Trà phiếm Đi tìm tung tích Chí Phèo

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi whatcsvt100, 3/5/17.

Moderators: amylee
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Xin mời các bạn đọc bài viết của tác giả HẢI HÀ, tôi cất giữ từ lâu lắm đến nay mới tìm được :

    Hải Hà.

    ĐI TÌM TUNG TÍCH CHÍ PHÈO

    “ Chí Phèo” là một tác phẩm được chọn để đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông từ mấy chục năm nay. Nội dung tác phẩm khá phức tạp, có nhiều tranh cãi. Nhưng điều dễ thống nhất là Chí Phèo mang bản chất giai cấp nông dân, chăm chỉ, hiền lành, chất phác, bị xã hội xô đẩy đến chỗ không lối thoát.
    Các nhà nghiên cứu, phê bình mới chỉ chú ý đến quá trình bần cùng hóa, lưu manh hóa biến Chí trở thành con quỉ dữ, hành động mù quáng, liều lĩnh ở làng Vũ Đại, đến mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị… Còn tung tích của Chí vẫn là ẩn số chưa có lời giải đáp.
    Mọi người đều thừa nhận Chí là đứa con hoang, sống ở làng Vũ Đại từ nhỏ, được những người nông dân nghèo chuyền tay nhau nuôi dưỡng. Cho nên, dù xuất thân từ tầng lớp nào, thì Chí vẫn mang khá đậm bản chất nông dân. Điều đó thể hiện lúc còn là thanh niên,, Chí có đến làm canh điền cho nhà Lý Kiến một thời gian. Sau này gần Thị Nở, Chí có cái ước mơ nho nhỏ của người nông dân lương thiện, lam lũ bình thường.
    Việc tìm hiểu ai là cha mẹ Chí Phèo có ý nghĩa to lớn mà tính lung linh của nghệ thuật không dễ nhận ra. Nhưng cũng vì thế mà chúng ta bó tay trước ngòi bút tài hoa đi vào ngõ ngách tâm lý nhân vật.. Không lẽ một nhà văn như Nam Cao lại tung ra đời một con người không có gốc tích ?
    1/ Vậy cha của Chí Phèo là ai ?
    - Từ sau một cuộc xô xát suýt gây án mạng :
    Tín hiệu đầu tiên là câu nói của miệng Bá Kiến : “ Ai chứ, anh với nó còn có họ kia đấy”, lúc Chí nằm ăn vạ ở cổng sau khi ẩu đả với lý Cường. Chi tiết này nhiều người trước nay vẫn cho rằng đó là thái độ mềm mỏng, xử nhũn của cụ Bá. Theo tôi, không hẳn như vậy. Thiếu gì cách xử nhũn, mời vào nhà rót nước, pha trà, lại còn giết gà thết đãi tử tế cũng là mềm dẻo lắm rồi. Nhưng lại buông ra lời nói rất nặng ký về tâm lý mà người đọc cần khai thác.. Dưới góc độ đó, trước sự việc quá bất ngờ, to tát thường làm cho người ta dễ buột miệng nói thật những gì bấy lâu nay họ giữ kín. Bá Kiến rất tỉnh nên còn nói xa. Khung cảnh xuất hiện lời nói ấy cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Chỉ cho đến khi Bá dùng uy của mình xua đuổi hàng xóm về hết, các bà vợ của y đã vào nhà, y mới buông lời nói đó. Phải chăng y sợ những người lớn tuổi lần dở lại những trang quá khứ của y mà y đã dày công che đậy hàng chục năm rồi? Bá kiến không dám để những người lớn tuổi nghe thấy và nhất là mấy bà vợ lõi đời suy diễn. Duy chỉ còn mình Lý Cường ở lại là nghe được, nhưng laị không tỏ tường mối quan hệ của Bá kiến với người đàn bà khác, lại non kinh nghiệm nên chẳng hề gì. Vì sự việc xảy ra quá đột ngột, thái độ lúng túng của y được Nam Cao phát hiện khá lý thú. Hắn quát vợ : “ Các bà đi vào nhà, đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì ?”. Rồi lại trách con : “ Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau”. Rõ ràng Bá Kiến lúng túng, lý Cường biết gì mà cần nghĩ trước nghĩ sau ?. Đừng lầm tưởng đây là câu nói bâng quơ, không chủ đích. Cách nói ấy là cách nói của “người có tật, hay giật mình”. Nam Cao đã phủ một lớp khá dày che khuất bản chất sự việc, làm người đọc rất khó tìm hiểu. Ông để Bá kiến nói như thế là nói nhỏ, có tính giàn xếp nội bộ, “ Người ngoài biết mang tiếng cả”. Người ngoài ở đây có cả người mẹ đẻ ra Chí đấy.
    - Đến cách đối xử :
    Tìm hiểu thái độ trong cách quan hệ giữa Bá Kiến – Chí Phèo, ta thấy dường như Nam Cao có một cảm giác, một linh ti nhs mình là con đẻ của Bá Kiến bị bỏ rơi, và thường xuyên cạnh khóe, ám chỉ.
    Trong cách nói của Nam Cao, ông đồng tình với Chí, và nhấn mạnh rằng chỉ khi Chí chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra chính hắn, không ai nhận, là lúc Chí “chắc chắn có một cái cớ để mà tức tối, một cớ rất chính đáng để hắn có thể hùng hổ đi báo thù”. Chí báo thù cái người đẻ ra Chí, thiếu trách nhiệm nên để đến nông noouix này. Mỗi lần hắn gây sự, chửi bới đều đén nhà Bá Kiến, cho dù có lúc hắn không nhằm tới cái đích đó. Nhưng cái gì đã làm hắn đổi hướng đi ? Không ai biết. Chỉ có Nam Cao biết. Nam Cao biết tỏng ra rồi mà Bá vẫn giấu, cho tiên hạ là không có mắt. Nam Cao cũng tức mình lắm chứ ? Bởi vậy, ông đã lợi dụng điều đó để a dua, đồng tình với Chí trong mỗi việc làm, mỗi lời chửi, và hành động kiên quyết sau này. Này, xem Nam Cao đã hả hê thế nào ? :
    - “ A hà ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo !”.
    Còn Bá Kiến đối với Chí như thế nào ? Trước hết, hắn không bao giờ “rước mắm thối” vào mình. Bởi vai vế của hắn lớn lắm. Nào là “ lý trưởng, chánh tổng, bá hộ, tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào,, huyện hào, bắc kỳ nhân dân đại biểu”. Cho nên, đối với Chí, hắn đã chọn một trong hai cách xử sự sau đây :
    Hoặc tìm cách tống Chí vào tù cho biệt tăm biệt tích. Cách này hắn đã làm, nhưng không có hiệu quả, mà ngược lại là đằng khác.
    Hoặc xử nhũn mềm mỏng, để lợi dụng làm tay chân trị những tay đàn anh khác trong làng. Cách này bá Kiến đã phải trả giá.. bài viết không phân tích gì thêm, vì vấn đề quá rõ, lại có nhiều nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo dạy văn đã phân tích thấu đáo rồi, ở đây chỉ khẳng định đây là cách duy nhất còn lại mà Nam Cao đã giành nhiều trang để mô tả. Có điều, trong cách xử nhũn, lợi dụng công cụ, Bá Kiến vẫn để lộ một cái tình máu mủ, tuy còn rất kín đáo, chừng mực. Người đọc còn nhớ lúc Chí tự rạch mặt, ăn vạ, cụ Bá đối xử tử tế như thế nào, mời vào nhà, cơm nước đường hoàng, lại còn cho một đồng bảo về lấy thuốc chữa trị, nếu cho tiền mà không nói, thì có nghĩa đền bù đấy. Sau này, lợi dụng được Chí, Bá vẫn mong Chí có cuộc sống tự lập kia mà. Việc Bá Kiến sang nhượng mảnh vườn 5 sào phía bờ sông cho Chí, cũng là bằng chứng thể hiện cái tình lắm chứ. Tự nhiên một thằng khố rách , áo ôm lại có gia tài, cơ nghiệp. Chí đã một thời ước ao “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chung bỏ lại một con lợn nuôi để làm vốn. Khá giả thì mua năm ba sào ruộng để làm” cơ mà. Nghĩa là 5 sào vườn, cho dù ở ven sông, lúc đó cũng rất lớn đối với một người dân thường rồi. Vả lại, Chí đòi tiền Tảo hộ Bá Kiến, Bá thiếu gì cách chiếm lại chứ ? Nhưng không, hãy nghe Bá nói :
    - “Anh Chí ạ, cả năm chục này phần anh. Nhưng nếu anh lấy cả chỉ ba hôm là tan hết. Vậy anh cầm chỗ này uống rượu, còn để tôi bán cho anh mảnh vườn, không có vườn có đất thì làm ăn gì ?”
    Và chỉ mấy hôm sau, Bá Kiến sai lý Cường làm thủ tục cho đất thật. Ai bảo không có tình trong đó ? Rõ ràng Bá Kiến đã thể hiện một chút trách nhiệm ở đây.
    Như thế đã rõ, Bá Kiến không hẳn là người hoàn toàn chỉ biết lợi dụng, còn biết lo, chỉ cách làm ăn cho Chí.
    Ngay lần cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến sinh sự chỉ vì không lấy được Thị Nở, xét các câu nói của Bá Kiến, Ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa hai người. Lần này, Bá kiến có cho tiền rồi còn bảo : “ Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ?”.
    Người ta đây chính là Bá Kiến. Sau những lời cãi vã qua lại, Bá Kiến tưởng Chí muốn bộc lộ tâm trạng trở thành người lương thiện, ta thấy lộ rõ nét vui mừng ở bá Kiến. Đây, hãy xem Nam Cao viết : “ Bá kiến cười ha hả :
    - Ơ tưởng gì ! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ”.
    Và đây, tuổi tác :
    Theo Nam Cao, nếu ta xét về tuổi tác giữa Chí – Lý Cường, giữa Chí – Bá Kiến, không có gì làm ta nghi ngại cả. Đủ cơ sở để khẳng định Lý Cường – Chí Phèo ngang tuổi nhau. Hoặc có chênh lệch cũng không đáng kể. Còn tuổi của Bá Kiến so với Chí vượt quá hai mươi. Qua tác phẩm, ta được biết Bá Kiến có một thời gian dài làm lý trưởng, rồi mới nhường chức cho con. Vậy tuổi của Chí cũng đáng là tuổi của con Bá Kiến.
    2/ Ai là mẹ của Chí Phèo ?
    Nếu ta lần giở lại quãng đời vài năm đầu chặng đường lý trưởng của Bá Kiến, ta thấy ở làng Vũ Đại, có một phụ nữ đã có chồng, mắn đẻ, có hai con, còn sạch sẽ và rất lẳng lơ : “ cái mắt sắc như dao lại hồng hồng đôi má”. Ai cũng có thể ăn nằm một cách dễ dàng. Đó là vợ Binh Chức. Vì bực với vợ mà Chức tình nguyện đi lính. Thế là lý Kiến “ tuy hồi ấy đã có đến ba vợ,cũng không nỡ bỏ hoài cái của không dưng giời cho”. Hắn hơn người khác, đã có khoảng thời gian dài ba năm đi lại với chị Binh hàng tháng, ngủ nghỉ trên tỉnh mỗi lần chị Binh đi nhận tiền lương của chồng gửi về. Ba năm, đủ để sản sinh ra một đứa tre và xóa đi mọi dấu tích. Có lẽ, Chức nhận thấy điều đó khó tránh khỏi, nên sau khi mãn hạn quân dịch, Chức buồn chán chẳng thèm về nhà mà đi gây án giết người. Khi về, Chức được Lý Kiến giấu nhà chức trách và còn hạch sách Lý Kiến về tiền nong. Lý Kiến phải đấu dịu, sợ vỡ chuyện. Cứ đọc kỹ đoạn Binh Chức đến Lý Kiến đòi tiền, ta thấy Lý kiến rất sợ chị Binh khai ra. Cho nên, mỗi khi Chức tấn công, Lý Kiến phải hạ giọng và tìm cách lảng sang chuyện khác : “ Thế nhưng mà anh có thiếu thì bảo tôi một tiếng. Chị ấy có tiêu đi rồi thì giết cũng chẳng ra. Lôi thôi làm gì cho sinh tội”.
    Đến đây, tuy có lắt léo về tình tiết, và được Nam Cao phủ đậy rất tinh vi, nhưng ai là cha mẹ Chí Phèo tưởng cũng khá sáng tỏ. Hình như mỗi lần ông định hé mở, thì lại tung ra một nắm tro hỏa mù đánh lạc hướng chúng ta. Đúng với cá tính sáng tạo Nam Cao và bản tính rụt rè của ông. Biết mà không nói toạc ra, có thể vì nhiều nhẽ, Nam Cao nói bằng cách khác. Có thế, lời chửi mới thâm thúy, mới cay độc. Và cũng đúng với lời bộc bạch của ông trong “ Đời thừa” :
    -“ Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi…”
    Phải chăng, đây cũng là lời nhắn nhủ, thôi thúc chúng ta tìm hiểu tung tích Chí Phèo ?.
     
  2. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Đăng trên Fanpage mà ít người đọc quá, lôi lên đây :D
     
  3. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Tôi đọc xong mà phân tích kém quá không hiểu Chí là con cái nhà ai, liên quan gì đến Bá Kiến.
    Bác nào giải thích lại giúp.
     
    thichankem thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này