Tùy bút Hồn Mai - Nguyễn Xuân Hoàng

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi teacher.anh, 25/12/20.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Mã:
    Thông tin Ebook:
    Tên sách: HỒN MAI
    Tác giả: Nguyễn Xuân Hoàng
    Thể loại: Tùy bút
    NXB Thuận Hóa & Cty Văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện
    Năm xuất bản: 2007
    Số đăng ký KHXB: 343 - 2007/CXB/21a - 36/ThuH
    Quyết định XB: 164/QĐ - XBTH
    Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
    Số trang: 382
    
    Thực hiện: @lichan, @Ban Tang Du Tử, @teacher.anh, @Dâu Huế
    Tạo ebook: @Rafa
    Ngày hoàn thành: 25/12/2020

    hồn mai_1.jpg

    Về Tác giả: NGUYỄN XUÂN HOÀNG
    - Sinh ngày 30 - 8 - 1966 tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Quê hương tổ phụ ở làng Vân Cù, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuổi thơ và tuổi học trò gắn bó với quê mẹ làng Thạnh Long, xã Đức Thăng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
    - Nguyên Phó trưởng Phòng Chương trình Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế; ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; ủy viên Thường trực Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế; Trưởng ban Biên tập Tạp chí Sông Hương.
    - Mất ngày 16 - 12 - 2006 tại Thành phố Huế.

    Suốt đời tư duy ngây thơ như con trẻ, đó chính là những nghệ sĩ, và bản thân tôi cũng rất vui mừng thấy Nguyễn Xuân Hoàng được trang bị đủ kinh nghiệm và chữ nghĩa để nói về một thế giới "siêu thực" như vậy. Tôi tự hỏi nhà văn đã rèn luyện khi nào để đạt được một bản lĩnh nghề nghiệp như vậy. Tôi bỗng nhớ cách đây đã lâu tôi có được đọc những truyện ngắn đầy chất thơ trên tạp chí Sông Hương, ký tên là Hạnh Lê. Hạnh Lê chính là một bút danh khác của Nguyễn Xuân Hoàng thuở mới vào đời, thuở ấy Huế còn đủ sức quyến rũ để mời gọi người ta đi bộ qua cầu Trường Tiền trong những chiều đầy sương khói...

    HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    Lời tựa

    Văn chương vốn vô mệnh nhưng người làm ra văn chương thì có mệnh nên nó vẫn phải chịu lụy phần. Nói văn là người hay người là văn cùng không khác khi ý niệm chúng ta vượt ra ngoài quan hệ tương thuộc giữa tâm và vật giữa chủ thể và khách thể. Văn nghiệp của một nhà văn là sự tích hợp những chuỗi lâm sự biến cảm qua bút lực đời họ. Những đặc tính này khá rõ nét trong di cảo của một nhà văn đoản mệnh có tên là Nguyễn Xuân Hoàng.

    Đoạn bút ở tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”, cái tuổi độ chín của sự sáng tạo, anh vẫn kịp để lại hàng ngàn trang viết từ truyện ngắn, tản văn, tiểu luận, đến thơ. Ở đấy, dù cái được biểu đạt phải biểu đạt dưới hình thức nào, nó vẫn thị hiện những đặc trưng thể loại riêng biệt theo nguyên tắc đồng đẳng qua sự “trình diễn” của cây bút này.

    Đấy là sự trình diễn cái tôi cộng hưởng các khí cụ tri thức ở ba cấp độ bản năng (vô thức), lý trí (ý thức) và linh cảm (siêu thức). Nhà văn không thể viết nếu không có tri thức. Nhưng tri thức nhà văn, nói theo cách nói của Osho, phải là tri thức “lòng giếng”, chứ không thể tri thức “hồ chứa”. Mốt sính học hàm, học vị thời nay, số nhiều trí thức sa vào tri thức hồ chứa”. Người ta múc từ ngoài vào, múc lẫn nhau, múc đầy sự tù đọng. Chỉ có “lòng giếng” là luôn luôn tự “đổi mới” mình qua sự đối lưu trong mạch nguồn tiềm linh minh triết.

    Dù kinh nghiệm còn ít, vốn sống chưa nhiều nhưng khi tri giác nội tại được đánh thức bởi lòng chân thành dâng hiến, Hoàng đã chiêu dưỡng được đầy đủ những gì cần thiết cho hành trang nghệ thuật của mình. Văn Hoàng thanh thoát, bồng bềnh như sương khói, không bám víu, không dính mắc vào đâu. Đấy là thứ văn đạt ngưỡng “cái nhạt” theo quan niệm mĩ học truyền thống phương Đông. Nó lấy sự kín đáo để chưng diện. Đằng sau cái vẻ tẻ nhạt, lạnh lùng ấy hiện hữu một sức

    sống bền bỉ. Cái nhạt là cái thường tục, thường hằng không đối thủ, không tranh chấp. Khác với cái phi thường. Cái phi thường của ngày hôm nay sẽ là đêm trước của cái phi thường ngày hôm sau. Cái nhạt của văn chương dường như tương đồng với ý nghĩa cái nhạt của Đạo lão. “Đạo mà nói ra thì nhạt và vô vị”.Văn Hoàng dù viết ở thể loại nào, đề tài nào cũng nhất quán trung trinh trong dòng biểu cảm nên nó “áp đặt” đối tượng tiếp nhận vào thế “khích tâm” hơn là “khích trí”. Lẽ thường, cái gì không khích trí thì cái đó không được đem ra đánh giá. Song, mặt nào đó của ý nghĩa tồn tại, cái không được đánh giá lại là luôn luôn được đánh giá. Đấy cũng là cách trình hiện của những tác phẩm nghệ thuật bàng bạc các phẩm chất mĩ học, triết học và tôn giáo.

    Cho dù đến với cuộc đời này một khoảng ngắn ngủi nhưng Nguyễn Xuân Hoàng đã trải nghiệm hết thảy mọi khổ đau, hạnh phúc. Hạnh phúc của sự sẻ chia và sáng tạo, khổ đau của lòng quyến niệm và chia ly. Phẩm cách của Hoàng đồng khi với phẩm cách các nghệ sĩ lớn xứ Huế mà anh từng ngưỡng mộ như nhà thơ Phùng Quán, nhạc Trịnh Công Sơn. Ở họ đều có năng lực “ám thị” những người tâm giao một dòng tình cảm “tự kỷ” nên ai ai cũng thấy họ như là “thứ của riêng”. Khi biết sống vì mọi người thì đồng thời cũng được sống trong mọi người. Đó là chân lý qui ước và là thuộc tính của những người lớn hơn chính mình. Sự thực, Hoàng đã lớn hơn chính mình trên cả phương diện cuộc đời và tác phẩm.

    Với sự tri cơ và tình tri ngộ, Nhà xuất bản Thuận Hoá phối hợp Công ty văn hóa Phương Nam cho ra mắt bộ tuyển tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng nhân ngày giỗ đầu của anh. Thật ý nghĩa, thật cảm động. Đây cũng là tâm nguyện của bằng hữu chi giao Lê Huỳnh Lâm, Đinh Thu, Duy Tờ, Trần Huyền Sâm, Minh Tự, Bùi Ngọc Long... cùng nhiều bằng hữu khác.

    Và, tôi là người có vinh dự được tôn lên hàng “trưởng lão” thay mặt anh em nói vài lời mào sách. Không nỡ và không thể chối từ sự tin cậy đó, tôi đã phải làm cái việc “ngôn giả bất tri”. Hẳn không tránh khỏi những điều khiếm khuyết và khiếm nhã. Cúi mong quý độc giả lượng thứ và chỉ giáo.

    NGUYỄN KHẮC THẠCH
    Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương

    Ebook này được nhóm Những Người Bạn & Những Mảnh Ghép thực hiện và gửi đến các bạn nhân dịp Tết đến Xuân về như một món quà cũng nhằm chia sẻ, phục vụ cộng đồng, góp phần nhỏ trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy văn hóa Đọc cho các bạn không có điều kiện mua sách giấy.
    Khi bạn có khả năng, hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả và Nhà xuất bản.
    Xin chân thành cảm ơn các bạn @lichan, @Ban Tang Du Tử đã chia sẻ một quyển sách hay!

    Do chúng tôi chưa thể liên hệ được với gia đình tác giả để xin phép nên rất mong gia đình tác giả và bạn đọc thông cảm và lượng thứ.


    Trong quá trình thực hiện dù đã đọc lại rất nhiều lần song chắc chắn khó tránh khỏi còn sơ sót. Khi đọc sách, nếu nhận thấy còn sót lỗi, còn khiếm khuyết xin các bạn để lại lời nhắn tại đây hoặc inbox cho @teacher.anh để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện trong các phiên bản sau.

    Xin chân thành cảm ơn các bạn đọc, những người giúp chúng tôi có động lực thực hiện số hóa cuốn sách này!

     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 26/12/20
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này