VHNN Khác Đời ong - Maurice Maeterlinck

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi tudonald78, 26/4/21.

  1. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    ĐỜI ONG - KHẢO LUẬN TRIẾT HỌC

    Tác giả: Maurice Maeterlinck
    Dịch giả: Thi Hoa
    Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
    Công ty phát hành: NXB Thế Giới
    Hình thức bìa: Bìa mềm

    doi_ong.jpg
    Giới thiệu

    Maurice Maeterlinck sinh tại Ghent trong một gia đình Pháp khá giả, bố làm công chứng, mẹ là con gái một luật sư giàu có. Sau khi tốt nghiệp luật tại Đại học Ghent vào năm 1885, Maeterlinck đi Paris. Năm 1886, ông gia nhập Đoàn Luật sư Ghent, viết thơ, ký, phê bình cho các báo và tạp chí như La Jeune Belgique, La Wallonie…

    Năm 1886 ông in truyện ngắn đầu tiên Le massacre des innocénts (Cuộc tàn sát những kẻ vô tội); năm 1889 ông xuất bản tập thơ đầu tiên và vở kịch đầu tiên, được nhà phê bình Octave Mirbeau của báo Le Figaro hết lời khen ngợi. Từ đó ông bỏ nghề luật sư. Trong những năm tiếp theo, ông viết hàng loạt vở kịch cổ tích, tượng trưng, kịch rối…

    Năm 1895 Maeterlinck cưới vợ là Leblan - diễn viên tham gia đóng các vở kịch của ông và năm 1896 sang Paris sinh sống. Maeterlinck ủng hộ nghệ thuật thuần túy, là một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái tượng trưng cả trong thơ ca lẫn sân khấu, trong các tác phẩm của mình mở ra một thế giới đầy màu sắc, mộng ảo chống lại số phận khắc nghiệt.

    Năm 1909 ông viết xong vở kịch L’Oiseau Bleu (Con chim xanh), một kiệt tác của sân khấu kể về những cuộc phiêu lưu kiếm tìm hạnh phúc qua hình tượng con chim xanh và đã trở thành một điển cố văn học biểu tượng cho hạnh phúc tình yêu cũng như đã được dựng lên trong nhiều phim.

    Maurice Maeterlinck là người làm vườn rất giỏi. Ông dành 20 năm nuôi ong và nghiên cứu về loài ong không khác gì các nhà ong học. Ngoài tác phẩm Đời ong là một khảo luật triết học về đời sống loài ong, nhưng tác phẩm này đã truyền cảm hứng cho nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như ballet, xiếc, thơ, nhạc… Trong cuốn sách Thông thái và số phận, ông mở đầu bằng một câu cũng về loài ong: ‘Loài ong làm việc trong bóng tối mà đức hạnh thì không phô trương’. Kiến thức về ong của ông không thua các nhà nghiên cứu”.

    Maurice Maeterlinck dùng ngòi bút để nói về ngọn lửa tâm linh, không chỉ cháy lên trong đời sống con người mà còn ở thế giới thực vật: những loài hoa, loài rong dưới nước hay trên bờ, loài kiến, mối, để từ đó kể những câu chuyện về sức sống bí ẩn, truyền từ đời này sang đời khác của vạn vật.

    Bộ ba khảo luận triết học, Thông thái và số phận (1898), Đời ong (1901) và Trí tuệ của hoa (1910) có thể chia thành ba chủ đề: con người, côn trùng (ong) và thực vật (hoa). Dù đọc theo thứ tự nào cũng thấy một sơ đồ hình chóp, từ cỏ cây, đến con người và ngược lại, từ vị trí người nhìn xuống. Thiên nhiên là một điều vĩ đại, bầu sữa lớn đã nuôi xanh Trái đất hàng triệu năm. Con người không phải chủ nhân của địa cầu, sự hiểu biết của con người có hạn, thậm chí ngô nghê trước những điều huyền diệu trong cuộc sống.

    Maeterlinck viết như một nhà hiền triết, xuyên chiếc thấu kính xuống những thứ con người đã bỏ sót hoặc chưa thấu tỏ, ông không phải nhà khoa học mà là một triết gia. Bởi thế, ngoài việc giải mật những điều kỳ diệu của cuộc sống, ông mong muốn một sự nhìn lại của mỗi người về thế giới.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 26/4/21
    skyBi, Arabiya, matphap and 36 others like this.

Chia sẻ trang này