Thảo luận Giã trong giặc giã là gì?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 12/8/21.

Moderators: amylee
  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Điều đó chắc đúng. Tôi có một ông bạn học ở vùng đó, phát âm rất nặng. Mà vẻ mặt ông ấy có nhiều nét giông giống Chế Linh, da cũng ngăm ngăm đen, nhưng họ và tên thì Việt 100%.

    Ở ngay quận Cầu Giấy có một phường như vậy, ở cách hồ Gươm 7 km mà 500 năm rồi giọng vẫn y hệt dân Ba Vì. Vẻ mặt họ cũng Chăm 100%. :D
     
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Anh đang nhắc lại cuốn sách ấy phải không ^^ chi tiết này có trong đó đó.

    Gần đây có một bài viết nói về chế độ nô lệ thời Lý.

    Cụ thể thì thời Lý cần rất nhiều nhân lực cho việc khai thác vàng, và xây dựng các công trình Phật giáo, gần như một cường quốc khu vực thời đó, chúng ta có dư tài chánh để gom dân từ các vùng của người Chăm và cả vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc hiện nay về để xây dựng và khai thác mỏ. Gom là nói nhẹ, bao giờ các tù binh chiến tranh, mua nô lệ từ các con buôn.. đặc biệt còn có lớp người vì vàng mà tự xách ba lô lên mà đi qua Đại Việt để làm dân khai mỏ.

    Chắc chắn sẽ có lớp người ở lại luôn vì cái này hay cái khác, đến giờ thì cũng gần ngàn năm gòi, :D kiểu gì chẳng "thuần Việt" tuy mặt mũi thì vẫn có nét khác biệt.
     
  3. machine

    machine Lớp 12

    Mình đồng ý với giả thiết này. Tiếng Chăm đúng là không có dấu thanh như tiếng Việt. Ví dụ từ amaik (mẹ) đọc là a-me cũng được, a-mé.
    Vương quốc Champa không chỉ có người Chăm mà còn có các tộc người khác nữa (trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng có nói đến) nên nói "cưới vợ Chăm" cũng không hoàn toàn chính xác.
    Người Chăm có điểm dở là mỗi lần mất đất vào tay Đại Việt là ngay cả dân thường họ cũng bỏ đi nhiều (chạy nạn sang Campuchia, Malaysia, đảo Hải Nam, Nhật, Indonesia...) nên có lẽ vì thế ở những vùng đất vừa chiếm được, khi Đại Việt di dân tự do và đày ải tù binh vào khai hoang thì số lượng người bản địa không quá áp đảo so với dân mới đến. Có lẽ vì thế nên họ dần dà bị đồng hóa và mất đi ngôn ngữ của mình. Nếu dân bản địa vẫn ở lại đất của họ dù đã mất nước như dân Đại Việt khi bị đô hộ thì có lẽ quá trình đồng hóa không dễ dàng thế, không mất đi tiếng nói được.
    Bây giờ ở Campuchia vẫn còn rất nhiều người Chăm di cư sau những biến cố lịch sử, họ vẫn nói tiếng Chăm, vẫn duy trì viết chữ Chăm.
    Vùng miền Trung có một số từ xuất phát từ tiếng Chăm: ni, tê (này, kia)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Em mắt tròn xoe nè anh Dũng!
     
  5. machine

    machine Lớp 12

    Topic đang lạc đề sang Champa :D
    Khmer đúng là Campuchia đó. Dân tộc Khmer, đế quốc Khmer.
     
  6. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đề bài đã được giải 10 lần rồi. Nên phải lạc chứ. :)
     
    Cloud Moon Tran thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cát tiên thì nhiều khả năng thuộc về vương quốc Phù Nam hay Chân lạp sau này.
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thời Ăng Co chắc là hoàng kim của người Khmer rồi bạn nhỉ? Nên thường họ chắc thích cái tên đế quốc Ăng Co hơn liên quan tới Ăng Co là thấy họ máu chiến lắm. Hổm Thái Lan mới manh nha một công trình quần thể du lịch "có vẻ" giống Ăng Co thôi thì ngay lập tức Campuchia yêu cầu Thái Lan giải trình rõ ràng.
     
    machine thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thời đó, người Khmer từng đánh bại người Thái. Giờ họ có một tỉnh tên là Xiêm riệp nghĩa là người Xiêm ngã rạp, quỳ rạp gì đó.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. machine

    machine Lớp 12

    Người Chăm trong vương quốc Champa cũng đóng vai trò lớn gần bằng người Kinh trong vương quốc Đại Việt. Vương quốc Champa còn có nhiều tộc người khác nữa và không ít lần vua Champa xuất thân từ các tộc người không phải người Chăm.
    Vương quốc Champa theo mình biết thì có 3 đạo thôi. Một hồi là Phật giáo mà bằng chứng tiêu biểu là Phật viện Đồng Dương. Ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Champa là đạo Bà La Môn (Ấn Độ giáo), ngoài ra còn có đạo Bà Ni: ảnh hưởng từ Hồi Giáo nhưng đã bị bản địa hóa và hoàn toàn không liên quan gì đến Hồi Giáo nữa. Khoảng những năm 1960 gì đó thì Hồi giáo (Islam) bắt đầu thâm nhập vào cộng đồng Chăm Ninh Thuận Bình Thuận và một số ít theo Thiên chúa Tin lành gì đó.
    Người Chăm ở Campuchia hiện nay theo Islam và một số vẫn giữ đạo Bà Ni. Người Cham tại Campuchia không còn theo Bà La Môn nữa có lẽ do họ khi lưu vong sang Campuchia đã không có tháp để hành lễ, thờ cúng.
     
    quang3456 thích bài này.
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Điểm này bạn hoàn toàn chính xác. Có học giả nước ngoài (Robert Kaplan) còn khẳng định chính yếu tố Chăm trong văn hóa của người Việt đã giúp sức chống cự đồng hóa của ta với TQ bền bỉ hơn. Mặc dù cũng chính yếu tố Chăm đó không chống nổi yếu tố Hán trong lòng dân tộc Việt Nam.
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Rất ý nghĩa. Cũng có thể Riệp đây biến âm từ rệp, ý người Cam muốn nói người Thái chỉ đáng như bọn rệp
     
    quang3456 thích bài này.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nghe nói có dòng người Chăm con gái trắng, đẹp, có dòng thì đen xấu. Có tộc người Chăm theo tôn giáo khi chết thì hoả thiêu như Ấn độ, có tôn giáo thì chôn như Trung quốc. Và trước kia mấy dòng đó không kết hôn với nhau.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không, từ Riệp có nghĩa là rạp, ngã rạp, như địa danh Xoài Rạp đó. Còn từ nào là biến âm của từ nào thì chưa rõ.
    Xoài thì là biến âm của Svai, cũng như Sầu riêng là từ Touriel
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Từ này bạn có nhắc trước đó ở topic khác, mình cũng thấy đúng, vì miền Nam kêu trái xoài là sài không à, gần như bê nguyên Svai qua rồi hì hì
     
    quang3456 thích bài này.
  16. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Làng này nếu tôi nhớ không lầm làng trồng toàn dừa. Nghe các bô lão nói nhiều phim về miền Nam, như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm quay ở đây vì cảnh vật y hệt miền Nam.
     
    machine and tran ngoc anh like this.
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đấy là 2 làng khác nhau. Nghe nói Sấu là thị tộc Cau, Giá là thị tộc Dừa. Dừa tiếng Hán là Da, có lẽ vay mượn từ ngôn ngữ phương nam vì phương bắc vốn không có dừa.
    Ca dao có câu:
    Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
    Vui thì vui vậy không tầy giã La
    (lại có từ "giã" đây)
     
  18. machine

    machine Lớp 12

    Vào làng Chăm thường thấy con gái Chăm không được trắng cho lắm :p

    Chăm Bà La Môn (Cham Ahier) khi chết hỏa thiêu và giữ lại 7 mảnh xương trán hoặc 9 mảnh xương trán tùy nam nữ. Sau một thời gian dài, họ tộc tập hợp số lượng nhiều nhiều mới bỏ chung tất cả vào một hũ/hộp đem chôn trong nghĩa trang tộc họ. Khi đó mới chính thức về với tổ tiên
    Chăm Bà Ni (Cham Awal) chôn như Trung Quốc, mộ có 2 viên đá to đặt ở 2 đầu. Người Chăm Bà Ni vào lễ Ramuwan ra nghĩa trang tảo mộ ông bà tổ tiên. Họ gọi lễ Ramuwan là harei muk kei (ngày Ông Bà).

    Trước kia người Cham khác đạo (Bà La Môn và Bà Ni) không được lấy nhau. Người Chăm cũng không kết hôn với người Kinh, không ở chung làng với người Kinh... Bây giờ không còn khắt khe nữa.

    Người Chăm đến bây giờ vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Con gái út thường được thừa hưởng gia sản và lo việc thờ cúng tổ tiên. Bên nội là bên nhà gái, bên ngoại là bên nhà trai. Con trai lấy vợ ở rể nhà vợ nhưng khi chết đi thì chôn cất ở nghĩa trang tộc họ nhà mẹ đẻ chứ không chôn cất ở nghĩa trang tộc họ bên vợ. Con cái sinh ra tùy thỏa thuận, có gia đình con cái mang họ mẹ, có gia đình con cái mang họ bố (chắc cái này do ảnh hưởng người Kinh).
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/8/21
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    [​IMG]
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG]
    Có tộc người Chăm trắng xinh lắm đấy bác.
    Ở bên Cam có tỉnh Kongpong Cham, nghĩa là bến nước của người Chàm, nhưng chắc là không phải tù binh như ở miền bắc VN.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/21
  20. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Chăm và Chàm là một à?
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này