng tốt.

    BẰNG CÁCH THỞ CHẬM LẠI. - Anh lấy một chiếc đồng-hồ và anh cố-gắng thở mỗi phút một hơi; khi đã tống thật hết hơi thở trong phổi ra, anh hít vào từ từ, vừa nhìn đồng-hồ, vừa cho hơi vào thật nhiều trong hai mươi giây, rồi anh nín hơi lại trong hai mươi giây, và sau hết anh thở hơi ra trong hai mươi giây. Hơi thở ấy kéo dài trong sáu mươi giây. Nếu ban đầu anh không thể làm đúng theo thì-giờ định thì nên tập cho đến lúc làm được.
     
  9. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG III

    KHÚC RUỘT GIẾT NGƯỜI

    Ruột già, chỗ sanh ra chất độc

    Metchnikof đã chứng-minh rằng sở-dĩ đời người ta ngắn-ngủi là tại khúc ruột già sanh chất độc. Thật vậy, con người đã chứa trong khúc ruột già hàng ngàn triệu vi-trùng; ruột già bài-tiết chất độc, chuyền sang máu và ngấm-ngầm phá-hoại cơ-thể để đưa đến bịnh-tật, già yếu và chết. Nhà bác-học ấy kết-luận rằng muốn sống lâu phải cắt bỏ khúc ruột già hoặc làm tiêu những chất độc chứa trong khúc ruột ấy.

    Từ đó, những ý-nghĩ của Metchnikof đã được đem ra thực-hành. Cách đây hai mươi năm, nhà ngoại-khoa nước Anh tên là Arbuthnot Lane đã bỏ khúc ruột già để chữa những bịnh phạm độc do ruột già sanh ra và thâu được nhiều kết-quả rất khả-quan. Nhiều lần tôi theo gương nhà ngoại-khoa ấy, với một kỹ-thuật khác mà vẫn cùng đến những kết-quả như nhau. Nhưng không phải lúc nào cũng phải cắt bỏ ruột già, có những cách trị bịnh đơn-giản hơn và nhẹ hơn.

    Tiêu độc trong ruột già

    Cách tiêu độc thông-thường hơn hết là bài-tiết thật sạch ruột già trong những thời-hạn nhứt-định.

    Ông Guelpa cho rằng thuốc xổ dùng đúng cách sẽ có hiệu-quả rất tốt. Trong ngày xổ, người xổ phải uống thật nhiều nước nóng và hoàn-toàn nhịn ăn.

    Thuốc nhuận thì có khoáng-du (huile minérale) là thứ tốt hơn hết; nó không làm hại người, có thể uống nhiều mà không khó chịu; dầu khoáng-chất để tự-nhiên không gia thêm chất thuốc, chất thơm, hoặc chất màu gì; nên uống vào giữa bữa ăn, người lớn một muỗng xúp, trẻ-con một muỗng cà-phê.

    Những tai-hại sinh ra bởi bịnh bón phía bên mặt

    Ruột già chia ra ba đoạn nằm theo ba chiều. Một đoạn nằm phía bên mặt, một đoạn phía bên trái. Đoạn nầy dính với cuống ruột; sau hết, ruột già xuyên ngang qua giữa hai đoạn nói trên và làm thành chữ V mở ra ở phía trên.

    Ruột già chứa đựng hàng ngàn triệu vi-trùng; khi các vi-trùng ấy nằm trong phân cứng, và khi phân ấy được bài-tiết đều, sau khi phân nằm trong ruột già ít lâu, thì sự nguy-hiểm chưa có bao nhiêu. Nhưng nếu phân bài-tiết không hết, nếu sự bài-tiết chậm-trễ khiến nó dồn về đoạn ruột bên mặt, chỗ mà phân còn là chất lỏng, thì vi-trùng và chất độc dễ bị tẩm vào ruột; vi-trùng và chất độc ấy chuyền sang cơ-thể; gây ra vô-số bịnh và nỗi bất-an. Bởi vậy khi mà sự bài-tiết chậm-trễ và phân còn khô, thì nỗi bất-an chưa xuất-hiện; khi mà bịnh bón bên trái chuyền sang bên mặt thì nỗi bất-an xuất-hiện. Bịnh bón trở nên nguy-hiểm và phải nhờ đến thầy ngoại-khoa.

    Luyện ruột

    Muốn phòng và trị bịnh bón, phải tiêu-diệt nguyên-nhân sanh ra nó. Nguyên-nhân bịnh bón như thế nào?... Nguyên-nhân thứ nhất là bộ ruột không đặng luyện-tập. Đứa hài-nhi bị hạn-chế việc đi ngoài tức là nó đã bắt đầu mang bịnh bón; trẻ-con phải được đi ngoài tùy theo ý muốn của nó tức là mỗi ngày ba lần.

    Khi mà người vú muốn cho trẻ-con chỉ đi ngoài mỗi ngày một lần thì bịnh bón bắt đầu xuất-hiện; bịnh bón ấy mỗi ngày nặng thêm trước khi đứa trẻ khởi-sự đi học; người mẹ chỉ chú-ý cho con ăn (ăn thật mau) bữa ăn sáng, mà không nghĩ đến điều quan-trọng nhứt tức là cho nó bài-tiết sạch ruột. Ít nữa người mẹ cũng biết thay bữa cà-phê sữa hoặc sô-cô-la bằng trái cây tươi, cháo bột. Như vậy người mẹ còn có thể nói được rằng mình lo trừ độc và bổ-dưỡng con! Ở nội-trú, nữ-học-sanh ghê-tởm những nhà xí vừa không được sạch, vừa ít; bà giáo không cho phép học-trò đi nhà xí bởi vì bài ám-tả đương lỡ-dở. Đó là một điều rất phi-lý. Khi đến nhà lạ, trẻ-con không chịu đi ngoài, dầu lòng muốn đi; nó chờ giờ nầy sang giờ kia, và như vậy dạ-dày thêm lười-biếng.

    Tưởng rằng đi ngoài mỗi ngày một lần mới hợp với sinh-lý là tưởng sai; người Mọi đi ngoài mỗi ngày nhiều lần. Xong bữa ăn mà nghe chột dạ là đi ngay. Nó không bị ràng- buộc vì những lối xã-giao và có thể chồm-hổm ngay giữa rừng.

    Sự cần-thiết của sinh-tố và tế-bào-tố

    Sự dưỡng-sinh của ta không được tự-nhiên. Trẻ-con và những người yếu thích ăn vật-thực nghiền, không nhai, không cho thấm nước miếng; ăn nước rau hầm hoặc bánh bột sạch cám và thay vì ăn trái cây tươi nhai thật nhỏ cả vỏ rửa sạch thì họ lại ăn trái cây nấu chín, thứ không tốt. Họ ăn gạo sạch cám tức là một thức ăn đã chết, không có sinh-tố và không có tế-bào-tố. Thịt, trứng, cá, sữa, đường không để lại trong ruột một cặn-bã nào và không kích-thích bắp thịt của ruột. Nếu ruột không được kích-thích, nó sẽ teo lại như bao nhiêu bắp thịt khác, nó không dun lại được và như vậy mỗi ngày nó trở nên lười-biếng. Trái lại, vật-thực đủ chất, trái tươi thật chín, rau sống, hoặc rau hấp hơi, sẽ sanh ra cặn-bã, bào sạch và kích-thích ruột.

    Thể-dục và thể-thao

    Các nhà giáo-dục khinh-thường sự luyện-tập lá phổi cũng như sự luyện-tập dạ-dày. Ở trường học, thể-dục giữ một địa-vị không quan-trọng trong chương-trình vì nó làm mất thì-giờ (!); người ta coi thường thể-thao vì sự thực-hành gặp nhiều trở-lực; sự khinh-thường cũng có hại cho phái phụ-nữ, vì chính những lối thể-thao ngoài chỗ thoáng-khí thích-hợp cho đàn-bà cũng như cho đàn-ông và có khi hơn nữa. Một người đàn-bà khi làm việc nhà hoặc đi thăm viếng ngỡ rằng mình đã tập thể-dục rồi. Không, thể-dục cần phải tập theo phương-pháp; người tập trung-thành cũng như mọi sự hoạt-động thể-dục một cách thật trung-thành cũng như mọi sự hoạt-động trong gia-đình, nghề-nghiệp và xã-hội. Lo cho thể-thao và thể-dục cũng ích-lợi như lo nhà cửa và trò chơi vậy. Các anh hãy dành thì-giờ đủ để tập đi bộ, đánh quần-vợt, chạy bộ, nhảy dây, hoặc tự chùi lấy nền nhà bằng tay hay bằng chưn của mình.

    Không nên dung-dưỡng những cái bụng không thăng - bằng

    Các bà, nên tổ-chức thể-thao cho con gái mình. Các cô, nên hy-sinh những cuộc khiêu-vũ và giảm những bữa trà để thì-giờ tập thể-thao ngoài chỗ thoáng-khí. Trong những ngày nghỉ hè thì nên đi đóng trại. Khi có chồng, làm chủ gia-đình, nên săn-sóc thân-thể như các cô đã săn-sóc khi còn thanh-xuân; nếu không, các cô sẽ già rất mau và hạnh-phúc gia-đình sẽ tiêu-tan. Nhờ sự luyện-tập thân-thể mà các cô tránh được vô-số bịnh-hoạn do đời sống thiếu hoạt-động gây ra. Chính người sanh ra các cô đã coi thường phần quan-trọng ấy của giáo-dục nên mới có rất nhiều các bụng thiếu thăng-bằng, có rất nhiều đàn-bà quá mập, quá ốm, hoặc đau yếu. Bao nhiêu tật bịnh ấy đều do đời thiếu hoạt-động ngoài thoáng-khí mà ra cả.

    Luận về vi-trùng

    Sự bài-tiết chậm, rất có hại cho cơ-thể là vì kho vi-trùng chứa-đựng trong ruột từ đâu mà đến? Từ lỗ mũi, từ miệng. Tất cả các bịnh-hoạn không phải nhứt-thiết vì vi-trùng mà ra. Một bịnh có thể phát-sinh ra được phải do: một là có chỗ thuận-tiện; hai là có những vi-trùng gây bịnh. Hai người uống nước có vi-trùng thương-hàn. Nếu có một người mạnh, thì người ấy không mắc bịnh; trái lại, nếu có một người yếu thì người ấy nhiễm phải bịnh thương-hàn. Cơ-thể có thuận-tiện cho bịnh thì bịnh mới phát được, đó là kết-quả của một phép vệ-sinh không tốt. Chúng ta có người chống lại được vi-trùng, nhưng không nên lạm-dụng cái sức mạnh bề ngoài ấy; nếu người ta tiêm vào cho các anh vi-trùng bịnh dịch, bịnh phung, hoặc một thứ bịnh nào thật nặng thì chắc-chắn rằng các anh nhiễm mắc những bịnh ấy không sót một người, vì sức phá-hoại của nó mạnh vô-cùng. Theo nguyên-tắc thì không nên sợ vi-trùng, mà cũng không nên khinh nó, đừng nên thử với vi-trùng.

    Vệ-sinh và sạch-sẽ

    Các anh nên nhớ rằng vi-trùng vô cơ-thể bằng mũi và miệng; chận đường đi của chúng bằng cách rửa mặt rửa tay thật sạch trước khi thức dậy, và khi đi ngủ, ngoáy mũi bằng bông gòn nhúng dầu sát trùng, đánh răng bằng xà-phòng.

    Trong bữa ăn, rửa sạch trái cây, và nếu các anh chưa rửa tay thì đừng ngồi lại bàn ăn; coi chừng cắt móng tay của trẻ-con cho thật sát. Không nên để tay dơ cầm đồ ăn. Nên dùng rượu rửa đầu ngón tay; tốt hơn hết là đừng ăn lặt-vặt ngoài bữa ăn. Dùng thì-giờ ăn lặt-vặt ấy để đi bộ, đánh quần-vợt, tập thể-thao, và cho dạ-dày nghỉ.

    Tập cho trẻ-con đừng ăn bánh ngọt để ngoài bụi-bặm, và ruồi lẳng; ruồi lẳng là giống thú nguy-hiểm nhứt; nó đem vi-trùng độc lên núm vú của trẻ-con và lên vật-thực. Vậy đừng nên để giống ruồi sinh-sản ra nhiều và phải dùng phép vệ-sinh trừ tuyệt chúng nó.

    Đàn-ông cạo râu cằm, đàn-bà hớt tóc ngắn, đó là sự tiến-bộ trong phép vệ-sinh. Tối lại nên rửa mặt và đánh răng sạch-sẽ trước khi đi ngủ, thoa lỗ mũi bằng dầu sát trùng.

    Chưa rửa tay thì không nên ăn chi cả, móng tay của trẻ-con và của người nấu ăn phải cắt thật sạch và nhờ đó, một số lớn vi-trùng theo ống tiêu-hóa vô cơ-thể sẽ được giảm bớt.
     
  10. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG IV

    HIỆN-TƯỢNG TRÚNG ĐỘC VÌ RUỘT

    Tai-nạn thần-kinh

    Những người trúng độc vì ruột thường mệt-mỏi, không hoạt-bát; người thì lười-biếng, suy-liệt; người thì lại nóng-nảy; người thì lờ-đờ; người thì mất ngủ và trong giấc ngủ thường hay mộng-mị. Về tinh-thần và vật-chất họ đều uể-oải.

    Người hay phàn-nàn lười-biếng, nhức đầu, nhức mỏi xương sườn, xương hông, đau mặt, đau vú, thì phải để ý đến bịnh bón bên mặt. Máu-huyết chứa chất độc nhiễm vào gân và làm rối sự động-tác của bộ thần-kinh. Nhiều người nhức đầu chỉ vì bịnh bón phía bên mặt. Chữa được bịnh bón ấy thì hết bịnh nhức đầu.

    Buồn-bực và chán-nản

    Phần đông những người trúng độc vì ruột hay đâm ra buồn-bực, khốn-khổ. Họ ngủ dậy mệt-mỏi, chán-nản và không biết sinh-thú. Phần đông thiếu-nữ không thích lấy chồng và khi lấy chồng rồi thì không làm bổn-phận người vợ, khiến chồng phải cực-khổ vì tánh hay dàu-nhàu, hoặc vì bịnh mệt-mỏi thường-xuyên. Các bà ơi, nếu con gái các bà mắc bịnh bón thì không nên cho đi lấy chồng, nếu không thì con các bà sẽ khốn-khổ, và bị chồng bỏ. Các cô sẽ kêu van nhức đầu, mệt-mỏi, sốt-rét, mỗi tháng nằm dài luôn hai ba ngày, khiến chồng phải bực-dọc. Cũng may mà các thiếu-nữ mắc bịnh bón thường không thích lấy chồng, chính vì kẻ làm cha mẹ thúc-giục họ lấy chồng; đó là một lỗi lớn của kẻ làm cha mẹ.

    Những người mắc bịnh bón bị liệt vào hạng người ưu-uất, nóng-nảy, đau thần-kinh, đau óc và làm khổ cho cha mẹ, chồng con. Nếu đem rọi kiếng thì sẽ thấy rằng họ mắc bịnh bón. Chữa lành bịnh bón rồi, họ sẽ lành-mạnh như thường. Vậy thì cũng nên vì hạnh-phúc gia-đình mà chịu tốn một lần rọi kiếng và mua một lít dầu xổ.

    Bịnh ngoài da

    Người trúng độc vì ruột thường sẫm da, nhứt là những chỗ có lằn xếp của tứ chi, ở góc cổ, ở phía sau cánh tay. Bì-phu bẩn-thỉu, như tuồng không tắm rửa, mồ-hôi có mùi khó chịu. Mụn nổi lên, lông mọc ở chỗ không đáng mọc, và không mọc ở chỗ đáng mọc. Tóc rụng rất sớm và trái lại lông men mọc rất nhiều ở má, ở phía sau cánh tay. Một số lớn bịnh ngoài da: bạch-điển, ngứa không vì nguyên-nhân nào khác hơn là bịnh bón.

    Mỡ trong thân-thể tan ra, tứ chi ốm gầy, những nét cong của thân-thể thành ra góc cạnh; da thành ra nhão và vàng héo rất sớm, con người do đó mà trở nên xấu và già.

    Bịnh về tiêu-hóa

    Những người trúng độc vì ruột không thích ăn, không thích sống và hoạt-động, lưỡi trắng, hơi thở hôi-hám, miệng đắng; rượu khai-vị không kích-thích được tì-vị nữa; tiêu-hóa rất chậm; ăn no thì mệt dạ-dày. Thầy thuốc cho là mắc bịnh đau ruột, bịnh không tiêu, ruột dư, và chữa đủ cách, nhưng trước sau vẫn vô-hiệu.

    Bịnh về tuần-hoàn

    Những người trúng độc hay lạnh; mũi, tai, tay, chưn đều lạnh. Da hay bị nẻ. Những người bịnh ấy thường ưa trời nóng, những chỗ cao và không chịu được khí-hậu bờ biển, không chịu được mùa lạnh; họ thường bị bịnh đập tim, hơi thở ngắn trong lúc đi mau.

    Bắp thịt teo lại

    Gân thịt của người trúng độc đều suy-liệt; bắp thịt mềm và người bịnh thích nằm, lưng cong; con gái thì vẹo xương sống, con trai thì khuyềnh đầu gối. Bịnh sa ruột bắt-buộc người bịnh phải mang áo chẽn hoặc dây nịt.

    Thương-tích ở vú

    Khi người đàn-bà kêu đau ở gần vú thì nên cho rọi kiếng ống tiêu-hóa. Phần nhiều thì thương tích gốc tại ruột. Ruột được tẩy sạch thì vú được bình-thường. Tôi nhận thấy đàn-bà đau ung-thư ở vú, tám mười phần vì bịnh bón. Nếu người ta đề-phòng bịnh bón 10 hoặc 15 năm về trước, họ khỏi sưng vú, hay mắc bịnh ung-thư.

    Bịnh ở hạch

    Chất độc từ trong máu tiết ra làm suy-mòn tất cả các hạch, nhứt là hai vú, hạch dưới não (não-đột-khởi), buồng trứng, tất cả các hạch nội-tiết, v.v. Một số đông đàn-bà trong thời-kỳ kinh-nguyệt bị bắt-buộc phải nằm vài ba ngày hay vài ba giờ. Một số lớn không có con; nhiều người bị mổ-xẻ nhưng vẫn không lành bịnh.


    Bịnh đau khớp xương

    Những kẻ trúng độc vì ruột thường mắc bịnh đau khớp xương rất nặng. Một số trẻ-con nằm trong các bịnh-viện ở bờ biển để chữa bịnh lao xương, hạch và khớp xương nguyên-do vì bịnh bón bên mặt và nếu bịnh bón ấy được chữa trước thì những tật bịnh ấy không có nữa.

    Hô-hấp không đủ

    Bịnh trúng độc vì ruột làm mất sự cần-thiết và năng-lực thở dài hơi. Thở không đủ quay lại hại đến ruột. Phần đông những người trúng độc vì ruột có nước da xanh hay sạm, mặt dài, ngực lép, lưng cong, miệng há.

    Mỗi người đứng tuổi lành-mạnh phải đủ sức đưa một hơi thở ra ít nữa được ba lít. Anh có thể đo sức hô-hấp của mỗi người bằng bốn cách sau nầy:

    1 Đổ nước đầy một cái chai ba lít, chúc họng chai vô một cái thau đầy nước, cổ chai phải chìm trong nước; thổi vào cổ chai với một ống cao-su. Các anh phải dùng một hơi thở thổi sạch nước trong chai ra.

    2 Hít hơi vô bằng mũi, rồi thở ra đếm đến 60.

    3 Nhìn đồng-hồ, hít hơi vô thật đầy và thở ra, không nghỉ, trong 45 giây.

    4 Thổi tắt một cây đèn cầy cách 1 thước 25.

    Nếu người ta chịu khó tập cho những người bị độc biết cách thở, thì chắc-chắn dưỡng-khí nhập một phần lớn vào các cơ-thể làm kích-thích ruột và làm giảm bớt nhiều bịnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/15
  11. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG V

    CHỮA BỊNH TRÚNG ĐỘC VÌ RUỘT

    Những cách chữa không công-hiệu

    Số người trúng độc vì ruột không được chữa đúng phép rất đông, Thầy thuốc cho là họ mắc chứng thống-phong, đau thần-kinh, thiếu huyết, đau ruột, sưng tù-và, nóng tử-cung, bịnh hiếm con, v.v. Thầy ngoại-khoa mổ thận, cắt ruột dư, chữa tử-cung, vẹo buồng trứng, bị gạo, nhưng vẫn không hiệu-quả. Họ hết sức tìm sức khỏe, dùng đủ thầy, đủ thuốc, nằm dưỡng tháng nầy năm kia ở các nơi chữa bịnh danh-tiếng. Rốt cuộc họ chết vì bịnh lao, bịnh động-mạch (artério-scléróe), bịnh ung-thư (cancer).

    Trúng độc mà không biết

    Làm sao biết rằng những người chán đời ấy mang mối đau-khổ của họ tận trong ruột? - Nhờ quang-tuyến và thử vi-trùng trong phân. Nhưng anh sẽ bảo rằng mỗi ngày anh đều đi ngoài thì cần gì phải rọi quang-tuyến X để biết ruột có được sạch hay không… Anh lầm, sự đi ngoài thường đó chỉ là bề ngoài mà thôi. Thử đặt một cái gàu dưới một cái vòi nước chảy; gàu vẫn đầy mặc dầu nước tràn ra ngoài. Chỉ có quang-tuyến X mới thấy được sự thật và phải rọi luôn bốn năm lần liền như thế (mỗi lần cách nhau 12 tiếng đồng-hồ).

    Ăn uống đúng phép

    Ăn cơm gạo lứt có đủ sinh-tố, rau hấp hơi, nhai kỹ, ăn trái tươi thật chín, rau sống, v.v. Đó là những cách làm kích-thích ruột, sanh ra phân và tống những cặn-bã tiêu-hóa ra khỏi ruột.

    Vệ-sinh và dầu xổ

    Ngừa bịnh tốt hơn là chữa bịnh. Làm sao tránh được sự trúng độc vì ruột? Trước hết phải theo vệ-sinh. Khi mới sanh, không nên hạn-chế hài-nhi đi ngoài, mà để nó được đi tự-nhiên. Về sau muốn hạn-chế cũng được, nhưng đừng bắt-buộc phải đi mỗi ngày một lần; tập cho nó đi mỗi ngày hai hay ba lần thì tốt hơn. Phải đánh răng sáng và chiều, tập đi ngoài hai lần sau hai bữa ăn. Nên làm nhiều nhà tiêu ở các nhà riêng, nhà công, trường học để tránh sự chờ-đợi.

    Nếu thấy ruột bài-tiết chậm thì nhờ khoáng-du (paraffine), trẻ-con uống một muỗng cà-phê, người lớn một muỗng xúp. Phải uống dầu ấy giữa bữa ăn; uống luôn luôn không thời-hạn. Muốn kích-thích sự đi ngoài thì mỗi buổi sáng nên nhét vào hậu-môn một ống chui (cône) bằng cao-su đen trong hai mươi phút.

    Luyện tập thân bụng

    Nhờ đến thể-dục, xoa-bóp, để luyện-tập thân bụng. Có những lối tập rất hiệu-quả. Nằm sấp xuống đất, chưn dở lên khỏi đất, tay xuôi hai bên hoặc để sau ót. Rồi nằm như thế, anh trườn tới quanh phòng bằng những bắp thịt bụng. Đối với trẻ-con hoặc người yếu, nóng tánh thì thứ thể-thao tốt nhứt là nhảy dây.

    Co-duỗi và vặn mình

    Năng luyện-tập thân bụng theo cách dưới đây: nằm ngửa dưới đất, tay khoanh trên ngực, ngồi dậy từ từ, hai chưn không động-đậy, sáng và chiều làm như vậy hai mươi lần, mới đầu anh nên mắc chưn dưới một vật nặng (chân giường, chân tủ…) để cho dễ làm.

    Luôn luôn nằm ngửa, dở hai bắp vế lên mà không xếp hai đầu gối, và đưa hai chưn về phía đầu; hai chưn phải duỗi thẳng. Hạ lần lần xuống sát đất, đầu gối không xếp.

    Đứng thẳng, hai tay để sau ót, hết sức rút cùi tay về phía sau, xoay quanh thân mình, rồi nghiêng về bên mặt, nghiêng về bên trái.


    Trườn như con lươn

    Cử-động nầy ích-lợi hơn cả nhưng lại mệt hơn cả. Không những nó làm thành một lối thể-thao bụng hoàn-toàn nhứt, mà còn thực-hiện được sự cọ-xát bụng nữa. Nếu ở bờ biển thì ở trần truồng hay mặc quần áo tắm, ở nhà thì nằm trên sàn nhà ngớt đầu ra phía sau để khỏi hít bụi đất: muốn tránh bụi, người ta có thể đeo ở mũi và miệng một mảnh vải với một sợi dây thun quàng sau mang tai; không-khí hít vô sẽ được lọc qua miếng vải. Tóm lại, nằm sát bụng, tay để sau ót hay quàng ra sau lưng, chưn dở lên không, đầu gối thẳng, thân hình như một vòng cung, đầu vòng cung sát đất, trườn tới bằng cách nghiêng mình bên mặt, nghiêng mình bên trái, như một chiếc tàu gặp trời xấu. Luyện-tập như thế trong năm phút, sáng và chiều.

    Thể-thao ngoài trời

    Bắt một người ở thành-thị tập thể-thao và một việc khó. Bắt một người trí-thức ở thành-thị tập thể-thao lại càng khó hơn. Bắt hơn một người đàn-ông ở thành-thị tập thể-thao là việc khó; bắt một người đàn-bà thành-thị tập thể-thao lại càng khó hơn. Người thành-thị thích đọc sách, âm-nhạc, chơi bi-da, đánh bài, hát xướng, viếng thăm, đi mua hàng hơn là đi bộ, đi xe máy, đánh quần-vợt, hoặc đánh cầu.

    Nhưng, người làm việc trí-thức lại phải tổ-chức sự nghỉ-ngơi và vệ-sinh một cách cẩn-thận cũng như công-việc làm hằng ngày của họ, phải tổ-chức một cách cẩn-thận bởi vì không có gì quan-trọng hơn là sức khỏe; hơn nữa, đối với người trí-thức tập thể-thao cần phải gắng sức nhiều hơn là những trò giải-trí tinh-thần.

    Phép trị bịnh bằng tinh-thần

    Không nên bộc-lộ nỗi khốn-khổ của mình với ai cả, cũng không nên bộc-lộ với mình nữa. Anh nên tự bảo và bảo với kẻ khác rằng: “Tôi mạnh-giỏi luôn.” Càng tin mình mạnh-giỏi, anh sẽ thấy anh mạnh-giỏi. Anh sẽ hiểu được ảnh-hưởng của tinh-thần đối với thân-thể. Tự-kỷ ám-thị rất cần để chữa những bịnh kinh-niên.

    Lời khuyên các bà mẹ

    Các bà hãy lo săn-sóc hai bàn tay của con bà và của người bếp nấu ăn. Tổ-chức sự tập thể-dục và thể-thao cho cả nhà. Nói với chồng bà rằng đi câu và đi bắn chưa đủ để làm cho con người trẻ và mạnh. Để sẵn trên bàn ăn một bình dầu xổ (paraffine) mà các bà rót vào ly của ông khách hay cau-có. Các bà có thể tin rằng những người buồn là những người bị trúng độc vì ruột.

    Nếu sức khỏe các bà gặp sự bất-thường, nếu sự bất-thường ấy chứng tỏ rằng bà trúng độc vì ruột (nhức đầu, thiếu máu, mất ngủ, nóng tánh, thân-thể suy-liệt, gầy-ốm, đau bụng, đau ruột, khó tiêu, đau bịnh ngoài da, kinh-huyệt không đều), các bà phải làm sao?

    Phải rọi kiếng liên-tiếp (bốn hay năm lần liền nhau cách 12 tiếng đồng-hồ một lần). Nếu chỉ mắc bịnh bón bên trái, thì nên theo những phép vệ-sinh vừa chỉ ra trên kia; với sự nhẫn-nại và bền-chí, kết-quả sẽ thập phần mỹ-mãn; nếu mắc phải bịnh bón bên mặt thì phải lo áp-dụng phép vệ-sinh và chữa bịnh bằng thể-thao; nếu cách chữa ấy không kiến-hiệu thì nhờ đến thầy ngoại-khoa.

    Phòng-ngừa bịnh bón cho con các bà bằng cách tập chúng nó đi ngoài rất thường, ăn uống hợp phép, chơi thể-thao ngoài thoáng-khí và luyện-tập thân bụng. Khi bịnh bón còn bên trái thì có thể chữa bằng thể-thao, thể-dục, xoa-bóp, dầu nhuận và phép dưỡng-canh. Nếu bịnh bón ở bên mặt, và nếu các bà biết cách chữa thì chín phần mười có thể chữa được mà không cần đến phải mổ. Trong trăm người mắc bịnh bón chỉ có một người phải mổ mà thôi.

    Lời khuyên người trẻ tuổi

    Khi nào anh đã đến lúc thành gia-thất thì anh nên theo phương-pháp khoa-học mà chọn-lựa bạn trăm năm. Anh đừng nên phó-thác sự lựa-chọn ấy cho người mối lái. Anh nên đòi cho được một bức hình chụp đúng dung-nhan của người anh để ý, giao bức hình ấy cho một người xem tướng; kế đến anh đòi một trương chữ viết để giao cho người chiết-tự; và sau rốt, anh đòi một mớ hình rọi kiếng để xem ruột có bài-tiết sạch không, hoặc ruột có dài thêm ra không. Anh không nên cưới người thiếu-nữ có ruột dài thêm vì anh sẽ khổ… Nếu anh đã quá yêu thì nên chữa cho người yêu thật lành bịnh.

    Phép vệ-sinh dùng chung cho những khí-chất khác nhau

    Công-dụng của sự luyện-tập là làm cho tứ-chi nẩy-nở và khí-chất điều-hòa. Mỗi khí-chất đi đôi với một số năng-lực thần-kinh mạnh hơn hết và mỗi nhóm năng-lực ấy có ảnh-hưởng đến sự hoạt-động của bắp thịt. Tỉ-dụ như năng-lực chiến-đấu làm nở bắp thịt tay và vai. Người có khí-chất chiến-đấu thường muốn phát-triển bắp thịt tay và ngực. Khi người ấy không tập thể-thao hoặc làm việc bằng tay thì cũng dùng hai cánh tay để khoanh lên ngực, (như Napoléon), hay để ra điệu-bộ, v.v.

    Tánh cương-quyết làm nở bắp thịt chưn.

    Tánh tự-trọng làm nở các bắp thịt giữ cho đầu ngay, mình thẳng, ngực phưỡn lên.

    Lối hoạt-động ôn-hòa, dễ-dàng, vui-vẻ như những trò chơi trẻ-con, làm tăng khí-chất ham sống. Những người có khí-chất ham sống thường thích những cuộc du-ngoạn ở thôn quê trong khí-trời mát dịu, ở những nơi thắng-cảnh cùng bạn-bè. Những trò thể-thao, tức là những sự vận-động mau-lẹ, gắt-gao, từng lúc, khi làm khi nghỉ, làm tăng khí-chất phát-động (tempérament-moteur).

    Loài người có thể chia ra hạch tích-cực (positif) và tiêu-cực (négatif), hoặc chủ-động (passionné) và thụ-động (passif). Những người hăng-hái, ham hoạt-động thuộc về hạng chủ-động (type passionné). Những người ấy phải theo một phép dưỡng-sinh ôn-thuần. Những người tiêu-cực, thụ-động, lãnh-đạm, lờ-đờ, suy-liệt cần phải tập thể-thao, phải luyện-tập, mạnh-bạo, và tắm nước lạnh. Phải tùy theo sức khỏe, lực-lượng của mỗi người mà luyện-tập. Hơn nữa, những trò thể-thao mạnh-bạo rất thích-hợp với những trẻ, mạnh. Những trò thể-thao ôn-hòa thích-hợp với những người đứng tuổi, sức-lực trung-bình; những trò thể-thao nhẹ thích-hợp với người già yếu.

    Các anh làm sao để biết một trò thể-thao hợp với sức-lực của anh? Các anh hãy nghe trái tim đập. Nếu sau khi nghỉ tập hai mươi phút rồi mà trái tim không đập theo nhịp thường thì sự tập đã quá mức.

    Nếu vậy thì anh nên nằm mà tập.
     
  12. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG VI

    VỆ-SINH BUỔI SÁNG

    Ngủ dậy

    Nên ngủ dậy sớm: 8 giờ ngủ - 8 giờ làm việc - 8 giờ dùng vào việc khác. Giờ ngủ tốt nhứt là chín, mười giờ tối; giờ thức dậy thì năm hoặc sáu giờ sáng. Giờ ngủ trước nửa giờ đêm có lợi bằng hai; giờ làm việc trước tám giờ sáng cũng lợi bằng hai.

    Tắm nước

    Vệ-sinh buộc mỗi người khi thức dậy phải tắm ba cách. Tắm nước thì lựa một trong những cách tắm nầy: tắm nhiều nước nóng, một chậu nước lạnh hay hâm hẩm; rửa mình, tắm với nước vòi hoặc áp một khăn ướt, áp bàn tay ướt lên da của từng bộ-phận (một tô nước vừa đủ); điều cốt yếu là áp nước lên da. Thấm nước khắp thân-thể, từ chưn tới đầu, rồi lau chùi chà-xát thật mạnh, xong rồi thì xoa-bóp.


    Tắm không khí

    Nếu ở trần trong lúc tập và lúc tắm, cửa sổ mở bất-cứ mùa nào. Nếu sợ người ngoài dòm ngó thì treo một tấm vải ở cửa. Nếu ở nhà-quê thì nên tập ngoài thoáng-khí.

    Tắm bên trong

    Vừa ngủ dậy thì uống một ly nước lớn, hớp từng hớp nhỏ, và nằm nghỉ một lát. Rồi khởi sự tập thể-thao ở bụng và ức.

    Xoa-bóp

    Xoa-bóp cả thân-thể là một điều cần-ích không những cho người-bịnh mà cho cả người mạnh. Người La-Mã dùng xoa-bóp để loại chất độc sinh ra vì ăn quá nhiều. Họ thích giữ thân-hình xinh-đẹp và sức khỏe cần-thiết để tập thể-thao và thể-dục. Xoa-bóp còn giữ sinh-lực, tiêu trừ chất độc, giữ sức khỏe cho thớ thịt và bắp thịt: giúp động-tác của thận, phổi, và tất cả các cơ-quan bài-tiết; làm cho máu tuần-hoàn mạnh hơn.

    Đối với những người yếu, nếu được xoa-bóp hằng ngày để nặn bắp thịt và thớ thịt mỗi ngày một giờ thì không gì tốt bằng; đối với người mạnh, xoa-bóp là một xa-xí-phẩm có ích. Nhưng thứ xa-xí-phẩm ấy ít người dùng được nên tốt hơn thì mình phải biết tự xoa-bóp lấy.

    Cách xoa-bóp không khó lắm: véo và da khắp thân mình (như người ta nhồi bột) để kích-thích các thớ thịt, để bài-tiết chất độc. Tự mình xoa-bóp cho mình là một lối luyện-tập tốt nhứt, lúc ngủ dậy xoa-bóp chừng năm phút vừa đủ.

    Vai trò không-khí và ánh sáng (gói 5)

    Da là một cơ-quan mà sự động-tác (fonctionnement) cũng quan-hệ như thận và gan. Khi đã tắm xong thì phải lau chùi cẩn-thận từ chưn lên đầu, rồi xoa mình với một cái khăn lông hay một bao tay nhám cho đến khi da trở nên đỏ. Công-việc nầy tốn chừng năm phút. Sự động-tác của nó và sự tiếp-xúc giữa nó cùng khí-trời và ánh sáng thật là quan-trọng cho nên phải hết sức tránh những quần áo không hút nước và quần áo đen.

    Chà-xát vào mình

    Khi chà-xát vào mình, phải rửa tay thật sạch-sẽ; không nên chà-xát nếu chưa rửa tay bằng rượu thơm hoặc với nước và xà-phòng; bàn tay khi xát qua da khô, làm rụng lông, khiến trùng độc nhập vào da. Mụn và nhọt nổi lên nếu gặp tay dơ. Có người thấy mụn nhọt nổi lên tưởng-tượng đó là sự rút độc, sự bài-tiết chất độc trong cơ-thể ra ngoài da: họ lầm-lạc rất lớn. Nguyên-nhân chính là tại tay dơ-bẩn. Có người xát mình bằng rượu hoặc nước hoa: chỉ nên dùng rượu để xoa tay mà thôi, bởi vì rượu hay lên hơi, và dễ nhập vào phổi. Xát mình bằng nước hoa cũng bằng uống nửa ly rượu.

    Trật-tự phải theo

    Khi ngủ dậy phải làm theo thứ-tự những việc sau nầy: uống nước; trong lúc còn nằm tại giường, tập hô-hấp, xoa-bóp ở bụng; thể-dục đứng, chà-xát ngoài da, nằm nghỉ từ năm đến mười phút. Sự nghỉ thêm ấy tập cho ta tánh ung-dung. Châm-ngôn của sức khỏe và hạnh-phúc là: “Không vội-vàng, không bận trí.” Anh phải ung-dung để khởi-sự một ngày làm việc.

    Ăn điểm-tâm

    Khi tập xong rồi, và chỉ khi ấy mới được ăn điểm-tâm. Hơn nữa, không đói thì không được ăn; người nào không đói thì nên nhịn ăn, chỉ uống một cốc nước rồi chờ cơm trưa. Người ta hay dùng bằng cà-phê sữa hay sô-cô-la trong buổi ăn sáng. Đó là những món khó tiêu và ít bổ. Bữa ăn sáng tốt những là một bữa ăn gồm các thứ trái cây theo mùa. Ăn trái tươi, không nên thêm đường. Nên ăn cơm gạo lứt, gạo giã trắng đã mất nhiều chất bổ.

    Sức khỏe và khinh-khoái

    Thể-dục làm cho ta có sức khỏe, khinh-khoái và cảm thấy hạnh-phúc. Nhờ thể-dục mà ta làm việc được nhiều kết-quả hơn và nhứt là phát-triển được ý-chí của ta. Mỗi lần phải dậy sớm, phải đưa da thịt tiếp-xúc với khí-trời, cử-động bắp thịt bằng thể-dục, và mặc dầu ta mệt-mỏi, mỗi lần ta xoa-bóp cho ta, tức là mỗi lần ta luyện ý-chí.

    Sự gắng sức liên-tiếp ấy còn phát-triển khu-vực phát-lực (zone motrice) của óc-não nữa.

    Thể-dục và ý-chí

    Diện tích của óc-não chia ra nhiều khu-vực khác nhau; mỗi một khu-vực não hồi (zone de circonvolution) tương-quan với một thứ hành-vi tinh-thần nhứt-định. Khu-vực tinh-thần thuộc về tư tưởng; khu vực phát-lực thuộc về hành-động.

    Chúng ta càng dùng đến quan-năng thuộc về các khu-vực ấy thì những não-hồi ấy càng phát-triển; anh càng nói nhiều, thì não-hồi ngôn-ngữ càng phát triển; anh càng tính-toán thì não-hồi tính-toán càng mạnh lên; anh càng muốn, thì ý-chí của anh càng mạnh, nhân-phẩm càng tăng, và càng trở nên quan-trọng.

    Làm sao để phát-triển khu-vực phát-lực (zone motrice) của óc-não. Anh phát-triển nó bằng cách bắt-buộc nó hành-động luôn luôn. Tất cả những việc anh cố ý làm về mặt thể-chất cũng phát-triển khu-vực phát-lực ấy đồng cân với việc anh làm về mặt tâm-đức và tinh-thần. Vậy nếu anh biết tự bắt-buộc mình thực-hành ba cách tắm buổi sáng suốt trong bốn mùa, nhứt là trong lúc anh mệt, anh sẽ phát-triển khu-vực phát-lực và anh sẽ luyện được ý-chí của anh.

    Phải có hy-sinh mới có hạnh-phúc: nếu sự hy-sinh ấy do mình muốn thì sự hy-sinh ấy dễ làm và hạnh-phúc được hưởng cũng to lớn hơn.

    Vậy thì thể-dục phát-triển con người cả mặt thể-chất và mặt tâm-đức; mình tập quen làm những việc mình đã trù-liệu trước do ý mình muốn làm, thì mình luyện ý-chí và nghị-lực của mình: với thói quen ấy mình sẽ làm chủ được mình và làm chủ kẻ khác.

    Hãy tự tin

    Những lời khuyên trên đây chỉ có thể thành-tựu được với điều-kiện sau nầy: tin-tưởng nơi kết-quả. Óc-não của ta sai-khiến một cách có ý-thức hoặc vô-ý-thức tất cả cơ-thể của ta: sự vận-động của trái tim, sự động-tác của lá phổi, của bộ tiêu-hóa : sự dinh-dưỡng chung cả toàn thân con người đều tùy-thuộc tinh-thần của ta. Bởi vậy, mỗi khi ta chán-nản, ta không tin nơi sức khỏe của ta, ta phàn-nàn đau-yếu thì tinh-thần của ta truyền xuống cho cơ-thể của ta những mạnh-lịnh tai-hại làm cho ta đau-yếu mãi. Vì vậy anh không nên nói rằng mình thiếu sức khỏe; không nên phàn-nàn mình đau-khổ. Phải tin chắc rằng khéo giữ vệ-sanh, anh sẽ có sức khỏe. Nếu anh áp-dụng những nguyên-tắc ấy, anh đã tự-tạo cho mình những điều-kiện để chữa bịnh rồi; nhờ sự tin-tưởng nơi thành-công, óc của anh sẽ điều-khiển sự động-tác của các quan-năng trong người anh được bình-thường.
     
  13. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    PHẦN THỨ BA

    LUYỆN TINH-THẦN VÀ TÂM-ĐỨC

    “Nâng cao tinh-thần của mình lên”

    V.P.

    CHƯƠNG I

    NẾU MÌNH MUỐN CHINH-PHỤC THIÊN-HẠ

    HÃY KHỞI SỰ CHINH-PHỤC MÌNH TRƯỚC


    Chinh-phục thiên-hạ

    Chinh-phục thiên-hạ nghĩa là gì? Chinh-phục thiên-hạ nghĩa là tạo cho mình một danh-vọng, một cuộc đời độc-lập, một thế-lực trong xã-hội, một tài-năng nghề-nghiệp, và sau hết sự giàu-có, sức khỏe và hạnh-phúc. Tất cả những của-cải ấy ai muốn cũng có thể được.

    Anh muốn gì?… Muốn hạnh-phúc. Làm sao để được hạnh-phúc?... Sức-khỏe, thành-công và sự vui-sướng đã làm ích được cho kẻ khác. Làm sao để có được sức khỏe?... Giữ đúng phép vệ-sinh cho thân-thể và tinh-thần bằng cách tập thể-dục. Vì sao anh sẽ thành công ở đời?...Vì anh có đủ tư-cách để thâu-phục người ta tức là quyền-lực-hấp-dẫn (pouvoir attractif).

    Tư-cách hấp-dẫn

    Đó là những tư-cách thuộc về trật-tự và phương-pháp; những tình cảm tích-cực: lạc-quan, tự-tin, hào-hiệp, nhiệt-tâm; những tư-cách thực-tiễn: hiểu giá-trị, óc hợp-lý để làm việc được nhiều kết-quả; những tư-cách tâm-đức: ưa điều thiện, cái đẹp, chuộng sự thật, tánh chiến-đấu, tánh quả-quyết, tinh-thần đoàn-thể, lòng nhơn-từ; những tư-cách nghề-nghiệp: sự chuyên-tâm và nhẫn-nại.

    Tri-thức nghề-nghiệp - Những tri-thức ấy không những được phát-triển, mà còn phải cao hơn các tri-thức khác. Những tri-thức ấy có được là nhờ tánh trật-tự, đứng-đắn và hay tìm biết những điều hay hơn.

    Óc phán-đoán, lương-tâm, tinh-thần đoàn-kết, tinh-thần chiến-đấu, bền-chí. Người nào có những tư-cách ấy nhứt-định sẽ thành-công và chiếm đặng một địa-vị xứng-đáng trong xã-hội.


    Tư-cách ấy đã có nơi anh

    Có thể tạo nên hoặc phát-triển những tư-cách ấy không?... Có! Nếu anh là người ngu-đần, nếu anh thuộc về hạng người hư-hèn hoặc điên-ngốc, thì sự giáo-dục lại con người đối với anh không có ích-lợi gì. Nhưng nếu anh đọc được bài nầy, tức là những tư-cách cần-thiết để thực-hiện lý-tưởng của anh đã có sẵn trong người anh; anh là một tinh-thần được lựa-chọn và đáng được huấn-luyện.

    Huấn-luyện tinh-thần

    Đừng nên lầm lẫn sự huấn-luyện tinh-thần với sự huấn-luyện theo nghĩa giáo-hóa. Hai phương-pháp ấy không cùng một mục-đích: huấn-luyện và học-vấn không giống nhau. Anh nói: “Có người không thành-công, và người ấy lại học giỏi, tri-thức cao, anh ta là một cựu-sinh-viên trường bách-khoa hay sư-phạm. Anh ta có hai ba bằng-cấp, nói năm sáuthứ tiếng : anh ta giỏi thật!” Đúng lắm, nhưng cái tri-thức ấy không phải là thứ tri-thức mà anh ham muốn. Những tri-thức mà anh nêu ra đó đáng quý thật, nó tăng thêm may-mắn cho sự thành-công, nhưng chưa thật đầy-đủ được. Có người mang những bằng-cấp lớn mà suốt đời phải lang-thang nghèo-cực. Tại sao? Bởi vì họ không được huấn-luyện theo tinh-thần thực-tiễn. Họ không được điều-hòa, họ không huấn-luyện một cách đứng-đắn tất cả những năng-lực của họ. Các nhà trí-thức ấy không phải là những người thực-tiễn; họ không biết áp-dụng năng-lực của họ để thâu-hoạch những hiệu-quả khá hơn.

    Tập-trung tư-tưởng của anh vào một ý chánh

    Anh có một lý-tưởng. Lý-tưởng ấy làm cho anh trở thành một người tốt, hữu-ích, được yêu-chuộng, có một ảnh-hưởng xã-hội rộng-rãi, có thể ăn nói giỏi, viết giỏi, suy-nghĩ đúng, phán-đoán và thực-hành một sự quyết-định, vì đó là tư-cách cần-thiết để trở thành hữu-ích và thành-công.

    Mục đích đời sống của anh là vậy phải không?... Anh có thể thực-hiện được. Nếu anh ôm-ấp hoài-bão ấy, chắc-chắn là anh đã có đủ tư cách tiềm-tàng để thực-hiện rồi; chỉ còn phát-triển những tư-cách ấy? Trước hết bằng cách tập-trung tư-tưởng. Làm sao để có được thói quen tập-trung tư-tưởng?... Bằng cách tự-chủ (self-control) tinh-thần. Anh phải làm một bản chương-trình để thực-hiện nguyện-vọng của anh. Chương-trình ấy phải xem-xét thật kỹ để nhận rõ những chi-tiết và phương-tiện thực-hành. Anh phải tập “suy nghĩ” nghĩa là phải kiểm-soát tư-tưởng của anh để chú ý vào một ý-tưởng nhứt-định, để in trí vào ý-tưởng ấy đến khi giải quyết được vấn-đề.



    Ý-tưởng xô-đẩy đến hành-động

    Chương-trình đặt ra phải được thực-hiện cách chu-đáo; anh sẽ thực-hiện được khi nào anh kiểm-soát được hành-động của anh. Đó chính là điều mà anh gọi là ý-chí. Anh suy-nghĩ anh sẽ thấy rõ ý-tưởng của anh. Ngày nào hoặc nhờ tự-kỷ ám-thị, anh thu-hoạch được một ý-tưởng mạnh, ý-tưởng ấy sẽ gợi lên một tình-cảm, một cảm-xúc. Tình-cảm và cảm-xúc ấy sẽ biểu-lộ bằng sự hăng hái, sự nhiệt-thành. Trí thông-minh bao giờ cũng ăn chặt với tình-cảm. Anh sẽ bị xô-đẩy đến hành-động vì ý muốn mạnh, anh sẽ bị xô-đẩy vì tư-tưởng mạnh mà anh tưởng là “ý-chí”. Thực ra, ý-chí là một danh-từ, chỉ là một danh-từ thôi. Chính thực tình-cảm nó điều-khiển anh trong sự thực-hiện ý-tưởng chớ không phải ý-chí, hay lý trí.

    Tư-tưởng của con người tức là con người

    Nếu những nỗi ưu-tư, lo sợ, chán-nản, ganh-ghét phát-hiện trong người anh, anh nên cố loại nó ngay và chú-ý đến một vấn-đề khác làm cho anh khuây-lảng đi và ham thích; nhờ đó mà anh phát-triển sự kiểm-soát tư-tưởng của anh; hãy ngăn-cản những tư-tưởng trống-trơn và bất-định vừa yếu-đuối vừa bất-lực được. Con người anh tức là tư-tưởng và tình-cảm của anh. Tình-cảm đây có nghĩa là tình dục, thị-hiếu, khát-vọng. Thật vậy, con người vừa là một trí thông-minh vừa là một sinh-vật đa-cảm, giàu ý-chí. Ý-chí nghĩa là năng-lực thực-hành, nhưng thực ra chính trí thông-minh và tình-cảm khiến ta hành-động. Chính những ý-lực (idées forces) và tình-cảm phát-sanh do ý-lực ấy xô-đẩy ta đến chỗ hành-động. Vậy anh hãy tập xua-đuổi những tư-tưởng mệt-nhọc (lo sợ, ghen-ghét, ưu-tư). Nếu anh gặp một sự buồn-bã quá độ, hãy cố gắng giữ một thái-độ vui-vẻ, trạng-thái tinh-thần của anh sẽ thay đổi. Lựa lấy một quyển sách nhiều tư-tưởng lạc-quan và tinh-thần kiên-nghị mà đọc và chú-ý đến nội-dung quyển sách, dần dần tư-tưởng của anh sẽ được thay đổi, tình-cảm của anh cũng sẽ đổi theo tư-tưởng của anh. Sự bình-tĩnh sẽ trở lại xán-lạn như vừng thái-dương lộ ra giữa mây mù.

    Ý-chí phụng-sự tư-tưởng

    Tình-cảm xô-đẩy đến hành-động. Muốn làm nẩy ra tình-cảm phải gợi ra những tư-tưởng và kiểm-soát tư-tưởng ấy bằng tự-kỷ ám-thị. Nhờ luyện-tập dần dần, nhờ cố gắng nhiều lần, anh sẽ tạo nên những tình-cảm đúng như ý muốn và anh sẽ hành-động đúng theo lẽ phải hành-động.

    Nhờ cách ấy, anh làm cho óc phán-đoán của anh sáng-suốt, anh sẽ tự-chủ được anh, anh sẽ có thể tự kiểm-soát được.

    Tinh-thần đặng tập-trung sẽ biết suy-nghĩ một cách thông-minh, và làm phát-triển năng-lực quyết-định thực-hành.

    Ý-lực (idée force) sanh ra ý-chí. Ý-chí lại phụng-sự tư-tưởng. Tư-tưởng gợi ra dục-vọng, và dục-vọng đưa đến hành-động. Phải kiểm-soát tình-cảm và tư-tưởng của anh. Nếu anh hay để ý và nhứt là nếu anh hay chỉ-vạch những tật xấu của những người chung-quanh anh, cái tật xấu ấy sẽ tạo ra chung-quanh anh sự ác-cảm. Nên chừa cái tật chỉ-trích và bươi xấu kẻ khác đi. Tập tánh nhìn vào những chỗ tốt của kẻ khác. Nhờ cách ấy anh trở nên khoan-hồng. Anh hãy tự giúp-đỡ mình bằng tự-kỷ ám-thị. Phần sau đây sẽ giải-thích tự-kỷ ám-thị huấn-luyện ý-chí như thế nào.
     
  14. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG II

    QUÂN-BÌNH TINH-THẦN

    Hai người chèo thuyền (gói 6)

    Trên kia, ta đã so-sánh đời sống như một con sông.

    Bây giờ ta xem hai người chèo thuyền xuôi theo con sông ấy; một người không chèo không lái, một người có đủ cả lái cả chèo. Một người điều-khiển được con thuyền mình và ra đến cửa sông trong một thời-gian ngắn. Người kia, trái lại, tiến tới từ từ theo sức nước sức gió làm cho nó lảo-đảo trôi giạt vào bờ.

    Muốn được như người chèo thuyền giỏi kia, phái có một cặp chèo, và phải biết dùng ; phải biết tự-kiểm-soát; đừng sống lưng-chừng vì chịu những ảnh-hưởng bên ngoài và bên trong.

    Phải làm chủ cảm-giác của anh

    Đừng nên để cho tinh-thần của anh xao-động vì những nỗi hân-hoan khoái-lạc, sợ hãi, ghen-ghét làm đình-trệ và mất hiệu-lực của hành-động. Muốn đạt được một kết-quả tốt anh phải làm chủ cảm-giác của anh, anh phải giữ cho được bình tĩnh, quân-bình. Lúc còn đi học, thầy giáo của anh có trách-nhiệm phát-triển trí thông-minh và mở-mang trí nhớ của anh; tốt lắm. Cha mẹ anh gắng sức đào-tạo ý-chí của anh, càng tốt hơn nữa. Nhưng thầy giáo và cha mẹ không ai để ý huấn-luyện cảm-giác của anh.

    Người không tự-chủ

    Cảm-giác buông lỏng tức là nguyên-nhân sanh ra bao nhiêu tai-họa, ưu-tư; nó dựng lên trên đường đi của anh những trở-ngại khiến anh phải dừng bước luôn luôn; nhiều sức mạnh từ ngoài tới xô-đẩy anh qua bên nầy bên kia, hoặc đẩy anh xuống hố. Muốn tránh những “tai-họa” phải giữ lấy sự bình-tĩnh; sự bình-tĩnh ấy là những cái thắng và kim chỉ tốc-độ của một chiếc xe hơi. Nhờ thắng mà anh tránh được những trở-ngại và những khúc quanh nguy-hiểm, những ngả tư, những gập-ghềnh; nhờ kim chỉ tốc-độ mà anh tính được sức mau trung-bình mà không làm cho cái xe phải mệt. Những người không thắng, không kim chỉ tốc-độ là những người bị “bị lột da”, vì họ là những người cảm-xúc quá độ: vui, giận, ghen-tuông, đố-kỵ, tức-bực, lo sợ, buồn-rầu, nóng-nảy, thất-vọng là những ký-sinh-trùng hút hết nghị-lực và đẩy họ xa con đường sức khỏe, thành-công và hạnh-phúc.

    Giữ cho khí-chất được quân-bình

    Muốn phá các trở-ngại, anh lo tiêu-hủy những vật ký-sinh trong tinh-thần, giữ cho khí-chất được quân-bình; phát-triển trong người anh sự bình-tĩnh. Bắt đầu anh tập thói quen hành-động tức-thì; khi quyết-định làm một việc gì, việc ấy phải được làm không chậm-trễ. Muốn hành-động tức-thì, anh phải phát-triển lòng hăng-hái.

    Sự chừng mực

    Người thăng-bằng, có chừng-mực, biết tiêu xài năng-lực của mình một cách đều-đặn, y không bao giờ có tánh hay thay đổi, không thái-quá mà cũng không bất-cập, không quá lạc- quan và cũng không quá bi-quan. Tính chừng-mực giữ cho tinh-thần y khỏi trồi sụt quá độ. Nhờ sự chừng-mực ấy, anh dự-trữ được một số năng-lực mà anh có thể dùng được khi cần đến. Nếu một việc bất-ngờ xảy ra cần phải có một số năng-lực quan-trọng, nhờ tính chừng-mực của anh, nhờ sự dự-trữ, anh sẽ sẵn-sàng đem ra một sức mạnh dồi-dào và làm được việc ấy một cách dễ-dàng như không cần phải gắng sức.

    Làm chủ lấy mình

    Với tính chừng-mực, con người có thể làm chủ lấy mình, có thể đương đầu với mọi cảnh-ngộ và tình-thế nguy-ngập một cách bình-tĩnh, vững chắc. Người chừng-mực không thương người hôm nay rồi ngày mai lại ghét, không khoan-thai buổi sáng, tức-bực buổi chiều, không bao giờ sợ hãi. Sự chừng-mực không bị hoàn- cảnh chi phối, trái lại y có thể điều-khiển và chi-phối lại hoàn-cảnh.

    Lời khuyến-dụ cần-thiết

    Anh hãy tập tánh chừng-mực bằng cách lặp lại câu nầy: “Trong đời tôi, tôi có một mục-đích duy-nhất; mục-đích ấy là sự cải-thiện thân-thể, trí-thức, xã-hội, tâm-đức của tôi.” Lời khuyến-dụ ấy là căn-bản cho mọi hành-động của anh.

    Anh không thể giữ tính chừng-mực được nếu anh đeo-đuổi hai mục-đích. Mục-đích đeo-đuổi phải là sự cải-thiện con người anh, chính nó đã tổng-hợp tất cả quyền-lợi của anh. Anh không thể nhắm đến sự phát-triển cả ba mặt: thể-xác, tinh-thần và tâm-đức, mà không là nô-lệ cho lương-tâm. Nếu lúc nào anh cũng theo lời chỉ-giáo của lương-tâm thì anh không bao giờ lo sợ, rối-trí; nếu lúc nào anh cũng làm một bản chương-trình trước khi hành-động, anh sẽ không bao giờ bị chìm ngập dưới những sự bất-ngờ. Đừng bao giờ để lộ sự buồn-bực chán-nản. Trước nghịch-cảnh nên giữ sự lãnh-đạm và bình-tĩnh. Luôn luôn làm tròn phận-sự của anh.

    Lời khuyến-dụ khác nữa

    Nếu có điều trở-ngại xảy ra, anh nên lặp lại câu nầy: “Tai-họa ấy không đáng kể” hoặc “Không có gì đáng lo.” Nếu gặp tình-cảnh rắc-rối thì nên nói: “Mọi sự rồi sẽ qua hết, rồi sẽ đâu vào đó hết.” Khi gặp một kẻ địch mạnh hơn, anh đừng nên hoảng-hốt. Giữ vẻ mặt bình-tĩnh và nụ cười, trong lúc kẻ địch mong thấy anh chán-nản, thất-vọng. Khi anh nói được rằng: “Rồi sẽ đến phiên tôi” thì anh đã thắng được kẻ địch phần nào rồi. Đừng nên tìm cách trả thù; nhưng sau khi thất-bại rồi, tìm cách gượng lại mau-lẹ và vững-vàng. Nếu anh có một ý-nghĩ nhứt-định thì chắc-chắn anh sẽ thành-công.

    Nếu anh phải thối lui thì nên thối lui có trật-tự. Kẻ địch của anh, dầu không nói ra, sẽ phải thán-phục sự bình-tĩnh và nghị-lực của anh. Họ sẽ hiểu rằng ý-chí của anh căn-cứ vào pháp-luật và lẽ-phải. Anh nên lặp lại câu tự-kỷ ám-thị nầy: “Bất cứ trong trường-hợp nào khó-khăn nào, tôi cũng cố giành lấy những kết-quả tốt-đẹp” hoặc là “Tôi là người chừng-mực: tôi lợi-dụng tất cả mọi ảnh-hưởng để phát-triển nơi người tôi sự bình-tĩnh và sự quân-bình tinh-thần; tôi hoàn-toàn kiểm-soát được con người tôi.” Tinh-thần hạ ý-thức (esprit subconscient) của anh hành-động theo sự tin-tưởng của nó. Anh hãy làm cho nó tin-tưởng sự quyết-định của anh và lợi-dụng việc làm của nó. Trong vòng vài tuần-lễ, anh sẽ nhận thấy rằng, nhờ cách ấy, anh sẽ chừng-mực hơn trong tư-tưởng, tình-cảm, lời nói, việc làm của anh.

    Tánh chừng-mực tổng-hợp các năng-lực

    Có lẽ anh sẽ nói : “Nhưng trung-tâm thần-kinh tương-quan với tánh chừng-mực ở chỗ nào? Làm sao phát-triển những năng-lực ấy?” Tánh chừng-mực không phải là một năng-lực : tôi sẽ giúp các anh nhận riêng từng năng-lực cần thiết để làm nẩy-nở tánh chừng-mực : như vậy anh có thể phát-triển những năng-lực ấy được.

    Sự tiếp-tục

    Năng-lực đầu tiên làm thành tánh chừng-mực tức là sự tiếp-tục (la continuité). Vai trò của nó là làm cho các trung-tâm thần-kinh khác tiếp-tục hoạt-động không dừng. Nó ngăn-ngừa những sự dừng lại quá ngặt, những sự phát đi thình-lình, những sự biến đổi quá lẹ. Muốn phát-triển năng-lực ấy, anh phải tập thói quen đừng nên khởi sự một việc gì nếu anh không định tiếp-tục việc ấy đến khi thành-công. Tỉ-dụ như anh định làm một bài toán, anh phải làm cho xong; anh khởi sự học bài, hãy định trước học bao lâu, tỉ-dụ hai mươi phút, thì phải học xong đúng hai mươi phút. Nếu anh nói: “Tôi sẽ tập mười phút thể-thao”, thì hãy tập đúng mười phút chớ đừng chín phút mà cũng đừng mười một.

    Sự chuyên-tâm (La conscienciosité)

    Năng-lực thứ hai làm thành tánh chừng-mực là sự chuyên-tâm. Năng-lực nầy khiến trí-óc phải chú-ý đến những qui-luật, phép-tắc. Tỉ-dụ như anh nói: “Trước khi đi ngủ, tôi phải sắp-đặt trong phòng cho có trật-tự.” Đó là một cái luật. Áp-dụng thường ngày luật ấy, anh trở nên chuyên-tâm. “Tôi phải dán con cò trên bì thơ đúng phía bên mặt trên cao. Ngồi lại bàn ăn, tôi ăn chậm. Tôi không nên uống rượu vang, rượu trắng, ăn tiêu, tương hột cải; những thứ gia-vị ấy kích-thích dạ-dày và kích-thích thần-kinh. Buổi tối không nên uống ca-phê, ăn thịt. Không nên ăn khuya.” Người chuyên-tâm không phạm vào những qui-tắc ấy khi họ đã nhận là đúng.

    Trật-tự

    Sau hết đến trật-tự. Hãy giữ trật-tự trong tinh-thần, trong không-gian và trong thời-gian. Mỗi chỗ dành riêng cho một vật và mỗi vật chiếm-cứ một chỗ; một thời-giờ dành riêng cho một việc làm. Hãy lặp lại câu tự-kỷ ám-thị nầy: “Tôi không bao giờ làm việc gì mà không định rõ chương-trình trước; tôi tổ-chức từng giờ làm việc trong mỗi ngày. Tỉ-dụ: tôi muốn sửa-soạn đi du-lịch ngày mai. Tôi ghi trên giấy: a) sắp-đặt va-li; b) mua vé xe; đánh điện cho một người bạn đến đón; d) giữ chỗ ngồi; e) ra lịnh cho người tài-xế đến đón tôi tại nhà ga khi tôi về, v,v.” Anh theo đúng chương-trình ấy và mỗi việc anh đều làm đúng như vậy.

    Kín miệng (La secrétivité)

    Sự kín miệng là năng-lực khiến ta giữ kín tư-tưởng, tình-cảm, ý muốn của ta. Đó là cái thắng đặt trên lưỡi. Những điều muốn giữ kín không nên nói cho kẻ khác hay; phải quay lưỡi bảy lần trước khi nói. Chỉ nên nói những điều anh muốn nói, nhưng phải nói cạn những điều anh định nói.

    Tánh cẩn-thận

    Quá cẩn-thận lắm khi có hại, vì nó là trung-tâm-điểm cho sự lo-ngại, sợ hãi; tánh cẩn-thận làm cho nhiều người rụt-rè, hèn-nhát, lo sợ, và khiến họ trốn-tránh hành-động. Nhưng nếu giữ mực trung thì nó lại khiến người ta thận-trọng. Sự kín miệng giữ-gìn lời nói, tánh cẩn-thận giữ-gìn việc làm. Nó bắt ta phải suy-nghĩ trước khi hành-động, nhưng nó không nên ngăn-cản người ta làm việc mau-lẹ và hăng-hái. Người kín miệng không bao giờ nói mà không suy-xét những điều mình nói; người cẩn thận suy-nghĩ, đo-lường những việc họ phải làm; họ chỉ làm những việc mà họ đã định làm mà thôi.

    Tánh tự-tôn

    Lắm người cẩn-thận quá, do-dự quá, rụt-rè quá, thành ra không đủ tự-tôn, chỉ biết sống theo dư-luận. Anh không nên băng-khoăng vì những điều người khác nghĩ về anh. Cần hơn hết là anh phải có tánh tự-tôn.

    Tánh nhân-nhượng

    Tánh nhân-nhượng là tánh dễ bị cảm-xúc vì những lời khen và lời chê. Tánh nhân-nhượng càng mạnh hơn tánh tự-tôn bao nhiêu, anh càng dễ cảm-xúc lời khen chê của kẻ khác bấy nhiêu. Sự cảm-xúc quá độ ấy làm cho anh buồn rầu, rối trí. Người nhân-nhượng là người không làm chủ được thần-kinh. Óc phán-đoán của họ mất sáng-suốt. Đối lại tánh nhân-nhượng là tánh tự-tôn.

    Người hay nhân-nhượng chỉ để ý đến lời xét-định của kẻ khác; người có tánh tự-tôn chỉ để ý đến sự phẩm-bình của riêng mình. Phải hết sức phát-triển tánh tự-tôn. Đó là một năng-lực kiểm-soát được thần-kinh. Chính năng-lực ấy khiến ta cử-động vững-vàng, tránh được những sự thái-quá. Nó giữ gìn sức mạnh thần-kinh. Muốn phát-triển tánh tự-tôn, hãy lặp lại câu tự-kỷ ám-thị nầy: “Tôi luôn luôn hành-động để được khá hơn; tôi hành-động theo lương-tâm của tôi và như thế tôi được bằng lòng và đắc-ý lắm.” Đừng lầm-lẫn tánh tự-tôn và tánh kiêu-căng, tức là tánh do tánh nhân-nhượng mà có.

    Tánh cương-quyết

    Tánh cương-quyết khiến anh chú-ý đến những việc anh định làm và mục-đích anh theo-đuổi. Người thiếu tánh cương-quyết và tánh tiếp-tục thì hay thay đổi ý định luôn. Người có tánh quả-quyết yếu và tánh tiếp-tục mạnh thay đổi ít hơn. Người hay thay đổi ý định không làm việc gì thành-tựu đặng.

    Sự tùng-phục

    Tùng-phục tức là muốn thích-ứng với những cảnh ngộ bất-thường. Mỗi lần gặp cảnh-ngộ bất-thường anh có thể nhịn-nhục mà nói rằng: “Lúc nầy, ta chiều theo để rồi một lúc khác ta sẽ rút lấy phần lợi nhiều hơn. Khi ta vượt qua nỗi khó-khăn được rồi, ta sẽ làm theo ý ta muốn.” Người nào biết nhịn-nhục sẽ tránh được những sự tức giận vô-ích, con đường đi của họ bằng-phẳng đều-đặn.

    Nói tóm lại, anh hãy suy-nghĩ; tìm biết những điểm yếu-hèn của anh và nhứt-định phát-triển những điểm ấy mỗi ngày một mạnh thêm.
     
  15. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG III

    ĐIỀU - HÒA

    Phải giữ điều-hòa với mọi người và mọi vật

    Anh thường phàn-nàn: “Thời-tiết xấu không thích-hợp với ý muốn của tôi”. Phàn-nàn như vậy phỏng có ích gì? Anh làm sao thay đổi được thời-tiết?

    Anh nên giữ sự điều-hòa với mọi người, mọi vật, anh đừng nên phàn-nàn, đừng nói xấu ai, đừng nói nói xấu vật gì, việc gì và cũng đừng nói xấu anh nữa. Không nên buộc kẻ khác phải thích-ứng theo anh, mà trái lại anh phải thích-ứng theo kẻ khác. Muốn thực-hiện sự thích-ứng, phải gắng sức luôn luôn, đừng để lôi-cuốn vì sự tức-giận, mà phải tỏ ra bình-tĩnh, kiên-nhẫn. Đó là cách đạt đến sự bình-tịnh, sự yên-lặng, tức là những năng- lực giúp ta chế-ngự được tình-thế, sự-vật và người. Trên địa-cầu nầy, anh chỉ là một phần-tử của một toàn-thể. Anh được sinh ra để đóng một vai trò trong sự điều-hòa của toàn-thể ấy; anh chỉ là một nhạc-cụ trong cả giàn nhạc chung. Nếu anh muốn làm chủ và thống-trị, trước hết anh phải điều-hòa với mọi vật và mọi người.

    Anh phải thích-ứng với hoàn- cảnh

    Nếu không thích-ứng với hoàn-cảnh thì không thể nào sống được. Một con thỏ chạy qua đồng hay một con chó bị bỏ ở miền tuyết đóng, nắng thiêu, tất-nhiên không thể nào sống được. Tại sao? Vì nó không được điều-hòa với điều-kiện phí-hậu. Những sinh-vật nào thích-ứng với hoàn-cảnh, sinh-vật ấy mới tồn-tại được; loài người là sinh-vật tất-nhiên phải tùy theo luật ấy.

    Gặp mùa lạnh, thì dùng quần áo hay làm những công-việc hợp với mùa lạnh. Gặp ngày mưa gió thì làm công-việc hợp với ngày mưa gió. Đó là cách giữ sự điều-hòa với mọi việc.

    Hãy chịu khó suy-nghĩ

    Nếu anh chiều theo bản-năng của anh thì anh không thể nào sống điều-hòa được. Anh phải suy-xét, nghĩ-ngợi, tính-toán trước khi hành-động.

    Nếu anh hành-động theo bản-năng mà không chịu suy-xét thì anh sẽ gặp những tai-nạn, phiền-muộn làm mất sự yên-tĩnh của anh. Trái lại, khi đứng trước sự khó-khăn, nếu anh chịu khó suy-nghĩ thì anh sẽ tìm ra nguyên-nhân làm cho anh khốn-đốn và anh có thể ngăn-ngừa được. Mỗi ngày anh nên suy-nghĩ năm phút, mặc dầu anh không gặp trở-ngại gì, nên suy-nghĩ nhứt là khi anh nhận thấy một nguyên-nhân gây lo-buồn cho anh; nhờ vậy, anh sẽ trừ được mọi sự đau-khổ.


    Phải điều-hòa với mọi người

    Anh không có thiện-cảm với những kẻ chung-quanh; anh nói với người dưới anh bằng một giọng cộc-cằn; đối với người trên, anh tỏ ra đê-tiện; trong gia-đình anh gieo sự buồn-bã vào những người chung-quanh anh. Đó là một tật xấu làm hại tánh điều-hòa. Tật xấu ấy làm cho anh thành ra đáng ghét và có hại đến sự thành-công và hạnh-phúc của anh.

    Nếu trong nhà anh có người lầm-lỗi thì anh nên nói riêng với người ấy và không nên làm nhục trước mặt kẻ khác. Anh nên ăn nói một cách từ-tốn, bình-tĩnh; anh làm cho họ thành ra người cộng-sự của anh. Anh sẽ tạo ra sự điều-hòa giữ anh và họ.

    Có ngàn cách giữ sự điều-hòa

    Anh nên lo kiến-thiết mà không nên phá-hoại. Đừng bới lỗi của kẻ khác, hãy nhìn vào tánh tốt của họ, tìm cách sửa đổi mà không nên nhắc lỗi xưa. Đừng nhìn lại sau lưng, đừng hối-tiếc những việc đã làm.

    Có ngàn cách ăn ở điều-hòa với kẻ khác. Phải biết gây thiện-cảm bằng cách ăn mặc, lời nói; giọng nói, thái-độ. Hãy săn-sóc quần áo. Ăn mặc lôi-thôi, anh làm cho người ta khi-dể. Ăn mặc quá sang-trọng, anh tỏ ra mình chuộng ăn mặc. Nên ăn mặc giản-dị, nhưng thật phong-nhã.

    Giữ-gìn lời nói

    Phải giữ-gìn lời nói. Đừng nên khoe-khoang và lừa phỉnh. Giữ gìn điệu-bộ cử-chỉ. Quần áo chỉnh-đốn. Cắt sạch móng tay. Cử-chỉ và điệu-bộ phải phong-nhã. Săn-sóc giọng nói; nói chậm mà rõ. Âm điệu phải dễ nghe. Đừng nói xấu mình, nói xấu kẻ khác, đừng phàn-nàn gì cả. Nên nói những lời thiện, lời an-ủi. Muốn thành người đại-độ, nhân-từ, nên chú-ý đến những tánh tốt của kẻ khác. Dầu ở những người hư-hỏng, nếu anh tìm cũng sẽ thấy vài chỗ đáng khen. Anh càng thấy tánh tốt của kẻ khác, anh sẽ trở nên đại-độ, và kẻ ấy sẽ sẵn-sàng tùng-phục anh, mến trọng anh, giúp-đỡ anh. Anh sẽ thấy sự điều-hòa xuất-hiện trong người anh và chung-quanh anh.

    Tìm nguyên-nhân thất-bại

    Trong công-việc hằng ngày, trong đời sống, anh nên tìm những nguyên nhân thất-bại, những khuyết-điểm. Trong nghề-nghiệp, hãy tìm xem anh có thật đủ tài không, anh có thể làm khá hơn nữa không. Muốn rõ sự thất-bại, anh đừng nên đổ thừa cho sự cạnh-tranh, vật-liệu mắt-mỏ, thiếu vốn. Nên chú-ý đến tài-năng của anh. Cố-gắng tạo thành những năng-lực cần-thiết, anh sẽ thành-công dễ-dàng. Khi ấy anh sẽ loại bỏ được những nguyên-nhân thất-bại từ người anh hay từ bên ngoài vào. Trong lúc suy-nghĩ mỗi ngày, anh tìm thấy những nguyên-nhân ấy; anh sẽ phân-tích những việc làm của anh từng cái một; anh sẽ có cách điều-hòa được những năng-lực riêng của anh với những trí-thức và tài-năng mà anh đã thâu-hoạch được từ trước.

    Săn-sóc giọng nói

    Hãy làm cho giọng nói của anh được điều-hòa. Âm-nhạc hay bao giờ cũng có sức lôi-cuốn và ảnh-hưởng lớn đến con người. Nó làm cho tâm-hồn và tình-cảm trở nên cao-thượng và phát-triển sự điều-hòa trong thiên-nhiên. Giọng nói của con người là một nhạc-cụ. Anh có thể xét người nơi giọng nói của họ. Có những giọng la gào, giọng không rõ, giọng run, giọng mũi, giọng khan, giọng sai-lạc. Có giọng nói thung-dung quả-quyết biểu-lộ sức mạnh, tánh công-bình, tình thân-ái, sự dịu-dàng, sự quân-bình tinh-thần và tâm-đức, và ngàn đặc-tánh khác đáng yêu. Cố-gắng làm cho giọng nói của anh biểu-lộ được những đức-tánh ấy. Muốn biểu-lộ những đức-tánh ấy, anh phải có đức-tánh ấy. Giọng nói của anh trong lúc bình-tĩnh sẽ êm-ái dịu-dàng hơn. Anh hãy cải-thiện giọng nói của anh và anh sẽ nhận thấy rằng vừa cải-thiện giọng nói, anh cải-thiện luôn cả tánh-tình. Giọng nói cảm-kích được người chung-quanh anh cũng mạnh như lời nói. Bằng giọng nói, anh đào-luyện và gieo-rắc sự điều-hòa.

    Đời sống điều-hòa

    Hãy giữ sự điều-hòa trong việc làm. Mỗi ngày anh có một chương-trình làm việc thì trong bài viết, câu chuyện, anh cũng phải có một chương-trình. Tôi đã nói rằng mục-đích tối-cao của đời anh là sự cải-thiện không ngừng con người anh về phương-diện thể-chất, tinh-thần và tâm-đức. Như vậy anh có một mục-đích duy-nhứt. Mục-đích ấy, muốn đạt được, phải có sự điều-hòa, có tiết-điệu; đời-sống điều-hòa sẽ là một biểu-hiện của nghê-thuật. Khi nào anh cảm thấy sự điều-hòa, anh hãy làm những việc quan-trọng trong đời anh. Anh muốn quyết-định điều gì, nghiên-cứu một vấn-đề gì, vận-động một việc gì… anh phải giữ sự điều-hòa trong người anh trước đã. Người xưa thường nói: “Ban đêm dạy ta.” Câu cách-ngôn ấy có nghĩa là giấc ngủ sẽ làm dịu tâm-hồn sau một ngày làm việc mệt-nhọc. Ngủ dậy, trí-não anh sẽ bình-tĩnh, an-ổn, điều-hòa; nó có thể trù-tính những vấn-đề chưa giải-quyết và giải-quyết những vấn-đề ấy một cách dễ-dàng.

    Kiên-tâm và bền-chí

    Anh nên nhớ rằng kiên-tâm là nòng-cốt cho sự thành-công. Những người thiếu kiên-tâm thường trốn-tránh những nơi mà họ thấy họ không thể điều-hòa được. Vào một nơi khác họ cũng chẳng được may-mắn gì hơn. Họ luôn luôn đổi nghề, đổi chủ, đổi hoàn-cảnh, chạy theo sự thành-công mà không bao giờ họ đạt được. Anh không nên bắt-chước những kẻ ấy. Không nên trốn-tránh những hoàn-cảnh mà trong đó anh không tìm thấy sự điều-hòa với kẻ khác. Hãy luyện-tập sự điều-hòa trong người anh. Hoàn-cảnh càng trặc-trẹo, trách-nhiệm của anh càng khó-khăn thì sự điều-hòa mà anh tạo được càng mạnh và càng lan rộng ra chung-quanh. Nhờ ý-chí, nhờ tự-kỷ ám-thị, anh sẽ hấp-dẫn được nhiều người. Hoàn-cảnh sẽ thay đổi và khu-vực điều-hòa sẽ mở rộng ra.

    Phải giữ sự điều-hòa với mình

    Chẳng những anh nên điều-hòa với kẻ khác, mà anh còn nên điều-hòa với mình nữa. Anh nên tổ-chức cuộc đời của anh để cho việc làm, lời nói, tư-tưởng được ăn rập với lẽ sống của anh và của kẻ khác. Vì mất sự điều-hòa mà anh bị rối-loạn, nóng-nảy, tức giận buồn-rầu, lo sợ, hối-tiếc, ghen-tuông, biên-lận.

    Trạng-thái tinh-thần ấy là nguyên-nhân khiến anh xung-đột với người và vật chung-quanh. Nếu anh giữ sự điều-hòa với mình, anh sẽ làm chủ được tình-thế. Tai-họa, đau-khổ, thất-bại xảy ra chính tại vì anh không biết giữ sự điều-hòa với mình.

    Sự cảm-xúc làm tiêu-tan nghị-lực của anh một cách vô-ích; làm cho sức làm việc của anh giảm bớt hiệu-lực, ngăn-cản không cho anh tự cải-thiện và thành-công trong việc làm.

    Một lần nữa, anh nên tạo sự điều-hòa với mình. Mỗi lần anh lo sợ, không bằng lòng, rối trí, buồn-bực, sự điều-hòa ấy không còn trong người anh. Trong trường-hợp ấy, anh không thể làm được việc gì.

    Hãy trầm-tĩnh

    Khi anh cảm thấy lo sợ, rối trí thì nên suy-nghĩ. Anh lấy một mẩu giấy, một cây bút chì và liệt ra những “điểm đen” trong người anh, tìm xem tại sao anh lo sợ, rối trí. Phân-tích các điểm đen từng cái một tìm cách bôi bỏ đi. Những trở-ngại trên đường đời của anh sẽ tiêu-tan hết. Nhờ vậy anh được bình-tĩnh, yên-ổn. Nhờ vậy mà anh tổ-chức được sự thành-công, giữ được sức khỏe và hạnh-phúc. Sự bình-tĩnh rất thuận-tiện cho sức khỏe thể-chất cũng như sức khỏe tinh-thần. Nó giữ-gìn và mở-mang sức khỏe, làm cho con người được trẻ luôn.

    Điều-hòa trong gia-đình

    Muốn giữ điều-hòa với xã-hội, hãy bắt đầu tập sự điều-hòa với những kẻ gần anh, với gia-đình anh. Kế đến, giữ điều hòa với chính mình anh. Sự điều-hòa tạo trong người anh trạng-thái vui sướng, trạng-thái ấy tỏa ra chung-quanh anh và ảnh-hưởng đến hoàn-cảnh. Maeter-linck nói: “Không bao giờ có thảm-kịch trong gia-đình người quân-tử.” Không những trong gia-đình người quân-tử không có việc buồn mà trong gia-đình những người chung-quanh người quân-tử cũng không có việc buồn nữa.

    Tự huấn-luyện lại mình

    Anh ngồi lại bàn ăn, anh biết rằng nên uống nước lã, ăn ít và ăn chậm, nhưng anh không chịu làm; anh bằng lòng mắc bịnh đau ruột, đau xương hơn là theo nguyên-tắc vệ-sinh mà anh đã hiểu biết. Anh không bằng lòng kẻ giúp việc, anh biết rằng nên nhìn thẳng vào mặt y, dịu-dàng, bình-tĩnh nói chuyện với y để làm cho y thân-thiện với anh. Nhưng anh lại tức giận, anh làm cho y trở nên một kẻ thù. Anh để cho bản-thân lấn-áp mình bởi vì anh không biết gắng sức để tự kiểm-soát lấy mình. Như vậy anh là nạn-nhơn của tật xấu. Anh không làm chủ được, anh là nô-lệ. Muốn tự giải-thoát, anh phải lo luyện-tập không ngừng.

    Nếu anh muốn làm chủ, nếu anh muốn biểu-lộ những tánh tốt thì bất-cứ lúc nào anh cũng cố-gắng làm cho mình khá hơn.

    Luyện-tập tuần-tự

    Đừng nên tìm đến một kết-quả hoàn-toàn trong chốc-lát. Anh không thể phá hủy trong 15 ngày những tật xấu mà anh đã tạo ra trong 10 hay 20 năm. Muốn làm chủ, anh phải lo luyện-tập không ngừng, mỗi ngày từ vài phút đến vài giờ. Nếu anh có hay tức giận thì đừng nên cố giữ bình-tĩnh suốt cả ngày. Anh cố giữ bình-tĩnh vài ba giờ. Nhờ vậy mà anh tự biến-đổi được;nhưng phải cố làm những việc anh đã định. Anh sẽ bằng lòng mình và sẽ đi vào đường cải-thiện. Làm một bản chương-trình hằng ngày dễ theo và thực-hiện cho được bản chương-trình ấy. Mỗi khi anh thực-hiện được bản chương-trình ấy, anh sẽ bằng lòng. Anh sẽ tự mến mình hơn; và sự an-ủi ấy phát-triển tánh tự-tôn tức là điều-kiện cần-thiết để tạo ra sự điều-hòa.

    Phải phát-triển sự điều-hòa tinh-thần

    Tinh-thần ta gồm có nhiều năng-lực khác nhau. Vì thế mà trong tinh-thần ta có nhiều khuynh-hướng xung-đột nhau khiến ta gặp rất nhiều khó-khăn lắm mới giữ cho con người của ta được nhứt-trí.

    Tỉ-dụ như người có năng-lực xã-giao kém, không khéo trong sự giao-thiệp không giữ được sự điều-hòa với kẻ khác, và vì thế khó thành-công về phần tinh-thần và vật-chất. Làm cho các năng-lực phát-triển đều nhau thì mới tạo được sự điều-hòa.

    Ý-thức tâm-đức (conscience morale)

    Những người hay e-dè miệng tiếng thì hay rụt-rè ra trước công-chúng. Nếu người ấy phát-triển tánh tự-tôn thì dần dần sẽ thản-nhiên được trước dư-luận và sẽ tạo được sự điều-hòa.

    Muốn tránh những sự xung-đột giữa các năng-lực trong người của anh, muốn làm cho con người của anh trở nên duy-nhứt, anh phải đặt trên các năng-lực ấy một vị chỉ-huy. Vị chỉ-huy ấy là ý-thức tâm-đức (conscience morale) của anh vậy. Những người phụ-tá vị chỉ-huy ấy là lý-trí (raison) và ý-chí (volonté) của anh. Phương-tiện hoạt-động là tự-kỷ ám-thị.

    Phải suy-nghĩ mười lăm phút mỗi ngày

    Anh hãy chịu khó suy-nghĩ mười lăm phút mỗi ngày; làm chương-trình hành-động và củ-sát con người anh. Đừng nên để ý đến những chỗ dở, trái lại chỉ nên nhìn vào những chỗ hay nhứt của anh, vì phải vịn vào những đức-tính tốt để sửa đổi những tật xấu. Anh phải tự đãi mình như đãi một người bạn tốt, như người cha hiền đãi người con.

    Hãy tự tin lấy mình, nghĩ đến chỗ tốt của mình; đó là cái quyền của anh, vì người nào biết sửa mình thì ngay giờ phút ấy đã là một người cao-đẳng rồi.
     
  16. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG IV

    SỰ BÌNH-TĨNH

    Những người vô-phước

    Một viện thí-nghiệm tâm-lý Mỹ chứng tỏ rằng trong trăm người đeo-đuổi một nghề chỉ có ba người thành-công; còn bao nhiêu cuộc sống một đời khổ-cực. Trong số người vô-phước chỉ có một hay hai người thất-bại vì không may, còn bao nhiêu người khác toàn do tật xấu của họ cả.

    Trong số tật xấu hại cho sức khỏe, hại sự thành-công và hạnh-phúc của họ, có bốn tật quan-trọng hơn hết: cảm xúc, lo sợ, oán-thù, và bi-quan.

    Những người nóng tánh

    Tánh nóng của mỗi người phần lớn sanh ra vì những món ăn quá kích-thích. Kẹo, sô-cô-la, ca-phê, trà, rượu mạnh là những món người ta dùng nhiều hơn hết mà lại có hại hơn hết. Không những nó làm tốn tiền mà còn gây ra đau-khổ, chết, điên và tội ác.


    Tánh dễ cảm

    Tánh dễ cảm có hại đủ ba mặt: thể-chất, tinh-thần, tâm-đức. Về mặt thể-chất, tánh dễ cảm sanh ra bịnh đau tim và làm trở-ngại sự tuần-hoàn. Nó gây ra bịnh động-mạch (artériosclérose) vì nó làm mệt tim và mệt mạch máu; óc-não cũng chịu kết-quả không tốt nữa; về mặt tâm-đức, những cơn vui, buồn, lo, sợ không chừng làm cho con người mệt-mỏi rũ-liệt rồi sanh ra rụt-rè, mất ý chí, chán-nản.

    Tánh lo sợ

    Lo sợ, rụt-rè đều do tánh dễ cảm mà ra. Bao nhiêu tật xấu ấy làm hao mòn ý-chí và làm liệt-bại những hành-động hữu-ích. Nhiều người lo sợ mà làm thất-bát công ăn việc làm và sống mãi trong chỗ tầm-thường. Đây là một nhà buôn đã kiếm đặng số lời, thay vì dùng tiền ấy để mở-mang cửa hiệu, để bổ hàng, anh ta lo sợ: sợ mất lời. Trong lúc đó, một nhà buôn khác đến khếch-trương gần anh một cửa hiệu to. Thế là anh phải suy.

    Sự lo sợ làm tê-liệt các năng-lực tinh-thần của ta; làm tiêu mòn sức khỏe vì nó gây nhiều chất độc trong cơ-thể. Lo sợ làm một chứng-bịnh rất thông-thường. Nhiều người mắc phải chứng bịnh ấy mà không còn sinh-thú nữa.

    Tánh rụt-rè

    Tánh rụt-rè là tánh hay sợ miệng tiếng và không tự tin. Nhiều người thông-minh và thành-thật, có đủ tài-đức để thành-công mà phải sống trong cảnh nghèo-nàn vì không đủ tự tin. Không nên lầm-lẫn tánh rụt-rè và tánh khiên-tốn. Người khiên-tốn không phải là người rụt-rè, vì người khiên-tốn thành-công mà người rụt-rè lại thất-bại.

    Ta chỉ nên sợ một điều, ấy là cái tánh hay sợ”.

    Tánh thù ghét

    Tánh thù ghét và những tánh do tánh thù ghét mà có như: ganh-tị, ghen-tuông, tức giận, v.v. sanh ra chất độc làm hại sức khỏe và làm hao mòn một phần lớn năng-lực cần thiết để suy-nghĩ và hành-động.

    Sự ganh-tị không đem lại được cái gì cho ta mà cũng không bớt cái gì ở kẻ khác. Trái lại, nó phá-hoạisinh-lực cần-thiết để gây nên sự-nghiệp mà anh mong-ước; nó làm cho tánh-tình anh trở nên gắt-gỏng, buồn-bực, lo sợ, và con người anh thành dễ ghét. Khi nào tánh ganh-tị lẻn vào trí-óc anh thì anh nên xua-đuổi nó ra lập-tức. Anh huấn luyện được ý-chí thì anh muốn gì lại chẳng được. Anh nên tập tánh chia vui với kẻ khác; đó là cách tốt hơn hết để giữ cho tâm-hồn anh yên-tĩnh, giữ sức khỏe và tạo hạnh-phúc. Người ganh-tị không bao giờ gặp được may-mắn và hạnh-phúc,

    Tinh-thần bi-quan

    Người bi-quan chỉ nhìn vào phía xấu của mọi người và mọi vật. Người bi-quan thường hay buồn-bã, nhăn-nhó, không độ-lượng, tự-tôn quá-độ, hay khoe-khoang, nhưng lại kém ý-chí. Y luôn luôn xung-đột với mọi người và mọi vật. Y không bao giờ giữ được sự điều-hòa với kẻ chung-quanh. Và vì thiếu sự điều-hòa ấy mà đời sống của y trở nên khổ-cực.

    Vệ-sanh tinh-thần

    Muốn có sức khỏe vật-chất thì bãi-bỏ những tật trái thiên-nhiên, giữ cơ-thể theo điều-kiện vệ-sinh đầy-đủ. Muốn được thành-công và hạnh-phúc phải theo đúng điều-kiện vệ-sinh tinh-thần.

    Muốn giữ phép vệ-sinh tinh-thần phải làm sao? 1. Phải tập trầm-tĩnh ; 2. Giữ thái-độ lạc-quan và khoan-hồng ; 3. Huấn-luyện ý-chí ; 4. Làm việc có ích.

    Tập tánh trầm-tĩnh

    Nếu anh không trừ được tánh dễ cảm và hay nóng giận thì chắc-chắn là anh không thể có sức khỏe và thành-công được. Anh đừng để cho tai-họa hay lo âu làm cho anh phải chán-nản, đau-đớn. Muốn được vậy phải làm thế nào?

    Tránh những món ăn kích-thích : ca-phê, rượu mạnh, nước trà, sô-cô-la. Đừng ăn nhiều đường, nhiều thịt, bớt tiệc yến, v.v.

    Tránh những nguyên-nhân kích-thích thân-thể : ồn ào, tiệm nhảy, dâm-dục quá độ.

    Tránh những cái gì kích-thích

    Đừng nên đọc sách hay xem những tuồng hay xúc-cảm, đừng giao-thiệp với bạn-bè nóng tánh, lo-âu, sợ hãi; trái lại nên gần-gũi với những người trầm-tính, mực-thước. Đừng nên tỏ vẻ nóng-nảy: giậm chơn, gõ bàn, dáng-điệu hấp-tấp; đừng ngồi tréo chưn, đừng nhai môi, đừng huýt gió, đừng hát. Những cử-chỉ vô-mục-đích ấy làm mệt trí,

    Những đứa trẻ dễ cảm

    Từ lúc mới sanh, người ta đã cố tình tập tánh dễ cảm cho trẻ-con rồi. Người mẹ chọc con, làm cho nó cười đến làm nũng, hoặc ra nước mắt; người vú kể cho nó nghe những chuyện rùng-rợn để nhìn bộ mặt sợ hãi của nó. Có khi người ta dọa nó để ngăn-cản nó làm một việc gì. Vì đó mà tánh dễ xúc-cảm phát-triển nơi trẻ-con. Lớn lên nó sẽ mang tánh ấy trong người và sẽ đau-khổ mãi.

    Tự-kỷ ám-thị

    Phải nhờ đến tự-kỷ ám-thị để chữa những tật xấu của anh. Khi anh muốn tập một đức-tánh nào, anh lựa lúc tinh-thần bình-tĩnh viết lên giấy những dụng-ngữ và học thuộc lòng. Tỉ-dụ một nhà diễn-thuyết hay có tánh rụt-rè thì nên viết câu: “Tôi tự-tin, vì trí thông-minh của tôi phát-triển đầy-đủ mỗi ngày; tôi nói dễ-dàng hơn.” Rồi thì sáng và chiều, một mình trong phòng, nằm dài thật yên-tĩnh, hai mắt nhắm, đọc đi đọc lại cái câu dụng-ngữ ấy mười lần, hai mươi lần; mặc dầu y không tin, tư-tưởng ấy sẽ ăn sâu vào tiềm-thức, và y sẽ hết tánh rụt-rè.

    Lợi-ích của tự-kỷ ám-thị

    Làm theo những cách-thức nói trên trong tám ngày, mười lăm ngày, một tháng ; anh sẽ trông thấy những kết-quả bất-ngờ; Mỗi ngày một ít, tích thiểu thành đa, anh sẽ đạt đến mục-đích anh muốn. Tự-kỷ ám-thị không phải cần-thiết để tạo nên những năng-lực tinh-thần mà thôi; nó còn là một điều-kiện cần-thiết để tạo nên sức khỏe nữa. Óc-não vừa ảnh-hưởng đến tinh-thần, đến việc làm của ý-chí và việc làm của cơ-thể nữa. Chính óc-não khiến dạ-dày tiêu-hóa, quả tim đập và phổi thở.

    Mỗi khi anh lặp lại những tự-kỷ ám-thị lạc-quan và thuận-tiện cho sức khỏe như là : “ Tôi mạnh-giỏi”, sự tác-động cơ-thể sẽ điều-hòa hơn và tật xấu sẽ giảm bớt.

    Như vậy anh sẽ tiến-hóa

    Phương-pháp tạo nên sức khỏe cho thân-thể và tinh-thần là một phương-pháp giản-dị mà toàn-thể nhân-loại phải theo. Lắm người đã cố thử một lần nhưng không đủ kiên-nhẫn để tiếp-tục; họ nghĩ rằng người lớn tuổi không thể tự cải-thiện được. Thật ra thì tuổi nào cũng có thể sửa đổi được những thói quen về mặt thể-chất hay tâm-đức, bởi vì óc-não chứa-đựng những khu-vực mà ta có thể phát-triển vào lúc nào cũng được. Chính óc-não điều-khiển sự tiến-hóa của ta. Tư-tưởng và thói quen bắt-buộc óc-não thực-hiện chương-trình tiến-hóa. Ngày nay khoa nuôi súc-vật và khoa trồng cây đã chứng tỏ rằng người ta có thể cải-tạo giống thú và giống cây được thì đối với giống người, sự cải-tạo càng dễ-dàng hơn. Sự cải-tạo ấy có thể thực-hiện bằng đức tự-tin và tập thành thói quen.

    Người nào muốn học một việc gì, phải tin chắc rằng mình thành-công. Vậy thì muốn luyện tánh trầm-tĩnh, quả-quyết, chuyên-tâm, anh phải bền chí, nhẫn-nại như học âm-nhạc hay ngoại-ngữ vậy. Cần phải luyện-tập luôn luôn và tạo nên những thói quen mới. Nếu anh muốn tập tánh trầm-tĩnh phải cố giữ vẻ mặt trầm-tĩnh và nhẫn-nại; ba bốn lần một ngày, anh nên nằm dài thật yên-tĩnh trong chỗ vắng-vẻ, và nói lớn 50 lần câu: “Tôi trầm-tĩnh”.
     
  17. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG V

    NHỮNG NGƯỜI CẢM-XÚC THÁI-QUÁ

    Người yếu tinh-thần

    Số người yếu tinh-thần trên thế-gian nầy rất đông. Những người ấy khổ-cực không khác người bị lột da. Bất-cứ một chuyện gì cũng làm cho họ cảm-xúc một cách mãnh-liệt đến nỗi họ phải đau-khổ. Đời sống của họ không những là một mối khổ đối với họ mà là một mối khổ đối với người chung-quanh họ. Họ phán-đoán sai-lầm, làm việc hư-hỏng. Khí-chất của họ không hợp với sức khỏe và hạnh-phúc của họ. Sự cảm-xúc quá-độ làm trở-ngại trong việc xã-giao và công ăn việc làm của họ.

    Làm sao biết được người dễ cảm-xúc

    Người dễ cảm-xúc là những người không bình-tĩnh. Bất-cứ việc gì xảy ra đều có thể làm cho họ cười, nhăn, khóc, chửi… Một cánh cửa đập mạnh cũng làm cho họ giựt mình, một việc nhỏ-mọn làm cho họ phát run hay ứa nước mắt ; bàn tay họ rịn mồ-hôi và lời nói không suôn.

    Anh có thể cải-tạo được con người anh

    Anh có thể sửa đổi được những người quá cảm-xúc. Anh có thể tự sửa đổi nếu anh là người quá cảm-xúc.

    Một con sư-tử, một con cọp hay bất-cứ một con hoang-thú nào, người ta còn dạy được, huống gì là con người thông-minh có ý-chí.

    Tinh-thần rối-loạn cũng như thân-thể suy-liệt do những tật xấu mà có. Dùng vật-thực xấu, ăn nhiều chất độc và chất kích-thích như thuốc lá, chè, ca-phê, đồ gia-vị, rượu, thịt, đời sống vô tổ-chức, trong việc làm hằng ngày thiếu phương-pháp, thiếu trật-tự, hay giao thiệp với người hư-hỏng, bi-quan, nóng-nảy, đó là những nguyên-nhân sanh ra bịnh thần-kinh.

    Tránh những người đau thần-kinh

    Chung-quanh ta có lắm người nguy-hiểm ; đó là những người loạn óc, suy-liệt, bi-quan. Không nên giao-du với hạng người ấy : những bà me vừa đánh con vừa la hét, những người chửi mắng kẻ làm công. Chỉ nên đi lại với những người bình-tĩnh, khôn-ngoan, đứng-đắn. Tránh những sách báo hay những tuồng hát làm kích-thích và suy-nhược.

    Phải tự huấn-luyện lấy mình

    Phải huấn-luyện lại tinh-thần của anh; bịnh thần-kinh không phải là kết-quả của một lỗi mà của vô-số lỗi tổng-hợp lại.

    Tại sao mà sinh ra bịnh đau thần-kinh? Tại vì có tánh muốn được khen, tại vì hay để ý đến dư-luận nhiều quá. Người đau thần-kinh cẩn-thận quá; sợ mọi điều rồi đâm ra buồn-bực; sợ làm sai, sợ thời-cuộc, sợ bịnh-hoạn. Phải phát-triển tánh tự-tôn, tinh-thần chiến-đấu để đánh ngã tánh cẩn-thận thái-quá và tánh ưa người ta khen. Làm sao phát-triển tánh chiến-đấu?...Nhờ thể-dục và thể-thao. Làm sao tập tánh tự-tôn? Nhờ tự-kỷ ám-thị.

    Bịnh thần-kinh

    Những người thần-kinh yếu thường than mệt-mỏi luôn luôn. Họ không thể làm việc bằng tay chưn hay bằng trí-óc; mặc quần áo, đi bộ, nói chuyện, khảo-cứu, đọc sách đối với họ là những việc nặng-nề làm hao sức khỏe rất chóng. Người yếu thần-kinh hình như không có nghị-lực, da tái, nét mặt tiều-tụy, lưng khòm, tiếng nói không ngọng.

    Trái với những người nói trên, có những người thần-kinh quá sung-mãn, họ thường phí sức của mình một cách vô-ích. Quá cảm-xúc, hay nói, nhẹ tính, họ hay vui buồn quá độ. Họ hay bị chứng mất ngủ. Và thầy thuốc ít khi biết được họ là những người đau.

    Tư-lự

    Tư lự là một trạng-thái rất thông-thường. Người tư-lự là người mắc chứng cảm-xúc quá độ. Người tư-lự hay lo-lắng sợ hãi. Người khỏe-mạnh cảm-xúc có chừng. Trái lại người tư-lự cảm-xúc quá độ. Người tư-lự hay lo sợ, do-dự, nghi-ngờ, không có chí quyết-đoán. Nếu trạng-thái ấy nặng thêm thì người tư-lự trở thành một con bịnh luôn luôn sống trong hồi-hộp, âu-lo, ngực rang tức, cuống họng như bị thắt lại. Trên trán có vết nhăn, lông mày nhâu lại, tim đập, mồ-hôi toát ra, con người hết muốn sống. Nặng hơn nữa, người tư-lự cảm thấy mình bị ám-ảnh vì một tư-tưởng hay một việc gì.

    Tư-lự có thể là một chứng bịnh. Khi còn nhẹ thì nó làm cho con người hoài-nghi, băn-khoăn, khi nặng rồi nó làm cho con người không thích hoạt-động, không thích sanh sống nữa.
     
  18. littlethornbird

    littlethornbird Lớp 7

    CHƯƠNG VI

    NGƯỜI HẢO-TÂM DỄ QUYẾN-RỦ KẺ KHÁC

    Phải có một thái-độ

    Mỗi người phải có một thái-độ cũng như họ chọn một kiểu nhà hay kiểu quần áo. Nếu anh muốn cải-thiện con người anh thì anh nên nghĩ đến một con người lý-tưởng mà anh ưa thích. Anh phải tập tánh lạc-quan nghĩa là vui-vẻ, bằng lòng, hào-hiệp, hòa-nhã, lễ-phép. Anh sẽ làm cho kẻ khác có hạnh-phúc và chính anh sẽ đặng hạnh-phúc.

    Phải lạc-quan

    Người lạc-quan thấy cái gì cũng đẹp, trái lại người bi-quan thấy cái gì cũng xấu. Người bi-quan xung-đột với hoàn-cảnh; người lạc-quan luôn luôn sống thuận với hoàn-cảnh. Người bi-quan bắt-buộc kẻ khác phải theo mình, trái lại người lạc-quan thích-ứng theo kẻ khác.

    Tinh-thần lạc-quan giúp cho cơ-thể điều-hòa, còn tinh-thần bi-quan gây chất độc trong cơ-thể khiến sanh bịnh và làm mau già. Đừng nên để ý đến cái gì xấu ; đừng nên chê-bai ; tránh những lời nói chua-cay ; đừng làm cho kẻ khác phiền-muộn, đừng giao-du với những người hay rên-siết, hay phàn-nàn, cho đến khi nào anh tập được tánh lạc-quan.

    Người hào-hiệp dễ quyến-rủ kẻ khác

    Anh hãy tập cho mình trở nên dễ thương, lễ-phép với gia-đình mình và con-cái mình, cũng như với người trên, kẻ dưới và người đồng hành. Anh sẽ làm cho họ vui-sướng và anh thấy sự vui-sướng phát ra trong người anh. Montaigne đã nói : " Lễ-phép không mất tiền mua mà lại mua được tất cả, vì những cử-chỉ lịch-sự là những vật trang-điểm cho việc làm. "

    Người hào-hiệp quyến-rủ kẻ khác và hấp-dẫn mọi người theo mình. Con mắt, lời nói và cử-chỉ đều phát-lộ một hứng-vị khiến kẻ khác say mê. Anh càng phát-triển nơi người anh tánh hào-hiệp và tinh-thần lạc-quan thì những ưu-tư, sầu-muộn, bịnh-hoạn càng bị tiêu-diệt, tư-tưởng của anh càng mạnh-mẽ và sáng-suốt, hoài-bão của anh càng dễ thực-hiện bởi vì những người chung-quanh anh sẵn-sàng giúp-đỡ anh.

    Tánh hào-hiệp và tinh-thần lạc-quan đưa ta đến sự thành-công. Ông Smiles nói : " Việc làm có hiệu-quả hơn hết là việc làm do óc và tay của một người vui tính làm ra.


    Có ý-chí thì làm gì cũng được

    Trong tất cả các năng-lực cần-thiết đã cải-tạo con người anh về mặt vật-chất và tâm-đức không có năng-lực nào quan-trọng hơn ý-chí. Người có ý-chí là người biết biến đổi một ý-tưởng ra hành-động ; nghị-lực là sự gắng sức liên-tiếp để theo-đuổi đến một mục-đích. Tôi nhứt định leo lên một đỉnh núi. Ngày mai, tôi dậy sớm và lên đường ; tôi đã hành-động theo ý-chí. Dọc đường tôi gặp vô-số trở-ngại khiến tôi lui bước, tôi vẫn cố-gắng đi tới và đạt được mục đích ; tôi tỏ ra có nghị-lực.

    Người có ý-chí làm được tất cả những việc mình định làm. Người có nghị-lực không bao giờ thay đổi ý-định. Từ xưa, người ta đã nói rất nhiều về sức mạnh của ý-chí : " Muốn là được ", " Với ý-chí, người ta có thể làm được mọi sự ". Thomas Buxton nói : " Một người trẻ tuổi đạt đến địa-vị mình muốn nếu y quyết-tâm. " Trong quyển sách Gởi cho các con tôi, Paul Doumer viết : " Trong cuộc tranh-đấu để sanh-tồn, người có ý-chí mạnh bao giờ cũng thành-công hơn những kẻ khác, nhưng ý-chí ấy phải được rèn-tập không ngừng, không nghỉ, áp-dụng vào sự cải-thiện của mình và vào tất cả những việc làm trong đời mình. "

    Nhưng anh sẽ cãi lại rằng : "Muốn luyện ý-chí, thì phải có ý-chí trước đã. " Anh nói có lý, nhưng anh có một cách để đi bước đầu, ấy là TỰ-KỶ ÁM-THỊ.

    Làm việc đắc-lực

    Ý-chí giúp ta thực-hiện được mọi tư-tưởng, nhưng tư-tưởng ấy phải tốt và ích-lợi, tức là phải được suy-nghĩ kỹ. Ý-chí phải được sáng-suốt, và sự sáng-suốt có được là nhờ sự tập-trung.

    Sự tập-trung là một đức-tánh giúp ta tụ hết năng-lực vào một việc, xua-đuổi những tư-tưởng lạ, làm đãng trí. Tinh-thần đặng tập-trung chỉ chú-ý đến một tư-tưởng, một tình-cảm, một vấn-đề, một đối-tượng và do đó có một sức mạnh phi-thường. Trí phán-đoán, trí diễn-dịch (déduction) và trí nhớ nhờ vậy mà phát-triển.

    Nhiều nghề-nghiệp bắt ta phải tập-trung tư-tưởng, tỉ-dụ toán-học. Ông Archimède mải lo giải-quyết một bài toán mà bị một tên lính giết chết trong thành Syracuse khi thành nầy bị vây, vì ông không trả lời một câu hỏi của anh lính ấy. Một sinh-viên làm việc có tinh-thần tập-trung mạnh. Người thực-tiễn nghĩ đến việc làm có hiệu-quả là người biết tập-trung.

    Làm việc hữu-ích

    Muốn thành-công mà chỉ có phẩm-hạnh và sức khỏe không thì chưa đủ. Phải biết áp-dụng phẩm-hạnh và sức khỏe ấy vào những việc hữu-ích. Việc làm càng ích-lợi thì sự thành-công càng nhiều. Nhưng muốn làm ích cho kẻ khác thì phải làm ích cho mình. Phải lựa một nghề gì đúng với nhu-cầu của nhân-loại. Mà nhu-cầu của nhân-loại vô-cùng thì cơ-hội thành-công cũng vô-cùng. Khi đã chọn một công-việc làm hữu-ích thì phải ưa thích nó và đem hết tâm-lực mà làm.

    Mọi người sẽ đi tìm anh

    Ngày nào anh làm được việc ích-lợi và ngày nào anh có đủ tài-năng thì anh chắc-chắn sẽ thành-công lớn, bởi vì không người nào có thể bỏ qua anh được ; điều ấy là một sự thực hiển nhiên. Nhà triết-học Mỹ Emerson nói : “ Người nào làm được một bẫy chuột tốt, giảng được bài kinh hay, viết được một quyển sách có giá-trị, người ấy có thể cất nhà tận trong rừng sâu; bạn hàng sẽ lo đắp đường để đến tận nhà người ấy”.
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này