Hiện thực Lãng mạn Khảo luận về Đoạn Trường Tân Thanh - Doãn Quốc Sỹ, Việt Tử <1000QSV1TVB #0213>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 7/9/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0213.Khảo luận về Đoạn Trường Tân Thanh.PNG

    Tên sách : KHẢO LUẬN VỀ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
    Tác giả : DOÃN QUỐC SỸ, VIỆT TỬ
    Nhà xuất bản : NAM-SƠN
    Năm xuất bản : IN LẦN THỨ HAI 1960
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đánh máy : Hiền Dzô, Nhok_kira, hangdtv, quansu62,
    thuan1975, juniefuchsia, huyennhung

    Kiểm tra chính tả : Phan Hà Đình Phong,
    Tào Thanh Huyền, Nguyễn Xuân Huy

    Biên tập chữ Hán-Nôm : Dương Nhật Xuân
    Biên tập ebook : Thư Võ

    Ngày hoàn thành : 03/09/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link » của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả DOÃN QUỐC SỸ, VIỆT TỬ và nhà xuất bản NAM-SƠN
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    BÀI BIA KỶ NIỆM TIÊN ĐIỀN NGUYỄN TIÊN SINH
    BÌNH KIỀU
    ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH ĐƯỢC SÁNG TÁC VÀO THỜI NÀO ?

    1) Phái chủ trương truyện Kiều sáng tác sau khi cụ Nguyễn-Du đi sứ
    2) Phái chủ trương truyện Kiều được sáng tác trước khi Nguyễn-Du đi sứ
    GIÁ-TRỊ TRUYỆN KIỀU
    1) Giai đoạn 1 (Từ khi xuất hiện đến 1919)
    2) Giai đoạn 2 (1919-1942)
    3) Giai đoạn 3 (1942 cho đến nay 1957)
    NGUYÊN LÝ ĐẠO ĐỨC TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
    BẢN PHƯỜNG VÀ BẢN KINH
    MINH OAN CHO KIỀU
    NHÂN ĐỌC TỚI LẼ BẠC MỆNH TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
    TÂM SỰ NGUYỄN-DU QUA ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

    1) Thuyết thứ nhất
    2) Thuyết thứ hai
    3) Lời bàn thêm để sáng tỏ vấn đề
    NHỮNG MÂU THUẪN TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
    TỪ-HẢI CÓ PHẢI LÀ ANH HÙNG KHÔNG
    NHỮNG VỪNG TRĂNG THEO DÕI ĐỜI KIỀU
    TÌNH QUÊ HƯƠNG CỦA THÚY KIỀU

    1) Nhớ nhà khi ra đi với Mã Giám Sinh
    2) Nhớ nhà khi ở lầu Ngưng Bích
    3) Nhớ nhà khi ở lầu xanh
    4) Nhớ nhà khi ở với Thúc Sinh
    5) Nhớ nhà sau khi đã lấy Từ Hải
    TIẾNG ĐÀN CỦA KIỀU
    GIỌT NƯỚC TIỀN ĐƯỜNG

    PHỤ LỤC 1 : THÁC LỜI NGƯỜI TRAI PHƯỜNG NÓN Ở TIÊN ĐIỀN
    PHỤ LỤC 2 : VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
    PHỤ LỤC 3 : THANH HIÊN THI TẬP CỦA NGUYỄN-DU

    2) « MẠN HỨNG »
    3) « U CƯ »
    4) « ĐỘC TIỂU-THANH-KÝ »
    5) « LAM GIANG »
    6) « TƯƠNG ĐÀM ĐIẾU TAM LƯ ĐẠI PHU »
    7) « KÝ HỮU »
    8) ĐẠO Ý
    9) THÁI BÌNH MÃI CA GIẢ
    10) SỞ KIẾN HÀNH
     
    tieungao, Cải, laughic and 8 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    (Trích)

    BÌNH KIỀU

    I. « Đem bút mực tả lên tờ giấy những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra một người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, uỷ mị, đốn tỏa, giải thư, thì mới có văn tả hệt ra như thế vậy ». (Trích bài Tựa của Phong Tuyết chủ nhân Thập thanh thi viết tháng 2 năm mậu-Tý, hiệu Minh Mệnh, 1828, Bùi Kỷ Trần trọng Kim dịch).

    II. « Ta lúc nhàn đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng : Tố Như tử dụng tâm đã khổ tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy ? » (Trích bài Tựa của Tiên Phong Mộng liên đường chủ nhân, viết tháng 2, năm đầu hiệu Minh Mệnh, 1820, Bùi Kỷ Trần trọng Kim dịch).

    III. « Người ta thường nói : con trai không nên xem Tam-quốc truyền-kỳ, con gái không nên xem Kim-Vân Kiều, là sợ có phong hại cho đạo học mà động lòng dâm. Song không phải như thế. Còn nhỏ khi tôi mười bốn tuổi, phú nghĩa đã thông mà tứ văn chưa hoạt. Có người tiền bối bảo nên đọc truyện Thúy-Kiều thì sau dễ viết hơn, tôi bèn lấy đọc. Tuy chỉ thông được đại ý, điển tích sâu xa, chưa có thể hiểu rõ, nhưng tứ văn quả nhờ thế mà thành hoạt bát hơn ». (Trích bài Lệ Ngôn bản tân khác Đoạn Trường Tân Thanh, hiệu Thành Thái năm thứ 14, 1902, của Kiều Oánh Mậu Đào duy Anh dịch).

    IV. « Tả Vân thì : « Mây thua nước tóc tuyết nhường mầu da ». Đến tả Kiều thì : « Làn thu thủy nét xuân sơn ; Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ». Trên nói « thua », « nhường » sắc trung chi hiền, đến chữ « ghen » chữ « hờn » thì rõ là sắc trung chi thánh. Trong sắc giới mà có phân bực thánh bực hiền thì mấy chữ đó chính là tác giả đã khổ tâm chọn lựa, nấu nướng, un đúc để tả ra cho rành không lẫn nhau ». (Ý kiến của Thái Sơn Đặng nguyên Cẩn do Tùng Ngư thuật lại, xem Tiếng Dân ngày 9 Février 1937).

    V. « Nói về văn chương quốc âm của ông Nguyễn-Du, thì vẫn là hay thật, song cái lối văn vận, ngâm nga ngợi hát, chỉ là một lối trong đạo văn chương. Văn tuy hay mà truyện là một truyện phong tình thì có vẻ ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi, tám chữ ấy không tránh đằng nào cho khỏi. Cái bản ý ông Nguyễn-Du làm truyện Đoạn-Trường-Tân-Thanh (tức là truyện Kiều) chỉ là mượn văn chương mà ngụ chút tâm sự mình ; cho nên ông đã có câu : Lời quê góp nhặt nên bài ; Mua vui cũng được một vài trống canh ». (Trích ở bài Chánh học cùng Tà thuyết của Tập Xuyên Ngô đức Kế đăng trong Hữu thanh tạp chí số 21 ngày 21 Septembre 1924).

    VI. « Phong tình mà tiết nghĩa, cả cái tâm lý cô Kiều là gồm trong bốn chữ ấy. Lịch sử không thiếu gì những gương đàn bà tiết liệt, nhưng các bậc ấy cao nghiêm quá, chỉ khiến cho người ta kính sợ, không cho người ta mến yêu. Ở đời không thiếu gì những kẻ trăng hoa nhưng các bậc ấy bỉ tiện quá, chỉ khiến cho người ta khinh nhờn, không khiến cho người ta quý chuộng. Có cái đức nghiêm của người liệt nữ, mà lại có cái vẻ tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến tính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thế đủ khiến thương, vì cảnh ngộ phải nặng kiếp đào hoa trong tình ý vốn ra người tiết nghĩa, ở nơi ô trọc mà vẫn giữ được tiết thanh cao, gặp cảnh gian nan mà không hề đến nỗi đắm đuối, Kiều nương thật gồm được cả bấy nhiêu tình các, nên ai đọc truyện cũng phải kính, phải thương, phải yêu, phải trọng ». (Trích bài Truyện Kiều của Phạm thượng Chi trong Nam Phong tạp chí, số 30, Déc, 1919).
     
    dongtrang, tieungao and Heoconmtv like this.
  4. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Không biết tác giả có thù hằn gì với cơm sườn
     
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này