Thảo luận Học Phật

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tauvequehuong, 29/12/16.

Moderators: amylee
  1. hero229

    hero229 Lớp 2

    Mình cũng có đọc qua chút ít về phật giáo, và suy nghĩ về đạo Phật dưới góc độ khách quan thôi. Phật Thích Ca sau khi đắc đạo đã sáng lập ra đạo Phật với ý nghĩa của từ Đạo phật là " Con đường giác ngộ." Và Phật Thích Ca chỉ nhận mình là người thầy hướng dẫn mọi người con đường giác ngộ, thoát khỏi cái khổ sinh lão bệnh tử. Vì vậy mới gọi ngài là "Bổn sư".
    Con đường thoát khổ của Phật là gì? Ngài coi sinh lão bệnh tử là quy luật bất biến của vũ trụ. Cái ta cần học là thái độ của ta khi đối diện với những thực tế đó như thế nào. Con đường trung đạo chẳng phải là thái độ bình thản đón nhận mọi vui buồn, sướng khổ trong đời người đó sao.
    Tuy nhiên, con người không vì thế mà thụ động mà chấp nhận số phận của mình, cho rằng đời là bể khổ, kiếp trước mình như vậy nên kiếp này mình phải chịu.
    Đời sống là vô thường, trùng trùng duyên khởi phải không. Mỗi một nhân mà mình gieo lúc này sẽ tạo ra vô số khả năng sinh ra những quả trong tương lai (liên tưởng vật lý lượng tử). Gieo nhân nào gặt quả ấy là không hoàn toàn đúng. Gieo nhân lành chưa chắc gặt được quả ngọt. Nhưng gieo nhân xấu chắc chắn gặt quả đắng. Những người ở ác bị người đời khinh ghét, xa lánh, chửi rủa cũng là cái khổ rồi. :).
    Mình nghĩ học đạo gì thì học, đừng quan tâm kiếp trước, kiếp sau. Phật chẳng dạy hiện pháp lạc trú là gì. Sao không hưởng thụ lạc thú trong hiện tại mà lại đi tìm kiếm lạc thú ở kiếp nào? Sống một cuộc sống tốt, có ý nghĩa, đừng làm điều ác, vậy là đắc đạo rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/1/17
  2. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Đạo Phật chỉ có vậy thôi mà :) Tất cả những hoa lá cành này nọ không thoát ra khỏi mục đích hướng con người biết "làm lành lánh dữ", an trú ngay trong hiện tại :D

    Nhưng cái tâm muốn an trú được thì phải biết "tu sửa" cái xấu cho bớt xấu dần đi, mỗi ngày sửa một ít, dần dần mới có cái tâm lành để mà an trú được. Chứ chẳng có thể nào an trú trong cái tâm đầy tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn, nghi kỵ được.

    Gốc rễ là vậy đó thôi, đâu có gì cao xa.

    Rất vui mừng khi bạn hero229 chia sẻ những điều này, vì không phải ai cũng nhận ra được sự giản dị của đạo Phật.

    Hoan hỷ và tán thán bạn hero229 :D :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. atulanexi

    atulanexi Mầm non

    :)
     
    tauvequehuong thích bài này.
  4. hanguyen1

    hanguyen1 Lớp 2

    Đạo thì vẫn là đạo thôi ạ,nó giống như một nẻo để mình nương dựa thôi. Để hướng mình làm điều tốt, biết tiết chế, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ cẩn trọng, bớt gây đau khổ cho người khác.
    Giống như việc quy y tam bảo. Hồi trước, mình không thích thầy ở chùa nên cũng kiên quyết không quy y, sau đọc sách, hiểu được nhiều thứ, mình nhận thấy là, việc quy y, là quy y với Phật, không phải với ông thầy nên từ đó khởi tâm được nhiều điều, thấy quyết định quy y của mình như một bước ngoặt, nhưng là bước ngoặt đúng.
    Đạo Phật - theo mình đọc trong sách và từ kinh tạng, vốn chỉ là định hướng, là những con đường để chỉ dạy cho mọi người biết làm điều đúng, suy nghĩ rộng để đạt được an lạc ở hiện tại. Còn kiếp trước hay kiếp sau thì mình cũng không nặng,chỉ suy nghĩ đơn giản "nhân gieo - quả gặt", nên ráng để gieo nhân lành, vậy thôi. Nếu gặp đau khổ ở hiện tại, thì nghĩ lại rằng,có thể một thời điểm nào đó, mình đã gieo nhân dữ nên gặt quả đắng. Cứ vậy mà yên tĩnh, tiếp tục thuận thời mà qua.
    Chỉ vậy thôi, mà phải lâu lắm mới ngộ được. Cũng may, cuối cùng rồi cũng ngộ ra.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  5. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mình đọc kinh sách cũng không nhiều, nhớ được vài câu đại ý như :

    - Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta.

    - Đừng vội tin vào ý niệm của các ông khi các ông chưa đắc quả A La Hán,vì khi đó ý niệm vẫn còn bị chi phối bởi tham sân si và tà kiến.

    - Dùng mắt để thấy ta, dùng âm thanh mà cầu ta, tức người đó đang hành tà đạo, không thấy được Như Lai.

    Bối cảnh và nguyên nhân Phật Thích Ca đi tầm đạo và cuộc sống sau khi thành đạo của ngài không giống với một người hiện đại tìm đến chùa cầu an cầu may,cầu đủ các thứ rồi đi về, chừng nào gặp nghịch cảnh vô cầu tiếp. Hay biết là đời vô thường, sắc sắc không không nhưng đụng chuyện thì cũng ném ném quăng quăng.

    Nếu nói hiểu đạo Phật như là biết điều gì là đúng và làm điều đúng, ừ thì cũng đúng thôi, nói chung chung bao giờ chẳng đúng! Nhưng nói cụ thể ra trong cuộc sống cái gì đúng cái gì sai bản thân con người không khách quan để nhận ra nổi khi hậu quả của việc mình làm chưa đạt đến độ chín.

    Trong từng trường hợp, từng thời kỳ mỗi quan điểm nhìn nhận sự việc cũng khác nhau. Ví dụ như thời Phật, việc 1 người thà chết nhưng giới phải giữ, Phật khen người ấy sống đúng Pháp của ngài. Trong 1 bản kinh còn miêu tả khi còn là Thường Bất Khinh Bồ Tát dù bị ném đá đến máu chảy, ngài vẫn không bỏ hạnh nguyện của mình (tâm và thân đều giữ giới). Nhưng sau khi Phật nhập Niết Bàn, thì nhiều người nhập thế, tùy duyên, theo kiểu "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh" chỉ cần trong lòng có Phật, hiểu lời Phật dạy còn hình thức bên ngoài chỉ là phương tiện? (tạm lấy tựa sách mà diễn đạt ý chứ mình không nói đến nội dung sách nha). Vậy thì giới cần phải giữ trong tâm là được hay phải thể hiện bằng hành động cụ thể?trường hợp nào là đúng, là sai?

    Có kinh thuyết cho người xuất gia, có kinh thuyết cho người tại gia, kinh tại gia có lẽ với nhiều người thì dễ nghe hơn, nào là nhân quả, làm lành lánh dữ, thành tâm thì có phước, bố thí nhiều thì phước báo sinh thiên dễ nghe hơn, nhưng sinh xong rồi có tử không? Tử rồi đi đâu tiếp?

    Như Cấp Cô Độc lấy vàng bày ra đất,vàng lót đến đâu mua đất đến đó để xây tịnh xá cúng, đến gần tắt thở mới nghe được 1 bài kinh dành cho người xuất gia, rồi khóc buồn vì đã được nghe quá muộn, sau đó sinh lên cung trời với những phước báo đã tạo, rồi hưởng hết phước trên đó thì đi đâu trong lục đạo luân hồi?

    Trở lại tiêu đề topic là học Phật, nhưng chúng ta muốn học điều gì ở đạo Phật khi biết mục đích cuối cùng của đạo này là quả Niết Bàn thoát khỏi sinh tử? Chứ không phải làm thiện làm phước nhiều vào để chết rồi đến được 1 cảnh giới sang chảnh hơn, hoặc sinh ra trong gia đình giàu có hoặc cuối đời còn được nổi tiếng toàn cầu:))), mặc dù đâu đó trong kinh có nhắc đến phước báo nhưng đó chỉ là 1 phần nhỏ để con người có cái ăn cái mặc và không quá khổ để tu thôi. Còn tu tới đâu thì tùy người, "tùy duyên", tùy tiện, à quên, tùy phương tiện =)))

    Tóm lại, mục đích cầu đạo và cuộc sống lý tưởng theo chủ trương nhà Phật khác dạng người chỉ muốn cuộc sống tốt hơn 1 chút, khác xa lắm. Vì không ép buộc ai phải tin, nên ai muốn hiểu phần nào của đạo và thấy có lợi khi ứng dụng vào cuộc sống thì chủ động tìm hiểu phần đó thôi. Còn kiên kỵ gì khó quá không theo cũng không ai dám làm gì nhau :) Nói chung đạo Phật nói duyên sinh, vô ngã, nghiệp quả, luân hồi, bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo,12 nhân duyên, thất giác chi này nọ nọ kia ai cảm thấy tin được thì tin thôi :) chứ cuộc sống nhiều thứ "siêu logic" quá, lý luận đâu giải thích nổi. Mắt thấy tai nghe còn không phải sự thật nữa mà. :)

    Giờ nhiều người thiền, tùm lum thiền, mục đích đơn giản chỉ để cuộc sống bớt căng thẳng, họ làm và thấy thoải mái, bay vô hỏi họ muốn học Như Lai thiền của nhà Phật không? thì 20 người hết 19 người dội rồi, người ta đang phơi phới yêu đời, Như Lai thiền kiu quán đời vô thường, li tham, đoạn diệt, từ bỏ, trái với điều người ta mong muốn hằng ngày nên họ không học cũng dễ hiểu.

    Trước khi đạo Phật du nhập vào nước ta thì đã có phong tục thờ ông bà tổ tiên,thần linh rồi, qua những câu chuyện dân gian VN cũng mang ý nghĩa nhân quả, ở hiền gặp lành rồi. Trong Nam Hoa Kinh thì Trang Tử cũng nói vạn vật bình đẳng ở Tề Vật Luận rồi. Nhân lễ nghĩa trí tín, đạo làm người cũng có trong lời dạy của Nho gia rồi. Không phải chỉ có đạo Phật mới có những điều này và cũng không cần đạo Phật để con người hiểu và làm theo những điều này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/1/17
  6. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Bài viết quá tuyệt vời, giá mà ngày nào cũng được nghe @moreshare nói chuyện về Phật pháp, thì hay biết mấy.

    Đạo Phật là đạo giải thoát, tùy duyên tùy phương tiện mà tìm về niết bàn.

    P/s: Happy New Year Màn Thầu =))
     
    moreshare thích bài này.
  7. V•C

    V•C Lớp 3

    Chết chẳng phải là hết!!!
    Vẫn tồn tại vật chất, phục vụ cho vật chất khác. Như vậy có được xem là Luân Hồi không? Hay hiểu theo dạng duy vật: Tuần Hoàn.
     
  8. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Đạo Phật duy vật hay duy tâm cũng nhiều người thắc mắc rồi, duy gì thì chút nữa nói tiếp. =)))

    "Vật chất", mà...vật chất là gì nhỉ? Lại cũng tùy quan điểm, tùy thời kỳ mà có cách hiểu khác, theo Marx-Lê Nin vật chất là thực tại khách quan. Còn trong vật lý, cơ học lượng tử thì tận cùng của vật chất, bên trong các hạt nguyên tử còn có hạ nguyên tử, những thành phần cấu tạo vi mô trong đó lại mang tính chất của sóng mà giác quan con người không trông thấy được và phải cần đến công cụ hỗ trợ để phát hiện sự hiện hữu của nó. Vật chất thấy vậy mà không phải vậy, chính vì không phải vậy nên nó vậy đó ! =))) ai muốn hiểu sao hiểu.

    Quan niệm tách bạch giữa linh hồn và thể xác, chết rồi phần tâm thức đi 1 nơi, xác nằm 1 nơi, đôi ngã chia ly là cách hiểu của dân gian. Trong Phật giáo cũng có nói về 2 phần này, nhưng mối tương quan giữa chúng không được hiểu như trên. Viết ra thì rất dài, vì cần nêu ra rất nhiều vấn đề từ bối cảnh lịch sử đến các nhân vật và quan điểm tương quan, nên không viết ra đây chi cho thêm dài.

    Đạo Phật qua thời gian chịu sự tác động không nhỏ của ngoại đạo và xung đột văn hóa, sinh ra rất nhiều kiến thức pha trộn, đây cũng là 1 phần tất yếu để Đạo Phật duy trì sự tồn tại ở đời. Đến một ngày nào đó, khối dung dịch hòa trộn này toàn tạp chất, người ta gạt bỏ Niết Bàn, coi con đường tu chứng là điều xa xỉ, là thừa mứa, chỉ có làm lành, sống sung túc thì thiết thực hơn, còn cốt tủy của đạo Phật vẫn còn trong đó nhưng khó mà nhận ra được nữa thì gọi là mạt pháp.

    Trở lại câu đạo Phật duy vật hay duy tâm? Tại sao nói duy vật? Cơ sở nào nói duy tâm? Trong giáo lý nhà Phật, thời Phật còn giáo hóa cũng không có kinh kệ nào Phật nói đạo này duy tâm hay duy vật, nếu bạn dựa vào kinh Hoa Nghiêm hay duy thức với câu " tam giới duy tâm,vạn pháp duy thức, nhất thiết duy tâm tạo" mà nói đạo này duy tâm thì bạn đã bỏ qua bối cảnh ra đời của kinh và đối tượng người nghe kinh đó. Quan điểm của đạo Phật với cuộc sống là Duyên Sinh và Vô Ngã, còn duyên thì cái này kéo theo cái kia, hết duyên thì game over! Vạn vật điều biến hóa theo quy luật, linh hồn hay tâm thức cũng là vật chất, cũng biến hóa, nó không có cái nhân như bánh tét, bánh chưng để duy trì hoài 1 trạng thái cố định, đạo Phật gọi đó là vô ngã.


    Mình nhớ có 1 đoạn kinh thế này:

    Này Ràhula, mắt, tai…,sắc, thanh, xúc, thọ… và thức là thường hay vô thường?

    Là vô thường, bạch Thế Tôn.

    Cái gì là vô thường là khổ hay vui?

    Là khổ, bạch Thế Tôn.

    Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái này của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?

    Thử tưởng tượng đầu xuân đến chùa mong Phật, thánh thần ban cho bình an,vạn sự như ý, dẫu nghe đâu đó nói nghe kinh là có phước, nhưng nghe đoạn kinh trên, toàn khổ, vui buồn, thứ gì cũng vô thường, cũng thay đổi theo quy luật của nó chứ không theo ý mình, nghe vậy có thấy vui sướng gì không? Không kích thích gì mấy nhỉ? Cầu an thì vui hơn. Cho nên không trách đạo Phật phát triển đã làm "dị" đi nhiều giáo lý truyền thống, vì họ đang lấy ngắn nuôi dài, lấy cái hoành tráng hài hòa với số đông để duy trì 1 phần rất nhỏ giáo lý giải thoát cho ai thật sự muốn biết về con đường của Phật.

    Mình không ghét cũng không sùng bái hình thức thờ cúng, vì phần nào hình thức ấy cũng thể hiện lòng tôn kính đối với những giá trị mà Phật giáo để lại, còn mức độ tôn thờ thế nào thì tùy người, mỗi người mỗi khác đâu ai ép ai nghe theo được nếu họ không thấy điều đó có lợi cho họ? ...

    Vài lời mạn đàm thế thôi.

    Cảm ơn lời chúc nhe. Chúc mừng năm mới bạn Lười ^^

    Lần trước nói về mùi vị, lần này thì tùy duyên, tùy tiện à tùy phương tiện (cứ nhầm hoài ta =))) chém gió cho vui mấy ngày xuân :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/17
  9. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Mình vẫn còn nhớ "mùi vị" lần trước mà =)))) Cũng may mắn khi nghe moreshare kể câu chuyện đó, giúp mình có thêm một mẩu chuyện nhỏ để kể cho các bạn Phật tử nghe :D

    Đạo Phật không duy tâm cũng chẳng duy vật, không đúng cũng chẳng sai, đạo Phật là "trung đạo" moreshare nhỉ :D

    Nhân dịp xuân, sẵn đây thôi chém gió luôn về một vấn đề khá nổi bật. Chắc moreshare biết một số tông phái hiện nay đang đồng loạt đả kích tịnh độ tông, phát ngôn trước đại chúng rằng "Phật A Di Đà là không có thật", và rằng niệm Phật thành Phật là trái nhân quả. Lại nói trai đàn, rước vong cúng vong là vô nghĩa, là không phải Phật pháp.

    Vậy ý moreshare về điều này ra sao :)
     
    Đoàn Trọng and tran ngoc anh like this.
  10. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Đạo Phật từng có những giai đoạn thăng trầm do cách tương tác với người đời. Đã từng có thời kỳ sa môn học Phật vô rừng sống, không tương tác với thế sự, người đời. Họ dấn thân Tu và Hành, giữ giới rất nghiêm nên cảm nhận sâu sắc giáo lý, đó cũng là giai đoạn ngáp ngáp của đạo Phật, nhường chổ cho các đạo khác với những tư tưởng yêu đời yêu người hơn.

    Chữ Lạc của Phật khác xa chữ Lạc của cao nhân hay tao nhân mặc khách nào đó. Phật từng dạy như vậy, nhưng trong quá trình "giao lưu văn hóa" với chúng sinh giáo lý này đã bị hiểu theo cách khác, hài hòa với cuộc sống hơn và cũng xa cách với giáo lý giải thoát hơn. Lời dạy vẫn còn trước mặt mà sự hiểu về giáo lý thì xa cách nghìn trùng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/1/17
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đầu xuân đến chùa lễ Phật, nghe đoạn kinh trên mà thấu hiểu được thì sẽ thấy vui sướng, thấy hết khổ đó. Tuy nhiên mấy ai đến chùa mà nghe kinh, có nghe thì cũng mấy ai hiểu thấu đâu. Nói vậy có phạm tội nghi, mạn không các bác?
     
    Đoàn Trọng and tran ngoc anh like this.
  12. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Ai nghiên cứu lịch sử Phật giáo hay lịch sử của bất kỳ sự kiện nào cũng tuân theo nguyên tắc là xét xem bối cảnh ra đời và các yếu tố liên quan đến các vấn đề đó theo một chuỗi thời gian là trước - đang - sau. Đức mẹ có đồng trinh hay không? Tại sao Do Thái giáo không chấp nhận tân ước? Tại sao từ 1 cuốn Đạo Đức Kinh mà sau này sinh ra vô vàn học thuyết dưỡng sinh tu tiên?

    Một sự kiện ra đời và tồn tại, được tôn vinh vì nó mang lại một lợi ích nào đó, một số hưởng lợi từ nó, có thể là vật chất, tinh thần, hoặc cả 2, thì họ tin cũng hợp lý thôi. Như đốt giấy tiền vàng bạc đó, Phật có dạy vậy không? Đốt vì tìm thấy an ổn phần nào đó mang tính tâm linh, mình thích thì mình làm thôi. Như mình đã nói ở trên, ai muốn tin thì tin, ai cũng không phải dạng vừa đâu nên đâu ai dám làm gì ai đâu =))

    Hiện tượng tranh luận trên có đánh động đến tâm thức của ai muốn tự mình tìm hiểu điều gì là đúng điều gì là sai không? Hay chỉ cải nhau vì nó trái với quan điểm và sự hiểu của mỗi người? Nếu nó tác động đến ai đó dù chỉ 1 người cũng đã là quá tốt rồi.

    1 cái đồng hồ chết 1 ngày cũng đúng được 2 lần, nói chi đến 1 hiện tượng, muốn nói sao thì nói vì chẳng ai xác chứng vào trao chứng nhận cho là đúng. =))) cũng như trong lịch sử, có ai từng dùng phép màu để lên thiên đàng hỏi coi Chúa có chơi xúc xắc không đâu à. =)))


    Trung đạo! 2 con đường cùng mang tên Trung đạo nhưng dẫn đến 2 nơi khác xa nhau. Rất nhiều người học Phật nhưng phát biểu về Trung đạo theo cách hiểu về Trung Dung của Khổng Khâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/1/17
  13. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Đúng vậy, những vấn đề mà không ai xác chứng thì khó mà nói đúng hay nói sai.

    Nhưng nguy hiểm ở chỗ, những người đứng ra công kích tịnh độ tông chưa xác chứng mà dám khẳng định là tịnh độ tông sai. Chưa tới cực lạc, chưa thấy Phật A Di Đà, mà dám khẳng định cực lạc không có thật, Phật A Di Đà không có thật.

    Trước hết đó đã là vọng ngữ rồi. Sau nữa, hàng trăm nghìn Phật tử đang tinh tấn tu tập theo đó mà lung lay bồ đề tâm, hàng trăm nghìn Phật tử khác mới sơ cơ bước vào cửa Phật cũng vì vậy mà sinh ra nghi ngờ Phật pháp rồi xa lánh Phật pháp. Tội đếm sao cho hết?

    Lại còn nói rước vong cúng vong là chuyện huyễn hoặc mê tín dị đoan, là điều vô nghĩa. Tai không nghe tiếng vong, mắt chưa thấy được vong, mà dám khẳng định như thế. Lấy sáu căn vô thường rồi coi đó là cái thấy biết đích xác, thật chẳng phải là quá hạn hẹp hay sao :D

    Mình tuy không phải nghiên cứu tịnh độ tông, nhưng khi nghe những lời công kích ấy thiệt là đau lòng cho những người tu tập tịnh độ.
     
    Đoàn Trọng and tran ngoc anh like this.
  14. moreshare

    moreshare Lớp 8

    :))) mình không theo tông phái nào hết nên ai muốn làm gì thì làm, tông phái chỉ xuất hiện sau khi Phật Nhập diệt, tông nào cũng tuân theo 1 phần trong bức tranh toàn cảnh của Đạo Phật.

    Hồi trước còn nghe 2 bạn nào đó hỏi nhau tu theo pháp môn nào, tông phái nào, rồi 1 bạn nói tu theo pháp môn A nhưng đang tìm hiểu pháp môn B. Bạn còn lại nói tu theo A rồi tìm hiểu B chi =))) Hay nha, người chứ có phải gà đâu mà cứ quanh quẩn cối xay? Trong khi chính Phật, trước giác ngộ cũng đã từng cầu đạo với nhiều người. Đến với đạo để thấy cái này cái nọ, chứ không phải chỉ tin, mỗi người tự thực nghiệm trên hành trình của riêng mình. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/17
    Đoàn Trọng and tran ngoc anh like this.
  15. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Đầu xuân tặng mọi người bài kinh yêu thích của mình là kinh Thánh Cầu thay lời chúc nha :) có một đoạn rất hay:

    Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... tìm cái không già... tự mình bị bệnh... tìm cái không bệnh... tự mình bị chết... tìm cái bất tử... tự mình bị sầu... tìm cái không sầu... tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

    Đọc nguyên văn ở đây :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Qua bài kinh trên chúng ta nhận thấy Phật dạy hãy tìm cầu cái không sinh không già không bệnh không chết chứ đâu phải coi đó là quy luật rồi ờ ha chấp nhận thôi, ai cũng rứa thôi, sống khỏe là tốt rồi, cứ sống Trung Đạo ung dung bình thản, an lạc hiện tại là đắc đạo rồi đó, hiểu đạo Phật vậy là xong rồi (xin nhắc lại chữ Lạc của Phật không giống chữ Lạc được hiểu theo nghĩa thông thường), đơn giản vậy thì thôi rồi, đạo Phật ra đời thật vô nghĩa, nếu không xuất hiện thì cũng có mấy đạo khác, người khác tuyên truyền mấy quy luật đó mà thôi.

    Nếu cần nhớ duy nhất 1 điều trong những bài viết của mình ở topic này thì chỉ cần nhớ là mục đích Đạo Phật xuất hiện ở đời là hướng dẫn con người tu tập nhận ra và bỏ dần những ham muốn bị vô thường chi phối, chia tay không hẹn gặp lại với tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến ...gọi chung là lậu hoặc, kiết sử. Còn được gì thì các bạn hãy tìm hiểu thêm.

    Những vấn đề chết rồi còn hay mất, vũ trụ hình thành ra sao, chỉ là phần phụ, Phật không chủ trương đến với đạo để thành chuyên gia về những điều này. Hãy hỏi Nasa và những người ngoài hành tinh để biết thêm chi tiết.:)


    Bạn thường nghe người ta nói đạo Phật thế này thế kia, nhưng bạn nên hiểu là Số lượng người hiển sai về đạo Phật luôn nhiều hơn người hiểu đúng, số lượng sách nói về đạo Phật cũng gấp nhiều lần kinh Phật. Những điều sai thường dễ lọt tai, vỗ về cái tôi của bạn hơn nên bạn ghi nó trong tim, nhưng chớ vội tin những quan điểm đó, hãy tự kiểm chứng. Và có đôi khi họ cố ý viết sai để dùng phương tiện đưa bạn vào đạo, để bạn tự đào sâu vào kinh điển tự tìm ra điều đúng. =))) có câu "ý tại ngôn ngoại" hay câu "ý ông này mà lời của ông kia" vẫn thường xuất hiện trong sách đó thôi. :)

    Dưới đây là quyển sách nhỏ, ai có điều gì bận tâm về đạo Phật thì tải về ngâm cứu thêm :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/17
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trong đoạn này của bạn có bao nhiêu tôn giáo? Có bao nhiêu tôn giáo ở phương đông? Ha?

    Gởi từ điện thoại của tui bằng cách sử dụng tapatalk
     
    moreshare thích bài này.
  17. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Chà mình chém gió mà bạn hỏi khó quá, mình mới học tới lớp 7 thôi. Bạn Lười ơi @Lười Đọc Sách vô cứu bồ mình =)))

    Mới hỏi thầy Gồ xong :))) ,ra wiki vầy :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Còn những tôn giáo ít người biết hoặc đã mất từ lâu thì hong biết đâu a.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/1/17
  18. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mấy ai đến chùa mà nghe kinh, có nghe thì cũng mấy ai hiểu thấu <---
    Bạn nói đúng thực trạng ngày nay mà,

    Nghi chỉ hết khi tu và chứng quả vị đầu tiên trong tứ thánh quả ở đạo Phật, còn người đời thì "mình thích thì mình nghi thôi" =))) nghi đúng chuyện thì nghi cũng tốt mà :) sơ quả không nghi có lý do của nó tùy sự hiểu và kiến thức hành trì mỗi người thôi.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về 4 thánh quả trên con đường tu tập ở đây :

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nghe thôi đã hết khổ thì khỏi tu chi cho mệt a? =)))
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/17
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  19. tiendungtmv

    tiendungtmv Lớp 5

    Lâu lắm mới thấy có những người tham gia thảo luận với sự nghiêm túc và thành kính như bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Các bạn có kiến thức nhất định về Phật giáo và quan trọng hơn, tin vào con đường mà Phật đã chỉ. Về giáo lý, Phật giáo có điểm khác hẳn các tôn giáo khác, đó là hướng dẫn chúng sinh theo con đường giải thoát, không phải nhờ bất cứ thế lực siêu nhiên nào, mọi người ai cũng có thể ‘‘đắc đạo . Phật giáo không phải là một giáo lý đi tìm an ủi cho nhất thời, cũng không phải là giáo lý dành riêng cho những tâm hồn nô lệ, ham ỷ lại và cầu cạnh thần quyền.

    Đức Phật dạy rằng: “Các bậc Như Lai chỉ làm có cái việc là chỉ đường thôi: mỗi người phải tự mình đi đến, chứ không ai đi thế cho ai được cả!”( (Dhammapada) (Pháp Cú). Kinh Viên Giác cũng nói: “Các lời dạy của Kinh sách chẳng qua như ngón tay để chỉ mặt trăng! Nếu đã thấy mặt trăng thì có thể biết cái để chỉ mặt trăng ấy chẳng phải là mặt trăng. Hết thảy bao nhiêu thứ lời nói của Như Lai khai thị Bồ Tát đều cũng thế cả”.)

    Theo nhà Phật thì không nên núp theo bóng ai để cầu Đạo, là vì “chỉ có những hiểu biết gì do mình tìm ra mới thật là hiểu biết mà thôi”. Theo ý kiến kẻ khác mà làm, là chỉ núp theo bóng kẻ khác mà sống, thì không sao giải thoát được mình.

    Cũng như vậy, có muôn vàn cách có thể tu đạo, không nhất thiết phải tranh cãi tu theo phương pháp nào hay hơn, như vậy là rơi vào chấp mê, cho nên tranh cãi vấn đề này là vô ích. Miễn rằng cách nào bạn thấy phù hợp với mình thì theo cách đó, tự mình tìm ra con đường cho bản thân mình, đó mới là con đường tu đạo.

    Đạo Phật mới đầu có vẻ đơn giản, ai một lần trong đời đã cũng từng nghe “Phật tại tâm”, “quay đầu là bờ”, “kiến tánh thành Phật”.... Tuy nhiên đi sâu vào mới biết Phật pháp vô cùng cao thâm, huyền diệu, dù có nghiên cứu cả đời cũng không sao nắm hết được. Không sao, miễn bạn thành tâm cầu đạo, bạn luôn hướng tới con đường giải thoát và có được một bậc thầy dẫn đường, bạn có thể đạt đến cảnh giới.

    Còn nếu bạn không tin vào đạo Phật, không hiểu biết về Phật giáo thì không nên có những từ ngữ xúc phạm, phỉ báng. Nếu không huyền diệu thì sao có cả người bỏ vinh hoa phú quý, bỏ cả ngai vàng, vợ đẹp để đi tìm con đường giác ngộ như Đức Phật. Hay bạn nghĩ rằng Đức Phật là chuyện huyền thoại, không thể tin được, thì đây, một minh chứng trong thời hiện đại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChuyện về sư Ajahn Siripanno:

    Con trai độc nhất của tỷ phú Malaysia xuất gia”.

    Có thể các bạn cảm thấy chướng mắt trước một vài hành động và phát ngôn của một vài nhà sư nên có ác cảm với đạo Phật. Trước đây mình cũng vậy, nhưng từ khi tìm hiểu về Phật giáo, mình dần bỏ được kiến chấp, giúp mình có được cái nhìn cảm thông hơn với các vấn đề trong cuộc sống và xã hội.

    Rất mong được trao đổi riêng với bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng có biết chút chút về các thánh quả. Bậc thông minh như ông Anand, có đức bổn sư chỉ điểm mà tu mãi còn chỉ đạt sơ quả, mình chưa đạt thì cũng không có gì lạ.
    Nghe kinh mà thấu hiểu thì cũng hết khổ chứ sao bạn, sướng khổ là do tâm mình mà. Giả sử có người vừa mất người thân hay mất tiền bạc mà họ được nghe rằng "Cái gì vô thường là khổ, là chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái này của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?". Họ sẽ biết rằng người thân hay tiền bạc chẳng phải của riêng mình, có thể sẽ đỡ tiếc rẻ đau đớn hơn chăng.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này