Chiến tranh Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Với nhiều đóng góp xuất sắc cho văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Theo nhận xét của nhà văn Nguyễn Khải , ông là người đã "kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này".

    Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930, nguyên quán tại làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

    Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Minh Châu học Trường Kỹ nghệ Huế. Sau khi tốt nghiệp bậc Thành chung vào năm 1945, ông tiếp tục theo học chuyên khoa Trường Huỳnh Thúc Kháng ở Hà Tĩnh. Năm 1950, Nguyễn Minh Châu gia nhập quân đội và học tại Trường sỹ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320 từ năm 1956 đến năm 1958. Năm 1961, ông theo học Trường Văn hóa Lạng Sơn sau đó về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội rồi chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.

    Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu chủ yếu được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với hình tượng trung tâm - người lính. Hình ảnh người lính bình dị, "có lý tưởng cao đẹp, tâm hồn trong sáng, vẻ đẹp thánh thiện đôi lúc làm cho người đọc ngỡ ngàng trước sự hoàn mỹ, đầy đặn, vẹn toàn" đã xuất hiện ngay từ tác phẩm đầu tay của ông - truyện ngắn Sau một buổi tập (đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội , Số 10 -1960) – và sau đó trở thành một hình tượng xuyên suốt trong các sáng tác sau này như Cửa sông (tiểu thuyết – 1967), Dấu chân người lính (tiểu thuyết – 1972).

    Sau kháng chiến chống Mỹ, đề tài chiến tranh, hình tượng người lính tiếp tục là những chất liệu sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Ông lần lượt cho ra đời các tác phẩm: Miền cháy (tiểu thuyết – 1977), Những người đi từ trong rừng ra ( tiểu thuyết – 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn – 1983), Bến quê (tập truyện ngắn – 1985), Mảnh đất tình yêu ( tiểu thuyết - 1987), Cỏ lau (truyện vừa – 1988).

    Với những đóng góp xuất sắc cho văn học hiện đại, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được trao tặng nhiều giải thưởng về văn học. Năm 1984, ông nhận giải thưởng Bộ quốc phòng cho các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và người lính . Năm 1988, ông được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng Giải thưởng của Hội cho tác phẩm Cỏ lau.

    Nguyễn Minh Châu mất ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội. Năm 2000, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.

    Tại TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn phường 19, Quận Tân Bình có hẻm 999 Âu Cơ, được mở rộng năm 1996. Ngày 7/4/2000,đã được UBND Thành phố đặt tên là đường Nguyễn Minh Châu.

    Xin trân trọng giới thiệu tiểu thuyết Dấu chân người lính của ông với các bạn.



    [​IMG]




    Thông tin về ebook :
    DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH

    Tác giả : Nguyễn Minh Châu
    Nhà xuất bản Văn học 2004
    Khổ 13 x 19. Số trang : 514
    Hình thức : Bìa cứng
    Thực hiện ebook : hoi_ls




    ________________

    người post: hoi_ls
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

  2. dong

    dong Mầm non

    cám ơn bạn rất nhiều
     
  3. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bản epub làm lại, thay bìa:

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 8/7/19
    khanh911, amorphous, vinh885 and 32 others like this.
  4. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Truyện khá hay :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/19
    behat thích bài này.
  5. Ngo Ha Quyen

    Ngo Ha Quyen Lớp 4

    Đây có lẽ là một trong những tác phẩm hay nhất viết trong thời kỳ chiến tranh :)
     
    behat thích bài này.
  6. hongquocminh

    hongquocminh Mầm non

    Bác có cuốn Miền cháy của Nguyễn Minh Châu luôn không ạ, cho mình với.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này