Kinh dịch-Di sản sáng tạo của Việt Nam

Thảo luận trong 'Tủ sách Khoa học' bắt đầu bởi tracthanh, 6/10/13.

Moderators: Utron
  1. tracthanh

    tracthanh Lớp 9

    Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề " tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam. Với sự thận trọng cần thiết, Thanhnien Online xin giới thiệu bài viết sau đây của học giả Nguyễn Thiếu Dũng để rộng đường tham khảo.
    Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.
    Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy. Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.
    ......


    Nguồn: [email protected]
     

    Các file đính kèm:

  2. tracthanh

    tracthanh Lớp 9

    Chu Dịch Và Kinh Dịch

    Xin giới thiệu thêm một bài viết "Chu Dịch và Kinh Dịch" của tác giả Lương Trâm. Trong bài viết đó tác giả giải thích về Kinh Dịch, sự khác nhau giữa Chu Dịch và Kinh Dịch, cũng như nguồn gốc của Kinh Dịch. Có thể xem bài viết này tại địa chỉ: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn: [email protected]
     

    Các file đính kèm:

  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Moderator Thành viên BQT

    Chủ đề này mình cũng rất thích. Mình cũng có đọc vài bài của bác Hà Văn Thuỳ cũng lật lại về tác quyền của chữ “vuông”. Và còn nhiều tác quyền khác mà người Lạc Việt đã quên mất song song việc bị người Hán đánh cắp.

    Mong sau này có nhiều chứng cứ hơn giúp chúng ta giành lại di sản tổ tiên, giờ thì rõ ràng chưa đủ.
     
  4. sơn vô đối

    sơn vô đối Mầm non

    Em cũng nghĩ như thế ạ. Người Việt cổ chúng ta tinh hoa văn hoá chả thua gì người hán nhưng mà bị cướp mất nhiều quá
     
  5. Mã Khắc Tư

    Mã Khắc Tư Mầm non

    Không biết nên nói gì
     
  6. Chuyện xứ Âu:
    Sách UKRAINE - QUÊ HƯƠNG CỦA LOÀI NGƯỜI của Igor Tsar

    Trích:

    "Cuốn sách là một tài liệu vô cùng thú vị về lịch sử Ukraine, cung cấp những sự kiện ít được biết đến, những mệnh đề không cần chứng minh, những giả thuyết mà tác giả đã làm rõ nhờ tham khảo nhiều học giả uy tín. Các nhà khoa học và chuyên gia nổi tiếng thế giới đã giúp chúng tôi xác thực và kiểm chứng những điều này. Tất nhiên, một số luận điểm vẫn cần nghiên cứu thêm, nhưng tác giả giữ quyền nêu ý kiến cũng như các tuyên bố về nó".

    Theo tác giả, dân Ukraine đã từng xây dựng nhà nước đầu tiên trên thế giới. Họ đã định cư ở các vùng lãnh thổ của châu Âu, châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ thứ 2-4 trước Công nguyên. Số học cũng được phát minh ở Ukraine, sau truyền đến Ấn Độ rồi vòng ngược lại châu Âu nhờ dân Ả Rập.

    Phụ nữ Ukraine đã thành lập nên Vương quốc gọi là Amazons. Kinh Vệ Đà của Ấn Độ thực ra được viết trên bờ sông Dnieper. Bộ lạc người Aryan từ Ukraine đến thành lập nên vương quốc Iran vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, trước đó 1000 năm là văn minh Sumer do những di dân Ukraine tạo nên.

    Vẫn chưa dừng lại, tác giả viết rằng người Ukraine đã phát minh ra tiếng Phạn và cả tiếng Anh nữa. Trích nguyên văn:

    "Nước Anh được thành lập bởi một người gốc Ukraine. Đây không phải trò đùa! Nhà sử học người Kiev Alexander Paly xác nhận như vậy. Gần đây, quan niệm về vua Arthur đến từ xứ sở chúng ta đã trở nên khá phổ biến ở Anh!"

    Cuối cùng, Igor Tsar tuyên bố rằng quốc gia cổ xưa nhất này đã mang đến cho thế giới nền văn minh, nhà nước, bánh xe, kỹ thuật chế đồ sắt, chiến xa, nông nghiệp, những cây cung và mũi tên...vv...đầu tiên.
     
    huytran thích bài này.
  7. Chỉ kể Chuyện xứ Việt cổ hơi đơn điệu. Còn chuyện xứ Cao Ly, chuyện xứ Thổ Nhĩ Kỳ. Từ từ kể ra góp vui.
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Moderator Thành viên BQT

    1. Tần Doanh Chính đốt sách chôn nho, thống nhất tiền tệ, chữ viết, đo lường đã hủy diệt sự đa dạng của các nền văn hóa trước ông, chưa nói đến đó là những nền văn hóa nào, cả Hoa hạ cả các bộ lạc Việt đều đã ở dưới gót giày quân đội của ông khi đó, kéo theo chính sách đốt sách hủy diệt văn hóa của hàng loạt triều đại sau đó. Việc chỉ còn mỗi tài liệu một phía từ Trung Quốc, một cách cố ý, cho dù có viết thế nào cũng không đáng tin.

    2. Tùy Dạng Đế Dương Quảng đào kênh Đại Vận Hà, vận chuyển tài lực trù phú của phía Nam cho một phía bắc hiếu chiến thiếu quân nhu để tiếp tục chính sách xâm lược, từ đó sự kiểm soát đối với phía nam càng thắt chặt, sự bốc lột, tước đoạt có thể nói là không chỉ ở lương thực, tài vật không thôi, mà có thể nói còn có thể triệt để mọi thứ.

    3. Quảng Châu là cảng lớn nhộn nhịp nhất toàn đế chế nhà Thanh khi Phương Tây tiếp cận Trung Hoa, sự quan trọng của Quảng Châu, hay rộng ra là vùng đất phía Nam đó đã được Dương Quảng nhìn ra từ thời Tùy khi xây dựng Đại Vận Hà, sự giàu có huyền thoại của Trung Hoa mà trước kia phương Tây luôn mơ ước chỉ có được khi có vùng đất này, vùng đất giàu có của .. ai thì ai cũng biết .. Quảng Châu hiện đại cũng là vùng đất giàu có một cách khủng khiếp, chính Quảng Châu đã gánh trên vai toàn bộ sự phát triển thần tốc khủng khiếp của Trung Hoa, chỉ có thể là phía Nam, vùng đất đã gánh trên vai cái mà thế giới hay nói về Trung Hoa, sự giàu có huyền thoại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/21
  9. Mã Khắc Tư

    Mã Khắc Tư Mầm non

    Thật Xuất sắc, hóng các công trình khác chứng minh chữ Nôm là gốc của chữ Hán, tứ thư ngũ kinh TQ ăn cắp của VN, Khổng Tử Trang Tử là người gốc Việt, Tử Cấm Thành TQ nhái Kinh thành Huế, đạo Lão nhái đạo Mẫu, các địa danh Trường An, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Đông Hà Tây Sơn Đông Sơn Tây Tân Cương Trùng Khánh của TQ bú fame Tràng An, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Đông Hà Tây Sơn Đông Sơn Tây Tân Cương Trùng Khánh của VN, Đông hải của TQ nhái biển Đông của VN, gốm Cảnh Đức nhái gốm Bát Tràng, rượu Mao Đài nhái rượu Bầu Đá, người TQ có tổ tiên là người VN (với bằng chứng không thể chối cãi là những dòng họ lớn ở TQ đều có nhà thờ họ, mộ tổ và gia phả ở một làng quê nào đó của VN)......
     
    Lephe and tauvequehuong like this.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Moderator Thành viên BQT

    Chưa từng đọc được ở đâu - người Việt nào nói chữ Hán bắt nguồn từ chữ Nôm cả, hay Tử Cấm Thành copy Kinh thành Huế cả?

    Nội việc tử cấm thành xây xong hồi thế kỷ 15 (1420) sau đó gần 400 năm (1805) thì Kinh thành Huế mới bắt đầu xây dựng, như thế thì chẳng ai vừa biết đọc biết viết, biết suy nghĩ có thể nói được rằng Kinh thành Huế là cảm hứng cho Tử Cấm Thành được cả.

    Chỉ biết có một kiến trúc sư người Việt tên Nguyễn An tham gia thiết kế, quản đốc việc tu sửa một phần trong tổng thể quần thể kiến trúc đồ sộ của TCT. Cho nên chỉ có thể nói rằng phong cách kiến trúc của TCT có sự ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Việt. Chứ không thể khẳng định TCT là bản sao của công trình nào ở Việt Nam, vì nó có trước hẳn 400 năm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/22
    48jwe4773gsvs thích bài này.
  11. huytran

    huytran Lớp 4

    Nhái Kinh thành Huế hơi khó, nhưng chắc nhái Cổ Loa, Hoa Lư thì có... Việt cổ mà.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. farmer4.0

    farmer4.0 Mầm non

    Về việc chứng minh Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hiến Việt có cuốn 'Tìm về cội nguồn Kinh Dịch' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

    Chia sẻ mình cóp trên FB tác giả:

    "
    TÌM VỀ CỘI NGUỒN KINH DỊCH - Không chỉ xóa bỏ huyền thoại 6500 năm lịch sử văn minh Đông phương có nguồn gốc từ văn minh Hán.

    Mà trên nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh Đông phương, được phục hồi và hiệu chỉnh từ nền văn hiến Việt, nó còn chỉ ra những sai lầm rất căn bản, do nhầm lẫn khái niệm của những tri thức khoa học hiện đại. Như: Bản chất của Không gian/ thời gian; Vấn đề không gian 3 chiều hay "n" chiều, phê phán sai lầm Định Luật bất toàn nổi tiếng của Godel, giải thích những hiện tượng vũ trụ dãn nở bằng một cách khác và đưa luôn thuyết Big Bang vào lịch sử...

    Bởi vậy, sự phản biện cuốn "Tìm về cội nguồn kinh Dich" sẽ không chỉ giới hạn trong các vấn đề liên quan đến Lý học Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Mà nó sẽ trải rộng trên nhiều lĩnh vực của những nền tảng tri thức trong toàn bộ lịch sử của cả nền văn minh, trong rất nhiều lĩnh vực.
    Cuốn "Tìm về cội nguồn kinh Dịch" tất yếu phải có một nội dung như vậy, nó mới xứng đáng là tiền đề của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT.."

    --

    "Dù bị chỉ trích và phản đối quyết liệt, nhưng những luận cứ xác định nền văn hiến Việt chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, vẫn đứng vững và ngày càng sáng tỏ tính chân lý."
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. Uillean

    Uillean Banned

    Mấy vụ suy luận kiểu "con gà - quả trứng" này đã ngửa bài từ thời TTVNOL rồi mà ? Dạo đó chính mình cũng hăng máu hùa theo mấy anh cổ xúy bài Hán nhận của người làm đồ nhà lắm, nhưng sau này vô đại học mới vỡ lẽ một sự thật mà đám Hán Nôm chỉ he hé ra : Là họ vẽ ra mấy cái "sở thuyết" này để kiếm chác ở các hội luận khoa học có-sự-liên-kết với đám chuyên viên nghiên cứu hạng hai quốc tế, chứ chả có gì gọi là nhạy cảm chính trị hết. Vì về cơ bản đối với học giới quốc tế, chỉ có những sinh viên không chen chân được vào hàng khoa học gia bậc trung trở lên (nói nôm na là được tiếp cận những học liệu nghiêm cẩn nhất, cái này thì mấy bạn công tác văn thư thừa hiểu tại sao phải phân cấp chỗ ấy ra, dù về lí ai cũng được quyền đọc đương án) mới để tâm [Nhưng theo mình biết, họ cũng chỉ đá động để kiếm cơ hội vươn lên vị trí cao hơn thôi, khi được mục đích thì bỏ ngang chứ có phải vì yêu thích gì văn hiến Việt Nam đâu].

    Nhưng tóm lại là, thường các sinh viên kiểu như vậy sẽ học tiếp để làm chuyên viên nghiên cứu những vấn đề mà học giới cao hơn bỏ qua, như là Mông Cổ học, Triều Tiên học, Cao Miên học... rồi là chiến tranh, quan hệ thương mại các kiểu. Đối với chúng ta thì cái gần nhất chính là Việt Nam học và cả gần đây là Việt ngữ (gồm tiếng Kinh và một số sắc tộc quan trọng trên dư đồ chữ S). Mới năm nay thôi, một cậu tiến sĩ bột (Trần Đăng Trung) mà còn tỏ ra khinh chất học thuật của K. W. Taylor - nhân vật mà khối bạn sùng quân sử thường ca tụng. Huống hồ...

    Diễn đàn này có cái dở là bới chữ để cấm, rồi nhất là quy về nhạy cảm chính trị, khiến cho người ta không biểu đạt được quan điểm gì riêng ngoài mấy câu khen ngợi hời hợt, và tất nhiên đôi khi dung túng cả mấy thành phần xui nguyên giục bị. Thành thử, mấy anh chị và cả các bạn trẻ hơn vốn biết rõ mấy vấn đề này trong học giới Việt Nam chán, ngại... Và dĩ nhiên vì họ không thèm nói nên nhiều bạn chỉ ở dạng ngồi hóng nói chõ, có khi chỉ biết cổ sử vì ham chứ không học hành bài bản gì dễ sa vào ảo tưởng. Chứ còn cái thuyết tứ thư ngũ kinh cho chí người Hoa là con người Việt, học giới bàn nhuyễn rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/22
    nhat1395, tran ngoc anh and huytran like this.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Moderator Thành viên BQT

    Chào mừng bác @Cyner quay lại ^_^
     
  15. Uillean

    Uillean Banned

    Cũng đá thêm đôi dòng để các bạn khỏi áy náy, các trường hợp kiểu như Snepp, Taylor... làm sách về Việt Nam chỉ vì có thời trai trẻ binh lửa gắn với đất này, nên khi đã lớn tuổi họ mới dùng cái kinh nghiệm (từ mà đám genZ hay gọi "trải nghiệm") để tìm chỗ đứng trong học giới. Còn đến Papin, Kelley... nghiên cứu Việt Nam vì chẳng qua các ông ấy lấy vợ Việt. Cũng phải nói rằng, mình cũng góp sức giúp Kelley nổi lềnh bềnh trên mạng được ít năm, vì sự thực là ngay trước đó ông ta đã chán mảng Việt Nam học lắm rồi, và cho tới nay đã chính thức từ bỏ [và cũng chẳng thèm nhớ từng nói gì biên gì luôn].

    Mục đích nghiên cứu hầu như chẳng có, mà cái sự nhẫn nại để đắm mình trong học thuật lại càng không, nếu so với các trí giả tầm tầm bám mảng Hi-La, Hán học... hàng mấy chục năm thì các vị này chỉ đáng xách dép. Đấy là chưa kể họ là ngoại nhân nên dĩ nhiên không được phép tiếp cận đầy đủ kho tư liệu văn hiến Việt Nam, và cũng vì mảng này tới giờ vẫn chưa được thống kê hoặc số hóa có quy củ. Cho nên mình cũng chẳng mong những bạn vốn dĩ không phải chuyên về học thuật hay khảo cổ hiểu ngay vấn đề, nhưng các bạn chỉ cần THẤY rằng, khoa học Việt Nam hiện tại vẫn còn rất nghèo nàn, bê bết chứ chưa có gì đem ra ti bì với quốc tế cả, thậm chí nhiều điều hết sức đau lòng - thà rằng coi như không biết không nghe không thấy có khi lại hay. Cái mảng tạm gọi "hùng vương, bách việt, văn minh lúa nước" chẳng qua là đem vốn tự có đi quảng bá với học giới liên châu thôi, chứ để gọi là khả quan trường tồn hay không, thì chưa ai dám chắc.

    Chúng ta đều san xẻ với nhau một suối nguồn, vậy thì nên góp gạch làm cho những kiến thức ấy hữu dụng - trước vì bản thân và sau phụng sự Tổ Quốc, chứ còn đôi co cái "bản quyền" quả nhiên không hợp thời đã đành, nhưng hết sức vô nghĩa, tốn cả công kì cạch gõ phím ở những lúc chậm mạng vì ganh đua học trực tuyến dư lày.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/22
    tiendungtmv and tran ngoc anh like this.
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Moderator Thành viên BQT

    Việc các di sản đó của Hoa hay Việt hãy để các chuyên gia lo, hậu sinh tiểu bối chỉ đọc cho biết chứ nói là có công góp được cái này cái kia bằng đôi ba dòng cự cãi trên mạng thì cũng thật là can đảm ^_^

    Cái bạn Mã Khắc Tư gì đó cũng hơi vui tánh, nêu ra mấy dòng đó rất khéo, để bôi bác phía ủng hộ Việt ta. Đúng là hảo hán! :D
     
  17. huytran

    huytran Lớp 4

    Tôi nghĩ những chuyện trà dư tửu hậu này mà xem như hành động yêu nước hay "ủng hộ Việt ta" thì có chỗ khiên cưỡng. Ngày nay chuyện đó chẳng phục vụ quyền lợi gì của nước Việt cả, mà cũng chẳng mấy người Việt bận tâm; có chứng minh kinh Dịch là của dân Eskimo tạo ra chắc ảnh hưởng xã hội cũng tương đương thôi. Các vị tác giả này đều là yêu nước cả (chắc thế) nhưng đấy là trò chơi chữ nghĩa của họ, không thấy chỗ nào là đóng góp cho nhân quần xã hội.

    Gạt những chuyện khích bác nhau qua bên, ta thử hỏi: nếu kinh Dịch là của người Việt thật, thì sao? Nó đã giúp được gì cho người Việt, cho văn minh Việt? Chúng ta có hơn 1000 năm độc lập, ai có thể kể ra người Việt đã đóng góp được gì cho văn minh nhân loại sau kinh Dịch, và từ kinh Dịch? Vậy ra nó chỉ là cuốn sách viết ra để ngồi đó ngắm nghía thôi? Còn nếu bảo rằng vì chúng ta lỡ dại sa vào con đường Hán học, làm mất đi bản sắc dân tộc thì sao lại khoe rằng nhờ kinh Dịch mà không bị Hán hóa?

    Tôi đọc những sách vở ca ngợi văn minh Việt kiểu như Kim Định chỉ biết viện vào cái đình, bánh chưng bánh dầy, vào truyền thuyết. Dân tộc nào trên thế giới chẳng có làng mạc, chẳng có thực phẩm, không kiểu này thì kiểu nọ, ta nhìn quen mắt thì thấy của ta đẹp; những cái đó không phải bằng chứng thuyết phục là ta có triết lý gì cao hơn bản năng thích ứng tự nhiên. Nhìn lịch sử chúng ta, sách vở trứ tác chẳng bao nhiêu, kiến trúc không có, khoa học kỹ thuật càng không, chỉ thấy cầm cự với ngoại bang và nội chiến. Cũng đừng nên đổ tại ngoại bang đe dọa nên không còn tâm lực xây dựng văn minh; nguy cơ tiêu diệt chính là thứ kích thích văn minh tốt nhất.

    Xa hơn nữa, thử hỏi kinh Dịch đóng góp gì cho văn minh Trung Quốc? Câu này chắc ai cũng từng nghe trả lời, là cả 1 nền văn minh rộng lớn, từ y lý, võ thuật, binh pháp, đâu cũng ảnh hưởng kinh Dịch. Thật ra, người Hán có bệnh ưa chính thống, làm gì cũng phải quy về 1 thứ lý lịch thật to tát. Những thứ như y học, nếu thật sự là có hiệu quả, thì phải đi từ vô số quan sát thực tiễn mà ra. Sau rồi có người gom nhặt lại, cố nhét nó vào khuôn Dịch lý để có vẻ hệ thống và vẻ siêu phàm. Chỉ từ 1 cuốn kinh Dịch mà nhận văn minh phương Đông do người Việt tạo ra có phải quá lời?

    Cái duy nhất thấy rõ phát sinh từ kinh Dịch là bói toán, phong thủy - mấy vị học giả, chuyên gia trên đa số cũng đi từ lãnh vực này mà ra. Chuyện bói toán đúng sai hay dở, khó ai biết chắc, nhưng đem ra gọi đó là thành quả văn minh e cũng quá dễ tin.

    Giờ phút này người Việt cần phải làm rất nhiều việc, khảo sát nhiều thứ, tìm tòi sáng tạo mọi mặt. Bắt chước anh chàng AQ, đi ngang nhà giàu liền trề môi, "nhà tao đời trước còn gấp mấy lần nhà nó" không ích lợi gì cho công cuộc đó cả. Vài hàng.
     
  18. Uillean

    Uillean Banned

    Quan điểm của anh Huy trùng với thầy Vương đấy ạ. Từ lâu em đã biết, giới nho giả chỉ coi Dịch Kinh là thứ sách hạng hai thôi, tức là dành cho đám trượt Hương thí đi làm thầy giùi, nôm na là bán chữ kiếm cơm và cả cầm cẳng gà bói lấy mấy xu đong gạo. Nhưng đấy là lịch sử...

    Buồn cái là, tìm đỏ mắt trên diễn đàn từ 2013 tới giờ tịnh chẳng có nổi chủ đề nào bàn về đạo Nho - cái em vẫn cho là di sản tuyệt vời nhất của trí tuệ Á Đông (em không dùng "minh triết" hay "triết học" gì ráo trọi). Ngoài ra thì toàn nào bói toán, phật pháp và gần đây là thiền, chữa lành với tự trợ... Người Thái Tây vẫn gọi đấy là "văn hóa thứ cấp", hay "tolkienism", dành cho lớp người ưa sự phản xã hội như kiểu đám hippie hồi xưa.

    Cách nay khá nhiều năm còn có một ông kí giả nói giọng Nam đáp phỏng vấn trên BBC, đại khái đòi tẩy hết những gì thuộc về Khổng tử ở Việt Nam, vì Nho giáo là hủ bại này nọ... Nhưng điểm chết là ông ta không hiểu, tư tưởng Khổng gia chiếm phần rất nhỏ trong Nho giáo, và cũng không đại diện cho đạo Nho. Nó là hệ tư tưởng rậm rạp hơn nhiều, cho nên muốn bài bác nó thì phải đọc cho bằng hết cả trăm ngàn tư tưởng từ thời Hán tới giờ. Đa số người Việt hiện đại vẫn nhầm Ruism với Confucianism là vì lẽ đó, vì ngay cả người Tây dương cũng có để tâm lắm đâu mà rạch ròi được, nữa là đi đọc tham luận của họ để tìm hiểu quá khứ Á Đông.

    Tính chất tông giáo của Nho giáo rất mờ nhạt. Nó chỉ giống như một trạng thái tín ngưỡng nếu so với ảnh hưởng của một học thuyết lớn đến thế. Thậm chí có thể nói, tính chất tông giáo của Nho giáo gần như là không có. Bởi vì, ngay trong điện thờ chính thức của Nho giáo không có một vị thần linh nào. Một tông giáo chỉ được coi là tông giáo khi đủ ba điều kiện tối thiểu : Hệ thống thần điện và giáo chủ, hệ thống tăng lữ, hệ thống giáo luật. Mặc dù có phương diện tông giáo đấy, nhưng người ta chưa bao giờ coi Nho giáo là tông giáo.
    Thứ đến, phát xuất điểm Nho giáo là hệ thống học thuật có tính chất đạo đức hành vi, tức là phải có tính thực tế. Nên ngay từ đầu, nó đã quy phạm hóa cách ứng xử cho mọi lớp người. Vì thế, tôi ủng hộ cách nhìn của các nhà nghiên cứu Đài Loan : Mục tiêu của Nho giáo nếu phải nói gọn lại trong một cụm từ, thì là "tu kỉ trị nhân".
    Nhưng cũng chính vì phát xuất điểm là học thuyết đạo đức của sĩ quân tử, nên nó đòi hỏi những phẩm chất cực kì cao. Cũng có nghĩa, bản thể Nho giáo không phải học thuyết triết học. Nên mãi về sau này nó mới phải bổ sung những yếu tố triết học, thế nhưng yếu tố triết học Nho giáo lại rất khó hoàn thiện. Nên mới có hiện tượng, nhà nho hễ đụng vào triết học là mặt cứ ngây ra, còn cuốn được coi hàng đầu về triết học là Dịch Kinh lại bị biến thành sách bói toán, nhìn chung không thể triết học hóa quyết liệt được và cũng chẳng áp dụng được. Nhân vật bác học được coi là kiệt xuất nhất Việt Nam trung đại Lê Quý Đôn, "thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn", trong những sách của ông chỉ có một cuốn về Dịch Kinh, nhưng lại là tác phẩm dở nhất và cũng được soạn với thái độ run rẩy nhất. Không ông nào giải thích được triệt để những mệnh đề triết học Nho giáo, chứ chưa nói những học thuyết khác.
    Vì không được xây dựng trên nền tảng triết học, lại thù ghét những biện pháp hình chính, chỉ chủ trương trị quốc bằng giáo hóa, nên chính cái đức trị ấy đã kiềm hãm sự phát triển của trung quốc. Về sau, nhà cầm quyền không bằng cách nào khác được nên đành đưa Pháp gia vào Nho giáo dưới biện pháp cưỡng bách. Tức là, không có Pháp gia thì không trị quốc được.




    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/22
  19. Uillean

    Uillean Banned

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vs THẦN-ĐIÊU ĐẠI-BỊP

    Năm 2008, tác giả Kiều Thạch (Kiều Thu Hoạch) công bố bài xã luận Tranh Đám Cưới Chuột trong mối quan hệ loại hình lịch sử văn hóa (Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số xuân Mậu Tí, 2008). Trong đó, ông dẫn ít nhất hai bức họa mộc bản Lão thử thú thân (老鼠娶親) ở thôn Than Đầu huyện Thiệu Dương (tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) mà văn hào Lỗ Tấn từng có bài tham nghị từ đầu thế kỷ XX. Tác giả Kiều Thạch cho rằng, hai bức Đám cưới chuột ở các phường nghề Đông Hồ và Hàng Trống cùng sử thi Nôm Đám cưới chuột ở thôn Liễu Đôi (xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam) chỉ là sao bản dòng đồ họa phổ biến và tương đối lâu đời tại Hoa Nam (nguyên văn : Phía Nam sông Dương Tử). Ở đoạn kết, ông tiếp tục lý giải, các điển tích và dòng hội họa Lão thử thú thân Trung Hoa cũng chỉ là sự bắt chước "ngụ ngôn Ấn Độ cổ đại" (?), mà nội dung chính là nhà chuột gả con cho mèo rồi cả đàn bị mèo xơi thịt. Tuy nhiên, ông không nói rõ, quan điểm này dựa theo căn cớ nào.

    Trong khoảng một thập niên từ khi bài báo xuất hiện, cộng đồng mạng xã hội Việt Nam phát sinh cuộc tranh cãi kịch liệt về tường tích tranh Đám cưới chuột. Một phía cho rằng, đó chỉ là biểu hiện sự hàm hóa trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam từ trung đại tới nay - mà điểm trọng yếu là học hỏi các phong tục tập quán Trung Hoa ; phía khác lại nêu rằng, người Trung Hoa đã "sao chép, bắt chước, ăn cắp" một trong những "thói tục" cổ truyền Việt Nam, và rằng, Đám cưới chuột đích thực là "công sáng tạo" của người Việt. Một số lại bới điểm khác biệt giữa dòng tranh Việt Nam và Trung Hoa như số lượng chuột, lối tạo hình, đoạn kết câu truyện... nhằm đề cao "tinh thần dân tộc, trí tuệ bác học, tính minh triết" của tiền nhân Việt Nam.

    Ở phạm vi Trung Hoa đại lục, khu vực Hoa Nam và Hoa Bắc có các phường nghề chuyên chế tranh Tết Nguyên Đán và trung thu đề tài Lão thử thú thân như Dương Liễu Thanh ở Thiên Tân, Đào Hoa Ô ở Giang Tô, Duy huyện ở Sơn Đông. Ngoài ra còn các vùng Sơn Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Hà Bắc, An Huy, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Đông... tựu trung tương đối phát đạt. Ban sơ đấy chỉ là tập quán cúng chuột đêm ba mươi, những mong loài này đỡ gây hại để sang tân niên được an lành, bớt hạn vận. Về sau, dân gian lại bổ sung truyền thuyết Lão thử giá nữ (老鼠嫁女) để giảng nghĩa phong tục. Tập quán này dần theo người Khách Gia ra Đài Loan và xuống Đông Nam Á chỉ kể từ thế kỷ XIX mà thôi.

    Tuy nhiên, điển tích Lão thử giá nữ ở Hoa Nam Hoa Bắc cũng chỉ phát xuất từ truyền thống Hạ lão thử giá nữ (贺老鼠嫁女) của người huyện Bình Dao tỉnh Sơn Tây, rằng các ngày từ mồng 07 tới 25 tháng Giêng âm lịch phải nặn bánh bột hoặc quấy kẹo vừng đắp lên tường chúc phúc để họ chuột đừng cắn phá nhà cửa, mong sao cho sang tân niên được thái hòa thịnh vượng. Tục này xuất hiện khoảng thế kỷ XVIII nhưng không sớm hơn triều Càn Long và có liên đới sự phát đạt của con đường tơ lụa. Đây cũng chính là thời kì giao thương giữa hai đế quốc Nga La Tư và Đại Thanh trở nên đặc biệt sôi động, do đó dễ xảy ra những tiếp biến văn hóa.

    Nguyễn Dư (Ngày Tết thử bàn một tấm tranh Tết) : "[...] Nếu đúng là tấm tranh có hai phần như vậy thì chúng ta lại phải trả lời câu hỏi vì sao nghệ nhân lại vẽ hai đám rước khác nhau trên cùng một tấm tranh ? Căn cứ vào lời chú trong tranh «Bằng liệt tân khắc lão thử thủ tân» (Bằng liệt mới khắc lại chuột già lấy vợ), chúng ta được biết rằng tấm tranh này mới được khắc lại, không rõ năm nào. Đây chỉ là một trong số nhiều dị bản (Durand đưa ra 3 bản, Trung Quốc có 4 bản, mới đây Nguyễn Đăng Chế lại "phục hồi vốn cổ", khắc thêm 1 bản). Các dị bản được nghệ nhân sửa đổi tùy hứng. Ngày nay chúng ta có tranh ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ. Tôi cho rằng trong quá trình tái tạo, có nghệ nhân nào đó đã đem ghép hai tấm tranh cùng vẽ đám rước - rước dâu và vinh quy - để làm thành một tấm mới. Việc làm gán ghép này đã vô tình tạo ra một nội dung "đầu mèo đuôi chuột" khó hiểu. Các nghệ nhân đời sau tiếp tục chép lại tấm tranh ghép này, không thắc mắc gì cả. Trường hợp ghép tranh như vậy còn được thấy ở tấm Du Xuân Đồ trong sách của Durand. Ai đó đã ghép hai tấm tranh Tết biệt lập của bộ tranh Oger, đồng thời sửa đổi cả các câu thơ Nôm của chính bản. Chúng ta có thể tạm kết luận rằng tấm tranh Tết nổi tiếng của ta đã được ghép từ hai tấm tranh khác nhau, nửa trên là Đám Cưới Chuột, nửa dưới là Trạng Chuột Vinh Quy. Các chữ trong tranh đã được người đời sau sửa đổi, thêm bớt một cách tùy tiện".


    [​IMG]
    Lão thử giá nữ đồ
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/22
    cungcung thích bài này.
  20. ceon

    ceon Lớp 1

    Gốc rễ của nền văn minh hiện đại nằm trong "Động lực học Phương Đông"

    Có bao nhiêu người biết rằng cội nguồn của nền văn minh hiện đại, đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như máy tính, điện thoại di động, ô tô và TV, không phải từ phương Tây mà là từ phương Đông? Hãy cùng tìm hiểu xem nền văn minh cổ đại phương Đông truyền sang phương Tây khi nào và như thế nào nhé.

    Do thiếu dữ liệu, nguồn gốc của kết quả lực học không thể được biết một cách chi tiết. Tuy nhiên, theo tài liệu, có thể thấy rằng nó bắt đầu từ ‘Tae-woo’, con trai út của Hwanung. Một ngày nọ, sau khi có một giấc mơ mà ba vị thần bị đốt cháy, anh ta đi xuống từ nghi lễ thiên đình ở núi Baekdu, nhìn thấy một hình ảnh xuất hiện trên lưng của một con rồng từ sông Songhwa, và lần đầu tiên vẽ hà đồ và bát quái, trở thành người sáng lập Yeok/Dịch (易).

    Vào thời điểm này, Trung Quốc cổ đại chỉ là một quốc gia nhỏ, và không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận nền văn minh của Hàn Quốc, một quốc gia hùng mạnh. Kể từ đó, hà đồ và bát quái, được tiết lộ cho thế giới như là chân lý vĩnh cửu, và là tâm điểm của động lực học, chúng được truyền qua Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử.

    Nó lan truyền từ phương Đông sang phương Tây cổ đại từ khi nào, và lan truyền như thế nào?

    Khoảng 4.000 năm trước, vua Vũ đã vẽ nét nguệch ngoạc khi nhìn thấy các họa tiết trên lưng của một con rùa bò lên khỏi mặt nước khi ông trị thủy. Nếu bạn di chuyển số hình vẽ như cũ, nó sẽ trở thành hình vuông ma thuật bậc 3 và tổng các đường ngang, dọc và chéo sẽ trở thành 15.

    Hình vuông ma thuật có nghĩa là trật tự của vũ trụ ẩn chứa những con số, sau đó người ta bị hình ảnh bí ẩn của nó mê hoặc, nó được các thương nhân Ấn Độ, Ba Tư và Ả Rập bí mật truyền sang Trung Đông và Châu Âu. Điều này dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền văn minh phương Tây và mang đến một sức mạnh khác của khoa học dựa trên khái niệm toán học.

    Theo đó, nó nuôi dưỡng sức mạnh mạnh mẽ của toán học, vốn là phần quan trọng nhất trong sự phát triển của nền văn minh phương Tây, đồng thời khai sinh ra những lợi thế của nền văn minh hiện đại như máy tính, điện thoại di động, ô tô và TV. Một nhân vật tiêu biểu đặt nền móng cho sự phát triển của toán học hiện đại là Pythagoras, người hoạt động vào khoảng năm 532 TCN. Sinh ra trên hòn đảo Samos ở Biển Aegean, ông đã có được kiến thức về nét vẽ nguệch ngoạc và hình vuông ma thuật từ phương Đông khi học ở Ai Cập, và sau đó định cư ở miền nam nước Ý.

    Trong khi Thales coi nguồn gốc của vũ trụ là nước và Democritus coi nó là một nguyên tử, thì Pythagoras định nghĩa cơ sở của vũ trụ là số. Thông qua nghiên cứu của mình về các con số, tỷ lệ số và sự hài hòa, ông nói rằng 'số là thước đo của tất cả mọi thứ', và định nghĩa rằng mọi thứ được cấu tạo bởi các con số và các con số giống với sự vật và là bản thân sự vật.

    Theo đó, khoa học dựa trên toán học đã phát triển nhờ toán học, và nguyên lý toán học được cho là có nguồn gốc từ phương Đông, nơi chứa đựng các nguyên lý của vạn vật. Tuy nhiên, mặc dù các nhà toán học đã quan tâm đến hình vuông ma thuật nơi tổng các số là không đổi trong hàng nghìn năm, họ vẫn chưa đưa ra được câu trả lời rõ ràng.

    Cũng giống như các số bên trong không tồn tại theo ý muốn, ngay cả cỏ dại không xác định cũng theo thứ tự và cân bằng, tham gia vào giá trị điều kiện tổng thể ở cùng một vị trí với các số trong ô vuông ma thuật. Cũng giống như nguyên tắc của hệ thống nhị phân bắt đầu với bát quái.

    Không thể giải thích được bản chất bí ẩn là từ đâu hay thực chất là gì. Mặc dù toán học phương Tây không được phát triển với nguồn gốc nhất quán từ nguyên lý bất biến phương Đông, nhưng có thể thấy rằng khái niệm cơ bản của toán học có liên quan đến nguyên lý bất biến như lực học phương Đông. Ví dụ, ma trận của bát quái là một nghiệm của một phương trình tuyến tính, và sự kết hợp của các hoán vị là cơ sở của lý thuyết xác suất và lý thuyết trò chơi.

    Giống như Pythagoras, vạn vật được tạo ra bởi sự tổng hợp của cái vô hạn và cái hữu hạn, và đây cũng là nguyên tắc giống như sự kết hợp giữa số lẻ và số chẵn để thay đổi, được kết nối với các phần khác của văn hóa.

    Nhìn vào tất cả những trường hợp này, có thể khẳng định rằng phương Tây cổ đại cũng quan tâm nhiều đến các con số và có liên quan chặt chẽ đến nguyên lý bất biến. Người ta kết luận rằng thực tế rằng lực học phương Tây, tức là khoa học, dựa trên vũ trụ bao la và Mẹ thiên nhiên là đủ để chứng minh rằng nền tảng đã được đặt dựa trên gốc rễ của lực học phương Đông.
     
Moderators: Utron

Chia sẻ trang này