Hoàn thành ĐẠI CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ VƯỢT MỸ

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi Thanh Tinh Thien, 16/9/21.


  1. [​IMG]
    Trong hơn một thế kỷ, chưa có đối thủ nào của Mỹ hoặc liên minh đối thủ - không phải Đức Quốc xã, Đế quốc Nhật Bản hay Liên Xô - đạt tới 60% GDP của Mỹ. Trung Quốc là ngoại lệ duy nhất và nước này đang nhanh chóng nổi lên thành một siêu cường toàn cầu có thể sánh ngang với Mỹ, nếu không muốn nói là che lấp Mỹ. Trung Quốc muốn gì, có chiến lược lớn để đạt được điều đó không, và Hoa Kỳ nên làm gì với điều đó?

    Trong The Long Game, Rush Doshi rút ra từ cơ sở phong phú các nguồn chính của Trung Quốc, bao gồm tài liệu Đảng trong hàng thập kỷ, tài liệu bị rò rỉ, hồi ký của các nhà lãnh đạo Đảng và phân tích kỹ lưỡng về hành vi của Trung Quốc để cung cấp lịch sử về chiến lược lớn của Trung Quốc kể từ cuối Chiến tranh Lạnh. Từ sau cánh cửa đóng kín của Đảng, Doshi khám phá ra chiến lược lâu dài, có phương pháp của Bắc Kinh nhằm đẩy nước Mỹ khỏi vị thế bá chủ của họ trong cả trật tự khu vực Đông Á và toàn cầu thông qua ba "chiến lược dịch chuyển" tuần tự.

    Muốn đối phó với Trung Quốc, trước tiên cần hiểu Trung Quốc!

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

     
    Chỉnh sửa cuối: 10/12/21
  2. tiep

    tiep Lớp 4

    Bản đã convert file word của bác @Thanh Tinh Thien sang định dạng AZW3 cho máy Kindle và Kindle Reader. Trong file có 1 số lỗi nhỏ đã được sửa như nền kinh tế 14.000 đô la ==> 14.000 tỷ đô la... mong bác Thanh Tinh Thien cập nhật lại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

  3. Kể từ năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình trong nhiều bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại của đất nước đã tuyên bố thế giới đang ở giữa “những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” [百年未有之大变局]. Nếu đường lối của Lý Hồng Chương đánh dấu cao điểm về sự sỉ nhục của Trung Quốc, thì đường lối của ông Tập đánh dấu một cơ hội cho sự trẻ hóa. Nếu Lý gợi lên bi kịch, thì Tập gợi lên cơ hội. Nhưng cả hai đều nắm bắt được một điều gì đó thiết yếu: ý tưởng trật tự thế giới một lần nữa bị đe dọa do những thay đổi về địa chính trị và công nghệ chưa từng có, và điều này đòi hỏi sự điều chỉnh chiến lược.

    Đối với ông Tập, nguồn gốc của những sự thay đổi này là sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và những gì họ coi là sự tự hủy diệt rõ ràng của phương Tây. Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016, Vương quốc Anh đã bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu. Sau đó, hơn ba tháng một chút, một trào lưu dân túy đã đẩy Donald Trump lên nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Từ quan điểm của Trung Quốc - vốn rất nhạy cảm với những thay đổi trong nhận thức của họ về sức mạnh và mối đe dọa của Mỹ - hai sự kiện đã gây sốc. Bắc Kinh tin các nền dân chủ mạnh nhất thế giới đang rút khỏi trật tự quốc tế mà họ đã giúp xây dựng ở nước ngoài và đang đấu tranh để tự quản lý ở quê nhà. Phản ứng sau đó của phương Tây đối với đại dịch coronavirus vào năm 2020, và sau đó là vụ tấn công vào Điện Capitol của Mỹ bởi các phần tử cực đoan vào năm 2021, củng cố ý thức “thời gian và động lực đều đứng về phía chúng ta”, như ông Tập Cận Bình đã nói ngay sau những sự kiện đó. giới lãnh đạo và giới tinh hoa chính sách đối ngoại tuyên bố một “thời cơ lịch sử” [历史机遇期] đã xuất hiện để mở rộng trọng tâm chiến lược của đất nước từ châu Á sang toàn cầu và hệ thống quản trị của nó.

     
  4. eta128

    eta128 Lớp 4

    @Thanh Tinh Thien: bác dịch nhanh thật, sách mới ra năm nay, hơn 400 trang.

    Và vì sao bác ko dịch sát tiêu đề:
    The Long Game: China's Grand Strategy to Displace American
    Trò chơi trường kỳ: Đại chiến lược của Trung Quốc để thay đổi trật tự của Mỹ
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình đoan chắc vì "đại chiến lược" đã đồng nghĩa với "trường kỳ" luôn rồi! Rất ít cái đại chiến lược nào mà vèo một cái đã xong mà không tốn công sức gì.

    Hơn nữa xét theo góc nhìn. Tác giả từ góc nhìn phương Tây muốn nhấn mạnh vào tính trường kỳ "long game" để ngụ ý TQ tính gì thì tính chứ vẫn phải gian khổ trong thời gian dài.

    Còn dịch giả muốn nhấn mạnh vào góc nhìn từ phía Đông, góc nhìn vào tính chiến lược, mưu lược của TQ, góc nhìn từ dịch giả đánh giá cao TQ hơn tác giả chăng?

    Có thể thấy tác giả ngụ ý như thế khi đặt Long Game ở phần chính của nhan đề, còn dịch giả thì bỏ luôn tính trường kỳ mà nhấn mạnh vào phần phụ của nhan đề là tính đại chiến lược.

    Suy nghĩ cá nhân, xin được góp ý thêm.
     
  6. eta128

    eta128 Lớp 4

    @tran ngoc anh : có thể như bạn nói, mình phải đọc sách đã mới có thể nhận xét vì sao tác giả lại đặt tên như vậy. Trò chơi trường kỳ nhưng chiến lược lại ko dùng tổng lực thì sẽ ko dùng grand. Mình sẽ đưa ra cảm tưởng sau khi đọc xong.
     
    lịch sử 1 and tran ngoc anh like this.
  7. @tran ngoc anh: bạn nói đúng rồi, Trung Quốc đã theo đuổi mục tiêu từ lâu rồi, từ thời nhà Thanh. Trải qua 3 chiến lược dịch chuyển lớn, chứ không phải mới có. Đó vừa là truyền thống (nước lớn, luôn coi các nước xung quanh là chư hầu) và tham vọng bá chủ, và bây giờ với tiềm lực kinh tế, họ mới lộ ra rõ hơn thôi!
     
  8. Theo hãng tin Bloomberg và chính Trung Quốc thì thập kỷ tới (2030) sẽ quyết định việc Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới hay không?
     
  9. megacard2004

    megacard2004 Mầm non

    Hey chào chủ post dạ cho e hỏi a có file epub ko ạ ?
     
    lịch sử 1 thích bài này.
  10. @megacard2004: không có bạn, chỉ có file word và file AZW3 của bạn @tiep thôi.
     
    lịch sử 1 thích bài này.
  11. eta128

    eta128 Lớp 4

  12. megacard2004

    megacard2004 Mầm non

    lịch sử 1 thích bài này.
  13. "Điều gì kẻ thù sợ nhất, chúng ta phát triển điều đó." - Trương Vạn Niên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, 1999. Một trong những chiến lược quân sự của Trung Quốc để đối phó Mỹ.
     
    lịch sử 1 and eta128 like this.
  14. Trang Avril

    Trang Avril Lớp 1

    Sách đọc khó hiểu kinh khủng :(
     
    phongnhatu thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hồi trước Xô Mỹ giúp TQ như nào, giúp kinh tế TQ đi lên như nào giờ bị coi lại là kẻ địch :D đã thế còn quỵt nợ Nga, chối nợ nhà Thanh, chôm hàng Mỹ... cướp đảo Việt Nam ... nói chung cái đất nước đó là nơi sinh ra những kẻ ngụy quân tử nhiều nhất, chẳng thế nên chính dân tộc đó mới sinh ra Khổng Tử để chấn chỉnh lại mà ra đời Khổng giáo. Vậy mà hiện tại khổng giáo lại tiếp tục bị lợi dụng.
     
  16. @tran ngoc anh: đọc sách về Cuộc đời Khổng Tử mới thấy là khi ông còn sống, tư tưởng của ông vẫn chưa được nhiều người chấp nhận (có lẽ vì đó là thời chiến quốc, chỉ quan tâm đến chiến tranh), mãi đến sau khi ông mất, từ thời nhà Hán, tư tưởng của ông mới được chấp nhận rộng rãi, và bắt đầu xây dựng các công trình thờ cúng.
     
    phongnhatu and tran ngoc anh like this.
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ông đi khắp các nước nhưng chỉ được cấp bổng lộc mà không thực hiện chính sách của ông - theo mình nhớ là vậy. Ông chết mà vẫn chưa được dùng.

    Quân vương thời đó nói trắng ra không phải quân tử gì, triết lý của Khổng tử làm họ "nhột" nên chỉ trả lương cho có là vậy, cái này mình suy đoán.

    Nhưng nếu quân vương mà quân tử thật sự thì dân tộc sao phát triển nổi, chơi đẹp là cách khá nhanh đẩy dân tộc và đất nước đi xuống..

    Mình vừa thích vừa không đối với Khổng tử. Ông ấy còn để lại vài dòng chữ để cho hậu thế biết Tết Nguyên Đán không phải phát minh của dân tộc Hán, dân tộc của ông ấy. Đây có thể là bằng chứng hiếm hoi còn sót lại vì đó là lời Khổng tử, người Hán nào lại dám sửa hay xóa lời Khổng tử cơ chứ.

    Song mình cũng không thích ông vì triết lý của ông - gián tiếp - thông qua sự gom nhặt, cải biên theo mục đích thống trị của hậu nhân, đã đẩy nhiều số phận đến đau thương, đặc biệt là phụ nữ. Kèm kẹp phụ nữ Á Đông, gián tiếp cả phụ nữ Việt Nam xưa suốt mấy ngàn năm. Kèm kẹp những nho sinh, nho gia.. hạn chế tư tưởng và hành động của họ trong cái khuôn bánh in của nho giáo. Để rồi những kẻ thống trị, những con người được lợi trong hệ thống đó, tiếp tục đàn áp và chà đạp, gây nên nỗi thống khổ bất tận.

    Tại sao quân xử thần tử, mà thần bất tử thì lại bất trung? Không cần xem nguyên nhân, quá trình sự việc, cũng như vị quân vương đó có phải hiền quân, vị quan thần đó có phải gian thần?

    Tại sao phụ xử tử tử vong, tử bất vong thì lại bất hiếu? Rõ ràng con dù có sai trái, cũng không đáng tội chết, hơn nữa một cá nhân ngoài vua và pháp luật, sao có quyền xử tội chết một người?

    Mình nghĩ nhét chữ vào mồm Khổng tử để hòng giữ lấy quyền lực mà thôi. Chắc chắn Khổng tử không bao giờ muốn những chuyện đó. Nếu buổi đầu Khổng tử đã chủ trương "quân xử thần tử..." như thế chẳng phải mấy ông vua đã phải mừng như trúng Viettlot rồi sao, vì rõ ràng cái chủ trương này phù hợp phết, củng cố quyền lực cho những kẻ quyền lực, cho những ông vua, những người chồng, người cha, những người mà nói không ai dám cãi, giết không ai dám không chết..
     
  18. HockeyQ

    HockeyQ Lớp 9

    Mình không bàn tới việc những câu này có phải do Khổng tử "nói" hay không. Nhưng ở đây mình thấy bản chất cốt lõi của câu nói không nằm ở chữ "tử" và "vong" mà hơn hết là muốn nhấn mạnh vào chữ "trung" và "hiếu". Đơn giản mình thấy, câu nói chỉ mang tính chất tích cực, truyền đạt (dạy), hướng con người đến những đức tính, giá trị tốt đẹp, chuẩn mực trong các mối quan hệ (quân - thần; phụ - tử). Có chăng những vế đầu ("quân xử thần tử"; "phụ xử tử vong") của câu nói chỉ tăng thêm phần (răn) cho điều cần răn dạy.

    Nói thêm về việc "trung với quân". Ở đây "quân" không chỉ bó buộc là vua mà đó còn là đất nước, đất trời, vì theo quan niệm nho giáo Vua là thiên tử, là con của trời, thay mặt trời để cai trị muôn dân. Vì vậy ở đây trung không chỉ là trung với vua, mà là trung với đất nước, với nhân dân. Hay nói cách khác chỉ trung với vua khi đó là "minh quân" và ngược lại trung với "đất nước, nhân dân" khi người cai trị là "hôn quân".
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/21
  19. PTT3199

    PTT3199 Mầm non

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé. Mình thấy bạn còn cẩn thận đóng gói cả font trong file, không biết là bạn sợ máy khác không xem được hay muốn chia sẻ font chữ đẹp. Nếu là ý thứ nhất, bạn có thể bấm vào tùy chọn này của word cho tiện này
    File -> Option. Chọn thẻ Save. Tại đây bạn tick vào tùy chọn Embed fonts in the file.
    upload_2021-10-1_7-54-59.png
     
    lịch sử 1 and tran ngoc anh like this.

Chia sẻ trang này