Hồi ký - Tiểu sử G Huyền thoại Cờ Vua - Bobby Fischer

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi dangtuanpr, 17/2/16.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Bây giờ, con đường tiến đến trận tranh chức vô địch thế giới chỉ còn một chướng ngại cuối cùng phải vượt qua. Và đó là ai? Không giống như các đối thủ mà Fischer đã đánh bại, đối thủ sắp tới của anh không những có kinh nghiệm dày dạn trong các trận đấu tay đôi (ba lần tham dự trận tranh chức vô địch thế giới vào các năm 1963, 1966, 1969), mà còn có một khả năng chiến đấu hiếm có. Không phải vô cớ mà người ta gọi Tigran Petrosian là "Tigran sắt" ("iron Tigran"): ông phòng thủ rất ngoan cường, có khả năng cảm nhận được mối nguy hiểm khi mà nó còn chưa xuất hiện, và sự kiên nhẫn chờ đợi để bất ngờ tung một đòn đánh chí mạng khiến đối thủ không kịp trở tay. Ông là một trong những kỳ thủ khó bị đánh bại nhất thế giới. Một đối thủ như vậy sẽ không dễ dàng để Fischer vượt qua...


    [​IMG]
    Tigran Petrosian

    Cả hai kỳ thủ đều nổi tiếng về thành tích bất bại của mình (trong vòng 3 năm qua Fischer chỉ để thua 3 ván trong tổng số 114 ván), và cả hai đều vượt qua vòng tứ kết và bán kết mà không để thua một ván nào. Nhưng trong khi tay cờ người Mỹ đạt điểm số 100% trong các trận đấu trên, thì Petrosian chỉ giành được 2 ván thắng trong tổng số 17 ván. Và mặc dù thành tích đối đầu của họ trong các giải đấu là ngang nhau (thắng 3 thua 3 hòa 9), nhưng nhà cựu vô địch thế giới không thể lạc quan được như đối thủ của mình: Fischer chưa thua Petrosian lần nào kể từ sau giải Curacao, ngược lại anh đã buộc "Tigran sắt" phải hứng chịu hai ván thua đau đớn trong "Trận đấu thế kỷ", và còn tiếp tục hạ gục đối thủ tại Giải vô địch cờ chớp thế giới không chính thức ở Herceg Novi. Nói ngắn gọn, lợi thế tâm lý đang thuộc về Fischer.

    (Petrosian) Chủ tịch FIDE, Max Euwe, đến Liên Xô để đàm phán về trận đấu. Dần dần, vấn đề trở nên sáng tỏ. Rõ ràng trận đấu không thể được tổ chức ở Liên Xô hay Mỹ. Có hai lời đề nghị khác đến từ Yugoslavia và Argentina...

    Ở Yugoslavia, tôi chưa bao giờ thi đấu thực sự thành công. Lẽ đương nhiên, tôi sợ nơi đó sẽ gợi nhắc lại những thất bại của tôi. Do đó, đề nghị của Yugoslavia bị loại bỏ. Vậy là chỉ còn Argentina. Nhưng tôi cũng không muốn đến đó để chơi một trận đấu quan trọng như thế này – Argentina nằm ở Tây bán cầu, trong lục địa Nam Mĩ, sẽ có mùa xuân ở đó, một mùa xuân nóng nực và ẩm ướt... Tuy nhiên, dường như không còn sự lựa chọn nào khác. Sau đó, khá bất ngờ, một bức điện tín từ Hy Lạp bay đến tạp chí cờ 64, tờ tạp chí mà tôi đang là biên tập viên. Fischer và tôi được mời thi đấu tại Athens với những điều kiện rất hấp dẫn. Cùng lúc đó, Gligoric gọi điện đến Moscow gặp tôi và hỏi tôi có muốn nói chuyện với Fischer không. Gligoric đề nghị được làm thông dịch viên. Nói cách khác, anh ta muốn nối máy giữa Moscow - Belgrade - New York. Tôi trích lại vài đoạn từ cuộc nói chuyện đáng nhớ đó.

    Gligoric (nói với Fischer): Anh muốn thi đấu ở đâu?

    Fischer: Argentina đề nghị giải thưởng lớn nhất. Ngoài ra, nước này cũng khá gần Mỹ, nơi tôi sống.

    Gligoric: Anh có cho là trận đấu có thể được tổ chức ở châu Âu không?

    Fischer: Tôi biết chắc những người Nga sẽ không chấp nhận Argentina, và tôi tin rằng nếu đấu ở Yugoslavia hay Hy Lạp thì sẽ không thành vấn đề với họ. Chủ yếu là họ muốn giữ trận đấu tại châu Âu. Ở Tây bán cầu, kết quả của họ, nói chung là không ấn tượng. Tôi nhớ khi đến Mỹ giao đấu hồi năm 1954, họ đã không dễ dàng giành chiến thắng. Nhưng khi đấu tại Liên Xô thì tuyển Mỹ lại thua rất chóng vánh. Những người Nga nhớ điều này, và vì thế sẽ nổ ra tranh cãi về địa điểm thi đấu.

    Petrosian: Nói với anh ta rằng tôi sẽ không đến Buenos Aires. Tại sao tôi lại phải gặp anh ta ở đó? Anh ta còn trẻ và đã thi đấu hai trận ở châu Mỹ. Hãy thoả thuận một nơi khác...

    Gligoric: Fischer nói những điều kiện về tài chính ở Argentina là tốt nhất.

    Petrosian: Tôi hiểu điều đó, và tôi cũng không phải là người phản đối những điều kiện tốt. Nhưng còn phải xét đến những thứ khác nữa.

    Gligoric: Cho chúng tôi biết, Bobby, rằng có thể có một nơi khác.

    Fischer: Buenos Aires là nơi tốt nhất. Đó là một thành phố đẹp, và tiền thưởng thì tuyệt vời.

    Petrosian: Đối với tôi điều quan trọng là khí hậu và môi trường chung, chứ không phải tiền.

    Fischer: Tiền với ông ta không quá quan trọng vì ông ta được nhà nước hỗ trợ.

    Petrosian: Fischer cũng có nhà nước, hãy để họ hỗ trợ anh ta. Tôi không còn trẻ nữa, và điều quan trọng với tôi là đấu ở đâu, chứ không phải là những lý do tài chính.

    Fischer: Argentina đề nghị tiền thưởng lớn nhất và có kinh nghiệm tổ chức. Tôi tin FIDE sẽ chọn Argentina.

    Khi chúng tôi nói chuyện, Gligoric dịch cho tôi câu này khác hơn: "Fischer nói dù thế nào FIDE cũng sẽ chọn Argentina." Câu này mang tính khẳng định hơn, dù câu trước cũng khá nhấn mạnh rồi.

    Petrosian (hơi tức giận): FIDE không có quyền gì ép tôi. Nếu họ cố làm điều đó, thì Fischer sẽ phải đấu ở nơi khác – chứ không phải là tôi.

    Hai bên đã không thể thoả thuận được với nhau, vì vậy chỉ còn một cách đó là bốc thăm chọn nơi đăng cai. Và trong trò chơi may rủi này Fischer đã giành chiến thắng. Vào một sáng mùa thu ảm đạm, Petrosian cùng các thành viên trong đoàn Liên Xô lên máy bay, bắt đầu một cuộc hành trình 14.000 cây số: Moscow - Paris - Nice - Dakar - Buenos Aires.

    Fischer đến Buenos Aires vài ngày trước khi diễn ra ván đầu tiên với Petrosian. Lần này anh không đi một mình. Larry Evans đi theo làm trợ tá cho anh, ngoài ra còn có giám đốc điều hành của USCF là Edmondson làm người đại diện. Petrosian thì có lực lượng đông đảo hơn: người quản lý, hai trợ tá, cô vợ Rona, và hai vệ sĩ.

    Argentina xem trận đấu này như một sự kiện trọng đại. Tổng thống, Trung tướng Alejandro Lanusse chụp ảnh chung với hai kỳ thủ, sau đó ông tặng mỗi người một bàn cờ bằng đá cẩm thạch, và một bộ cờ bằng mã não. Một chiếc bàn cờ được đặt ngay trung tâm của sân khấu lớn ở Teatro General San Martin. Phía sau có treo lá cờ của FIDE với câu khẩu hiệu quen thuộc "Gens Una Sumus" ("Chúng ta là người một nhà"), cùng với tên của Liên Đoàn Cờ Vua Argentina. Ngoài ra còn có một người thực hiện lại nước đi của hai đấu thủ trên bàn cờ lớn để 1200 khán giả có thể theo dõi.

    Các phóng viên hỏi Petrosian liệu trận đấu có diễn ra đủ cả 12 ván không, nếu tất cả các ván đều hòa (vì cả hai đấu thủ đều khó bị đánh bại). "Có thể là tôi sẽ thắng sớm", Petrosian trả lời, và tự tin nói rằng ông không có gì ấn tượng trước Fischer. Trong khi đó Bobby hết sức thẳng thắn, bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của mình: "Tôi là kỳ thủ mạnh nhất thế giới và tôi ở đây để chứng minh điều đó. Tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này suốt 10 năm rồi. Và tôi sẽ rời Buenos Aires trước khi ván thứ 12 diễn ra".

    [​IMG]
    Tôi là kỳ thủ mạnh nhất thế giới và tôi ở đây để chứng minh điều đó

    Cả hai kỳ thủ đều gây ngạc nhiên cho khán giả, và cho cả chính đối thủ, khi họ gần như thay đổi lối chơi quen thuộc của mình trong ván đầu tiên. Phong cách của Petrosian là phòng thủ kín kẽ, giống như một con rắn nằm bất động cảnh giác, và sẵn sàng tấn công ngay khi đối thủ phạm phải một sai lầm nhỏ nhất. Còn lối đánh của Bobby thì gây hấn liên tục. Các chuyên gia dự đoán rằng Petrosian sẽ tiếp tục lối chơi thận trọng của mình, và cố giành lấy một trận hòa để chấm dứt chuỗi trận thắng của Fischer. Nhưng không. Petrosian chủ động tấn công, và buộc Bobby phải rơi vào thế phòng thủ mà anh vốn rất khó chịu, đặc biệt khi anh lại đang cầm quân Trắng. Petrosian thực hiện một nước đi mới trong khai cuộc, và không nghi ngờ gì đó chính là một chiêu độc từ các lý thuyết gia Liên Xô. Khi thế cờ đang hoàn toàn cân bằng thì đột nhiên... cúp điện. Cả nhà hát chìm trong bóng tối. Fischer hỏi, "Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy?". Các kỳ thủ được cho biết cầu chì bị nổ và phải mất vài phút để thay thế. Trọng tài dừng đồng hồ trận đấu. Petrosian rời khỏi bàn; còn Fischer và 1200 khán giả thì vẫn tiếp tục ngồi trong màn đêm yên tĩnh. Nhưng sau đó, Petrosian phàn nàn rằng Fischer vẫn đang ngồi nghiên cứu thế cờ - hoàn toàn trong bóng tối - và do đó đồng hồ của anh phải để chạy. Fischer đồng ý, và Lothar Schmid, trọng tài người Đức, cũng là một đại kiện tướng, nhấn đồng hồ. Fischer ngồi yên lặng, tiếp tục hình dung thế trận trong đầu và tính toán các phương án. 11 phút sau, điện có trở lại.

    [​IMG]
    Trận đấu Fischer - Petrosian, chung kết Candidates Matches 1971

    Sự cố ngoài ý muốn này dường như đã khiến Petrosian mất tập trung, vì sau đó ông đã phạm phải vài sai sót và đầu hàng ở nước thứ 40. Đây là trận thắng thứ 20 liên tiếp của Bobby Fischer. Các phóng viên vây quanh hai kỳ thủ khi họ rời sân khấu, nhưng cả hai đều vội vàng rời khỏi nhà hát, và từ chối đưa ra bất cứ nhận xét nào.

    Bobby bị cảm nặng ở ván thứ 2. Và một lần nữa, hai đấu thủ đổi phong cách cho nhau: Petrosian tấn công, Fischer phòng thủ. Không thể tập trung hết sức vào ván đấu, Bobby nhận ra rằng anh không đủ sức chơi tốt ở ván này, và buộc phải bắt tay xin hàng vì Petrosian công phá quá dũng mãnh. Đám đông như phát điên. Vợ của Petrosian lao lên sân khấu và ôm chầm lấy ông. Vài khán giả hô to: "Tigran! Tigran!", và những lời chúc mừng chiến thắng kéo dài từ hành lang ra tận đường phố. Vài kỳ thủ thậm chí còn ùa lên sân khấu để công kênh Petrosian, nhưng họ đã bị ngăn lại. Petrosian đã làm được điều mà các kỳ thủ giỏi nhất thế giới không thể làm được trong suốt 9 tháng qua: đánh bại Bobby Fischer.

    3 ván tiếp theo đều hòa. Và đó là tất cả những gì mà Petrosian làm được. Fischer thắng liên tiếp hai ván 6 và 7. Và bây giờ, với một sự tự tin cao độ về cơ hội chiến thắng ở cả hai ván 8 và 9 trước Petrosian, Bobby chính thức tuyên bố rằng anh sẽ phế truất Spassky. Khi ván 8 diễn ra, điện lại cúp, nhưng lần này chỉ trong 8 phút, và không ảnh hưởng gì đến kết quả trận đấu. Cả hai kỳ thủ đều chọn lối chơi tấn công, nhưng Petrosian phải chịu thua, và Fischer thắng tiếp ván thứ 4. Có thể nói đến lúc này không còn gì có thể ngăn cản nổi Fischer.

    [​IMG]

    Khi bắt đầu ván 9, hơn 10,000 fan hâm mộ tập trung khắp phòng thi đấu, hàng lang, và cả trên đường phố. Thậm chí ở Nga cũng tụ tập một số lượng lớn chưa từng thấy những người yêu cờ. Petrosian đầu hàng ở nước thứ 46, và Bobby Fischer đã chính thức trở thành người thách đấu tranh ngôi vô địch thế giới. Đối đầu với nhà cựu vô địch thế giới được xem như một trong những kỳ thủ khó bị đánh bại nhất, Bobby đã thắng 5 ván, hòa 3 ván, thua 1 ván, tổng tỉ số là 6,5-2,5. Có lẽ không bao giờ Petrosian tưởng tượng nổi ông lại bị thua đến 4 ván liên tiếp như vậy, và phải cay đắng nhường quyền chơi trận tranh chức vô địch thế giới cho Fischer.

    Kết quả trận đấu tại Buenos Aires đã làm rúng động làng cờ thế giới. Botvinnik, người không tin vào những điều thần bí, một lần nữa, sau trận đấu tại Denver, phải nhắc đến những phép màu: "Thật khó để nói về những trận đấu của Fischer. Từ lúc anh ta bắt đầu chơi, phép màu đã xuất hiện. Trận đấu với Taimanov vốn đã ngạc nhiên, trận với Larsen còn gây kinh ngạc hơn, và cuộc đấu Petrosian - Fischer cũng hoàn toàn gây choáng váng. Hai trận tứ kết và bán kết mọi thứ đều rõ ràng với chúng ta, nhưng những gì đã diễn ra tại Buenos Aires đến giờ vẫn còn là điều bí ẩn. Từ ván 1 đến ván 5, Petrosian về cơ bản là áp đảo, nhưng ở 4 ván còn lại ông ấy đã "rơi xuống" trình độ của Taimanov và Larsen... Nói chung Spassky vẫn mạnh hơn Fischer. Tôi tin chắc như vậy. Nhưng trận đấu giữa họ sẽ diễn ra như thế nào, đặc tính và kết quả ra sao, tôi không dám liều lĩnh tiên đoán, vì thời gian gần đây đã có quá nhiều phép màu xảy ra".

    Về phần mình, Spassky nói: "Tôi phải nói rất thành thật rằng Fischer đã thi đấu xuất sắc. Lối chơi của anh ta thật hay, thật ấn tượng. Trong khi ở 5 ván đầu tiên chúng ta chỉ thấy Petrosian, không hề thấy Fischer, thì ở 4 ván cuối cùng chúng ta chỉ thấy Fischer, không hề thấy Petrosian. Tôi nghĩ lý do chính khiến Petrosian thất bại ở giai đoạn sau của trận đấu là vì ông ấy đã không chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc chiến không khoan nhượng".

    Chặng đường tiến đến trận tranh chức vô địch thế giới của Bobby Fischer:



    Fischer bây giờ đã trở thành kỳ thủ đầu tiên không thuộc Liên Xô trong hơn 3 thập kỷ qua thi đấu để tranh ngôi vua cờ. Trong suốt nhiều năm trận tranh chức vô địch thế giới chỉ là chuyện nội bộ của Liên Xô, nên họ luôn đảm bảo được vòng nguyệt quế danh giá không bao giờ tuột khỏi tay mình. Chiến thắng này giúp Fischer nhận được 7500 USD tiền thưởng cộng thêm 3000 USD từ phía Liên Đoàn Cờ Vua Mỹ. Quan trọng hơn, anh đã gây ra một hiện tượng chưa từng thấy ở Mỹ trước đây: các bộ cờ đồng loạt được bán giảm giá trên 20%; hầu như mọi tạp chí và báo đài trên khắp đất nước đều kể về câu chuyện huyền thoại của Fischer, với bức ảnh chụp anh trong ván cuối cùng với Petrosian. Tờ New York Daily News in lại toàn bộ các ván cờ, còn The New York Times thì đăng tải câu chuyện về anh ngay trên trang nhất. Lần cuối cùng một thông tin về cờ được đăng trên trang nhất của Times là vào năm 1954, khi đội tuyển Liên Xô đến Mỹ du đấu, cái ngày mà Carmine Nigro dẫn cậu bé Bobby Fischer 11 tuổi đến xem, rồi sau đó cả hai buồn bã quay trở lại Brooklyn khi tuyển Mỹ thất trận...

    Bobby Fischer bây giờ đã trở thành anh hùng dân tộc. Sau khi trở về nhà, anh liên tục xuất hiện trên tivi và gương mặt anh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người dân New York. Ai cũng hỏi xin anh chữ ký. Tên của anh đã trở thành cái tên cửa miệng, và anh còn nổi tiếng hơn cả ngôi sao nhạc pop. Giờ đây anh sẽ phải chiến đấu với đương kim vô địch thế giới người Liên Xô, Boris Spassky, để mang bằng được danh hiệu cao quý về cho đất nước mình. Cuộc Chiến Tranh Lạnh, bây giờ không phải được quyết định trên chiến trường, hay trong những cuộc gặp ngoại giao, mà là cuộc đấu trí giữa 32 quân cờ bí ẩn với nhau: Bobby Fischer và Boris Spassky.
     
  2. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Boris Spassky - đương kim vô địch thế giới, là một kỳ thủ rất mạnh trong đấu tay đôi, mạnh hơn khi chơi trong các giải thông thường. Bên cạnh đó, anh còn có kết quả đối đầu ấn tượng 3-0 (với 2 trận hòa) trước Fischer, nên càng tăng cho anh phần tự tin. Vì thế, Boris Vasilievich chẳng bao giờ e sợ đối thủ người Mỹ. Và có vẻ như chiến thắng mới đây của anh trước Fischer tại Olympic ở Siegen đã hoàn toàn làm giảm nhiệt huyết trong anh, và đánh mất khát khao làm việc nghiêm túc trên bàn cờ. Anh không nghi ngờ gì về chiến thắng của mình, và tin rằng sẽ khiến cho tay cờ người Mỹ không còn huênh hoang được nữa. Anh thậm chí còn gọi Bobby là "glass-jawed" - một từ chỉ những tay đấm quyền Anh không thể trả đòn được, và sẽ bị vỡ nát như thủy tinh...

    [​IMG]
    Boris Spassky năm 17 tuổi (phải) và Mark Taimanov

    Trong khi đó, Petrosian không che giấu sự quan tâm của mình: "Tôi phải cảnh báo Spassky rằng Fischer được trang bị tất cả những ý tưởng mới trong cờ vua. Ngay khi Fischer giành được một lợi thế nhỏ nhất, anh ta bắt đầu chơi như một cái máy. Bạn thậm chí không thể hy vọng vào một sai lầm nào đó. Fischer là một kỳ thủ khá khác thường, và trận đấu của anh ta với Spassky sẽ rất ác liệt".

    Botvinnik cũng hơi kém lạc quan hơn. Cách đây không lâu ông đoan chắc với nhân dân Xô Viết rằng: "Spassky không có lý do gì phải sợ Fischer... Năm 1972 và 1975 anh ta có thể bảo vệ được danh hiệu của mình". Sau khi kết thúc Candidates Matches giọng điệu của ông thay đổi rõ rệt: "Fischer tính toán các phương án rất tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng về mặt này anh ta mạnh hơn bất kỳ ai, kể cả Spassky. Anh ta quyết định rất nhanh và biết định hướng đúng đắn trong một trận chiến phức tạp. Fischer nổi bật nhờ trình độ kỹ thuật điêu luyện. Anh ta có một nguyên tắc: ý thức hoặc tiềm thức, anh ta luôn hành động rất hợp lý trên bàn cờ. Fischer mạo hiểm khi và chỉ khi anh ta biết rõ về phương án đó. Việc tìm kiếm những điều mới mẻ trong cờ vua không phải là điểm mạnh của Fischer, và có lẽ phát hiện này không tương xứng với sự chuẩn bị toàn diện của anh ta. Nhưng anh ta biết mọi thứ được công bố, kiểm nghiệm mọi thứ trên bàn cờ, và bổ sung nó vào kho vũ khí của mình".

    [​IMG]
    Kỳ thủ Boris Spassky

    Khi được nhắc về thành tích đối đầu không tốt trước Spassky, Fischer tỏ ra không quan tâm: "Đúng, Spassky đã đánh bại tôi gần đây, nhưng những ván cờ đó không quan trọng". Trong quá trình thi đấu với Petrosian, Fischer có phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Newsweek rằng: "Bất cứ ai có hiểu biết về cờ cũng đều biết rằng tôi là nhà vô địch thế giới, về mọi mặt chỉ trừ cái tên, trong suốt 10 năm qua. Điều này không có nghĩa là tôi sẽ luôn giành chiến thắng: những tay cờ Liên Xô làm mọi thứ có thể và không thể để phá tôi. Nhưng tôi biết rằng hôm nay tôi có thể đánh bại Spassky - dĩ nhiên, nếu vào lúc đấu với Spassky tôi cũng chơi được như bây giờ".

    Fischer hầu như không phải là nói ngoa. Anh cảm nhận được mình càng lúc càng mạnh lên, trong khi đó, khách quan mà nói, phải thừa nhận rằng Spassky đã sa sút mất rồi. Sau khi đạt đến đỉnh cao với chức vô địch thế giới, Spassky gần như thiếu động lực thi đấu, anh bắt đầu thi đấu ít hơn và đánh mất sự nỗ lực phấn đấu như trước đây. Tuy nhiên, trong một trận đấu mang tính chất sống còn như thế này, người ta hy vọng rằng nhà vô địch sẽ thể hiện sức mạnh của mình! Bảng thành tích quá tốt trước Fischer đã chứng tỏ Spassky chính là đối thủ nguy hiểm nhất của tay cờ người Mỹ.

    Ngoài ra, đứng đằng sau Spassky là toàn bộ các trường cờ ở Liên Xô. Ngay khi trận đấu được khởi động, Ủy Ban Thể Thao Liên Xô đã làm một cuộc tổng động viên! Tất cả các đại kiện tướng biết rõ về Fischer đều được tận dụng tối đa kinh nghiệm của họ. Vấn đề được tóm gọn bởi Botvinnik: "Nếu chúng ta muốn đánh thắng Fischer, chúng ta phải thừa nhận anh ta không là một thiên tài, cần phải nghiên cứu những điểm mạnh và điểm yếu của anh ta, như Alekhine đã làm trong trận đấu năm 1927 với Capablanca, người cũng được xem là một thiên tài..."
     
  3. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Để cho Bobby hài lòng, Liên Đoàn Cờ Vua Mỹ cấp cho anh một phòng tại khách sạn Henry Hudson vào đầu năm 1972. Ngoài ra mục đích của họ cũng là vì Bobby sắp sửa chơi trận tranh chức vô địch thế giới rất quan trọng với Boris Spassky, nên các luật sư của Bobby cũng như các vị lãnh đạo Liên Đoàn cần phải biết Bobby ở đâu mọi lúc mọi nơi. Mọi người đều quá rõ tính khí thất thường của anh. Những câu hỏi gần như đặt ra hằng ngày về vấn đề tiền thưởng, lịch thi đấu, và địa điểm tổ chức.

    Cho đến thời điểm đó, cuộc sống của Bobby phần nhiều là nay đây mai đó, vì anh phải thi đấu hết giải này đến giải khác. Bất cứ lúc nào anh quay lại Brooklyn để chuẩn bị cho giải đấu mới, anh cũng có khuynh hướng tự cô lập mình trong căn hộ. Anh thường ngắt điện thoại và tự giam mình, có khi trong nhiều tuần. Vì vậy khách sạn Henry Hudson sẽ là một địa điểm thoải mái hơn. Đó là nơi Bobby đã từng giành vài chức vô địch Mỹ, bất cứ khi nào anh cảm thấy cô đơn trong phòng và muốn chơi cờ hay nói chuyện về cờ, anh chỉ cần đi thang máy xuống vài tầng và bước vào câu lạc bộ cờ Manhattan. Cũng như hều hết các kỳ thủ danh tiếng khác, anh luôn được nơi đây trải thảm đỏ đón chào bất cứ khi nào anh đến.

    Khi Iceland được chọn làm nơi tổ chức trận đấu, Bobby bay ngay đến thủ đô của nước này, Reykjavik, để khảo sát địa điểm. Anh được khuyến khích thi đấu tại đây bởi Freysteinn Thorbergsson, một kỳ thủ người Iceland từng hòa với Bobby tại một giải đấu ở Reykjavik năm 1960. Nhưng chủ tịch của Liên Đoàn Cờ Vua Iceland, Gudmundur Thorarinsson, thì lại cảnh giác trước Bobby. Thorarinsson muốn trận đấu tổ chức tại đất nước mình, nhưng cũng e ngại Bobby sẽ yêu sách này nọ.

    Trong lúc các cuộc thương thảo về tiền thưởng tiếp tục diễn ra, thì cả Fischer và Spassky đều ráo riết luyện tập. Những sự chuẩn bị của Spassky khác nhiều so với Taimanov và Petrosian, không nói đến Larsen. Trong khoảng gần 1 năm, một cuộc làm việc quy mô về mọi phương diện được tiến hành, từ những ván cờ của Fischer cho đến từng khía cạnh nhỏ nhất trong tính cách của anh ta, đều được soi xét kỹ lưỡng. Các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, cũng như các tổ chức y tế và khoa học được mời tham gia công tác huấn luyện. Đợt huấn luyện dài 5 tháng của nhà vô địch được tiến hành tại các viện điều dưỡng và nhà nông thôn ở Nga. Chẳng hạn, Spassky và các huấn luyện viên của mình được cấp nhà của Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Xô (USSR Council of Ministers ) ở Arkhyz (phía bắc Caucasus), nơi Thủ Tướng Liên Xô Kosygin và Tổng Thống Phần Lan Kekkonen hay đến thư giãn vào mùa hè. Quá trình chuẩn bị của Spassky được giám sát bởi Pyotr Demichev, thư ký của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản (Communist Party Central Committee).

    Mùa hè năm 1971, một cuộc tập huấn đặc biệt được tiến hành với sự tham gia của Boleslavsky, Polugaevsky, Shamkovich và Vasiukov, nhằm nghiên cứu những ván cờ của Fischer, bao gồm cả các ván trong trận đấu với Taimanov và Larsen. Một bản báo cáo dày 26 trang được chuyển đến tận tay Petrosian, và chuyển đến cả Spassky - phòng trường hợp "Tigran sắt" không thể cản nổi tay cờ người Mỹ.

    Một bản báo cáo công phu và tỉ mỉ mà chúng ta có thể thấy rõ qua phần kết dưới đây:

    Từ những khía cạnh khác nhau trong lối chơi của Fischer mà chúng ta vừa khảo sát, chúng ta đã có thể dựng nên một bức tranh tổng thể về tay cờ người Mỹ. Những nét đặc trưng của Bobby Fischer đó là lối đánh tấn công, chơi khai cuộc chính xác và hết sức hiệu quả (những sai lầm của đối thủ ở giai đoạn này sẽ không bao giờ được anh ta "tha thứ"); có sự liên kết chặt chẽ giữa khai cuộc và trung cuộc; chiến đấu rất kiên cường, theo đuổi những mục tiêu chiến lược rõ ràng và đơn giản, và tận dụng triệt để bất cứ ưu thế nào giành được.

    Nói chung, lối chơi của Fischer mang màu sắc chiến lược – thế trận (từ đầu ván cho đến cuối ván bị chi phối bởi một kế hoạch rõ ràng), nhưng anh ta cũng có rất nhiều đòn đánh chiến thuật. Chiến thuật trong lối chơi của Fischer được kết hợp hài hoà với lối đánh thế trận. Đặc biệt, khi cầm Đen, anh ta thường cố tình chơi cực kỳ phức tạp, vì như thế sẽ tạo cơ hội cho anh ta tận dụng các đòn chiến thuật, "khả năng tính toán", và kỹ năng phối hợp các quân xuất sắc. Nhưng thậm chí trong những thế trận sôi động như vậy, Fischer vẫn luôn giữ cách đánh "kinh điển" của mình: nếu anh ta không tìm được một phương án cụ thể nào để dứt điểm đối thủ ngay trong trung cuộc, anh ta sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội đơn giản hoá thế trận để đưa vào một tàn cuộc lợi thế.

    Trong tàn cuộc, gần như ở tất cả các dạng (đặc biệt là những tàn cuộc phức tạp và có mặt các quân nhẹ như Tượng, Mã), Fischer không những có kỹ năng rất cao mà còn chiến đấu không biết mệt mỏi. Nói chung, sự lão luyện trong tàn cuộc là một trong những điểm mạnh nhất của anh ta. Trong những thế cờ phải phòng thủ, đặc biệt là nếu có tiềm tàng cơ hội phản công, Fischer cũng cực kỳ xuất sắc.

    Tay cờ người Mỹ luôn chơi nhanh và tự tin, không hề do dự trong việc lựa chọn một kế hoạch để theo đuổi. Vì vậy, anh ta hầu như không bao giờ bị rơi vào tình trạng thiếu thời gian. Fischer tin vào trực giác thế trận của mình và sự nghiên cứu chuyên sâu đã chuẩn bị ở nhà. Nhờ sự điềm tĩnh cùng khả năng tự chủ cực tốt, anh ta ít khi bất cẩn hoặc có những quyết định sai lầm. Nói ngắn gọn, anh ta thực sự là một tay cờ rất lợi hại.

    Cũng cần nói thêm rằng, trong số các đặc điểm về lối chơi của Fischer, có một vài đặc điểm có vẻ xung khắc nhau. Khi cầm Trắng, anh ta hầu như luôn đưa đối thủ vào những thế trận rất phức tạp, và trong một số khai cuộc (như Phòng thủ Sicilian) còn cố gắng dứt điểm bằng một đòn đánh "knock out". Mặt khác, thỉnh thoảng anh ta lại lựa chọn cách chơi đơn giản, lái ván cờ về những thế trận đơn giản và thậm chí vào trong tàn cuộc (ví dụ trong biến đổi quân của khai cuộc Ruy Lopez), giai đoạn mà anh ta tỏ ra rất nguy hiểm. Lối chơi của Fischer khi cầm Trắng một mặt chịu ảnh hưởng lớn từ Alekhine, mặt khác lại chịu ảnh hưởng từ Capablanca.

    Với quân Đen, Fischer lại chơi theo kiểu khác: anh ta thường tìm những thế trận phức tạp nguy hiểm cho cả hai bên, tránh những phương án chính xác chỉ đơn thuần dẫn đến một sự cân bằng tẻ nhạt. Nhưng đây không phải là nét độc đáo của riêng Fischer: nhiều kỳ thủ cũng chơi như vậy. Điều đáng nói là khi cầm Đen, Fischer thể hiện tài nghệ đặc biệt trong cách sử dụng các quân và khả năng tổ chức phản công.

    Fischer sẵn sàng hi sinh một chốt để thực hiện các mục tiêu chiến lược, nhưng anh ta cũng thường ăn những con chốt "tẩm thuốc độc" (hoặc có vẻ "tẩm thuốc độc"), và chấp nhận rơi vào thế phòng ngự tích cực. Fischer xuất sắc cả trong tấn công lẫn phòng ngự, cả trong lối chơi chiến thuật phức tạp lẫn lối chơi đơn giản.

    Những sự đối nghịch như vậy của Fischer, chỉ chứng minh rằng anh ta có một tiềm lực về cờ cực kỳ rộng lớn. Nhưng có phải tất cả những điều này nói lên rằng anh ta là một kỳ thủ toàn diện và không có điểm yếu?

    Đã có rất nhiều bài viết nói về những nhược điểm của Fischer, thực tế và cả tưởng tượng. Họ nói rằng những kế hoạch của anh ta đã được tiêu chuẩn hoá, rằng anh ta có trí tưởng tượng nghèo nàn trong khai cuộc, rằng anh ta bối rối khi gặp phải một khai cuộc không quen thuộc, rằng anh ta là một nhà phân tích tầm thường, v.v... Ngày nay, một cuộc nghiên cứu công bằng và cẩn thận về lối chơi của anh ta cho thấy hầu hết những nhược điểm đó hoặc là đã bị phóng đại, hoặc đơn giản là không hề có. Những dự đoán về việc Fischer chỉ là "một tay cờ thi đấu tay đôi kém cỏi", rằng những thất bại sẽ làm anh ta nản chí, rằng phần lớn những chiến thắng của anh ta chỉ là trước các đối thủ yếu hơn, v.v... đã được chứng minh rằng đó đều là những nhận xét cực kỳ chủ quan và vô căn cứ. Màn trình diễn của anh ta đã bác bỏ tất cả những luận điệu đó.

    Tuy nhiên, cho đến giờ Fischer vẫn chưa thể được xem là một kỳ thủ toàn diện như Alekhine hay Spassky. Lối chơi của anh ta không phải là không có khuyết điểm, mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình chuẩn bị cho trận đấu với anh ta:

    1/ Hệ thống khai cuộc mà anh ta lựa chọn chỉ có giới hạn. Điều này, dĩ nhiên, không có nghĩa là khả năng sáng tạo của anh ta có giới hạn, vì bù lại anh ta nghiên cứu rất sâu và có kiến thức rất vững chắc về những hệ thống mà anh ta ưa chuộng. Tuy vậy, cũng có lúc chúng để lộ ra những kẽ hở nghiêm trọng (như đã xảy ra trong ván đấu giữa anh ta với Larsen tại Interzonal Tournament), và gây khó khăn cho Fischer. Anh ta chỉ có một vài hệ thống khai cuộc để dự trữ.

    2/ Fischer không thật tự tin trong những kiểu thế trận đóng, mà anh ta thường có khuynh hướng lảng tránh. Việc điều quân – trong những thế trận với trung tâm khoá kín – Spassky và Petrosian có vẻ trội hơn anh ta.

    3/ Những thay đổi lớn về tình thế trên bàn cờ – mà cụ thể hơn, là việc đánh mất định hướng chiến lược, thường làm cho Fischer bối rối. Minh chứng cho vấn đề này là ván cờ của anh ta với Spassky (tại Olympic Siegen 1970) và với Larsen (tại Palma de Mallorca 1970).

    4/ Fischer lẩn tránh những tàn cuộc bị thất thế, mặc dù anh ta rất giỏi tàn cuộc. Trong một trận đấu, điều này có thể gây khó khăn cho anh ta. Trong trường hợp Spassky, Petrosian hay các kỳ thủ khác có một thế trận kém hơn, thì họ nên tìm cách đưa về tàn cuộc. Bằng cách phòng thủ kiên cường, họ có thể thủ hoà được. Fischer gần như chắc chắn sẽ lựa chọn một trung cuộc phức tạp, mà ở đó, khách quan mà nói, có ít cơ hội để thủ hoà. Điều này phản ánh sự lạc quan và không thích hoà cờ của anh ta, nhưng chính nó có thể khiến cho anh ta bị trừng phạt bởi những đối thủ giàu kinh nghiệm.

    5/ Fischer thường thích ăn chốt của đối phương, nhưng việc giành lợi thế về quân số này không phải lúc nào cũng đúng đắn. "Thói quen" này đã hơn một lần khiến anh ta rơi vào tình thế nguy hiểm, dù chưa có ai thành công trong việc trừng phạt anh ta. Nhưng ở đẳng cấp cao nhất, chúng ta có thể và nên tận dụng điều này để đánh bại anh ta.

    Để tóm lại, hai ý đồ sau là những nguyên tắc có thể sử dụng khi thi đấu với Fischer:

    A. Chiến đấu trong chính sở trường của Fischer: táo bạo chấp nhận thách thức trong các khai cuộc ưa thích của anh ta, tìm kiếm sai sót trong các hệ thống đó; ở trung cuộc hãy theo đuổi một chiến lược rõ ràng, nhưng trong một vài trường hợp cũng đừng lảng tránh những tình huống chiến thuật phức tạp, hoặc trong các trường hợp khác, hãy đơn giản hoá thế trận và chuyển về một tàn cuộc có lợi hơn.

    Đó là chiến thuật đã giúp Alekhine giành chiến thắng trong trận đấu với Capablanca, vì ở một vài phương diện, ông ấy đã chứng minh mình uyên thâm và tính xa hơn đối thủ người Cuba.

    B. Ở khai cuộc, hãy sử dụng những hệ thống mà Fischer ít quen thuộc do bản tính bảo thủ của anh ta. Điều này tương đối đơn giản khi cầm Trắng và không quá khó khi cầm Đen. Trong trung cuộc, hãy tránh, bất cứ khi nào có thể, những tình huống chiến thuật phức tạp.

    Khi thực hành, những đại kiện tướng sắp có những cuộc đối đầu khó khăn với Fischer cần phải phối hợp khéo léo cả hai phương pháp (A và B), và chuyển đổi từ phương pháp này sang phương pháp khác.
    Các đại kiện tướng
    I. Boleslavsky, L. Polugaevsky,
    L. Shamkovich và E. Vasiukov


    Tuy nhiên, nói là một chuyện, làm được hay không lại là một chuyện khác. Dẫu đã nghiên cứu kỹ lưỡng như thế nhưng Petrosian vẫn thảm bại trước Fischer tại Buenos Aires. Vậy là bây giờ chỉ còn "pháo hạng nặng" Spassky. Như Sergey Pavlov, người đứng đầu Ủy Ban Thể Thao, báo cáo với Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản rằng, "một hội đồng cố vấn đã được thành lập, bao gồm các cựu vô địch thế giới Botvinnik, Smyslov, Petrosian và Tal, cùng với các đại kiện tướng Averbakh, Korchnoi, Keres và Kotov, để hỗ trợ cho nhà vô địch thế giới".

    Nhưng mọi thứ không chỉ giới hạn ở hội đồng cố vấn. Trong một động thái chưa từng có, các kỳ thủ hàng đầu của đất nước đều bị buộc phải có mặt ở Ủy Ban Thể Thao với những tập báo cáo chứa đánh giá của họ về phong cách và lối chơi của Fischer, và của cả Spassky. Tất cả đều được thực hiện trong sự bí mật tuyệt đối. Đó là vấn đề của bí mật thư tín, không có ý định công khai, và chỉ được công bố lần đầu tiên sau hai thập niên trong quyển sách "Russians vs Fischer". Reshevsky một lần đã từng bình luận: "Những người Nga luôn thi đấu như một đội". Có lẽ Bobby Fischer cũng đoán được những chuyên gia giỏi nhất của Liên Xô sẽ giúp đỡ Spassky trong quá trình chuẩn bị, nhưng nếu anh biết được có đến 3 cựu vô địch thế giới, và 2 ứng cử viên cho chức vô địch thế giới - Smyslov, Tal, Petrosian, Keres, Korchnoi - lao vào cuộc chiến với anh, hẳn anh sẽ rất lấy làm hãnh diện!

    Sự lựa chọn này không phải là ngẫu nhiên: cả 5 danh kỳ trên đều đã từng nhiều lần giao chiến với Fischer và Spassky, nên họ đều có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ. Tất cả các báo cáo đều là độc nhất theo cách riêng của họ.

    Dưới đây là một vài chi tiết đáng chú ý trong bản báo cáo của Keres, so sánh điểm mạnh và điểm yếu của Fischer và Spassky:

    GỬI LIÊN ĐOÀN CỜ VUA LIÊN XÔ, MOSCOW

    Các đồng chí thân mến,

    Liên quan đến bức thư mà các anh đã gửi ngày 21 tháng 2 năm 1972 về sự chuẩn bị của Nhà Vô địch Thế giới Boris Spassky cho trận đấu với Robert Fischer, tôi xin đưa ra ý kiến của tôi xung quanh những câu hỏi mà các anh đã đặt ra.

    1/ Về những điểm mạnh và điểm yếu của Fischer

    Nói chung, Fischer giỏi ở cả ba giai đoạn khai, trung, tàn, điều đó phù hợp với một kỳ thủ ở đẳng cấp như anh ta. Anh ta nghiên cứu kỹ lưỡng khai cuộc và phân tích cặn kẽ tất cả các phương án mà anh ta sẽ sử dụng. Tôi không nghĩ ai đó có thể thách thức được Fischer trong những khai cuộc "ưa thích" của anh ta. Ở những khai cuộc mà anh ta ít quen thuộc, Fischer tỏ ra kém tự tin hơn và thường nhường thế chủ động cho đối thủ.

    Tuy kho vũ khí khai cuộc của Fischer có giới hạn, nhưng anh ta có kiến thức rất uyên bác về những ý đồ và phương án mà anh ta sử dụng. Điều này cho thấy trong quá trình chuẩn bị, chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến những loại khai cuộc mà Fischer ít khi lựa chọn.

    Fischer khá giỏi trong tàn cuộc và thể hiện một trình độ kỹ thuật cao. Anh ta đã nghiên cứu tỉ mỉ tất cả các dạng tàn cuộc và chơi rất xuất sắc. Như hầu hết các kỳ thủ, Fischer chơi chính xác hơn trong những tàn cuộc mà anh ta chiếm thế chủ động. Khi phải phòng thủ, anh ta chơi kém ấn tượng hơn, nhưng không được đánh giá thấp khả năng xoay chuyển tình thế của anh ta.

    Trung cuộc có lẽ là điểm yếu tương đối của anh ta, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào trung cuộc đó như thế nào. Nếu đó là trung cuộc xuất phát từ khai cuộc ưa thích của Fischer, thì anh ta chơi cực kỳ sáng tạo và thường thể hiện một kỹ năng bậc thầy. Nhưng trong những thế trận mà anh ta ít quen thuộc, thì Fischer không phải lúc nào cũng lựa chọn được kế hoạch tốt nhất, có thể phạm sai lầm, và có phần kém tự tin.

    Tôi nghĩ bất kỳ ai đấu với Fischer đều cần phải tránh những trung cuộc xuất phát từ khai cuộc ưa thích của anh ta, vì đó là những thế cờ mà anh ta hiểu biết rất sâu sắc. Fischer lao động rất chăm chỉ trên bàn cờ, và cơ hội tìm ra sai sót trong những thế trận sở trường của anh ta là rất mỏng manh.

    Fischer giỏi tính toán, là một chiến thuật gia xuất sắc và luôn tìm kiếm một trận đánh mở. Khi thế chủ động nằm trong tay anh ta và có cơ hội để tấn công, thì anh ta sẽ trở nên nguy hiểm hơn bất kỳ ai. Anh ta không thích những thế trận đóng, vì không có được những mục tiêu chiến lược rõ ràng và phải dựa vào việc điều quân lâu dài. Và dĩ nhiên, như bất cứ kỳ thủ nào khác, những ván cờ của Fischer mất đi sự bén nhọn khi anh ta ở vào thế bị động, không có cơ hội để thực hiện các đòn phản công chiến thuật.

    2/ Điểm mạnh và điểm yếu của Spassky

    Tôi nghĩ Spassky là một kỳ thủ rất toàn diện. Anh ta thể hiện một trình độ cao ở cả ba giai đoạn khai, trung, tàn.

    Kho vũ khí khai cuộc của Spassky khá rộng lớn, lớn hơn nhiều so với đối thủ. Nhưng anh ta không có được những vũ khí hoàn hảo như Fischer. Tôi nghĩ nhà vô địch thế giới cần phải lựa chọn một vài khai cuộc nào đó, phân tích hết mọi khía cạnh và sau đó thử nghiệm chúng trong các trận đấu tập. Và không chỉ tập với một hay hai người, mà là với nhiều đối thủ có phong cách khác nhau.

    Tôi nghĩ Spassky mạnh nhất là ở trung cuộc. Anh ta thường tăng tốc và chơi rất hay ở giai đoạn này. Spassky xuất sắc cả trong tấn công lẫn phòng ngự, cả trong các trận mở cũng như những thế phải điều quân phức tạp. Việc một trung cuộc có xuất phát từ khai cuộc ưa thích của anh ta hay không là không quan trọng. Tôi nghĩ Spassky trội hơn đối thủ trong một trung cuộc tự do và mang tính sáng tạo.

    Spassky có kỹ thuật tàn cuộc tốt ở cả thế cờ phức tạp lẫn thế cờ chỉ đơn thuần mang tính kỹ thuật. Tôi khuyên Spassky nên chú ý đến những tàn cuộc lý thuyết đơn giản và ôn lại phần này.

    Theo tôi nghĩ Fischer tính toán phương án giỏi hơn Spassky. Fischer tính chính xác hơn và hầu như không bao giờ tính sai, trong khi Spassky thỉnh thoảng lại mắc sai sót. Có lẽ khi đấu tập cần phải luyện thật nhiều các thế cờ phức tạp đòi hỏi sự chính xác trong tính toán, rồi sau đó cùng nhau phân tích lại.

    (Gợi ý sử dụng khai cuộc để thi đấu với Fischer...)

    Đó là vài nhận xét mà tôi hy vọng rằng sẽ giúp đỡ nhà vô địch thế giới trong quá trình chuẩn bị của anh ấy. Tôi phải giữ cho những nhận xét thật tổng quát, và nếu Boris muốn tôi nói chi tiết hơn về một số vấn đề nào đó, tôi sẽ rất sẵn lòng.
    Chân thành,
    P. Keres
    20 tháng 3 năm 1972
     
  4. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Còn sự chuẩn bị của Fischer thì sao? Anh rời khách sạn Henry Hudson để di chuyển đến Grossinger’s, một khu liên hợp khách sạn khổng lồ ở Ferndale, được dùng làm trại tập luyện của anh trong 4 tháng trước trận đấu. Grossinger’s giải tỏa hết những áp lực của Bobby ở thành phố New York, giúp anh tránh được sự quấy rầy của nhiều người để tập trung nghiên cứu.

    Để chuẩn bị cho những ngày căng thẳng sắp tới của trận tranh chức vô địch thế giới, Fischer liên tục rèn luyện cơ thể cũng như trí óc. Anh tập luyện trong phòng tập thể dục của khách sạn, bơi lội, và chơi vài ván tennis mỗi ngày. Những hoạt động này giúp anh có được một thể lực tuyệt vời. Anh viết thư cho mẹ nói rằng mình cảm thấy "rất sung sức", và mọi người bảo rằng trông anh rất khỏe mạnh nhờ tập luyện mỗi ngày.

    [​IMG]
    Bobby Fischer tập luyện cùng Larry Evans

    Chỉ sau khi đã tập thể dục hàng giờ đồng hồ anh mới ngồi vào bàn cờ. Vào buổi tối, anh ngồi trầm tư suy nghĩ, bắt đầu xem xét thật kỹ lưỡng các ván cờ của Spassky. Những cuộc phân tích này thường kéo dài cho đến tận sáng sớm hôm sau. Anh mua một quyển sách mà các phóng viên thường gọi là "Big Red Book", chứa những ván đấu của các nhà vô địch - và trong đó có 355 ván cờ của Spassky, cứ sau 5 nước lại có hình bàn cờ minh họa nên rất tiện lợi. Bobby không bao giờ để quyển sách rời khỏi tầm mắt mình, và anh mang nó mọi lúc mọi nơi. Trong đó là những ghi chú, bình luận bằng bút chì của anh về các ván cờ của Spassky, chấm hỏi cho nước dở, chấm than cho nước hay. Để đảm bảo mình đã ghi nhớ hết mọi thứ, anh thường nhờ ai đó chọn đại một ván trong sách, cho anh biết ván đó ai đấu với Spassky và đấu tại đâu, anh sẽ diễn lại chi tiết từng nước một. Anh thuộc lòng hơn 14000 nước đi!

    Dù Bobby nói với mẹ rằng anh chỉ "nghiên cứu một chút", nhưng thực sự anh dành đến 12 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, để phân tích những loại khai cuộc nào anh nên và không nên chơi trước Spassky, và những kiểu ván cờ nào gây khó chịu nhất cho Spassky. Anh cảm thấy phấn khởi khi phân tích những ván cờ gần đây của Spassky tại giải Alekhine Memorial Tournament ở Moscow. Bobby nói với một phóng viên: "Đó là những ván cờ rất tệ hại. Anh ta đáng lẽ đã thua một nửa trong số những ván đã chơi tại giải; những ván cờ thực sự rất tệ".

    Trong khi Spassky được cả một hội đồng hỗ trợ thì Fischer hầu như chỉ nghiên cứu một mình (thỉnh thoảng có sự giúp đỡ của Larry Evans và Bernard Zuckerman). Sau này Lombardy phản đối ý kiến cho rằng Fischer chỉ hoàn toàn dựa vào sức mình. "Đúng là anh ta làm việc một mình, nhưng anh ta học hỏi từ những ván cờ của các kỳ thủ ở mọi thời đại", Lombardy nói, "Nói tài năng của Bobby Fischer phát triển chỉ hoàn toàn dựa vào anh ta thì cũng giống như nói Beethoven hay Mozart phát triển mà không có nền âm nhạc thời trước của họ. Nếu như các kỳ thủ khác không bao giờ tồn tại cho Bobby Fischer học hỏi, thì sẽ không có Bobby Fischer của ngày hôm nay".
     
  5. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Các kỳ thủ bắt đầu đánh giá về trận đấu sắp tới giữa Fischer - Spassky như là trận đấu quan trọng nhất trong sự nghiệp của tay cờ người Mỹ. Đây được xem là cuộc chiến giữa "Gấu Nga vs Sói Brooklyn". Đối với Spassky, đây không chỉ là trận đấu bảo vệ danh hiệu vô địch của riêng mình, mà còn là để bảo vệ danh dự của cả nền cờ vua Liên Xô, vì vậy anh phải gánh vác một trọng trách rất nặng nề. Còn Fischer cũng nhận thức rất rõ ý nghĩa chính trị của trận đấu, anh xem nó như là trách nhiệm của mình: "Bây giờ tôi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ giành lấy chức vô địch", anh tuyên bố. Khi được hỏi đây có phải là một trận đấu để rửa hận hay không, Fischer trả lời: "Một phần nào đó. Nhưng đây không phải là cuộc chiến giữa cá nhân tôi với Spassky... mà là cuộc chiến với những người Nga".

    Người thách đấu trong bất kỳ trận đấu nào cũng có một lợi thế đặc biệt là anh ta phải chơi để thắng, nên anh ta có động lực để chiến đấu mạnh mẽ hơn vì phải chứng minh mình giỏi hơn nhà vô địch. Còn nhà vô địch, vì anh đã chứng tỏ được thực lực của mình trước đây rồi, nên bây giờ chỉ cần cho thấy anh không thua người thách đấu là đã đủ để chiến thắng. Vì vậy, một lợi thế mà Spassky đang có, đó chính là "lợi thế hòa cờ". Nếu anh có thể chơi hòa tất cả các ván, giành được 12 điểm, thì anh sẽ giữ vững danh hiệu. Còn đối với Fischer, anh phải có được 12,5 điểm thì mới đủ để phế truất Spassky.

    Hầu hết người dân tại Iceland ban đầu cổ vũ cho Fischer, nhưng sau rất nhiều vụ lùm xùm do Fischer gây ra xung quanh trận đấu, mọi người đều chuyển sang ủng hộ cho Spassky. Cụ thể là Fischer không hài lòng về chuyện tiền thưởng. Người thắng sẽ được nhận 78,125 USD, còn người thua là 46,875 USD, ngoài ra mỗi người còn được nhận 30% từ tiền truyền hình và quay phim. Dù vậy, Fischer vẫn yêu cầu thêm 30% từ tiền bán vé. Anh cho rằng số tiền này sẽ vào khoảng 250,000 USD, vì vậy anh và Spassky cần phải được chia thêm. Tuy nhiên những lãnh đạo của Liên Đoàn Cờ Iceland không đồng ý. Họ không dám chắc sẽ lấp đầy được 3000 chỗ ngồi trong Laugardalsholl, địa điểm thi đấu, trong suốt 24 ván. Vì vậy họ phải giữ hết số tiền bán vé để bù cho chi phí tổ chức.

    Trong lúc cuộc tranh cãi chưa đi đến đâu thì thời điểm diễn ra trận đấu lịch sử đã gần kề, và người ta chẳng thấy tăm hơi của Fischer đâu cả. Người ta không rõ anh ta đã đến Iceland chưa, hay vẫn còn ở Mỹ. Mục đích Fischer chưa xuất hiện rất rõ ràng: tiền thưởng không cao. Anh biết rằng cả thế giới đang trông chờ trận đấu này, và không muốn nó bị đổ vỡ, vì vậy anh chỉ cần kiên trì thêm một thời gian nữa thì tiền thưởng nhất định sẽ tăng lên.

    Hành động này của Fischer bị báo chí lên án dữ dội. Họ cho rằng đối với Fischer, tiền luôn là ưu tiên hàng đầu, còn động lực thể thao chỉ là thứ yếu. Một tờ báo viết: "Fischer đã kéo cờ vua xuống ngang hàng với một trận đấu đô vật. Chúng ta chưa bao giờ biết đến một sự hợm mình và ngạo mạn đến như vậy". The London Daily Mail thì còn nặng nề hơn nhiều: "Bobby Fischer chắc chắn là thằng nhóc thô lỗ, bất thường và loạn thần kinh nhất đã từng được nuôi dạy ở Brooklyn...". Tuy vậy, báo chí - cũng như hầu hết mọi người, đã không hiểu được sự khôn khéo của Bobby. Anh bảo vệ quyền lợi của mình, và anh im lặng chờ đợi, thay vì tranh cãi hay nổi nóng. Bản năng mách bảo cho anh biết rằng anh càng đợi lâu, giải thưởng sẽ càng phình to.

    Lúc buổi lễ khai mạc diễn ra tại Nhà hát Quốc gia Iceland vào tối thứ bảy, 1 tháng 7 năm 1972, còn chưa đầy 24 giờ nữa là sẽ diễn ra ván đầu tiên, nhiều phóng viên và khán giả đã đặt sẵn vé máy bay trở về nhà, vì họ tin rằng Fischer sẽ không xuất hiện. Vào lúc này Bobby chưa có mặt ở Iceland. Anh đang ở Mỹ, và sống tại nhà người bạn thân của mình là Anthony Saidy.

    Việc bốc thăm chọn màu quân trong ván đầu tiên đã không thể diễn ra trong lễ khai mạc. Chỉ có một mình Spassky trong bộ comlê lịch lãm ngồi ở hàng ghế đầu tiên, còn chiếc ghế của Fischer thì hoàn toàn bỏ trống. Trong lúc bài diễn văn được đọc bằng tiếng Anh, tiếng Nga, rồi tiếng Iceland, thì các khán giả cứ sốt ruột chờ đợi. Họ chỉ ngoảnh cổ nhìn về phía cửa ra vào, mong đợi, hy vọng một lúc nào đó Fischer sẽ có mặt. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

    Tiến sĩ Max Euwe, thay mặt FIDE, cho phép Fischer được trì hoãn trong hai ngày. "Nhưng nếu anh ta không có mặt ở đây trước 12 giờ trưa thứ ba để bốc thăm, anh ta sẽ mất hết quyền thách đấu", ngài Euwe nói.

    [​IMG]
    Tiến sĩ Max Euwe - cố chủ tịch FIDE

    Trong khi đó Fischer vẫn kiên quyết: Anh muốn 30% từ tiền bán vé và sẽ không đến Iceland cho đến khi nào yêu cầu của anh được đáp ứng. Sự ngang ngạnh của Fischer khiến Liên Đoàn Cờ Vua Iceland phải nhận hàng trăm yêu cầu hủy vé đã đặt trước của các khán giả. Một tin đồn lan ra trong giới báo chí rằng Fischer đã ở trên đảo, anh ta đến bằng một chiếc tàu ngầm hải quân để tránh các phóng viên, và đang ẩn thân ở một vùng thôn quê. Tờ The New York Times cho rằng ít nhất đó cũng là một khả năng.

    Liên Đoàn Cờ Vua Liên Xô liên tục chỉ trích FIDE về việc trì hoãn 48 giờ, và nói rằng Fischer hoàn toàn không có đủ tư cách. Họ buộc tội Euwe là người chịu trách nhiệm, và cảnh báo rằng trận đấu sẽ bị hủy bỏ nếu Fischer không xuất hiện tại Reykjavik trước trưa ngày 4 tháng 7, hạn chót của Euwe.

    Đúng vào giờ phút căng thẳng nhất, hai cú điện thoại bất ngờ từ Anh và Washington D.C. đã cứu vãn trận đấu.
     
  6. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Phóng viên Leonard Barden gọi điện đến ban tổ chức cho biết rằng nhà tài phiệt người Anh James Derrick Slater, một nhà đầu tư ngân hàng và cũng là một tín đồ nhiệt thành của cờ vua, sẵn lòng tặng 125,000 USD để gấp đôi giải thưởng hiện có - nếu Fischer đồng ý thi đấu. Slater, một triệu phú, phát biểu: "Tiền là của tôi. Tôi yêu cờ và tôi đã chơi cờ trong nhiều năm. Nhiều người muốn xem trận đấu và mọi thứ đã được thu xếp. Nếu Fischer không đến Iceland, hẳn mọi người sẽ rất thất vọng. Tôi muốn xóa bỏ hết những vướng mắc về tiền bạc từ Fischer, và xem xem liệu anh ta có còn vấn đề nào khác nữa không".

    Cú điện thoại thứ hai thực sự là một cú huých mạnh vào Bobby. Saidy trả lời điện thoại đến gần 20 lần vào ngày hôm đó, và anh nghĩ rằng đây sẽ lại là một cú gọi khác yêu cầu Bobby phát biểu hay chấp nhận phỏng vấn. Nhưng không. Đó là thư ký riêng của Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Nixon, cho biết Kissinger muốn có một cuộc nói chuyện với Bobby. Bobby cầm máy, và ở đầu dây bên kia Kissinger nói bằng giọng Đức rất nặng của mình: "Đây là tay cờ tệ nhất thế giới đang nói chuyện với kỳ thủ giỏi nhất thế giới... Chúng tôi muốn anh đánh bại những người Nga! Chúng tôi muốn anh chiến đấu cho nước Mỹ! Chính phủ Mỹ chúc anh may mắn và tôi chúc anh may mắn".

    Sau cuộc trao đổi dài 10 phút này, Bobby cho biết anh sẽ thi đấu, vì quyền lợi của nước Mỹ quan trọng hơn quyền lợi của cá nhân anh. Đó là lúc mà Bobby thấy mình không chỉ là một kỳ thủ, mà còn là một chiến binh trong thời Chiến Tranh Lạnh chiến đấu để bảo vệ cho tổ quốc mình.

    Sau hàng tháng trời thương lượng không có kết quả, triệu phú Slater, cùng với nhà ngoại giao Kissinger, đã làm được điều không thể. Điều gì có thể khiến cho Bobby đến Iceland? Ba yếu tố: lòng tự trọng, tiền, và lòng yêu nước.

    Để tránh bị các phóng viên phát hiện, Fischer bí mật lên chuyến bay Loftleidir (của hãng Icelandic Airlines). Anh thực hiện chuyến bay trong đêm cùng với William Lombardy, người được anh thông báo là trợ tá chính thức của mình.

    Cuộc bốc thăm diễn ra vào buổi trưa tại khách sạn Esja, thu hút hàng trăm phóng viên, các lãnh đạo của Liên Đoàn Cờ Iceland, cùng với nhiều thành viên từ cả hai phía Mỹ và Nga. Khi Spassky đến, anh được cho biết rằng Fischer "rất mệt và đang ngủ", và đã ủy nhiệm cho Lombardy bốc thăm giúp. Quá tức giận, Spassky từ chối bốc thăm và rời khách sạn trong cơn thịnh nộ. Chẳng bao lâu sau, Spassky đưa ra một thông báo:

    Với việc từ chối đến dự lễ khai mạc, Fischer đã vi phạm điều lệ của trận đấu. Vì vậy đã xúc phạm đến cá nhân tôi và đất nước mà tôi đại diện. Liên Xô và cá nhân tôi vô cùng phẫn nộ trước những hành vi của Fischer. Theo ý kiến chung của tất cả mọi người, anh ta hoàn toàn không có đủ tư cách.

    Do đó anh ta, theo ý kiến của tôi, đã gây ra sự nghi ngờ về quyền đạo đức của anh ta được chơi trong trận đấu này.

    Nếu bây giờ có bất cứ hy vọng nào về việc tiến hành trận đấu, thì Fischer phải bị trừng phạt. Chỉ sau khi như thế tôi mới có thể trở lại câu hỏi rằng liệu trận đấu có được tiến hành hay không.

    Boris Spassky
    Nhà Vô Địch Thế Giới



    Sự trừng phạt mà phía Liên Xô yêu cầu đó là Fischer phải bị tước quyền thi đấu ván đầu tiên (xem như thua ván đó). Phái đoàn Liên Xô cũng nói thêm:

    1. Robert Fischer phải xin lỗi.
    2. Chủ tịch FIDE phải lên án hành vi của người thách đấu.
    3. Chủ tịch FIDE phải thừa nhận việc trì hoãn 2 ngày là đã vi phạm điều lệ của FIDE.

    Euwe một lần nữa phải đối phó với tình hình căng thẳng. Có đến hai trong ba yêu cầu trên liên quan đến ông. Ông thừa nhận mình đã phá vỡ điều lệ và lên án Fischer "không chỉ trong hai ngày vừa qua mà trong suốt quá trình thương lượng". Sau khi viết xong ông còn phải đọc to bản nhận lỗi của mình, và chuyển đến tận tay cho Efim Geller, trợ tá của Spassky: "1. FIDE lên án hành vi của người thách đấu vì đã không đến đúng giờ, khiến cho toàn bộ các phái đoàn cũng như những người khác phải nghi ngờ về việc tiến hành trận đấu, và gây ra rất nhiều khó khăn. 2. Chủ tịch FIDE thừa nhận rằng chúng tôi đã hoãn trận đấu lại 2 ngày; và chúng tôi đã vi phạm điều lệ của FIDE. Tôi nghĩ đó là vì những lý do đặc biệt, và dựa theo một số suy đoán mà sau đó đã được chứng minh là sai lầm. Tôi tuyên bố những điều lệ của FIDE và những sự thỏa thuận về trận đấu được tán thành bởi FIDE sẽ được thực hiện nghiêm túc trong tương lai".

    Gương mặt Euwe đỏ lên, và người ta thấy ông gần như phát khóc. Lỗi không hoàn toàn thuộc về ông, vì ông chỉ muốn cứu vãn một trong những trận đấu quan trọng nhất của lịch sử cờ vua. Phía Liên Xô khẳng định rằng, theo như điều lệ, Fischer phải bị xử thua trận đấu này vì đã không xuất hiện trong lễ khai mạc; và chỉ trông chờ vào sự rộng lượng của họ mới có cơ may trận đấu được tiếp tục. Tình hình quá nguy cấp, và Fischer cần phải hành động ngay.
     
  7. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Tối hôm đó, Fischer viết một bức thư xin lỗi rất lịch sự cho Spassky. Một phóng viên, Brad Darrach của báo Life, dám chắc rằng ở bức thư đầu tiên, Fischer đã rút lại bất cứ yêu cầu chia tiền nào và nói rằng mình sẵn lòng thi đấu chỉ vì tình yêu cờ, chứ không vì bất cứ điều gì khác. Nhưng nếu vậy mọi người có thể cho rằng Bobby, chỉ vì sự thôi thúc của tình thế nên mới tuyên bố: "Tôi muốn chứng minh cho cả thế giới thấy rằng tôi yêu cờ hơn những người Nga!". Cuối cùng thì sự nghèo túng của Brooklyn cũng ủng hộ anh ta giữ lại suy nghĩ thực dụng của mình. Anh ta vẫn cần tiền, nhưng khát khao chứng tỏ bản thân trên bàn cờ mới là động lực lớn nhất để anh ta cố gắng hàn gắn những rạn nứt.

    Cuối cùng, bức thư thứ hai được viết, và nó chính là bức thư được gửi đến cho Spassky. Fischer lái xe đến khách sạn Saga vào sáng sớm ngày 6 tháng 7, và đi cùng với người trực tầng khách sạn đến phòng Spassky để tận mắt thấy anh ta đưa bức thư qua khe cửa dưới. Nội dung bức thư:

    Boris thân mến:

    Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành nhất của tôi cho hành vi thiếu tôn trọng khi đã không tham dự lễ khai mạc. Đơn giản vì tôi đã bị cuốn vào những tranh cãi tầm thường về tiền bạc với ban tổ chức Iceland. Tôi đã xúc phạm anh và đất nước của anh, Liên Bang Xô Viết, nơi cờ có một vị thế rất lớn. Ngoài ra, tôi cũng muốn gửi lời xin lỗi đến Tiến sĩ Max Euwe, Chủ tịch FIDE, đến ban tổ chức trận đấu ở Iceland, đến hàng ngàn người hâm mộ trên khắp thế giới và đặc biệt là đến hàng triệu người hâm mộ và nhiều bạn bè của tôi ở Mỹ.

    Sau khi tôi không có mặt ở ván đầu tiên, Tiến sĩ Euwe đã thông báo với tôi rằng ván cờ được hoãn lại và tôi không bị tổn hại gì. Vào lúc đó anh không đưa ra lời phản đối. Bây giờ tôi được biết Liên Đoàn Cờ Vua Nga đã yêu cầu tước quyền thi đấu của tôi ở ván đầu tiên...

    Nếu bị xử thua ván đó, tôi sẽ bị đặt vào một tình thế thật khó khăn. Thậm chí dù không có được lợi thế này, anh vẫn chiếm ưu thế khi chỉ cần đạt 12 điểm trong tổng số 24 ván là giữ vững danh hiệu, trong khi tôi phải cần đến 12,5 điểm mới đoạt chức vô địch. Nếu yêu cầu này được chấp nhận, anh chỉ cần đạt 11 điểm trong 23 ván, còn tôi thì vẫn phải cần 12,5. Nói cách khác tôi phải thắng 3 ván mà không được thua ván nào, chỉ để giành lấy vị thế mà anh đã có được vào lúc bắt đầu trận đấu, và tôi không tin nhà vô địch thế giới cần một lợi thế như vậy để thi đấu với tôi.

    Tôi biết anh là một con người rất lịch thiệp và đầy tinh thần thể thao mã thượng, và tôi mong chờ được chơi những ván cờ thật kịch tính với anh.

    Chân thành,
    Bobby Fischer,
    Reykjavik, 6 tháng 7, 1972

    Vẫn còn một trở ngại cuối cùng, đó chính là Liên Xô. Bộ trưởng Nga Sergey Pavlov, người đứng đầu Ủy Ban Thể Thao, gửi điện cho Spassky, kịch liệt yêu cầu anh quay trở về Moscow. Pavlov nói rằng Fischer đã xúc phạm đến Nhà Vô Địch Thế Giới, và Spassky có đầy đủ mọi quyền chính đáng để từ chối trận đấu với Fischer. Thông thường, một sự "khuyến khích" như vậy mang tính chất ép buộc của luật pháp, nhưng Spassky đã từ chối, với sự lịch thiệp và ngoại giao nhất mà anh có thể. Anh trả lời Pavlov rằng anh không thể hạ thấp tinh thần thể thao của mình, và anh sẽ thi đấu trận này dù đã phải chịu những sự xúc phạm từ Fischer. Đó là một hành động dũng cảm của Spassky, và cũng cho thấy anh hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của mình.

    Fischer đến trễ 20 phút trong lễ bốc thăm, và anh với Spassky gặp nhau ở phía sau sân khấu. Sau cái bắt tay, Spassky hài hước kiểm tra cơ bắp của Fischer, như thể hai võ sĩ quyền Anh đang "kênh nhau". Spassky đề nghị Fischer cho hoãn buổi lễ bốc thăm một chút. Fischer đồng ý. Một lát sau họ bước ra sân khấu trong tiếng vỗ tay của các phóng viên và những khán giả đang kiên nhẫn chờ đợi.

    Sau khi giới thiệu người thách đấu và nhà vô địch, cùng với các trợ tá và người đại diện của họ, kiện tướng quốc tế Harry Golombek người Anh, thay mặt FIDE, thông báo Geller muốn phát biểu trước khi tiến hành bốc thăm. Geller nói bằng tiếng Nga:

    Người thách đấu đã viết thư xin lỗi và chủ tịch FIDE cũng đã tuyên bố những điều lệ về trận đấu của FIDE sẽ được thực hiện nghiêm túc trong tương lai. Để đáp lại những nỗ lực trong việc tổ chức trận đấu của ban tổ chức Iceland, cùng với mong muốn của hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới muốn được thưởng thức trận đấu, nhà vô địch thế giới quyết định thi đấu với Robert Fischer.

    Dù lời phát biểu được nói một cách nhẹ nhàng, nhưng khuôn mặt Fischer tái đi vì tức giận khi anh nghe đến câu "nhà vô địch thế giới quyết định thi đấu với Robert Fischer", cứ như là Spassky đang ban cho anh một ân huệ vậy. Bobby cảm thấy bị bẽ mặt. Trong một khoảnh khắc anh đã có ý định rời khỏi sân khấu và rút lui khỏi trận đấu mãi mãi. Anh thấy mình đã tuân theo yêu cầu của phía Liên Xô khi viết thư xin lỗi cho Spassky, và còn đích thân đem đến, hơn nữa vừa mới đồng ý hoãn lễ bốc thăm theo đề nghị của Spassky. Đối với Bobby, phát biểu của Geller đã làm vấy bẩn buổi lễ chính thức đầu tiên của trận đấu. Những người Nga đã chỉ trích hành động của Bobby ngay trước mặt bạn bè anh và toàn thể giới báo chí. Không biết bằng cách nào mà Bobby đã giữ được bình tĩnh. Và may thay buổi bốc thăm nhanh chóng diễn ra sau đó, không để cho Bobby có thêm bất cứ cơ hội nào nghĩ đến lời phát biểu của Geller.

    Lothar Schmid, trọng tài người Đức, trao cho mỗi người một chiếc phong bì rỗng, và Spassky chọn được chiếc cho phép anh giữ quân. Spassky giấu một quân chốt Đen và một quân chốt Trắng ở sau lưng, sau đó anh nắm chặt hai bàn tay và đưa ra phía trước. Fischer, không do dự, chọn tay phải của Spassky, và khi Spassky mở ra thì đó là quân chốt Đen. Như vậy Fischer sẽ cầm Đen ở ván đầu tiên. Gương mặt anh không biểu lộ cảm xúc gì.

    Vài giờ sau, trước khi quay về khách sạn, Bobby tạt qua địa điểm thi đấu để kiểm tra lại các điều kiện. Sau khi khảo sát đến 80 phút, anh đưa ra một số phàn nàn: Anh nghĩ đèn cần phải sáng hơn, các quân cờ thì có kích thước quá nhỏ so với các ô trên bàn cờ, bản thân bàn cờ cũng không tốt - nó được làm bằng đá, trong khi anh nghĩ làm bằng gỗ thì thích hợp hơn. Cuối cùng, có hai chiếc camera nằm ẩn trên tháp có thể làm anh mất tập trung khi thi đấu, và chính cái tháp nằm lù lù trên sân khấu cũng khiến cho anh khó chịu.

    Ban tổ chức làm theo ý Fischer ngay lập tức. Họ muốn mọi thứ hoàn hảo trước khi quân chốt đầu tiên được di chuyển trong ngày mở màn.
     
  8. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Khi Fischer thức dậy vào buổi chiều ngày 11 tháng 7 năm 1972, chầm chậm nhận ra rằng anh thực sự đang ở Iceland và chuẩn bị chơi ván đầu tiên của trận tranh chức vô địch thế giới, anh cảm thấy hồi hộp. Sau bao nhiêu năm đau khổ và tranh cãi, cùng biết bao chuyện ồn ào xung quanh trận đấu, cuối cùng Fischer đã bước đến ngưỡng cửa mục tiêu của cả đời mình. Laugardalsholl sẽ là thế giới của anh trong 2 tháng tới.

    Mọi chi tiết đều được kiểm đi kiểm lại hết sức cẩn thận, nhằm đảm bảo sự thoải mái nhất cho các kỳ thủ. Hai chiếc camera đã được gỡ bỏ, và ánh sáng trên sân khấu cũng được tăng lên. Một chiếc ghế xoay giống hệt như chiếc ghế mà Fischer đã ngồi khi thi đấu với Petrosian ở Buenos Aires, cũng được chuyển từ Mỹ sang theo yêu cầu của Fischer.

    Fischer bước ra sân khấu trong tiếng vỗ tay của 2300 khán giả. Spassky thực hiện nước đi đầu tiên của mình vào đúng 5 giờ chiều, và trọng tài Schmid nhấn đồng hồ của Fischer. Fischer, mặc một chiếc áo sơ mi trắng và bộ comlê xanh, nhanh chóng bước đến bàn thi đấu; hai đấu thủ bắt tay nhau trong khi Fischer mắt vẫn không rời khỏi bàn cờ. Sau đó anh ngồi xuống ghế, cân nhắc nước đi của mình trong 95 giây, và nhảy Mã lên f6.

    Đó là khoảnh khắc không thể nào quên của một thần đồng xuất chúng đến từ Brooklyn, một thiên tài thế kỷ, đơn độc chiến đấu với cả một đế chế Xô Viết hùng mạnh. Vũ khí duy nhất của anh - đó chính là tài năng lỗi lạc của anh, và anh sẽ phải dùng nó để truất hạ ngôi bá chủ của cờ vua Liên Xô trong suốt ba thập niên qua. Đây là trận đấu quan trọng nhất trong lịch sử cờ vua, như đại kiện tướng Isaac Kashdan đã nói.

    Fischer rời sân khấu hai lần trong quá trình thi đấu. Một lần để phàn nàn về ly nước cam của anh không đủ lạnh, cần phải thêm đá vào; một lần khác để yêu cầu mang cho anh một bình nước lạnh và một đĩa skyr - một loại sữa chua Iceland. Yêu cầu sữa chua của Fischer gây bối rối cho những người phục vụ, vì họ không có món này. May sao một nhà hàng địa phương tại đó có thể đáp ứng cho Fischer.

    Khi ván cờ tiếp diễn, hầu hết các chuyên gia đều tiên đoán rằng đây sẽ là một ván hòa. Nhưng sau đó, ở nước thứ 29, khi thế trận đang hoàn toàn cân bằng, Fischer bỗng chơi một trong những canh bạc nguy hiểm nhất trong sự nghiệp của mình. Không dùng nhiều thời gian (Fischer hiện đang hơn thời gian Spassky), Fischer dùng Tượng ăn vào một con chốt "tẩm thuốc độc". Nước cờ của Fischer làm tất cả khán giả và cả chính Spassky ngỡ ngàng, vì nó trông như một sai lầm ngớ ngẩn. Đại kiện tướng Edmar Mednis kể lại: "Tôi không thể tin Fischer có thể phạm phải một lỗi lầm như vậy. Làm thế nào mà một đại kiện tướng hàng đầu lại mắc phải một sai lầm như thế chứ?". Có lẽ Fischer đã quá cố gắng kiếm một trận thắng để "xóa dớp" trước Spassky, để chứng tỏ khả năng của anh, vì vậy anh đã liều lĩnh chơi một nước cờ rất mạo hiểm, và đó thực sự là một sai lầm. Ván đấu vẫn tiếp tục, và Fischer lại phàn nàn với trọng tài Schmid rằng có một chiếc camera đang làm gián đoạn dòng suy nghĩ của anh. Tuy vậy, ban tổ chức không làm gì cả.

    [​IMG]
    Ván đầu tiên giữa Spassky và Fischer

    Đến nước thứ 41, ván cờ được hoãn lại, và điều này sẽ cho phép Spassky có thời gian phân tích kỹ lưỡng thế cờ mà anh đang chiếm ưu thế. Hiện tại Spassky đang có một Tượng và ba chốt chống với 5 chốt của Fischer. Trước khi hoãn đấu, Spassky mất 35 phút để nghĩ nước, sau đó anh ghi nước cờ mà mình đã quyết định vào biên bản, bỏ vào một chiếc phong bì màu nâu, dán kín lại rồi trao tận tay cho Schmid.

    Fischer phân tích thế cờ này suốt đêm, và ngày hôm sau anh xuất hiện tại phòng thi đấu trong tâm trạng mệt mỏi và lo lắng. Anh đến chỉ 2 phút trước khi Schmid mở phong bì. Theo luật FIDE, Schmid thực hiện nước đi của Spassky trên bàn cờ, sau đó đưa tờ biên bản cho Fischer kiểm tra để anh chắc chắn rằng nước đi đã thực hiện là chính xác, rồi ông nhấn đồng hồ của Fischer. Fischer đáp trả chỉ trong vài giây, vì nước cờ này anh cũng đã phân tích vào đêm hôm qua. Hai bên trao đổi thêm vài nước nữa.

    [​IMG]

    Sau đó Fischer chỉ vào chiếc camera mà anh đã phàn nàn vào ngày hôm trước, và nhanh chóng rời khỏi sân khấu trong khi đồng hồ của anh vẫn đang chạy. Anh phản đối rất quyết liệt, và yêu cầu phải tháo gỡ chiếc camera đó trước khi anh tiếp tục thi đấu. Các lãnh đạo của Liên Đoàn Cờ Iceland vội vã đến bàn bạc với Chester Fox, chủ hãng phim và truyền hình, và ông ta đồng ý gỡ bỏ chiếc camera. Trong suốt khoảng thời gian đó, đồng hồ của Fischer vẫn chạy đều đều. Khi anh quay lại sân khấu thì anh đã bị mất hết 35 phút.

    Fischer bắt đầu chiến đấu để gỡ hòa, nhưng Spassky chơi rất chính xác và thế trận của anh ta càng lúc càng ưu hơn, và một chốt của Spassky sắp được mở đường phong Hậu. Không thực hiện nước thứ 56, Fischer dừng đồng hồ và chìa tay xin hàng. Anh không mỉm cười. Spassky cũng không nhìn vào mắt Fischer khi họ bắt tay nhau - anh đang nghiên cứu lại thế cờ. Fischer ký biên bản và rời khỏi sân khấu. Không khó để đoán được tâm trạng của anh lúc này.

    [​IMG]
    Cái bắt tay xin hàng của Bobby Fischer

    Trở lại ván cờ trên, Kasparov cho rằng lý do mà Fischer mắc sai lầm và thua trận, là vì anh ta chưa thực sự sẵn sàng để thi đấu. Ông cũng cho rằng có thể do Fischer đã vắt kiệt sức trong 4 ngày nghỉ trước khi bước vào ván đầu tiên (4 ngày nghỉ này là theo yêu cầu của Spassky). Trong lúc nhà vô địch thư giãn đầu óc bằng cách đi câu cá thì Fischer, theo Bjelica (phóng viên người Yugoslavia đã đưa Fischer đi xem bộ phim về Van Gogh ở Candidates 1959), dành toàn bộ thời gian để chuẩn bị một cách điên cuồng: "Tôi đi lên tầng 4 của khách sạn Loftleidir. Khi tôi bước vào căn phòng số 470, thì thấy ở trên sàn nhà ngổn ngang những chiếc vali màu đen khổng lồ với hàng đống sách cờ. Kế bên đó là chiếc vợt tennis. Ở giữa phòng là một cái bàn ăn với một bộ cờ để trên đó. Bobby đang đi quân, không hề chú ý gì đến tôi và Lombardy. Ngay bên cạnh Bobby là quyển sách mà Lombardy gọi là "Kinh thánh Fischer" - một bộ tuyển tập các ván cờ của Spassky".

    Trận thua này khiến Fischer vẫn chưa thể chứng tỏ được với bản thân - cũng như với mọi người - rằng anh có thể chiến thắng được Spassky. Bây giờ thành tích đối đầu của anh với Spassky đã trở nên tệ hại hơn: thua 4 ván, hòa 2 ván, thắng 0 ván. Dù vẫn có những trận tranh chức vô địch thế giới người thách đấu thua ngay ván đầu tiên, nhưng anh vẫn cảm thấy thất vọng và thiếu tự tin. Nhưng không bao lâu. Anh nghĩ không có nhược điểm gì trong cách tính toán của mình, và cho rằng chính những chiếc camera kia mới là nguyên nhân khiến anh bại trận.
     
  9. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Sáng hôm sau, thứ ba, ngày 13 tháng 7, đại diện phía Mỹ thông báo rằng Fischer sẽ không đấu ván tiếp theo trừ khi tất cả các camera được tháo bỏ hết khỏi phòng thi đấu. Fischer khăng khăng rằng chỉ có anh mới có thể nói thứ gì gây khó chịu cho anh. Tuy vậy anh lại từ chối đến phòng thi đấu để kiểm tra các điều kiện mới và quyết định xem nó đã ổn thỏa hay chưa.

    Schmid tuyên bố ván thứ 2 sẽ bắt đầu lúc 5 giờ chiều, và nếu một tiếng đồng hồ trôi qua mà Fischer không có mặt thì anh sẽ bị xử thua ván đó. Để làm phức tạp thêm vấn đề, một thành viên trong đoàn Liên Xô tiết lộ cho giới báo chí rằng nếu Fischer không chịu đến đấu ván thứ 2, rất có thể Spassky sẽ trở về Moscow.

    Spassky xuất hiện trên sân khấu vào lúc 5 giờ kém 2 phút, và một tràng pháo tay vang lên. Đúng 5 giờ, Schmid nhấn đồng hồ của Spassky, và để cho đồng hồ của Fischer chạy, vì hôm nay Fischer chơi quân Trắng. Trong khi đó tại khách sạn Loftleidir, Lombardy cùng các lãnh đạo của Liên Đoàn Cờ Vua Mỹ đang cố gắng thuyết phục Fischer, nhưng vô ích. Một chiếc xe cảnh sát đậu ngay bên ngoài khách sạn để có thể mau chóng đưa Fischer đến địa điểm thi đấu, nếu một lúc nào đó anh đổi ý. 5 giờ 30, đồng hồ của Fischer vẫn tiếp tục chạy. Luật sư của Chester Fox ở Reykjavik đồng ý gỡ bỏ camera trong ván này, còn những ván tiếp theo thì sẽ để bàn bạc sau. Khi đề nghị này được chuyển đến Fischer, anh lại yêu cầu phải khôi phục thời gian đã mất trên đồng hồ của anh. Schmid không đồng ý, và tuyên bố cái gì cũng phải có giới hạn của nó. Fischer, ngồi trong phòng khách sạn, cửa đóng then cài, điện thoại rút dây, thể hiện sự phản đối cứng rắn của mình. Suy nghĩ của Fischer rất rõ ràng: "Nếu tôi yêu cầu một điều gì đó và các anh không đáp ứng, tôi không thi đấu".

    Các khán giả nhìn một cách tuyệt vọng vào hai chiếc ghế bỏ trống (Spassky đã lui về phía sau sân khấu), và vào chiếc bàn cờ với 32 quân, chưa quân nào nhúc nhích. Chỉ có đồng hồ của Fischer là vẫn cứ chạy từ từ, đều đều, từng phút, từng phút trôi qua.

    Đúng 6 giờ chiều, Schmid dừng đồng hồ, tiến về phía trước sân khấu, tuyên bố: "Kính thưa quý vị, theo điều 5 của luật FIDE, Robert Fischer đã thua ván này. Anh ta đã không có mặt trong vòng một giờ đồng hồ theo quy định". Đây là ván cờ đầu tiên (và cũng là duy nhất) trong lịch sử các trận tranh chức vô địch thế giới có kẻ thắng người thua, mà không thực hiện một nước đi nào.

    Spassky được mọi người vỗ tay hoan hô. Anh nói với Schmid, "Thật đáng tiếc", trong khi có một khán giả nào đó giận dữ trước hành động của Fischer, hét lên: "Tống hắn về Mỹ đi!".

    Chưa đầy 6 giờ sau, Fischer đưa ra phản đối chính thức về việc mình bị xử thua. Tuy nhiên, phản đối này bị bác bỏ bởi ban tổ chức vì lý do anh đã không có mặt để thi đấu. Mọi người đều biết Fischer sẽ không dễ dàng chấp nhận chuyện này. Và đúng như thế. Fischer phản ứng ngay lập tức bằng cách đặt vé máy bay về nước. Lombardy hết sức can ngăn anh, nhưng anh vẫn từ chối thi đấu tiếp trừ khi quyết định xử thua bị hủy bỏ. Trọng tài Schmid bày tỏ sự quan tâm chân thành đến sự nghiệp của Fischer nếu như anh rút lui khỏi trận đấu: "Chuyện gì sẽ xảy đến cho Bobby? Liệu còn thành phố nào dám đăng cai những trận đấu của anh ta nữa?".

    [​IMG]

    Dù vậy Bobby vẫn có những người ủng hộ. Đại kiện tướng Svetozar Gligoric cho rằng những chiếc camera liên tục chĩa ống kính vào Bobby, khiến cho anh ta không thể nào tập trung được. Vladimir Nabokov, một tiểu thuyết gia sinh tại Nga, cũng nói đỡ cho Bobby, cho rằng Bobby đã "khá đúng" khi phản đối việc sử dụng camera trong trận đấu: "Anh ta không phải là đối tượng cho những cú bấm máy và chớp nhá từ những cái máy đó".

    Tiến sĩ Euwe, lúc này đang ở Hà Lan, gửi điện chỉ thị cho trọng tài Schmid rằng nếu như Fischer vẫn không đến thi đấu ván thứ 3 và thứ 4, thì trận đấu sẽ kết thúc và Spassky được tuyên bố là Nhà Vô Địch Thế Giới.

    Fischer bắt đầu nhận được hàng ngàn lá thư và điện tín năn nỉ cũng như thuyết phục anh tiếp tục trận đấu, và Henry Kissinger cũng gọi điện cho anh thêm lần nữa, lần này từ California, mong muốn anh thể hiện lòng yêu nước của mình. Tờ The New York Times thậm chí còn đăng nguyên một bài báo khẩn thiết đề nghị Fischer hãy quay trở lại thi đấu. Có lẽ chính từ sự quan tâm của Kissinger về trận đấu và hai cuộc nói chuyện của ông ta với Bobby, mà tổng thống Nixon đã gửi lời mời Fischer đến thăm Nhà Trắng sau khi trận đấu kết thúc, dù thắng hay thua. Nixon nói ông ta thích Bobby "vì anh ta là một chiến binh".

    Trong một nỗ lực để xoa dịu tình hình và động viên Fischer thi đấu, Schmid thông báo rằng theo luật, Fischer có quyền chuyển trận đấu trên sân khấu về căn phòng phía trong hậu trường. Schmid cũng nói chuyện riêng với Spassky, và thuyết phục anh hãy vì tinh thần thể thao mã thượng mà đồng ý với đề nghị này để vãn hồi trận đấu. Spassky bằng lòng. Phải nói rằng Spassky là một con người rất đáng kính phục khi đã nhân nhượng Fischer hết lần này đến lần khác. Lúc Fischer nghe đến sự sắp xếp mới này, anh đã đặt sẵn đến ba chuyến bay để trở về New York ngay trong ngày thi đấu ván thứ 3. Anh mất vài giờ đồng hồ để xem xét lời đề nghị của Schmid, và 90 phút trước khi bắt đầu trận đấu, anh cho biết mình sẵn lòng thử nghiệm với phương án mới này, nếu như anh được đảm bảo hoàn toàn sự riêng tư và không có camera.

    Tại sao Fischer lại đồng ý thi đấu tiếp? Có lẽ đó là sự kết hợp của chủ nghĩa dân tộc, niềm tin vào khả năng sẽ vượt qua hai điểm bị dẫn trước (ván 2 đã chính thức bị xử thua và không thay đổi), mong muốn có được tiền thưởng (thậm chí nếu thua trận, anh vẫn nhận được 91,875 USD , cộng thêm khoảng 30,000 USD tiền truyền hình và quay phim), và trên hết là lời thề danh dự của cả cuộc đời anh: chứng minh anh là kỳ thủ tài năng nhất thế giới.
     
  10. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Cho đến thời điểm này, tại ván thứ 3, trận đấu mới thực sự bắt đầu. Dù Spassky đang dẫn trước 2 điểm, nhưng Fischer lại có được lợi thế rất lớn về tâm lý. Tại sao? Vì Fischer đã có được mọi thứ mà anh ta mong muốn, trong khi Spassky phải thi đấu một cách bị động theo những điều kiện của đối thủ. Dù ít hay nhiều điều đó cũng ảnh hưởng đến Spassky. Như Larsen đã nói: "Nhiều người xem Fischer như là một "đứa trẻ lớn" ("big child"), và ở một chừng mực nào đó thì quả đúng như vậy. Những đứa trẻ đôi lúc rất khôn ngoan và nghĩ ra nhiều cách rất thông minh để áp đặt ý muốn của chúng lên người khác. Tôi sau Denver và Petrosian sau Buenos Aires đã cảnh báo rằng không nên vì bất kỳ lý do gì mà nhượng bộ Fischer, song tại Reykjavik Spassky vẫn vài lần làm theo ý đối thủ". Nếu Spassky lường trước những gì sắp sửa diễn ra, hẳn anh sẽ không bao giờ chấp nhận những yêu cầu từ Fischer.

    [​IMG]

    Spassky có mặt đúng giờ ở phía sau sân khấu; đầu tiên anh ngồi vào chiếc ghế của Fischer, và có lẽ không nhận ra mình đang ở trước camera, anh mỉm cười và ngồi xoay xoay vài vòng trên chiếc ghế như một đứa trẻ. Sau đó anh ngồi sang ghế của mình và chờ đợi. Fischer đến trễ 8 phút, trông rất nhợt nhạt, và hai đấu thủ bắt tay nhau. Spassky cầm Trắng, anh thực hiện nước đi đầu tiên của mình và Fischer cũng nhanh chóng đáp trả. Đột nhiên, Fischer chỉ vào một chiếc camera và hét lên.

    Spassky rất tức giận trước trước hành động của Fischer. "Tôi sẽ rời khỏi đây!", anh sẵng giọng, nói cho Fischer và Schmid biết rằng anh muốn lên sân khấu và thi đấu tại đó.

    Schmid sau này nhớ lại: "Trong khoảnh khắc tôi không biết phải làm sao. Sau đó tôi dừng đồng hồ của Spassky, như thế là đã phá luật rồi. Nhưng dù sao đi nữa tôi cũng phải kiểm soát cho được tình thế căng thẳng này".

    Schmid và Spassky tiếp tục nói chuyện với nhau, và giọng họ dần dần dịu lại. Schmid đặt tay lên vai Spassky và nói: "Boris, anh đã hứa với tôi rằng anh sẽ thi đấu tại đây mà. Anh không giữ lời sao?". Sau đó ông quay sang Bobby: "Bobby, xin hãy bình tĩnh".

    Spassky đứng bất động khoảng 10 giây, suy nghĩ xem mình nên làm gì, cuối cùng anh ngồi xuống và thi đấu tiếp. Fischer được giải thích là chiếc camera kia chỉ giúp chiếu hình ảnh trận đấu của hai người lên màn hình lớn trên sân khấu thôi. Anh tạm chấp nhận.

    Fischer xin lỗi về lời lẽ thiếu kiềm chế của mình, và hai người bắt đầu lao vào cuộc chiến. Sau nước thứ 7 (Fischer đã mất 15 phút, còn Spassky 5 phút), anh rời khỏi phòng một lúc. Khi anh đi ngang qua Schmid, vị trọng tài kinh ngạc khi thấy khuôn mặt của anh cực kỳ nghiêm trọng. "Anh ta trông như người chết", Schmid sau đó kể lại. Có lẽ Fischer cảm thấy căng thẳng, bực tức và mệt mỏi sau những sự việc vừa diễn ra.

    [​IMG]

    Khi ván đấu được tạm hoãn ở nước thứ 41, thế cờ của Fischer chiếm ưu thế rõ. Ngày hôm sau ván đấu tiếp tục. Bobby cảm thấy rất phấn khởi vì anh đang ở thế thắng, cho nên anh đồng ý đấu luôn trên sân khấu. Khi Schmid thực hiện nước đi của Bobby trong chiếc phong bì, Spassky nhìn lướt qua tờ biên bản để kiểm tra lại một lần nữa, và anh nhận ra tình thế đã hoàn toàn vô vọng, không còn bất cứ một cơ hội nào để cứu vãn. Anh dừng đồng hồ và ký biên bản đầu hàng.

    Đi trễ đã trở thành thói quen của Fischer. Anh chạy đến sân khấu trễ 15 phút và thở hổn hển. Spassky đang trên đường về khách sạn rồi. "Chuyện gì vậy?", anh hỏi, và Schmid trả lời: "Ông Spassky đã đầu hàng". Fischer ký biên bản rồi rời khỏi sân khấu mà không nói một lời nào. Anh cũng không đáp lại những nụ cười mà người hâm mộ dành cho anh.

    Dù chỉ mới giao chiến có 2 ván, và tỉ số vẫn đang là 2-1 nghiêng về Spassky, nhưng có thể nói đến thời điểm này ưu thế đã thuộc về Fischer. Chiến thắng này không những giúp anh chấm dứt những tháng ngày đen tối khi chỉ biết hòa và thua trước Spassky, mà còn tạo đà tâm lý cho những ván tiếp theo. Một khi đã cởi bỏ được mọi áp lực, luồng sức mạnh thiên tài trong anh sẽ cuồn cuộn trào dâng.
     
  11. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Áp lực bên ngoài bàn cờ của Spassky chắc chắn là nhiều hơn Fischer. Nếu như Fischer có thua trong trận đấu này cũng chẳng tổn hại gì, thì với Spassky, điều đó thực sự là một thảm họa. Cả Liên Xô đang trông chờ vào anh, hay nói chính xác hơn là đang đè nặng lên vai anh. Do đó nếu như anh thất bại và để tuột mất chức vô địch thế giới khỏi tay Liên Xô, hậu quả thực sự sẽ rất khó lường. Trước khi trận đấu này chính thức khởi tranh, anh đã phải chịu một sức ép cực lớn. Và bây giờ, sau khi thua ván đầu tiên, mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn. Đầu óc của anh căng cứng, và điều đó đã làm ảnh hưởng đến những nước cờ của anh.

    Ván thứ 4 hòa. Đến ván thứ 5, khi thế cờ đang hoàn toàn cân bằng thì ở nước thứ 27, Spassky bỗng phạm phải một sai lầm có thể nói là ngớ ngẩn nhất trong sự nghiệp của mình, và Fischer chớp thời cơ ngay lập tức. Spassky đầu hàng mà không chống cự thêm được nước nào nữa.

    Ván thứ 6 là một ván cờ đẹp mắt của Fischer, và đại kiện tướng Miguel Najdorf ví ván này như là một bản giao hưởng của Mozart. Fischer triển khai một đợt tấn công quyết liệt vào vua của Spassky, từng bước từng bước một, điều quân chậm rãi nhưng rất khéo léo, dồn ép đối thủ vào một mạng lưới chiếu bí không sao tránh thoát. Chiếc lưới tử thần siết chặt lấy Spassky, và anh buộc phải đầu hàng. Fischer gọi đây là ván cờ hay nhất của anh trong cả trận đấu, và quả thực như vậy, không có một điều gì có thể chê trách được Fischer trong ván đấu này. Nhiều đại kiện tướng khác, như Larry Evans, cũng hết lời khen ngợi ván cờ tuyệt đẹp này, và không phải vô cớ mà Evans đã bình luận trên tờ New York Post: "Bobby điềm tĩnh chơi trò mèo vờn chuột với Boris".

    [​IMG]

    Từ thế bị dẫn trước 2-0, Fischer đã làm nên một cuộc lội ngược dòng ấn tượng khi vươn lên dẫn lại 3,5-2,5. Không phủ nhận sức cờ mạnh mẽ của Fischer, nhưng đã có những bất ổn xảy đến với Spassky, và có lẽ đó là do áp lực bên ngoài bàn cờ như đã nói ở trên. Cụ thể những bất ổn trong lối chơi của Spassky là gì?

    Theo các chuyên gia Liên Xô, Boris Vasilievich đã vài lần không đi theo các phương án được chuẩn bị sẵn trước khi thi đấu. Như ở ván thứ 3, anh biết cách để đáp trả nước 11...Nh5 trong khai cuộc Modern Benoni của Fischer, nhưng anh lại thực hiện một nước đi khác. Sau này các huấn luyện viên của anh giải thích rằng vì anh quên (?!) những gì đã phân tích. Sau đó anh tiếp tục phạm sai lầm và dẫn đến bại trận.

    Ván thứ 4 cũng gây ngạc nhiên không kém. Ván này Spassky cầm Đen và anh đã khéo léo đưa Fischer vào một phương án được anh chuẩn bị trước (trong chính khai cuộc sở trường của Fischer là Sozin Attack), nhưng vì một lý do nào đó mà ở nước thứ 21 Spassky lại đi chệch khỏi hướng mà anh và các huấn luyện viên của mình đã đánh giá là tối ưu nhất, đồng nghĩa với việc vứt bỏ hết mọi cơ hội chiến thắng. Như Spassky thừa nhận sau này thì đó là bước ngoặt của trận đấu: "Sau sai lầm của Fischer ở khai cuộc, tôi đã được trao cho cơ hội chiến thắng. Ván cờ thật căng thẳng, rất quyết liệt, nói ngắn gọn là thú vị. Nhưng chính tại đây tôi lại đánh mất mọi thứ..."

    Ván thứ 5 nhà vô địch đã chơi khai cuộc một cách tẻ nhạt, nhường thế chủ động chiến lược cho đối phương, và tại nước thứ 27 thì phạm sai lầm chết người dẫn đến thua nhanh chóng. Sau khi kết thúc ván này, có một bài báo đã viết rằng: "Chiến thắng của Fischer ở ván 5 báo hiệu một bản án cho Spassky đã được ký".

    Về phía Fischer, anh càng lúc càng trở nên mạnh hơn qua từng ván. Để làm nên những chiến thắng như vậy, Fischer liên tục thay đổi khai cuộc, và rất khéo léo khai thác những sai lầm của Spassky từ việc đi sai các phương án mà anh ta và đội ngũ huấn luyện viên đã chuẩn bị. Trong các trận đấu tranh chức vô địch thế giới, một lối chơi như vậy là chưa từng được sử dụng, nhưng Bobby không hề e ngại đem ra thi thố, và cho đến thời điểm này anh đã thành công...
     
  12. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Sau 12 ván, tỉ số đang là 7-5 nghiêng về Fischer. Ván thứ 13 là một ván cờ ngoạn mục, và có thể nói là ván cờ then chốt trong trận tranh chức vô địch thế giới giữa Fischer và Spassky.

    Ở ván này, Fischer cầm Đen, và anh sử dụng Phòng thủ Alekhine - một sự ngạc nhiên khó chịu dành cho Spassky. Phòng thủ này thường ít được sử dụng, vì nó không có lợi cho Đen, và cũng không có phân tích chuyên sâu về các phương án cho Trắng trong khai cuộc này. Nhiều chuyên gia, bao gồm cả Spassky, đều tin rằng Fischer sẽ sử dụng Phòng thủ Sicilian quen thuộc của mình. Nhưng không, anh đã chọn cách gây bất ngờ cho đối thủ khi chuyển sang Phòng thủ Alekhine. Khai cuộc này Fischer đã từng sử dụng vài lần trước đây, nhưng lúc đó anh chỉ thi đấu với các đối thủ yếu. Còn lần này anh quyết định thử nghiệm ngay trong trận đấu sống còn với đương kim vô địch thế giới!

    [​IMG]

    Dù chơi một khai cuộc được xem là không thực sự tốt cho Đen, nhưng Fischer đã thi đấu rất xuất sắc, và đến nước thứ 14 thì anh đã hơn Spassky một chốt. Tuy vậy Spassky chống trả quyết liệt, và khi ván cờ được hoãn lại, dù phân tích suốt đêm nhưng Fischer vẫn không tìm ra được cách nào thực sự tối ưu để gia tăng ưu thế, và e rằng đây sẽ lại là một ván hòa. Hai bên tiếp tục giằng co thêm 20 nước nữa. Đến nước thứ 60 thì một thế cờ ngoạn mục xuất hiện: Đen có một Xe và 5 chốt thông, trong khi Trắng có một Xe, một Tượng và một chốt thông.

    [​IMG]

    Đến đây Fischer nảy ra một ý tưởng ngược đời nhưng cực kỳ độc đáo: anh tự làm tê liệt quân Xe của mình, nhưng khóa được chốt thông của Spassky, đồng thời trói luôn quân Tượng của Spassky vào chốt thông đó. Đổi lại anh có thể rảnh tay sử dụng 5 chốt thông của mình để đấu với Xe Trắng.

    [​IMG]

    Chưa từng có ai nghĩ ra một ý tưởng tương tự như vậy trong cờ vua. Spassky hoàn toàn kinh ngạc. Và anh đã sụp đổ trong một ván cờ dài hơi và cực kỳ căng thẳng. Anh phạm sai lầm ở nước thứ 69, và đến nước 74 thì anh phải buông cờ đầu hàng.

    [​IMG]

    Theo như Smyslov phân tích sau ván đấu, nếu như không để sai sót ở nước 69 thì Spassky đã có thể thủ hòa, nhưng như Botvinnik đã nói: "Liệu ông ấy (Smyslov) có tìm ra được cách gỡ hòa ngay trên bàn cờ, khi ngồi đối diện với Fischer không?". Có lẽ là không, hầu như không một ai. Phong cách đánh rất hiếu chiến và quyết thắng đến cùng của Fischer thường khiến cho các đối thủ rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, và sau cùng họ tự đánh mất chính mình và rơi vào bại cục. Tuy nhiên, cuộc cờ là như vậy. Đó không chỉ là một cuộc đấu trí, mà còn là một cuộc tâm lý chiến. Ai giữ được sự tỉnh táo cho đến phút chót thì đó là người thắng cuộc. "Người chiến thắng là người ít phạm sai lầm nhất!".

    Một ván cờ đáng nhớ, một ván cờ đã đi vào lịch sử, một ván cờ thể hiện kỹ thuật tàn cuộc bậc thầy của Fischer. Không phải vô cớ mà Botvinnik đã xem đây là ván cờ hay nhất của Fischer tại Reykjavik, trong khi Bronstein nhiều năm sau đã bình luận rằng: "Trong toàn bộ trận đấu, tôi thấy ván thứ 13 là hấp dẫn nhất. Có lẽ là vì, thậm chí cho đến ngày nay, khi tôi chơi lại ván cờ này không biết là lần thứ bao nhiêu rồi, tôi vẫn không thể hiểu được những ý đồ ẩn đằng sau mỗi kế hoạch đó, mỗi nước đi đó... Giống như một bức tượng nhân sư huyền bí, nó vẫn còn trêu chọc trí tưởng tượng của tôi".

    Thất bại ở ván này đã gây ra một chấn thương tâm lý nặng nề cho Spassky, vì anh đã để thua trong một thế cờ hòa, và để kém thế trong một khai cuộc được xem là có lợi cho Trắng hơn - một khai cuộc chưa từng được sử dụng trong các trận tranh chức vô địch thế giới. Dù Spassky xem ván 4 như là bước ngoặt của trận đấu, nhưng đây cũng có thể xem là một bước ngoặt khác. Bây giờ Fischer đã dẫn trước 8-5
     
  13. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Dù đã nỗ lực hết sức, nhưng Spassky vẫn không tài nào rút ngắn được cách biệt. "Trong 8 ván cuối gần như lúc nào tôi cũng cảm thấy Fischer là một con cá lớn trong tay mình", Spassky than vãn sau trận đấu, "nhưng một con cá thì trơn tuột và khó nắm giữ, và đến một lúc thì tôi đã để anh ta trượt khỏi tay. Và một lần nữa tôi lại bị nỗi đau về tâm lý. Mọi thứ phải được bắt đầu lại từ đầu...". Spassky chắc chắn đã cảm thấy nản lòng.

    Fischer cũng gặp phải những vấn đề khó khăn. Dường như anh nghĩ mình sẽ dễ dàng kết thúc trận đấu (từ ván 3 đến ván 10 anh giành được đến 6,5 điểm, trong khi Spassky chỉ giành được 1,5), nhưng sự chống trả dữ dội từ phía Spassky khiến cho anh vừa ngạc nhiên vừa khó chịu. Bobby một lần nữa cảm thấy lo lắng.

    Nikolai Krogius, một đại kiện tướng và cũng là một tiến sĩ tâm lý học, người nằm trong đội ngũ trợ tá của Spassky tại Reykjavik, viết về bầu không khí bao quanh trận đấu: "Sau ván thứ 3, dù không gay gắt, nhưng Fischer vẫn đưa ra nhiều phản đối và phát biểu đến ban tổ chức và trọng tài. Đầu tiên anh ta yêu cầu không được cho khán giả ngồi ở 5 hàng ghế đầu tiên, sau đó là 7, rồi đến 14. Ở khách sạn thì Fischer đổi phòng vài lần, và yêu cầu không được cho phép ai xuống hồ bơi khi anh ta đang bơi. Người đại diện chính thức của anh ta, Cramer, thì cư xử một cách ngạo mạn và lấc xấc. Ông ta không chào chúng tôi, và liên tục làm phiền trọng tài Schmid bằng những phàn nàn của ông ta. Chẳng hạn, ông ta yêu cầu những khán giả nào ho thì cần bị đuổi ra ngoài, và vân vân".

    [​IMG]
    Nikolai Krogius và Boris Spassky

    Sau ván thứ 15, Bobby lại đưa ra yêu cầu là ánh sáng cần phải được cải thiện, cùng với một loạt những lời phàn nàn khác... Kasparov lưu ý rằng khi đang trên đà thắng thì Fischer yên lặng, còn lúc bế tắc thì những phản đối và xung đột bắt đầu nảy sinh. Kasparov cho rằng điều đó nhằm gây sức ép lên đối thủ, và Spassky vốn là một con người nhạy cảm nên sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những đòn tâm lý như vậy.

    Phản ứng của Liên Xô trước những phản đối của Fischer cũng cực kỳ khác thường. Trước khi bắt đầu ván 17, Efim Geller, trợ tá của nhà vô địch thế giới, lan truyền trong giới báo chí một thông tin rằng: Boris Spassky bị ảnh hưởng bởi các thiết bị điện tử và hóa chất, và những thứ đó có thể nằm trong phòng thi đấu. Sự chú ý được dồn vào "chiếc ghế của Fischer và dàn đèn trên sân khấu, vì chúng được sắp xếp theo yêu cầu của tay cờ người Mỹ". Theo như người ta kể lại, khi Fischer được đưa cho xem bức thư kiến nghị của Geller, "anh ta cười muốn vỡ bụng; trong suốt 2 tháng Bobby ở Iceland, chưa bao giờ anh ta cười nhiều đến vậy".

    [​IMG]
    Bobby Fischer tìm về với thiên nhiên trong những ngày không thi đấu tại Reykjavik

    [​IMG]

    Nhưng ban tổ chức thì xem xét kiến nghị này của phía Liên Xô một cách rất nghiêm túc. Chiếc ghế của Fischer thậm chí còn được chiếu tia X và tháo ra để kiểm tra. Tuy nhiên, kết quả thật khiến cho đoàn Liên Xô thất vọng: bên trong chiếc ghế chỉ phát hiện một cái tua vít nhỏ (hiển nhiên là nó bị để quên trong quá trình lắp ráp), còn trong những chiếc đèn thì chỉ có... hai con ruồi chết. "Ai đó nói rằng chúng nên được mổ ra để khám nghiệm", nhà phê bình Harold Schonberg của tờ The New York Times bình luận mỉa mai: "Có phải những con ruồi chết một cách tự nhiên không? Hay nguyên nhân cái chết của chúng là vì dính phải một tia chết của người Mỹ? Hay có lẽ chúng qua đời sau khi nếm phải con chốt tẩm thuốc độc trong Phòng thủ Sicilian?".

    Dù tất cả mọi người ở phương Tây dám chắc rằng tác giả thực sự của bức thư không phải là Geller, mà là các lãnh đạo của làng cờ Liên Xô, và họ muốn chuẩn bị dư luận cho thất bại của Spassky, nhưng Kasparov lại nghiêng về một cách nghĩ khác. Ông không cho rằng đây là một "ý tưởng" của Liên Xô nhằm bào chữa cho thất bại, mà họ thực sự đã nghi ngờ như vậy. Ông giải thích: "Thứ nhất, phát biểu này phù hợp với bầu không khí "nghiện" gián điệp (spy-mania) bao trùm trong doanh trại của Spassky, ngay từ lúc mới bắt đầu trận tranh chức vô địch thế giới. Trong bản kế hoạch chuẩn bị cho trận đấu của nhà vô địch thế giới có một điểm như sau: "Mọi thứ liên quan đến công tác chuẩn bị cho trận đấu đều phải được phân loại ra. Tất cả những ai tham gia vào việc chuẩn bị đều phải ký một cam kết không tiết lộ những bí mật chính thức". Thứ hai, theo lời Krogius, "ở giai đoạn hai của trận đấu, các thành viên trong nhóm chúng tôi thu thập được vài quyển sách (chủ yếu xuất bản ở Mỹ), cũng như hàng đống bức thư (đa số cũng từ Mỹ), nói về khả năng phát xạ, cũng như ảnh hưởng của điện tử và hóa chất đến con người". Thứ ba, Boris Vasilievich đã phát biểu vào năm 2003: "Giờ đây tôi nghĩ một sự phát xạ như vậy có thể đã được sử dụng!".

    [​IMG]
    Bức tranh biếm họa về "sự phát xạ" của Fischer với Spassky

    Ngoài áp lực bên ngoài bàn cờ và các đòn tâm lý của cả hai bên, còn một yếu tố nữa ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Yếu tố này đến từ chính Fischer và Spassky, mà cụ thể là thái độ tiếp cận trận đấu của họ. Trong khi Fischer rất khao khát đánh bại Spassky để rửa hận với làng cờ Liên Xô, và cũng để đăng quang chức vô địch thế giới sau bao nhiêu năm chờ đợi, thì Spassky lại tỏ ra chủ quan, khinh địch vì thành tích đối đầu áp đảo của mình so với Fischer. Ngoài ra Spassky cũng đã đánh mất nỗ lực phấn đấu sau khi đoạt chức vô địch thế giới vào năm 1969.

    Thái độ tiếp cận trận đấu khác nhau đã dẫn đến thái độ chuẩn bị cho trận đấu khác nhau. Trong lúc Fischer tập luyện một cách cật lực, và phải nói là có phần hơi quá mức, thì Spassky lại tỏ ra lười biếng ở giai đoạn hết sức quan trọng này. Cả Mikhail Tal lẫn Viktor Korchnoi đều phê bình Spassky. Như Korchnoi đã chỉ trích thẳng về sự lạc hậu trong cách chơi khai cuộc của Spassky, không chịu nghiên cứu các kiểu thế trận hiện đại dù đã được nhắc nhở, và quá tự tin vào kỹ thuật phòng thủ của mình. Kỳ thủ trẻ Anatoly Karpov được giao nhiệm vụ đấu tập với Spassky, nhưng như Karpov kể lại sau này, thì chỉ có duy nhất một ván được chơi: "Lúc mới đầu ông ấy đề nghị tôi dùng "ván cờ Tây Ban Nha", tôi chơi Trắng và sớm giành được ưu thế thắng, nhưng... tôi đã đánh mất lợi thế và thua cuộc. Spassky thích ván này. Ông ấy quyết định rằng mình đang có phong độ rất tốt và không cần phải tập tiếp nữa".

    Một thất bại quan trọng của Spassky đó chính là sự rút lui của "ông bố" Igor Bondarevsky khỏi vị trí trưởng ban huấn luyện, vì ông là người duy nhất có thể buộc Boris phải làm việc chăm chỉ. Lý do của sự ra đi này được tiết lộ bởi Viktor Baturinsky - trưởng bộ môn cờ của Ủy Ban Thể Thao Liên Xô: "Igor Zakharovich thẳng thắn giải thích quyết định của ông ấy với tôi: Spassky không chuẩn bị nghiêm túc cho trận đấu, và ông ấy, Bondarevsky, không muốn phải chịu trách nhiệm về hậu quả". Nói cách khác là huấn luyện viên không tin tưởng rằng học trò của mình sẽ chiến thắng. Cuối cùng, đội ngũ trợ tá cho nhà vô địch bao gồm hai đại kiện tướng Geller và Krogius, cùng với kiện tướng quốc tế Nei.

    Từ ván 14 đến ván 20 đều hòa, phần vì Spassky chống cự quyết liệt, phần vì Fischer trở nên thận trọng một cách khác thường. Anh không hiếu chiến và tìm mọi cách để đánh thắng như mọi khi. Có lẽ anh nghĩ khoảng cách 3 điểm đã đủ an toàn, và không muốn mạo hiểm để cho Spassky có cơ hội rút ngắn tỉ số. Có lẽ ai trong chúng ta khi sắp đến gần vinh quang cũng đều cảm thấy lo lắng và hồi hộp như Fischer cả thôi.

    Sau 20 ván, tỉ số đã là 11,5-8,5 nghiêng về Fischer. Anh chỉ cần hai ván hòa hoặc một ván thắng trong 4 ván còn lại là đủ để giật danh hiệu vô địch thế giới khỏi tay những người Nga, và khỏi tay nước Nga. Tương lai của Fischer đã trở nên quá rõ ràng.

    Ván thứ 21 được bắt đầu vào ngày 31 tháng 8, và Fischer, chơi quân Đen, đã thi đấu tuyệt hay, khi ván cờ được hoãn lại thì anh đã đưa vào một tàn cuộc ở thế thắng. Nếu điều đó xảy ra, thì ván thứ 21 sẽ là ván đấu cuối cùng của Bobby. Để đánh bại Spassky trong trận đấu này và chinh phục danh hiệu vô địch thế giới, anh cần phải đạt đủ 12,5 điểm. Một ván thắng nữa thôi, anh sẽ tiến đến con số ma thuật đó.

    Ngày hôm sau, Harry Benson, phóng viên của báo Time Life, gặp Spassky tại khách sạn Saga. "Đã có một nhà vô địch mới", Spassky nói. "Tôi không buồn. Thể thao là như vậy và tôi đã thua. Bobby là nhà vô địch thế giới mới. Bây giờ tôi phải ra ngoài đi bộ và hít thở một chút không khí thôi".

    Benson ngay lập tức lái xe đến khách sạn Loftleidir và báo tin cho Bobby. "Anh có chắc đó là tin chính thức chứ?", Fischer hỏi. Được cho biết đó là thông tin chính xác từ Spassky, Fischer đáp gọn: "Vâng, cảm ơn".

    Vào lúc 2:47 chiều, Fischer có mặt trên sân khấu ở Laugardalsholl để ký biên bản. Schmid đưa ra thông báo chính thức: "Kính thưa quý vị, ông Spassky đã đầu hàng qua điện thoại vào lúc 12:50. Đây là một cách truyền thống và hợp lệ để đầu hàng. Ông Fischer đã thắng ván này, ván thứ 21, và ông ấy là người chiến thắng của trận đấu".

    Các khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Fischer mỉm cười khi Schmid bắt tay anh, sau đó anh gật đầu một cách vụng về để đáp lại sự mến mộ của khán giả, cảm thấy không thoải mái, và bắt đầu cất bước đi. Ngay trước khi rời khỏi đó, anh dừng lại một chút và nhìn vào đám đông, như thể anh muốn nói điều gì đó, hoặc có lẽ là anh định vẫy tay chào họ. Sau đó anh nhanh chóng biến mất ra phía sau sân khấu và rời khỏi tòa nhà. Một đám đông tụ tập quanh xe của anh. Người lái xe là Saemi Palsson, vệ sĩ của anh. Các phóng viên truyền hình cố gắng đưa micro với camera vào để phỏng vấn và quay phim Bobby, nhưng vô ích, cửa xe đã đóng kín. Lombardy ngồi ở ghế sau, và ba người lái xe đi. Chỉ sau khi đã ra ngoài đường lớn Fischer mới cho phép mình cười, và anh cười toe toét như một đứa trẻ. Anh đã trở thành Nhà Vô Địch Thế Giới.

    Hai ngày sau khi Fischer đoạt chức vô địch, một bữa tiệc trọng thể được tổ chức tại Laugardalsholl. Boris Spassky đến tham dự, cũng như trọng tài Lothar Schmid và chủ tịch FIDE Max Euwe đều có mặt. Buổi lễ bế mạc này đã được chuẩn bị trong nhiều tuần, và vé được bán ra từ trước khi trận đấu kết thúc.

    Nhưng Bobby Fischer đâu? Những tiếng thì thầm bàn tán lan đi khắp căn phòng: "Anh ta sẽ không đến!" "Anh ta phải đến... thậm chí chị anh ta cũng ở đây!" "Anh ta vẫn còn đang thu lượm mấy tấm séc của mình!" "Anh ta đã trở lại Brooklyn rồi" ...

    Một tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không thấy bóng dáng nhà vô địch đâu, các quan khách thì đang sốt ruột chờ đợi, Tiến sĩ Euwe đành bước lên sân khấu, và dàn nhạc trình diễn bài hát của FIDE: "Gens Una Sumus". Đột nhiên, trong bộ comlê màu hạt dẻ, Bobby xuất hiện. Không đợi hết nhạc, anh đi thẳng lên bàn đầu và ngồi xuống. Spassky ngồi cách đó hai ghế, Bobby vươn tay ra và họ bắt tay nhau. Euwe mời Fischer lên sân khấu, đeo chiếc vòng nguyệt quế danh giá lên vai anh, và tuyên bố anh là Nhà Vô Địch Thế Giới. Sau đó ông trao cho Fischer chiếc huy chương vàng và một tấm giấy chứng nhận. Lễ đăng quang diễn ra trong chớp nhoáng.

    [​IMG]
    Bobby Fischer và chiếc vòng nguyệt quế vinh quang

    Xem xét tấm huy chương, Bobby thì thầm với Euwe, "Nhưng tên tôi không có trên đây", Euwe mỉm cười trả lời: "Chúng tôi không biết được liệu anh có chiến thắng hay không!". Không nói thêm lời nào, Bobby trở về bàn của mình. Euwe tiếp tục nói chuyện, và đề cập đến những điều lệ của trận tranh chức vô địch thế giới sẽ được thay đổi trong tương lai, chủ yếu là vì Fischer, người đã gây ra quá nhiều chuyện xung quanh trận đấu này.

    Trong lúc Euwe phát biểu, Bobby cảm thấy buồn chán, và anh lôi chiếc bàn cờ bỏ túi quen thuộc của mình ra, bắt đầu phân tích lại ván cuối cùng của anh với Spassky. Spassky chuyển đến ngồi gần anh và lắng nghe phân tích của Bobby. Cuộc trao đổi diễn ra thật tự nhiên, như thể họ đang thi đấu với nhau. "Tôi sẽ chơi tiếp như thế này", Spassky nói, di chuyển một quân trên bàn và chứng minh rằng anh có thể cầm cự ván cờ. "Nó sẽ không thay đổi được gì", Bobby đáp lại. Sau đó anh cho tay cờ người Nga thấy tất cả các phương án mà anh đã phân tích trong khi hoãn đấu. Đại kiện tướng Efim Geller và Robert Byrne cũng nhanh chóng nhảy vào tranh luận. Vào lúc đó bản nhạc "Les oiseaux dans la charmille" của Offenbach dịu dàng cất lên, nhưng các kỳ thủ dường như không để ý đến.

    [​IMG]
    Bobby Fischer và Boris Spassky

    Cuối cùng, Fischer được trao cho hai tấm séc giải thưởng, một tấm từ Liên Đoàn Cờ Vua Iceland, và một tấm từ James Slater, nhà triệu phú đã cứu vãn trận đấu. Chiến thắng của Bobby đã mang về cho anh 153,240 USD, cùng rất nhiều những tặng vật khác. Gudmundur Thorarinsson, chủ tịch Liên Đoàn Cờ Vua Iceland, phàn nàn rằng họ đã bị mất đến 50,000 USD cho trận đấu, vì không nhận được đồng nào từ tiền truyền hình và quay phim.

    Khi Bobby đã nhận xong mọi thứ, anh rời khỏi bữa tiệc với người bạn của mình là kỳ thủ Argentina Miguel Quinteros. Quá nóng lòng rời đi, Bobby đã để quên quyển sách kỷ niệm của Iceland, và nó không bao giờ còn tìm lại được.

    Ngay trước khi Spassky rời Reykjavik, Bobby gửi đến kỳ thủ người Nga một bức thư và một món quà, thể hiện tình bạn của anh dành cho Spassky. Spassky dường như không có chút oán hận nào đối với người đã đánh bại anh, dù anh biết rằng mình sẽ phải đối mặt với bao khó khăn khi trở lại Moscow. Nhận xét cuối cùng của anh về Bobby là "Fischer là con người của nghệ thuật, nhưng là một con người hiếm gặp trong cuộc sống thường nhật của thế kỷ này. Tôi thích Fischer và tôi nghĩ tôi hiểu anh ấy".
     
  14. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    Hãy cùng điểm lại những thành tích đáng nhớ trong sự nghiệp của Bobby Fischer:

    Tháng 7 năm 1956, vô địch giải trẻ Mỹ tại Philadelphia với điểm số 8,5/10, trở thành nhà vô địch trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải này ở tuổi 13.

    Tháng 10 năm 1956, cầm Đen đánh bại kiện tướng quốc tế Donald Byrne tại giải Rosenwald Trophy. Ván cờ này về sau được mệnh danh là "Ván cờ thế kỷ".

    Tháng 8 năm 1957, vô địch giải Mỹ mở rộng tại Cleveland với điểm số 10/12, trở thành nhà vô địch trẻ tuổi nhất trong lịch sử của giải.

    Năm 1957-1958, trở thành nhà vô địch trẻ nhất của Mỹ ở tuổi 14, và được quyền tham dự Portoroz Interzonal Tournament 1958.

    Tháng 9 năm 1958, xếp hạng 5 tại Interzonal và trở thành đại kiện tướng quốc tế trẻ nhất cho đến thời điểm đó với 15 tuổi 6 tháng.

    Năm 1959, trở thành kỳ thủ trẻ tuổi nhất trong lịch sử được quyền tham dự Candidates khi chỉ mới 16 tuổi.

    Năm 1960, đồng hạng nhất với ngôi sao trẻ của Liên Xô Boris Spassky tại giải Mar del Plata với điểm số 13,5/15

    Năm 1962, vô địch Interzonal tại Stockholm với kết quả 17,5/22, là kỳ thủ duy nhất bất bại tại giải.

    Năm 1965, Fischer tham dự giải Capablanca Memorial Tournament, giải quốc tế đầu tiên sau 2 năm, và xếp hạng nhì, mặc dù phải thi đấu trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.

    Năm 1967, đột ngột bỏ cuộc khi đang dẫn đầu tại Interzonal với điểm số 8,5/10

    Năm 1968, vô địch hai giải Netanya và Vinkovci với điểm số áp đảo 11,5/13 và 11/13, rồi rút lui khỏi làng cờ trong suốt 18 tháng.

    Năm 1969, xuất bản quyển sách "My 60 Memorable Games", trở thành quyển sách bán chạy nhất tại thời điểm đó.

    Năm 1970, tham gia "Trận đấu thế kỷ" và là người cao điểm nhất giải. Sau đó tham dự "Giải Vô Địch Cờ Chớp Thế Giới không chính thức" tại Herceg Novi và đoạt chức vô địch với điểm số 19/22, bỏ xa người về nhì 4,5 điểm.

    Tháng 4-5 năm 1970, thắng dễ tại Rovinj/Zagreb với 13/17 (thắng 10 hòa 6 thua 1), bỏ xa người về nhì 2,5 điểm.

    Tháng 7-8 năm 1970, vô địch giải Buenos Aires với điểm số áp đảo 15/17 (thắng 13 hòa 4), bỏ xa người về nhì 3,5 điểm.

    Tháng 11-12 năm 1970, vô địch Interzonal tại Palma de Mallorca với điểm số 18,5/23, bỏ xa người về nhì 3,5 điểm.

    Năm 1971, thống trị hoàn toàn Candidates Matches khi đè bẹp Mark Taimanov 6-0 ở vòng tứ kết, Bent Larsen 6-0 ở vòng bán kết, và Tigran Petrosian 6,5-2,5 ở trận chung kết.

    Tháng 8 năm 1971, Fischer vô địch một giải cờ chớp rất mạnh được tổ chức tại câu lạc bộ cờ Manhattan, với điểm số không thể tin nổi: 21,5/22.

    Năm 1972, Fischer đánh bại Spassky trong trận tranh chức vô địch thế giới với kết quả 12,5-8,5. Nếu trừ đi các ván hòa và không tính ván thua do bỏ cuộc thì Fischer đã chiến thắng với tỉ số đậm 7-2. Đại kiện tướng Jan Timman đã gọi chiến thắng của Fischer là "câu chuyện về người anh hùng đơn độc đánh bại cả một đế chế".

    Trong sự nghiệp của mình, Fischer đã vô địch nước Mỹ tổng cộng 8 lần:

    1957-58: 10,5/13
    1958-59: 8,5/11
    1959-60: 9/11
    1960-61: 9/11
    1962-63: 8/11
    1963-64: 11/11 (kỳ tích chưa từng có ai lặp lại)
    1965-66: 8,5/11
    1966-67: 9,5/11

    Năm 1961-62 Fischer không tham dự giải vô địch Mỹ vì bận chuẩn bị cho Interzonal, và năm 1964-65 giải không tổ chức. Tổng điểm của Fischer tại các giải vô địch Mỹ là 74/90 (thắng 61, hòa 26, thua 3), đạt hiệu suất 82,2%

    Ngoài ra Fischer từng tham dự 4 kỳ Olympic, với 2 lần giành huy chương bạc và 1 lần giành huy chương đồng cá nhân.

    Trong cả sự nghiệp của mình, Fischer thắng 419 ván, thua 85 ván, hòa 246 ván, đạt hiệu suất 72,3% (cực kỳ cao). Trước trận tranh chức vô địch thế giới với Spassky, hệ số elo của Fischer là 2785, cao nhất thế giới, trong khi người đứng thứ nhì là Spassky chỉ đạt 2660

    [​IMG]
    Bobby Fischer năm 1971

    Những nhà vô địch thế giới như Botvinnik, Petrosian, Spassky xem Fischer như là một chiếc máy tính, đơn giản vì khả năng tính toán phương án siêu hạng của Fischer, cùng với sự cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong việc lập kế hoạch. Sự chính xác luôn là ưu tiên hàng đầu của Fischer. Như Mikhail Tal đã nói, đừng bao giờ "cho không" Fischer một lợi thế, bởi vì anh ta có khả năng xử lý những ưu thế đó không giống bất kỳ một ai, và gần như đảm bảo 100% sẽ chuyển hóa thành chiến thắng.

    Fischer nổi tiếng nhờ khả năng chuẩn bị chuyên sâu cho khai cuộc, và ông đã có rất nhiều đóng góp cho lý thuyết khai cuộc trong cờ vua.

    Fischer đặc biệt nổi tiếng nhờ kỹ thuật tàn cuộc thượng thừa của mình. Kiện tướng quốc tế Jeremy Silman xếp Fischer vào top 5 kỳ thủ có kỹ năng tàn cuộc giỏi nhất, cùng với Emanuel Lasker, Akiba Rubinstein, José Capablanca, và Vassily Smyslov. Silman gọi Fischer là "bậc thầy của tàn cuộc Tượng".

    Tàn cuộc Xe, Tượng, Chốt chống với Xe, Mã, Chốt đôi khi còn được gọi là "Tàn cuộc Fischer", nhờ vào ba ván thắng mẫu mực của Fischer trước Mark Taimanov trong tàn cuộc dạng này ở Interzonal 1970 và Candidates Matches 1971

    Fischer được xem là một trong những kỳ thủ mạnh nhất mọi thời đại, và là một trong những chiến binh vĩ đại nhất đã từng chiến đấu trên bàn cờ.

    Cùng xem lại những hình ảnh về Bobby Fischer, vị hoàng đế thứ 11 trong lịch sử cờ vua:

     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này