Văn học trong nước NC-17 Gò cô Mít - Truyện ngắn - Song An.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 8/12/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG]
    EBook sẽ được thực hiện theo Dự án phi lợi nhuận “SỐ HÓA SÁCH CŨ” của diễn đàn TVE-4U.ORG, 2015.

    Nhằm chia sẻ - phục vụ Cộng đồng và góp phần nhỏ nhoi nâng cao dân trí và văn hóa Đọc cho 'độc giả' Việt không có điều kiện mua sách!

    Khi Bạn có khả năng, hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả (dịch giả) và Nhà xuất bản! Xin cảm ơn!

    *​

    Đặc biệt! Nếu Bạn yêu mến sách Việt, có nguồn sách, và mong muốn bảo tồn, gìn giữ và 'chuyển giao' lại những giá trị văn hóa tuyệt vời của dân tộc, của truyền thống gia đình,... cho muôn đời sau! Hãy liên hệ và chung sức với chúng tôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link! Xin cảm ơn!
    [​IMG]
    ...


    GÒ CÔ MÍT


    Nhà cụ Bá giàu đã ba đời, có 50 mẫu ruộng, 4 con trâu cày. Thóc lúa bán không hết, để lưu cữu mùa nọ sang mùa kia. Tiền cho vay quanh năm, đông người đi lại. Cụ theo lối mới, làm một tòa “nhà tây”, mỗi bức tường chỉ có hai cái cửa sổ to bằng cái bìa sách.

    Cụ Bá ngưòi thấp mà đẫy, đội khăn lượt xoắn, mặc áo the, khi quần nâu, khi quần vải trắng. Cụ ít khi ra tỉnh. Tính lại, từ khi được Bá hộ, cụ ra tỉnh có hai lần, đi với thầy Chánh hội Khả là cháu cụ. Thầy Chánh đưa cụ vào chào quan Bố là chỗ thầy mới được làm môn hạ. Cụ vái chào, tụt giầy và đem ô gởi hàng nước, bước rón rén trước thềm vái một cái. Cụ Bố hỏi hai câu: "Cụ là bác thầy Chánh hội à? Năm nay lúa có tốt không?” Rồi cụ Bá lui ra. Cụ về làng nói chuyện khắp bà con: “Cụ lớn Bố rất nhân đức”.

    Một lần cụ ra tỉnh về việc kiện nợ. Xong việc cụ chỉ đến ở Nam lai tửu quán rồi ra phố Khách nghe hồi kèn hát, ghé lại xem các quan đánh quần, rồi cụ về. Việc làng cụ ít dự, nhưng khi có đón rước các quan thì cụ săn sóc, để ra bái vọng. Một lần cụ ra đón quan Chánh về khám đê, ngài hỏi ai muốn điều gì thì nói. Cụ muốn đổi cái Tòng cửu ra Chánh cửu.

    Cụ có ba bà với một cô tư mới 18 tuổi. Bà cả sinh được một con trai đã lo vợ cho từ ngày 12 tuổi, và một con gái không biết tên là gì, người ta thường gọi nôm là cô Mít.

    Cô Mít mặt tròn, má phính, chân tay mũm mĩm, da nhỏ, tóc dài, đứng lên còn chấm đất. Cô không đẹp lắm nhưng có duyên. Cười rất tươi, má núng đồng tiền tròn xoáy. Cô thích đội khăn mỏ quạ. Tứ thời lúc rét cũng như lúc nóng, cô thích trùm khăn để khỏi rám đôi má phình. Cô không ở tỉnh nhưng cũng mặc quần sồi, thắt lưng tam giang, yếm cổ xây, buông thõng hai cái giải lụa trắng. Vui mắt nhất là lúc cô buộc thắt lưng và giải yếm ra đằng sau. Hai vạt áo nâu non phấp phới đằng trước, khăn vuông thâm xuống đến tận gáy, che nửa mái tóc mây. Miệng ăn trầu cắn chỉ, phô ra hai hàm răng nhỏ, đen nhánh ...

    Bờ tre xanh, giâm bụt đỏ, ánh mật trời vàng, cô đứng cấu lá cây nói chuyện qua rào với bạn. Lúc khúc khích cười, lúc ỏn ẻn gọi, thật là một khóm hoa tầm xuân phất phơ bên lũy tre bờ lúa.

    Cô Mít người xinh, và là con cụ Bá nên trai làng nhiều người ngấp nghé,nhưng cô chưa bằng lòng ai mà cụ Bá cũng chưa kén được rể. Cô chỉ ưng ý riêng con trai ông Khóa Mão: anh Tư Nhung.

    Người cao, ngực rộng, cằm to, cậu Nhung ít nói và lễ phép. Cậu quen cô Mít từ lúc cô còn cắp quyển Tam thiên tự giấy bồi, chạy le te theo anh sang học cụ Khóa. Cậu yêu cô Mít lắm, nhất là lúc cô cười, phô hàm răng đen vói đôi má phính. Cậu cho là cô đẹp nhất làng, nhất tổng, có lẽ nhất cả nước Nam. Nhưng cậu không nói ra, chỉ một mình ngẫm nghĩ để chờ dịp, chờ lúc lập được chút công danh, nói với u sang thưa vói cụ Bá. Biết đâu duyên trời không tác họp: ông Hà Tôn Quyền, ông Trương Viên, lúc đi hỏi vợ đẹp, cũng chỉ là anh học trò nghèo. Nhưng công danh mãi chưa lập được: con một ông Khóa nghèo (ở vào lúc chữ Nho tàn cục), lại đeo lấy cái vạ “tình nghi”, thì con đường công danh cũng thật ngoắt ngoéo, mà cửa nhà cụ Bá cũng thấy lắm chông gai. (...) [*]

    Nhưng mà cậu Nhung cô Mít vẫn yêu nhau, yêu ngầm yêu kín nhưng ít được nói chuyện, gặp nhau chỉ cười. Cô Mít má đỏ hồng, cúi đầu, rảo cẳng bước. Cậu Nhung lững thững đi sau. Hoặc có khi dừng lại thì cô Mít đứng nghiêng ngưbi, cúi mặt, cấu lá tre, không nói câu nào cả, chỉ che miệng cười, cái vẻ cười rất tự nhiên, làm cho cậu Nhung mê mệt.

    Cái khỏi tình ngầm mỗi ngày một nặng, lửa đống dấm có lẽ lại nóng hơn than hồng, cho nên nhiều lúc có phiên chợ,bên cái sân rêu nhà cụ Khóa, người ta vẫn thấy cây mía lao qua bờ dậu, hoặc gói kẹo treo ở cành rào. Đồng quà, tấm bánh của người yêu tặng. Có một lần 28 tết, cậu Nhung nhận được một gói thằng cu con đưa đến. Cậu mở xem thấy bốn vuông lụa trắng, một đôi giày tàu, với một cái cối giã trầu bằng đồng đỏ. Cô Mít ưa nhìn cậu trai tân người cao gióng giỏi, đội khăn xếp, trùm khăn lụa trắng, buông hai giải cho gió thổi phất phơ. Cô lại thích nhìn nguời mặc quần trúc bâu sột soạt trên đôi giày tàu bít gót. Bà Khóa đã già thường phàn nàn chưa có con dâu nhá trầu hộ, nên cối giã trầu là của quý tặng bà.

    Còn cậu Nhung nhà nghèo chỉ lấy một quả tim mà tặng lại. Chỉ mong có dịp mà "phơi gan vẫy máu" vì người yêu. Mỗi lần bất cứ cô Mít đi đâu, lúc ra chợ, lúc thăm đồng, lúc đi thu thóc, lúc hỏi nợ, một mình hay có người đưa, cậu Nhung cũng đi hộ vệ. Cậu đi cách xa độ nửa cây số. Chả ai biết cậu đi đâu, có lẽ cậu gàn hay cậu ghen, nhưng thực thì ra cậu quá yêu cô, lúc nào cũng muốn hy sinh cùng thục nữ. Cô Mít có duyên lại có của nên lắm người dạm, thành lắm người ghen. Có một lần cô ra khỏi cửa chợ, thầy Quyền giật mất cái khăn vuông. Tự dưng thấy cậu Nhung ở đâu chạy lại nắm lấy đầu thầy Quyền dúi xuống ruộng. Việc lên đến Quan. Quan biết là cậu nghèo, nên đuổi cả hai bên về, cho là việc ghen tuông làm nhảm.

    Giữa lúc đôi trai đồng gái nội yêu nhau rất đằm thắm lặng lẽ, thì nhà cụ Bá có khách tỉnh về chơi. Khách đi ô-tô, ba ông cùng đeo thẻ ngà, áo sa tây, giày ban, tất trắng. Nhưng chỉ có một ông là quen cụ Bá. Ông nay chừng 42 tuổi. Người béo, mắt lươn, râu Hoa Kỳ nhúm một tý ở mũi. Ông đeo kim khánh, thẻ ngà: Hàn lâm thị giảng. Thầy Chánh hội ra đón, thầy đi lại trên tỉnh, đã ra vào nhà ông béo này, nên ông mới thông đường tỏ lối. Ông béo này không rõ tên là gì, người ta vẫn gọi ông Hàn Pháp-Việt, nghĩa là ông dạy ở trường Pháp-Việt mà được Hàn lâm. Cũng có nguời tăng ông lên là quan Thị. Quan Thị ở trên tỉnh đã lâu năm, ông đã tậu được miếng đất, đã làm được ngôi nhà, có vườn, có ao, có chuồng lợn, chuồng gà, có cối xay cối giă. Nhà ông nhiều học trò ở trọ, nằm la liệt trên mấv bộ ghế kê liền nhau.

    Mỗi cậu trả tháng tám đồng tiền cơm, một đồng coi học, một đồng chấm bài là chẵn chục. Mỗi khi các cậu về nghỉ, thì ông gởi độ hai phong bánh Phục linh hoặc nửa cân táo tàu, bỏ trong cái hộp, hoặc ngày tết thì một củ thủy tiên bọc trong tờ giấy bản đề: “về biếu thầy me nhé “. Lúc học trò lên thì nào gà, nào vịt, nào gạo nếp, khoai sọ, đậu xanh từng gánh, từng bồ: "Chút quà nhà quê của thầy me con gửi biếu thầy cô".

    Quan Thị cũng có chút công tâm, hễ gặp hội như mồng 2 tháng Năm, hay 14 tháng Bảy thì ông Thị sức học trò làm đèn rồi tự ông xắn tay áo lên kết hoa, chăng giấy, tổ chức một đám rước đền rất linh đình, ông đi dâu mặc áo sa gấm,ngực đeo huy chương,tay cầm "can” bạc, ông trông người đi xem lấy làm đắc chí, nhất là chỗ nào có các cô quần sồi, áo nâu khủc khích, thì ông sờ tay lên bộ râu Hoa Kỳ.

    Bà Thị người gầy gò, áo quần xộc xệch, hình như vì ốm hay vì sinh nở nhiều lần mà vóc gầy, da xạm, không buồn điểm tô. Con ông Thị đã có người đỗ Thành chung; hôm xem bảng về ông kết hoa, cắm cờ, chăng đèn ở cửa, đèn đề chữ “đăng khoa". Có nhiều người quý ông hay phục ôỏng, tuy ông mới 42 tuổi mà gọi là cụ Thị.

    Ông tuy trai có, gái có, mà ông vẫn tìm một người để giúp đỡ viêc nhà. Tìm mấy đám mà không xong nên cứ băn khoăn mãi. Ấy vì cái băn khoăn đó cụ Chánh hội nhanh nhảu đã dắt ông về nhà cụ Bá chơi. Ôngs về một lần, rồi ông muốn về mãi. Lần thì mượn xe cua ông chú Nghị, lần thì mượn ông Bang Sùi. Có lần ông “giọn dẹp” mượn được xe cụ Án, ông lấy làm hân hạnh lắm. Nhưng lần nào cũng như lần nào, vẫn áo sa, thẻ ngà, kim khánh ấy.

    Mỗi lần cụ Bá mất vài con gà, vịt, chim bồ câu. nhưng cụ rất mừng, đưa con cháu ra chào một lượt, cụ lấy làm hân hạnh,nên khi quan Thị “ngỏ nhời” thì cụ “xin vâng” ngay, nhưng còn phải “hỏi cháu” . Cháu một mực không. Không mà chẳng nói ra, cứ lặng im. Con gái nhà quê có chỗ ấy là lạ, có lẽ cô từ chối sợ người biết đến chuyện cô yêu cậu Nhung chăng? Hay cô ngại người ta cười: con không vâng lời "cha mẹ đặt đâu ngồi đấy”. Cụ Bá thì nằng nặc cứ: chỗ ấy sang, chỗ ấy giàu, chỗ ấy tử tế! Thầy Chánh hội thì hết sức nói vào, nhưng công việc cũng chưa ngã nhẽ. Tuy vậy mà năm hôm sau, quan Thị đã cho người đưa cau, rượu, chè tàu xuống. Thầy Chánh hội khéo thu xếp cũng xong. Việc này nên, chính ở “anh Chánh nó”.

    Thế rồi ngày mươi hai tháng Tám, nhà cụ Bá sắm sửa linh đình: tiếng lợn kêu, tiếng giã giò, tiếng pháo nổ, tiếng trống chầu, tiếng ăn mày xin, ồn ào một góc xóm.

    Hôm đó trong nhà rộn rịp, cô Mít cũng chạy vào chạy ra mặc quần áo cưới: khăn sa tanh hoa, quần lĩnh tía, áo băng, nhưng cô đi chân, vì cô đi giày khó bước. Đôi bàn chân trắng, thấp thoáng dưới quần lĩnh lấp lánh đen, thật có vẻ mộc mạc mà rất ưa nhìn. Duy có một điều lạ, là cô Mít không nói năng gì cả. Ai mừng thì cô nhếch mép cười, ai cợt thì cô rươm rướm khóc. Không ai hiểu ý cô mà ai cũng biết cô yêu cậu Nhung lắm.

    Mười giờ sáng, chiếc ô-tô đỗ cửa nhà cụ Bá. Trẻ con reo, các cô gái lấp ló cửa cổng. Cụ Bá mặc áo thụng đón cửa, cứ vái hoài.

    Đám cưới có bốn người, hai ông đeo thẻ ngà với hai bà: một bà gầy, một bà béo.

    Com rượu xong, được giờ, xin đón dâu, thì tìm không thấy cô dâu đâu cả. Ấy mới rầy! Cụ Bá luống cuống phát hoảng, cho người đổ,tứ phía đi tìm, nhưng nào có thấy. Bốn giờ chiều, “các quan" ngồi đã mệt, tám con mắt dòm nhau. Đành phải quay ô-tô về tỉnh.

    Đám cưới mất cô dâu!

    Tối hôm ấy thầy Chánh hội tức tốc lên tỉnh để xin khất. Nhưng ông Thị đã thảo đơn kiện rồi, khép cụ Bá vào tội lừa đảo. Sáng hôm sau người ta gặp một ông cụ già lọm khọm ngồi xe, khăn mặt vắt vai, ô cắp nách; cụ Bá lên tỉnh để sắp hầu kiện.

    Chiều hôm sau, lũ trẻ chăn trâu xúm lai chung quanh một cái gò con giữa đồng lúa; xôn xao ầm ỹ: “Có đám giết người”. Rồi tù và rúc, trống làng khua; tuần phiên, Chánh Phó lý, rồi cả làng đổ ra cái gò như đám hội, xúm nhau lại chung quanh hai cái thây nằm trên đám cỏ. Vết máu đã khô. Bên cạnh người nằm, ngổn ngang một chai rượiu đập vỡ, hai cái chén, xôi thịt, bánh chưng, nhãn, ổi, trầu cau như một đám cỗ mới ăn xong còn vương vãi.

    Mặt trời gác núi, ánh vàng tha thướt trên ngọn tre. Hơi nước bốc lên mờ mờ che hết gốc cây ngọn cỏ. Mặt trời lặn thì bóng trăng non soi khắp một cánh đồng, thăm thẩm, âm thầm, chỉ có chỗ gò này là rộn rịp; trăng càng lên càng tỏ, chiếu vào cây cỏ thêm vẻ êm đềm, nhưng soi vào hai cái tử thi thì thêm phần ghê sợ!

    Trong đám đông người,một bà cụ già rẽ người ra chạy lại ôm lấy thây người con trai kêu lên một tiêng: “Ôi con ơi!”. Rồi đến một ông cụ già lăn ra bên cạnh con gái cũng kêu: “Con tôi đây rồi! Ai làm nên nỗi”. Bà Khóa vói cụ Bá khóc con. Hai thân già, hai bạn trẻ!

    Người muốn chết thì còn, kẻ còn non thì chết!

    Nhưng chết thế nào? Chưa ai dám kết đoán. Chỉ thấy cô Mít mặc quần áo cưới, cậu Nhung mặc quần áo hội hề. Quan về khám nghiệm mới biết rõ là hai người cùng uông rượu say rồi đập vỡ chai, lấy mảnh chai mà tự tử, để lại hai bức thư riêng cho bố mẹ và một bức chung, xin hợp táng trên cái gò con cỏ úa, để trọn lời thề ... Quan và làng cũng ưng cho như vậy.

    Nay ai qua đường cái, bên cạnh làng này, vẫn trông thấy giữa quãng đồng không, cái gò con, cỏ cây đã che kín. Người thôn quê mỗi lúc qua lại chả biết vì sợ hay vì tin, mỗi người lại đắp vào một mô đất như người ta thấy ở các “đống lũi” bên vệ đường quan, thành ra cái gò càng ngày càng 1ớn, cây cỏ mọc dần. Người ta gọi là:

    ”GÒ CÔ MÍT”​

    Những đêm mưa dầm, trời tối, người làng vẫn thấy rập rờn một cặp ma trơi. Lúc thì bay tít lưng trời, lúc thì là là mặt ruộng. Lúc thì vơ vẩn trên gò. Trẻ chăn trâu thường hú:

    Hú ma trơi!
    Mặt trời đã lặn,
    Con rắn thò ra,
    Con ma rập rờn,
    Nào ai phận tủi duyên hờn,
    Thì trời đổ xuống một cơn mưa rào.

    *​

    Đâu là chân lý, 1941.
    SONG AN

    ______

    [*] Kiểm duyệt thực dân bỏ một đoạn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/12/15
    Heoconmtv and teacher.anh like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này