Kinh điển Đất vỡ hoang - Mikhain Sôlôkhốp

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi quang3456, 22/12/20.

  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2020-12-22_10-46-40.png

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    TIỂU THUYẾT HAI TẬP

    ©Nhà xuất bản Cầu vồng Mátxcơva - 1985
    In theo bản dịch của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội
    Người dịch: Vũ Trấn Thủ
    Người biên tập: Trần Phú Thuyết
    Họa sĩ: Marcarôva I.
    Михаил Шолохов
    ПОДНЯТАЯ ЦЕЛИНА
    Роман в двух книгах Книга
    На вьетнамском языке
    © Bản dịch tiếng Việt, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, 1985 In tại Liên Xô
    Scan, OCR, soát lỗi: 4DHN - Dr No

    Mikhain Sôlôkhốp (1905 - 1984), người được Giải thưởng Lênin và Giải thưởng Nôben là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX. Tiểu thuyết “Đất vỡ hoang”, viết về thời kỳ tập thể hóa và xây dựng nông trang thắng lợi ở nông thôn Liên Xô, được xuất bản bằng 75 thứ tiếng với hơn ba mươi triệu bản. Số phận cuốn tiểu thuyết này thật kỳ lạ. Năm1932 tập 1 “Đất vỡ hoang” được đăng trong tạp chí “Thế giới mới”. Cũng năm ấy Mikhain Sôlôkhốp cho biết là đang viết tập 2. Nhưng vì phải kết thúc cuốn tiểu thuyết sử thi “Sông Đông êm đềm” nhà văn phải làm việc hết sức căng thẳng, nên thời gian hoàn thành “Đất vỡ hoang” phải lùi lại. Trong thời kỳ Chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941 - 1945), khi Sôlôkhốp ở ngoài mặt trận, một quả bom địch đã rơi trúng ngôi nhà của văn hào. Tài liệu lưu trữ mất hết. Bản thảo tập 2 của “Đất vỡ hoang”, hầu như đã hoàn thành, cũng không còn nữa. Sau chiến tranh Sôlôkhốp bắt đầu viết lại từ đầu.

    Từ năm 1954 trong các báo và tạp chí bắt đầu đăng các chương tập 2 của “Đất vỡ hoang” và trước khi bước vào năm 1960 thì cuốn sách được hoàn thành.

    LỜI GIỚI THIỆU
    Vào đầu những năm 30 của thế kỷ này, giữa lúc đông đảo bạn đọc của Mikhain Sôlôkhốp đang hồi hộp theo dõi số phận của Grigori Mêlêkhốp và những sự kiện được miêu tả trong bộ tiểu thuyết - anh hùng ca “Sông Đông êm đềm”, giữa lúc tác giả đang dồn sức viết tập 3 của tác phẩm đồ sộ này để đáp lại lòng hâm mộ của bạn đọc, thì ở quê hương của nhà văn cũng như trên toàn nông thôn Liên Xô diễn ra phong trào tập thể hóa nông nghiệp.

    Tâm hồn nhạy cảm và tính đảng của người nghệ sĩ lớn đã thôi thúc nhà văn phải đến ngay với những sự kiện của phong trào cách mạng to lớn ấy. Bản thảo của tập 3 “Sông Đông êm đềm” đành phải tạm để lại một bên, tác giả lao vào đề tài mới.

    Và M. Sôlôkhốp đã đi tới nhiều vùng, thăm nhiều nông trang tập thể, tìm hiểu những sự việc, những con người... để phản ánh bước ngoặt lịch sử, khi những người nông dân cá thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dứt khoát từ bỏ chế độ tư hữu cùng nhau xây dựng nông trang tập thể.

    Chế độ tư hữu là nguồn gốc sinh ra mọi đau khổ của loài người. Nhưng đoạn tuyệt với cái tâm lý tư hữu thâm căn cố đế ấy không phải là chuyện dễ dàng đơn giản; còn sức ỳ của những thành kiến, sức cản của những thói quen, sự chống đối của những kẻ chậm tiến, sự phá hoại của kẻ thù v. v.. Và cả những non yếu, sai lầm của những người cộng sản trước sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ này...

    Cần phải tiếp sức cho cách mạng vượt qua mọi trở ngại tiến lên, phải tiếp sức cho con người trong cuộc đấu tranh gay go quyết liệt này.

    Mikhain Sôlôkhốp đã ý thức được điều ấy; và “Đất vỡ hoang” (tập 1) ra đời. Báo “Sự thật”, cơ quan ngôn luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã xác nhận thành công của nhà văn qua lời nhận xét về cuốn sách ấy trong số báo ngày 3-3-1933:

    “Cuốn tiểu thuyết của Sôlôkhốp có thể được xem như là một cuốn sách giáo khoa đặc biệt về nông thôn”. Thành công ấy cũng được thể hiện ở sự đón đọc nồng nhiệt của quần chúng; người ta đọc ở các đội sản xuất, ở các lán trại, trong giờ nghỉ ban đêm v. v.

    Cũng như ở tập “Truyện sông Đông”, ở “Sông Đông êm đềm”, người đọc lại gặp ở “Đất vỡ hoang” ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt không khoan nhượng của Sôlôkhốp. Từ những trang sách hiện lên sự thật phong phú đa dạng, đầy mâu thuẫn, rất phức tạp, những sự thật đôi lúc tàn nhẫn, thậm chí tàn khốc, trong sự trần trụi không che giấu, không chút xuê xoa. Nhưng đó cũng là sự thật lớn lao của lịch sử đang vận động tiến lên, không gì cản lại được; sự thật của những nỗi đau vĩ đại và của chủ nghĩa anh hùng cao đẹp, từ đó đang nảy sinh cái mới cộng sản chủ nghĩa đầy hứa hẹn tươi sáng.

    Bước vào tập thể hóa nông nghiệp, ấp Grêmiatri Lốc lồng lộn như con ngựa bất kham. Nó chỉ vừa mới ra khỏi nội chiến chưa được bao lâu, kẻ thù tuy bị thất bại thảm hại vẫn chưa cam chịu bó tay; nhiều người dân kôdắc lầm lạc còn nhớ những bài học nóng hổi, nhưng vẫn chưa thật dứt khoát đi với Chính quyền xôviết; biết bao nhiêu thành kiến, thói tục lỗi thời đang đè nặng lên người nông dân.

    Ở Grêmiatri Lốc những con người mới cũng đã xuất hiện; nhưng họ còn ít quá. Hơn nữa, tuy đã được rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu nhưng mỗi người vẫn còn những chỗ non yếu của mình; và trước mặt họ là một công việc hoàn toàn mới.

    Mặc dù vậy, tương lai thuộc về họ. Vì họ có đường lối đúng đắn sáng tạo của Đảng Cộng sản, có tấm lòng trung thành vô hạn đối với giai cấp, với nhân dân, với cách mạng, có niềm tin vào quần chúng, có tinh thần sẵn sàng tự phê bình và phê bình để rút kinh nghiệm tiến lên.

    Cuộc đổi đời, từ con người cá thể sang con người tập thể thật là vất vả, phải đổ mồ hôi và đổ máu (không phải là ngẫu nhiên mà ban đầu tác giả định đặt tên tác phẩm này là “Với mồ hôi và máu”). Nhưng cuộc đời mới đã thắng. Chủ nghĩa xã hội đã thắng.

    Từ ấp Grêmiatri Lốc đã ra đời cái nông trang tập thể ngày càng vững mạnh; những nông dân cá thể đã trở thành nông trang viên; một số người tiên tiến đã trở thành đảng viên cộng sản; chi bộ đảng lớn lên.

    Ngày nay đọc hai tập “Đất vỡ hoang” liền một mạch, độc giả thấy mình tiếp xúc với một chỉnh thể hoàn hảo; nếu không được giới thiệu tiếp xúc thì khó mà biết tập 1 và tập 2 ra đời cách nhau hơn 20 năm. Bản thảo dở dang của tập 2 đã bị hủy hoại trong chiến tranh, tác giả phải viết lại hoàn toàn; đầu năm 1954 những chương đầu của tập 2 mới ra mắt bạn đọc; năm 1960 tác phẩm mới in xong trọn bộ. Giữa hai tập là cả một thời kỳ dài xây dựng chủ nghĩa xã hội, và một cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

    Tất nhiên là tầm nhìn mới, trình độ chín muồi cao hơn về nghệ thuật của tác giả và yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử mới cũng đã in dấu vào tập 2. Vì vậy trong cái hoàn chỉnh thống nhất chung, mỗi tập vẫn có nét đặc sắc riêng.

    Nếu như ở tập 1 dồn dập sự kiện bề bộn sôi động của những ngày đầu thành lập nông trang, nổi bật lên những biến đổi xã hội, những sự kiện chính trị; thì sang tập 2 dòng tự sự chậm lại, đi sâu vào những câu chuyện tâm tình, đi sâu vào sự khám phá những ngóc ngách của lòng người; những vấn đề xã hội hiện ra qua những lời tâm sự; âm hưởng trữ tình nổi bật lên.

    Nếu như trong tập 1 Đavưđốp đang còn phải vất vả đi tìm cái “chìa khóa” để mở lối vào lòng dạ những con người ở Grêmiatri Lốc, anh còn loay hoay chưa biết làm sao để khám phá ra những bí mật giấu kín trong bao nhiêu kẻ quanh mình; thì sang tập 2, những con người ở nông trang đã cởi mở lòng mình ra với anh: Salưi, Argianốp, rồi Uxchin v. v.. Trước mắt anh, những con người bình thường, có khi tưởng như là hâm hấp, bỗng hiện ra khác hẳn với sự phong phú và vẻ đẹp làm cho anh kinh ngạc xiết bao. Những thế giới tâm hồn bấy lâu vẫn khép kín với nhiều điều kỳ lạ bí ẩn, có những điều tưởng là sống để dạ chết mang theo, - đã mở ra với Đavưđốp. Qua thử thách, bằng kinh nghiệm của bản thân, các nông trang viên đã nhận Đavưđốp là người của mình.

    Ngòi bút sáng tạo của Sôlôkhốp đã chỉ ra cái “chìa khóa” giúp cho người cộng sản mở được cái kho những kinh nghiệm, hiểu được những suy nghĩ của quần chúng; làm cho người cộng sản trở thành điểm hội tụ của tâm hồn, trí tuệ quần chúng. Quần chúng đã giúp cho Đavưđốp thấy được cái “lò so” bí mật bấy lâu vẫn hoạt động cản trở công việc của anh, phát hiện được âm mưu phản loạn của kẻ thù.

    * * *​

    Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói đến nghệ thuật trào phúng dí dỏm có những lúc rất táo bạo và độc đáo của Mikhain Sôlôkhốp. Thật là bất ngờ khi người đọc bắt gặp hai tính cách trái ngược nhau là Nagunốp và Suka kề vai sát cánh thành đôi bạn tri âm cùng lắng nghe “dàn nhạc gà trống” giữa đêm khuya. Cũng phải thật cao tay mới có thể dựng nên cả một quá khứ với bao nhiêu nỗi đời cơ cực đắng cay đằng sau những lời lẽ bông phèng ba hoa khoác lác đến chết cười của ông lão Suka. Từ nhân vật hài hước Suka toát ra cái chân lý lớn mà Nagunốp đã có lần nói đến khi bàn về cái bi và cái hài là “dù cho quá khứ có đau thương cực nhục đến đâu thì nhân loại cũng từ biệt nó với một nụ cười vui vẻ”.

    Cái trào phúng dí dỏm, cũng như cái trữ tình thiết tha sâu lắng hay cái hiện thực nghiêm ngặt v.v.. của Sôlôkhốp bao giờ cũng thấm đượm một tính triết lý thâm thúy có sức lay động đến tận những chốn sâu thẳm của tâm hồn, buộc người ta phải suy nghĩ băn khoăn cùng với tác giả, và theo sự định hướng của tác giả.

    Nhờ vậy mà “Đất vỡ hoang” tuy phản ánh một khoảnh khắc của lịch sử ở một thôn nhỏ vùng sông Đông mà đã vượt qua được thử thách của thời gian và sự sàng lọc của lịch sử để trở thành tài sản tinh thần chung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

    Đavưđốp, Nagunốp, Radơmiốtnốp, Maiđanhikôp, Varia, Suka, và cả Luska nữa, cùng với bao nhiêu nhân vật khác của Sôlôkhốp đã được vào cuộc đời và sẽ còn đi mãi giữa cuộc đời với bao nhiêu bạn đọc ở nhiều phương trời trên thế giới.

    Và tác giả đã không phụ lòng tác giả, đã thể hiện được điều ông hằng mơ ước:

    “Tôi mong muốn những cuốn sách của mình giúp được cho con người trở nên tốt hơn, tâm hồn họ trong sáng hơn; khơi dậy được tình yêu thương đối với con người, khát vọng chiến đấu tích cực vì lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa, vì sự tiến bộ của nhân loại”.

    “Đất vỡ hoang” đã đến với bạn đọc Việt Nam vào những năm 1959-1963, nhưng dịch qua bản tiếng Pháp. Lần này “Đất vỡ hoang” được dịch từ nguyên bản tiếng Nga.

    Nguyễn Duy Bính​
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/12/20
  2. huong_tvn

    huong_tvn Lớp 2

    Cuốn sách yêu thích nhất một thời của mình, cảm ơn bạn rất nhiều!
     
    binhcanhp, thanhhai.afb and quang3456 like this.
  3. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tút lại chút ít và sửa 1 lỗi:

    "Ông đừng gió1 cái giọng dớ da dớ dẩn"

    (Xem ebook bên dưới.)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/1/21
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cảm ơn bác. Vậy để tôi xóa ebook ở post 1 cho đỡ tốn tài nguyên của diễn đàn.
    Bản in này, trong lời giới thiệu thì ghi địa danh Grêmiatri Lốc còn trong sách thì ghi là Grêmiatsi Lốc. Nguyên văn tiếng Nga thì là Гремячий Лог. Tôi cứ để cả 2 phiên âm không sửa lại. Chỉ có cái tên Arơgianốp thì sửa thành Argianốp cho đồng nhất với sách.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Từ bản cập nhật của anh Tư mình xin cập nhật thêm cái bìa vừa tô :D
    Tiện thể gắn luôn bìa và metadata rất ư là chi tiết từ goodreads.com vào tệp, và.... tất nhiên rồi, epub bên dưới :D

    cover.jpg
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 25/12/20
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Update..
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/12/20
    denon27 thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bìa đẹp đấy nhưng tiếc là tên tác giả ghi chưa đúng với bản này.
    Đây là bản dịch trực tiếp từ tiếng Nga, do nhà xuất bản Cầu vồng in, các tên riêng phiên âm theo kiểu cũ nhưng rất thân thuộc với độc giả trước thập niên 90.

    upload_2020-12-24_17-30-52.png
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Do mình sửa lại theo phiên âm tiếng Anh đó. Mình còn file psd gốc đây để hôm sau đổi lại vậy.
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình sửa lại bìa rồi đấy, có thêm cái ảnh số 2 trong epub vào nền bìa nữa, quyết định chọn phong cách cũ kỹ vì thật ra cũng không biết làm thế nào hơn :D
     
    Dr. No and quang3456 like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đẹp lắm. Trong quyển này còn nhiều ảnh minh hoạ, định đưa vào nhưng sợ nặng nên thôi.
    Bìa tập 1 là hình ảnh giông bão cuồn cuộn tuy vẫn có mặt trời lên. Bìa tập 2 là bầu trời đã trong trẻo, mặt trời rạng rỡ, hợp nội dung.
     
    huong_tvn and tran ngoc anh like this.
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Sợ gì nhỉ? Giờ thiết bị toàn bộ nhớ khủng hết cho nên càng nặng thì càng tốt.
     
  12. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cũng tìm được vài hình. :D

    Podnytaya_celina_1-275x425.jpg Podnytaya_celina_2-320x495.jpg Podnytaya_celina_3-320x500.jpg Podnytaya_celina_4-320x494.jpg Podnytaya_celina-320x499.jpg
     
    colangxxi thích bài này.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Dr. No thích bài này.
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đang dùng đt tìm. Tối thử dùng laptop xem có tìm được thêm không. :)
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Quá 5m không đưa lên diễn đàn được.
     
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Anh tìm theo ảnh từ bản chụp phải không?
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đây có thể là tranh minh hoạ cho phim, tìm ПОДНЯТАЯ ЦЕЛИНА sẽ thấy. Còn trong sách là ảnh đen trắng.
     
    chanhvan1987 thích bài này.
  19. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tìm bằng từ khóa mà bạn @quang3456 dẫn phía trên ấy.
    Cho phép 5 file[*] mỗi post, vậy là được 25MB, nếu muốn đính trực tiếp. Tuy nhiên nên dùng dùng trang trung gian để upload và lấy link. Không thể vì một khó khăn nhỏ mà làm hạn chế chuyện lớn.

    [*] Dùng winrar để chia một file lớn thành những part có dung lượng 5MB rồi upload.
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi đã định chia thành 2 tập và đính kèm hết các hình ảnh nhưng nhìn sách dày quá cũng ít người muốn đọc nữa cơ.
     

Chia sẻ trang này