Đôi dòng lưu niệm Under the tree

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thichankem, 29/9/16.

Moderators: amylee
  1. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    ĐI VÀ Ở? VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
    まずは、
    Hoy, nói tiếng Việt đi cho lẹ. Mấy nay quay mòng mòng trong mớ y văn tiếng Anh và một loạt y lệnh tiếng Nhật nên nhức não quá rồi, vẫn là tiếng mẹ đẻ dễ viết hơn.
    Hôm nay là ngày đầu tháng 11, hơn một tuần từ sau khi bàng hoàng biết tin 39 "thùng nhân" tử nạn là người Việt. Tin tôi đi, khi bạn sống trên đất khách, bạn mới hiểu cảm giác nghe tin đồng hương chết tha phương nó kinh hoàng đến mức nào. Đến nỗi tôi không có thời gian phân tích nguyên nhân hay chỉ trích ném đá. Chỉ có một nỗi tiếc thương nhân bản nhất thôi. Khi những cảm xúc đau xót đã tạm lắng và có thời gian quan sát câu chuyện, tôi mới bình tĩnh trả lời câu hỏi "Tại sao?"
    Nguyên nhân lớn nhất tôi nghĩ là vì Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh hơn tốc độ người lãnh đạo đất nước có thể điều tiết được. Một so sánh đơn giản nhất, có thể ví Việt Nam như một đứa con tuổi vị thành niên (teenager) ngang bướng sinh trưởng trong một gia đình cổ hủ, đột nhiên ra đời tiếp xúc với quá nhiều thứ tân tiến hiện đại đang có sẵn. Nếu y khoa có bốn loại sốc có thể để lại hậu quả nặng nề (gồm sốc phân bố, giảm thể tích, tắc nghẽn hoặc sốc tim) thì đất nước cũng có các loại sốc tương tự, có thể kể đến là sốc văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội. Cái giá phải trả cho những cú sốc quá lớn đó là môi trường bị tàn phá, chênh lệch giàu nghèo gia tăng, niềm tin bị sai lệch và tình người bị hao mòn. Chính vì những thực tại đó, cộng với ước vọng "cỏ bên kia ngọn đồi luôn xanh hơn", mà những dòng người vẫn lũ lượt ra đi chưa biết khi nào trở lại.
    Trước ngày bay sang Nhật, tôi có ra thăm bến Nhà Rồng. Đứng ở nơi ngày xưa Bác đã đứng, tôi bỗng nhiên cảm thấy mình có cùng một chí hướng với vị lãnh tụ chưa một lần được gặp mặt. Giờ đây, khi đã đặt chân đến một trong những "miền đất hứa", đọc về hành trình đau xót cập đến được các bến cảng bên bờ sông Thames nước Anh, tôi bỗng hiểu phần nào giấc mơ của Bác ở cảng tàu Ba Son năm xưa. Giấc mơ ấy không phải là đến được miền đất hứa, mà là mang những thứ tốt đẹp ở miền đất hứa ấy về gầy dựng lại trên quê hương xứ sở mình.
    Không có sự thịnh vượng nào có thể tồn tại dựa trên vay mượn, không có sự hùng cường nào có thể vĩnh hằng mà không phải đánh đổi mồ hôi và xương máu. Đi hay ở thật ra không phải là vấn đề, mà sống ở hiện tại với phẩm cách và lí tưởng như thế nào mới thật sự là chân giá trị của một con người. Mà đã là con người, thì địa cầu này chính là quê hương, nhân loại này chính là anh em. Và ở đâu có thể cống hiến sức mình cho bà mẹ trái đất này, thì đã không uổng phí công cha mẹ sinh ra trên cõi đời.
    With all my love to mom,
    {:kem2:}
     
    teacher.anh, w_galois and Nga Hoang like this.
  2. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT



    "Nếu bạn muốn biết về khá khứ, hãy chạm vào một tảng đá. Nếu bạn muốn biết về hiện tại, hãy chạm vào một cánh hoa. Còn như muốn biết về tương lai, hãy chạm vào một cuộc đời." - Khuyết danh.
    :rose::rose::rose:
    “If you want to touch the past, touch a rock. If you want to touch the present, touch a flower. If you want to touch the future, touch a life.” – Author Unknown
    :rose::rose::rose:
    The COVID19 campaign has designed with the key factors including:

    -Charity fundraising for the

    -nOn-profit organization in Uganda by selling

    -VIetnamese masks used for the

    -Donation to public settings in Japan with the

    -1st expecting amount is

    -90,000 Japanese yen (JPY/¥)

    It is my gratefulness for you my dear friends in #safelifevietnam and my golden donors from different nations. Vietnamese masks are not only used to protect people here but also somehow transformed into Ugandan people's essential materials there. The fundraising of ¥90,000 has been planned for the 30 most needy households. Care, Faith and Kindness have brought us together in this #COVID19campaign, in God's Love.
    May God bless us.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/5/20
  3. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    :rose:
    Missing you, my summer! Was the first time we met at the ebook store?
    - Sayonara No Natsu.
    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose:

    Lời Nhật:
    光る海にかすむ船は

    さよならの汽笛 のこします

    ゆるい坂を おりてゆけば

    夏いろの風に 逢えるかしら

    私の愛 それはメロディー

    たかく ひくく うたうの

    私の愛 それはかもめ

    たかく ひくく 飛ぶの

    夕陽のなか 呼んでみたら

    やさしいあなたに逢えるかしら



    だれかが弾く ピアノの音

    海鳴りみたいに きこえます

    おそい午後を 往き交うひと

    夏色の夢を はこぶかしら

    わたしの愛 それはダイアリー

    日々のページ つづるの

    わたしの愛 それは小舟

    空の海をゆくの

    夕陽のなか 振り返れば

    あなたはわたしを探すかしら



    散歩道にゆれる樹々は

    さよならの影を おとします

    古いチャペル 風見のとり

    夏いろの街は 見えるかしら

    きのうの愛 それは涙

    やがて かわき 消えるの

    あしたの愛 それはルフラン

    おわりのない言葉

    夕陽のなか めぐり逢えば

    あなたは私を 抱くかしら



    Dịch nghĩa:
    Con tàu mờ dần trên biển khơi lấp lánh
    Để lại phía sau tiếng còi hơi tạm biệt
    Nếu em đi dọc xuống ngọn đồi thoai thoải
    Thì liệu có gặp được cơn gió mang sắc mùa hè không?
    Tình yêu của em như giai điệu
    Ngân nga khi bổng khi trầm
    Tình yêu của em như chú chim mòng biển
    Bay cao rồi lại thấp dần
    Nếu em cố gắng gọi thật to trong hoàng hôn ấy
    Thì liệu có thể thấy vẻ dịu dàng của anh không?

    Tiếng dương cầm ai đó đang chơi
    Tựa như tiếng rì rào của biển
    Những người đến và đi trong chiều muộn
    Liệu có mang giấc mộng mùa hè đi xa?
    Tình yêu của em như cuốn nhật kí
    Viết lên từng ngày từng trang
    Tình yêu của em như con thuyền nhỏ
    Dong buồm vượt biển bao la
    Nếu em nhìn lại trong hoàng hôn ấy
    Thì liệu anh có tìm em không?

    Trên con đường đi dạo, những hàng cây đu đưa
    Như in lại bóng hình lời tạm biệt
    Liệu nhà thờ bé nhỏ cổ kính, và chiếc chong chóng gà chỉ hướng gió
    Có thể thấy ở thị trấn nhuốm màu hè rực rỡ?
    Tình yêu của ngày hôm qua chẳng có gì ngoài những giọt nước mắt
    Nhưng sớm thôi, sẽ khô đi và tan biến
    Tình yêu của ngày mai là đoạn điệp khúc
    Câu hát ngân vang không có điểm dừng
    Nếu chúng ta có thể gặp lại nhau trong chiều hoàng hôn ấy
    Thì liệu anh có ôm em vào lòng?



    Dịch thơ:
    Ngoài bến, bóng con tàu đi
    Biển nắng, tiếng vang còi xa
    Trùng khơi lao xao ngàn con sóng
    Như khúc hát biệt ly.
    Mình tôi đứng trên đồi xanh
    Lặng bước xuống con đường quanh
    Thầm mong nếu như tôi chờ giây phút
    Nghe tiếng gió trong chiều hè?
    Tình tôi là khúc thanh âm
    Cất lên giữa muôn âm thầm
    Tiếng ca buồn như trầm bổng
    Giữa chiều không.
    Tình tôi theo những chơi vơi
    Hải âu bay cao trên trời
    Cánh chim bằng vẫn vượt sóng
    Chốn trùng khơi.
    Chiều nay, khi nắng nhạt phai
    Tà dương khuất chân trời xa
    Tìm đâu bóng người yêu dấu
    Khi biển đêm nhạt nhòa?

    Biển vắng tiếng dương cầm trôi
    Tựa tiếng gió nơi trùng khơi
    Dạt trôi theo ngàn cơn sóng
    Đi đến bến bờ xa.
    Chiều phai, nắng rơi lặng im
    Người đến chốn đây rồi đi
    Mộng ước với bao nỗi niềm thương mến
    Ai đã mang đi thật xa.
    Tình tôi là những riêng mang
    Mỗi đêm tôi ghi đôi dòng
    Những tâm tình như thở than
    Trên từng trang.
    Tình tôi theo sóng lênh đênh
    Mãi trôi mênh mang con thuyền
    Biết khi nào đến bờ bến
    Chốn bình yên.
    Chiều nay, trong ánh hoàng hôn
    Màn đêm lẻ loi dần buông
    Làm sao thấy em cười trong nắng
    Khi đón tôi trở về?

    Hàng cây gió đưa chiều nay
    Xõa bóng vẫy đôi bàn tay
    Tựa như đôi lời chia cách
    Trong phút biệt ly.
    Đồi cao, nơi giáo đường xưa
    Nhìn xuống phố bên biển xanh
    Và ánh nắng vàng huy hoàng nhuộm thắm
    Những sắc hoa mùa hè.
    Tình yêu trong buổi hôm qua
    Ướt hoen trên đôi mi ngà
    Đã qua rồi những đau buồn
    Khi rời xa.
    Tình yêu trong ánh ban mai
    Khúc ca yêu thương lâu dài
    Với bao nhiêu nỗi trìu mến
    Vai kề vai.
    Chiều nay, trong bóng chiều rơi
    Người xưa đã trở về đây
    Nhìn nhau trong tình cờ giây phút
    Ta ấm trong vòng tay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/5/20
  4. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    :rose::rose::rose:
    "Thoạt nhìn, chú vịt đang tung tăng bơi lội dưới nước. Chỉ có bản thân nó mới biết, bên dưới mặt nước nó phải guồng chân đạp như thế nào."
    Thời điểm mở topic cũng sắp được bốn năm tròn. Năm 2020 khi nhắc đến, người ta đều có một mối quan tâm chung - Covid 19. Đại dịch này, dù vô tình hay cố ý, cũng đang tái thiết một trật tự mới, trên thế giới và bên trong mỗi người.
    Thời gian đầu khi Covid bùng lên ở Việt Nam, lúc đó tôi đang tu nghiệp ở Mỹ và chuẩn bị về Nhật học tiếp khóa cao học dài thăm thẳm. Dù ở Mỹ hay Nhật, với mảnh bằng tốt nghiệp y khoa ở Việt Nam, việc lớn lao nhất tôi có thể làm chỉ là chạm tay vào người bệnh và hỏi "Hôm nay, bác khỏe không?" Thời điểm ấy, tôi vẫn ước gì mình còn ở Việt Nam, còn là BS cấp cứu đứng nơi tuyến đầu nhận diện và sàng lọc người bệnh, còn cầm ống nghe để chiến đấu với tử thần, chứ không phải chỉ là vài câu hỏi thăm ai-làm-cũng-được như hiện tại.
    Tôi vẫn hay tự hỏi bản thân, vì lẽ gì phải bôn ba xứ người? Vì lẽ gì không thể ở lại quê hương dấn thân cho người bệnh? Song dần dà cùng với thời gian trải qua trong đại dịch này, tôi đã tìm được câu trả lời.
    Con người, đến lúc ông trời thử thách, đều sẽ đánh mất nhiều thứ. Tiền bạc, công việc, sức khỏe hay thậm chí là sinh mạng. Chiến tranh hay đại dịch, là những thử thách dành cho nhân loại, thử xem thứ gì còn lại sau cùng? Câu trả lời đến đây đã rõ. Lý Tưởng và Tình Yêu Thương chính là hai trong những thứ không thể bị đánh bại, bởi bất kì thế lực nào. Bao nhiêu thiên thần áo trắng hy sinh trong đại dịch này, không phải vì hai thứ ấy hay sao?
    Nếu Đức Chúa Trời trao cho tôi sứ mệnh phải bôn ba nơi xứ người để tìm ra phương pháp thực hiện chúng, thì cớ gì tôi lại phải hỏi Ngài tại sao? Nếu Lý Tưởng của tôi là hoàn thiện bức tranh Y tế Việt Nam, nếu Tình Yêu Thương của tôi là dành cho bạn bè và gia đình tôi, thì cớ gì tôi phải băn khoăn khi phải lặn lội nơi đất khách tìm kiếm nguồn tài lực và vật lực cho hai điều ấy?
    Có lẽ cũng giống như chú vịt kia, tôi cứ tận hưởng việc được bơi lội trước đã. Còn chuyện sau đó, hẳn đã có sự an bài.
    Yamanashi, 27/07/2020.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/7/20
    w_galois and tauvequehuong like this.
  5. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    [Sách nói] Tâm Trí Sai Lệch - Những Điều Bạn Chưa Biết Về Tự Kỷ, Tâm Thần Phân Liệt, Alzheimer hoặc LGBT

    Nếu ai yêu thích thơ Hàn Mặc Tử thì chắc hẳn cũng đã nghe qua tập thơ có tên là “đau thương”, hay còn gọi là “thơ điên” như nhiều người đã từng biết đến.

    Những người yêu thơ gọi Hàn Mặc Tử bằng cái tên là “nhà thơ điên” cũng bởi vì đa số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đều nằm trong tập này. Tập đau thương là một trời cảm xúc với những áng thơ từ tình tứ cho đến những nỗi đau cùng cực của thể xác và tâm hồn, từ những lời thơ trong trẻo, bay bổng cho đến những ý thơ khó hiểu và kinh dị. Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ từng nhận xét rằng "Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ."

    Sách nói này cho ta một góc nhìn khác về "bệnh điên" qua góc nhìn của nhà sinh lí học từng đạt giải Nobel Y học năm 2000, đồng thời là một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho khoa học thần kinh hiện đại.
    :rose::rose::rose:
    Audio book: The Disordered Mind
    Author(s): Eric R. Kandel
    Publish year: 2018

    Description:
    Eric R. Kandel, the winner of the Nobel Prize in Physiology or Medicine for his foundational research into memory storage in the brain, is one of the pioneers of modern brain science. His work continues to shape our understanding of how learning and memory work and to break down age-old barriers between the sciences and the arts.

    In his seminal new book, The Disordered Mind, Kandel confronts one of the most difficult questions we face: How does our mind, our individual sense of self, emerge from the physical matter of the brain? The brain’s 86 billion neurons communicate with one another through very precise connections. But sometimes those connections are disrupted. The brain processes that give rise to our mind can become disordered, resulting in diseases such as autism, depression, schizophrenia, Parkinson’s, addiction, and post-traumatic stress disorder. While these disruptions bring great suffering, they can also reveal the mysteries of how the brain produces our most fundamental experiences and capabilities—the very nature of what it means to be human.

    Studies of autism illuminate the neurological foundations of our social instincts; research into depression offers important insights on emotions and the integrity of the self; and paradigm-shifting work on addiction has led to a new understanding of the relationship between pleasure and willpower.

    By studying disruptions to typical brain functioning and exploring their potential treatments, we will deepen our understanding of thought, feeling, behavior, memory, and creativity. Only then can we grapple with the big question of how billions of neurons generate consciousness itself.

     
    Chỉnh sửa cuối: 24/8/20
    tiendungtmv and phongnhatu like this.
  6. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Bác sỹ Kem đang ở bên Nhật thì phải?
     
    thichankem thích bài này.
  7. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Vâng ạ.
     
    Dr. No thích bài này.
  8. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Nội dung cuốn sách khá đơn giản và dễ đọc. Bổ ích cho các bạn trẻ trung học còn đang chông chênh.
     
  9. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Nhật và câu chuyện "Từ bỏ hay tiếp tục cố gắng".

    Đêm muộn.
    Tình cờ đọc được tâm sự của cô gái tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương, có chứng chỉ tiếng Nhật N2 và TOEIC trên 900 sang Nhật với kì vọng vào một miền đất hứa, để cuối cùng lại vỡ lẽ vốn dĩ cuộc sống chẳng màu hồng như tưởng tượng. Cử nhân đại học phải làm công việc của nhân viên massage; hay học ngoại thương mà phải đảm nhận vai trò của kế toán; vân vân và mây mây. Ừ thì, vỡ mộng!
    Không rõ tuổi đời cô bạn ấy có lớn hơn mình không, nhưng có vẻ là vừa tốt nghiệp thì sang nước bạn luôn nên vẫn còn xây những giấc mộng trên lâu đài cát. Nói thế có vẻ hơi phũ phàng, nhưng có lẽ đó là sự thật. Khi tỷ giá quy đổi tiền tệ của một đồng yên Nhật gấp hai trăm lần đồng tiền Việt Nam thì bạn phải hiểu rằng, nghèo chính là một cái "tội". Và "tội" đó không phải là một cái "tội" nhỏ.
    "Bất Vong Sơ Tâm" hay "in for a penny, in for a pound"; đều phải trở thành thứ vũ khí để xây dựng ý chí quật cường chống lại cái "tội" đó. Làm nhân viên massage hay kế toán thì đã sao? Quan trọng là đồng lương họ trả cho bạn có bị ăn chặn hay cắt xén đến mức không đủ mua gạo không mà thôi. Còn khỏe mạnh thì còn phấn đấu được, ở Nhật không sợ chết đói, chỉ sợ không đủ sức để kiếm tiền thôi. If you can't do what you love, why don't love what you do?
    Văn hóa làm việc đến chết ở Nhật không phải là điều mới lạ trên thế giới. Tuy nhiên, thời thế đang thay đổi khi tình trạng già hóa dân số ở Nhật ngày càng trầm trọng và xã hội Nhật đang phải giải quyết bài toán nhập khẩu lao động đầy hóc búa. Nếu đủ kiên định và tài năng, sợ gì không thể Đông Sơn tái khởi?
    Yamanashi, 10/09/2020.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/20
    Cải, phongnhatu, w_galois and 2 others like this.
  10. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Viết hay, ý chí là điều khó nhất dù ở đâu làm gì.
     
    thichankem thích bài này.
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Bác sỹ Trần Ngọc Quế. Bên Nhật lương cao lắm. Sao lại buồn vậy?

    Ký tên: Siu Nhơn!
     
    phongnhatu and thichankem like this.
  12. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Hihi, buồn hết rồi sẽ vui như đông hết thì tới xuân vậy ạ. Cảm ơn Siu Nhơn!!!
     
    Dr. No thích bài này.
  13. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Một quyển sách rất đáng đọc. Như một sự giao thoa giữa duy vật và duy tâm, quyển sách giới thiệu góc nhìn thần kinh học giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm của não trái và não phải.
     
    phongnhatu and Dr. No like this.
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Bác sỹ Kem là chuyên khoa gì? Siu Nhơn chưa biết chích ngừa ở đâu và nên chích ngừa bịnh gì? cute_smiley56:3D_79:
     
    thichankem thích bài này.
  15. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Bí mật :))
     
    thichankem thích bài này.
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    :P
    Bác sỹ Kem là người Tây Ninh, đang làm việc ở bên Nhật. Có gì mà bí mật?
     
    thichankem thích bài này.
  17. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Hồi sức cấp cứu ạ. Siu Nhơn là super mà sao lại phải chích ngừa ạ.
     
    flandaxay thích bài này.
  18. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn
    Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành
     
  19. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Đã lâu tôi chưa viết một bài tập làm văn dài như thời mỗi ngày cắp sách đến trường; nếu không có cảm hứng từ việc bị sếp to tiếng nhắc nhở “だめだよ” - nghĩa là "mày làm như vậy là SAI!!!" vào ngày hôm qua. Có thể tôi đã tặc lưỡi cho qua hoặc quăng bài lờ cho vị sếp đương nhiệm; nếu tôi không từng bị ấn tượng bởi cách thầy rầy la tôi vào một ngày sau Tết rất xưa, cách đây gần mười năm. Ấn tượng ấy, đã theo tôi suốt nửa cuối năm lớp mười hai, đến kì thi vào đại học Y; và đến cả bây giờ, khi tôi đang viết những dòng này, có lẽ ở trên cao kia thầy đang mỉm cười.

    Thầy là quản nhiệm lớp mười hai của tôi ở trường Nguyễn Khuyến (NK) – một trường tư thục khá nổi tiếng với nhiều chi nhánh ở các vùng ngoại thành Sài Gòn. Câu khẩu hiệu bạn có thể nhìn thấy đầu tiên khi đặt chân vào trường chính là “Vào trường Nguyễn Khuyến là phải tiến bộ.” Những học sinh của NK thời ấy thường nói đùa về tựa đề tờ báo tuần san của trường “Nguyễn Khuyến Trường Tôi” – NKTT là phiên bản thất truyền của Nhật Ký Trong Tù. Với những kỉ luật sắt của quân đội được các thầy cô quản trú áp dụng với các “đồng chí” ở nội trú, những giờ ôn thi tập trung đến nửa đêm của các thầy cô quản nhiệm ưu ái dành cho học sinh khối cuối cấp, quả là không ngoa khi các NKers lại đặt biệt danh “trìu mến” đến thế cho trường.

    Trở lại hành trình năm lớp mười hai đổ mồi hôi sôi nước mắt năm nào, tôi vẫn nhớ như in dáng người dong dỏng, nước da ngăm ngăm rắn rỏi của thầy ngày đầu tiên thầy nhận quản nhiệm lớp 12A1. Thầy nói giọng miền Trung, còn tôi cứ nói cái giọng bèn bẹt của người miền Nam nên hai thầy trò nói chuyện cứ như đang nghe một bản hợp xướng lạc điệu vậy. Thầy nghiêm nghị và từ tốn, còn tôi thì cứ cái điệu cười hơ hớ chưa đi đã chạy, chưa nói đã cười. Thầy sâu sắc và lo xa, còn tôi thì hời hợt và đợi nước đến cổ rồi bơi luôn cho tiện. Nói chung, thầy khiến đứa trẻ ngày xưa trong tôi luôn nghĩ, chắc tôi là oan gia kiếp trước của thầy.

    Năm ấy là tết Canh Dần, như thường lệ trường sẽ cho các NKers một núi bài tập đủ đè bẹp dí đống bánh chưng bánh tét. Nhưng tôi là ai cơ chứ? Đứa không sợ trời không sợ đất, huống hồ lại sợ đống bài tập Toán toàn những con số dài đến vô cực sao? Thế là năm ấy, tôi vẫn ăn Tết ngập mặt mặc cho đống bài tập thầy cho nằm hiu hắt trong xó nhà. Hậu quả thì bạn cũng đoán được rồi đấy. Một buổi sáng đứng phơi nắng ngoài hành lang cùng với 1/5 nhân sĩ gan dạ khác của lớp. Có vẻ sau sự việc ấy, tôi đã để lại ấn tượng “không thể cứu vãn” trong mắt thầy. Cho nên đến khi cả lớp nộp phiếu nguyện vọng trường đại học muốn thi cho thầy quản nhiệm, thầy đã kêu tôi xuống cuối lớp trong giờ tự học, giữa bàn dân thiên hạ và phán bằng chất giọng nghiêm nghị của mình “Toán lẹt đẹt vậy mà đòi thi Ngoại Thương với Y Dược?”. Tôi đứng hình ba mươi giây và trả lời thầy, “dạ vậy để em sửa Ngoại Thương thành Kinh Tế.”

    Chuyện có thế thôi. À cũng không phải chỉ có thế thôi, nếu xét đến sự thật là kì thi đại học năm ấy tôi đỗ hai trường Kinh Tế và Y Dược, và người đầu tiên gọi điện báo tin tôi đã đỗ đại học Y chính là thầy. Mãi sau này tôi mới ngờ ngợ, thầy dạy toán nên chắc thầy dùng xác suất thống kê tính được điểm của tôi? Hoặc giả thầy học Gia Cát Lượng tính trước được tương lai nên hồi đó đã dùng kế khích tướng với cái đứa lười nhác suốt ngày lo ăn với ngủ là tôi thời gian đầu năm cuối cấp?

    Ngày học đại học tôi có về thăm trường vài lần, tình cờ gặp thầy lúc tôi đang trò chuyện với mấy bé ở cùng phòng nội trú ngày xưa lúc ấy đang học lớp 12A1 của thầy. Thầy dừng lại hỏi tôi sao rảnh về trường vậy. Tôi trả lời qua qua rằng dạ em thăm em gái. Thầy suy nghĩ một lúc lại hỏi, ủa em quê ở Tây Ninh mà sao lại có em ở Đắk Lắk. Chắc lúc ấy tôi vẫn còn giận thầy hay sao mà chỉ cười nhẹ cho qua. Bây giờ nhớ lại, tôi mới trách mình lúc ấy sao vô tâm quá, không nhận ra giữa trăm ngàn khách sang sông, người lái đò ngày xưa vẫn nhớ đến quê quán của tôi – một đứa học trò lì lợm thuở thơ dại.

    Năm ngoái khi chuẩn bị bay sang Nhật học nghiên cứu sinh, tôi hay tin thầy bệnh nặng. Lu bu chuẩn bị hành lí tôi không sắp xếp được thời gian thăm thầy. Tuy nhiên, sau khi ở Nhật một thời gian và nhận được sự quan tâm từ thầy cô người Nhật, tôi mới nhận ra, cách thầy đối xử với học trò có lẽ phần nào giống cách người Nhật thưởng thức trà vậy. Trà đắng mà tinh tuý, nước nhạt mà tinh sương.

    Thầy mất vào tháng mười hai năm ngoái. Tôi kịp về trước đó một tháng để vào viện thăm thầy, mang cho thầy ít bánh trà xanh từ Tokyo, cầm đôi tay đã sưng phù của thầy nói “Thầy cố gắng mau khoẻ lại nha!”. Đó là lần gặp cuối cùng của tôi và thầy, với nụ cười tươi. Vì tôi muốn mỗi khi nhớ về thầy, sẽ không có nước mắt, sẽ không có nỗi đau, chỉ có sự thấu hiểu và biết ơn mà vị khách đã sang sông xưa kia trở lại dành tặng thầy. “Em hứa sẽ sống xứng đáng và không làm thầy thất vọng. Ở trên cao, hãy an yên thầy nhé!”

    - trích từ cuộc thi viết "Người Thầy của Tôi":
    Page: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Group: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tauvequehuong, Nga Hoang and amylee like this.
  20. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Nhận Biết Tên Tôi

    Một quyển bút kí

    Tác giả: Chanel Miller



    Bạn học được gì từ quyển sách này?

    Nhận Biết Tên Tôi (2019), Chanel Miller cho thấy góc nhìn của cô về những gì đã xảy ra với cô khi bị Brock Turner, một sinh viên ở Stanford tấn công tình dục và bị ép buộc chịu đựng ánh nhìn khắc nghiệt của dư luận trong một thời gian dài. Bằng việc mô tả sự tương đồng giữa kinh nghiệm cá nhân của cô và sự ngược đãi có hệ thống đối với phụ nữ ở cơ quan hành pháp, cô giải thích những gì làm cô quyết tâ, chia sẻ câu chuyện của mình và giúp củng cố tinh thần cho các nạn nhân sống sót khác.

    Quyển sách này dành cho những ai?
    • Những người muốn tìm hiểu về trải nghiệm từ những nạn nhân sống sót của các cuộc tấn công tình dục ở toà án Hoa Kì

    • Những người yêu thích những tác phẩm bút kí và muốn khơi nguồn cảm hứng từ câu chuyện của một phụ nữ có tầm ảnh hưởng

    • Những nhà hoạt động muốn tìm cảm hứng để tạo tác động thay đổi chính trị
    Đôi điều về tác giả
    Chanel Miller là một hoạ sĩ và nhà văn sống ở San Francisco. Cô học ở Đại học California, Santa Barbara, tốt nghiệp với văn bằng cử nhân văn học. “Trạng thái nạn nhân” cô viết giải thích tác động của cuộc tấn công tình dục do Brock Turner gây ra đối với cuộc sống của cô được Buzzfeed xuất bản với lượt đọc trên 18 triệu. Nhận Thức Tên Tôi là quyển sách đầu tay của Miller.


    Trích đoạn:
    "…Ví dụ, không ai hỏi nạn nhân của một vụ cướp ô tô hoặc một cuộc xâm nhập gia cư rằng tại sao họ không chống trả lại những kẻ tấn công. Tuy nhiên, những nạn nhân bị hãm hiếp luôn được hỏi như vầy: "Tại sao bạn không la hét hay chống trả?"
    Như là một sự thiết yếu, nạn nhân cuộc cưỡng hiếp được giao phó trách nhiệm không để mình bị cưỡng hiếp. Trong khi đó, hành vi của những kẻ tội phạm tình dục lại được bình thường hóa. …"


     
    Chỉnh sửa cuối: 14/1/21
    vqsvietnam thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này