Biên khảo Đình Nam Bộ xưa & nay - Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường (PDF)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Heoconmtv, 24/6/15.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Đình Nam Bộ Xưa & Nay
    Tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường
    Nhà xuất bản Đồng Nai

    Việc tìm hiểu về đình, trước hết, buộc phải đả động đến hai vấn đề chính yếu: cái đình và vị thần được thờ chính ở đó –thần Thành Hoàng – Hai vấn đề này, đến này không phải là đối tượng mới mẻ, sonh chính vì chúng đã được nhiều nhà nghiên cứu lý giải theo những hướng riêng nên bên cạnh những khám phá khoa học còn là những biện thuyết bất đồng.

    Ở đây nhóm tác giả dựa trên tài liệu thư tịch cổ và những thành tựu nghiên cứu đã công bố gần đây để trình bày về nguồn gốc và những biến đổi của cái đình cùng với tập tục thờ thần Thành Hoàng trong lịch sử nhằm phác ra những nét cơ bản nhất của chúng như một tiến trình lịch sử của đề tài chính: Đình Nam bộ.

    Sách gồm các chương:

    Chương I: Cái đình trong lịch sử

    Chương II: Đình Nam bộ - Sự hình thành và những biến đổi

    Chương III: Các đối tượng thờ tự ở đình Nam Bộ

    Chương IV: Nghi thức cúng và lễ họi của đình Nam bộ

    Phụ lục I: Văn tế trong lễ Kỳ Yên

    Phụ lục II: Một số sắc thần của triều Nguyễn

    Phụ lục III: Tư liệu về đào thài, lễ xây chầu và lễ đại bội

    Download:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/15
  2. goldfish

    goldfish Lớp 8

    TÊN LÀNG MỚI DO HAI LÀNG CŨ NHẬP LẠI

    Trong cuốn Đình Nam bộ xưa và nay của Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường, (Nxb Đồng Nai - năm1999) có đoạn sau đây:

    “Khoảng năm 1900-1930, chánh quyền đô hộ chủ trương sáp nhập nhiều thôn thành một xã, tuy nhằm mục đích tiết kiệm ngân sách, nhưng gây ảnh hưởng không tốt cho việc trùng tu đình miếu. (…) Nay gặp chủ trương này có tục khi nhập làng thì lấy mỗi thôn một chữ để đặt tên xã mới. Thí dụ hai thôn Bình Tạo và An Đức nhập lại thành xã Bình Đức”. (trang 47)

    Ý nói: Bình Tạo + An Đức -> Bình Đức.

    Đối với các làng thuộc tỉnh Long Xuyên, chúng tôi thấy:

    - Vĩnh Thuận + Thâm Trạch -> Vĩnh Trạch (năm 1920)

    - Tân Thuận Đông + Tân Hưng -> Thuận Hưng (năm 1936)

    - Thạnh Hoà Trung Nhì + Thạnh An -> Thạnh Hoà Trung An (năm 1931)

    Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ:

    - Hoà Bình + Cà Lâu -> Hoà Bình Thạnh (năm 1920)

    - Vĩnh Trinh + Nhuận Ốc -> Vĩnh Trinh (năm 1920)

    Nói thêm:

    Vào năm 1897, tổng Định Hoà (thuộc hạt Long Xuyên) gồm 11 làng: An Long, An Thạnh Trung, Hưng Châu, Kiến Long, Kiến Thạnh, Long Thạnh, Mỹ Hoà, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn An, Long Điền. Đến năm 1899, tổng này chỉ còn 9 làng: An Thạnh Trung, Hưng Châu, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hoà, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn An.

    Như vậy, vào năm 1899, có 4 làng bị xoá tên: An Long, Kiến Long, Kiến Thạnh và Long Thạnh; và 2 làng mới lập: Kiến An và Long Kiến. Căn cứ vào các cách đặt tên làng mới nêu trên, chúng tôi tạm suy ra:

    Kiến Long + An Long -> Kiến An ; Long Thạnh + Kiến Thạnh -> Long Kiến

    hoặc:

    Kiến Thạnh + An Long -> Kiến An ; Long Thạnh + Kiến Long -> Long Kiến
     
    ai0ia, Thai232, thanhbt and 4 others like this.
  3. goldfish

    goldfish Lớp 8

    NGUYÊN TẶNG – GIA TẶNG

    Theo Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường, trong Đình thần Nam bộ xưa và nay (Nxb Đồng Nai - năm1999), thì các vị thần Bổn Cảnh Thành Hoàng, được vua Minh Mạng phong tặng mỹ tự (theo qui định năm 1825) là “Quảng Hậu”, năm 1840 Minh Mạng gia tặng “Chánh trực”, năm 1841 Thiệu Trị gia tặng “Hựu Thiện”, đến đời Tự Đức lại gia tặng “Đôn Ngưng”. (Sđd, tr. 110)

    Chúng tôi thấy một số đình làng như Thạnh Hoà Trung, Định Yên (đều thuộc huyện Tây Xuyên), tuy mới được sắc phong lần đầu tiên, nhưng trong sắc thần do vua Tự Đức ban ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (nhằm ngày 08/01/1853 dl) có câu:

    原 贈 廣 厚 正 直 佑 善 之 神…

    Nguyên tặng Quảng Hậu Chánh Trực Hựu Thiện chi thần…

    Tạm dịch: Trước đây đã được tặng là thần Quảng Hậu Chánh Trực Hựu Thiện…

    Và câu:

    …加 贈 廣 厚 正 直 佑 善 敦 凝 之 神

    …gia tặng Quảng Hậu Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng chi Thần.

    Tạm dịch: …(Nay) tặng thêm là thần Quảng Hậu Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng.

    Như vậy, tuy dưới đời vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị, các thần Bổn Cảnh Thành Hoàng của các đình làng nói trên chưa được sắc phong, nhưng vua Tự Đức cũng xem như đã được tặng các mỹ tự “Quảng Hậu, Chánh Trực, Hựu Thiện” rồi, và ông tặng thêm mỹ tự “Đôn Ngưng”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/7/15
    ai0ia, Thai232, thanhbt and 4 others like this.
  4. goldfish

    goldfish Lớp 8

    VUA TỰ ĐỨC CẤP SẮC PHONG BỔN CẢNH THÀNH HOÀNG “ÚP BỘ”

    Trong cuốn Đình thần Nam bộ xưa và nay của Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường (Nxb Đồng Nai, năm 1999) có các đoạn sau đây:

    “Đến đời Tự Đức rút kinh nghiệm không dùng biện pháp viết tay nữa mà dùng lối in mộc bản, chữ rời, chỉ chừa chỗ để in tên địa phương nhận lãnh vào sau. Tuy nhiên đợt cấp sắc vào năm Tự Đức thứ V (1852) vì số lượng quá nhiều (toàn quốc cấp 13.069 đạo, riêng từ Quảng Nam đến Nam Kỳ có 2749 đạo sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng, không kể sắc phúc thần), việc làm lại vội gấp nên phải dủng loại giấy vẽ rồng bằng nhũ bạc rất đơn giản, chữ in, nhiều đạo dấu ấn đóng lấy lệ nên trông xấu hơn các đạo sắc cấp ở giai đoạn trước.

    (…)

    Đợt cấp sắc phong này mang tính chất úp bộ, vội nhưng đạt nhiều kết quả tốt. (…) Đợt phong này không thiếu sót như các đợt trước. Có nhiều làng chỉ mới lập khoảng 15-20 năm, các mặt chưa ổn định, nhưng cũng được sắc. Có thể nói làng nào có tên trong đợt làm Địa bạ 1836 là được triều đình nhìn nhận. ” (Sđd, tr. 113-114)

    Theo trên thì vua Tự Đức có chủ ý cấp sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng cho tất cả các làng (thôn, xã, phường) đã được xác lập địa bạ năm 1836 (Minh Mạng thứ 17).

    Như vậy, một thôn nào đó đã được xác lập địa bạ năm 1836, ví dụ như thôn Vĩnh Thuận [1], tuy không có sắc phong nhưng vẫn có thể xem như có mà không nhận được (?)

    Năm 1836, thôn Vĩnh Thuận thuộc tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, tỉnh An Giang. Đến năm 1868, làng Vĩnh Thuận thuộc tổng Định Thành, hạt thanh tra Châu Đốc. Vì thiếu tài liệu nên chúng tôi không biết vào ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ năm (nhằm ngày 08/01/1853) thôn Vĩnh Thuận thuộc huyện nào [2].

    --------

    [1] Năm 1920, làng Vĩnh Thuận hợp nhất với làng Thâm Trạch thành làng Vĩnh Trạch. Theo vài vị trong ban tế tự đình Vĩnh Trạch thì hồi xưa, ông hương chánh Mai Công Chánh được cử đi lo việc nhận sắc thần, nhưng không hiểu lý do gì mà không nhận được.

    [2] Trên các sắc thần mà chúng tôi được biết không ghi tên tổng và tên tỉnh, chỉ ghi tên thôn và tên huyện. Ví dụ: Tây Xuyên huyện Thạnh Hoà Trung thôn, Tây Xuyên huyện Tân Thuận Đông thôn, Tây Xuyên huyện Định Yên thôn.
     
    ai0ia, Thai232, tducchau and 2 others like this.
  5. goldfish

    goldfish Lớp 8

    ĐÌNH VÀ CÁC TÊN GỌI KHÁC

    Trong cuốn Đình thần Nam bộ xưa và nay (Nxb Đồng Nai, 1999) của Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường có đoạn sau đây:

    “Một trong những đặc điểm riêng của đình Nam Bộ so với đình ở các vùng khác là tính chất đa chức năng (công ích và tính ngưỡng). Về chức năng tính ngưỡng, ngoài thờ Thành Hoàng đình còn là trú sở của các vị thần linh khác. Qua quá trình lịch sử, riêng cái tên gọi cũng đã phức tạp hơn các vùng khác của đất nước, cụ thể:

    - Thông thường gọi là đình. Thí dụ đình làng Bình Long thì chữ Hán viết là Bình Long đình. Thế nhưng do ảnh hưởng phong trào hội đoàn, có nhiều đình được gọi theo tên hội khánh tiết của đình ấy thí dụ như đình làng Tân Thới Nhì (Hốc Môn) còn có tên là đình Khánh Diên (tên hội). Rồi do phong trào đô thị hoá, nhiều khi người ta quên cả tên làng thí dụ như đình Long Quới (Quận 11), đình Đông Sơn (Quận 5, TP. HCM)

    - Vùng Vĩnh Long, tất cả các đình làng đều gọi là “Linh miếu”, do ảnh hưởng Hoa.

    - Vùng Cái Bè (Tiền Giang) có tục gọi là võ miếu hay miếu võ, như câu thơ của Học Lạc “Trường văn có kẻ thêu rồng cọp. Miếu võ nhờ tay chí bá tòng” vừa ảnh hưởng Hoa vừa ảnh hưởng nho giáo.

    - Vùng Thủ Dầu Một có đình gọi là “Linh từ”

    - Vùng Cai Lậy có nơi gọi đình là “Thần đình”, “Cổ đình”

    - Vùng Biên Hoà thường gọi đình là “Cổ miếu”

    - Vùng Mỹ Tho có tục gọi là miếu, nhưng tên chính thức (chữ Hán) viết là đình.

    - Vùng Sông Bé, dân gian có tục gọi là “nhà vuông cái”

    - Một số đình đặc biệt có qui mô to lớn ở vị trí trung tâm nhiều làng, thường tự xưng là “Đình Trung” như Mỹ Trà đình trung” (Cao Lãnh), Đông Sơn đình trung (Gò Công)”. (Sđd, tr. 43).

    Theo trên thì đình, còn được gọi là linh miếu, võ miếu, miếu võ, linh từ, thần đình, cổ đình, cổ miếu, miếu, nhà vuông cái, đình trung.

    Theo chúng tôi được biết thì đình Vĩnh Thuận được ghi là VĨNH THUẬN MIẾU VÕ 永順廟宇. Ông tiền hiền khai khẩn thôn Vĩnh Thuận là Trương Công Tứ quê ở Cần GiuộcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    [​IMG]

    Vào khoảng đầu năm 1920, làng Vĩnh Thuận 永順 hợp nhất với làng Thâm Trạch 深澤 thành làng Vĩnh Trạch 永澤 (theo nghị định ngày 13/12/1919), lúc đó Vĩnh Thuận miếu võ đổi tên thành VĨNH TRẠCH ĐÌNH TRUNG 永澤亭中. Ngày nay đình Vĩnh Trạch thuộc xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; còn đình Thâm Trạch (bảng ghi bằng chữ quốc ngữ là MIẾU THÂM TRẠCH) thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

    NÓI THÊM:

    Thông thường thì tên đình được đặt theo là tên thôn, làng, xã. Khi địa danh hành chính sở tại thay đổi - do sáp nhập hoặc chia tách - thì tên đình cũng đổi theo. Ví dụ:

    Trễ lắm là vào năm 1871, làng Thạnh Hoà Trung bị chia làm 2: Thạnh Hoà Trung Nhứt và Thạnh Hoà Trung Nhì. Lúc này đình Thạnh Hoà Trung thuộc làng Thạnh Hoà Trung Nhứt nên tên đình đổi tên thành Thạnh Hoà Trung Nhứt.

    Năm 1972, xã Thạnh Hoà Trung Nhứt rút gọn lại thành Trung Nhứt, tên đình cũng sửa lại thành Trung NhứtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhưng vào năm 1976, thị trấn Thốt Nốt được thành lập từ một phần đất của xã Trung Nhứt. Lúc đó đình thuộc thị trấn này, tên đình không đổi tên theo đơn vị hành chính trực thuộc như 2 lần trước mà đổi thành Thạnh HoàVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Huỳnh Công Thiền, thân phụ của ông tiền hiền Hùynh Công Mai và hậu hiền khai cơ Huỳnh Công Thành, có lẽ quê ở miền trung vào nam bằng ghe thuyền vì vào ngày cúng việc lề hàng năm (tại chùa Phật Nổi, nay gọi là phủ thờ họ Huỳnh) đều có nghi thức thả bè.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cũng năm 1972, tên xã Thạnh Hoà Trung An cũng được rút gọn thành Trung An. Theo vài vị cao niên trong ban tế tự đình Thạnh Hoà thì trước 1972 đã xảy ra trận dịch làm rất nhiều người chết; chính quyền theo thỉnh cầu của người dân xã Thạnh Hoà Trung An đổi tên xã lại thành Trung An. Chúng tôi đoán bệnh dịch đó là dịch tả, và có lẽ nhân dịp đổi tên xã Thạnh Hoà Trung An thành Trung An, chính quyền cũng đổi tên xã Thạnh Hoà Trung Nhứt thành Trung Nhứt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Năm 2009, thị trấn Thốt Nốt đổi thành phường Thốt Nốt (đình Thạnh Hoà thuộc phường này); phường Thạnh Hoà được thành lập từ một phần đất của Trung Nhứt và một phần đất của Trung An. Cả 2 phường Thốt Nốt và Thạnh Hoà đều thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
     
    ai0ia, thanhbt, Thai232 and 1 other person like this.
  6. goldfish

    goldfish Lớp 8

    LONG CHIẾN hay LONG CHIẾNG?

    Trong cuốn “Đình Long Chiến - ấp 2, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” do Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP. Hồ Chí Minh biên soạn, in Tháng 7 năm Kỷ Sửu – 2009, có các đoạn sau:

    “Theo các tài liệu trên ta thấy từ thuở ban đầu cho tới khi lập địa bạ Minh Mạng 1836 thì hai thôn mang tên Bình LợiLong Chánh (Chiến) cùng song song tồn tại ngang nhau cho đến thời kỳ Pháp thuộc vào khoảng năm 1917 đã xuất hiện tên Bình Long và không còn tên Bình LợiLong Chánh nữa. Có nguồn tin địa phương nói: Thời Pháp 3 thôn Long Chánh, Bình Ninh, Đa Lộc nhập lại thành Bình Long và cuối cùng sau năm 1975, 2 xã Bình Long nhập với Lợi Hoà thành Bình Lợi mà đình Long Chiến toạ lạc tại ấp 2 xã Bình Lợi huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai” (trang 10).

    “Cụ thể, nội dung của 3 đôi liễn như sau:

    千 秋 碑 碣 記 銘 村 隆 政
    萬 古 香 焚 浩 氣 列 英 靈


    THIÊN THU BIA KIỆT KÝ MINH THÔN LONG CHIẾN
    VẠN CỔ HƯƠNG PHẦN HẠO KHÍ KIỆT ANH LINH

    Nghĩa:

    Ngàn năm bia đá khắc ghi thôn Long Chiến
    Muôn Thuở hương trầm dâng tưởng đấng Anh Linh
    ” (trang 42).

    Nhận xét:

    Theo học giả An Chi, trong một bài giảng về hai chữ “tứ chiếng” trong câu “Trai tứ chiếng, gái giang hồ” thì “trong tiếng Hán mà âm Hán Việt xưa là tứ chiếng, biết rằng iêng - inh, như: - (trống) chiêng ~ chinh; (đau) điếng ~ đinh 酊 (say đến không còn biết gì); kiềng (ba chân) ~ kình 檠 (giá đèn, chân đèn); (thiêng) liêng ~ linh (thiêng) v.v… Tứ chiếng ~ tứ chính 四正 đã được Từ hải giảng như sau (…)” (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Theo ghi nhận của Wiktonary:

    - chữ nôm 政 có thể phiên âm là: chinh, chiếng, chánh, chính.

    - chữ nôm 正 có thể phiên âm là: chinh, giêng, chếnh, chênh, chiếng, chánh, chính.

    (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Theo các cứ liệu nêu nên, hai chữ 隆 政 (Long Chính) trong đôi câu đối nêu trên có lẽ nên phiên âm là LONG CHIẾNG. Có thể vì tên đình vốn được ghi bằng chữ quốc ngữ là LONG CHIẾN nên các tác giả cuốn Đình Long Chiến viết: “Long Chánh (Chiến)” và phiên âm 2 chữ 隆政 là LONG CHIẾN.

    Ngoài ra, chữ 碑 và chữ 列 trong hai câu đối ở trên có lẽ nên phiên âm là BI và LIỆT.

    Tạm phiên âm lại:

    Thiên thu bi kiệt ký minh thôn Long Chiến(g)
    Vạn cổ hương phần hạo khí liệt anh linh.

    Nói thêm:

    Trong sách còn có đoạn sau:

    “Hầu hết sắc phong Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh ở quanh vùng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn không nhiều, do lâu ngày bị mục nát, do chiến tranh bị thất lạc. Hầu hết được cấp ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5, tức năm 1952” (trang 24).

    Viết “tức năm 1952”, theo chúng tôi là không đúng vì “ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5” nhằm ngày 8/1/1953.
     
    ai0ia, thanhbt and Thai232 like this.
  7. Thai232

    Thai232 Super Moderator

    Mình có tìm hiểu về sắc phong. Bạn nào cũng tìm hiểu về vấn đề này thì hôm nào chúng ta cùng giao lưu, chia sẻ thêm kiến thức.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này