Self-help Đúng Việc - Giản Tư Trung

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi silence00, 3/11/17.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. hoa2005

    hoa2005 Mầm non

    chào bạn, mình tải file về nhưng không mở được, bạn có link khác không? cảm ơn nhiều ạ
     
  2. dragonking91

    dragonking91 ...!!! Thành viên BQT

    Ở #1 là link tải file nén rar, bạn dùng phần mềm giải nén trước nhé. Hoặc bạn kéo xuống các bình luận bên dưới, các bạn khác có upload các file khác đó.
    Vẫn không được thì nhắn tin cho mình hỗ trợ nhé.
     
  3. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    << Thay đổi đến từ “TÔI” của mỗi người là con đường tốt nhất dẫn đến sự thay đổi chung của xã hội. Mahatma Gandhi nói: “You must be the change you wish to see in the world” “Bạn chính là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong cuộc đời”. Nghĩa là, khi mỗi người trong chúng ta tự thay đổi chính bản thân mình trước, tự làm đúng và làm tốt “công việc” của mình, thì xã hội sẽ thay đổi theo chứ không trông chờ vào ai cả. >>
     
  4. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    một bình luận thú vị trên voz
    ===
    Năm 1517 tại Đức, Martin Luther đã lần đầu tiên công khai thách thức thẩm quyền của Giáo Hoàng về bán phép giải tội, đấy là những mầm mống đầu tiên nảy sinh nên tinh thần cải cách Tin Lành, mà sau đó đã diễn ra trên đảo Anh với thần học Calvin áp dụng vào nếp sống người dân Cơ Đốc. Nền thần học Tin Lành mang tính chất thế tục đã tạo ra tinh thần sơ khai của chủ nghĩa tư bản với khái niệm "beruf"- thiên mệnh, sau này được thế tục hoá với khái niệm nghề nghiệp, từ đó hình thành các phường hội, hình thức sơ khai nhất của nền sản xuất TBCN . Những người Thanh Giáo đã mang theo tinh thần của nền Đaọ đức tin lành dấn thân tới New England hình thành nên xã hội tự quản tại Tân Thế Giới <Tinh thần đó được phản ánh trong "Lẽ Thường"-Thomas Paine, một ngôi sao chỉ loé sáng tại đúng thời khắc>.
    Những người Trung Hoa sau "Cách Mạng liên tục" dưới thời Mao đã như một đống gạch vụn, nhưng chỉ có duy nhất xã hội Trung Hoa mới không vỡ vụn sau những hoạt động như vậy, dù có trải qua bao nhiêu biến cố, tính gắn kết xã hội của cư dân tại Trung Nguyên vẫn không suy chuyển.
    Điểm chung phản ảnh 2 câu chuyện là gì ? Đó là ý thức xã hội. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội của mỗi vùng đất đều có quá trình phát triển khác nhau mang tính chất đặc thù. Trong đó thực tiễn xã hội luôn diễn ra và phản ánh vào ý thức xã hội, ý thức xã hội ảnh hưởng ngược trở lại thực tiễn. Không có một ý thức xã hội nào xuất hiện từ hư không, việc áp đặt ý thức xã hội lên tồn tại xã hội không phù hợp tất yếu sinh ra những rạn nứt, thậm chí đổ vỡ.
    Phải mở đề rong dài với anh để nói rằng, vấn đề xã hội có tính phức, tức tính tương quan trong mệnh đề nguyên nhân-kết quả rất phức tạp, nó không đơn giản và bất biến như là bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông của tam giác. Không phải cứ là thầy giáo thì hay mà thợ dạy thì dở, một sự việc hôm nay có thể đúng nhưng ngày mai không còn đúng nữa là rất bình thường. Nên dùng tư duy thường nghiệm thông thường, bằng việc tổng hợp các sự kiện đơn lẻ để khái quát hoá thành tổng thể là phương pháp rất sai lầm trong nghiên cứu xã hội nói chung.
    Sách của Giản Tư Trung sai ngay từ cách tiếp cận, khi không cho thấy được cơ sở lý luận của mình ngoài niềm tin mù quáng rằng "mọi người làm tốt nhiệm vụ của mình thì xã hội sẽ tự vận hành êm xuôi", lại chẳng quan tâm "tồn tại xã hội" ở VN như thế nào <Vấn đề này mỗ có nói đôi lần trên Voz, anh có thể search thử>. Mà ở trên mỗ nói, chỉ có kết cấu xã hội với niềm tin mạnh mẽ về "beruf" tại các xã hội tin lành và tinh thần đẳng cấp trong các xã hội Khổng Giáo mới có ý thức xã hội cần thiết để bàn về chuyện "đúng việc". Đối với ý thức xã hội thời hiện đại, không còn tồn tại ở đâu các ý thức xã hội để thực hiện ý tưởng của Giản Tư Trung. Mang ý tưởng về Đạo Đức "làm người" nói với Jean Valjean liệu có ngăn được Jean Valjean ăn cắp mẩu bánh mì cho Codet. Rating 5* trên app của Grab mới là thứ ngăn Taxi bờ hồ tính tiền láo chứ không phải đạo đức của người lái Taxi ngăn chặn được. Nên những điều Giản Tư Trung viết chắc chỉ lên Thiên Đường bàn luận với Socrates rồi cùng nhau khen nhau xuýt xoa, thế gian vô minh chỉ có 2 ta là người hiểu sự đời, Socrates cầm đũa mà nghe thấy nói vậy chắc cũng giật mình mà đánh rơi đũa.
    Nhiều tác giả không phải người nghiên cứu, viết về các vấn đề xã hội ở VN thường mắc bệnh đại ngôn. Rất thích trích dẫn các triết gia đao to búa lớn, rất thích nói về những cái vỹ đại, tầm vóc. Cùng về một chủ đề thì nhìn cách Mashahiko triển khai các ý tưởng, đi từ cơ sở lý luận của Kant và tập quán địa phương ở Nhật để trình bày ý tưởng của mình trong "Phẩm cách quốc gia" khác một trời một vực, dù không phải người Nhật nào cũng đồng tình với ý tưởng của Masahiko nhưng không ai chê trách phương pháp tiếp cận của ông. Thay vì tuyên bố về những việc phải làm, ông ta kể một câu chuyện cũ và những trải nghiệm của ông để người đọc tự lựa chọn quan điểm của mình. Đó là tính khiêm nhường của người nghiên cứu, cái vốn rất thiếu với những nhà báo đầy thiển cận như trên góc nhìn của Tàu Nhanh.
     
  5. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Đồng ý hoàn toàn với cái này.

    Còn tóm gọn ý là: đói thì không thể nói đến đạo đức. :p
     
  6. matrix121985

    matrix121985 Mầm non

    Rất đồng tình với nhận xét này, đặc biệt là "bệnh đại ngôn" của ông Giản Tư Trung.

    Cá nhân tôi sau khi nghe vài buối chia sẽ của diễn giả Giản Tư Trung trên youtube thì nhận thấy ông Trung rất thích dùng những từ đao to búa lớn nào là Khai Minh, Khai Trí, Minh Định..... Hầu như cả buổi nói chuyện xoay quanh giải thích những từ này, hơi hướng thiên về lý thuyết và self help, chỉ tập trung cắt nghĩa và làm rõ các khái niệm chung, còn những ví dụ thì kiểu tình huống giả định hoặc sách vở thiếu trải nghiệm thực tế (thường hay gặp ở các diễn giả dạy self help), vì vậy mà thiếu thuyết phục.

    Riêng cuốn sách Đúng Việc này tôi cũng đọc qua và thấy ông hay dùng kiểu chơi chữ dài dòng làm phức tạp hóa vấn đề đọc rất khó chịu, cảm giác ông muốn hướng đến mục đích giống cuốn Khuyến học nhưng viết ko tới. Các bạn hãy thử đọc cuốn Khuyến học của Fukuzawa Yukichi sẽ thấy thấm hơn rất nhiều, ông Fukuzawa phản ánh thẳng thắn thực trạng đất nước Nhật cuối thế kỷ 19 và đi thẳng vào giải quyết vấn đề không cắt nghĩa dài dòng văn tự. Khi tôi đọc cuốn Khuyến học thì tôi nhìn thấy ngay thực trạng của VN mình hiện nay sao giống nước Nhật các đây hơn 100 năm thế. Một cuốn sách để khai dân trí thì nên là một cuốn sách viết bằng thứ ngôn ngữ đơn giản, bình dân cho đại chúng chứ không nên viết kiểu hàn lâm chữ nghĩa.

    Tôi cũng đã đọc cuốn "Phẩm Cách Quốc Gia" rất thú vị, tác giả là một nhà toán học nên viết rất logic, cá tính và độc đáo, tuy vậy ông vẫn nói rằng chỉ muốn đưa ra một góc nhìn riêng của bản thân, chứ chả dám dùng từ hoành tráng như sách của ông Trung.
     
  7. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    nhận xét hay quá, hôm rồi có xem một video, MC dùng một câu dẫn là một câu tâm sự đơn thuần để đặt ra câu hỏi lớn hơn về "triết lí" của tác giả, thì tác giả lại xoáy sâu vào câu dẫn này nhằm làm nền để trả lời câu hỏi kia. làm mình thấy cũng hơi lấn cấn :D
     
  8. fsevern

    fsevern Mầm non

    xin ebook sách này với bác
     
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này