Thiếu nhi Cuộc chiến khuy cúc - Louis Pergaud

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi thanhbt, 28/9/14.

  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    [​IMG]

    Cuộc chiến khuy cúc

    Nguyên tác: La Guerre des boutons (1912) (English: The War of the Buttons)
    Tác giả: Louis Pergaud
    Người dịch: Lê Chu Cầu
    Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
    Nhà phát hành: Nhã Nam
    Khối lượng: 410 gam
    Kích thước: 13x20.5 cm
    Ngày phát hành: 2009
    Số trang: 352

    Nguồn:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Type+Làm ebook: thanhbt
    Dự án ebook #42 thuộc Tủ sách BOOKBT [​IMG]

    Giới thiệu

    Bọn trẻ hai làng Longeverne và Velrans tiến hành một cuộc chiến tranh khuy cúc! Một cuộc chiến, từ xửa từ xưa, dĩ nhiên là trẻ con, nhưng hề kém lớn lao nghiêm trọng. Không đổ máu như chiến tranh của người lớn, đương nhiên, nhưng cũng nguy hiểm xiết bao khi thân đã lỡ rơi vào tay địch mà mình thì tự ái đằng đằng! May mà sẵn khuy còn cúc! Thiếu thứ chiến lợi phẩm tối hậu ấy thì sao thoát khỏi thân phận của kẻ thủ bại, ôi ô danh, ôi xấu hổ, bị lột truồng nhục nhã, chim cò tồng ngồng, đít lằn lươn trạch...

    Cuộc chiến khuy cúc là tác phẩm kinh điển trong đó Louis Pergaud, văn tài đầu xanh bạc mệnh của nước Pháp, đã trút vào cả nhiệt tình, cả nhựa đời, cả cái hài thô sống nghịch dị kiểu Rabelais cùng nỗi buồn thơ ấu vĩnh cửu... Một kiệt tác. Tuỳ tâm vỡ bụng.

    “Một tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi, cho những người không ngại vượt qua sự e thẹn của lời nói.” (- Xavier Marciniak)

    Báo chí giới thiệu theo Báo Tuổi trẻ

    Cuộc chiến khuy cúc (May 29, 2009 09:03:41)

    Thật lạ lùng khi nghe nói tới một “cuộc chiến khuy cúc”. Song đó chẳng phải là cuộc chiếc giữa các khuy cúc trong thế giới truyện đồng thoại vốn dành cho các “nhóc con”, mà ở đây hẳn hoi là một cuộc chiến có “oánh” nhau kịch liệt giữa các cậu bé (không còn là nhãi ranh đâu nhé) ở hai làng Longeverne và Velrans.

    Điều thú vị, hay kỳ cục, là khi bất kỳ “chiến sĩ” nào của một trong hai phe bị bắt làm tù binh thì sẽ bị vặt hết sạch cúc áo, khuy quần, cắt vụn cả dây giày... Để làm gì?Để cho kẻ tù binh kia sau khi được tha bổng sẽ trở thành một đứa “non hột” đúng nghĩa, lụp chụp, tồng ngồng... Nó sẽ khiến phe chiến thắng được một phen cười vỡ bụng.

    Sự hài hước tràn ngập. Nét nghịch ngợm linh động. Vẻ hồn nhiên suối nguồn. Tất cả tạo nên một tác phẩm hấp dẫn, thích thú. Hãy khoan nói về những “bài học”, sẽ thấy đây là một cuốn sách được viết từ một tâm hồn rất trẻ thơ. Thơ và dại. Thơ và mộng. Thơ và sinh lực tràn trề. Và cái cách để làm “tiêu hao năng lượng” trẻ thơ đó không gì vui thích hơn là những trận giáp lá cà, để cuối cùng giành được chiến lợi phẩm là những chiếc khuy áo, cho vui vậy thôi.

    Và để có thể thiết kế những cuộc chiến đó, những cậu bé kia đã phải phấn đấu học như thế nào (để khỏi bị thầy bắt ngồi tại lớp học thêm hai giờ sau buổi học), đã phải “mánh lới” việc nhà ra sao. Ở đây, câu chuyện danh dự được đặt ra nghe có vẻ khá hài hước, nhưng đồng thời cũng nói lên một vẻ đẹp đơn sơ của tâm hồn tuổi thơ. Mà ở đó dù là cuộc chơi vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm thiêng liêng.

    Một câu chuyện ở làng quê nước Pháp được viết từ năm 1912, nhưng có thể xem đây là câu chuyện làng quê chúng ta của những ngày không xa lắm - câu chuyện của những đứa trẻ làng, buổi đi học buổi chăn trâu, ra giữa cánh đồng bày trận giả để rồi khi đêm về, giữa những giấc mơ bầu trời đầy sao là sự vung vẩy của những cú đấm, cú co chân rượt chạy...

    Tác phẩm từng giành được rất nhiều lời khen tặng này không chỉ là một tác phẩm dành cho trẻ con, mà còn để cho những ai từng hoài mong tìm lại những ngày ấu thơ hồn nhiên của chính mình.

    Trần Nhã Thuỵ
    (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
     

    Các file đính kèm:

  2. thomas

    thomas Lớp 8

    Từ đầu đến cuối tác phẩm là những cuộc đánh nhau đến sứt đầu, mẻ trán giữa bọn trẻ con 2 làng. Sau "Chúa ruồi" của William Golding, lại một tiểu thuyết khác cho thấy nhân chi sơ, tính bổn "ác". Với bọn trẻ này, chúng có thể tẩn nhau đến mức gãy tay, chơi đủ trò bẩn, giở đủ mánh khóe cả với người lớn và kẻ thù, mà không có chút mảy may nào ân hận. Đây có thể được xem là hậu quả của việc thiếu đi sự quan tâm, dạy dỗ của người lớn, khi những gì chúng nhận được từ cha mẹ chỉ là những cái tát, những lời càu nhàu.

    Trái với lời giới thiệu tác phẩm, mình nhận thấy tác phẩm này mang màu sắc u ám, tuy có đôi chỗ hài hước nhưng là "cái hài thô sống nghịch dị". Và như tác giả đã nhận xét ngay từ phần lời ngỏ, tác phẩm này "không dành cho các cô, các cậu bé con". Lời khuyên của mình: đừng cho trẻ con đọc tác phẩm này!!! Và sau rốt, phải chăng hình ảnh những cậu bé này lại chính là phản ánh cho những con người trưởng thành đang miệt mài tham gia vào những cuộc chiến tranh vô nghĩa lý, để rồi nhận ra, tất cả chúng ta đều là "lũ ngớ ngẩn" mà thôi.
     
  3. superlazy

    superlazy Lớp 5

    Đã mua truyện này cho 1 nhóc nhà chị gái mà khi đọc thấy còm trên phải mở ebook ra lướt 1 lượt gấp. Xong thì mình có cảm nhận rất khác.
    Truyện đúng là không cho trẻ con đọc mà dành cho người lớn nhưng nếu ai "nghiêm túc" quá thì cũng không hợp vì có nhiều từ tục, nhiều câu chửi. Và đọc cũng rất gây cười mà. :D
    Cuộc đánh nhau giữa bọn trẻ con 2 làng như vậy mà cho đấy là nhân chi sơ tính bổn ác thì có oan cho bọn chúng không? Vì nguyên nhân sâu xa là xung đột giữa những người lớn 2 làng với nhau chỉ vì 1 con bò chết. Từ đấy 2 làng trở nên thù ghét nhau suốt hơn 100 năm. Và bọn trẻ con của 2 làng bị nhiễm thái độ từ những người lớn của chúng và cũng xem nhau như kẻ thù. Mà trẻ con khi đã thù ghét nhau thì chúng chỉ có mỗi cách xông vào tẩn nhau đến chí mạng.
    Nên chính là do sự hẹp hòi, ích kỷ, thù dai của người lớn đã đẩy bọn trẻ con ấy vào những cuộc chiến không ngừng như thế. Và những suy nghĩ đầy thành kiến và ngớ ngẩn ấy cũng khiến họ "miệt mài tham gia vào những cuộc chiến tranh vô nghĩa lý" thực sự.
     

Chia sẻ trang này