Kỳ nhân - Kỳ văn Sơn Nam (Đào Tăng)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 16-02-2009, 05:11 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Kỳ nhân - Kỳ văn Sơn Nam (Đào Tăng)
    [HR][/HR]
    KỲ NHÂN – KỲ VĂN



    SƠN NAM

    (1926-2008)

    Bài và ảnh: Đào Tăng


    Ra đi thấy vịt không lùa
    Gặp duyên không kết
    Thấy đình chùa vào chép chép biên biên


    Giang sơn gấm vóc nước ta có biết bao bậc tài danh về mọi lãnh vực. Chúng tôi có dịp sống gần gũi nhà văn Sơn Nam. Từ đó tản mạn đôi điều.



    [​IMG]


    Nhà văn Sơn Nam đang phê thuốc Lào

    Ông chỉ mặc quần áo xềnh xoàng, đã từng có lúc vội vã bước ra khỏi nhà trọ, xỏ chân vào hai chiếc dép cùng màu, không mang dép ngược mà mang dép xuôi (hai chiếc cùng một bên), quần không nịt cài, “fermeture” bỏ lửng!

    Tái mặt! Phát hiện khi ông vừa bước ra khỏi xế hộp của các VIP. Những lúc sắp xuất hiện trước ống kính thu hình. Lúc lên bục thuyết trình để tham luận mạn đàm… trước hội trường đông quan chức và người dự thính.

    Ông đọc sách thì nhiều “mọt sách”, trí nhớ trong cái đầu của ông như in. Vậy mà ông nói “tui viết ra thì ít”. Ông chỉ ngưng hút thuốc là khi ngủ. Bấc chợt vào giờ giấc nào, nhất là vào giữa canh khuya im ắng, kẻ sống chung chợt nghe tiếng bật quẹt gaz cái “xạch”. Thoang thoảng mùi thuốc lá, tín hiệu nhà văn đã thức giấc, tiếp theo là tiếng cái bàn máy đánh chữ “cổ đại” lạch cạch, lạch cạch…

    Gu của Sơn Nam là thuốc lá đen, thế nhưng khi gặp thuốc Lào cũng phê sộc sộc… Ông Bính Dần này qua đời năm 83 tuổi ta, không phải vì ung thư phổi.

    Đồng nghiệp đều nói Sơn Nam là một cái “thư viện sống”. Bạn bè đến nơi ông ở đều thấy sách báo tư liệu cũ, mới ngổn ngang luộm thuộm như ve chai. Ở đầu giường, chân bàn ghế, hốc kẹt… Thế nhưng khi cần tìm một tác phẩm trong đống bề bộn đó, cứ như một quản thủ thư viện, ông mò đến, thò tay đúng nơi đúng chỗ rút ra ngay phóc.

    Có lẽ chúng tôi “ớn sư phụ” nhất chính là lúc sắp đi đến các nơi mời thuyết trình, tham luận… về các đề tài văn học, danh nhân, địa chỉ, lịch sử dân tộc, phong tục tạp quán, lễ hội dân gian… Chẳng bao giờ thấy ông cầm theo một mảnh giấy lộn nào. Thắc mắc hỏi, ông nói:

    - Thì cũng giống đồ ăn có sẵn trong tủ lạnh lấy ra ăn. Cũng như cái radio bật công tắc lên, chớ có gì đâu. Điều cần quan tâm là đối tượng sẽ nghe mình nói là ai. Quan chức, cán bộ, học sinh, sinh viên các trường đại học… hay là mình sẽ xuất hiện trên đài truyền thanh, truyền hình với quần chúng…

    Thế nhưng, cũng có đôi lần, nghe chúng tôi nói đi đến với hai tay chẳng có gì cả kỳ lắm, Sơn Nam liền quơ vội một cuốn sách nào đó cầm theo.

    Xế trưa về nhà, chúng tôi cười ngặt nghẽo: Cuốn sách đó nói về “Thai nhi và sản phụ”. Hỡi ôi! Nó chẳng ăn nhằm gì với đề tài “Lễ hội đình thần và Tết Nguyên đán” mà ông thao thao bất tuyệt giữa công chúng một cách rất thuyết phục hơn hai giờ đồng hồ vào buổi sáng.

    Còn lật vào giữa sách có kẹp cái bao thơ bồi dưỡng diễn giả, những tờ giấy bạc bốc khói sạch bách tự bao giờ, chỉ còn trơ cái vỏ. 1001 chuyện này cũng thường tình và dễ hiểu thôi. Dọc đường về, “chàng” ghé qua các quán của những nàng xinh xinh như mộng để “cà kê dê ngỗng”.

    Chúng tôi chợt nhớ đến câu Kiều của thi hào Nguyễn Du:

    Vậy nên những chốn thông dong

    Đứng không yên ổn, ngồi không vững vàng

    Ma đưa lối, quỉ đưa đường

    Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

    Chuyện “bất khả từ” khi phải lễ mễ vào ngồi trong những chiếc ô tô bóng loáng. Phải vào chốn lầu son gác tía, nhà hàng khách sạn nhiều sao. Có máy điều hoà không khí, thưởng thức các món cao lương mỹ vị, uống rượu Tây thượng hảo hạng. Tham dự các buổi tiệc cao cấp của các quan chức, đại gia… “chiêu hiền đãi sĩ”.

    [​IMG]


    Sơn Nam mang dép không ngược mà xuôi: Cả hai chiếc đều là dép trái

    Hổ nhớ rừng, mây nhớ trời cao!

    Cốt cách nông dân, Sơn Nam vẫn rạo rực muốn sổ lòng, cuốc bộ hoặc đi xe ôm về chốn cũ. Xuề xoà cùng bằng hữu cố tri, bà con mến thương, chòm xóm quen mặt hiểu lòng. Tấm thân gầy guộc, chỉ mặc có chiếc quần đùi, quán tính chỉ ngồi bệt dưới đất, có gì ăn nấy. Những lúc nầy gương mặt ông rạng rỡ, ánh mắt chứa chan triết lý. Chuyện ăn uống cốt là ở cái tâm và không khí của buổi họp mặt.

    Khi ăn cơm nhà ai xong, ông đặt chén xuống cạnh mâm cẩn thận. Hai tay nâng đôi đũa ngay ngắn, khẽ xá đôi lần và cẩn trọng đặt lên miệng chén rồi mới đứng lên. Ông cầm bút bằng tay phải, nhưng cầm đũa và làm mọi việc khác đều bằng tay trái. Bàn tay này “để đời” với động tác “ngạo vật” khi ngồi cùng ngồi với đồng nghiệp có ai đó “vỗ ngực xưng danh, nó ăn theo, nói leo lên đầu thiên hạ”. Tức thời ông khẽ ngoảnh mặt sang bên trái (để không ai nhìn thấy) rồi với bàn tay trái đưa lên miệng che nụ cười tủm tỉm. Lắm lần ông cũng từng bị bàn tay này “phản chủ” có lẽ vì tay trái nắm không được chặt và điều khiển không chính xác.

    Món ruột của Sơn Nam là cái máy đánh chữ, lâm cảnh nay đổi mai dời chỗ trọ, cầm lên xách xuống, rớt cái cạch “tắt máy” phải đem đến tiệm sửa. Ba món lỉnh kỉnh như cây bút, hộp quẹt, gói thuốc lá… bỏ vào lấy ra không thấy có trong túi. “Tang tóc” nhất là lúc đã về đến cửa vách nhà trọ, tay trái cầm chìa khoá trầy trật. Tối trời, mưa sa gió táp khiến thân già ướt lạnh run lên cầm cập.

    Dáng đi, dáng đứng của ông xiên xiên về bên trái. Chỗ đầu giườngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng lốm đốm khá nhiều tàn thuốc lá. Năm 2005 bị tai nạn xe ông, ông té xuống mặt đường, nứt khớp bàn chân và xương chậu bên trái.

    Lúc sinh thời, ngày lại ngày qua, khi đèn đường bật sáng, sau nhưng giờ giấc “khoắc khoải” đi lại giữa các toà soạn báo, nhà xuất bản, về lại Gò Vấp, ông đều ghé quán bia quen thuộc. Tại điểm ăn uống cố định này, lúc nào cũng có đủ tao nhân mặc khắc, nhiều người thuộc mọi từng lớp trìu mến chờ ông đến. Họ xúm xít vui vẻ ngồi quanh ông. Hàn huyên chuyện trò rối rít, kẻ đưa lưng, người đưa sách vừa in xong của ông xin chữ ký, chụp hình lưu niệm…

    [​IMG]

    Bữa cơm đạm bạc

    Ông hạnh phúc kể chuyện vui buồn với mọi người. Khi màn đêm buông xuống, đến giờ trở về nhà trọ, ông nheo nheo cặp mắt sau cặp kính thì thầm:

    - “Văn danh thì có mà hồng nhan tri kỷ thì không!”

    Giới văn nghệ sĩ nói ông rất giàu, mà đó là giàu cá tính, cá tính Sơn Nam bất tử.


    (Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 654, ngày 10.10.2008, trang 5-7)​

    ---------------

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ do lỗi in ấn nên thiếu mất hai chữ “bên trái”. Câu này có thể là “Chỗ đầu giường bên trái…” hoặc “Chỗ bên trái đầu giường…”. (Goldfish).
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên

    [/TD]
    [/TABLE]
     
    Lưu Triết thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này