Kinh điển Đồi gió hú - Emily Bronte

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi poppy_chip, 1/10/13.

  1. poppy_chip

    poppy_chip Sinh viên năm IV

    hermerry, 123phat, Hwoaa and 23 others like this.
  2. Jie

    Jie Lớp 5

    [​IMG]
    Đồi Gió Hú, câu chuyện cổ điển về tình yêu ngang trái và tham vọng chiếm hữu, cuốn tiểu thuyết dữ dội và bí ẩn về Catherine Earnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, với gã đàn ông thô ráp và điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff, được trình diễn trên cái nền đồng truông, quả đồi nước Anh cô quạnh và đơn sơ không kém gì chính tình yêu của họ. Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Gia đình, địa vị xã hội, và cả số phận rắp tâm chống lại họ, bản tính dữ dội và ghen tuông tột độ cũng huỷ diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó đã sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó dược tự do tái ngộ, Khi những cơn gió hoang vắng và điên cuồng tràn về quanh các lâu đài trong Đồi gió hú...

    Cuốn tiểu thuyết duy nhất của Emily Bronte, là cuốn sách đã tới tay công chúng với nhiều lời bình trái ngược vào năm 1847, một năm trước khi nữ tác giả qua đời ở tuổi ba mươi. Thông qua mối tình giữa Cathy và Heathcliff, với bối cảnh là đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, Đồi gió hú đã tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vươn tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người, giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết ra về nỗi đam mê cháy bỏng.
    Bản dịch của Nhất Linh và Nguyễn Tường Thiết:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bản dịch của Dương Tường:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 7/4/14
    hermerry, dongmai, thnguyen and 22 others like this.
  3. Tên sách: Đồi Gió Hú.
    Tác giả: Emily Bronti.
    Nhà xuất bản Văn học, 2004.

    Doi gio hu.jpg

    Link download tại đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Hoặc tại đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  4. dong

    dong Mầm non

    Cám ơn bạn rất nhiều.
     
  5. Nhung0507

    Nhung0507 Mầm non

    có file prc ko cho mình xin với!!
     
  6. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3

    Cảm ơn bạn. Trong đây bản dịch nào hay hơn ta?
     
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Last edited by a moderator: 18/8/16
    hermerry, 123phat, meetdak and 6 others like this.
  8. an234

    an234 Lớp 3

    không có epub sao ?
     
  9. tango.baby

    tango.baby Mầm non

    Mình rất hâm mộ bản dịch của Dương Tường! Chúc cả nhà đọc sách vui và cảm ơn chủ topic!
     
    ArtIficial thích bài này.
  10. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    cover.jpg

    Đỉnh Gió Hú là tác phẩm dịch thuật duy nhất của văn hào Nhất Linh. Ông đã dành những giờ rảnh hiếm hoi trong cuộc đời rất bận rộn của ông để dịch cuốn Wuthering Heights này từ nguyên tác Anh ngữ phối hợp với bản Pháp ngữ Les Hauts de Hurle-Vent của dịch giả Frédéric Delebecque. Đầu tiên ông dịch nhan truyện là Mỏm Gió Hú, sau mới sửa thành Đỉnh Gió Hú trước khi đăng một phần trên Nguyệt san Tân Phong (Sài Gòn, Việt Nam) vào năm 1960.

    Nguồn: vietmessenger
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/5/16
  11. TWINNA

    TWINNA Lớp 1

    Oh please ! =))
    Cái này có được xem là xuyên tạc và không tôn trọng nguyên tác không nhỉ.
    Heathcliff và Catherine đang hay vậy mà sửa thành Hy và Yên Liên nghe mắc cười ghê =)).
    Cảm ơn các bạn làm ebook vì đã cho mình biết có thời văn học Việt nó như thế này.
     
  12. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Cái này là dịch phóng tác, kiểu như cụ Bùi Giáng dịch Tô Mạn Thù có chèn vài câu Kiều.
     
  13. lotus

    lotus Lớp 4

    Cho mình hỏi tác phẩm Đồi gió hú bạn Poppy_chip chuyển từ TVE qua thì ai là dịch giả? Mình copy lại đoạn đầu của ba bản dịch. Xin cám ơn...

    Bản dịch Đồi gió hú của bạn Poppy_chip chuyển từ TVE qua:

    “Tôi vừa trở về nhà sau chuyến đi thăm ông Heathcliff, vị chủ nhà và cũng là người láng giềng duy nhất rồi đây sẽ gây phiền phức cho tôi.

    Trên khắp Anh quốc này tôi khó lòng tìm được một nơi nương thân nào hẻo lánh hơn chốn này. Nơi đây hoàn toàn thích hợp với tôi, vì nguyện vọng duy nhất của tôi là được tránh gặp gỡ mọi người.

    Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông Heathcliff là: đây quả là người láng giềng lý tưởng trong cảnh sống biệt lập. ông không thể biết được tôi vui mừng ra sao khi thấy thái độ thiếu thân thiện của ông ta. Khi tôi thúc ngựa lại gần, ông ta nhìn tôi chằm chằm, cặp mắt đen ẩn dưới hàng lông mày rậm lộ vẻ ngờ vực:

    - Ông Heathcliff phải không ạ?

    - Tôi hỏi. Để đáp lại ông ta chỉ gật đầu.

    - Tôi là Lockwood, khách mới đến thuê nhà của ông. - Tôi nói tiếp - Tôi tự cho mình cái vinh hạnh cố đến thăm ông thật sớm ngay sau khi tới nơi. Tôi hy vọng việc tôi sống ở ấp Thrushcross sẽ không gây phiền phức cho ông.”

    Bản dịch Đỉnh gió hú của nhà văn Nhất Linh và Nguyễn Tường Thiết:

    “Năm 1801 - Tôi vừa đi thăm ông chủ nhà về. Vùng này đối với tôi thực là tuyệt, có lẽ trong toàn cõi nước Anh tôi không thể tìm được một nơi nào xa cách sự huyên náo như ở đây. Thật là cõi thiên đường của những kẻ chán đời: Ông Hy đối với tôi là hai người hoàn toàn hợp với vùng hiu quạnh. Ông Hy chắc không ngờ tôi có thiện cảm với ông ngay, mặc dầu lúc tôi cho ngựa tiến lên, hai con mắt đen của ông sâu hoắm nhìn tôi một cách nghi hoặc và lúc tôi xưng danh, các ngón tay của ông lại thọc sâu một cách rất quả quyết vào túi áo.

    "Thưa ông, ông có phải là ông Hy 2 không?" Ông ấy chỉ gật đầu, không trả lời. Tôi tiếp theo: "Thưa ông tôi là Lộc 3 người mới thuê Họa Mi Trang của ông. Tôi phải vội vàng đến thăm ông ngay, vì tôi sợ đã làm phiền ông vì tôi đã quá ư khẩn khoản đòi thuê cho bằng được Họa Mi Trang, còn ông thì hình như..." “

    Bản dịch Đồi gió hú của Dương Tường:

    “Năm 1801. Tôi vừa đi thăm vị chủ nhà về – người láng giềng duy nhất rồi đây sẽ dây dướng quan hệ với tôi. Đây quả thực là một miền tuyệt diệu! Trên khắp nước Anh, tôi không tin rằng mình có thể cố định ở nơi nào cách biệt sự nhộn nhạo của xã hội đến như thế này. Một thiên đường hoàn hảo cho kẻ yếm thế, và ông Heathcliff với tôi là một cặp thích hợp để chia sẻ cảnh đìu hiu ở đây. Một tay cực kỳ! Ông ta khó lòng tưởng tượng được là tim tôi ấm lên biết bao nhiêu nhiệt tình đối với ông lúc nhìn thấy đôi mắt đen của ông rụt lại đầy vẻ nghi ngại, dưới cặp lông mày, khi tôi thúc ngựa tớivà lúc những ngón tay ông, cảnh giác quyết liệt, náu sâu hơn nữa vào trong áo gi-lê khi tôi xưng tên. - Ông Heathcliff? Tôi hỏi. Một cái gật đầu là câu trả lời. - Thưa ông, tôi là Lockwood, khách mới đến thuê nhà của ông. Tôi tự cho mình cái vinh hạnh lại thăm ông sớm nhất ngay sau khi tới nơi, để bày tỏ hy vọng rằng tôi đã không làm rầy ông bằng việc kèo nèo xin được thuê ấp Thrushcross, hôm qua tôi nghe ông nói ông đã có ý…”
     
  14. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi nghĩ nếu bạn sống cùng thời với cụ Nhất Linh chưa chắc gì bạn đã biết đọc chữ Hy và Yên Liên chứ đừng nói tới Heathcliff và Catherine. Thời đó mấy ai được đi học, biết đọc biết viết? Không biết thời đó ai dạy cho cụ Tiếng ANH chứ ngay như tôi bây giờ đọc mấy tên đó cũng muốn đơ lưỡi luôn. How are you? Tôi dịch bừa là Ông bà ăn cơm chưa? Ông bà có mạnh khỏe không? Không lẽ tôi xuyên tạc hay không tôn trọng nguyên tác? Bạn viết Oh please! Tôi cũng dịch bừa là Làm ơn đi! Nguyên tác đâu có ơn nghĩa gì trong đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/10/16
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Các cụ hồi xưa đi học đều biết tiếng Pháp, đã có nền tiếng Pháp chuyển qua học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn vì ngữ pháp tiếng Anh đơn giản hơn và một số từ giống tiếng Pháp.

    Ở trên có nói Nhất Linh dịch từ tiếng Anh có phụ trợ thêm bản tiếng Pháp, chứng tỏ ông nắm tiếng Pháp vững hơn nên sử dụng để kiểm tra lại những chỗ dịch khó hiểu.

    Bản đó ít chương hơn, câu văn rút gọn nên chắc nằm trong series Danh tác rút gọn (ví dụ hồi xưa có NXB Thanh niên ấn hành).
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/10/16
    lotus thích bài này.
  16. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    "Cái này" không phải là xuyên tạc. Trước 1975 người miền nam gọi là "phóng tác". Đó là một thể loại mà nhiều nước trên thế giới áp dụng khi chuyển dịch một tác phẩm văn chương sang tiếng nước mình để nhiều độc giả trong nước có thể cảm thụ được tác phẩm đó. Như @dongtrang có viết trong phản hồi của bạn ấy.

    Cái mà bạn có thể gọi là "không tôn trọng nguyên tác" ở đây chỉ có thể là ảnh bìa của cuốn
    Đồi Gió Hú.
    Tác giả: Emily Bronti.
    Nhà xuất bản Văn học, 2004.

    Khi mà tên viết đúng chính tả Anh là "Brontë" (cũng chỉ là hỏi chú Gúc và các trang Wiki thôi nên cũng không chắc lắm. Nhưng ít ra là đa số đều thống nhất chữ này).

    Tôi chưa đọc cuốn này do NXB Văn học in nhưng mới nhìn hình bìa thì có cảm tưởng khâu hiệu đính của NXB Văn học ẩu tả hết sức vì đối với riêng cá nhân tôi, hình bìa là cái đầu tiên làm mình có cảm giác muốn mua cuốn sách này hay không.
     
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bạn có thể lấy bản tôi làm ebook về, ít ra là khá hơn cái bản in của NXB Văn học. Tôi đã sửa lại các lỗi in :D

    Tôi có xu hướng trung thành với bìa nguyên bản mà mình làm ebook, nên dù bìa của Nhã Nam đẹp hơn (cũng in từ bản dịch Dương Tường) nhưng tôi chẳng biết nội dung nó thế nào nên không dám dùng.
     
    big_daddy and tamchec like this.
  18. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Đây chỉ là bàn chuyện bên lề thôi. Lấy thí dụ Au Bonheur des Dames của Émile Zola. Đa số các bản dịch nước khác, chẳng hạn Anh, Đức, Ý và ngay cả Tàu cũng đều dịch là Thiên Đường Phụ Nữ / Các Bà. Họ không dịch sát như cụ Trọng Đức. Ta không thể tự hào là chỉ có ta mới dịch đúng theo nguyên tác. Ta tự hỏi tại sao họ lại không dịch y như nguyên tác nhỉ. Vì theo họ nếu đặt tên cửa hiệu như thế nó không câu khách được vì nó không đúng theo ngữ nghĩa của họ. Họ dịch là thiên đường. Vì chẳng lẽ thiên đường lại là đau khổ? Hạnh phúc nó nằm trong đó. Theo tôi bản dịch của Nhất Linh chưa hẳn là phóng tác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/10/16
  19. ArtIficial

    ArtIficial Mầm non

    Bạn Jie để nhầm file nha. Bản đó ghi là của Dương Tường nhưng không phải của Dương Tường- nó không ghi người dịch. Bản đó & bản của poppy_chip là bản lược giản.

    Bản dịch của Dương Tường ở đây nha (đủ 3 loại file extensions):
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cả 2 bản dịch của dịch giả Dương Tường & Nhất Linh đều sát bản gốc, còn bản lược giản thì bị lược mất hết những cái tiểu tiết tinh tế của tác phẩm.

    Cá nhân mình (mới chỉ đọc được chương đầu 2 bản) thì thích bản dịch của dịch giả Dương Tường hơn. Bản này có vẻ đầy đủ hơn bản của cụ Nhất Linh. Ở cuối ebook có cả 1 bản gia phả, cực kì thuận tiện cho độc giả không nhớ được tên nhân vật bằng tiếng Anh.

    Bản dịch của cụ Nhất Linh tên nhân vật sẽ được Việt hóa hết, nên nếu muốn biết tên nhân vật bằng tiếng Anh phải lên wiki hoặc đối chiếu vs bản tiếng Anh nha. Mặt khác, cụ là một nhà văn & cố gắng để đem tác phẩm tới gần hơn với người Việt, nên bản này cũng có cái hay của nó.

    Nếu bạn chỉ định đọc 1 bản, mình nghĩ nên đọc bản của Dương Tường. Vì mình thường thích đọc lại tác phẩm, nên mình sẽ đọc cả 2. Mỗi bản đều sẽ đem lại một trải nghiệm khác nhau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/21

Chia sẻ trang này