Im Lặng Hố Thẳm - Phạm Công Thiện

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sun1911, 30/9/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    An Tiêm xuất bản 1967, tái bản lần 2 năm 1969. Phạm Hoàng xuất bản 1969

    PHƯƠNG PHÁP SUY TƯ VỀ VIỆT VÀ TÍNH CON ĐƯỜNG CỦA TRIẾT LÝ VIỆT NAM

    Gửi về Nguyễn Du Nguời cha tóc trắng của thi ca và tư tưởng Việt Nam, ngồi im lặng trên mây núi Hồng, già với gió thu, trở thành một trong năm nhà thơ vĩ đại nhất phương Đông.
    Paris ngày 22 tháng V 1966

    Phạm Công Thiện
    NGUỒN:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Link:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    P/W: sau khi đọc xong 1 số tác phẩm của Phạm Công Thiện,tôi rút ra 1 vài nhận định sau.Phạm Công Thiện viết rất phóng khoáng,mãnh liệt và tạo ra nhiều cảm hứng cho người đọc.Với tôi,Phạm Công Thiện giống như 1 chiếc cầu nối giúp tôi tiếp cận gần hơn với Nietzsche vì cách viết của Nietzsche cũng cuồng bạo không kém.Thật khó để có thể hệ thống hóa những gì tuôn trào từ ngòi bút Phạm Công Thiện,đơn giản là bạn chỉ việc đọc và cháy theo những cảm xúc triết học của ông.

    Nguồn TVE: Nick Cungcung
     
    Last edited by a moderator: 2/8/14
  2. lethodung

    lethodung Mầm non

    Trang web rất hay và có rất nhiều cuốn sách quá hay. Bạn tìm được cuốn sách yêu thích, bạn đọc và chiêm nghiệm bạn trở nên một con người khác tốt đẹp hơn lên. Cảm ơn admin rất nhiều
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
  3. phivutinh

    phivutinh Lớp 1

    Không biết chảy tới đâu, đọc xong mấy bài của cụ phát hiện cụ Phạm Công Thiện bị tự kỹ nặng, hèn gì VNCH có mấy người như cụ thua tan tác là phải.
    Cụ bắt chước Heidegger nhìn lại động từ tobe để tìm lại lịch sử đó mà
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/6/15
  4. Cải

    Cải Cử nhân

    .
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/17
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Khi nào bạn là triết gia đi rồi hẳn phê phán cụ nhé, ngay cả đoạn trích dẫn của bạn là mình nghĩ ngay đến chuyện bạn không coi tiếng Việt ra gì rồi? Triết thuyết tóm lại cũng chỉ để giải thích tính "con" của chúng ta thôi! Cho dù cụ tự kỷ đi nữa thì cụ viết sai sao? Triết thuyết không có sai hay đúng nhé!
    Cụ viết gì, triết thuyết của cụ ra sao thì cũng không liên quan gì đến chuyện miền Nam nhập vào miền Bắc hết nhé! Bạn không thể quy toàn bộ trách nhiệm về việc sáp nhập này vào người/triết thuyết của cụ Thiện được. Việc sáp nhập chỉ đơn giản là một sự kiện thống nhất dân tộc mà thôi, mình nghĩ rằng bạn vẫn còn phân biệt tộc người/vùng miền quá, bạn không muốn người Việt về cùng một nhà/một nước à?

    «GT3»
     
    giangenator and Kỳ văn like this.
  6. Kỳ văn

    Kỳ văn Mầm non

    Bạn đọc Phạm Công Thiện được bao trang, bao cuốn mà chỉ trích nặng nề thế ? Ông chính là cánh cửa đã đưa tôi - một người ít học bước vào kho tàng minh triết của nhân loại và Thiền tông Phật giáo đấy bạn ơi. Đến tận bây giờ tôi vẫn luôn hàm ơn ông.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/5/19
  7. huytran

    huytran Lớp 5

    Tôi thấy chỉ 1 ý phê phán Phạm Công Thiện mà dấy lên nhiều bất mãn. Để có cái nhìn công bằng hơn, tôi xin nói vài lời sau:

    1/ Sự thật lịch sử vẫn là giữa 2 miền Nam Bắc đã từng có 2 chế độ cai trị, đấu tranh lẫn nhau bằng chiến tranh toàn diện, và cuối cùng đã có 1 chế độ thắng. Chuyện này tốt hay xấu, hay hay dở là do ở góc nhìn mỗi người. Thắng thua là do những nguyên nhân khách quan; chỉ ra 1 trong những nguyên nhân đó đâu có phải là khen miền này hay thương tiếc miền kia.

    Lực lượng dùng để thắng một cuộc chiến phải xây dựng trên toàn thể các nền tảng văn hóa, chính trị, tư tưởng, giáo dục.... của một xã hội. Tôi thấy văn chương Phạm Công Thiện và rất nhiều người thuộc thế hệ ông có khuynh hướng cổ vũ nếp sống, nếp hành xử vô kỷ luật, phóng túng ngạo mạn, thích nổi loạn, phi thực tế kiểu như thần tượng của họ là Henry Miller. Bảo rằng phong trào đó có ảnh hưởng đến sức chiến đấu thì cũng đâu có gì là quá đáng, dù là bảo vì thế mà thua 1 cuộc chiến tranh thì chắc hơi quá lời.

    Vậy thì bạn có quyền hỏi, cái đó liên quan gì đến giá trị triết lý của Phạm Công Thiện? Có liên quan, vì độc hại ở thời nào cũng vẫn là độc hại. Biết lịch sử để không phạm phải sai lầm trong thời đại chính mình, đó là cần thiết.

    Triết lý, kể cả thứ triết lý trừu tượng nhất, cũng là nguyên tắc cho 1 hình thức ứng xử nào đấy. Phương pháp, ngôn ngữ triết lý lại càng ảnh hưởng người ta mạnh hơn là nội dung triết lý. Tự tôn chính mình, tự tôn dân tộc thái quá, đó là cách ngăn chặn tư duy phát triển. Tôi nghĩ, từ góc độ ích lợi xã hội mà nói, thì người ta có quyền phê phán cái gọi là triết lý của Phạm Công Thiện

    2/ Chúng ta không nên giữ nếp suy nghĩ "thử viết sách/làm phim/làm triết gia được đi rồi hãy chê bai," mà tôi nghe thấy rất nhiều lần. Là con người có đầu óc, chúng ta không có nhiệm vụ, và không có quyền, sống như những con nhòng con vẹt, cả ngày lập lại lời của người nổi tiếng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/22
    diem1 and tauvequehuong like this.
  8. Hải Nh

    Hải Nh Mầm non

    Gửi các bạn file epub tôi làm qua text của talawas
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này