Bá Hiểu vẽ, Ngọc Giao viết (播曉畫,玉瑤書 / Drawing by Ba-hieu, text by Ngoc-giao). Mế Châu lệ sử (Tearful story of Mae-Chao). Hậu cung Ỷ Lan truyện (Empress Y-lan in the palace). Nước non ngàn dặm ra đi (The homeland is some thousand miles behind). Tình sử Hạo Sảm - Thị Ngừ - Thủ Độ (Love story of Hao-Sam, Thi-Ngu and Thu-Do). Sĩ nữ tiêu tượng.
HOA RƠI, LÁ RƠI... Ngót ngàn năm trước có Tống Huy Tông, năm trăm năm kế lại có Cừu Thập Châu, thì nay có Nguyễn Bá Hiểu. Mới nói, hiền nhân không tự dưng sinh ra, không tự động mất đi, mà chỉ xuất hiện mỗi nửa thiên niên vậy. Chú : Nguyễn Bá Hiểu, nguyên danh là Hiệu, lại có sách chép là Kiếu, không rõ sinh thác năm nào, chỉ biết sống ở thời Ipad, vốn là họa sĩ lang thang, trứ tác thường có bút pháp quái dị và tản mát chưa thống kê được số lượng. Tương truyền, Bá Hiểu thích màu hồng yêu màu tím thủy chung, đã từng viễn du xứ Đoài, tình cờ chạm mặt một cao sĩ mà được dạy thành thục đồ họa vi tính. 【Sơn-nam-tử】 高閣客竟去,Cao các khách cánh khứ, 小園花亂飛。Tiểu viên hoa loạn phi. 參差連曲陌,Sâm si liên khúc mạch, 迢遞送斜暉。Điều đệ tống tà huy. 腸斷未忍掃,Trường đoạn vị nhẫn tảo, 眼穿仍欲歸。Nhãn xuyên nhân dục quy. 芳心向春盡,Phương tâm hướng xuân tận, 所得是沾衣。Sở đắc thị triêm y. Khách ở trên gác cao đã đi rồi, Trong vườn nhỏ hoa bay tơi bời. Lác đác khắp con đường quanh co, Xa xôi đưa tiễn ánh nắng nghiêng nghiêng. Đau lòng chưa nỡ quét, Mắt thấy chỉ muốn người trở về. Lòng thơm hướng tới mùa xuân đã hết, Chỉ được nước mắt ướt đẫm áo. 【Nghĩa-sơn Lý-thương-Ẩn】
VĨNH-BIỆT CỬU-TRÙNG ĐÀI Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc ? Tháp người Hời nguyên là giống Angkor ! Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi ? Ôi khô khan ! Ôi gay gắt ! Nhưng đừng vội tủi. Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam. Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. 【Bá-hiểu họa, Ngọc-giao thư】
VÔ-ĐỀ Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần. 【Bá-hiểu họa, Ngọc-giao thư】
MẾ-CHÂU LỆ-SỬ (媚珠淚史 / Tearful story of Mae-Chao) Máu oan em đọng lại ngọc trân châu, Khối oan em thề rửa máu thằng Ngâu. ✎ Thái-dịch Lý-đông-A Tân Mão, năm thứ 48 [210 TCN], (Tần Thủy hoàng năm thứ 37). Mùa đông, tháng 10, Tần Thủy hoàng mất ở Sa Khâu. Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân sang xâm lấn. Đà đóng quân ở núi Tiên Du, đánh nhau với vua. Vua đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy. Bấy giờ Ngao đem thủy quân đóng ở Tiểu Giang, vì phạm thổ thần nên nhiễm bệnh, phải rút về. Nhâm Ngao bảo Đà rằng : "Nhà Tần sắp mất, dùng mưu kế đánh Phán thì có thể dựng nước được". Đà biết vua có nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ đến giảng hòa. Vua mừng, bèn chia từ Bình Giang trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của vua. Đà sai con là Trọng Thủy vào hầu làm túc vệ, cầu hôn con gái vua là Mế Châu. Vua bằng lòng. Trọng Thủy dỗ Mế Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào, vờ về Bắc thăm cha mẹ, bảo Mế Châu rằng : "Ân tình vợ chồng không thể quên nhau, nếu lỡ hai nước không hòa, Nam Bắc cách biệt, ta lại tới đây thì làm thế nào mà tìm được nhau ?". Mế Châu đáp : "Thiếp có cái nệm gấm lông ngỗng, thường mang theo mình, đi đến đâu thì rút lông ngỗng rắc ở chỗ đường rẽ để làm dấu". Trọng Thủy về báo cho Đà biết. 辛卯四十八年冬,十月,秦始皇崩於沙丘。任囂、趙佗帥師來侵。佗駐軍北江僊遊山與王戰,王以靈弩射之,佗敗走。時囂將舟師在小江,犯土神,染病歸,謂佗曰:「秦亡矣,用計攻泮,可以立國」。佗知王有神弩不可敵,退守武寧山,通使講和。王喜,乃分平江,以北佗治之,以南王治之。佗遣子仲始入侍宿衛,求婚王女媚珠,許之。仲始誘媚珠,竊觀靈弩,濳毀其機,易之。託以北歸省親,謂媚珠曰:「夫婦恩情不可相忘,如兩國失和,南北隔別,我來到此,如何得相見」。媚珠曰:「妾有鵞毛錦褥常附於身,到處拔毛置岐路,以示之」。仲始歸以告佗。 【Bá-hiểu họa, Ngọc-giao thư】
HẬU-CUNG Ỷ-LAN TRUYỆN (後宮倚蘭傳 / Empress Y-lan in the palace) Kỷ Dậu, [Thiên Huống Bảo Tượng] năm thứ 2 [1069] (Tống Hi Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng Hai, vua thân chinh phạt Chiêm Thành, bắt được chúa nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm. Vua nói : "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao ?". Bèn quay lại đánh nữa, thắng được. Nhâm Tí, [Thần Vũ] năm thứ 4 [1072] (Tống Hi Ninh năm thứ 5). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày Canh Dần, vua băng ở điện Hội Tiên. [Bầy tôi] dâng thụy hiệu là Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần hoàng đế, miếu hiệu là Thánh Tông. Hoàng thái tử Càn Đức đăng cơ trước linh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh thứ nhất. Bấy giờ vua mới bảy tuổi, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Dương hoàng hậu làm Thượng Dương hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự, lại có Thái sư Lý Đạo Thành làm phụ chính. Quý Sửu, Thái Ninh năm thứ 2 [1073] (Tống Hi Ninh năm thứ 6). Giam Hoàng thái hậu họ Dương, tôn Hoàng thái phi làm Linh Nhơn hoàng thái hậu. Linh Nhơn có tính khỏe ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính trị, mới kêu với vua rằng : "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu ?". Vua bèn hạ lệnh tống giam Dương thái hậu và 76 thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông. Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : "Nhơn Tông là người nhân hiếu, Linh Nhơn là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư ? Vì ghen là lẽ thường tình của đàn bà, huống hồ mẹ đẻ mà không được dự việc chính trị. Linh Nhơn dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với vua. Bấy giờ vua còn ấu thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích, mà không biết là lỗi to. Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chẳng vì can gián việc ấy ?". Ất Mùi, [Hội Tường Đại Khánh] năm thứ 6 [1115] (Tống Chính Hòa năm thứ 5). Mùa xuân, tháng Giêng, tấn phong ba hoàng hậu là Lan Anh, Khâm Thiên, Chấn Bảo và 36 cung nhân. Bấy giờ vua không có con trai, cho nên lập nhiều hoàng hậu và cung nhân, làm đàn chay để cầu tự. Thái hậu thì dựng nơi thờ Phật, trước sau được hơn trăm chùa. Tục truyền rằng thái hậu hối về việc Thượng Dương thái hậu và các thị nữ vô tội mà chết, làm nhiều chùa để sám hối rửa oan. 【Bá-hiểu họa, Ngọc-giao thư】
NƯỚC-NON NGÀN DẶM RA-ĐI (The homeland is some thousand miles behind) Năm tê trong lúc sang xuân Tôi theo công chúa Huyền Trân tôi lên đường Đường máu xương đã lắm oán thương Đổi sắc hương lấy cõi giang san Tôi đi theo bước ái tình Đi cho trăm họ được hòa bình ấm no Đèo núi cao nghe gió vi vu Thổi phấn son bay tới kinh đô. Nước non ngàn dặm ra đi Dù đường thiên lý xa vời Dù tình cố lý chơi vơi Cũng không dài bằng lòng thương mến người. The homeland is some thousand miles behind Against the never-ending interminable route Against the solitary exile's love Most infinite is the compassion for people. Du vieux pays à mille lieues partir, Malgré le long chemin éloigné, Malgré l'amour du pays empli de dangers, Rien ne vaut la passion de l'humanité. Bước đi vào lòng muôn dân Bằng hồn trinh nữ mơ màng Bằng tình say đắm ơi chàng Ước nuôi dần hòa bình trong ái ân. To walk into the hearts of millions With a virgin's soul, so dreamy With a love of dedication, oh my beloved man Is to gently nurture peace in benevolence. Pénétrer le cœur de mille peuples, Avec l'âme de vierge rêvant, Avec l'amour enivré, ô mon amant, Je voudrais nourrir la paix amoureusement. Nhưng ánh tháp vàng Cây quế giữa rừng Chỉ một mùa tang là hương là sắc tan Tàn cả tình yêu Vì hận còn gieo Đất nước cháy theo với ngọn lửa thiêu. Yet in light from the golden tower The cinnamon tree in the forest Only after a season of mourning Has its fragrance and colour all withered Withered also becomes the compassion As hatred is still sowed The homeland is on fire Like a cremation flame. Mais l'éclat du stupa doré Et le parfum des canneliers de nos forêts En une saison de deuil se sont évaporés, Comme cet amour écrasé Par la haine qu'on ne cesse de semer, Et dans le feu notre pays s'est consumé. Mới hay tình nhẹ như tơ Mộng ngoài biên giới mơ hồ Chẳng ngăn được sóng vỡ bờ Với đêm mờ hồn về trên tháp ma. Therefore love is as light as a feather To dream from beyond the intangible borders Can hardly stop ocean waves to break the shores In dark nights, souls are returning upon the holy tower. Je sais, l'amour est fragile tel un fil de soie, Et cette rêverie loin de nos frontières N'arrête point les vagues meurtrières, Mais en cette nuit voilée, mon âme vogue vers la tour fantôme de naguère. 【Bá-hiểu họa, Ngọc-giao thư】
TÌNH-SỬ HẠO-SẢM THỊ-NGỪ THỦ-ĐỘ (Love story of Hao-Sam, Thi-Ngu and Thu-Do) [...] Lý Huệ Tông đế - Trần Thị Ngừ - Trần Thủ Độ. Thị Ngừ thuở thiếu nữ. Hoàng thái tử [Sảm] đến thôn Lưu Gia ở Hải Ấp nghe tiếng con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ. Nhà Trần Lý nhờ nghề đánh cá nên giàu, người quanh vùng theo về, nhân có quân chúng, cùng nổi lên làm giặc. Thái tử đã lấy con gái của Lý, trao cho Lý tước minh tự, phong cho cậu của người con gái ấy là Tô Trung Từ làm Điện tiền Chỉ huy sứ. Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : "Thái tử [Sảm] đi lần này là vì nước loạn mà tránh nạn, sao lại buông lòng dâm dục ở ngoài mà tự tiện phong tước cho người ? Bởi Cao Tông rong chơi vô độ, rường mối bỏ hỏng, cho nên mới thế. Nhưng họ Lý nhân đấy mà vong, họ Trần nhân đấy mà hưng, ấy là do trời cả". Bính Tí, [Kiến Gia] năm thứ 6 [1216] (Tống Gia Định năm thứ 9). Mùa xuân, sách phong ngự nữ làm Thuận Trinh phu nhân. Thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc, thường chỉ phu nhân mà nói là bè đảng của giặc, bảo vua đuổi bỏ đi ; lại sai người nói với phu nhân bảo phải tự sát. Vua biết mới ngăn lại. Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu nhân. Mỗi bữa ăn vua chia cho phu nhân một nữa và không lúc nào cho rời bên cạnh. Thái hậu lại sai người cầm chén thuốc độc bắt phu nhân phải chết. Vua lại ngăn không cho, rồi đêm ấy cùng với phu nhân lẻn đi đến chổ quân của Tự Khánh ; gặp khi trời đã sáng, phải nghĩ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, gặp tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón. Đinh Sửu, [Kiến Gia] năm thứ 7 [1217] (Tống Gia Định năm thứ 10). Mùa xuân, tháng Ba, vua dần phát điên, có khi tự xưng là thiên tướng giáng thế, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sớm đến chiều không nghỉ, khi thôi đùa nghịch thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần về tay kẻ khác. Tân Tị, [Kiến Gia] năm thứ 11 [1221] (Tống Gia Định năm thứ 14). Mùa xuân, tháng Giêng, tìm khắp thầy thuốc trong nước để chữa bệnh cho vua, nhưng không hiệu nghiệm gì. Vua thì ở tít trong cung, giặc cướp bừa bãi, nhân dân ở ngoài thành lưu ly cực khổ lắm. Giáp Thân, [Kiến Gia] năm thứ 14 [1224] (Tống Gia Định năm thứ 17). Bệnh của vua ngày càng tăng mà không có con trai để nối nghiệp lớn, các công chúa đều được chia các lộ làm ấp thang mộc, ủy nhiệm cho một mình Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình. Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái nữ để truyền ngôi cho. Vua xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội. Chiêu Thánh lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 1, tôn hiệu là Chiêu Hoàng đế. Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo. Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo ; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt. Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói : “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu“. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói : “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi“. Đến nay, sai người bày biện hương hoa đến bảo [Huệ Tông] : “Thượng phụ sai thần đến mời“. Thượng hoàng nhà Lý nói : “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử“. Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng : “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế“. Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa. Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía Nam cửa, đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông. Giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho châu Lạng làm ấp thang mộc. Linh Từ quốc mẫu khi tuổi già xế bóng, cùng Thiên Thành công chúa dạo chơi trong ngự hoa viên. 【Bá-hiểu họa, Ngọc-giao thư】
SĨ-NỮ TIÊU-TƯỢNG Bức Tân nương đồ (新娘圖) của thư sinh Nguyễn Bá Hiểu kỳ thực chẳng có gì đặc sắc, nếu không nói là tầm thường. Nó chỉ trở nên đặc biệt vì có quá nhiều dư luận ồn ào vây quanh, hẳn do những con người ấy bị ám ảnh bởi cái chủ nghĩa thuần Việt. Khổng tử có khi bàn : "Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ" (孔子曰:攻乎異端,斯害也已), Không Cốc thiền sư còn nặng lời hơn : "Dị đoan giả, tạp học dã" (空谷禪師日:異端者,雜學也). Công chúng phần đông chỉ ưa tạp luận về căn nguyên sự chết của Quang Trung đế, nhưng công tích của ông với dân với nước cụ thể ra sao thì chẳng tường ; vả chăng, họ tranh cãi về giới tính thực của Khải Định đế thì nhiều, song chẳng mấy người biết có bao nhiêu phong tục tốt đẹp được ông xiển dương cho đời. Ấy, xằng bậy là thế, mà hễ cái gì có vẻ xa lạ với mình thì nhảy dựng lên như cắn phải môi. Giai phẩm Tân nương đồ, thư sinh họ Nguyễn họa một sĩ nữ mặc áo nàng dâu, lại đội khăn cầm nhành sen rất điệu đà ; cứ ý thư sinh, sở dĩ ngài vẽ thế vì muốn tạo ra ảnh hình "sự trinh bạch bên trong cái tĩnh tại". Tuy nhiên, lại có thuyết cho rằng : Vào một đêm sáng giăng, Nguyễn sinh uống rượu với dồi chó rồi mê đi. Ngài bỗng thấy một thiếu nữ hình vóc thanh tú, đến lay bảo đi hái sen mà ướp trà. Khi thư sinh tỉnh rượu còn thoảng nghe hương sen đưa lại, song cô ả đã đi đâu mất, ngài tiếc rẻ mới họa bức hình để ghi nhớ tích lạ. Việc này, tôi nghe cô Lê Ngọc Linh kể lại ! 【Sơn Nam Tử】