Tiểu sử Hàn Phi Tử <Phan Ngọc dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi lichan, 30/9/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. lichan

    lichan Lớp 12

    Hàn Phi Tử - Dịch giả Phan Ngọc
    [Hôm nay, mình xin hân hạnh giới thiệu với các bạn tác phẩm "Hàn Phi Tử".
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông tin về tác phẩm:
    Hàn Phi Tử
    Tác giả: Hàn Phi
    Dịch giả: Phan Ngọc
    NXB: Văn Học
    Số trang: 600




    “...Pháp luật không hùa theo người sang...
    Khi đã thi hành pháp luật thì
    kẻ khôn cũng không thể từ,
    kẻ dũng cũng không dám tranh.
    Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần,
    thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu ..."


    Trước hết tôi chân thành cảm ơn bạn :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    đã đóng góp, hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc soạn cuốn sách quý báu này.


    Có lẽ có thể trích dẫn một phần nhận xét dịch giả trong tác phẩm này để giới thiệu tác phẩm:

    "Đối với văn hoá thế giới, Hàn Phi Tử là một tác phẩm hết sức độc đáo. Về mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa và một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới. Về tư tưởng, nó xác lập trường phái Pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung Quốc (Nho, Mặc, Lão, Pháp). Về văn học, nó là một công trình cực kỳ hấp dẫn. Trên cơ sở một cách trình bày khách quan, ta thấy toàn bộ xã hội cổ Trung Quốc sống lại với mọi quan hệ, vô số sự kiện. Và lạ hơn nữa, đọc cái công trình viết cách đây 2300 năm này ai cũng giật mình về tính thời sự của nó. "

    Cuốn này, theo cảm nhận của riêng tôi thì thật sự rất hay và nội dung chính là trình bày về quan điểm của tác giả Hàn Phi về bí quyết quản lý của người lãnh đạo cũng như là quan điểm về cách xử thế với cộng đồng.

    Rất vui vì chia sẻ với các bạn tác phẩm này.


    PRC:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Do tài liệu gốc bị thiếu 2 trang (Thiên XXXI và Thiên XXXII), nên nếu có bạn nào có hỗ trợ gửi lại bản scan hoặc gõ để giúp hoàn thiện thì tôi cũng xin trân thành cảm ơn.

    Mọi thông tin hỗ trợ, trao đổi xin gửi về địa chỉ email : [email protected]
     
    Last edited by a moderator: 5/5/15
    sky_tiger, mai tung, ttt1234 and 15 others like this.
  2. Ngo Ha Quyen

    Ngo Ha Quyen Lớp 4

    Mình gửi lên đây bản chính tả đã được sửa lại nhiều.
     

    Các file đính kèm:

  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Khổng Tử là Nho Gia
    Lão Tử là Đạo Gia
    Hàn Phi Tử là Pháp Gia
    Muốn trị quốc thì phải ưu tiên Pháp trị. Nho gia chỉ làm nghèo đất nước. Đạo gia thì khiến con người sống không phép tắc.
     
    takeshima, tran ngoc anh and 123phat like this.
  4. maidorim

    maidorim Guest

    Nhầm đấy. Sự giải thoát của Lão Tử là một sự giải thoát gần như là siêu nhiên, không phải ai cũng nắm bắt và hiểu được khả năng hiện thực của nó đâu. :)
     
    Lamani, tran ngoc anh and nhan van like this.
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Siêu nhiên gì, Lão Tử là triết học duy vật đơn sơ. Sau khi ông chết thì đám hậu bối mới buff lên thành siêu nhiên. Đừng đề cao nó quá, càng đề cao nó thì càng tự chìm đắm vào rồi huyễn hoặc bản thân. Một quốc gia mà từ lãnh đạo tới dân chúng chỉ lo tìm cách giải thoát lên mức siêu nhiên thì rõ ràng quốc gia hỗn loạn.
    Ngay trong triết lý của Lão Tử tự nó mâu thuẫn rồi. Chủ trương của Lão Tử là "ngừng học", mà ông lại "dạy" người ta. Đã có "dạy" thì phải có "học".
    Một quốc gia luôn phải xây dựng trên hiến pháp. Đủ thấy tầm quan trọng của Pháp trị và tầm nhìn của Hàn Phi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/18
  6. maidorim

    maidorim Guest

    "Không phải ai cũng có thể hiểu được". Hehe.
    Bạn nên hiểu là bản chất của lối trị của Lão Tử là dựa trên vô vi, bản thân triết lý ấy cần một tầm rất cao để hiểu được cái dụng của nó, tất nhiên dụng nó trong khoảng thời gian đầu cần trật tự thì tất nhiên là xã hội sẽ trật lất thật, lúc ấy pháp gia sẽ hữu ích, nhưng cái đích cuối cùng của triết lý trị của Lão Tử là ở đâu? Là trị mà không trị, đó là cái đích cuối cùng, là một xã hội có vẻ như không tưởng, đúng là không tưởng thật, nếu như không có một vị thánh nhân đủ tầm để dụng nó. Nó bình thường mà phi thường, cái đặc biệt của nó là ở đó, hehe.
     
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tào lao.
    "Không phải ai cũng có thể hiểu được" chỉ là câu ngụy biện huyễn hoặc người khác, đề cao bản thân. Bản thân triết lý của Lão Tử tự mâu thuẫn thì chẳng có gì gọi là cao siêu cả.
    "Trị mà không trị" là triết lý nhảm nhí, chính nhiều nhà triết học cổ Trung Hoa cũng đã phủ nhận.
    Ngay cả Lão Tử vô vi mà có vô vi đâu, chỉ có đám hậu bối nâng tầm lên.
    Một xã hội tân tiến, hiện đại luôn Pháp trị, và Pháp luôn thay đổi, nâng cấp để phù hợp với thời thế.

    Chưa muốn nói cái kiểu sống "vô vi" của Lão Tử chính là kiểu sống giết người đấy...:lmao:
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/18
    hafreestyle thích bài này.
  8. maidorim

    maidorim Guest

    Ehehe, tự bạn chứng nghiệm điều đó mới thấy được chứ, chứ đừng dựa vào quan điểm của người khác mà phán tào lao. cute_smiley20.
     
  9. maidorim

    maidorim Guest

    Vả lại, cái phi thường của thánh nhân không phải ai cũng thấy được đâu, kể cả có là thánh nhân được người đời sau được xếp ngang hàng.

    À còn vô vi trong sống, thì không phải giết người, mà tôn trọng quy luật vũ trụ, chấp nhận và sống cùng nó, bạn hiểu sự khác biệt chứ? Mình nói rồi đấy, nó cũng như tôn giáo vậy, bạn phải chứng ngộ mới biết nó có đúng hay không. cute_smiley18. Nếu không thì đừng phán bừa!
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vậy thì tôi sẽ vạch trần cái triết lý "vô vi" nó tàn bạo, bảo thủ và khốn nạn thế nào nhé.
    "Vô vi" theo triết lý của Lão Tử là sống tự nhiên hòa vào thiên nhiên, không can thiệp vào thiên nhiên (thế nên đám hậu bối mới có trò tu tiên luyện trường sinh). Nhưng, tự nhiên bản chất là chọn lọc, đào thải. Những cá thể yếu ớt, bệnh tật sẽ bị loại bỏ để cho những cá thể khỏe mạnh vượt lên.
    Trước khi KHKT và y học hiện đại phát triển, tỷ lệ tử vong của con người rất lớn do tật bệnh (không tính yếu tố chiến tranh, bị thú dữ ăn thịt). Trong sinh sản, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là hơn 1/2, của bà mẹ do tai biến cũng tương đương. Ngay cả tuổi thọ con người cũng không cao, 50-60t là thọ. Nhờ KHKT, y học hiện đại can thiệp mà cho đến nay tỷ lệ tử vong đó giảm rất nhiều, can thiệp cứu sống người bệnh, trẻ sơ sinh, cải thiện sức khỏe, nâng cao tuổi thọ.
    Mới đây lùm xùm vụ "sinh nở thuận theo tự nhiên", đó cũng là mọt kiểu "vô vi" đấy. Nó đi ngược lại sự văn minh của con người.
    Một quốc gia mà ai cũng "vô vi" thì chỉ có thụt lùi, chỉ toàn bệnh tật chết chóc, không có tiến bộ.
    Triết học hiện đại đã chứng minh được tính lỗi thời, lạc hậu của Nho và Đạo rồi. Đừng tự huyễn hoặc với những thứ triết lý đó rồi nâng tầm nó, chẳng qua là những kẻ bám vào nó tự đề cao cá nhân thôi.
    :lmao:
     
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Một kiểu ngụy biện.
    :lmao:
     
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản thân Lão Tử không có lỗi vì ông sống trong thời kỳ mà KHKT còn non kém, kiến thức về mọi thứ vẫn sơ khai. Lỗi là ở đám hậu bối đã quá đề cao triết lý của ông một cách cuồng vĩ.
    Chừng nào con người chỉ cần hít không khí mà sống thọ được trên 70t thì lúc đó mới hãy sống "vô vi" nhé.:lmao:
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/18
    hafreestyle thích bài này.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Theo như phần giới thiệu về Lão Tử và Đạo Đức Kinh mình nhớ là LT gần như là bị ép phải viết cuốn sách ấy chớ, chứ ban đầu ông có dạy ai đâu?
     
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đã viết ra, đã nói cho người khác biết những điều mình biết người khác không biết thì là đã dạy cho người khác, dù cố hay vô ý. Nếu ông không nói thì đâu ai biết và học theo ông. Nhiều người đề cao triết lý của ông rồi học theo, mà chuyện học theo lại đi ngược với triết lý đó.
    Tự điều này đã mâu thuẫn, cũng như truyện anh bán vũ khí quảng cáo cây mâu đâm gì cũng thủng và cái thuẫn không gì đâm thủng.
    Không có đám hậu bối học và thực hành theo triết lý của ông thì tới giờ này chẳng ai biết Lão Tử là ông nào cả.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Như bạn nói thì mình hiểu là tự mâu thuẫn là do đệ tử/hoặc hậu sinh/những người theo triết lý của ông gây ra thôi, về LT thì ông vẫn nhất quán mà, bên trên bạn vẫn đã có một lời thông cảm cho ông vì thời đại ông sống rồi đấy.

    Và cũng như bạn nói hiến pháp/trường phái pháp trị cũng tùy thời đại mà tùy biến cho phù hợp, thì điều đó cũng đúng cho hình thức trị của lão giáo chứ, chỉ là ở đây chúng ta được chứng kiến pháp trị đã thích nghi với thời đại, trong khi hình thức trị của lão giáo thì chưa, như vậy thì nói bọn hậu sinh không thích nghi/không phù hợp thì đúng hơn là nói người sáng lập chứ đúng hôn! :D
     
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Người sáng lập, ở đây là Lão Tử bản thân cũng chưa nhận thức đầy đủ về vũ trụ, ngay cả con người hiện đại chúng ta cũng còn chưa khám phá hết, cái đó thuộc về yếu tố lịch sử. Chính vì vậy triết lý "vô vi" của ông lỗi thời, cổ hủ. Ông được tôn là Thánh Nhân cũng chỉ là do một bộ phận người Trung Quốc, nhất là những người theo Đạo giáo. Thế nhưng, chính những người đó quá đề cao cái triết lý đó nên mới "thổi phồng" nó lên mức "cao siêu", rồi phê phán những lý luận đối lập với kiểu ngụy biện hay dùng là "nó cao siêu nên anh không hiểu được", "nó phi thường nên không ai biết được".

    Một dẫn chứng tiếp về sự lạc hậu, sự thụt lùi của triết lý vô vi. "Vô vi" của Lão Tử như đã nói là thuận theo tự nhiên, không can thiệp vào nó, sống hòa mình vào thiên nhiên. Nhưng tự nhiên luôn có thiên tai như thiên thạch từng hủy hoại trái đất, núi lửa, bão tố, sóng thần, động đất, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng... Chính nhờ KHKT mà con người dự báo, can thiệp, phòng tránh chúng. Thử hỏi, sống "vô vi" lỡ hạn hán mất mùa thì chết đói, lũ lụt động đất thì chấp nhận chết hay sao. Cá nhân người sống "vô vi" nếu chết thì không sao, nhưng người thân họ cũng phải "chết chùm" thì có phải đó là sự ích kỷ hay không.
    Rồi một quốc gia ai cũng "vô vi", chẳng lo lao động, không KHKT thì phát triển thế nào?
    Tôn sùng triết lý "vô vi" là phủ nhận biết bao thành quả KHKT của con người. Con người hiện đại, văn minh, phát triển như ngày nay là nhờ công lao, cả sự hi sinh của biết bao nhà khoa học, y học. Chính những sự hi sinh đó mới xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ, kính phục chứ không phải tôn thờ một thứ triết học mơ hồ cổ hủ, đầy huyễn hoặc, đi ngược lại sự tiến bộ nhân loại, một thứ triết học ích kỷ.

    Chính vì vậy ngay từ đầu mình đã nói, trị quốc chỉ có Pháp trị. Tầm nhìn về trị quốc của Hàn Phi rõ ràng xuất sắc hơn Nho và Đạo gia. Triết học của Lão Tử là duy vật đơn sơ, giải thích hiện tượng, không dùng để trị quốc được.
     
    matrix121985 and hafreestyle like this.
  17. ceon

    ceon Lớp 1

    Đọc sách về Lão Tử và Trang Tử của Nguyễn Duy Cần thấy ông ấy khen triết học của Lão Trang lắm. Mình thấy mấy triết lý này cũng có điểm hay của nó.

    Còn về mấy người kế thừa Lão Tử thì chẳng ra đâu cả, chẳng hạn như tu tiên, trường sinh bất tử. Mấy ông đó đâu có bảo mình làm vậy. Kế thừa Lão Tử thì chắc chỉ có Trang Tử là phù hợp thôi.

    Còn mấy ông vua theo pháp gia như Doanh Chính thì lại nhờ Từ Phúc tìm thuật trường sinh bất tử. Trường sinh bất tử đã là phản tự nhiên rồi, có sống thì phải có chết, đâu có sinh vật có thể trường tồn vĩnh cửu.

    Triết lý của Lão Tử thì không hợp cho việc trị quốc lắm, còn theo Pháp gia như Hàn Phi thì quá tàn bạo. Nên kết hợp giữa Pháp gia và Nho gia thì mới trị quốc được, đó gọi là Ngoại Nho Nội Pháp (外儒内法).
     
    tracthanh thích bài này.
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Pháp gia tùy thời, thời Hàn Phi (7 nước đánh nhau chí chóe, hỗn loạn) thì phải tàn bạo thì mới trị được. Khi đã thịnh trị rồi thì thay đổi bớt tàn bạo hơn. Do Hàn Phi sinh vào thời loạn nên tư tưởng bị gò theo, đó là chuyện tất nhiên.
    Luật là do người đặt ra, thì có thể thay đổi, sửa đổi. Nhưng nó mới là nền tảng của quốc gia.
    Nho gia thì lại quá xa hoa lãng phí, do Khổng Tử đại diện cho giới quý tộc, chỉ chăm lo lễ nghi phù phiếm. Thử hỏi cha chết thì con phải để tang 3 năm khóc lóc không được kết hôn, phải cáo quan về để tang, làm chậm trễ công danh sự nghiệp thì không hao tốn tiền của một cách phung phí là gì. Vua chết thì cả nước cũng phải để tang, mà phải càng hoành tráng. Lý luận tam cương ngũ thường thì gò bó. Nó đè lên vai giai cấp nông dân một cách tàn bạo, họ phải lao động để phục vụ cho quý tộc.
    Khổng Tử chỉ dạy lễ nghi, không dạy kiến thức. Nên Nho gia làm nghèo nàn đất nước.
     
    matrix121985, vinhhoa and hafreestyle like this.
  19. ceon

    ceon Lớp 1

    Hàn Phi thì thực hiện chính sách ngu dân, dân chúng chỉ cần học pháp luật, còn cấm dân chúng đọc kinh Thi và bàn luận về đạo Nho, đã vậy còn đốt sách.

    Đã tàn bạo thì làm sao giảm được tàn bạo. Dùng bạo lực trị bạo lực thì người chiến thắng sẽ là người bạo lực nhất. Chứng cứ là nhà Tần chỉ tồn tại có mười mấy năm thôi.

    Làm nghèo quốc gia thì phải là Mặc Tử mới đúng, lúc nào cũng bảo dân chúng tiết dụng, tiết táng, phi nhạc. Làm theo lời Mặc Tử thì bề ngoài có vẻ tiết kiệm nhưng thực chất là lúc nào cũng bắt người khác phải sống khắc khổ như ông, cái này chẳng ai theo nổi.
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tôi đã nói, Hàn Phi sinh vào thời loạn nên luật pháp của ổng bị hạn chế vì lịch sử, Pháp của ông là Pháp cho thời loạn. Nhà Tần tồn tài ngắn là vì không biết thay đổi luật pháp cho phù hợp vì tư tưởng độc đoán và chuyên chế.
    Thử hỏi nhà Tần sau khi thống nhất, xã hội đang đại loạn, dân chúng mỗi nơi mỗi kiểu sống, bắt buộc luật phải mạnh tay, không làm vậy thì đất nước thế nào. Nhưng khi đã ổn định rồi thì phải nên nương ra.
    Nhà Tần chỉ là một ví dụ về dùng Pháp trị, nó không phải toàn bộ triết học Pháp trị. Nên không thể nói nhà Tần sớm bị diệt là do dùng Pháp trị của Hàn Phi, mà là do dùng không đúng và Pháp của Hàn Phi không kịp thay đổi. (Hàn Phi chưa kịp nhìn ra những hạn chế của mình thì đã chết queo rồi, ông chưa kịp nhìn thấy thời bình nên chưa update được).
    Tôi không ca ngợi luật pháp của Hàn Phi, mà là đánh giá cao tư tưởng dùng Pháp trị quốc của Hàn Phi. Pháp thì phải tùy thời mà thay đổi cho phù hợp.

    Ngay như Việt Nam ta, lâu lâu cũng phải họp quốc hội để điều chỉnh hiến pháp đấy thôi.

    Còn Nho gia của ông Khổng thì bảo thủ luôn rồi. Điều 1: vua và cha luôn đúng. Điều 2: nếu vua và cha sai thì xem lại điều 1. Vì thế mới thành ra "quân sử thần tử, phụ sử tử tử", vậy thôi chẳng thà tự tử quân phụ khỏi xử...:lmao:

    Ông Khổng và ông Mặc ông nào cũng làm nghèo đất nước cả. Ông thì lễ nhạc xa hoa phù phiếm hao tài tốn của, ông thì bần nông.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/3/18
    hafreestyle thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này