Sách scan Đônha Perfêcta - Bênitô Pêrêx Galđôx

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi Dr. No, 3/5/19.

Moderators: Zhiqiang
  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Chỉnh sửa cuối: 3/5/19
  2. thanhbinhtran

    thanhbinhtran Lớp 3

    @Dr. No Tối nay tôi sẽ làm gửi bạn nhé :D
     
    Dr. No thích bài này.
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    @Dr. No Sao bác không mở dự án làm cuốn này luôn?
     
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi đưa file scan lên đã. Chuyện epub tính sau.
     
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Thử OCR một đoạn:

    VĂN HỌC HIỆN ĐẠI NƯỚC NGOÀI

    VĂN HỌC TÂY BAN NHA

    BÊNITÔ PÊRÊX GALĐÔX

    ĐÔNHA PERFÊCTA

    NGUYỄN ĐÌNH HIỀN - BÀNG THÚC LONG

    dịch và giới thiệu

    NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

    Hà Nội - 1987

    Dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha

    “DOÑA PERFECTA”

    Nhà xuất bản Nhân dân và Giáo dục

    Bộ Giáo dục Cu-Ba 1974

    Editorial Pueblo Y Educación

    Ministerio de Educación 1974

    Giudad de La Habana - Cuba

    Lời giới thiệu

    Benitô Pêrêx Galđôx sinh năm 1843 tại Lax Palmax, thành phố cảng của Tây Ban Nha trên đảo Gran Canaria. Thuở nhỏ, Galđôx là một cậu bé trầm lặng, đơn độc, nhút nhát nhưng rất thông minh, tò mò và ham học. Galđôx học tiếng La tinh, tiếng Pháp, tiếng Anh, và nghiên cứu khoa học, sử học, luật học, văn học, hội họa, âm nhạc. Vì thế ở tuổi thanh niên, Galđôx đã có trình độ học vấn vững vàng, uyên bác. Sống trong một thời kỳ đất nước Tây Ban Nha có rất nhiều biến động. Galđôx đã chứng kiến nhũng vụ đàn áp của chính quyền phong kiến chuyên chế, những cuộc đảo chính quân sự, với những cảnh đau thương trong các vụ bạo loạn của sinh viên và dân nghèo. Ông đã đi sâu vào cuộc sống để tìm hiểu những khuyết điểm và những nguyên nhân thất bại của các trào lưu đòi tự do, và những thủ đoạn thâm hiểm của bọn thống trị độc tài trong việc ngăn cản cấm đoán khát vọng tự do của dân chúng, ông đã tiếp xúc với nhiều tầng lớp, và làm quen với đủ loại người. Ông đã đến hầu hết các thành phố và thị trấn ở Tây Ban Nha, đã đi thăm nhiều nước ở Châu Âu (Pháp, Anh, Đức…).

    Galđôx bắt đầu viết cho các báo từ khi còn là học sinh trung học. Năm hai bốn tuổi (1867), ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Giêng Vang (La Fontana de Oro). Trải qua những năm dài làm việc không ngừng, năm sáu mươi chín tuổi ông bị mù (1913). Nhưng tám năm cuối đời, ông vẫn đọc cho người khác chép những tác phẩm cuối cùng. Ông mất năm 1920, thọ bảy mươi bảy tuổi, để lại trên 100 tác phẩm gồm 30 cuốn tiểu thuyết, 21 vở kịch, và 16 tập Những sự kiện quốc gia (Episodios nacionales).

    Tài năng và lao động sáng tạo của Galđôx đã đưa ông lên ngang hàng với Lôpêx de Vêga (1562 - 1635) (1), Canđêrô de la Barca (1600 - 1681) (2), Mighel đê Xenrvantex Sanvêđra (1547 - 1616) (3).

    Toàn bộ tác phẩm của ông tập trung vào một chủ đề lớn cuộc sống của đất nước Tây Ban Nha, cùng với những tệ nạn xã hội và những bất hạnh đau thương. Nhân vật chính trong các tác phẩm của Galđôx là nhân dân Tây Ban Nha với đầy đủ tính cách, tập quán, hoàn cảnh sống của họ, những người bị áp bức, bóc lột, và giam hãm trong cảnh nghèo hèn lạc hậu. Galđôx đã miêu tả một cách hiện thực sinh động các nhân vật ấy cùng với những khát vọng mãnh liệt, những hy vọng sục sôi, niềm tin sắt đá, và những cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ của họ vì Tự do, Công lý và Tiến bộ. Đồng thời ông cũng nêu lên những thói hư tật xấu, tính ích kỷ nhỏ nhen, lòng tham không đáy, những ý nghĩ cùng những hành động ngu ngốc của một số người không ít...

    Đônha Pertêcta, cuốn tiểu thuyết thứ tư của Galđôx, ra đời năm 1875 (cách đây trên trăm năm) lên án cái xã hội Tây Ban Nha nghèo khổ, lạc hậu, cuồng tín, tự hãm mình trong cảnh tối tăm ngu dốt, nhưng lại dương dương tự đắc về truyền thống sùng đạo, về uy lực nhà thờ Gia tô giáo của họ, và điên cuồng, trắng trợn chống lại những tư tưởng nhân đạo tiến bộ.

    Kỹ sư Hôxê (Pêpê) đê Rây là một thanh niên tiến bộ, học vấn uyên bác, tính tình trung thực. Nhưng vì nhiều khi quá thẳng thắn, luôn luôn vạch trần sự dốt nát, mê muội, cuồng tín nên có một số kẻ xấu không ưa anh, căm tức anh, và chống lại anh...

    Theo nguyện vọng của cha, Pêpê Rây đến thị xã Orbahôxa thăm bà cô ruột Đônha Perfecta và cô em họ Rôxariô để tìm hiểu và quyết định đính hôn với cô. Nhưng vừa mới đặt chân vào gia đình Đônha Perecta (bà Toàn Thiện) ở cái thị xã sùng đạo Orbahôxa (đô thị uy nghiêm), anh đã vấp ngay phải sự phản ứng chống đối, đả kích cay độc của ông cố đao rửa tội đôn Inôxenxiô (ngài Ngay Thật), người có nhiều đặc quyền đặc lợi ở vùng này, và cũng đang ấp ủ ý định gán ghép cô Rôxariô cho Haxintô (Hoa Dạ Hương), cháu họ của ông, một chàng trai tầm thường và lố bịch. Pêpê Rây cố tự kiềm chế tránh né những điều có thể gây va chạm. Nhưng bắt đầu từ hôm đó, sự bất đồng ý kiến cứ tiến triển và cuối cùng tạo ra mâu thuẫn đối kháng giữa anh với ông cố đạo và ba cô ruột của anh, cùng với đám tay chân thân tín của họ: mụ Maria Rêmôđiôx (mụ Maria Nhiều Thủ Đoạn), mẹ đẻ của Haxintô, lão nông dân giảo hoạt Licuôcgô (lão Thày Cò), tên côn đồ anh chị Cabaducô (thằng Người Ngựa).

    (1), (2), (3), Những văn hào, thi hào vĩ đại của Tây Ban Nha.

    Cùng ngay từ buổi đầu Pôpê Rây và Rôxariô yêu nhau say đắm. Nhưng bà Pertêcta cuồng tín và ông có đạo nham hiểm Inôxenxiô tìm mọi cách để ngăn cản phá hoại cuộc hôn nhân. Họ không cho Rôxariô được gặp Pêpê Rây, Họ dựng lên nhưng vụ kiện cáo rắc rối liên tiếp chống lại Pêpê Rây, và tung ra những tin đồn vu khống, làm cho anh mất uy tín và bị cách chức. Từ các giám mục, linh mục cai quản mọi việc trong nhà thờ và các yếu nhân, nắm quyền hành trong thị xã, cho đến các tầng lớp nhân dân trong vùng Orbahôxa, hầu như mọi người đều căm ghét anh... Cuối cùng nhà khoa học trẻ tuổi Pêpê Rây đã ngã xuống do lòng cuồng tín ngu xuẩn và sự gian ác cố chấp của bà phú hào Toàn Thiện, do tâm địa ích kỷ vụ lợi nham hiểm cua ông cố đạọ rửa tội Ngay Thật.

    Qua tác phẩm của mình, Galđôx đã phơi bày ra ánh sáng bọn người cuồng tín, giả nhân giả nghĩa, nhỏ nhen, ích kỷ, và tham lam tàn bạo, Galđôx không chống lại tín ngưỡng, chống lại nhà thờ thiên chúa giáo, mà ông tố cáo và lên án tính chất giả đạo đức, phản động của tầng lớp cha cố Tây Ban Nha, những kẻ đã nắm quyền cai trị nhân dân, đã nhúng tay vào mọi vấn đề xã hội, và đã khống chế, đàn áp không thương xót những ai mong muốn được sống tự do.

    Sự nghiệp sáng tác của Galđôx - bức tranh vĩ đại miêu tả toàn cảnh đất nước Tây Ban Nha, cuộc sống muôn vẻ của xã hội Tây Ban Nha, những mẫu người Tây Ban Nha với những đặc trưng sinh động của họ, những mâu thuẫn đối kháng giữa hai lực lượng tiến bộ và phản động - đã đưa ông lên địa vị xứng đáng là một nhà văn hiện thực cách mạng. Nhưng Galđôx không dừng lại ở đó. Từ những hoạt động văn học, ông đã đi đến hành động cách mạng: ông đã từng đứng đầu một liên danh Cộng hòa - Xã hội và chính ông đã nói: “Chủ nghĩa xã hội! Đó là con đường dẫn đến bình minh”.

    NHỮNG NGƯỜI DỊCH

    I

    Viđaôrenđa...! Năm phút!

    Khi chuyến tầu chợ số 65 (không cần nói tuyến đường) xuôi xuống và dừng lại ở ga xép giữa cây số 171 và 172, hầu như tất cả hành khách trên các ghế hạng hai và hạng ba vẫn ngủ ngon lành, hoặc đang ngáp dài ngáp ngắn ở trong toa. Cái rét ban mai buốt thấu xương nên chẳng ai muốn xuống dạo chơi trên cái sân ga không có mái che. Một hành khách hạng nhất là người duy nhất vội vàng bước xuống, đi về phía những nhân viên nhà ga, và hỏi đây có phải là nơi hành khách xuống để về Vidaôrenđa (1) không (cái tên này cũng như nhiều tên khác mà các bạn sẽ gặp là do tác giả đặt ra).

    - Chúng ta đang ở Vidaôrenđa đấy ạ - người hướng dẫn trả lời, tiếng anh ta lẫn với tiếng cục cục của những con gà mái đang được đưa lên toa hàng, - Ông Đê Rây, thưa ông, tôi quên không gọi ông. Chắc là người mang ngựa đến đang chờ ông đấy,

    - Nhưng ở đây rét kinh người (2) thế này - Người khách lạ cố thu mình trong chiếc áo khoác và hỏi. - Đây không có chỗ nào nghỉ tạm để lấy sức trước khi bắt đầu một cuộc hành trình bằng ngựa trên cái xứ băng giá này ư?

    (1) Villahorenda: Xóm nhỏ nghèo nàn ghê tởm.

    (2) Nguyên văn: rét tới ba nghìn quỷ quái.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/19
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Dr. No thích bài này.
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Doña Perfecta (1876) is a 19th-century Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linknovel by Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link from what is called the first of Galdós's three epochs in his novels of social analysis.

    Bạn sửa luôn tên truyện và thên tác giả theo tiếng Tây Ban Nha luôn nhé, vì sẽ chuyển hết phiên âm tiếng Việt thành tiếng Tây Ban Nha.

    Tên truyện: DOÑA PERFECTA
    Tên tác giả: BENITO PÉREZ GALDÓS
     
    thanhbinhtran thích bài này.
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tôi tưởng bác theo trường phái "tôn trọng tên phiên âm"?
     
    maxiqboy thích bài này.
  9. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    cùng thắc mắc này :D

    em tưởng bác thích nguyên xi như nguyên bản sách chứ :p
     
  10. thanhbinhtran

    thanhbinhtran Lớp 3

  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cuốn nào hay đúng hơn bản dịch nào phải thật đáng, thật "kinh điển" mới làm thế cơ.

    Còn cuốn này có mấy ai biết?
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/19
    maxiqboy thích bài này.
  12. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Ví dụ: bản dịch Chuyện một người chân chính mà thầy giáo nhắc đến
    nếu tôi có thì tôi sẽ bảo tồn. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/19
  13. V/C

    V/C Mầm non

    Nhiều cuốn giữ nguyên tên gốc, còn hơn cả ”thật đáng” và siêu “kinh điển”. Nên chăng cho em nó cái phiên âm.
    :Rotmat1:
     
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Giống phong cách thiết kế đơn sắc hiện nay ghê, không lẽ phong cách này “mới trở lại” chứ không phải “mới” :).
     
    thanhbinhtran thích bài này.
  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Nhiều khi bản dịch nó là một tác phẩm rồi, ngang nguyên bản thì cần giữ nguyên. Còn những cuốn bản dịch không có gì đặc sắc thì cứ vô tư.

    VD: tranh của Picasso bạn anh, dù có người chê xấu, cần được giữ nguyên cấm sửa. Tranh của cả ngàn họa sỹ "không tên tuổi" khác thì có sửa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. cute_smiley8
     
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Hồi xưa người ta vẽ tay, khi in thì in từng màu một. Mỗi màu một khuôn, hồi xưa nhà anh có thời làm nghề in tranh này. Một bức tranh mẫu thì phân tích ra từng màu một rồi trổ khuôn để quẹt màu lên theo thứ tự: nền một khuôn, màu xanh một khuôn, màu đỏ một khuôn, màu xxx một khuôn, màu yyy một khuôn (xxx, yyy là một màu gì đó phải pha từ các màu cơ bản, về pha màu thì có khi thằng họa sỹ Vờ Cờ phải gọi anh bằng "cụ" đấy - không dám nhận phần hơn ở mục quẹt tay bo :P).
     
    thanhbinhtran and tran ngoc anh like this.
  17. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cái bìa kia chắc in bằng khuôn lưới.
     
    thanhbinhtran thích bài này.
  18. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    À, quên, đọc tiếng Tây Ban Nha khá khoai đấy nhé, ví dụ "don" phải đọc là "đông", José đọc là Hôxê (hồi xưa có thời chat với một cô bé người México cô ta hay cười: jajajaja...), doña thì dễ rồi là đônha...
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hèn gì Hô Xê Mô Ri Nhô không! Chắc Bồ cũng giống giống Tây :D
     
  20. thanhbinhtran

    thanhbinhtran Lớp 3

    Tôi cũng thích cách vẽ bìa tối giản của những năm 1980. Chắc hồi đó kỹ thuật in chưa bằng giờ nên bìa thường in 2-3 màu mà vẫn rất có hồn :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này