Huấn Địch Thập Điều - Lê Hữu Mục <1000QSV1TVB #0073>

Thảo luận trong 'Sách chữ Hán và Nôm - 喃與中文圖書' bắt đầu bởi Thu VO, 4/11/17.

  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. – CHÍNH TÂM-THUẬT

    Hai điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là sửa chước lòng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    136. Chính tâm-thuật ấy nghĩa thông làm vầy.
    Vả lòng là cội Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link người vay,
    Dòng theo nguồn sạch, bóng tày cây ngay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Lòng ngay, muôn tốt thửa bày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    140. Mếch, sinh trăm chữ, há mày nên lơi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ?
    Vị Hoàng thượng-đế là trời,
    Cho lòng dân dưới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link há sai tính thường.
    Nghĩa, nhân, lễ, trí rỡ-ràng,
    144. Mới sinh ai cũng bốn đường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đủ sinh.
    Người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nguyền trăm họ vẹn mình,
    Lòng lành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thường giữ, tính lành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thường trau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nghiệp làm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tuy có khác nhau,
    148. Về lành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng một Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khác đâu chẳng về Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Kẻ giàu có chớ phí khoe Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Kẻ nghèo thì cũng chớ hề dối gian Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chớ theo điều lợi phỉnh man Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    152. Chớ sa nhữn (những) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thói gian-ngoan dữ-dằn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Một lời dầu chẳng thẳng bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Nết làm một việc dầu chăng đặng lành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Mình đà biết hổ-hang mình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    156. Lòng ăn-năng (năn) lắm, mình đành cải đi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Giữ sinh phải muốn lành nghì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Bỏ xiên, dẹp dữ, đều về chưng ngay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Bằng chăng răn xét lầm ngây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    160. Ắt điều nhơ, xú, tà, tây, đều làm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Mang hình mới nghĩ sao kham Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ví như cắn rốn chỉn cam khôn gần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thư rằng : « theo thuận lành thân,
    164. Nghịch thì mang dữ, ứng thần bóng vang. »
    Lòng người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nuôi dạy dân nhàn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Muốn xem nên đức, thường nhan mắc hình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chúng ngươi bằng muốn giữ sinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,​
    160. Mình nên ngẫm-nghĩ lấy mình mới nên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. ​



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHai điều : điều thứ hai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSửa chước lòng : dịch đầu đề số 2 chính tâm-thuật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCội : gốc, như nói cội cây là gốc cây. Cả câu 137 dịch Hán-văn : tâm giả thân chi bản dã, lòng ấy là gốc của người vậy. Chữ vay ở trên nghĩa là như vậy, như thế đó, có tính-cách khẳng-định.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCả câu 138 và sáng-tác của dịch-giả, trong nguyên văn không có.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLòng ngay muôn tốt thửa bày : dịch từng chữ trong nguyên bản : kỳ tâm chính tắc vạn thiện sở do sinh, tâm chính là lòng ngay, vạn thiện là muôn tốt, sở là thửa, sinh là bày.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMếch, sinh trăm dữ, há mày nên lơi : kỳ tâm chính bất chính bách ác sở tùng xuất, khả bất thận dư ? Mếch nghĩa là xiêu vẹo, lệch sang một bên, không thẳng, dịch chữ bất chính ; trăm dữ dịch chữ bách ác, lơi nghĩa là nới rộng ra, không chặt-chẽ như trước, dịch rất gọn và rất đúng chữ bất thuận. Há mày nên lơi : chả nhẽ không thận-trọng hay sao ? Chẳng lẽ lại cẩu-thả chăng ?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDân dưới : hạ dân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBốn đường : dịch chữ tứ đoan bốn mối, tức là : nghĩa, nhân, lễ, trí. Mới sinh dịch chữ sơ sinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười : chỉ vua Minh-mệnh, dịch chữ Trẫm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLòng lành : dịch chữ thiện tâm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTính lành : dịch chữ lương tính.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrau : sửa-soạn mài giũa cho trơn bóng, chải-chuốt ; ở đây, dịch chữ tồn dưỡng, nghĩa là luyện-tập nuôi-nấng, giữ gìn săn-sóc cho nẩy-nở hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNghiệp làm : dịch chữ sở-nghiệp, công việc của mình đã làm ra : chữ nghiệp ở đây là nghĩa thông-thường, không phải chữ nghiệp của nhà Phật, nghĩa là duyên-kiếp sẵn từ những đời trước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVề lành : dịch chữ hướng thiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCũng một : dịch chữ tắc nhất, nghĩa là tuy việc làm của người ta khác nhau, nhưng con đường hướng thiện chỉ có một mà thôi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhác đâu chẳng về : không có trong nguyên bản, dịch-giả thêm thắt ra cho trọn câu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhí khoe : dịch chữ kiêu xa, cậy mình giàu có và tiêu-pha quá đáng ; kẻ giàu thì chớ phí khoe, dịch câu phú-giả vật chí ư kiêu-xa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKẻ nghèo thì cũng chớ hề dối-gian : dịch câu bần-giả vật lưu ư gian-ngụy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhỉnh-man: dịch chữ dụ, lấy lời nói đẹp mà lừa dối, mà giấu cái tình thực đi cho người ta không thấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhữn: bản nôm viết nhẫn, phải đọc là những.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThói gian-ngoan dữ-dằn: dịch chữ ác-tập. Chớ sa những thói gian-ngoan dữ-dằn : vật hãm ư ác-tập.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMột lời dầu chẳng thẳng-bằng: cẩu hữu nhất ngôn chi bất chính, nếu có một lời nói nào không thẳng-thắn ngay thật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNết làm một việc dầu chẳng đặng lành: cẩu hữu nhất hạnh chi bất-thiện, nếu có một nết nào không tốt. Nết làm dịch chữ hạnh, một việc chữ nhất, chẳng đặng lành, tức là chẳng được lành, dịch chữ bất thiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMình đà biết hổ-hang mình: tất tri quí-sỉ ư tâm, tất dịch là đa, quí sỉ là hổ-hang, ư tâm, dịch bằng hai chữ mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLòng ăn-năng lắm, mình đành cải đi: thâm tự cải hôi, dịch hơi dài dòng, nhưng mạnh nghĩa, trừ chữ đành có vẻ miễn-cưỡng. Chữ ăn năng, bản nôm viết là ăn-năng, phải hiểu là ăn-năn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiữ sinh phải nói muốn lành nghì: lạc thiện hiếu nghĩa dĩ bảo kỳ sinh, yêu điều lành, mến điều nghĩa để giữ-gìn cho sự sống của mình. Giữ sinh dịch chữ bảo sinh, phải muốn dịch hai động-từ lạc và hiếu, lành nghì dịch hai chữ thiện và nghĩa. Động từ lạc là một động-từ hay và hàm-súc nhất của từ-ngữ triết-học Khổng-tử, nghĩa thường là vui, ưa thích, nghĩa triết-học là thích đến nỗi như muốn để cho mình tan vào trong cái mình thích, để cho chủ-thể đồng-nhất với đối-tượng, nói lạc ư nghệ, lạc ư đạo (hay lạc đạo) là theo nghĩa này. Vua Tự-đức dịch lạc hiếu, là phải muốn kể cũng đã khá công-phu, nhất là khi ta hiểu chữ muốn không phải như là một tác-động của ý-chí, mà như là một tác-động sinh-lý (muốn: thèm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBỏ xiên, dẹp dữ đều về chưng ngay: tị ác khử tà, hàm qui vu chính ; tị ác : dẹp dữ ; khử tà: bỏ xiên ; hàm qui : đều về ; vu chính : chưng ngay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBàng chăng răn xét lầm ngây: nhược bất tư cảnh-tỉnh, nếu không lo cảnh tỉnh ; cảnh là răn, tỉnh là xét, chăng là không.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkẮt điều nhơ, xú, tà, tây đều làm: dâm, tịch, tà, uế, vô sở bất vi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMang hình mới nghĩ sao kham : đáo thử hãm vu hình tru, đễn nỗi bị hãm vào hình tru, bị mang hình-án.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCắn rốn chỉn cam khôn gần : phệ tê hà cập ? cắn rốn (ăn-năn) sao còn kịp nữa, sao cho đến gần rốn được ?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLòng người : chỉ vua Minh-mệnh, nguyên-văn là chữ Trẫm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNuôi dạy dân nhàn : giáo-dưỡng vạn dân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMuốn xem nên đức, thường than mắc hình : nhà vua thích được thấy dân-chúng trở thành một cái gì, trở thành đạo-đức hơn chẳng hạn (bản Hán chỉ nói thành trống không mà thôi không có túc-từ) mà không thích thấy dân-chúng phải mắc vào vòng tù tội. Nguyên-văn : Lạc quan nhĩ đẳng chi thành, nhi bất lạc kiến nhĩ đẳng chi li vu cửu dã (lạc : ưa thích, quan : xem, nhĩ đẳng : các ngươi, li : mắc ; cửu : tội-lỗi, tù-tội). Như vậy, câu văn trên của Tự-đức có thể cắt nghĩa là : Nhà vua ưng được xem thấy dân-chúng trở thành đạo-hạnh hơn, nhưng chỉ buồn thấy cái cảnh dân-chúng bị lâm vào cảnh tù-tội, chỉ vì đã không theo thuận về lành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng ngươi bằng muốn giữ sinh : nếu chúng ngươi muốn cho đời sống của mình được bảo-vệ, được duy-trì, Bằng : nếu như.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMình nên ngẫm-nghĩ lấy mình mới nên : nhĩ đẳng kỳ thận tư chi, chúng ngươi phải suy-nghĩ về điều đó một cách kỹ-lưỡng.
     
    Despot and deathshine like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    III. – VỤ BẢN-NGHIỆP

    Ba điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link giữ nghiệp cho chuyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Trời sinh dân thảy phó riêng nghiệp làm.
    Người đều chọn nghiệp gì kham Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    172. Dựng mình lấy đó chuyên ham vốn này Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Học-trò, làm ruộng, thợ, thầy,
    Bán buôn, vườn tược, lưới chài, chăn coi.
    Dẫu mà lính tráng, đội cai,
    176. Đều nhờ có nghiệp, để nuôi sống mình.
    Siêng-năng nghiệp ấy mới thành,
    Bằng mà trễ-nải, nghiệp đành bỏ đi.
    Bằng chuyên gắng sức nghiệp chi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Kế lần sau, cũng có khi đặng thành.
    Học-trò trau nết, sạch mình,
    Học nhiều, nghe khắp, quyết giành đến nên.
    Dẫu nhằm trước mắt lợi hèn,
    184. Cũng đừng tham gấp mà quên chí chờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ruộng thì sửa cái cày bừa,
    Siêng công cấy gặt, quyết nhờ đủ no.
    Dẫu khi đặng mất khác mùa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    188. Cũng đừng thấy vậy, thôi lo nghiệp thường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Với như thợ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sắm hóa hàng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Bán buôn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, của-cải Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mọi đường nhiều thông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Cùng quân nghề võ tập tòng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    192. Những người có việc để dùng nuôi thân Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Tập an lại với làm cần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Vụ chưng bản-nghiệp, nghĩa phân rất hiền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thư rằng : « nghiệp rộng tại siêng » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,​
    196. Chúng ngươi phải gắng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho kền mới hay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. ​



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBa điều : điều thứ ba.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGIữ nghiệp cho chuyên : dịch chữ vụ bản-nghiệp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGì kham : có thể làm được, phù-hợp với khả-năng của mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDựng mình lấy đó chuyên ham vốn này : dĩ vi lập thân chi bản, lấy đó (nghiệp làm) làm gốc cho sự lập thân (dựng mình).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBằng chuyên gắng sức nghiệp chi, kế lần sau, cũng có khi đặng thành : dịch câu đãn năng trị nghiệp tinh-chuyên, bất giải dụng lực, tắc nhật kế bất túc, nguyệt kế tắc dư, chung tất kiến kỳ thành-hiệu hĩ : nếu có thể làm việc một cách chăm-chú, siêng-sắn, không lười dùng sức, mưu tính một ngày không đủ, mưu tính một tháng chắc thừa, cuối cùng chắn-chắn sẽ kết quả vậy. Gắng sức : dịch chữ : bất giải dụng lực ; Kế lần sau : tính dần dần rồi cuối cùng ; đặng thành : thành hiệu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChí chờ : dịch chữ đồ, nghĩa là mưu-toan về tương-lai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐặng mất khác mùa : mùa được mùa mất.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThôi lo nghiệp thường : dịch chữ xuyết nghiệp hay chuyết nghiệp, bỏ nghề nửa chừng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThợ : người sống bằng nghề chân tay, dịch chữ bách công.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSắm hóa hàng : dịch chữ sức hóa nhập tài, nghĩa là làm cho đồ vật đã làm đẹp hơn và mua sắm vật-liệu để làm đồ mới, ý nói người thợ chuyên-cần làm việc luôn tay không nghỉ. Câu với như thợ sắm hóa-hàng dịch không sát nguyên-văn nên khó rõ nghĩa ; phải đọc câu chữ Hán : dĩ chí bách công chi sức hóa nhập tài, và hiểu dĩ chí cho đến (chứ không phải là với như), bách công : thợ thuyền ; sức hóa nhập tài : sắm-sửa vật liệu, và hiểu cả câu là : đến như thợ thuyền thì phải sắm-sửa vật-liệu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBán buôn : hiểu là người buôn-bán, dịch chữ thương cổ. Thương là mang đi bán, cổ là bán hàng tại nhà, vậy thương dịch là buôn, cổ là bán.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCủa-cải : dịch chữ hóa-hối, vàng ngọc gọi là hóa, vải lụa gọi là hối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMọi đường nhiều thông : dịch Hán văn phụ thông : phụ là nhiều, thông là truyền đạt đi từ chỗ này suốt qua chỗ khác. Đã làm nghề buôn-bán, phải làm sao cho hàng-hóa lưu-thông dễ-dàng, đó mới là một nhà thương-mại lành nghề và cần-mẫn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCùng quân nghề võ tập ròng : dịch câu quân ngũ tắc giảng tập võ-nghệ. Quân nghĩa là người ở trong đội ngũ có tổ-chức chứ không phải là một loại-tự có tính-cách miệt-thị. Tập ròng là giảng-tập, tập đi tập lại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhững người có việc để dùng nuôi thân : dịch câu phàm hữu thường chức dĩ trị sinh giả, tất cả những người có công ăn việc làm để sinh sống. Những câu 189, 190, 191, 192 là chủ từ chung của động-từ tập an, làm cần ở câu 193.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTập an lại với làm cần : dịch câu mạc bất tập nhi an yên, cần nhi hành yên, chẳng ai là không làm đi làm lại mà xong, chăm-chỉ mà làm. Chữ lại với là chữ thêm ra cho đúng luật thơ, nhưng có tác dụng tai-hại là làm cho câu thơ tối nghĩa. Chữ tập anlàm cần vì dịch không thống-nhất nên cũng khó hiểu, đáng lẽ phải dịch tập an cần hành, hoặc an tập, hành cần (làm cần) có thể rõ nghĩa hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVụ chưng bản-nghiệp, nghĩa phân rất hiền : dịch câu thử vụ bản-nghiệp chi nghĩa dã, đó là chỉ vụ cái nghĩa bản-nghiệp vậy, cốt chú-trọng vào cái nghĩa bản-nghiệp, tức là nhắc lại đầu-đề. Nghĩa phân rất hiền : cái ý-chỉ của chủ-trương vụ bản-nghiệp được cắt ra một cách rành-mạch. Hiền nghĩa là tốt hơn, khôn-ngoan, vượt hẳn lên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNghiệp rộng tại siêng : nghiệp quảng duy-cần, chỉ có chăm-chỉ là làm cho nghề-nghiệp phát-triển.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng ngươi phải gắng : nhĩ đẳng kỳ miễn chi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCho kền mới hay : cho bền-vững, liên-tục. Chữ kền thường được hiểu là do chữ nickel của Pháp, và mới thực-dụng từ thời Pháp thuộc. Tự-vựng Alexandre de Rhodes (1649) chưa có, Tự-vựng Taberd, Phạm-đình-Hổ, ngay cả Tự-vựng Huỳnh-Tịnh-Của (1899) cũng không có. Âm kền cũng có thể đọc là kiền, chữ Hán nghĩa là vững bền, nhưng chữ kiền không có bộ tâm, ở đây chữ kền có thêm bộ tâm, vì vậy được đọc là kền.
     
    Despot and deathshine like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    IV. – THƯỢNG TIẾT-KIỆM

    197. Bốn điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thượng tiết-kiệm này,
    Nghĩa rằng dùng của, chuộng hay sẻn chừng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Vả sinh của vốn có ngần,
    200. Sinh nhiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ăn ít Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, làm nhanh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, dùng từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Vậy thì của luống đủ thừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Thánh-hiền luật ắt kiệm vừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trước minh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thuở năm Minh-mệnh thừa bình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    204. Dân-gian xa-xỉ, tục-tình chuộng theo.
    Mặc dùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link quá đỗi tốt nhiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Khuyên mời qua lại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thảy đều phí nhăn (nhăng) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Lại thêm cúng Phật thờ Thần,
    208. Một đàn tiếu-tế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tính dần ngàn trăm.
    Lắm thay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đoàn dại tối-tăm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Mê-man nha-phiến, lung-lăm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rượu cờ.
    Rồi đều nát của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chẳng dư,
    212. Làm hoang mắc tội, lòng thừa thương dân.
    Chúng ngươi vâng dạy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho thuần,
    Sửa mình, nhà, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lấy kiệm-cần làm khôn.
    Mặc ăn chớ quá tốt ngon Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    216. Ở, dùng bền thật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tế, chôn phải thường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Còn như đứa dại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link quân hoang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Lầm ăn nha-phiến, rượu quàng đánh thua.
    Đều mau quyết bỏ quyết xua Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    220. Thư rằng : « giữ kiện chỉn lo lâu dài » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chúng ngươi ở đặng như lời,
    222. Hiệu giàu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thói kiệm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đều noi mỹ-miều.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBốn điều : điều thứ bốn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu 198 cắt nghĩa thế nào là thượng tiết-kiệm, đó là dùng của chuộng hay sẻn chừng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSinh nhiều : sinh chi giả chúng (chúng là nhiều), hiểu là : người sản-xuất thì đông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĂn ít : thực chi giả quả (quả là ít), hiểu là : người tiêu-thụ thì ít.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLàm nhanh : vi chi giả tật (tật là nhanh chóng), hiểu là : làm tích-cực.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDùng từ : dụng chi giả thư (thư là từ-từ, thong-thả). Cả câu lấy chữ trong sách Đại-học, X, 19.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐủ thừa : dịch chữ túc, nghĩa là đầy đủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKiệm vừa : dịch chữ tiết-kiệm, trên dịch là sẻn chừng (câu 198).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrước minh : dịch chữ vi tiên, lấy làm trước hết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThuở năm Minh-mệnh : nguyên bản ghi là kim, nghĩa là nay ngày nay, thời Minh-mệnh tự nhận-định về triều-đại của mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMặc dùng : dịch chữ y-phục, khí-dụng (áo mặc, để dùng).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkQuá đỗi tốt nhiều : dịch chữ xa lệ quá độ, nhiều và đẹp quá mức cần-thiết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhuyên mời qua lại : thù-tạc vãng-lai, người mời đi, kẻ mời lại, trao-đổi nhau luôn luôn nên trở thành tốn-kém.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThảy đều phí nhăng : suất đa phù-phí, thảy đều là tốn kém hão-huyền quá-độ. Nhăng dịch chữ phù, nghĩa là nổi lềnh-bềnh, không căn-cứ vào đâu ; bản Nôm viết sai là nhăn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiếu-tế : lễ-nghi cúng Thần-Thánh ; tiếu nghĩa đầu là uống rượu, sau chỉ lễ cưới và lễ đội mũ có uống rượu, sau cùng chỉ lễ cầu-cúng của sư-sãi hay đạo-sĩ. Muốn tiếu-tế, phải lập-đàn, mua nhiều rượu, rất tốn kém (tính dần ngàn trăm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLắm thay : nhiều thay, dịch chữ thậm giả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐoàn dại tối-tăm : dịch chữ minh-ngoan chi đồ, lại hippies bây giờ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLung-lăm : hung-dữ, ngang-tàng, không giữ lễ-phép, không kiêng sợ một ai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNát của : phá-sản khuynh ti (ti là tiền của).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVâng dạy : nghe lời giáo-huấn, chỉ bảo, dịch chữ tuân trẫm huấn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSửa mình, nhà : dịch chữ trì thân trị gia : sửa mình, coi sóc việc nhà.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMặc ăn chớ quá tốt ngon : dịch câu y-phục bất khả quá xa, ẩm-thực bất khả vô tiết, quần áo không nên sang-trọng quá, ăn uống không được thiếu chừng-mực.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkỞ dùng bền, thật : dịch câu phòng ốc, khí-cụ, vụ thủ chất-phác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTế, chôn phải thường : dịch câu quan hôn tang tế đãn quí đắc nghi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐứa dại : ngu-nhân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCon hoang : đãng-tử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkQuyết bỏ quyết xua : hán-văn tốc nghi tẩy trừ, nên mau mau rửa bỏ đi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiữ kiệm chỉn lo lâu dài : dịch câu thận nãi kiệm-đức, duy hoài vĩnh-đồ ; kỹ-lưỡng về đức kiệm, chỉ có cách đó mới lo được những toan-tính lâu dài. Bốn chữ duy hoài vĩnh đồ đã được dịch ra từng chữ : chỉn lo lâu dài.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHiệu giàu : tóm-tắt câu ân phú chi hiệu khả trí, cái kết-quả về một đời giàu sang lớn-lao có thể đến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThói kiệm : dịch câu kiệm ước chi phong thành, cái thói kiệm ước đã thành.
     
    Despot and deathshine like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    IV. – THƯỢNG TIẾT-KIỆM

    197. Bốn điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thượng tiết-kiệm này,
    Nghĩa rằng dùng của, chuộng hay sẻn chừng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Vả sinh của vốn có ngần,
    200. Sinh nhiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ăn ít Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, làm nhanh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, dùng từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Vậy thì của luống đủ thừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Thánh-hiền luật ắt kiệm vừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trước minh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thuở năm Minh-mệnh thừa bình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    204. Dân-gian xa-xỉ, tục-tình chuộng theo.
    Mặc dùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link quá đỗi tốt nhiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Khuyên mời qua lại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thảy đều phí nhăn (nhăng) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Lại thêm cúng Phật thờ Thần,
    208. Một đàn tiếu-tế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tính dần ngàn trăm.
    Lắm thay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đoàn dại tối-tăm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Mê-man nha-phiến, lung-lăm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rượu cờ.
    Rồi đều nát của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chẳng dư,
    212. Làm hoang mắc tội, lòng thừa thương dân.
    Chúng ngươi vâng dạy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho thuần,
    Sửa mình, nhà, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lấy kiệm-cần làm khôn.
    Mặc ăn chớ quá tốt ngon Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    216. Ở, dùng bền thật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tế, chôn phải thường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Còn như đứa dại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link quân hoang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Lầm ăn nha-phiến, rượu quàng đánh thua.
    Đều mau quyết bỏ quyết xua Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    220. Thư rằng : « giữ kiện chỉn lo lâu dài » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chúng ngươi ở đặng như lời,​
    222. Hiệu giàu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thói kiệm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đều noi mỹ-miều.​



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBốn điều : điều thứ bốn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu 198 cắt nghĩa thế nào là thượng tiết-kiệm, đó là dùng của chuộng hay sẻn chừng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSinh nhiều : sinh chi giả chúng (chúng là nhiều), hiểu là : người sản-xuất thì đông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĂn ít : thực chi giả quả (quả là ít), hiểu là : người tiêu-thụ thì ít.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLàm nhanh : vi chi giả tật (tật là nhanh chóng), hiểu là : làm tích-cực.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDùng từ : dụng chi giả thư (thư là từ-từ, thong-thả). Cả câu lấy chữ trong sách Đại-học, X, 19.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐủ thừa : dịch chữ túc, nghĩa là đầy đủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKiệm vừa : dịch chữ tiết-kiệm, trên dịch là sẻn chừng (câu 198).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrước minh : dịch chữ vi tiên, lấy làm trước hết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThuở năm Minh-mệnh : nguyên bản ghi là kim, nghĩa là nay ngày nay, thời Minh-mệnh tự nhận-định về triều-đại của mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMặc dùng : dịch chữ y-phục, khí-dụng (áo mặc, để dùng).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkQuá đỗi tốt nhiều : dịch chữ xa lệ quá độ, nhiều và đẹp quá mức cần-thiết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhuyên mời qua lại : thù-tạc vãng-lai, người mời đi, kẻ mời lại, trao-đổi nhau luôn luôn nên trở thành tốn-kém.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThảy đều phí nhăng : suất đa phù-phí, thảy đều là tốn kém hão-huyền quá-độ. Nhăng dịch chữ phù, nghĩa là nổi lềnh-bềnh, không căn-cứ vào đâu ; bản Nôm viết sai là nhăn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiếu-tế : lễ-nghi cúng Thần-Thánh ; tiếu nghĩa đầu là uống rượu, sau chỉ lễ cưới và lễ đội mũ có uống rượu, sau cùng chỉ lễ cầu-cúng của sư-sãi hay đạo-sĩ. Muốn tiếu-tế, phải lập-đàn, mua nhiều rượu, rất tốn kém (tính dần ngàn trăm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLắm thay : nhiều thay, dịch chữ thậm giả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐoàn dại tối-tăm : dịch chữ minh-ngoan chi đồ, lại hippies bây giờ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLung-lăm : hung-dữ, ngang-tàng, không giữ lễ-phép, không kiêng sợ một ai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNát của : phá-sản khuynh ti (ti là tiền của).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVâng dạy : nghe lời giáo-huấn, chỉ bảo, dịch chữ tuân trẫm huấn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSửa mình, nhà : dịch chữ trì thân trị gia : sửa mình, coi sóc việc nhà.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMặc ăn chớ quá tốt ngon : dịch câu y-phục bất khả quá xa, ẩm-thực bất khả vô tiết, quần áo không nên sang-trọng quá, ăn uống không được thiếu chừng-mực.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkỞ dùng bền, thật : dịch câu phòng ốc, khí-cụ, vụ thủ chất-phác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTế, chôn phải thường : dịch câu quan hôn tang tế đãn quí đắc nghi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐứa dại : ngu-nhân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCon hoang : đãng-tử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkQuyết bỏ quyết xua : hán-văn tốc nghi tẩy trừ, nên mau mau rửa bỏ đi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiữ kiệm chỉn lo lâu dài : dịch câu thận nãi kiệm-đức, duy hoài vĩnh-đồ ; kỹ-lưỡng về đức kiệm, chỉ có cách đó mới lo được những toan-tính lâu dài. Bốn chữ duy hoài vĩnh đồ đã được dịch ra từng chữ : chỉn lo lâu dài.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHiệu giàu : tóm-tắt câu ân phú chi hiệu khả trí, cái kết-quả về một đời giàu sang lớn-lao có thể đến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThói kiệm : dịch câu kiệm ước chi phong thành, cái thói kiệm ước đã thành.
     
    Despot thích bài này.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    V. – HẬU PHONG-TỤC

    Hậu phong-tục ấy năm điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    224. Rằng trong thói tục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nên theo hậu hiền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Hễ cùng nhà nước chẳng hèn,
    Thói thuần, tục tốt, hình bèn đặt không Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Bác binh cũng xếp chẳng dùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    228. Chưng trong bốn biển ngợi khong thái-bình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nguyền ai nấy làm lành,
    Coi nhau bắt chước đều thành đạo khôn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Có ân-ý đãi bà con Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    232. Có tín-thuận, đãi xã-thôn thuận cùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Hòa trên dưới, lấy khiêm-cung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Giàu không lấn khó, mạnh không lấn hèn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Cùng nhau thường giữ thương liền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    236. Gặp khi có việc, chớ quên giúp phò Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chớ cưu thù-giận gianh-đua,
    Chớ ham kiện-cáo, bỏ lo việc vàng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Giữ trông cùng dẹp trộm gian Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    240. Giấu gì trốn lính, khỏi can tội chuyền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Có lòng liêm thẹn ngay tin Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Không làm những thói dối xiên hiểm nhèo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Học trò học ắt biết nhiều,
    244. Ở lòng thuần-hậu, gìn điều lặn (lặng) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link an.
    Cày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì chớ vượt lấn ngang,
    Chớ ngăn nước ruộng mà toan hại người.
    Thợ cùng buôn chớ tham lời,
    248. Gianh nhau với rẻ tốt-tươi đắc (đắt) hàng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thư rằng : « những chúng dân thường,
    Không làm bầy vạy, không nương loài tà » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ý này ai nấy nghiệm qua,
    252. Thảy chừa thói bạc, đổi ra tục lành.
    Rước hoài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chưng phúc hòa-bình,
    Đến điều cả thuận, thảy tình gắng thay. ​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNăm điều : điều thứ năm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThói tục : dịch chữ phong-tục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHậu hiền : dày-dặn, tốt-lành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThói-thuần, tục tốt, hình bèn đặt không : dịch câu phong thuần tục mỹ, tắc hình tán, nghĩa là thói lành, tục tốt thì sẽ không phải trừng-phạt ai nữa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBác binh cũng xếp chẳng dùng : dịch chữ binh tẩm, thôi việc binh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChưng trong bốn biển ngợi khong thái-bình : dịch câu tứ hải chi nội, hữu thái-bình âm, nghĩa là ở trong bốn biển, có tiếng nhạc thái-bình. Ngợi khong : ca-tụng, khen.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười: vua Minh-mệnh, nguyên bản ghi trẫm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCoi nhau bắt chước đều thành đạo khôn : dịch câu tương-quan vi thiện giai chi đại đạo, cùng nhìn nhau làm lành, đều gọi là đạo lớn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó ân-ý đãi bà con : dịch câu hữu ân-ý dĩ hậu thân tộc, có ơn huệ, có tình-ý để làm cho tình họ-hàng được dày-dặn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó tín-thuận, đãi xã-thôn thuận cùng : dịch câu hữu tín-thuận dĩ mục hương-đảng, có lòng tin, có lòng nghe theo nhau để cho làng xóm được hòa-hợp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHòa trên dưới, lấy khiêm-cung : dịch câu hữu lễ nhượng dĩ hòa thượng hạ, có giữ tôn-ti trật-tự, có nhường-nhịn để trên dưới được ăn ý với nhau, không có mâu-thuẫn xung-đột.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiàu không lấn khó, mạnh không lấn hèn : dịch câu vô dĩ phú xâm bần, vô dĩ cường lăng nhược, không lấy tiền của ức-hiếp người nghèo, không lấy sức mạnh lấn át kẻ yếu kém.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCùng nhau thường giữ thương liền : dịch câu cư bình tắc tương bảo ái, ở bình thường thì cùng yêu mến nhau. Chữ thương ở đây dùng theo nghĩa miền Trung, nghĩa là yêu-dấu, quí-mến, để ý động-từ thương của người Huế có tính-cách vương-vấn, kéo dài, không như chữ yêu có vẻ cộc-lốc. Thương nghiêng về tình-cảm, yêu nghiêng về lý-trí.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGặp khi có việc, chớ quên giúp phò : dịch câu hữu sự tắt chu tuất, khi có việc thì cứu giúp người hoạn-nạn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChớ ham kiện-cáo, bỏ lo việc vàng : dịch câu vật hiếu kiện-tụng dĩ phương sinh-lý, chớ háo kiện-tụng mà làm hại đến lẽ sống. Việc vàng dịch chữ sinh-lý, tuy hay, nhưng hơi xa nghĩa gốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiữ trông cùng dẹp trộm-gian : liên thủ vọng dĩ nhị đạo-tặc, cùng nhau giữ-gìn trông coi để dẹp trộm cướp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiấu gì trốn lính, khỏi can tội chuyền : răn đừng che đậy cho người trốn lính để tránh khỏi vạ lây, dịch câu giới nặc đào dĩ miễn châu liên. Châu liên là tội chuyền, tội vạ. Chữ giấu, bản nôm viết sai là dấu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó lòng liêm, thẹn, ngay, tin : dịch câu hữu liêm, sỉ, trung, tín chi tập, có thói quen biết liêm-sỉ, trung-tín.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhông làm những thói dối xiên hiểm nhèo : vô phù ngụy hiểm trá chi phong, không có thói dối-trá, xiên-xẹo, hiểm-trá.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGìn điều lặng an : do chữ lập tháo điềm tĩnh, giữ yên-lặng, bình-thản. Chữ lặng, bản nôm viết sai là lặn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCày : người cày, nhà nông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGianh nhau với rẻ tốt-tươi đắt hàng : dịch câu vật huyễn hóa nhi cầu thụ, đừng khoe-khoang quảng-cáo cho hàng của mình mà mong bán chạy. Đắc hàng : hiểu là đắt hàng, người miền Trung, nhất là người Huế, thường đọc âm t cuối ra cuối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhững chúng dân thường : dịch câu phàm quốc thứ dân ; không làm bầy vạy, dịch câu vô hữu dâm bằng ; không nương loài tà, dịch câu vô hữu tị đức, trong kinh Thư, quyển Chu thư, thiên Hồng-phạm, VI, 10. Dịch dâm bằngbầy vạy rất đúng vì dâm quá đáng, xấu-xa, bằng là bạn-bè, đảng-phái theo nghĩa xấu của danh-từ này, vì vậy, dịch là bầy rất sát nghĩa, bầy chỉ về số đông loài vật hơn là chỉ về người. Thẩm Quỳnh dịch vô hữu dâm bằngkhông ai có bè đảng, như vậy là dịch thiếu chữ dâm ; Nhượng Tống khá hơn, dịch là không ai có bè-đảng gian-tà, đúng nhưng dài dòng ; Tự-đức dịch là bầy vạy, đúng từng chữ, và quá hay. Câu không nương loài tà dịch câu nhân vô hữu tị đức cũng có giá trị súc-tích như thế.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRước hoài : dịch chữ vĩnh nhạ, vĩnh là lâu dài, mãi-mãi, tiếng miền Nam gọi là hoài ; nhạ là đón, gặp, đi mời, lo-liệu, được miền Nam gọi tắt là rước, có ý-nghĩa cung-kính.
     
    Despot thích bài này.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    VI. – HUẤN TỬ-ĐỆ

    Sáu điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Huấn tử-đệ này,
    256. Là con em dại tại hay dạy điềm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Người đầu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link làm sắp con em Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Cha, anh, thầy, lớn, sau thêm làm lần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Bằng nay đạo nhỏ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chưa từng,
    260. Ngày sau đạo lớn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ắt mần chẳng nên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nên xưa dạy dưới mà lên,
    Hẹn sau làm đặng những quyền cha anh.
    Nên xưa thương sắp trẻ sanh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    264. Dạy chưng đường nghĩa chẳng đành để xiên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nay người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nguyền kẻ vai trên,
    Với con em, phải cho siêng dặn-dò.
    Khiến đều giữ tính trời cho,
    268. Nghiệp chi giữ lấy, đời mô cũng truyền. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chớ cho chơi nhát (nhác) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chẳng siêng,
    Chớ cho cờ bạc, say điên rượu chè.
    Chớ cho kết với người tà,
    272. Chớ cho tập chuộng điều xa-xỉ này.
    Làm thì thảo, thuận, siêng cày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Lòng gìn lễ-nghĩa, liêm ngay, thẹn-thùng. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Lâu thì thuần tốt tấm lòng, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    276. Càng ngày càng tới chưng trong điều lành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Kẻ hơn tài đức đặng thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Làm nên công-nghiệp rạng vinh cửa nhà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Kẻ vừa cũng đặng thiệt-thà,
    280. Làm tên dân, phải nghiệp ta, ta gìn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chưng công thường bữa dạy khuyên,
    Há chăng chẳng lớn. chẳng bền vậy vay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Vả chăng con trẻ cháu ngây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    284. Thánh-nhân thửa ắt sửa tày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đòi khi.
    Chức con em, sách Thiếu-nghi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Là người quân-tử nghiêm, suy dạy lần. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Lại như thầy Mạnh có rằng :
    « Ở yên không dạy thì gần muông chim ». Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bao nhiêu lời sách rất nhằm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Chúng ngươi chớ khá chẳng chăm lời này Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. ​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSáu điều : điều thứ sáu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDạy điềm : chưa hiểu nghĩa, bản Nôm viết chữ quang (sáng) bên chữ điềm (yên lặng), bản Hán văn không có câu này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười đầu : người ta đầu tiên, dịch chữ nhân thủy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLàm sắp con em : làm cấp đàn em. Sắp là một danh từ cổ chỉ về cấp bậc, loại, hồi, đàn lớn, như nói sắp học trò là một bầy học sinh, đánh cho một sắp : đánh cho một hồi. Chữ Hán : Nhân thủy vi đệ-tử : người ta bắt đầu làm con em. Những từ ngữ miền Nam trong bản Nôm sở dĩ có là do ảnh hưởng của bà mẹ vua Tự-đức là bà Phạm-thị-Hằng, con Phạm-Đăng-Hưng, nhập cung năm 1824, người tỉnh Gò-công.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCha, anh, thầy, lớn sau thêm làm lần : hậu vi phụ, huynh, sư, trưởng. Lớn là người lớn, dịch chữ trưởng, chứ không phải là một tĩnh-từ bổ nghĩa cho chữ thầy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐạo nhỏ : đạo làm con em, dịch chữ tử-đệ chi đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐạo lớn : đạo làm người lớn, dịch chữ phụ, huynh, sư, trưởng chi đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkẮt mần chẳng nên : dịch câu tức bất năng tri, ắt không thể biết được. Mần chữ đằng trong, nghĩa là làm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNên xưa thương sắp trẻ sanh : dịch câu thị dĩ cổ giả ái tử, ấy người xưa yêu con. Sắp trẻ sanh : Bọn trẻ, các con.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDạy chưng đường nghĩa chẳng đành để xiên : giáo chi dĩ nghĩa phương, phất nạp ư tà, dạy con đường nghĩa, chẳng để gần-gũi sự xấu, đi đến sự xiên-xẹo, gian-dối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười : vua Minh-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNghiệp chi giữ nấy, đời mô cũng truyền : dịch chữ vô thất thế nghiệp, đừng để mất cái nghiệp cha truyền con nối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChơi nhát : chơi bời lười biếng, dịch chữ du nọa ; và phải hiểu nhátnhác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLàm thì thảo, thuận, siêng cày : dịch câu hành, tất trọng ư hiếu để, lực điền.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLòng gìn lễ-nghĩa, liêm ngay, thẹn-thùng : dịch câu Tâm tất tồn ư lễ nghĩa, liêm sỉ. Liêm được dịch là liêm ngay, sỉ là thẹn-thùng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLâu thì thuần tốt tấm lòng : dịch câu cửu chi tâm-địa thuần lương, lâu ngày thì lòng dạ tốt lành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu 276 dịch Hán-văn : nhật tiến ư thiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu 277 dịch Hán-văn : cao-giả khả-dĩ thành tài đạt đức. Cao giả được dịch là kẻ hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu 278, dịch Hán-văn : quang-hiển môn-lư.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHai câu 279 và 280 dịch Hán-văn : hạ giả diệc bất thất vi lương-dân, bảo-thủ gia-nghiệp, người dưới cũng không mất cái quyền làm một tên dân lương-thiện, để giữ-gìn nghiệp nhà. Hạ-giả được dịch là kẻ vừa, đối với cao-giả kẻ hơn ở trên. Chữ lương-dân được tách ra làm đôi, chữ lương ở câu trên được dịch là thiệt-thà (nghĩa là hiền-lành, lương-thiện), chữ dân ở câu sau được chuyển ra là làm tên dân. Cách dịch này khá độc-đáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHai câu 281 và 282 dịch câu Hán-văn : bình nhật giáo hối chi công, khởi bất đại thả viễn hồ tai ? Cái công dạy dỗ thường ngày, há chẳng lớn và xa hay sao ?Viễn đã được dịch là bền, rất đúng và hay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCon trẻ cháu ngây : dịch câu ấu tử đồng tôn, con thơ cháu dại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSửa tày : dịch chữ giáo, nghĩa là dạy dỗ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChức con em, sách Thiếu-nhi : dịch câu Thiếu-nghi : đệ-tử chức, học sách Thiếu-nghi trong Lễ-ký để hiểu cái chức-vụ của con em.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLà người quân-tử, nghiêm, suy dạy lần : dịch câu quân-tử chi sở trí nghiêm, đi đến được cái nghiêm-uy của người quân-tử. Câu 286, chủ-từ của mệnh-đề suy dạy lần là chữ thánh-nhân ở câu 284. Dạy gì ? Dạy cho con em lần-lần biết cái nghiêm của người quân-tử như thế nào, là người quân-tử thì phải nghiêm như thế nào trong chức-vụ, trong nghi-thức (câu 285).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkỞ yên không dạy thì gần muông chim : dịch câu dật cư nhi vô giáo tắc cận ư cầm-thú, ở nhàn-dật mà không được giáo-dục thì gần với cầm-thú.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRất nhằm : rất đúng, tiếng miền Trung. (Như rứa thì nhằm : như thế là đúng).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChẳng chăm lời dạy : dịch chữ kỳ vô hốt : không lơ-là, không chểnh-mảng.
     
    Despot thích bài này.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    VII. – SÙNG CHÍNH-HỌC

    Bảy điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là chuộng đạo ngay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Rằng Sùng chính-học rất hay trong đời.
    Học là học để làm người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    294. Đời không một kẻ nên rời học đi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Một ngày cũng chẳng nên lìa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Nhưng mà sở-học, chính thì mới nên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nguyền ai nấy đều siêng,
    298. Quyết tôn chính-học, rõ khuyên đạo người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thuấn, Nghiêu thảo-thuận mà thôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Thánh-hiền Khổng-Mạnh dạy lời nghĩa nhân Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ấy điều làm chính làm chân Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    502. Ấy điều nên học Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chung thân nên gìn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Bao nhiêu đạo khác thánh-hiền,
    Đều là tả-đạo, bày nên mối kỳ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chớ nghe phỉnh gạc (gạt) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lầm đi.
    506. Huống chi đạo khác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link càng suy càng tà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Đến chưng trai gái lộn pha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Nết làm quấy-quá, thể là chim muông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Dấy gian dựng đảng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khéo khôn,
    310. Từ xưa mình nỡ mình tuôn (tuông) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phép hình.
    Làm hư nát phép đạo lành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Thực đà chẳng khá chút tình khá tin Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Ai đà lầm, phải dỗ khuyên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    314. Cũng nên kíp cải, cũng nên kíp chừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Những điều cưới, hỏi, chôn, thờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Thảy theo lễ nước, chớ mờ theo ai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Dầu mà nẻo khác chẳng noi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    318. Bèn về đường thẳng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, còn ai chê khờ ?
    Học-trò giảng-tập thi-thư,
    Ắt thông nghĩa-lý, nỡ nhơ đến mình.
    Còn như các món dân binh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    322. Mấy ai đọc sách cho minh chữ nhiều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nhưng ưa người nói phải điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Thấy người làm phải, học theo làm lành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Tính thường đức tốt nguyên sinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    326. Chẳng quên lòng sẵn, thấy đành dễ minh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Vào thì thờ đặng cha anh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Ra thì thờ đặng hơn mình vai trên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Dẫu mà chưng học thánh-hiền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    330. Chẳng qua đường ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nên gìn cho chuyên.
    Như lời thầy Mạnh cũng khuyên :
    « Lời dâm, nói vạy, nết xiên, thảy đùa » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ?
    Lời người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link gắn bó dặn-dò,​
    334. Vốn thương ai nấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khá tua Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nghe đều.​



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBảyđiều : điều thứ bảy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChuộng đạo ngay : dịch câu sùng chính-đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHọc là học để làm người : dịch câu học giả sở dĩ học vi nhân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐời không một kẻ nên rời học đi : dịch câu cố thiên hạ bất khả nhất nhân vô học, cho nên trong đời không thể có một người vô học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMột ngày cũng chẳng nên lìa : dịch câu diệc bất khả nhất nhật vô học, cũng không thể một ngày không học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhưng mà sở học, chính thì mới nên : dịch câu nhi kỳ sở học vưu bất khả bất chính, nhưng mà cái học của con người càng không thể không chính đáng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười : chỉ Minh-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán văn : vụ chính-học, giảng minh nhân-luân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán văn : Thuấn, Nghiêu chi đạo, hiếu đễ nhi dĩ, đạo của Nghiêu, Thuấn chỉ là đạo hiếu-đễ mà thôi. Hiếu-đễ được Tự-đức dịch là thảo-thuận

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán văn : Khổng Mạnh chi giáo, nhân nghĩa vi tiên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCâu này không có trong nguyên bản chữ Hán, vua Tự-đức tự thêm ra.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkẤy điều nên học : thị giai sở đương giảng dã, ấy đều là những cái nên giảng vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChung thân nên gìn : vua Tự-đức thêm ra cho đủ câu, và cho ý-nghĩa thêm mạnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐều là tả-đạo, bày nên mối kỳ : dịch câu nhất thiết tả đạo dị đoan. Tả-đạo là đạo trái, một tôn-giáo không chính-đáng. Dị-đoan là mối kỳ, mối lạ, không thường. Nhà Nho chống lại tất cả những gì quái-dị và chỉ chú-trọng đến những cái thường, những cái không thể không có được trong đời sống, cho nên tất cả những gì bất-thường, phi-thường, vô-thường đều bị phủ-nhận.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhỉnh gạc : dịch chữ cuống hoặc. Bản Nôm viết sai chữ gạt gạc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHuống chi đạo khác : trong nguyên bản, Minh-mệnh ghi rõ là Da-to chi thuyết tức là đạo Công-giáo. Trong bản dịch, Tự-đức không nói rõ là đạo Da-tô vì chính-sách của ông về tôn-giáo mềm dẻo hơn Minh-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCàng suy càng tà : nguyên-bản ghi là vưu vi vô lý : lại càng là không hợp lẽ. Ta ghi nhận chủ-trương ôn-hòa và tiến-bộ của Tự-đức về tôn-giáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBản Hán nói rất mạnh : thậm chí nam-nữ hỗn-hào, hạnh đồng cầm-thú.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBản Hán nói rất mạnh : thậm chí nam-nữ hỗn-hào, hạnh đồng cầm-thú.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán văn : phiến gian thụ đảng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTuôn : xông tới, đạp lên, phải sửa lại là tuông như giọng đọc thông-thường.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLàm hư nát phép đạo lành :dịch Hán-văn Hoại giáo đố luân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : vưu bất khả tín, lại càng không thể tin.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAi đà lầm phải dỗ khuyên :dịch Hán-văn kỳ hữu nghiệp vi sỏ dụ, nghĩa là : ai đã trót bị dụ-dỗ. Chữ nghiệp được dịch là lầm rất đúng, nhưng lầm ở đây phải hiểu là đã lỡ rồi, đã trót lầm mất rồi. Chữ dụ dịch là dỗ khuyên có lẽ hơi sai nhưng vì vần cuối câu nên bắt buộc phải vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : đương tốc cải trừ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : phàm quan hôn tang tế.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tất tuần quốc-lễ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : cẩu bất hoặc ư tha kỳ, nghĩa là nếu không ngờ-vực đường khác, nếu không bị mê-hoặc bởi đường khác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tự năng qui ư chính-đạo, nghĩa là tự mình có thể trở về đạo chính.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBản Hán-văn nói đủ hơn : binh, nông, công, cổ, nhà binh, nhà nông, người thợ, nhà buôn, gọi tắt là dân binh (dân-sự và quân-sự).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : khởi tất giai năng, độc thư thức tự, nghĩa là há có phải ai cũng đều có thể đọc sách biết chữ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : nhiêu kỳ kiến nhân chi thiện ngôn, duyệt nhi tùng chi, nghĩa là : nhưng mà khi thấy người nói điều phải thì ưa thích mà nghe theo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : kiến nhân chi thiện hành, hiệu nhi vi chi : thấy người làm phải thì bắt chước làm theo như thế.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : bỉnh di hiếu đức, nghĩa là giữ đạo thường mến đức tốt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : bất thất bản-tâm, không mất bản-tâm. Bản-tâm được dịch là lòng sẵn, lòng đã có từ gốc ; bất thất được dịch là chẳng quên, chẳng để mất đi vào quên lãng. Còn mệnh-đề thấy đành dễ minh chỉ là phần Tự-đức thêm ra cho đủ câu, và có nghĩa là nhận thấy một cách rõ ràng như thế ; nếu không đánh mất bản tâm thì dễ-dàng bắt gặp bỉnh di hiếu đức.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : nhập túc dĩ sự phụ-huynh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : xuất túc dĩ sự trưởng-thượng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : thánh-hiền chi học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : diệc bất ngoại thị.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tức tà-thuyết, cự bí-hạnh, phóng dâm-từ : Ba động-từ tức (làm cho mất hết đi) cự (chống lại), phóng (buông bỏ) được dịch bằng động-từ chung là đùa, thảy đùa nghĩa là cả ba điều : tà-thuyết, bí-hạnh, dầm-từ đều không chính-đáng. Lời dâm dịch chữ dâm-từ, nghĩa đen là nói quá nhiều, nói ra ngoài nghĩa đen nghĩa chính của kinh sách, nói vạy dịch chữ tà-thuyết ; nết xiên dịch chữ bí-hạnh ; nghĩa là xiên-xẹo, bất-chính (Xem thêm chú-thích ở bản Hán-văn).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười : chỉ vua Minh-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVốn thương ai nấy : bản dục gia huệ ngã dân, nghĩa là : vốn muốn ra ơn tốt cho dân ta.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhá tua : khá nên.
     
    Despot thích bài này.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    VIII. – GIỚI DÂM-THẮC.

    Giới dâm-thắc ấy tám điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Là răn những nết mê xiêu dâm-tà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Người trong trời đất sinh ra,
    338. Quý gìn tính thẳng chẳng pha luông-tuồng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Quý noi đường phải, lý khôn,
    Chẳng sa vào thói phao tuôn (tuông) lăng-hoằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Vả khi trai gái đặng gần,
    342. Là điều tình-dục rất nhăn (nhăng) dễ mờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Dầu chăng lấy lễ ngăn ngừa,
    Mối tuy nhỏ lắm, họa vừa lắm sao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ?
    Gây ra thù, kiện, tù, lao,
    346. Há chăng biết lý đón rào răn he Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ?
    Lâu nay các tỉnh tâu về,
    Đàn bà vẹn tiết, gái kia vẹn mình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Người từng bêu thưởng đành-rành,
    350. Hoặc thờ miếu tốt, hoặc vinh bảng vàng.
    Đặng cho thiên hạ nghe tường,
    Thảy đều khuyên rán phen hàng tiết-trinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nguyền người cha mẹ vai anh,
    354. Có con em, phải dỗ dành dạy răn.
    Trai noi lễ-phép mình ngăn, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Gái ham trinh-tiết giữ-giằn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho hay.
    Gái trai tình đã đặng ngay.
    358. Ắt là trăm phúc từ đây nhóm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link về.
    Như người giàu cậy lấn đè,
    Cùng quân gian-giảo múa nghề khiến xui.
    Rất hay làm hại dân đời,
    362. Lại quen làm dữ những loài quân hoang.
    Đầu thì phá cũi xoi tường,
    Sau thì hoặc chúng gây đường tai hung.
    Lý trời đều thửa chẳng dung,
    366. Lại thêm phép nước cũng đồng chẳng nhiêu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Kinh Thư rằng : « Đạo trời cao,
    Phúc điều lành phải, họa điều tà-dâm ».
    Ai đà phạm ấy do lầm, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    370. Kíp nên cải dữ mà chăm về lành.
    Thảy nhờ chưng chốn yên mình,
    Khuyên cùng trăm họ đành-rành nghĩ thay. ​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTám điều : điều thứ tám.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐịnh nghĩa thế nào là giới dâm-thắc. Dâm-thắc là những điều ham dục gian tà. Dâm-thắc được Tự-đức dịch là mê xiêu dâm tà.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : Nhân tại thiên-địa chi trung dĩ sinh, quí thủ chính tính nhi bất lưu ư dâm đãng : người ta sinh ra ở trong trời đất, quí giữ tính thẳng mà không trôi dạt vào dâm-đãng. Thủ được dịch là gìn (giữ-gìn) ; bất lưu : chẳng pha ; dâm đãng : luông-tuồng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : quí do thiện đạo nhi bất nhập ư tà-thắc : quí do đường lành mà không sa vào tội-lỗi. Tà-thắc được dịch là phao-tuông lăng-hoằng ; nhưng chữ tuông viết sai là tuôn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLà điều tình dục rất nhăng, dễ mờ : dịch câu tình dục tối vi dị hoặc, nghĩa là tình dục rất dễ làm mê đắm. Chữ dị hoặc được dịch là dễ mờ rất khám-phá. Chữ nhăng, bản Nôm viết sai là nhăn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : cẩu bất dĩ lễ tự phòng, tắc kỳ đoan thậm vi, kỳ họa thậm cự, nghĩa là nếu không lấy lễ đề-phòng, thì mối tuy rất nhỏ, nhưng họa rất lớn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : thù hấn sinh yên, ngục tụng khởi yên, khả bất tri sở thống, giới át chỉ dã tai, nghĩa là : thù hấn sinh ra, ngục tụng dấy lên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : hướng lai chư địa-phương hữu tiết-phụ trinh-nữ giả, nghĩa là lâu nay các địa-phương có kẻ là đàn bà giữ tiết, con gái vẹn trinh. Trinh-nữ giả dịch là gái kia vẹn mình không được hay lắm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : Trẫm đặc-gia tinh-thưởng, hoặc kiến từ-sở, hoặc tứ biển-ngạch, dĩ vi thiên-hạ chi trinh giả khuyến, nghĩa là : Trẫm đặc-cách ban thưởng, hoặc dựng từ-miếu, hoặc ban biển-ngạch, để khuyến-khích những người trinh-tiết trong thiên-hạ. Từ-sở được dịch là miếu tốt hơi gượng ép để đối với bảng vàng ở vế sau. Phen : ganh đua. Phen hàng tiết-trinh : ganh đua nhau để được kể vào bậc tiết-trinh. Dỗ-dành : dùng lời nói ngọt-ngào hướng-dẫn con em làm điều tốt. Chữ dành bản Nôm viết sai là giành. (xem bản Nôm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMình ngăn : dịch câu nam dĩ lễ-pháp tự nhàn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiằn : bản Nôm viết dằn. Giữ giằn nghĩa là giữ gìn, giữ kỹ-càng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhóm : dịch chữ tập. Bản nôm viết chữ nhóm là chữ chiếm bên chữ đa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhiêu : tha-thứ (chữ Hán).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAi vì lầm-lẫn phạm vào điều ấy. Để ý cách đặt câu rất gọn mà nếu tác-phẩm được viết vào thế-kỷ thứ 20, có người sẽ chứng-minh đó là một cách viết văn theo mẹo Pháp.
     
    Despot thích bài này.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    IX. – THẬN PHÁP THỦ

    Chín điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thận pháp thủ đây,
    Là khuyên giữ phép, chớ hay làm xằng. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Triều-đinh mà ở với dân,
    376. Muốn hay giữ phép, chẳng ưng phạm nhằm. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bằng hay giữ phép chẳng lầm,
    Sau bèn ít lỗi, khỏi lâm ngục-hình.
    Ắt là an-nghiệp vẹn mình,
    380. Vậy thì đặt phép, vốn tình vì dân.
    Chúng ngươi khá nghĩ cho cần,
    Giữ khuông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (khuôn) phép ấy, giữ thân-phận mình.
    Bảo cùng nhà có cha anh,
    384. Con em ai nấy dạy minh cho tường.
    Làng thì tổng-lý trong làng,
    Lớn trong dân, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phải biết đường dạy dân.
    Thường đam pháp-luật bảo lần,
    388. Chớ lờn bỏ phép, quyết mần liều thân.
    Từ đây nhẫn xuống luật răn,
    Như không đạo, chẳng thảo thân, hai điều. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Biết thì chẳng dám làm liều,
    392. Những điều can-phạm, bao nhiêu nghĩa-thường.
    Biết điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xâu-xé, cướp lường,
    Chẳng lung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chưng khí hung-hoang ngầy-ngà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Biết điều trộm cắp, dâm tà,
    396. Ắt hay ngăn thửa ruột-rà quanh-co Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Biết điều thưa vượt, cáo hùa,
    Ắt hay đổi thói tranh đua kiện hoài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Biết điều thuế đã định rồi,
    400. Thì không quơ-quét lôi-thôi thuế thường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Biết điều giấu phạm ắt mang,
    Thì không mách vẽ ẩn-tàng loài nhăn (nhăng) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Những điều phép thửa cấm ngăn :
    404. Giữ đà khỏi, ắt lành tăng, quấy trừ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Xét trong lời dạy kinh Thư,
    « Mày đều giữ phép, đặng nhờ trời thương » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Dưới đều đặng tiếng thuận-thường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    408. Trên mừng hình dạt, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thịnh-cường biết bao.​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChín điều : điều thứ chín.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐịnh nghĩa thận pháp thủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : triều-đình chi ư dân, dục kỳ thử pháp nhi bất dục kỳ phạm pháp, nghĩa là : triều-đình đối với dân, muốn cho dân giữ phép mà không muốn cho dân phạm-pháp. Muốn hay giữ phép : ao-ước cho dân biết luôn luôn tôn-trọng pháp-luật ; chẳng ưng phạm nhằm : không muốn cho dân đụng phải đúng vào cái phép ấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiữ khuông phép : hiểu là giữ khuôn phép. (Xem bản Nôm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLớn trong dân : dịch câu hương chi trưởng chính, đứng đầu ở làng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhư không đạo, chẳng thảo thân, hai điều : hai điều luật về hành động bất đạo, bất hiếu. Từ câu 389, 390, 391, đến 392, phần dịch rất uyển-chuyển và tuy chữ dùng không theo sát vị-thứ của những chữ dùng trong nguyên-bản, nhưng những chữ trọng-yếu đã được duy-trì hay phiên-dịch. Cả đoạn Hán-văn là : như tri bất đạo bất hiếu chi luật, tắc bất cảm vi can thường phạm nghĩa chi hành : nghĩa là nếu biết luật bất đạo bất hiếu (không đạo hạnh, không thảo kính cha mẹ) ắt không dám có những hành-động liên-can xúc-phạm đến luân thường đạo-nghĩa. Chữ luật được giữ ở câu 389 ; bất cảm vi : chẳng dám làm, ở câu 391, thêm chữ liều cho mạnh nghĩa. Làm những gì ? Những điều can phạm (đến) bao nhiêu điều nghĩa (nhân nghĩa), điều thường (luân-thường). Mệnh-đề bao nhiêu nghĩa-thường không được rõ-ràng đối với độc-giả ngày nay vì chữ thường hiện nay là tĩnh-từ (nghĩa thường như vậy là nghĩa thông-thường) trong khi trong cổ-văn, thường là danh-từ ngang-hàng với chữ nghĩa đi đôi với nó (do đấy nghĩa-thường có dấu ngang).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBiết điều : biết luật. Biết điều xâu-xé cướp lường : biết điều luật trừng-phạt những tội xâu-xé (đấu-ẩu), cướp lường (nhương đoạt).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChẳng lung : chẳng nóng-nẩy, hung-hăng, không sợ ai, không sợ pháp-luật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhí hung hoang ngầy-ngà : dịch chữ cường-bạo hiêu-lăng chi khí. Cường bạo : hung-hoang, dữ-tợn, dùng sức mạnh đàn-áp, chém giết. Hiêu-lăng : ngầy-ngà, ồn-ào, dức-lác mà lấn-lướt người ta.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tri gian-dâm đạo-thiết chi luật, tắc hữu dĩ át kỳ tà-tịch chi tâm, nghĩa là biết luật (trừng trị tội) gian-dâm trộm cắp ắt có cách để ngăn-ngừa những mưu-tính bậy-bạ. Tà-tịch chi tâm dịch là ruột-rà quanh-co rất đúng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tri việt-tố vu-cáo chi luật, tất hữu dĩ cách kỳ kiện-tụng chi tập. Việt-tố là không kiện ở tòa liên-hệ mà kiện vượt lên tòa án trên (thưa vượt). Vu-cáo : đến pháp-đình trình tòa những tội mà người ta không phạm (cáo hùa). Câu Hán-văn nghĩa là : biết luật trừng-trị những tội thưa vượt cáo hùa ắt có thể thay-đổi cái thói quen kiện-tụng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tri thuế khóa chi tự hữu định-ngạch, tắc vật tư đồ bao lãm nhi đà khiếm chính cung, nghĩa là biết rằng thuế đã định ngạch rồi, ắt không tìm cách nắm hết mà thiếu tiền nộp cho đủ. Đà-khiếm : tiền nợ lâu ngày không trả. Chính-cung : tiền nộp đủ, tiền thuế thường. Bao-lãm : dịch là quơ quét ; đà khiếm : lôi thôi, dây-dưa không trả ; chính cung : thuế thường.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tri nặc phạm chi tất chí can-liên, tắc vật hỗ-tương quán-thông nhi oa-tàng đào-phạm, nghĩa là : biết việc che đậy cho người phạm tội có liên-can đến mình (giấu phạm ắt mang) thì không liên-lạc với nhau mà ẩn-giấu người phạm tội trốn tránh. Nặc phạm : giấu phạm ; can-liên : mang ; quán-thông : mách vẽ ; oa-tàng : ẩn tàng ; đào-phạm : loài nhăng. Bản Nôm viết sai giấu ra dấu, nhăng ra nhăn. (Xem bản Nôm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : phàm nhất thiết công-pháp sở cấm, giai đương cẩn tị, tự năng khư kỳ ngụy-vọng, tiến nhi tu lương, nghĩa là tất cả những phép công ngăn cấm, đều nên cẩn-thận tránh bỏ, thì tự mình có thể bỏ được những sự sai quấy mà tiến đến việc sửa nết tốt. Sở cấm : thửa cấm ; như kỳ ngụy vọng : quấy trừ ; tiếm nhi tu lương : lành tăng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : các thủ nhĩ điển, dĩ thừa thiên-hưu, nghĩa là giữ tất cả mọi phép của mày để vâng chịu phúc trời. (Xem chú-thích trong bản Hán-văn).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiếng thuận-thường : dịch chữ phong động chi hưu : cái phúc lành của thói tốt nổi dậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHình dạt : dịch câu hình thố chi trị : nền cai-trị đặt trên việc bãi bỏ hình-phạt. Hình thố : bỏ hình, không dùng hình phạt nữa. Âm dạt, bản Nôm viết đạt, thường được đọc là : đạt, đát, đợt, đật. Hoặc giả Tự-đức dịch lầm hình thố là đặt ra phép hình, hình-pháp được đặt ra để cho sự thưởng-phạt được nghiêm-minh, thì âm đạt phải được đọc là đặt và cả câu 408 phải được phiên-âm là : Trên mừng hình đặt, thịnh-cường biết bao.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/17
    Despot thích bài này.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    X. – QUẢNG THIỆN HẠNH

    Rộng làm lành ấy nết cao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Quảng chưng thiện hạnh lại sao mười điều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chứa lành ắt đặng phúc nhiều,
    412. Mới hay lành ấy phúc theo nhóm về Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Vả như gọi thửa lành kia,
    Cũng không gì khác mà e khó tuyền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chẳng qua thảo, thuận, ngay, tin,
    416. Với nhân, nghĩa, lễ, trí, hiền, mà thôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Nay người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dạy khắp chúng ngươi,
    Há rằng trước ấy các lời đã bao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Song mà luân-lý lớn-lao,
    420. Dùng thường tại đó, có sao ra ngoài. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bao nhiêu quân, sĩ, dân, tôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Đều nên kính ngẫm nghe lời người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khuyên.
    Làm lành phải gắng lần lên,
    424. Nay làm nên một, mai nên một lành.
    Lâu thì thực đặng trong mình,
    Chứa hoài ắt khá rộng thênh công thầm.
    Tự-nhiên tai-họa chẳng lâm,
    428. Ngày ngày phúc-lộc xăm-xăm tới hoài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Dẫu mà báo-ứng lâu dai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Thân mình chưa hiển lại roi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phúc thừa,
    Dòng sau con cháu ắt nhờ,
    432. Đời đời sang cả, nhiều dư không cùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Kinh Thư rằng : « Đạo trời chung,
    Làm lành trăm phúc cho cùng chẳng sai » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chúng người đều dõi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ý ngườiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    436. Dốc làm lành phải, chẳng lơi chút nào Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Sửa an mệnh chịu tính trao Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Giữ-gìn cho hợp, lớn-lao khắp đều Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Cõi nhân ai cũng lên theo,​
    440. Có nhân ắt thọ, mỹ-miều vẻ-vang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. ​



    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRộng làm lành : dịch chữ quảng thiện. Nết cao : dịch chữ hạnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSao mười điều : chép điều thứ mười.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, thiện giả phúc chi tập dã, nghĩa là : nhà chứa điều lành, ắt có dư-dả ơn phúc (chứa lành ắt đặng phúc nhiều), điều thiện ấy là sự nhóm họp của phúc (lành ấy phúc theo nhóm về).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : sở vị thiện giả, vô tha, nghĩa là : cái gọi là thiện ấy, không có gì khác. Sở vị thiện giả : gọi thửa lành kia ; vô tha : cũng không gì khác. Mệnh-đề e khó tuyền là tự vua Tự-đức viết thêm ra cho rõ nghĩa hơn, và cho đủ câu dĩ-nhiên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : bất quá hiếu đễ (thảo-thuận) trung tín (ngay tín), nhân nghĩa, lễ trí nhi dĩ (nhân nghĩa lễ trí mà thôi). Chữ hiền thêm ra cho có vần.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười : chỉ vua Minh-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : tư trẫm giáo nhĩ hữu dân, phi vị tiền hạng đẳng điều chi sở năng tất, nghĩa là : nay trẫm dạy bảo dân-chúng các ngươi, không nói đến việc phải biết hết các điều kể trên. Câu « há rằng trước ấy các lời đã bao »dịch thiếu chính-xác. Hoặc giả chữ « bao » là một động-từ cổ có nghĩa là bảo, nói, mà ta không rõ nghĩa chăng ! Dù như thế đi chăng nữa, chữ « há rằng » ở đầu câu không dịch đúng nguyên-bản, và làm cho câu thơ dịch bị tối nghĩa. Tuy-nhiên, có thể hiểu bao là tính gộp lại, dịch chữ tất.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : nhiên kỳ di-luân nhật dụng chi thường, đại yếu diệc bất ngoại thị, nghĩa là những điều luân-lý là cái thường dùng hàng ngày, phần chính-yếu không ngoài những điều ấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkDân, tôi : thứ dân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgười : chỉ vua Minh-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : miễn tiến ư thiện, kim nhật hành nhất thiện, minh nhật hành nhất thiện, cửu chi nhi thực đắc chư dĩ, tích chi nhi khả quảng âm-công, tự-nhiên tai-ương bất chí, phúc-lộc nhật lai. Đoạn này đã được dịch thành những câu 423, 424, 425, 426, 427, 428, và nghĩa là : gắng tiến đến thiện (làm lành phải gắng), hôm nay làm một việc thiện (nay làm nên một) ngày mai làm một việc thiện (mai nên một lành), lâu ngày thì thực-sự đắc-thụ được những điều ấy (lâu thì thực đặng), súc-tích mãi thì có thể làm cho âm-công (công thầm) rộng lớn hơn (rộng thênh), tự nhiên tai-ương không đến (tai-họa chẳng lâm), phúc-lộc ngày một tới (ngày ngày phúc-lộc xăm-xăm tới hoài).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLâu dai : dịch chữ sảo trì. Chữ dai , bản Nôm viết sai là giai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRoi : bắt chước theo, đồng nghĩa với noi dịch chữ bằng tạ, nghĩa là ỷ lại vào tư-cơ, hay địa-vị sẵn, thời-thế sẵn, (xem Đào-Duy-Anh, Hán-Việt từ-điển, nhà xuất-bản Minh-tân, trang 49), nhưng cũng có nghĩa nhẹ hơn là nhờ cậy, thân có chỗ nhờ cậy. (Thiểu-chửu, Hán-Việt tự-điển, trang 575). Vậy roi ở đây chỉ có nghĩa là noi theo, nghĩa yếu hơn chữ bằng-tạ của nguyên-bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : phồn-diễn thịnh-đại ư vô-cùng hĩ, nghĩa là lan-tràn ra rộng lớn vô-cùng. Thịnh-đại được dịch là sang cả, phồn-diễn là nhiều dư ; vô-cùng là không cùng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKinh Thư : tác thiện giáng chi bách tường, nghĩa là làm lành đổ xuống trăm phúc, trời ban nhiều phúc xuống cho (Xem Kinh Thư, quyển Thương-thư, thiên Y-huấn IV, 8).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐều dõi : tất cả đi theo, dịch câu hàm lễ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÝ người : ý-kiến của vua Minh-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán-văn : đôn hành thiện-đạo nhi bất đãi, nghĩa là : dốc làm điều lành mà không lười biếng (chẳng lơi).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán văn : vu dĩ các chính kỳ tính-mệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHán văn : bảo-hợp thái-hòa, nghĩa là giữ-gìn hòa-thuận yên-vui.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMỹ-miều vẻ-vang : dịch câu hoán hồ vĩ tai. Hoán có 3 nghĩa là lớn, hoa-mỹ, nhàn-rỗi ; Tự-đức phối-hợp 2 nghĩa trên và dịch rất đúng là mỹ-miều, diễn-tả một cái gì to-lớn và sáng-sủa, đẹp-đẽ. là lạ, giỏi, Tự-đức dịch rất khám-phá là vẻ-vang.
     
    Despot thích bài này.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    C. – TỔNG-KẾT

    Nay ta gánh lớn lạm đương Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Đức hèn, học ít, lo-lường khôn khuây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Song mà đạo chúa cùng thầy,
    444. Cũng noi ý trước thương thay dân trời.
    Một người dầu tính đổi dời,
    Lầm vào tội ác, trách rồi về ta Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Hạn vì bờ cõi rộng xa,
    448. Khó người người bảo, với nhà nhà khuyên.
    Muốn cho biết đạo thánh-hiền,
    Phải tua gắng học mới nên tính trời.
    Người xưa học tự nhỏ-nhoi,
    452. Đến chừng già cả, chẳng rời khi môVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Dẫu mà hiền-thánh trời cho,
    Cũng còn ham học, huống ngu-phàm này.
    Than vì những kẻ quê ngây,
    456. Hoặc vì nghèo-ngặt, có hay chữ gì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link !
    Sách sưa nghĩa-lý khó suy,
    Nhà quan-lại, học-trò thi chưa cùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Chi bằng thánh-huấn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rất thông,
    460. Mười điều tỏ rõ thiết trong tính-tình.
    Còn e nói chữ chưa minh,
    Lại e tiếng nói nhà Thanh khác mình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    Nên ta dịch lại đành-rành,
    464. Mượn lời ca-vịnh dễ tình ngâm-nga.
    Thà quê mà đặng thực-thà,
    Hãy e chưa rõ, huống là dám thêm.
    Cùng là thuật lại cho xem.
    468. Làm gì chẳng dám dễ hiềm buổi nao.
    Thể này chẳng luận người nào,
    Nghe ra đã biết, nghĩ vào càng hay.
    Ai còn khuyên học đêm ngày,
    472. Huống ta nỡ để đạo này biếng nghe.
    Huống ta có dạy không chia,
    Một trời, một đạo, ai nề với ai ?
    Hoàng-thân cho đến các tôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,
    476. Học-trò cho đến các loài quân dân.
    Dầu ai ham đọc hay vâng,
    Trước còn lơ-lảng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nay cần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mới nên.
    Thuộc rồi nhớ lấy cho bền,
    480. Ờ thì cho đặng mới tuyền đặng vay.
    Một phần đặng, một phần hay,
    Đặng bao nhiêu lại cho hay dày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bấy nhiêu.
    Làm lành đặng tiếng mỹ-miều,
    484. Nếu mà làm dữ, sao kêu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là người ?
    Phụ thêm bất quá mấy lời,
    486. Vâng theo thánh-huấn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đủ rồi, đủ nên.

    Khắc xong tháng 10 năm Tự-đức thứ 23 (1870)


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGánh lớn lạm đương : lạm đương gánh lớn, lạm dụng đảm đương chức-vụ làm vua, (nói khiêm). Chữ lạm cũng có thể phiên-âm là trộm, trộm đương, nhưng trong bản này, tác-giả phân biệt hai chữ lạm (chữ Hán, bộ thủy, bên chữ giam) và chữ trộm (nhân đứng, bên là chữ lạm), xem câu 239 : giữ trông cùng dẹp trộm gian. (Xem bản Nôm). Câu này cho biết việc Tự-đức làm vua chỉ là vạn bất-đắc-dĩ, và nhà vua chắc-chắn đã không đối-xử quyết-liệt với Hồng Bảo và gia-đình chỉ vì lý-do muốn bảo-vệ ngai vàng cho cá-nhân mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgôn-ngữ cực kỳ khiêm-tốn. Lăng của vua Tự-đức được đặt là Khiêm-lăng cũng là vì thế và đây là một điểm cần phải ghi khà muốn nhận-định về nhân-cách của vua Dực-tông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrách rồi về ta : nhà vua tự-nhận trách-nhiệm trước lịch-sử. Vì muốn bảo-vệ cho danh-giáo mà nhà vua đã bị kết-án là sát huynh, nhưng ngược lại, nếu nhà vua đã dùng uy-tín của mình mà che-chở cho ông anh thì liệu có bị mang tiếng là có óc gia-đình-trị hay không ?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : tiếng miền Trung, nghĩa là đâu, nao, nào.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó hay chữ gì : nào có biết gì về sách vở đâu, ý nói những người ít học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCả 2 câu 457 - 458 : Tự-đức nêu lên cái khó của thi-cử và ngụ-ý phê-bình tổ-chức thi-cử ấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThánh-huấn : tức thành-dụ huấn-địch thập điều của vua Thánh-tổ, gọi tắt là Thánh-huấn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiếng nói nhà Thanh : tiếng Tàu. Vua Tự-đức khi viết đoạn này chắc đã đọc những bản điều-trần mà Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường-Tộ trong đó chữ Hán bị công-kích và chữ Nôm được đề cao. (Xem Tế-cấp bát điều, điều 4, khoản 5, đệ-trình ngày 15-11-1867 và bản dịch của Dương-Quảng-Hàm trong Việt-Nam văn-học sử-yếu, Hà-nội, 1941, trang 347-348).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCác tôi : quần-thần.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLơ-lảng : Ít chú ý đến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNay cần : nay chăm-chỉ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHay dày : cái biết được đầy đủ ; hay, chữ cổ, nghĩa là biết, rất thông-dụng trong Quốc-âm thi-tập của Nguyễn-Trãi, dịch chữ tri những cái gì do óc của mình có thể nhận biết, phân-biệt, phán-đoán, toan-tính, ghi nhớ, như vậy biết là một động-từ chỉ việc nhận-dạng nhau ở bên ngoài rồi ghi nhớ để phân-biệt cho khỏi quên, còn hay là một động-từ chỉ một cái biết sâu-xa hơn, có tính-cách trí-tuệ và thấm-nhuần cả sinh-hoạt tâm-lý. Cũng vì thế mà động-từ hay, có khi được các nhà Nôm viết bằng chữ thai (để ký âm) và chữ năng viết tắt ở bên chỉ để ý, năng nghĩa là một sức mạnh ở bên trong thúc đẩy con người có thể làm được một cái gì, có đủ sức làm nổi việc, và về phương-diện tâm-lý, có thể đạt tới đối-tượng cần hiểu biết, nghĩa là hay. Đặng bao nhiêu lại hay dày bấy nhiêu nghĩa là càng thu nhận được bao nhiêu, càng thụ-đắc nhiều thói quên tốt, càng sống nhiều theo những điều đã học được thì cái kinh-nghiệm của mình về đời sống, sự hiểu biết của trí-tuệ càng nhiều, càng phong-phú đầy-đủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKêu : tiếng miền Trung và miền Nam, nghĩa là gọi, coi là, được mệnh danh là. Nếu mà làm dữ sao kêu là người : con người được định-nghĩa như là đối-lập với sự xấu, với cái ác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThánh-huấn : tức Thánh-dụ huấn-địch thập điều : Chữ huấn-địch thường được nhắc đi nhắc lại trong kinh Thư như là lời răn bảo của các vua dìu-dắt các quan và dân-chúng. Cả đoạn cẩn-kết này hình như là lấy cảm-hứng trong kinh Thư, quyển VI, thiên Chu-quan, nhất là câu : Kim dư tiểu tử chi cần vu đức, túc dạ bất đãi, ngưỡng duy tiền-đại thời nhược huấn-địch quyết quan[–][–] [–] [–] [–] [–][–] [–] nghĩa là : nay ta còn nhỏ tuổi, kính-cẩn chăm-chỉ sửa lấy đức-hạnh, sớm tối sợ còn không kịp. Trông lên, nghĩ lại, để bắt chước các đời vua trước, răn-bảo và dìu-dắt các quan (Kinh Thư, bản dịch Thẩm Quỳnh, Saigòn, 1965, trang 381).
     
    Despot and dongtrang like this.
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    THƯ-TỊCH
    (chọn-lọc)



    I. TỔNG-QUÁT


    A. Sách Việt-ngữ.

    - Nho-giáo, một triết-lý chính-trị, Nguyễn-Hiến-Lê, Sài-gòn, 1958.

    - Dư-địa chí, Nhân-vật chí (trong bộ Lịch-triều hiến-chương loại chí của Phan-Huy-Chú) do Ngô-Hữu-Tạo,Trần-Huy-Hân, Nguyễn-Mạnh-Duân, Trương-Văn-Chinh dịch, Hà-nội, 1960.

    - Tư-tưởng chính-trị trong triết-học Khổng-giáo, Trần-Quang-Thuận, Sài-gòn, 1961.

    - Tổ-chức chính-quyền trung-ương thời Nguyễn-sơ, Nguyễn-Sĩ-Hải, Sài-gòn, 1962.

    - Lược-truyện các tác-gia Việt-nam, Trần-Văn-Giáp, Hà-nội, 1962.

    - Đại-cương triết-học Trung-quốc, Giản-Chi và Nguyễn-Hiến-Lê, Sài-gòn, 1965.

    - Đại-cương triết-học-sử Trung-quốc, Phùng-Hữu-Lan, bản dịch của Nguyễn-Văn-Dương, Huế, 1966.

    - Đề-tài người ưu-tú trong tư-tưởng chính-trị Trung-quốc cổ-thời, Nguyễn-Ngọc-Huy, Sài-gòn, 1969.

    - Trung-quốc triết-học-sử, Hồ Thích, bản dịch của Huỳnh-Minh-Đức, Sài-gòn, 1970.


    B. Sách chữ Nôm.

    - Nhật-dụng thường đàm [–] [–], Phạm-ĐÌnh-Hổ, 1938.

    - Việt-nam phong sử [–] [–], Nguyễn-Văn-Mại, 1889.


    C. Sách chữ Nho.

    - Kiến-văn tiểu lục [–] [–], Lê-Quí-Đôn, 1777.

    - Lịch-triều hiến-chương loại chí [–] [–], Phan-Huy-Chú, 1821.

    - Đại-Nam hội-điển sự lệ [–] [–].

    - Minh-mệnh chính-yếu [–] [–].

    - Đại-Nam thực-lục chính biên [–] [–], Trương-Minh-Giảng tổng-tài.

    - Đại-Nam liệt-truyện [–] [–], Trương-Đăng-Quế tổng-tài.


    D. Sách Hoa-ngữ

    - [–] [–]

    - [–] [–]

    - [–] [–]


    Đ. Sách Pháp-ngữ.

    - Histoire des croyanceset des opinions philosophiques en Chine, Léon Wieger, Paris, 1917.

    - L’idéal du sage dans la philosophie confucéenne, Phạm Quỳnh, Hanoi, 1928.

    - Histoire de la philosophie chinoise, E. V. Zenker, Paris 1932.

    - La pensée chinoise, M. Granet, Paris, 1934.

    - Bibliographie annamite, E. Gaspardone, Hanoi, 1934.

    - Sagesse chinoise et philosophie chrétienne, H. B. Maitre, Paris, 1935.

    - Les chapitres bibliographiques de Lê-Quí-Đôn et de Phan-Huy-Chú, Trần-Văn-Giáp, Hanoi, 1938.

    - Les trois religions de la chine, W. E. Soothill, Paris, 1951.

    - La religion des chinois, M. Granet, Paris, 1951.

    - Théologie catholique et pensée asiatiaque, M. Heinrichs, Tournai, 1965.

    - Humanisme chinois et spiritualité chrétienne, John Wu, Paris, 1965.

    - Expérience chrétienne et spiritualité orientale, J. A. Culttat, Paris, 1967.


    II. GIÁO-DỤC

    A. Sách Việt ngữ

    - Lời khuyên học trò, Nguyễn-Bá Học, Hà-nội, 1930.

    - Mười điều tâm-niệm, Hoàng-Đạo, Hà-nội, 1939.

    - Một nền giáo-dục Việt-Nam mới, Thái-Phỉ, Hà-nội, 1941.

    - Nguyễn-Trường-Tộ, Nguyễn-Lân, Huế, 1941.

    - Trương-Vĩnh-Ký, Lê-Thanh, Hà-nội, 1943.

    - Võ-Trường-Toản, Nam Xuân Thọ, Sài-gòn, 1957.

    - Lê-triều lịch-khoa tiến-sĩ đề-danh bi-ký của Cao Viên-trai (tức Lê-Cao-Lãng), Võ-Oanh dịch, 1961.

    - Quốc-triều đăng-khoa lục của Cao-Xuân-Dục (cũng gọi Quốc-triều khoa-bảng lục, hoặc Quốc-triều chánh phó khoa-lục (1894), Lê-Mạnh-Liêu dịch, Sài-gòn, 1962.

    - Đại-Việt lịch-triều đăng-khoa lục của Nguyễn Hoãn (1779), Trần-Tuấn-Khải dịch, Sài-gòn, 1963.

    - Khoa-mục chí (trong Lịch-triều hiến-chương loại-chí của Phan-Huy-Chú), Viện Sử-học Việt-Nam dịch, Hà-nội, 1963.

    - Nguyễn-Lộ-Trạch, Nguyễn-thị-Nghiên, Huế, 1966.

    - Một nền giáo-dục nhân-bản và dân-tộc, Đoàn-Nhật-Tấn, Qui-Nhơn, 1966.

    - Đăng-khoa-lục sưu-giảng, Trần Tiến, Đạm-Nguyên dịch, Sài-gòn, 1968.

    - Cải-tổ giáo-dục, Nguyễn-Quỳnh-Giao, Sài-gòn, 1970.

    - Câu chuyện thầy trò, Huỳnh Phan, Sài-gòn, 1970.


    B. Sách chữ Nôm.

    - Lê-triều giáo-hóa điều-lệ [–] [–] của Nhữ-Đình-Toản, 1760.

    - Gia-huấn ca [–] [–].


    C. Sách chữ nho.

    - Lê-triều giáo-hóa điều-lệ (tứ thập thất điều) [–], Phạm-Công-Trứ, 1663.

    - Đại-Việt lịch-triều đăng-khoa lục [–] [–], Nguyễn Hoãn, 1779.

    - Khoa-mục chí [–] [–], Phan-Huy-Chú, 1821.

    - Tế cấp bát điều [–] [–], Nguyễn-Trường-Tộ, 1867.

    - Quốc-triều đăng-khoa lục [–] [–], Cao-Xuân-Dục, 1894.


    D. Sách Hoa-ngữ.

    - [–] [–]


    Đ. Sách Pháp-ngữ.

    - Les 47 articles du catéchisme moral de l’Annam d’autrefois, Trần-Trọng-Kim, Hanoi, 1928.

    - Confucius (Chapitre X, De la vie quotidienne et de l’éducation), Alfred Doeblin, Paris, 1947.

    - La sagesse de Confucius (Chapitre IX, De l’éducation) Lin Yutang, Paris, 1949.

    - Une méthode de travail libre par groupes, Roger Cousinet, Paris, 1949.

    - Leçons de pédagogie, Roger Cousinet, Paris, 1950.

    - La pédagogie des Jésuites, F. Charmot, Paris, 1951.

    - Confucius et son temps (Chapitre IV : Les procédés pédagogiques de Confucius), Jeaune Gripekoven, Bruxelles, 1955.

    - Au siècle de l’enfant, P. Faure, Paris, 1958.

    - Histoire de l’éducation, R. Gal, Paris, 1960.

    - Traité de pédagogie générale, R.Hubert, Paris, 1965.

    - L’enseignement, une confrontation internationale. E. J. Hughes, New York, 1966.

    - L’industrie de l’enseignement, Lê-Thành-Khôi, Paris, 1967.

    - L’université en question, Jean Chardonnet, Paris, 1968.

    - Pour une révolution pédagogique, Jacques Wittwer, Paris, 1968.

    - Pour une philosophie de l’éducation, Jacques Maritain, Paris, 1969.


    E. Sách Anh-ngữ.

    - Group work in education, Ruth Strang, New-York, 1958.

    - A history of education, James Muthern, New-York, 1959.

    - Guidance and counseling in the classroom, D. S. Arbuckle, Boston, 1961.

    - Sucessful teaching in secondary schools, S. G. Callahan, 1966.

    - Introduction to the philosophy of education, G. F. Kneller, 1967.


    III. TRIẾT-HỌC

    A. Sách Việt-ngữ.

    - Kinh thi, bản dịch của Nguyễn-Khắc-Hiếu, Nghiêm-Thượng-Văn, Đặng-Đức-Tố, Hà-nội, 1924.

    - Nho-giáo, Trần-Trọng-Kim, Hà-nội, 1930.

    - Mạnh-tử quốc-văn giải-thích, Nguyễn-Hữu-Tiến và Nguyễn-Đôn-Phục, Hà-nội, 1932.

    - Trung-dung, bản dịch của Hà-Tư-Vị và Nguyễn-Văn-Đang, Phủ-lý, 1933.

    - Khổng-giáo, Đào-Duy-Anh, Huế, 1941.

    - Thượng Thư, Nhượng-Tống dịch, Hà-nội, 1943.

    - Kinh Dịch, Ngô-Tất-Tố dịch, Hà-nội, 1943.

    - Đại-học, Nguyễn-Trọng-Dương dịch, Hà-nội, 1943.

    - Luận-ngữ, Đoàn-Trung-Côn dịch, Sài-gòn, 1950.

    - Cửa Khổng, Kim-Định, Sài-gòn, 1965.

    - Khổng-học tinh-hoa, Nguyễn-văn-Thọ, Sài-gòn, 1970.


    B. Sách chữ Nho.

    - Khóa-hư lục [–] [–], Trần Thái-tông.

    - Vân-đài loại ngữ [–] [–], Lê-Quí-Đôn.

    - Hoàng-Việt văn-tuyển [–] [–], Bùi-Huy-Bích.


    C. Sách Hoa-ngữ.

    - [–] [–]

    - [–] [–]

    - [–] [–]


    D. Sách Pháp-ngữ.

    - Séu chou. Les quatre livres, F. S. Couvreur, Hokienfou, 1895.

    - Cheu king, F. S. Couvreur, 2e éd. 1916.

    - Mémoires sur les bienséances et les cérémonies, S. Couvreur, Paris, 1950.

    - Pensées morales de Confucius, René Brémond, Paris, 1953.

    - Confucius et l’humanisme chinois, Pierre Đỗ-Đình, Paris, 1958.

    - Confucius, Etiemble, Paris, 1966.


    Đ. Sách Anh-ngữ.

    - The chinese classics, James Legge.

    - The four books, James Legge.


    IV. LỊCH-SỬ.

    A. Sách Việt-ngữ.

    - Việt-nam sử-lược, Trần-Trọng-Kim, Hà-nội, 1919.

    - Việt-Pháp bang-giao sử-lược, Phan Khoang, Huế, 1950.

    - Việt-sử thông-giám cương-mục, Ban nghiên-cứu văn-sử-địa biên-dịch và chủ-giải, Hà-nội, 1957.

    - Đại-Việt sử-ký toàn thư, Ngô-Sĩ-Liên, bản dịch của Cao Huy-Gia, Hà-nội, 1967.

    - Việt-sử xứ Đàng Trong (Cuộc Nam-tiến của dân-tộc Việt-Nam), Phan Khoang, Sài-gòn, 1970.


    B. Chữ Nho.

    - Đại-Việt sử-ký toàn-thư [–] [–], Ngô-Sĩ-Liên, 1479.

    - Khâm-định Việt-sử thông-giám cương mục [–] [–], tổng-tài Phan-Thanh-Giản, 1884.

    - Đại-Nam nhất thống-chí, [–] [–].


    C. Sách Hoa-ngữ.

    - [–] [–]


    D. Sách Pháp-ngữ.

    - Souvenirs de Huế, Michel Duc Chaigneau, Paris, 1867.

    - Etude sur l’organistation politique et sociale des Annamites, E. Euro, Paris, 1878.

    - L’Annam d’autrefois, P. Pasquier, Paris, 1907.

    - La commune annamite : sa fonction, sa constitution, ses rapports avec l’état. F. Malot, Paris, 1908.

    - Histoire de la Cochinchine française des origines à 1883, P. Cultru, Paris, 1910.

    - La société annamite : les lettrés, les mandarins et le peuple, L.Cury, Paris, 1910.

    - Le peuple annamite, E. Langlet, Nancy, 1913.

    - Histoire moderne du pays d’annam, Ch. Maybon, Paris, 1920.

    - Les archives des empereurs d’Annam et l’histoire annamite, P. Boudet, Hanoi, 1942.

    - Le Việt-Nam, histoire et civilisation, Lê-Thành-Khôi, Paris, 1955.


    V. VĂN-CHƯƠNG.


    A. Sách Việt-ngữ.

    - Ngược đường trường thi, Nguyễn-Triệu-Luật, Hà-nội, 1939.

    - Lều chõng, Ngô-Tất-Tố, Hà-nội, 1941.

    - Bút nghiên, Chu-Thiên, Hà-nội, 1942.

    - Nhà nho, Chu-Thiên, Hà-nội, 1943.

    - Chinh-phụ ngâm-khúc, Đoàn-Thị-Điểm diễn nôm, Tôn-Thất-Lương dẫn-giải và chú-thích, Huế, 1950.

    - Nhị độ mai, Đinh-Gia-Thuyết đính-chính và chú-thích, Sài-gòn, 1952.

    - Chinh-phụ ngâm khúc bị-khảo, Hoàng-Xuân-Hãn, Paris, 1953.

    - Quốc-âm thi-tập, Nguyễn-Trãi, Trần-Văn-GiápPhạm-Trọng-Điềm phiên-âm và chú-giải, Hà-nội, 1956.

    - Thiên-nam ngữ-lục, Nguyễn-Lương-Ngọc phiên-âm, chú-giải, giới-thiệu, Hà-nội, 1958.

    - Vương-Tường, Lê-Hữu-Mục khảo-thích và dẫn-nhập, Huế, 1959.

    - Thập giới cô-hồn quốc-ngữ văn, Lê Thánh-tông, Lê-Hữu-Mục phiên-âm và giới-thiệu, Huế, 1959.

    - Sở-kính tân-trang, Phạm-Thái, Lại-Ngọc-Cang khảo-thích và giới-thiệu, Hà-nội, 1960.

    - Ngọc-Kiều-Lê, Lý-Văn-Phức, Lê-Hữu-Mục phiên-âm, chú-giải, dẫn-nhập, Huế, 1960 (bản in rô-nê-ô).

    - Lâm-tuyền kỳ-ngộ, Lê-Hữu-Mục phiên-âm, chú-giải, dẫn-nhập, Huế, 1961 (bản in rô-nê-ô).

    - Hồng-đức quốc-âm thi tập, Phạm-Trọng-Điềm, Bùi-Văn-Nguyên phiên-âm, chú-giải, giới-thiệu, Hà-nội, 1962.

    - Lâm-tuyền kỳ-ngộ, Đinh-Gia-Khánh phiên-âm, chú-giải, giới-thiệu, Hà-nội, 1963.

    - Thiên-nam minh-giám của Trịnh Di-Lư, Lê-Hữu-Mục phiên-âm, chú-giải và giới-thiệu, Sài-gòn, 1964 (bản in rô-nê-ô).

    - Bích-câu kỳ ngộ, Hoàng-Xuân-Hãn hiệu-đính và chú-giải, Huế, 1964.


    B. Sách chữ nôm.

    Ngoài những bản phiên-âm trên :

    - Thạch-sanh [–] [–]

    - Ông Ninh cổ-truyện [–] [–]

    - Chúa Thao cổ-truyện [–] [–]

    - Lý-công [–] [–]

    - Quan-âm chú giải tân truyện [–] [–]

    - Thúy sơn thu mộng ký [–] [–]

    - Xuân tình tưởng vọng [–] [–]

    - Nguyệt hoa vấn-đáp[–] [–]

    - Mai-Lương-Ngọc thư [–] [–]

    - Lâm-sinh tân thư [–] [–]

    - Bướm hoa tân truyện [–] [–]

    - Hữu-Kế truyện [–] [–]

    - Quan-âm phú [–] [–]

    - Lưu-Bình phú [–] [–]


    C. Sách chữ nho.

    - Thiên-nam dư hạ tập [].

    - Cao Chu-thần thi tập [].


    VI. BÁO CHÍ.

    A.Tri-tân

    - Chính vua Tự-đức cũng định cải-cách việc học và phép thi, Hoa Bằng, số 32, ngày 21-1-1942.

    - Vài thể văn khoa-cử, Hoa Bằng, số 44.

    - Khoa thi Hương năm Tân-mão, Nguyễn-tường-Phượng, số 79, 80, 81.

    - Tình-trạng nền học xưa và chí-hướng người học trò xưa, Nhật-nham Trịnh-Như-Tấu, số 84.

    - Lối văn cử-nghiệp khác với lối văn ngoài trường ốc như thế nào ? Hoa-Bằng, số 111.

    - Thanh-niên đời xưa, Nguyễn-Văn-Tố, số 119, 120.

    - Các nơi trường thi và cách sắp xếp đặt trong trường thi Nam-định, Trần-Văn-Giáp, số 126, 127.


    B. Khai-trí tiến đức tập san.

    - Lược-khảo về khoa-cử Việt-nam từ khởi-thủy đến khoa Mậu-ngọ (1918), Trần-Văn-Giáp, số 1, 2.


    C. Bulletin des amis du vieux Huế.

    - Les concours littéraires de Huế, Hồ-Đắc-Khải, 1916.

    - La merveilleuse capitale, L. Cadière, 1916, pp. 247-272.

    - Le temple des lettres, Ưng-Trình, 1916, pp. 365-378.

    - Le Quốc-tử giám, Nguyễn-Văn-Trinh et Ưng-Trình, 1917, pp. 37-53.

    - La stèle du Quốc-tử giám, 1917, pp. 269-279.

    - La stèle du tombeau de Minh-mạng, Delamarre, 1920.

    - L’ambassade de Minh-mạng à Louis Philippe, Delvaux, 1928, no 4, pp. 257-264.


    In tại VẠN-LỢI ẤN QUÁN, 237 Bến Chương-Dương – Sài-gòn.
     
    Despot and dongtrang like this.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Ebook đã hoàn thành và đăng tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Cảm ơn bạn Đỗ Văn Huy đã giúp biên tập chữ Hán Nôm.
    3D_16
     
    Despot thích bài này.
  14. tranhai74

    tranhai74 Mầm non

     

    Các file đính kèm:

    • P6 001.jpg
      P6 001.jpg
      Kích thước:
      460 KB
      Đọc:
      8
    • P6.jpg
      P6.jpg
      Kích thước:
      405.3 KB
      Đọc:
      8
  15. tranhai74

    tranhai74 Mầm non

    Nguyên bản 2 trang thiếu 112,113
     

Chia sẻ trang này