Y học thường thức Để gió... cuốn đi - World blood donor day 2015

Thảo luận trong 'Tủ sách Y học - Sức khỏe' bắt đầu bởi thichankem, 14/6/15.

Moderators: thichankem, Zhiqiang
  1. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT


    WORLD BLOOD DONOR DAY 2015
    NGÀY THẾ GIỚI VINH DANH NHỮNG NGƯỜI HIẾN MÁU
    14 THÁNG 06 NĂM 2015
    "THANK YOU FOR SAVING MY LIFE!"
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Người chuyển ngữ: thichankem
    Thể loại: Y học - Sức khỏe

    BÀI VIẾT ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO DỰ ÁN "VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG" CỦA TỦ SÁCH Y HỌC - SỨC KHỎE TRÊN DIỄN ĐÀN TVE-4U
    Vài dòng tản mạn:

    Sở dĩ đặt tiêu đề "Để gió cuốn đi", tựa như ý nghĩa trong lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, điều gì được trao tặng sẽ không phải vĩnh hằng bất biến, mà sẽ được lớn lên và nhân rộng vậy...

    "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    Để làm gì em biết không ?
    Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi
    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
    Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông
    Ôi trái tim đang bay theo thời gian
    Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian

    Những khi chiều tới cần có một tiếng cười
    Để ngậm ngùi theo lá bay
    Rồi nước cuốn trôi, rồi nước cuốn trôi

    Hãy nghiêng đời xuống nhìn hết một mối tình
    Chỉ lặng nhìn không nói năng
    Để buốt trái tim, để buốt trái tim
    Trong trái tim con chim đau nằm yên
    Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu
    Và sớm mai chim bay đi triền miên
    Và tiếng hót vang trong trời gió lên

    Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người
    Còn cuộc đời ta cứ vui
    Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai..."



    Bài viết này xin được dành tặng đến quý anh chị trên diễn đàn TVE-4U, những "donor" đang ngày đêm "trao tặng" thiện nguyện và nhiệt thành của mình, như những chú ong thầm lặng mà chăm chỉ góp mật cho đời.
    "Thank you for giving your heart!"

    Xin gởi đến người chị mà em rất yêu mến, người đã thức tỉnh em bằng câu nói "
    Em nên quan tâm đến TVE-4U nhiều hơn!", để em nhận ra mình cần phải cố gắng nhiều nhiều hơn nữa. Xin chúc cho mọi điều tốt lành nhất sẽ đến với chị, để chị như mặt trời mãi mãi rực rỡ trong lòng em, chị nhé!

    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose:
    [​IMG]

    I. Tổng quan


    Chủ đề của chiến dịch Ngày Hiến Máu Thế giới năm 2015 là "Cảm ơn biết bao, máu đào hiến tặng!". Chủ đề bày tỏ lòng biết ơn đến những người trao tặng những giọt máu thiện nguyện, và cứu sống rất nhiều số phận, hàng ngày hàng giờ, bằng chính hành động hiến máu của mình; và khuyến khích mạnh mẽ tất cả mọi người trên thế giới hiến máu tự nguyện và thường xuyên với khẩu hiệu “Give freely, give often. Blood donation matters”. Chiến dịch nhằm làm nổi bật những câu chuyện với những mảnh đời mà tính mạng của họ được cứu sống từ việc hiến máu, như một cách động viên những người hiến máu thiện nguyện và thường xuyên, tiếp tục trao tặng điều quý giá đó và cả những người có sức khỏe tốt, những người dù chưa bao giờ cho máu, sẽ bắt đầu những hành động đầu tiên của mình.


    II. Con số trong năm

    108 triệu

    là số đơn vị máu hiến mỗi năm.


    65%

    là phần trăm số lượng máu hiến ở các nước có thu nhập thấp được dùng cho trẻ em dưới năm tuổi.


    III. 10 sự thật về truyền máu


    Truyền máu cứu sống và cải thiện sức khỏe, nhưng nhiều bệnh nhân cần được truyền máu không được tiếp cận kịp thời với nguồn máu an toàn. Sự cần thiết phải truyền máu có thể phát sinh bất cứ lúc nào ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Nguồn máu không sẵn có dẫn đến tử vong và tàn tật ở nhiều bệnh nhân.


    Khoảng 108 triệu đơn vị máu hiến được thu thập trên toàn cầu mỗi năm. Gần 50% lượng máu hiến tặng là từ các nước có thu nhập cao, nơi chiếm ít hơn 20% dân số thế giới.


    Một nguồn cung cấp đầy đủ và đáng tin cậy của nguồn máu an toàn chỉ có thể đảm bảo bởi đội ngũ người hiến máu ổn định, thường xuyên, thiện nguyện. Nhóm người hiến máu thường xuyên, thiện nguyện này cũng là nhóm an toàn nhất trong so sánh và nhận thấy số mắc nhiễm trùng đường máu là thấp nhất trong số các nhóm hiến máu.



    1. Truyền máu để cứu sống và cải thiện sức khỏe con người

    Có nhiều bệnh nhân cần truyền máu, tuy nhiên lại không thể tiếp cận kịp thời với nguồn máu và các chế phẩm máu an toàn. Mỗi quốc gia cần đảm bảo rằng nguồn cung cấp máu và chế phẩm máu là đầy đủ và đảm bảo loại trừ HIV, viêm gan virus cũng như các nhiễm trùng khác có thể được lây truyền qua đường máu.

    2. Truyền máu được sử dụng để hỗ trợ các điều trị khác

    Ở các quốc gia có thu nhập cao, nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi là nhóm được truyền máu thường xuyên nhất, chiếm đến 76% tổng số. Các chế phẩm máu hiến tặng thường được sử dụng cho điều trị hỗ trợ trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cấy ghép, chấn thương lớn, và điều trị cho khối u đặc dễ xuất huyết. Ở các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nguồn máu hiến được sử dụng thường xuyên hơn trong quản lý các biến chứng liên quan đến thai sản, bệnh sốt rét ở trẻ em với diễn biến phức tạp do thiếu máu trầm trọng, và trong xử trí chấn thương.

    3. Cung cấp đủ nguồn máu an toàn chỉ có thể được đảm bảo thông qua sự hiến máu thường xuyên và thiện nguyện

    Nguồn cung đầy đủ và đáng tin cậy chỉ có thể được đảm bảo dựa trên nền tảng những người hiến máu ổn định thường xuyên và thiện nguyện. Họ là nhóm an toàn nhất trong nhóm người hiến máu với tỉ lệ hiện mắc của nhiễm trùng đường máu là thấp nhất trong tổng số. WHO kêu gọi các nước thành viên phát triển hệ thống máu quốc gia dựa trên những sự quyên góp máu thiện nguyện, nhằm đạt được mục tiêu tự cung tự cấp máu và chế phẩm máu an toàn.

    4. Nhóm người hiến máu thiện nguyện chiếm 100% nguồn cung máu ở 60 quốc gia

    Trong năm 2012, 73 quốc gia báo cáo hơn 90% nguồn cung cấp máu của họ từ thiện nguyện, trong đó có 60 quốc gia có 100% nguồn cung cấp máu từ những người hiến máu tình nguyện. Mặt khác, ở 72 quốc gia, ít hơn 50% nguồn cung máu đến từ những người hiến máu tình nguyện, mà trong đó đa phần nguồn cung cấp máu của họ vẫn phụ thuộc vào gia đình/những người bán máu chuyên nghiệp (có trả phí).

    5. Khoảng 108 triệu đơn vị máu hiến trên toàn cầu mỗi năm

    Khoảng 50% trong số này được quyên góp từ các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nơi sinh sống của khoảng 80% dân số thế giới. Tỷ lệ hiến máu trung bình tại các nước có thu nhập cao gấp 9 lần so với các nước có thu nhập thấp.

    6. Nguồn dự trữ tại các trung tâm huyết học thay đổi tùy theo nhóm các nước thu nhập

    Khoảng 10 000 trung tâm huyết học tại 168 quốc gia báo cáo thu thập tổng cộng 83 triệu dơn vị máu. Số đơn vị máu trung bình ở mỗi trung tâm là 15 000 ở các nước có thu nhập cao, so với 3100 ở các nước trung bình và thu nhập thấp.

    7. Các nước có thu nhập cao có số người hiến máu cao hơn so với các nước khác

    Tỷ lệ hiến máu trung bình ở các nước có thu nhập cao là 36,8 trên 1000 người, so sánh với 11,7 trên 1000 người ở các nước thu nhập trung bình và 3,9 trên 1.000 trong nước có thu nhập thấp.

    8. Máu được hiến tặng luôn cần được sàng lọc

    Tất cả máu được hiến tặng luôn nên được sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai trước khi thực hiện truyền. Tuy nhiên, có 25 quốc gia là không thể sàng lọc tất cả nguồn máu hiến tặng với một hoặc nhiều tác nhân kể trên. Bên cạnh đó, độ tin cậy kém trong các xét nghiệm sàng lọc ở nhiều nước do nguồn cung cấp bộ kit kiểm tra không ổn định, thiếu cán bộ chuyên môn, bộ dụng cụ kiểm tra chất lượng kém, hoặc phòng thí nghiệm không đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản.

    9. Một đơn vị máu duy nhất mang lại ích lợi không chỉ cho một bệnh nhân

    Tách máu toàn phần thành từng thành phần riêng cho phép một đơn vị máu mang lại sự thụ hưởng cho nhiều bệnh nhân với thành phần máu cần thiết mà thôi. Khoảng 95% số máu thu thập ở các nước có thu nhập cao, 80% ở các nước thu nhập trung bình và 45% ở các nước có thu nhập thấp được tách thành các thành phần riêng biệt (hồng cầu lắng, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương,...)

    10. Truyền máu không cần thiết khiến bệnh nhân đối mặt với những nguy cơ không mong muốn

    Thường thì truyền máu được chỉ định cũng như những điều trị thay thế đơn giản và an toàn mà có thể mang lại hiệu quả tương đương. Sự truyền máu kiểu như vậy có thể không cần thiết, khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV và viêm gan cũng như các phản ứng bất lợi do truyền máu.


    IV. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    {:kem2:}
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/6/15
    gameaccBook, vanngoclam and langtu like this.
Moderators: thichankem, Zhiqiang

Chia sẻ trang này