1B2W W Hịch Tướng Sĩ - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Thảo luận trong 'Hai tuần một tác phẩm' bắt đầu bởi tducchau, 11/10/15.

  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    HỊCH TƯỚNG SĨ





    Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một trong những áng văn hùng hồn, thống thiết hiếm có trong di sản Hán văn của dân tộc ta, được liệt vào hàng "thiên cổ hùng văn", nghĩa là áng văn hùng tráng của muôn đời.

    Bài hịch này nguyên bằng chữ Hán, được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư do Lê Văn Hưu khởi đầu, Ngô Sĩ Liên và nhiều sử gia khác kế tục hoàn thành, vốn không có đầu đề. Đến đầu thế kỷ XX, các học giả đem dịch giới thiệu rộng rãi cho quốc dân mới đặt nhan đề là Hịch tướng sĩ văn. Gần đây các tác giả bộ Thơ văn Lý -Trần mới đặt tên là Dụ chư tỳ tướng hịch văn, song đông đảo người đọc vẫn quen với tên Hịch tướng sĩ.

    Hịch là thể văn nghị luận cổ xưa dùng để tập hợp lực lượng, lên án kẻ thù, kêu gọi hành động, răn dạy, vỗ về quân sĩ, dân chúng. Người ta cũng gọi hịchlộ bố, nghĩa là ban bố công khai cho mọi người ai nấy đều hay. Hịch không phải là thể văn của thời bình, càng không phải thể văn của sinh hoạt đời thường. Đó là thể văn được viết ra vào những thời khắc khủng hoảng, khi Tổ quốc lâm nguy, gian đảng tiếm quyền hay tai họa khủng khiếp đe dọa tính mạng dân chúng, đòi hỏi mọi người đồng sức, đồng lòng đứng lên khắc phục. Để tập hợp mọi người, hịch phải lập trường chính trực, quan điểm rõ ràng, chứng cớ xác thực, lời lẽ đanh thép. Để kêu gọi hành động, hịch phải biết kích động tình cảm, lời lẽ thống thiết, gây niềm công phẫn, đau đớn, khiến người có lương tâm không thể ngồi yên. Xét các yêu cầu đó, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn quả là một kiệt tác vô song. Đã hơn 700 năm trôi qua mà mỗi lần đọc lại bài văn vẫn làm người đọc bồi hồi xúc động.

    Bài hịch này được viết vào lúc nào, hiện chưa có ý kiến nhất trí. Theo sách Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (1987) thì nó được công bố vào tháng 9 năm 1284 tại cuộc duyệt binh ở bến Đông Thăng Long.

    Tháng 10 năm 1283, khi quân Nguyên một mặt cho quân bộ đổ xuống phía Bắc, yêu sách vua Trần cung cấp lương thảo và binh lính đi đánh Chiêm Thành, mặt khác chúng cho quân thủy đánh chiếm cảng Chiêm Thành (Quy Nhơn), đe dọa đem 50 vạn binh đánh nưóc ta, vua Trần trao cho Trần Hưng Đạo chức Tiết chế thống lĩnh chư quân (Tổng chỉ huy quân đội). Gần một năm trời Trần Quốc Tuấn nghiên cứu binh pháp, bố trí lực lượng, chuẩn bị đánh giặc. Bài hịch vừa là lời răn dạy, vừa là lời bộc bạch tâm huyết, vừa là bản mệnh lệnh quân sự, lại vừa là lời thề, đã làm nức lòng quân đội. Nhiều người tự nguyện thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát" biểu thị quyết tâm không đội trời chung với giặc. Hiệu quả ấy hẳn có liên quan tới nội dung và nghệ thuật của áng văn.

    Bài hịch gồm ba phần lớn. Phần đầu nêu gương trung thần, nghĩa sĩ dám xả thân lập công, ghi tên sử sách. Phần hai nêu rõ nguy cơ mất nước, lên án thái độ vô trách nhiệm, chỉ biết vui chơi, hưởng lạc, vạch ra tai họa sắp đến, bộc lộ tình cảm yêu nước, căm thù giặc. Đoạn cuối kêu gọi cảnh giác, học tập binh pháp, rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị đánh giặc. Cũng có thể chia đoạn giữa thành hai phần.

    Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn dùng một giọng chuyên trò để đối thoại với các tỳ tướng: nêu sự việc và nêu câu hỏi để họ tự trả lời. Tác giả nêu ra một lúc, theo lối liệt kê, sáu tấm gương đạo đức trung thần, nghĩa sĩ liều thân cứu chủ, sống chết theo chủ trong sử sách Trung Quốc, như một lẽ phải ở đời:

    – Kỷ Tín chết thay cho Hán Cao Đế.
    – Do Vu che giáo cho Chiêu Vương.
    – Dự Nhượng nuốt than háo thù cho chủ.
    – Thân Khoái chết theo Trang Công.
    – Kính Đức cứu thoát Đường Thái Tông.
    – Cảo Khanh mắng giặc, không theo kế giặc mà làm phản chủ.


    Đó là những tấm gương có tác dụng kích thích chí lập công danh, lưu tên sử sách cho các tỳ tướng. Để tăng hiệu quả kích động, tác giả còn hỏi thêm: các người muốn theo thói nữ nhi thường tình, chết già ở xó cửa hay bỏ mình vì nước, lưu danh muôn thuở?

    Chừng như thấy các tỳ tướng còn ngờ vực về các sự tích cổ xưa, Trần Quổc Tuấn còn kể thêm bốn tấm gương gần hơn trong cuộc chiến tranh Tống, Nguyên mới đây: Vương Công Kiên và Nguyễn Văn Lập người đời Tống, chống Nguyên; Cốt Đãi Ngột Lang và Xích Tu Tư thuộc quân Nguyên, tiến đánh Nam Chiếu. Chủ tướng và tỳ tướng đều hợp sức lập công, lưu truyền tiếng tốt.

    Tất cả mười tấm gương ấy đều khẳng định một nguyên lý đạo đức truyền thống có tính phổ biến: là tướng sĩ, mọi người đều phải hết lòng trung nghĩa, phụng sự triều đình, vương chủ và đất nước, dù chết cũng cam lòng.

    Sau khi nêu gương, chủ tướng mới nói về hiện tình nguy cơ của đất nước và nỗi lòng lo lắng, căm phẫn của mình.

    Tiếp tục mạch chuyện trò, tác giả lại nhắc đến hoàn cảnh chung của "ta" và "các ngươi": "Huống chi ta cùng các ngươi, sinh phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan". Hai chữ "sinh" và "lớn" nói tới kinh nghiệm chung của Trần Quốc Tuấn và các tỳ tướng. Từ lần xâm lược thứ nhất của quân Nguyên, năm 1258, đến năm 1284, thời gian trên 25 năm, đủ cho một thế hệ tướng sĩ sinh ra và trưởng thành. Trong thời gian ấy, ai mà không thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, thấy đủ mọi hành động dối trá, tham lam, ngang ngược, làm nhục quốc thể. Tác giả nhắc lại các biểu hiện đó với một lòng căm thù sôi sục, đau đớn, nhức nhối, bằng những từ ngữ mạt sát, hạ nhục quân giặc: "Uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ".

    Đây đúng là lúc mà sứ bộ nhà Nguyên nay đòi vua Trần sang chầu, mai đòi cống nạp vật quý, yêu sách đủ đường, vì chúng rắp tâm xâm lược nước ta. Trần Quốc Tuấn nhìn rõ dã tâm đó trong hình ảnh "hổ đói" và nguy cơ "tai vạ về sau".

    Trong văn mạch chuyện trò, vị chủ tướng có dịp bộc bạch lòng căm thù và ý chí tiêu diệt quân giặc với lời văn thống thiết, mạnh mẽ theo phong cách cổ điển. Đọc lời văn, ta như cảm được nỗi đau của ông: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

    Vị chủ tướng đã quên ăn, quên ngủ ("vỗ gối" là vỗ gối kê đầu, biểu thị uất ức, trằn trọc), ngày đêm tìm kế diệt giặc, đau đớn rơi lệ, sẵn sàng hy sinh để trả thù giặc. Mức độ căm thù đã lên tới tuyệt đỉnh: "... xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù" là ước lệ văn chương, biểu thị lòng khao khát trả thù cháy bỏng. Mức độ quyết tâm cũng lên tới tột cùng: "trăm thân", "nghìn xác" là hình ảnh biểu thị dù có phải chết đến trăm lần, nghìn lần cũng xin làm.

    Để kêu gọi, ràng buộc các tỳ tướng đồng sức, đồng lòng với mình, Trần Quốc Tuấn trước hết nhắc lại mối ân tình đồng gian khổ, chia hoạn nạn vói họ. Bao nhiêu năm chủ tướng quan tâm tỳ tướng trong mọi mặt đời sống, sống chết trong chiến đấu, vui thú trong hòa bình. Phép liệt kê, trung điệp đã tô đậm mối ân tình. Lời lẽ đầy vẻ ban ơn, nhưng đó là đặc điểm quan hệ chủ tướng và tỳ tướng ngày xưa dưới thời phong kiến.

    Từ tầm cao trách nhiệm với đất nước, từ nguyên tắc đạo đức trung nghĩa và ân tình, Trần Quốc Tuấn đã quở trách hàng loạt biểu hiện vô trách nhiệm, lơ là cảnh giác một cách thẳng thắn, gay gắt, gần như là "xỉ mắng”: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển...".

    Phải nói đó là những lời quở trách hết sức nặng nề: "không biết lo", "không biết thẹn", "không biết tức", "không biết căm"... thì còn đâu là con người có lương tâm nữa! Nếu quả tỳ tướng của Trần Quốc Tuấn mà tinh thần đến như vậy thì còn đâu sức chiến đấu! Đọc Đại Việt sử ký toàn thư thấy gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực... đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là một nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ hằng cách sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù.

    Thái độ của chủ tướng là cực lực công kích thói cầu an, ham vui chơi, hưởng lạc mà lơ là cảnh giác, không thấy mối nguy diệt vong. Ông mỉa mai khinh miệt các thói ham chơi tầm thường: "Nếu có giặc Mông cổ tràn sang thì cựa gà trống không sao đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh. Tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không làm giặc say chết...". Tất cả mọi suy luận ở đây dù rất nhiều vẻ, đều tập trung vào một mục đích duy nhất là tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với âm mưu xâm lược, và so với mục đích ấy thì tất cả đều trở nên vô nghĩa! Phải nói ngay rằng cách liên hệ "rượu ngon" với việc "làm giặc say chết", "tiếng hát hay" với việc "làm cho giặc điếc tai..." là không tương xứng về mặt lôgíc, bởi vì không ai tính chuyện đem rượu ngon mà làm giặc say chết cả! Nhưng chính vì sự không tương xứng đó mà tính chất phi lý của việc ăn chơi, hưởng lạc lúc ấy lại càng bộc lộ rõ rệt, gay gắt hơn bao giờ hết. Đó là nghệ thuật biện luận tài tình của Trần Quốc Tuấn, làm cho những kẻ ăn chơi phải hổ thẹn.

    Nhưng vị chủ tướng không dừng lại ở chỗ đó. Ông tiếp tục suy luận, và đẩy suy luận đi đến tận cùng. Nếu không giết được giặc thì tất bị giặc bắt. Không thể có lối thoát nào khác. Vị chủ tướng liền chỉ ra một chuỗi hậu quả của nguy cơ đó, cái này tiếp theo cái kia còn nặng nề hơn, nhưng không thể tránh được: "Lúc bấy giờ, ta và các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc của các ngươi cũng về tay kẻ khác, chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng bị bắt đi; chẳng những xã tắc, tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ của cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...".

    Các hậu quả càng ngày càng nặng nề, càng dài lâu, sâu thẳm, và cuối cùng, cái thú vui chơi, hưởng lạc thiển cận kia cũng không thực hiện được: "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi, phỏng có được không?". Có thể nói Trần Quốc Tuấn đã truy kích tư tưởng ham chơi, hưởng lạc không hợp thời đến tận cùng, làm cho ai cũng thấy nó là vô lý và nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn không bài bác việc vui chơi, hưởng lạc, nhưng các việc đó không được phương hại cho việc bảo vệ Tổ quốc. Chuỗi hậu quả tai hại được sắp xếp tài tình, vạch rõ được việc vui chơi, hưởng lạc thiển cận, chỉ rõ được tai họa diệt vong tất yếu sẽ đến. Đó là nghệ thuật suy luận tài tình, vừa cho thấy hậu quả tai hại, vừa cho thấy lợi ích triều đình, chủ tướng và lợi ích của các tỳ tướng gắn bó chặt chẽ như môi với răng, môi hở, răng lạnh.

    Phần ba chuyển sang lời răn dạy và mệnh lệnh. Khi các tỳ tướng đã bị thuyết phục bởi mối nguy xâm lược và họa diệt vong, Trần Quốc Tuấn bèn dạy bảo bài học cảnh giác: "Nay ta bảo thật các ngươi, nên nhớ câu: "Đặt mồi lửa dưới đống củi" là nguy cơ, nên lấy điều "Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm răn sợ", ở đây Trần Quốc Tuấn sử dụng hai thành ngữ cổ của Trung Quốc. Sách Hán thư Trung Quốc có câu: "Đem lửa đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên mà ngủ, lửa chưa kịp cháy bèn bảo là an toàn", chỉ một tình huống tự lừa dối mình một cách ngớ ngẩn. Trần Quốc Tuấn chỉ ra bài học: "Nên xem việc để mồi lửa dưới đống củi là mối nguy". Câu dịch trong bài ở đây chưa thật thoát ý. Thiên Cửu Chương của Khuất Nguyên có câu: “Người bị bỏng canh mà thổi dưa ôi, Sao chẳng đổi chỗ ấy đi" (Đào Duy Anh dịch). Người Trung Quốc hiểu đó là một cách rút kinh nghiệm quá đáng. Sợ canh nóng mà đến nỗi rau nguội cũng thổi cho nguội nữa thì buồn cười. Ở đây Trần Quốc Tuấn nói: "Nên lấy việc kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm bài học răn mình" (tức bài học cảnh giác).Câu dịch trong bài chưa thoát ý. [*] Cả hai câu tác giả đều nhấn mạnh bài học cảnh giác, chớ để nước đến chân mới nhảy thì không kịp.

    Ông đề ra nhiệm vụ với mục tiêu cụ thể: huấn luyện quân sĩ, tập luyện cung tên tói mức tài nghệ để có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt nơi cửa khuyết (cửa lớn ở kinh thành), làm rữa thịt Vân Nam Vương, tức Thoát Hoan, con thứ chín của Hốt Tất Liệt, cũng tức là bêu xác y. Có như thế mới bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình. Ông lập lại một thứ tự các phúc lợi được hưởng, có cái này thì sẽ được cái kia, và trở về với việc vui chơi: "Lúc bấy giờ dẫu các ngươi không muốn vui chơi phỏng có được không?". Câu hỏi này hô ứng với câu hỏi trên, được nêu ra như một niềm tự tin, và ta như nhìn thấy nụ cười của vị chủ tướng.

    Sau phần răn dạy là phần ra lệnh dứt khoát, bắt buộc: "Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì trọn đời là tôi chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái với lời ta dạy thì trọn đời là nghịch thù!". Bởi vì ta với kẻ thù không đội trời chung, nếu không rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, tức là bó tay mà chịu thua giặc, như thế không phải nghịch thù thì là gì nữa?

    Nhưng Trần Quốc Tuấn không hề bi quan trước tinh thần tướng sĩ. Sau khi làm phép khích tướng, lên án thói cầu an, lơ là cảnh giác, ham vui chơi, hưởng lạc, ông hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi, và dự báo trước cái nhục cho những ai cố tình vui chơi, hưởng lạc lúc này: "Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?".

    Vậy là các tỳ tướng, nếu không lo rửa nhục cho chủ, không huấn luyện quân sĩ, nếu không chết về tay giặc thì cũng không còn chỗ dung thân ở dưới gầm trời. Họ chỉ có một con đường duy nhất là chuyên lo võ nghệ để rửa nhục cho nước và cho chính mình.

    Bài hịch này rõ ràng là hịch kêu gọi học tập binh pháp, chuẩn bị giết giặc, nhưng đồng thời cũng là hịch kêu gọi giết giặc. Mục đích giết giặc rửa nhục cho chủ quán xuyến từ đầu đến cuối. Nêu ra mười tấm gương trung thần, nghĩa sĩ, kể ra tình trạng nguy cơ, bộc bạch nỗi lòng khát khao giết giặc, rửa thù, lên án thói hưởng lạc, lơ là cảnh giác, khích tướng, vẽ ra các viễn cảnh tai họa, nêu ra lời răn, lời ra lệnh, tất cả đều hướng vào cái đích giết giặc. Không một lúc nào Trần Quốc Tuấn đi chệch mục đích của mình. Văn như vậy là bắn tên trúng đích.

    Nghệ thuật bài văn rất đa dạng: khi thì nêu gương, khi thì trữ tình, khi thì sỉ nhục để kích tướng, khi thì suy luận lôgíc để vẽ ra viễn cảnh tai họa, đầy giọng châm biếm, mỉa mai, khi lại suy luận để vẽ ra viễn cảnh thắng lợi. Lời văn khi thân mật, khi thống thiết, khi mỉa mai, khi ra lệnh dứt khoát như dao chém gỗ. Nhiều hơn cả là cách dùng câu hỏi tu từ để các tỳ tướng tự suy nghĩ mà tự trả lời, để cho tư tưởng của chủ tướng thấm dần vào tình cảm của tỳ tướng. Tình cảm tha thiết hòa quyện với lý trí sắc bén. Cách dùng hình ảnh cũng rất đặc sắc, tài tình. Bài văn thuộc thể loại văn thư quân sự nhưng lời lẽ không chỉ đanh thép, mà còn mềm mại, thắt buộc, khêu gợi, kích động, quả đúng là một "áng danh văn của nước nhà". Đằng sau lý lẽ đanh thép, mệnh lệnh dứt khoát, ẩn chứa một tấm lòng ưu ái và một niềm tin tưởng.


    ______

    [*] Xin nêu thêm một số câu dịch khác để bạn đọc tham khảo:

    – Nên phải lo cái nguy để mồi lửa dưới củi; nên tự răn cái sợ do canh nóng thổi dưa (Cao Huy Giu dịch. Đại Việt sử ký toàn thư, T. II, NXB Khoa học xã hội, 1971, tr. 93).

    – Nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ (Huệ Chi dịch, Thơ văn Lý - Trần, T.II, quyển thượng, NXB Khoa học xã hội, 1988, tr. 392).
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/15
  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Đánh cho để dài tóc
    Đánh cho để đen răng
    Đánh cho chúng chích luân bất phản
    Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
     
    123phat, quyche, tducchau and 4 others like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    諭諸裨將檄文

    余常聞之
    紀信以身代死而脫高帝
    由于以背受戈而蔽招王
    蓣讓吞炭而復主讎
    申蒯断臂而赴國難
    敬德一小生也身翼太宗而得免世充之圍
    杲卿一遠臣也口罵禄山而不從逆賊之計
    自古忠臣義士以身死國何代無之
    設使數子區區為兒女子之態
    徒死牖下烏能名垂竹白
    與天地相為不朽哉

    汝等
    世為將種不曉文義
    其聞其說疑信相半
    古先之事姑置勿論
    今余以宋韃之事言之
    王公堅何人也
    其裨將阮文立又何人也
    以釣魚鎖鎖斗大之城
    當蒙哥堂堂百萬之鋒
    使宋之生靈至今受賜
    骨待兀郎何人也
    其裨將赤脩思又何人也
    冒瘴厲於萬里之途
    獗南詔於數旬之頃
    使韃之君長至今留名
    況余與汝等生於擾攘之秋
    長於艱難之勢
    竊見偽使往來道途旁午
    掉鴞烏之寸舌而陵辱朝廷
    委犬羊之尺軀而倨傲宰祔
    托忽必列之令而索玉帛以事無已之誅求
    假雲南王之號而揫金銀以竭有限之傥庫
    譬猶以肉投餒虎寧能免遺後患也哉

    余常
    臨餐忘食中夜撫枕
    涕泗交痍心腹如搗
    常以未能食肉寢皮絮肝飲血為恨也

    余之百身高於草野
    余之千屍裹於馬革
    亦願為之

    汝等
    久居門下掌握兵權
    無衣者則衣之以衣
    無食者則食之以食
    官卑者則遷其爵
    祿薄者則給其俸
    水行給舟陸行給馬
    委之以兵則生死同其所為
    進之在寢則笑語同其所樂
    其是
    公堅之為偏裨兀郎之為副貳亦未下爾

    汝等
    坐視主辱曾不為憂
    身當國恥曾不為愧
    為邦國之將侍立夷宿而無忿心
    聽太常之樂宴饗偽使而無怒色
    或鬥雞以為樂或賭博以為娛
    或事田園以養其家
    或戀妻子以私於己
    修生產之業而忘軍國之務
    恣田獵之遊而怠攻守之習
    或甘美酒或嗜淫聲
    脱有蒙韃之寇來
    雄雞之距不足以穿虜甲
    賭博之術不足以施軍謀
    田園之富不足以贖千金之軀
    妻拏之累不足以充軍國之用
    生產之多不足以購虜首
    獵犬之力不足以驅賊眾
    美酒不足以沈虜軍
    淫聲不足以聾虜耳
    當此之時我家臣主就縛甚可痛哉
    不唯余之采邑被削
    而汝等之俸祿亦為他人之所有
    不唯余之家小被驅
    而汝等之妻拏亦為他人之所虜
    不唯余之祖宗社稷為他人之所踐侵
    而汝等之父母墳墓亦為他人之所發掘
    不唯余之今生受辱雖百世之下臭名難洗惡謚長存
    而汝等之家清亦不免名為敗將矣
    當此之時汝等雖欲肆其娛樂
    得乎

    今余明告汝等
    當以措火積薪為危
    當以懲羹吹虀為戒
    訓練士卒習爾弓矢
    使
    人人逄蒙家家后羿
    購必烈之頭於闕下
    朽雲南之肉於杲街
    不唯余之采邑永為青氈
    而汝等之俸祿亦終身之受賜
    不唯余之家小安床褥
    而汝等之妻拏亦百年之佳老
    不唯余之宗廟萬世享祀
    而汝等之祖父亦春秋之血食
    不唯余之今生得志
    而汝等百世之下芳名不朽
    不唯余之美謚永垂
    而汝等之姓名亦遺芳於青史矣
    當此之時汝等雖欲不為娛樂
    得乎

    今余歷選諸家兵法為一書名曰兵書要略
    汝等
    或能專習是書受余教誨是夙世之臣主也
    或暴棄是書違余教誨是夙世之仇讎也

    何則
    蒙韃乃不共戴天之讎
    汝等記恬然不以雪恥為念不以除凶為心
    而又不教士卒是倒戈迎降空拳受敵
    使平虜之後萬世遺羞
    上有何面目立於天地覆載之間耶

    故欲汝等明知余心因筆以檄云
     
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Dụ chư tỳ tướng hịch văn

    Dư thường văn chi:
    Kỷ Tín dĩ thân đại tử nhi thoát Cao Đế;
    Do Vu dĩ bối thụ qua nhi tế Chiêu Vương.
    Dự Nhượng thốn thán nhi phục chủ thù;
    Thân Khoái đoạn tí nhi phó quốc nạn.
    Kính Đức nhất tiểu sinh dã, thân dực Thái Tông nhi đắc miễn Thế Sung chi vi;
    Cảo Khanh nhất viễn thần dã, khẩu mạ Lộc Sơn nhi bất tòng nghịch tặc chi kế.
    Tự cổ trung thần nghĩa sĩ, dĩ thân tử quốc hà đại vô chi ?
    Thiết sử sổ tử khu khu vi nhi nữ tử chi thái,
    Đồ tử dũ hạ, ô năng danh thùy trúc bạch,
    Dữ thiên địa tương vi bất hủ tai!

    Nhữ đẳng
    Thế vi tướng chủng, bất hiểu văn nghĩa,
    Kỳ văn kỳ thuyết, nghi tín tương bán.
    Cổ tiên chi sự cô trí vật luận.
    Kim dư dĩ Tống, Thát chi sự ngôn chi:
    Vương Công Kiên hà nhân dã ?
    Kỳ tỳ tướng Nguyễn Văn Lập hựu hà nhân dã ?
    Dĩ Điếu Ngư tỏa tỏa đẩu đại chi thành,
    Đương Mông Kha đường đường bách vạn chi phong,
    Sử Tống chi sinh linh chí kim thụ tứ!
    Cốt Đãi Ngột Lang hà nhân dã ?
    Kỳ tỳ tướng Xích Tu Tư hựu hà nhân dã ?
    Mạo chướng lệ ư vạn lý chi đồ,
    Quệ Nam Chiếu ư sổ tuần chi khoảnh,
    Sử Thát chi quân trưởng chí kim lưu danh!
    Huống dư dữ nhữ đẳng, Sinh ư nhiễu nhương chi thu;
    Trưởng ư gian nan chi thế.
    Thiết kiến ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.
    Trạo hào ô chi thốn thiệt nhi lăng nhục triều đình;
    Ủy khuyển dương chi xích khu nhi cứ ngạo tể phụ.
    Thác Hốt Tất Liệt chi lệnh nhi sách ngọc bạch, dĩ sự vô dĩ chi tru cầu;
    Giả Vân Nam Vương chi hiệu nhi khu kim ngân, dĩ kiệt hữu hạn chi thảng hố.
    Thí do dĩ nhục đầu nỗi hổ, ninh năng miễn di hậu hoạn dã tai?

    Dư thường
    Lâm xan vong thực, Trung dạ phủ chẩm,
    Thế tứ giao di, Tâm phúc như đảo.
    Thường dĩ vị năng thực nhục tẩm bì, nhứ can ẩm huyết vi hận dã.
    Tuy
    Dư chi bách thân, cao ư thảo dã;
    Dư chi thiên thi, khỏa ư mã cách,
    Diệc nguyện vi chi.

    Nhữ đẳng
    Cửu cư môn hạ, Chưởng ác binh quyền.
    Vô y giả tắc ý chi dĩ y;
    Vô thực giả tắc tự chi dĩ thực.
    Quan ti giả tắc thiên kỳ tước;
    Lộc bạc giả tắc cấp kỳ bổng.
    Thủy hành cấp chu; Lục hành cấp mã.
    Ủy chi dĩ binh, tắc sinh tử đồng kỳ sở vi;
    Tiến chi tại tẩm, tắc tiếu ngữ đồng kỳ sở lạc.
    Kỳ thị
    Công Kiên chi vi thiên tì, Ngột Lang chi vi phó nhị, Diệc vị hạ nhĩ.

    Nhữ đẳng
    Tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu;
    Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý.
    Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm;
    Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc.
    Hoặc đấu kê dĩ vi lạc; Hoặc đổ bác dĩ vi ngu.
    Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia;
    Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ.
    Tu sinh sản chi nghiệp, nhi vong quân quốc chi vụ;
    Tứ điền liệp chi du, nhi đãi công thủ chi tập.
    Hoặc cam mỹ tửu; Hoặc thị dâm thanh.
    Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai,
    Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp;
    Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu.
    Ðiền viên chi phú, bất túc dĩ thục thiên kim chi khu;
    Thê noa chi lụy, bất túc dĩ sung quân quốc chi dụng.
    Sinh sản chi đa, bất túc dĩ cấu lỗ thủ;
    Liệp khuyển chi lực, bất túc dĩ khu tặc chúng.
    Mỹ tửu bất túc dĩ trấm lỗ quân;
    Dâm thanh bất túc dĩ lung lỗ nhĩ.
    Ðương thử chi thời, Ngã gia thần chủ tựu phọc, Thậm khả thống tai!
    Bất duy dư chi thái ấp bị tước,
    Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc vi tha nhân chi sở hữu;
    Bất duy dư chi gia tiểu bị khu,
    Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc vi tha nhân chi sở lỗ;
    Bất duy dư chi tổ tông xã tắc, vi tha nhân chi sở tiễn xâm,
    Nhi nhữ đẳng chi phụ mẫu phần mộ, diệc vi tha nhân chi sở phát quật;
    Bất duy dư chi kim sinh thụ nhục, tuy bách thế chi hạ, xú danh nan tẩy, ác thụy trường tồn,
    Nhi nhữ đẳng chi gia thanh, diệc bất miễn danh vi bại tướng hĩ!
    Ðương thử chi thời, Nhữ đẳng tuy dục tứ kỳ ngu lạc,
    Đắc hồ?

    Kim dư minh cáo nhữ đẳng,
    Đương dĩ thố hỏa tích tân vi nguy;
    Đương dĩ trừng canh xuy tê vi giới.
    Huấn luyện sĩ tốt; Tập nhĩ cung thỉ.
    Sử
    Nhân nhân Bàng Mông; Gia gia Hậu Nghệ.
    Cưu Tất Liệt chi đầu ư Khuyết hạ;
    Hủ Vân Nam chi nhục ư Cảo nhai.
    Bất duy dư chi thái ấp vĩnh vi thanh chiên,
    Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc chung thân chi thụ tứ;
    Bất duy dư chi gia tiểu đắc an sàng nhục,
    Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc bách niên chi giai lão;
    Bất duy dư chi tông miếu vạn thế hưởng tự,
    Nhi nhữ đẳng chi tổ phụ diệc xuân thu chi huyết thực;
    Bất duy dư chi kim sinh đắc chí,
    Nhi nhữ đẳng bách thế chi hạ, phương danh bất hủ;
    Bất duy dư chi mỹ thụy vĩnh thùy,
    Nhi nhữ đẳng chi tính danh diệc di phương ư thanh sử hĩ.
    Ðương thử chi thời, Nhữ đẳng tuy dục bất vi ngu lạc,
    Đắc hồ!

    Kim dư lịch tuyển chư gia binh pháp vi nhất thư, danh viết Binh thư yếu lược.
    Nhữ đẳng
    Hoặc năng chuyên tập thị thư, thụ dư giáo hối, thị túc thế chi thần chủ dã;
    Hoặc bạo khí thị thư, vi dư giáo hối, thị túc thế chi cừu thù dã.

    Hà tắc?
    Mông Thát nãi bất cộng đái thiên chi thù,
    Nhữ đẳng ký điềm nhiên, bất dĩ tuyết sỉ vi niệm, bất dĩ trừ hung vi tâm,
    Nhi hựu bất giáo sĩ tốt, thị đảo qua nghênh hàng, không quyền thụ địch;
    Sử bình lỗ chi hậu, vạn thế di tu,
    Thượng hữu hà diện mục lập ư thiên địa phú tái chi gian da ?

    Cố dục nhữ đẳng minh tri dư tâm, Nhân bút dĩ hịch vân.
     
    quyche, tducchau, lichan and 3 others like this.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

     
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản dịch của Trần Trọng Kim trong ”Việt Nam Sử lược” Tập I, Trần Trọng Kim, NXB Đại Nam, Sài Gòn, 1964.
     
  8. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Hịch Quang Trung

    Hịch Quang Trung được in trong Ký sự Bissachère (t. 173-176) do Maybon biên soạn, Paris, 1920 và in trong phần Phụ lục tác phẩm của Montyon (Montyon II, t. 138-140), London, 1811.

    Năm 1885, Louis Eugène Louvet in lại bản Bissachère trong cuốn La Cochinchine Religieuse, Leroux, Paris, 1885, t. 539-543) nhưng cắt bỏ đoạn cuối Quang Trung mắng nhiếc người Âu, và viết lại khác hẳn. Linh mục Louvet vẫn có thói "sửa" tài liệu như vậy, ông đã sửa dụ cấm đạo của Tự Đức để biến nhà vua thành "bạo chúa khát máu".

    Bản Bissachère ghi tên hịch này như sau:

    Manifeste de Quang Trung, Roy de la Haute-Cochinchine et du Tonquin à tous les Mandarins, Soldats et Peuple des provinces de Quang-Gai et de Quin-Hone

    (Tiré des Nouvelles des Missions Etrangères de 1802, traduction faite par M. de La Bissachère)

    "Hịch của Quang Trung, vua miền Bắc Nam Hà và Bắc Hà gửi toàn thể Quan, Quân, Dân vùng Quảng Ngãi và Quy Nhơn

    (Rút ra từ Thông Tin của Hội thừa sai Ngoại quốc, 1802, do Ô. de La Bissachère dịch)"

    Maybon chú thích: "Bản hịch này chúng tôi cho rằng đã in lần đầu trong Les Nouvelles des Missions Orientales (Thông tin của hội Thừa sai Đông phương) do những giám đốc Hội thừa sai Ngoại quốc nhận được ở Luân Đôn những năm 1793, 1794, 1795, 1796, t. 142; không đề tên người dịch. Montyon in lại, II, trang306 [Maybon dùng sách Montyon, bản Paris, nên không cùng số trang với bản in Luân Đôn mà chúng tôi dùng], những lỗi chính tả và dấu sai trong bản La Bissachère được sửa lại" (Maybon, Relation de La Bissachère, t. 174).

    Bản Montyon có tên như sau:

    Manifeste

    De Quang Trung, Roi de la Cour de Cochinchine et du Tonkin

    A Tous les Mandarins, Soldats et Peuples des Provinces de Quang-Ngai, et de Qui-Nhon

    So sánh hai văn bản, chúng tôi thấy Montyon không chỉ sửa lỗi chính tả và dấu, mà còn viết lại những câu vụng; có câu không thấy trong bản Bissachère. Như vậy, có bốn giả thuyết:

    - Bản Bissachère, không phải do chính Bissachère dịch, vì ông kém tiếng Pháp, mà ông chỉ chép lại một bản người khác dịch hoặc dịch chung với người khác.

    - Montyon dùng bản Bissachère nhưng sửa câu, sửa lỗi.

    - Montyon có một bản khác, dịch đúng hơn, không đề tên người dịch.

    - Montyon dịch thẳng từ bản chữ Hán của Quang Trung.

    Chúng tôi dùng bản Montyon, vì ít lỗi hơn. Đây chỉ là sự dịch lại một bản dịch, nhưng không thể làm khác, bởi nguyên bản của vua Quang Trung chắc không còn nữa.

    Hịch

    của Quang Trung, Vua Nam Hà và Bắc Hà
    gửi toàn thể Quan, Quân, Dân hai xứ Quảng Ngãi và Qui Nhơn​


    "Các ngươi, lớn, nhỏ, từ hơn hai mươi năm nay không ngừng sống nhờ ân huệ của anh em ta. Đành rằng nếu chúng ta đã gặt hái được những chiến thắng trong Nam ngoài Bắc trong thời kỳ này, quả đúng cũng nhờ vào sự gắn bó của nhân dân hai xứ; ở đó, ta đã tìm được những người can đảm, những quan lại có khả năng xây dựng triều đình.

    Quân ta tiến đến đâu, giặc tơi bời, tan tác. Quân ta chinh phạt đến đâu, giặc Xiêm, giặc Tầu tàn ác buộc phải chịu ách cúi đầu...

    Còn lũnhơ bẩn của triều đình cũ, từ hơn ba mươi năm nay, ta chưa thấy chúng làm được việc gì ra hồn!... Trăm trận ta đánh với chúng, quân chúng tan rã, tướng chúng bị tiêu diệt; vùng Gia Định tràn đầy xương cốt chúng. Những điều ta nói đây các ngươi đã từng chứng kiến; nếu các ngươi không thấy tận mắt thì cũng đã nghe kể lại.

    Xá gì tên Chủng khốn nạn đi chui luồn những triều đình Âu Châu tồi bại? Còn đám quần chúng khiếp nhược ở Gia Định bây giờ dám đứng lên đầu quân, các ngươi há gì mà sợ chúng thế? Sao các ngươi lại bị khủng hoảng tinh thần đến vậy? Nếu bộ binh và thủy binh của chúng bất ngờ xâm phạm những cửa biển của các ngươi; thì cứ theo những chỉ dụ của Hoàng Đế [Thái Đức] đã viết sẵn mà làm. Ta thấy các ngươi, quan cũng như quân, cả hai xứ, đều không có can đảm chiến đấu. Thực chỉ vì lẽ đó chứ không phải vì quân giặc có tài cán gì mà chúng làm chủ được hết các vùng chúng xâm lược. Bộ binh của các ngươi hèn nhát trốn chạy.

    Nay, chấp lệnh của Hoàng đế, anh ta, ta chuẩn bị một binh đội thuỷ, bộ kinh hồn, nhân danh ta, nghiền nát chúng dễ như "bóp tan mảnh gỗ mục".

    Còn các ngươi, các ngươi không cần đếm xỉa đến kẻ thù, cũng đừng sợ chúng, chỉ cần mở mắt, dóng tai, mà nhìn, mà nghe, những gì ta sẽ làm. Các ngươi sẽ thấy các xứ Bình Khang, Nha Trang đầy mảnh vụn xác người Gia Định, sẽ thấy Phú Yên, luôn luôn là trung tâm của chiến tranh và từ Bình Thuận đến biên giới Cao Mên, tất cả, chớp nhoáng, sẽ trở về tay ta, để mọi người biết rằng chúng ta đích thực là anh em, không bao giờ ta quên tình máu mủ.

    Ta khuyên các ngươi, lớn nhỏ, hãy phò trợ Hoàng gia, trung thành với Hoàng đế, trong khi chờ đợi ta quét sạch Gia Định, thiết lập lại chính quyền, thì tên tuổi của hai xứ sẽ trở thành bất tử trong sử sách.

    Đừng cả tin những gì lũ người Âu nói. Khéo léo tinh xảo gì chúng nó? Tất cả đều một bọn mắt rắn xanh. Các ngươi chỉ nên nhìn chúng như những xác chết trôi được vất xuống từ biển Bắc. Có gì ghê gớm đâu mà ba hoa chiến hạm bọc đồng, đạn đồng.

    Tất cả làng mạc trên đường hành quân trong hai xứ phải góp sức làm cầu cho quân đi qua. Nhận được lệnh này, phải triệt để thi hành ngay.

    Khâm tai! Đặc chiếu.

    Quang Trung năm thứ 5, ngày thứ 10, tuần trăng thứ bẩy".

    Tức ngày 27/8/1792.

    Montyon II, (t. 138-140).

    Ngày 27/8/1792 Quang Trung truyền hịch san bằng Gia Định. Ngày 16/9/1792, Quang Trung mất. Bài hịch cho thấy ba điểm: ý chí quyết liệt chiếm lại miền Nam; sự khôn khéo của Quang Trung và tình hình chính trị lúc bấy giờ. Anh em Tây Sơn chưa thoát khỏi nghịch cảnh bất hoà. Việc hành quân đánh Nguyễn Ánh qua hai vùng Quảng Ngãi và Quy Nhơn, là đất của Nguyễn Nhạc, không dễ, nên Nguyễn Huệ phải có hịch truyền đi trước, để:

    1- Chứng tỏ mình theo lệnh anh mà đánh. Tôn anh làm Hoàng đế. Mình chỉ là vua, nhưng vua trị vì cả Nam Hà lẫn Bắc Hà.

    2- Đánh giặc cho anh. Nhưng nhân danh mình và quân đội của mình.

    3- Mắng quan, quân, dân hai miền Quảng Ngãi và Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc là hèn nhát để mất đất về tay Nguyễn Ánh.

    4- Không khiến dân quân hai miền này góp phần vào chiến trận, ngoài việc làm cầu đường.

    5- Gọi Nguyễn Ánh bằng Chủng, tên tục hồi bé, là một xỉ nhục.

    6- Khinh bỉ người Âu, cho sự cầu cạnh người Âu là đê tiện.

    Bài hịch vừa dằn mặt vừa khích lệ dân chúng của Nguyễn Nhạc, mắng nhiếc Nguyễn Ánh về việc nhờ người Âu, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả chính sách tuyên truyền của Nguyễn Ánh: việc người Âu đến giúp chỉ là huyền thoại, Bá Đa Lộc từ Pháp về tay không, Louis XVI từ chối không giúp; người ta đồn lên là Bá Đa Lộc tự tìm lấy nguồn tài trợ, nhưng chính Bá Đa Lộc cũng cho biết việc "giúp" là "chimère" tức là "ảo tưởng", như ta đã thấy trong bức thư ông viết ngày 14/9/1791, mà chúng tôi trích dẫn ở trên.

    Theo Trịnh Hoài Đức ngay từ năm 1778, Nguyễn Ánh đã đóng những tầu đầu bọc nhọn, giả làm tầu Tây phương: "... phàm tại các cửa sông đều đóng cọc cây ngăn cản tầu để chống giữ và bí mật đóng hơn 50 chiếc chiến hạm tại sông nhỏ Thị Tĩnh thuộc sông An Thông. Mấy chiến hạm này đầu bọc nhọn, đầu và thân đều gắn ba tấm ván có vẽ hình như hạm của Tây dương, lại giăng lưới gọi là Long Lân thuyền, lại chỉnh bị bè cho hoả công" (Gia Định Thành thông chí, Vật sản chí).

    Như vậy, loại thuyền Long Lân, ghi trong Thực Lục (I, t. 206), đóng năm tháng 4/1778 [tháng 3ÂL], chính là thuyền Tây dương "giả".

    Nguyễn Ánh làm thuyền Tây dương giả, rồi đồn ầm lên là có quân Pháp giúp, để gây áp lực cho địch, khiến Quang Trung cũng tin là có thật.

    Việc dùng ba người Pháp Chaigneau, Vannier và Forcant chỉ huy ba thuyền đồng Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi hộ tống vua trong chiến dịch 1801-1802, cũng nằm trong chính sách tuyên truyền ấy.

    Việc Bá Đa Lộc tìm mọi cách để bỏ đi trước khi Quang Trung đánh, và những "sĩ quan" Pháp bỏ đi theo, đã tỏ rõ "công lao" của những người Pháp này như thế nào trong việc giúp Nguyễn Ánh trở lại ngai vàng.

    Sự thành công của Gia Long, phần lớn phụ thuộc vào cái chết của Quang Trung. Nếu Quang Trung không chết, cục diện chiến tranh chưa biết sẽ thế nào. Ngay cả sau khi Quang Trung chết, với sự non yếu và sự giết hại công thần của Quang Toản, Trần Quang Diệu vẫn còn cầm cự thêm được 10 năm nữa. Như vậy đủ biết, chiến thắng Tây Sơn không phải dễ dàng, những người như Bá Đa Lộc, hay các giáo sĩ và các "sĩ quan" Pháp thường trách Nguyễn Ánh không đánh mạnh, đánh ngay, bởi họ không hiểu gì về sức mạnh quân sự của Tây Sơn.

    Phụ lục: Manifeste de Quang Trung

    MANIFESTE

    De Quang Trung, Roi de la Cour de Cochinchine et du Tunkin,
    A Tous Les Mandarins, Soldats, et peuples des Provinces de Quang-Ngai et de Qui-Nhon​


    Vous tous grands et petits, depuis plus de 20 ans ne cessez de subsister par nos bienfaits, nous frères (Tay-son), il est vrai que pendant tout ce temps, si nous avons remporté des victoires dans le nord et dans le sud, nous reconnaissons que nous les devons à l'attachement des peuples de ces deux provinces. C'est là où nos avons trouvé des hommes courageux et des mandarins capables pour former notre cour. Partout où nous avons porté nos armes, nos ennemis ont été défaits ou dispersés; partout où nous avons porté nos conquêtes, les Siamois et les cruels Chinois ont été obligés de subir le joug... Quant aux restes impurs de l'ancienne cour, depuis plus de 30 ans avons-nous jamais vu qu'ils eussent rien fait de bien!... Dans cent combats que nous leur avons livrés, leurs soldats ont été dispersés, leurs généraux mis à mort, la province de Gia-Dinh a été remplie de leurs ossemens. Ce que nous disons ici, vous en avez été les témoins, et si vous ne l'avez vu de vos propres yeux, au moins l'avez-vous entendu de vos oreilles, quel cas faire de ce misérable Chung (Roi actuel régnant) qui s'est enfoui dans les malheureux royaumes d'Europe? Quant au peuple timide de Gia-Dinh, qui ose aujourd'hui de mettre en mouvement, et lever une armée, pourquoi les craignez-vous tant? Pourquoi votre coeur est-il saisi d'effroi? Si leur armée de terre et de mer s'est présentée dans tous vos ports, et s'en est emparée dans un temps où vous ne vous y attendiez pas, le grand empereur nous en a déjà fait connaître les raisons par lettres; et nous avons vu que les mandarins, les soldats et vous tous dans ces deux provinces, n'aviez pas eu le courage de combattre, et que c'est par cette raison plutôt que par leurs talens qu'ils s'étaient emparés de tous les endroits qui sont aujourd'hui en leur possession. Votre armée de terre, s'est enfuie lâchement. Maintenant, par l'ordre de notre frère empereur, nous préparons nous-mêmes une armée formidable par terre et par mer, et nous allons réduire les ennemis de notre nom avec la même facilité que nous froisserions un morceau de bois pourri ou du bois sec. Quant à vous tous, ne faites en aucun cas de ces ennemis; ne les craignez point; mais seulement ouvrez les yeux et les oreilles pour voir et entendre ce que nous allons faire. Vous verrez que les province de Binh Khang et de Nha Trang qui ne sont que des débris de Gia-Dinh, que la province de Phu-Yen qui a toujours été le centre de la guerre, et qu'enfin depuis la province de Binh-Thuan, jusqu'au Cambodge, toutes d'un seul coup vont rentrer sous notre puissance; afin que tout le monde sache que nous sommes véritablement frères, et que nous n'avons jamais pu oublier que nous étions du même sang. Nous vous exhortons tous, grands et petits, de soutenir la famille de l'empereur et de lui rester fidèlement attachés, en attendant que notre armée purifie la province de Gia-Dinh et d'y établisse notre autorité, et les noms de vos deux provinces seront immortels dans nos annales. Ne soyez pas assez crédules pour ajouter foi à ce qu'ont dit des Européens. Quelle habileté peut avoir cette espèce d'hommes? Ils ont tous des yeux de serpens verds, et vous ne devez les regarder que comme des cadaves flottans qui nous sont jettés ici par les mers du nord. Qu'y a-t-il là d'extraordinaire pour venir nous parler de vaisseaux de cuivre, et de ballons? Tous les villages qui se trouvent sur les chemins dans vos deux provinces auront soin de faire partout des ponts, afin de faciliter la passges de nos troupes. Aussiôt que cet ordre vous parviendral, vous aurez soin de vous y conformer. Recevez avec respect ce manifeste; car tel est notre bon plaisir.

    Le 10ème jour de la 7ème lune, de la 5ème année de Quang Trung.
     
    teacher.anh, quyche, lichan and 4 others like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Hichic... Cám ơn mọi người! :)!...
    Há há... 'cái dzụ' Bình Ngô... 'nì' hẹn bác Dê hai tuần sau nhá...! :)!
     
    teacher.anh and lichan like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    THUẬT HOÀI
    (Tỏ lòng)

    (PHẠM NGŨ LÃO)​

    Phạm Ngũ Lão (1255 — 1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, trong việc mở mang biên giới phía Nam, được phong chức Điện soái thượng tướng quân. Ông là người văn võ toàn tài đã để lại một số thơ văn, trong đó có bài Thuật hoài viết bằng chữ Hán.

    Mở đầu bài thơ, ông vẽ ra một tư thế hiên ngang, kiêu dũng:

    Múa giáo non sông trải mấy thu

    (Cầm ngang ngọn giáo giữa non sông vừa mấy mùa thu).​

    Đây là câu thơ dịch từ câu thơ "Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu". Hai chữ "múa giáo" không hay bằng "Cầm ngang ngọn giáo", bởi cầm ngang ngọn giáo là một tư thế hiên ngang, vững chãi như một bức tượng, còn "múa giáo" gợi một động tác múa may, dù có diệu nghệ cũng làm mất đi cái ý hiên ngang lẫm liệt. "Cầm ngang ngọn giáo giữa non sông" gợi một hình ảnh khổng lồ của con người mang tầm cỡ vũ trụ, nổi lên trên bối cảnh giang sơn, sông núi, và hình ảnh đó sừng sững tới mấy năm. Chỉ một câu đã phác họa được bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng bảo vệ Tổ quốc. "Vừa mấy thu" ý nói thời gian chưa bao nhiêu.

    Ba quân hùng khí át trời sao

    Nguyên văn "Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu". Ba quân là hình ảnh chỉ chung cho quân đội, binh sĩ. Tỳ hổ là những loài thú dũng mãnh, đem ví với quân đội rất hợp. Mấy chữ "khí thôn Ngưu" lâu nay dịch chưa ổn. Có người dịch: "hùng khí nuốt trôi trâu" thì cụ thể quá. Thực ra ở đây tác giả sử dụng thành ngữ "Khí thôn Ngưu Đẩu" là chỉ khí thế chực nuốt sao Khiên Ngưu và sao Bắc Đẩu, tức chỉ chung cái khí thế nuốt cả sao trời, bầu trời ở trên cao, chứ không riêng gì sao Ngưu. Chúng tôi nghĩ rằng chuyển thành "hùng khí át trời sao" thì thích hợp và thi vị hơn là "nuốt trôi trâu" hay "nuốt sao Ngưu” như bản dịch hiện hành.

    Nếu hai câu trên nặng về miêu tả vị tướng và quân đội thì hai câu dưới là câu luận:

    Công danh nam tử còn vương nợ,
    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu!

    Câu thơ nói lên ý thức nghĩa vụ phụng sự đất nước cao cả của tác giả - Công danh đây là công lao và danh vọng, xưa thường chỉ việc đỗ đạt làm quan, lập công, tên tuổi được ghi vào bia đá bảng vàng. Nhưng độ khoa cử ở Trung Quốc mới có từ đời nhà Đường đời nhà Hán thời Gia Cát Lượng tất nhiên chưa có. Do đó công danh đây thuần túy do công lao mà nổi tiếng. Ở đây Phạm Ngũ Lão nói tới công danh gắn với danh tiếng của Vũ hầu Gia Cát Lượng đời Hán thì không dính dáng tới khoa cử đỗ đạt.

    Chữ "nợ công danh" ở đây, "nợ" là dịch từ chữ "trái", mà "trái" thì từ chữ "trách" mà ra, nghĩa là "người có trách nhiệm trọng trách". Người xưa cho rằng người đàn ông sinh ra là có nợ tang bồng, lập công báo quốc, chỉ ai trả được cái nợ ấy thì mới xứng với danh hiệu "nam tử" - tức đàn ông.

    Vũ hầu Gia Cát Lượng là người nổi tiếng, ai cũng biết qua truyện lịch sử Tam quốc chí diễn nghĩa. Ông là người tài năng xuất chúng và trung thành rất mực với nhà Thục Hán. Chính Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, và ông làm Thừa tưóng. Khi Lưu Bị sắp chết đem nước giao phó cho Gia Cát Lượng. Vì cảm cái ơn ấy mà ông sáu lần đem quân đánh Ngụy để báo đáp Tiên chúa, cuối cùng ốm chết trong khi đang chỉ huy đánh Ngụy. Trong bài Biểu ra quân (Xuất sư biểu) lần sau, ông viết những lời cảm động chân thành: "Cúc cung tận tụy, chết thì mới thôi". Và trận đó ông chết lúc mới 54 tuổi. Phạm Ngũ Lão là danh tướng đời Trần, ông sống tới 65 tuổi. Rõ ràng là Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực công danh cho đời mình, và lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Gia Cát Lượng. Câu thơ vừa khiêm tốn vừa hào hùng. Nếu ta biết Gia Cát Lượng đã trả nợ công danh cho đến hơi thở cuối cùng, mà Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo "vừa mấy năm" (cáp kỷ thu), thì câu thơ còn có nghĩa là mong muốn được lập công báo quốc suốt đời như Gia Cát Lượng.

    Còn một khía cạnh nữa khiến Phạm noi gương Gia Cát là, trong bài Biểu nói trên, Gia Cát cho biết ông xuất thân áo vải, cày ruộng kiếm ăn qụa đời loạn. Thế mà Lưu Bị không hiềm ông địa vị hèn mọn, ba lần đến lều tranh mời ra, cái ơn tri ngộ ấy lớn lắm. Phạm Ngũ Lão vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, không phải xuất thân quý tộc, mà cũng được Trần Hưng Đạo coi trọng, cho làm rể, đề bạt làm Điện soái thượng tướng quân, thì cái ơn này cũng không nhỏ. Cho nên ông nói "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu". Nói thế cũng còn có nghĩa là nói mình chưa báo đáp được cái ơn tri ngộ của chủ tướng như Gia Cát Lượng.

    Nếu xét bốn câu thơ ở tương quan trong bài thì ta thấy Phạm Ngũ Lão thấy thẹn là do ông làm tướng chưa lâu ("vừa mấy thu"), ba quân đều là quân tỳ hổ, có hùng khí, có chí lớn, không có gì đáng trách, đáng thẹn vậy có thể là ông thẹn vì chưa có tài lớn được như Gia Cát Lượng chăng?

    Bài thơ tuy ngắn mà ý tứ cô đọng hàm súc, hình ảnh hoành tráng đậm màu sử thi, lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ cũng tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người đã chiến thắng quân Nguyên - Mông khét tiếng, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt chúng ta.
     
    teacher.anh and quyche like this.
  11. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Hịch tướng sĩ

    Kìa Kỷ Tín, Do Vu thuở trước,
    Liều mạng mình thoát được nạn vua.
    Nuốt than Dự Nhượng báo thù,
    Chặt tay Thân Khoái đền bù quốc ân.
    Đường Kính Đức đem thân cứu chúa,
    Nhan Trường Sơn mắng quở nghịch thần.
    Từ xưa nghĩa sĩ trung thần
    Một lòng vì nước xá thân là gì
    Nếu cứ giữ nữ nhi thường thái
    Chỉ khu khu biết cái thân mình,
    Ở đời một cõi phù sinh,
    Còn đâu là tiếng hiển vinh đến rầy!
    Thôi chẳng nói sự ngày tiền cổ,
    Hãy xem qua việc rõ Tống, Nguyên.
    Kìa như Nguyễn Lập, Vương Kiên,
    Điếu ngư thành ấy quân quyền được bao,
    Đương trăm vạn ào ào quân giặc,
    Giữ cho dân may được hàm ân.
    Ngột Lương một chức võ thần,
    Tu tư tỳ tướng xuất thân đó mà,
    Đường muôn dặm xông pha chiến dịch,
    Trong vài tuần quét sạch Vân Nam,
    Lập công tuyết cực đã cam,
    Khiến cho quân trưởng tiếng thơm đến rầy
    Nay sinh ra gặp thời nhiễu loạn,
    Ta và ngươi đương đoạn gian truân,
    Giữ sao cho sạch tấm thân
    Phải nên dốc bụng trung quân mới là
    Kìa thử ngắm sự nhà Mông Cổ,
    Sứ vãng lai nhặng bộ xôn xao.
    Cú diều uốn lưỡn thấp cao,
    Bẻ bai triều bệ xiết bao nhục nhằn.
    Tuồng dê chó cậy rằng đắc thế,
    Chốn triều đường ngạo nghễ Vương công.
    Cậy tay Tất Liệt anh hùng,
    Bạc vàng biết mấy cho cùng dạ tham!
    Lại ỷ thế Vân Nam hống hách,
    Định sang ta vét sạch của ta.
    Thịt đâu hoài thịt ném ra,
    Ném cho hổ đói dễ mà khỏi lo!
    Đương trăm sự dày vò xấu hổ,
    Ngày không ăn đêm ngủ không an,
    Vỗ mình thổn thức canh tàn,
    Quặn đau khúc dạ, chảy giàn mạch châu
    Ăn gan ấy mới hầu thỏa dạ,
    Uống huyết kia mới hả giận này!
    Ví dù gan nát, óc lầy.
    Cho rằng da ngựa bọc thây cũng đành!
     
    tducchau and teacher.anh like this.
  12. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Tiếp theo...

    Hỡi chư tướng cầm binh dưới trướng !

    Cơm áo vua an hưởng bao lâu?

    Chúa lo không biết âu sầu,

    Hầu quân Mông-cổ không mầu hổ ngươi.

    Hết cờ bạc vui chơi gà chọi,

    Thôi rượu chè lại ngõi hát hay.

    Vợ con quấn quít đêm ngày,

    Ruộng vườn chăm chút riêng tây của nhà.

    Việc quân-quốc ví mà biếng nhác,

    Cuộc du-điền đã chắc vui không?

    Giặc Nguyên phỏng lại đùng đùng,

    Lấy gì chống giữ, hay cùng can tâm?

    Cựa gà sắc, khôn đâm giáp giặc,

    Mẹo bạc gian, khó đạc mưu quân.

    Vợ con thêm bận vướng chân,

    Ruộng vườn khôn chuộc cái thân nghìn vàng.

    Đầu giặc há có vàng mua được,

    Sức chó săn đuổi khước giặc sao?

    Rượu ngon giặc chẳng lao đao,

    Hát hay giặc chẳng hơi nào điếc tai.

    Nếu đến lúc vua tôi mắc nạn,

    Nhà các ngươi gia-sản cũng tan.

    Các ngươi nên phải lo toan,

    Húp canh ngớp nóng, nằm giàn lo thiêu !

    Quân-sĩ phải hết triều dạy dỗ,

    Rèn tập nghề cung, nỗ, qua, mâu.

    Quyết tình giết giặc treo đầu,

    Đem công phá lỗ về tâu triều-đình.

    Được như thế ta vinh đã vậy,

    Các ngươi cùng nổi dậy tiếng hay.

    Vậy nên có quyển thư này,

    Truyền cho các tướng đêm ngày chuyên coi.

    Nếu biết nghĩ mà noi nhời bảo,

    Ấy thầy trò hòa hảo một nhà.

    Ví dù trái bỏ nhời ta,

    Dẫu trong tôi tớ cũng ra cừu thù.

    Bởi Mông-cổ là thù của nước,

    Không chung giời ở được cùng nhau.

    Các ngươi sao chẳng xót đau?

    Bấm gan chịu nhục, cúi đầu làm thinh.

    Lại không dạy quân binh cho biết.

    Lâm giặc vào chịu chết bó tay.

    Phỏng sau bình định có ngày,

    Muôn đời để tiếng mặt dầy thế gian !

    Hưng Đạo Vương (Lê Văn Phúc, Phan Kế Bính, Phạm Văn Thụ), Đông Kinh Ấn Quán, 1914

    Quyển sách được thực hiện theo Dự án Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của diễn đàn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
    vqsvietnam, teacher.anh and tducchau like this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :rose:'Dzứ... dzứ...' hoài nàng @hhongxuan mới 'chịu' 'nhả ngọc' nha! Hichic...
    Bạn ui... Bài Hịch nầy là Chính Văn! Nên sẽ đăng luôn trên phòng Đọc trực tuyến (PĐTT), trong hoặc sau bản quyển Hưng Đạo Vương...
    Tùy @hhongxuan 'sắp xếp' giùm nha! @tducchau 'theo'! :p!
     
    teacher.anh and hhongxuan like this.
  14. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Đây là 'nhà' của Bác @tducchau mà, 'Ẻm' chỉ dám ngấp nghé ngoài cổng ngắm thôi, tùy Bác muốn trồng bông, trồng hoa ở đâu cũng được.
     
    teacher.anh and tducchau like this.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :rose:Há há... 'Nhà Chung' nha Bạn hiền! 'Tờ-râu' chỉ dám nhận 'chân' 'nhặt lá' 'cửa, thềm' mà thôi! :D!
    'Vườn, tược,... á'! Bạn cứ 'Tự Nhiên' trồng tỉa..., 'lỡ' phải 'cỏ dại' thì cũng xin phụ 'tay' 'dọn dẹp' giùm đa! :p!
     
    hhongxuan and teacher.anh like this.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... Không thể không viết... 'Hộ công' với @hhongxuan nha...


    TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ
    (Phò giá về kinh)​

    (TRẦN QUANG KHẢI)​

    Trần Quang Khải (1241 - 1294), con trai thứ ba của Trần Thái Tông Trần Cảnh, là Thượng tướng, vừa là nhà ngoại giao, là nhà thơ. Ông không chỉ lập công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, mà còn để lại tập thơ Lạc đạo (Vui với đạo) nhưng thất truyền, hiện chỉ còn một số bài, mà bài Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) được mọi người yêu mến, nhớ thuộc.

    Bài Tụng giá hoàn kinh sư (kinh sư tức là kinh đô) thuộc loại thơ tức sự, nhân có sự việc mà làm ra. Sự việc đây là phò giá hai vua (tức là vua Trần Thái Tông Trần Cảnh, tuy đã nhường ngôi cho con là Trần Hoảng vào năm 1258, nhưng vẫn trông coi chính sự, cho nên gọi là hai vua) kinh đô. Đầu tháng 6 năm Ất Dậu 1285, quân ta giải phóng Thăng Long từ 10 tháng 6 Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để chạy lên phía Bắc. Toa Đô từ Thanh Hóa ra Thiên Trường bị quân ta bắt và chém đầu. Ngày 9 tháng 7 năm ấy, cả triều đình và quân đội về lại Thăng Long. Trở về sau khi chiến thắng người xưa gọi là khải hoàn. Bài Phò giá về kinh này có thể nói là một bài ca khải hoàn của Tướng quốc Trần Quang Khải.

    Âm vang chiến công oanh liệt còn náo nức trong lòng hai câu đầu nhà thơ nhắc lại hai trận thắng:

    Chương Dương cướp giáo giặc
    Hàm Tử bắt quân thù.

    Bến Chương Dương và cửa Hàm Từ là hai địa danh lịch sử nổi tiếng, nay ở đâu, qua bao nhiêu thế kỷ sử sách chỉ còn ghi lại chung chung, chưa được biết cụ thể. Nhưng tên gọi thì thật vang dội. "Cướp giáo" là hình ảnh hoán dụ chỉ việc tước vũ khí giặc, vô hiệu hóa quân địch, còn "bắt quân Hồ" là cách nói khác chỉ việc bắt quân Nguyên - Mông. Hồ là tên người Trung Quốc xưa dùng để chỉ chung các dân tộc sống ở phía bắc Trung Quốc và Tây vực. Quân Nguyên - Mông chính là quân Hồ. Chỉ hai chiến công đó đã đủ nói lên khí phách anh hùng của quân dân ta.

    Nhưng hai câu sau đột ngột mở ra một viễn cảnh mới:

    Thái hình nên gắng sức
    Non nước ấy ngàn thu.

    Người dũng tướng không tự thỏa mãn với các chiến công trước mắt mà luôn tính đến kế sách lâu dài cho đất nước. "Tu trí lực" nếu dịch sát phải là "nên dốc sức" xây dựng. Thời thái bình đối với Trần Quang Khải không phải là lúc ăn ngon, ngủ yên, vét của để hưởng thụ, mà là lúc cần phải dốc sức để tăng cường sức mạnh của nhân dân và quân đội, tiềm lực quốc phòng, thì đất nước mới được vững bền lâu dài.

    Sử sách cho biết đến tháng 7 âm lịch năm Ất Dậu, tức tháng 8 năm 1285, Khu mật viện triều Nguyên lại bày kế hoạch ráo riết chuẩn bị xâm lược nước Đại Việt một lần nữa để phục thù. Chỉ do viên tướng thống lĩnh A Lý Hải Nha bị ốm chết vào tháng 6 năm Bính Tuất (tức tháng 7 năm 1286) thì Hốt Tất Liệt mới hoãn binh, và sang năm Đinh Hợi (1287) lại sang xâm lược lần thứ ba để tháng 4 năm 1288 bị đại bại thêm lần nữa.

    Câu thơ của Trần Quang Khải không chỉ thể hiện niềm tự hào dân tộc, yêu nước thiết tha, mà chủ yếu thể hiện tầm nhìn chiến lược xa rộng, niềm tin vào sức mạnh của nhân dân mình, đất nước mình. Bài thơ thể hiện một ý thức cảnh giác kín đáo: quân xâm lược tuy thua nhưng không từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng, nếu nước ta sa sút thì chúng sẽ thừa cơ lấn sang.

    Bài thơ ngắn, hào hùng mà ý tứ thật sâu xa, đáng để muôn đời con cháu suy ngẫm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/10/15
  17. lollapalooza

    lollapalooza Mầm non

    Quá hay! (Y)
     
  18. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Xin mời @tducchau bình tiếp những bài thơ ca ngợi các danh tướng nhà Trần :

    Trần Thủ Độ

    Sóng gió đùng đùng vận hiểm gian,

    Một tay xoay xở chống giang-sơn.

    Còn đầu còn vững lòng lo nước,

    Ấy mới anh-hùng ấy mới gan !

    Phạm Ngũ Lão

    Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,

    Ba quân hùng hổ át sao Ngâu.

    Công danh nếu để còn vương nợ,

    Luống thẹn tai nghe chuyện Võ-hầu !

    Trần Quốc Toản

    Giỏi thay ! Trần-quốc-Toản,

    Tuổi trẻ dư can đảm.

    Dốc bụng báo hoàng ân,

    Cả gan bình quốc nạn.

    Cờ bay, giặc hãi hùng,

    Giáo trỏ, quân tan giãn.

    Lừng lẫy tiếng anh-hùng,

    Giỏi thay ! Trần-quốc-Toản.

    Trần Bình Trọng

    Giỏi thay ! Trần-bình-Trọng.

    Dòng dõi Lê-Đại-Hành.(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Đánh giặc dư tài mạnh,

    Đền vua một tiết trinh.

    Bắc vương như để nhục,

    Nam quỉ cũng còn vinh !

    Cứng cỏi nhời trung liệt,

    Nghìn thu tỏ đại danh !

    Trần Nhật Duật

    Lập mẹo bày mưu kéo chiến-thuyền,

    Cửa sông Hàm-tử phá quân Nguyên.

    Sóng cồn mặt nước nay còn réo,

    Danh tiếng nghìn thu để miệng truyền.

    Trần Quang Khải

    Chương-dương cướp giáo giặc,

    Hàm-tử bắt quân thù.

    Thái bình nên gắng sức,

    Non nước ấy nghìn thu.

    Nguyễn Chế Nghĩa

    Đội giời đạp đất một con người,

    Chí khí đường đường kể mấy mươi.

    Há chịu khách Tề khua kiếm chực,( Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Nào thua tôi Tấn máu roi chơi.( Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Mưa Hoài,( Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) lửa Cử khôn nghìn chước,( Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Gác Hán, lầu Đường thỏa một thời.

    Trung nghĩa đứng vòng giời đất rộng,

    Tiếng thơm khen ngợi để muôn đời.

    Trích Hưng Đạo Vương (Lê Văn Phúc, Phan Kế Bính, Phạm Văn Thụ), Đông Kinh Ấn Quán, 1914
    Quyển sách được thực hiện theo Dự án Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của diễn đàn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    ----------
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrần-bình-Trọng nguyên là dòng dõi vua Lê Đại-Hành, vì làm quan thời vua Thái-tôn có công to mới cho quốc tính, đổi làm họ Trần.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhùng-Hoan làm khách nước Tề, múa gươm cầu tiến dụng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTổ-Địch làm tôi nhà Tấn, múa roi ra trước dẹp loạn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐêm mưa tuyết, Bùi-Độ lẻn vào đánh giặc Hoài-sái.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐiền-Đan ở thành Cử, dùng kế hỏa-ngưu, phá quân Kỵ-Kiếp.
     
  19. lollapalooza

    lollapalooza Mầm non

    Bài hịch này đúng là tuyệt vời! Ngay bây giờ khi đọc hào khí vẫn nguyên vẹn!
     
    teacher.anh and tducchau like this.

Chia sẻ trang này