Thảo luận Giã trong giặc giã là gì?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 12/8/21.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình đi du hý An Giang thì thấy người Chăm vẫn có trắng đẹp nha, mỹ nam mỹ nữ tuy ít nhưng xứng đáng được gọi là mỹ, nét nét minh tinh Bollywood lắm luôn.
    Tác giả Hồ Trung Tú cũng có trình bày giữa hai làng một bên Kinh một bên Chăm có thể đã chửi nhau suốt mấy trăm năm trong quá trình người Kinh Nam tiến ^_^ dễ thương hết biết. Chính tác giả cũng tự nhận có gốc gác Chăm, mà ông này nhìn giống Hoa hơn, mặt mũi hao hoa trường Vũ kiểu của người Tiều.
    Dân Việt ta vốn chẳng phải cũng mẫu hệ sao? Các vết tích như đạo thờ mẫu, ngón tay lớn nhất kêu là ngón Cái, con sông lớn kêu là sông Cái, thường nói Vợ-Chồng (vợ đi trước chồng) và đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân ta đều do các nữ tướng lãnh đạo...
    Phải chăng chúng ta bị Khổng hóa nên mới xoay qua phụ hệ??
     
    machine thích bài này.
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chăm, Champa, Chàm, Chiêm thành... là những tên gọi khác nhau nhưng cũng cùng một gốc thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/21
  3. machine

    machine Lớp 11

    Có nhiều bạn nữ người Chăm trắng xinh, quan điểm riêng của mình đó là người lai.
    Người Cham ở tỉnh Kongpong Cham là người Chăm từ vương quốc Champa di cư sang sau những biến cố thua trận. Nhiều người có nguồn gốc hoàng gia, quan lại, khá là cao sang (đọc ở đâu quên rồi, lười tìm lại quá).
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng rồi, nói chung phương nam là nền văn minh trồng trọt (lúa nước) nên thiên về âm tính, mẫu hệ. Phương bắc là văn minh du mục, dương tính, phụ hệ.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  5. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Người Chăm rất ghét khi bị gọi là Chàm đấy bạn ạ. Đây là lời cán bộ địa phương nhắc nhở chúng tôi khi làm việc gần người Chăm ở Phan Rang. Tương tự, người H'Mong cũng ghét bị gọi là Mèo. Có chuyện vui là một người H'Mong mắng người Kinh: mày bảo tao là mèo thì mày là chó.
     
    tran ngoc anh and machine like this.
  6. machine

    machine Lớp 11

    Chính xác là:
    - Vương quốc Champa.
    - Người Chăm, người Chàm.
    Người Chăm tự gọi họ là Cam (chữ C trong tiếng Chăm phát âm gần tương đương chữ Ch trong tiếng Việt mà nhẹ hơn một chút).
    Có một hồi người Chăm rất không thích người Việt gọi họ là Chàm, chả hiểu sao. Giờ thì đỡ rồi nhưng vẫn nên tránh gọi họ là Chàm, gọi Chăm cho an toàn :D
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Người Chăm cũng nhiều nguồn gốc lắm, có cả Khmer, Malai, Ja va gì đó.
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Người Chăm An Giang có thể nghi vấn họ từ Java di cư vào miền Nam, người An Giang gọi họ là Chà Dà/Và, rõ ràng là phiên âm của Java.

    Nhưng bây giờ họ tự nhận là người Chăm, việc họ theo Islam có thể là dấu hiệu xác nhận họ gốc Java đúng như tên gọi mà ông bà xưa gọi họ là Chà Dà.

    Điều này từng được lý giải trong cuốn Lột trần Việt ngữ của bác Bình Nguyên Lộc. Mình cũng từng hỏi ông bác của mình, bác mình xác nhận chính xác họ được gọi là Chà Dà cho thấy gốc gác Java-Indonesia của họ.
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Họ từng bị người Malai, Java... xâm lược cũng như người Việt người Hoa...
    Có nhiều tiếng Việt nguồn gốc Malai, Java... là vì thế, vd như cù lao
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình đồ rằng họ hiểu (hoặc tự diễn giải) người Kinh kêu họ là Chàm để ngụ ý việc "nhúng chàm", ai cũng biết việc nhúng chàm không phải việc tốt lành gì, là một vết đen khó rửa ^^ một hình ảnh xấu xí như thế sao có thể chấp nhận người khác gọi mình như vậy.

    Lại có cây tràm, âm đọc ở miền Nam thì y như chàm thôi. Mủ của nó minh họa cho "nhúng chàm" thì không thể hay hơn được nữa. Không thể tẩy được, chỉ chờ cho da chết bong tróc đi lớp dính đó mà thôi.

    Miền Nam thì bao la tràm rồi!
     
  11. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Bạn nhầm rồi. Cây chàm dùng để nhuộm vải khác cây tràm để lấy tinh dầu rất xa.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  12. machine

    machine Lớp 11

    Mình nhớ láng máng nhà nghiên cứu người Chăm Inrasara có viết người Chăm di cư từ Campuchia về An Giang từ thời chúa Nguyễn, một số di cư từ Campuchia về An Giang từ thời Khmer Đỏ.
     
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vâng, mình chưa biết nhúng chàm là hình ảnh từ việc gì, như bạn nói thì từ việc nhuộm vải nhỉ.

    Nhưng mình bày việc nhúng chàm riêng với cây tràm mà.

    Mủ cây tràm bị dính nó tím tím đen đen không tẩy được ấy. Cũng khá khó chịu khi bị dính mủ tràm.

    Chứ mình không có ý nói dính mủ tràm sinh ra câu "nhúng chàm" bạn đừng hiểu nhầm, có khi đúng là chỗ đó trình bày trật thiệt ^^
     
    RGBCD thích bài này.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cũng có thể. Mà hình như bác Bình Nguyên Lộc cũng có nói người Java vào miền Nam qua ngã Campuchia. Nói chung họ cũng chỉ tra tài liệu rồi phỏng đoán, khó mà khẳng định chắc nịt được trừ khi làm được kiểm tra DNA so sánh họ với dân Java và dân Chăm ở các vùng khác của Việt Nam.
     
  15. mr.toanphan82

    mr.toanphan82 Lớp 2

    1. Mình cũng nghĩ chữ dã (野)xuất phát trong từ dã tâm (野心) có nghĩa như lòng mang dã thú
    2. Theo ý kiến mình chữ giặc(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) xuất phát trong từ (Nụy khấu, Uy khấu hay Oa khấu)- Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có nghĩa là giặc cướp, thảo khấu
    * Ngoài ra, mình tiếp xúc với dân tộc thiểu số ( trừ dân tộc kinh ra ) thường nói là "đồng bào" thôi. Khỏi sợ mếch lòng và nhiều người trong bụng không ưa nhưng thâm tâm vẫn chịu tính Cẩu Lương : 狗粮 / gǒu líang) bản thân mình
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/21
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tặc và giặc, chữ Hán và chữ Nôm viết giống nhau, nên bạn khỏi phải đoán là từ chữ khấu nữa. Tôi không tiện gửi hình ảnh, bạn có thể tra từ điển Hán Nôm mà xem.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này