Tâm lý XH Đời kỹ nữ (Hồi ức của một GEISHA) - Arthur Golden

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi poppy_chip, 1/10/13.

  1. poppy_chip

    poppy_chip Sinh viên năm IV

    ĐỜI KỸ NỮ
    (Hồi ức của một GEISHA)
    Arthur Golden
    Người dịch: Văn Hoà – Kim Thuỳ


    [​IMG]



    Tên sách: Đời Kỹ Nữ (Hồi ức của một Geisha)
    Tác giả: Arthur Golden
    Dịch giả: Văn Hòa - Kim Thùy
    Thể loại: Tiểu thuyết
    Nhà xuất bản: Văn học
    Ngày xuất bản: quý 1/2006
    Số trang: 752
    Kích thước: 13 x 19cm
    Trọng lương: 540g
    -----------------------
    Nguồn: Vnthuquan.net
    Sửa chính tả: Thư Viện Ebook
    Chuyển sang ebook: Venus (TVE)
    Ngày hoàn thành: 18/07/2006
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Vào một buổi tối mùa xuân năm 1936, khi tôi còn là một chú bé 16 tuổi, bố tôi dẫn tôi đi xem trình diễn ca nhạc múa ở Kyoto. Tôi chỉ nhớ hai điều về buổi trình diễn đó. Điều thứ nhất là bố tôi và tôi là hai người phương Tây duy nhất trong đám khán giả, chúng tôi mới từ quê nhà Hòa Lan sang đây được mấy tuần, cho nên tôi chưa quen với nền văn hóa xa lạ ở xứ này, nhưng tôi cảm thấy rất hấp dẫn. Điều thứ hai là nhờ sau nhiều tháng ra sức học tiếng Nhật, tôi cảm thấy thú vị biết bao khi hiểu được phần nào những câu chuyện họ nói với nhau. Riêng về các thiếu nữ Nhật đang ca múa trên sân khấu trước mặt, tôi không nhớ được gì, ngoại trừ hình ảnh lờ mờ về chiếc kimono màu sắc tươi sáng. Ở một nơi xa với nước Nhật như New York city này, và với khoảng thời gian đã gần 50 năm, nếu không có người phụ nữ đã từng múa trên sân khấu ở thành bạn thân của tôi, đọc cho tôi ghi lại hồi ức của bà ta, thì chắc tôi sẽ không biết gì hết về nền văn hóa đó.

    Vì là sử gia, cho nên tôi luôn luôn xem hồi ức là nguồn tài liệu quan trọng. Hồi ức cung cấp tài liệu về xã hội đương thời nhiều hơn chính bản thân của người viết hồi ký. Hồi ký khác với tiểu sử ở chỗ người viết hồi ký không bao giờ hoàn tất được kết cuộc, còn người viết tiểu sử đương nhiên là có. Nếu xem hồi ký là tự nguyện thì chẳng khác nào yêu cầu con thỏ kẻ lại cho chúng ta nghe về cánh đồng mà nó đã nhảy qua. Làm sao nó biết được? Còn nếu chúng ta muốn biết cánh đồng, muốn nghe nói đến những nơi con thỏ không thể thấy được thì chẳng có ai có hoàn cảnh thuận tiện hơn để nói.

    Tôi nói chuyện này với tinh thần của một nhà sử học, căn cứ trên các dữ kiện chính xác. Thế nhưng tôi phải thú nhận rằng hồi ký của bà bạn Nitta Sayuri của tôi đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại quan điểm của mình. Đúng thế, bà ấy đã lý giải cho chúng ta hiểu được phần nào thế giới bí mật mà bà đã sống – nếu quý vị muốn nói đấy là quan điểm của con thỏ về cánh đồng cũng được. Chắc không có một tài liệu kỳ lạ nào nói về đời sống kỳ lạ của nàng geisha đầy đủ, hay hơn tài liệu mà bà Sayuri đã cung cấp cho chúng ta. Bà còn để lại cho chúng ta tài liệu nói về bà hết sức đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục hơn cả chương sách nói dông dài về bà trong cuốn “Những viên ngọc lóng lánh của nước Nhật” (Glittering Jewels of Japan), hay hơn cả những bài viết về bà đăng trên các tạp chí xuất bản trong những năm vừa qua. Ít ra thì đây cũng là trường hợp hy hữu, vì không ai biết rõ người viết hồi ký bằng chính đương sự được.

    (trích Lời ghi chú của người dịch)

    File kèm theo
    View attachment Doi ky nu (Hoi uc mot Geisha).rar

    Người post
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn TVE
     
    kodothey, Pabe, Chi Dung and 30 others like this.
  2. golddragon

    golddragon Mầm non

    thanks bạn :)
     
  3. Nam Thanh

    Nam Thanh Mầm non

    Cảm ơn bạn :D
     
  4. bluesky_10_no3

    bluesky_10_no3 Mầm non

    Bạn ơi, có bản epub ko ạ? Nếu có cho mình xin với
     
  5. Nhung0507

    Nhung0507 Mầm non

    có bản prc ko cho minh voi
     
  6. tungmapu

    tungmapu Lớp 2

    Chuyển từ #1
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này