Hoàn thành Đông Chu Liệt Quốc - Phùng Mộng Long (Bản mới)

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi V\C, 6/1/17.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc cũng không cần vẽ những nước quá bé, nhưng có thể thấy bản đồ thay đổi địa giới rất nhanh. VD nước Tần trước nhỏ sau to, nước Tấn chia thành Tam Tấn... Vậy thì nên chăng mỗi giai đoạn lại đưa một bản đồ vào cho dễ xem?
     
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tiện đây xin hỏi bác @quang3456: ở Tàu có họ Vỉ không nhỉ, tôi đang đọc đến Vỉ Giả, Vỉ Ngao bên nước Sở; bản 2005 thì in là họ Vĩ. Hồi xưa đọc bản 1988 tôi cũng băn khoăn cái họ Vỉ này.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Dịch là 'hầu' cũng vẫn được, viết tắt của 'nàng hầu'. Có thành ngữ 'hầu non, gái đẹp' đó.
    Thị nữ dịch là gái hầu, nàng hầu..., chắc chưa bằng 'thiếp'
     
    Heoconmtv and Caruri Tlkd like this.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc là Vĩ đấy, tiếng miền Nam hay lộn dấu ngã-hỏi.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bản này do mấy NXB ở Hà Nội in mà bác, mấy ông biên tập cũng là người Bắc, thôi để tìm hiểu thêm vậy.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ngón trỏ thì dịch là ngón trỏ, lại dịch là "ngón thực chỉ" mà không có chú thích thêm, mấy ông biên tập này cố tình làm độc giả khó hiểu hay sao?

    Bản 2005 thì là "đồ tể", bản này là "tể phu" cũng là từ khó hiểu nốt (dù trong ngữ cảnh thì vẫn hiểu là đồ tể)
     
    Heoconmtv thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Xem bảng danh sách họ phổ biến ở TQ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    thì họ Vỉ không có mà Vĩ cũng không, chỉ có họ Vi

    Dịch 'ngón thực chỉ' chắc là thừa chữ 'ngón'.
    "tể phu" là người xẻ thịt, "đồ tể" là giết và xẻ thịt, thế thì phải là 'anh đồ tể' mới đúng.
    Có người chỉ xẻ thịt (thịt tế) không giết, thì gọi là 'tể phu' chứ sao. Như Trần Bình thời Hán chẳng hạn, có thành ngữ Túng sử như Bình đắc tể.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cái đó là "Bách gia tính", tức 100 họ đầu tiên về số lượng, họ này ít hơn chắc ở ngoài danh sách đó.

    Thấy wikipedia có bài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trong đó chữ Hán tương ứng chữ Vĩ là 蔿 thì tra hanviet.org không thấy mặt chữ. Tuy nhiên bên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì có với giải nghĩa:

    (Từ điển phổ thông)

    1. một loại cỏ
    2. tên một vùng đất thuộc nước Sở thời xưa
    3. họ Vĩ


    Tra bên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì có chú thích họ 蔿 (Wei) là một biến thể của họ Hùng 熊 (họ nhà vua Sở) chẳng biết có phải không (thế mới có hùng vĩ?).

    Tóm lại tôi sẽ sửa là Vĩ (làm sách với VC rất thoải mái là tùy ý sửa theo ý mình, không bị câu nệ đúng y câu chữ bản in :D)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/17
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Theo Hán Việt từ điển trích dẫn thì 偉 mới là họ Vĩ, và cũng là chữ vĩ trong hùng vĩ, vĩ đại.
    Còn hùng trong hùng vĩ là chữ hùng này 雄, không phải họ Hùng của vua Sở mà là họ của Hùng Vương (nếu đúng như vậy)
     
  10. V\C

    V\C Lớp 4

    Y sì phọc sách in đây bác, nếu thiếu là do tay xắp chữ mỏi tay.
     
  11. V\C

    V\C Lớp 4

    Hàng đây bác, chap 61 đến 70.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    *vmt* thích bài này.
  12. V\C

    V\C Lớp 4

    Có nên để các chương theo số La Mã không các bác nhỉ? Cho nó ra vẻ đồ cổ.
     
  13. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Xem giùm a chỗ này xem anh sắp chữ có mỏi tay hay không?

    "Đường Giao thật là một người liệt sĩ", "liệt sĩ" chắc theo nghĩa "trung liệt", nhưng nghĩa thường hay hiểu là một anh lính chết rồi, không rõ bản in có phải vậy không?

    Bản anh đang có thì "...là một người giỏi". Dường như các cụ (Nguyễn Đỗ Mục, Cao Xuân Huy) thì dịch thoát cho dễ hiểu, còn các bác (họ Lê) thì lại bám bản gốc và dùng từ ít sử dụng gây khó khăn cho người đọc thời nay.
     
    HNTXT and dongtrang like this.
  14. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    "lịnh doãn" anh sửa hết là "lệnh doãn", note lại cho chú biết để khỏi lệch lạc với những phần người khác kiểm tra chính tả.
     
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tùy chú, nhưng theo kinh nghiệm của anh thì anh chỉ hay đọc số đến 30 thôi (XXX...) còn từ 40 trở lên rồi 50 (XL, L...) thì nhìn mặt số một lúc, cộng trừ mới nhận ra (ví dụ LXXXVIII là 88 mà XCII lại là 92), xem ra không tiện cho người đọc lắm.
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bản in này đọc kỹ ra cũng lớm lắm, ví dụ:

    Ở chữ "Sau" phải là "Vốn" hoặc "Tôi" chứ nhỉ? Ai mở đầu tờ biểu lại thế? Hoặc là in thiếu chữ, thiếu câu?

    Tóm lại mấy bản in lại thời nay biên tập ẩu thật!
     
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tiếp tục, mấy cái số trong câu, ví dụ "3", "100" hồi xưa tôi đi học được cô giáo dạy Văn giảng là trong câu trần thuật tránh viết số nếu như không phải là liệt kê, nên tôi đổi hết thành chữ.

    Mấy cái tên hồi thì không để dấu chấm ở cuối nhé.
     
  18. V\C

    V\C Lớp 4

    Mọi cái loằng ngoằng kia đều y chang sách in.
    Tình hình là chắc phải để hai bác soát & hiệu đính cho đồng nhất và chuẩn luôn, không mời thêm ai nữa (nếu có thì mời mỗi bác @dongtrang tham gia), bản thân em cũng cút nốt.
     
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Anh mới đang làm Những vì sao của Daudet nên không tham gia vụ này được, làm 10 chap mở hàng thôi. Còn cuốn này hồi xưa anh đọc nhiều rồi (hè bố mẹ đi làm bị nhốt trong nhà, nhà có mỗi bộ này với bộ Tây du nên đọc bộ này chán lại đọc qua bộ kia) nên chẳng có hứng đọc lại nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/17
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mấy cái gạch đầu dòng để gạch dài hay ngắn vậy, các bạn?
    Còn số nếu nhỏ hơn 10 thì tôi sửa thành chữ, nếu số lớn thì thôi.
     
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này