Cổ điển Hán học danh ngôn (1957)

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sun1911, 2/10/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Đây là quyển mà em tâm đắc nhất về danh ngôn. Em không biết giới thiệu gì về quyển sách này cả. Chỉ biết là nó đối với em hay đến nỗi em quyết tâm đánh máy để chia sẻ cùng mọi người.

    Em đọc quyển này từ năm lớp 11 (2005). Mà đến bây giờ mới đánh máy được để đọc trên di động.

    Em chịu ơn cùa các bác THƯ VIỆN EBOOK nhiều quá. Bây giờ mới có cơ hội đền đáp tí.

    Đây là quyển gốc PDF SCAN:
    [​IMG]

    Các file đính kèm là sách định dạng PRC, PDF, REPLIGO. Sẵn tiện em chuyển định dạng luôn để bác nào có xài PALM thì đọc bằng REPLIGO.

    Các bác đọc xong cho em xin ý kiến nhé, nếu thấy có sai lỗi chính tả ở đâu các bác thông báo giúp để em sửa lại. THANKS

    Người viết bài: syvn7154 (Nguồn TVE)​
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 1/4/23
  2. Bich Dung

    Bich Dung Lớp 2

    Cám ơn sự nhiệt tình của Bác. Tuy tôi chưa đọc nhưng qua sự giới thiệu nhiệt tình của Bác tôi cũng cảm nhận được sự thâm thúy của cuốn sách. Một lần nữa cám ơn Bác thật nhiều.


     
    totoro and viettran_ru like this.
  3. goldfish

    goldfish Lớp 7

    Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi

    Trong Hán Học danh ngôn của Tĩnh Trai Trần Lê Nhân có câu sau đây trích trong bộ Luận Ngữ:

    “Người quân tử hiểu rõ việc nghĩa, cho nên không thích nghĩa; kẻ tiểu nhân hiểu rõ việc lợi, cho nên thích lợi.” (Danh ngôn số 58)

    Tôi đoán câu đó trích trong thiên Lí Nhân 里 仁 :

    子曰:君子喻於義,小人喻於利。

    Trong tập Luận ngữ, Nguyễn Hiến Lê phiên âm, dịch và chú thích như sau:

    Tử viết: “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”.

    Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử hiểu rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi.”

    Chú thích. – Hiểu rõ nghĩa là thích nghĩa. Hiểu rõ lợi nên thích lợi. Có sách bàn thêm: Vì tiểu nhân hiểu rõ về lợi, thích lợi, cho nên người quân tử (trị dân) riêng về mình thì không nên nói về lợi, nhưng phải xét cái lợi của tiểu nhân (dân) mà làm lợi cho họ”.

    Nhận xét:

    Trong tập Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê bảo: “…trong Luận ngữ thì Khổng tử dùng tiếng quân tử theo ba nghĩa: thuần trỏ địa vị, thuần trỏ tư cách, vừa trỏ địa vị vừa trỏ tư cách”.

    Với câu đang xét, tôi cho rằng Nguyễn Hiến Lê hiểu “quân tử” và “tiểu nhân” theo nghĩa “thuần trỏ địa vị” (nghĩa 1) nên ông viết: “quân tử (trị dân)” và “tiểu nhân (dân)”; nhưng Nhân Tử Nguyễn Hữu Thọ lại hiểu theo nghĩa “thuần trỏ tư cách” (nghĩa 2) cho nên ông viết trong Tinh hoa các đạo giáo (chương XXV: Tiểu nhân, quân tử, thánh nhân) như sau:

    “Tiểu nhân theo Nho Giáo, là những người hạ cấp, xét về phương diện đạo đức, phẩm cách. Cho nên, một người, dẫu giàu có muôn chung, nghìn tứ, một người dẫu công danh tuyệt đỉnh, ngôi vị rất cao, nhưng nếu mặt người, lòng thú, tư cách đê hèn, thì Nho Giáo vẫn liệt họ vào hàng Tiểu Nhân.

    - Lý tưởng của Tiểu Nhân là Lợi và Dục ( Quân tử dụ ư Nghĩa, Tiểu Nhân dụ ư lợi: 君子喻於義,小人喻於利 Luận Ngữ, Lý Nhân IV, 16)…”.(xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Còn Tĩnh Trai Trần Lê Nhân hiểu “quân tử” và “tiểu nhân” trong câu đang xét theo nghĩa nào? Có lẽ theo nghĩa “thuần trỏ tư cách” (nghĩa 2) mà cũng có lẽ theo nghĩa “vừa trỏ địa vị vừa trỏ tư cách” (nghĩa 3). Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa, chúng ta cũng nên hiểu rằng, nếu nguyên văn của danh ngôn 58 là “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”, thì mấy chữ “cho nên không thích nghĩa”“cho nên thích lợi” là “lời bàn” chứ không phải là “lời dịch”.

    Lời bàn “cho nên [người quân tử] không thích nghĩa” của Tĩnh Trai Trần Lê Nhân hình như không hợp với quan niệm của Khổng Tử về nghĩa . Trong Luận ngữ, thiên Dương Hoá có đoạn sau (theo phiên âm và dịch của Nguyễn Hiến Lê):

    “Tử Lộ viết: “Quân tử thượng dũng hồ?” Tử viết: “Quân tử nghĩa dĩ vi thượng, quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo.”

    Dịch. – Tử Lộ hỏi: “Người quân tử có trọng dũng không?” Khổng Tử đáp: “Người quân tử trọng nghĩa lí hơn hết. Người quân tử chỉ dũng cảm mà không hợp nghĩa lí thì làm loạn; kẻ tiểu nhân chỉ dũng cảm mà không hợp nghĩa lí thì làm trộm cướp.”

    Có lẽ Nguyễn Hiến Lê hiểu “quân tử” và “tiểu nhân” trong đoạn trên theo nghĩa “thuần trỏ tư cách” (nghĩa 2) hoặc theo nghĩa “vừa trỏ địa vị vừa trỏ tư cách” (nghĩa 3); còn Tĩnh Trai Trần Lê Nhân thì hiểu theo nghĩa “thuần trỏ địa vị” (nghĩa 1) nên ông dịch lời Khổng Tử như sau:

    “Người quyền thế chỉ biết hùng dũng mà không biết nghĩa thì làm loạn; người thường dân chỉ biết hùng dũng mà không biết nghĩa thì trộm cướp” (Danh ngôn số 417).

    Theo tôi thì dù hiểu “quân tử” và “tiểu nhân” theo nghĩa 1, nghĩa 2 hoặc nghĩa 3, thì cũng không thể bảo Khổng Tử cho rằng vì “người quân tử hiểu rõ việc nghĩa”cho nên [người quân tử]không thích nghĩa” được.

    Trong cuốn Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê còn cho biết thêm:

    “Khổng tử ít nói đến nghĩa (Sau này Mạnh tử mới coi đức đó trọng hơn lễ) nhưng ông hành động luôn luôn theo nghĩa: Theo nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính tới lợi cho mình, mà cũng không cần biết hậu quả ra sau. Ông trái hẳn Mặc tử không nói tới lợi, dù là lợi công, cho nên bảo: “người quân tử hiểu rõ về nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ về lợi” (IV.16), và “cách xử sự của người quân tử, không nhất định phải như vầy mới được, không nhất định như kia là không được, cứ hợp nghĩa thì làm” (IV.10). Như vậy là “vô khả, vô bất khả”, không cố chấp.

    Nhưng việc gì đáng làm, hợp nghĩa, thì dù có mòi không làm được, ông cũng cứ làm, khi nào hết sức rồi mà không thành được thì mới thôi; mặc lời chê của thiên hạ là “tri kì bất khả vi nhi vi chi” (XIV.39): biết là không thể làm được mà vẫn làm”.

    *​

    Tóm lại, nếu nguyên văn của danh ngôn số 58 là Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi 君子喻於義,小人喻於利, thì chúng ta nên hiểu câu đó gồm lời dịch và lời bàn (tôi tạm đặt trong dấu ngoặc đơn):

    “Người quân tử hiểu rõ việc nghĩa (cho nên không thích nghĩa); kẻ tiểu nhân hiểu rõ việc lợi (cho nên thích lợi)

    và lời bàn “cho nên [người quân tử] không thích nghĩa” hình như không phù hợp với quan niệm của Khổng Tử, một người tuy ít nói về nghĩa nhưng rất trọng nghĩa.
     
  4. KiemThanhD

    KiemThanhD Mầm non

    Cảm ơn bạn.
     
  5. tp160894

    tp160894 Mầm non

    Thanks bạn <3
     
  6. vivuvuive

    vivuvuive Mầm non

    Thanhks
     
  7. Trọng Vũ

    Trọng Vũ Mầm non

    Mình dựa vào bản đánh máy của bạn, thêm bìa, đánh số trang và biên tập lại một chút. Xin gửi để các bạn cùng tham khảo ạ. Có hai định dạng là .docx và pdf nằm trong file .rar ạ. Cũng chịu ơn của thư viện nhiều lắm rồi, từ ngày còn là thuvien-ebook.com mà chưa đóng góp được gì. 1yoyo23
     

    Các file đính kèm:

    Trung_ngdu, gachi00, amylee and 13 others like this.
  8. gmail

    gmail Mầm non

    Tôi cũng chịu ơn nhiều của. Tve nhưng ngặt nỗi già yếu không biết làm sao đền ơn cho các bạn. Muốn tham gia soát lỗi chính tả nhưng không biết cách. Mong các bạn hướng dẫn.
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
  9. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    cover.png
    Đây là bản epub và mobi, trong đó mình đã mạn phép sửa một vài lỗi hiển nhiên và lập đầy đủ chú thích.

    Ngoài tác phẩm này, mình cũng vừa làm bản epub và mobi cuốn "Hán Học Danh Ngôn" của Nguyễn Hữu Trọng tại đây:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Trung_ngdu, gachi00, amylee and 31 others like this.
  10. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Cám ơn các bạn đã hoàn chỉnh tập sách này.
     
  11. chirnot

    chirnot Mầm non

    Cám ơn các Anh/ Chị nhé , sách hay lắm ạ !!
     
  12. sơn vô đối

    sơn vô đối Mầm non

    Hán học là gì vậy ạ
     
  13. ilovebook

    ilovebook Mầm non

    Cảm ơn tấm lòng và công sức của bạn, tôi rất thích đọc danh ngôn, những câu nói của hiền nhân thực sự truyền cảm hứng rất lớn. Chúc bạn sức khỏe và may mắn
     
  14. Thái Tư Trâm

    Thái Tư Trâm Mầm non

    Rất cám ơn mọi người đã chỉnh sửa và chia sẻ ạ.
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này