Georgy Izrailevich Goder LA-MÃ SUY-VONG SỬ ПАДЕНИЕ РИМА Название : Падение Рима Автор : Годер Георгий Израилевич Художник : Пашков Б. Выходные данные : Москва Издательский центр детской книги, 1994 г, 32 с Дополнительно : История в картинках о последнем периоде Римской империи
Cách đây hơn ngàn rưởi năm, Roma là thần-kinh một đế-quốc khổng-lồ. Suốt mấy thế-kỉ, người Roma chiếm ưu-thế trong thiên-hạ, luôn tự-hào cai-trị hàng trăm chủng-tộc và bộ-lạc. Cho nên Roma không hổ-danh Vĩnh-Hằng Chi Thành. Cư-dân đã quá quen với các hội thi võ, diễn binh, hay cả những cuộc tranh-đoạt chiến-lợi-phẩm. Nhưng trên đời chẳng sự thống-trị nào vĩnh-viễn, nên qua nhiều lần chinh-phạt liên-miên, Roma dần suy-vi phải nhường chổ cho thế-lực ngoại-thù chổi-dậy. Trong số đó, man-tộc Germania khiến Roma đáng gờm nhất, gồm : Gothia, Vandalia, Francia. Họ biết cố-kết lại nhằm lấn dần cương-thổ. Vả sông rộng nhưng lòng không sâu, các tiền-đồn và cả lính-thú tuần-canh đêm-ngày cũng không làm sao khiến họ sởn-chí. Rợ Germania cứ thế tàn-phá hết vùng này lan sang vùng khác, cướp vô số ngựa thuần-chủng, máy bắn đá, dụng-cụ vàng-bạc, cùng nhung-gấm lụa-là. Ngược lại, công-nghiệp tiễu-phạt rợ Germania khiến cho Roma từng bước khánh-kiệt rồi tiến-tới bất-lực hoàn-toàn. Nhờ ở xa Roma lại có địa-vực rộng, rợ Germania tự tôn vua. Theo mĩ-tục cổ-truyền, quần-chúng kênh ngài trên một tấm khiên. Nhân-vật đó là Alareiks, vị vua gốc Gothia vốn lực-lưỡng kinh người. Ngài có trái-tim bằng sắt, tâm-hồn bồ-câu cùng tiết-tháo cương-kiên, sẽ hướng-dẫn chiến-sĩ cho đến ngày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. - Suy-tôn đấng anh-hào ! - Những người Gothia áo lông cừu bờm-xờm thét vang - Tiến quân về Roma ! Thế là Alareiks khởi binh kéo vào đại-đô đế-quốc. - Cầu hạo-khí anh-linh phù-hộ, anh-em hãy vét của-cải châu-báu cho chật túi mang theo ! - Ngài tuyên-bố. Vì đời dân Gothia mật-thiết chiến-chinh. Tự thuở thơ-dại đã phải tập binh-khí và thuộc nằm lòng minh-ước truyền tông : Đổ bồ-hôi công-sức chẳng bằng chiếm lấy bằng máu !* [*] Tacitus : "Chúng-nó vẫn bảo nhau rằng sự đổ bồ-hôi công-sức là đớn-hèn ngu-dại, chẳng bằng chiếm lấy bằng máu". Roma bèn điều quân-đoàn đương-cự rợ Alareiks, cho hạ trại ở một sơn-cốc. Nhằm phòng-bị chiến-đấu, các chỉ-huy cấp-tốc huấn-luyện tân binh. Giáo-thụ bằng lời không ăn-thua, nên phải phạt roi đứa độn. Hãy chú-mục vào người ưu-binh hộ-kì đương ngắm đàng xa, trong tay cầm phan hình thần-ưng đậu trụ. Kế bên là đôi người Germania tóc tết tư-thù với thị-tộc Gothia. Cũng hiển-nhiên thôi, bởi rợ Germania không ít kẻ làm lính cho Roma, trong khi huynh-đệ họ đứng lên đối-kháng. Giám-quân Roma thảo kế-hoạch phản-kích rợ Gothia, nhưng vì bận đón Phục-Sinh mà lỡ thời-cơ. Tuy thế, trái với tuyên-ngôn ngạo-mạn của vua Gothia, quân man vẫn chuốc chiến-bại, sĩ-tốt tan chạy phải vứt cả của cướp. Alareiks đành bảo-toàn kị-đội khỏi rã ngũ bằng cách mở huyết-lộ triệt-thoái. Vì vậy quân Roma chiếm được trại giặc cùng vô-vàn chiến-phẩm. Tối-cao thống-soái Flavius Stilicho là bậc chỉ-huy kì-tài và cận-thần trung-tín của sa-hoàng. Nhiều người khâm-bội, cũng có người kiêng-dè, mà cũng lắm kẻ đố-kị danh-trạng ông. Ông xuất-thân bộ-lạc Vandalia man-tộc Germania, lại có liên-hệ hoàng-đế Honorius đệ-nhất nguyên-thủ Roma. Bởi kế-thất Honorius là lệnh-ái Stilicho.
Hoàng-đế đương-thời không phải con nhà binh, cũng chẳng can-trường hay thiết chi mấy trò chinh-chiến mạo-hiểm, càng kém mặt trị-quốc, và tựu-trung là con-người nhu-nhược. Chính vì khôn-lường cuộc xâm-lăng của rợ Alareiks, ngài vội tới một trại-thành án-ngữ mạn Bắc Roma*. Ở đấy hoàng-đế an-trí ngự trong thành-trì tưởng chừng bất-khả-xâm. - Đại-soái Stilicho khải-hoàn xin dâng chiến-phẩm - Bỗng cấm-vệ phi báo. Honorius bèn nghinh, sắc diện phấn-khích tột-cùng. [*] Ravenna. - Xin yết-kiến bệ-hạ ! - Stilicho rõ oải vì chinh-chiến đường-trường, hai chân hồ khuỵu tới nơi. - Thắng-lợi này làm dư hãnh-diện lắm - Honorius ngắt lời, khiến ông trấn-tĩnh lại và nhoẻn cười hởi dạ - Nhưng nhắc khanh nhớ, chính dư khuyến-dụ rằng phải phạt bọn Gothia nhằm lễ Phục-Sinh. Tuy là dẫu sao, chiến-công này phần ái khanh không vừa. Vậy nên, khá mau về Roma. Thành-đô vĩnh-cửu đang chờ-đón ta, những vì cứu-tinh ! Bữa ấy cả Roma mở hội mừng thoát cơn hiểm-nghèo, ai nấy nở nụ cười rạng-rỡ. Binh-đoàn chiến-thắng diễn-hành qua các phố và quảng-trường ngập tiếng khải-hoàn ca. Lời vinh-tụng tưởng như không bao giờ dứt. - Vạn-tuế thay Honorius ! Anh-dũng thay Stilicho ! Người ta còn rước bức tượng lĩnh-tụ Gothia bị xiềng. - Phải rồi, Stilicho để thằng giặc già chuồn mất - Bọn gian-thần buông gièm - Rõ-ràng hắn cố ý. Chứ ai chả biết y có họ với tên Alaricus, tuồng rợ Germania cả. Để mừng công, Honorius bày trò tiêu-khiển truyền-thống Roma. Điển-hình nhất là những trận đấu hãi-hùng với mãnh-sư và gấu-xám. Khán-giả tứ bề đoái xuống thót tim, bài-tỏ ngưỡng-mộ võ-sĩ. Kẻ nào họa may thoát chết đều được tán-thưởng nhiệt-liệt. Vậy từ ngài-ngự đến tùy-tùng sang chúng-dân cuốn theo trò ngược-đãi động-vật. Dường như họ quên bẵng Alareiks vẫn sống đấy, và đã có phong-thanh rằng, lão-tặc đang dọn đường phát công Đô-Thành Vĩnh-Hằng. Lời truyền chóng chứng-thực : Alareiks đã điều quân sát biên-thùy Roma. Y rắp tâm hồi-phục sau thảm-bại và hiện chiêu-tập được đạo binh còn đông trước. Nhưng y sai ngôn-sứ tới nhà Stilicho. - Đại-vương Germania vung gươm lên không nhằm đối-trọng, mà tôn-phù đức Honorius - Họ dối - Từ nay Alareiks một lòng bảo-hộ Roma khỏi mọi cường-địch. Nhưng ngài đòi thuế máu chiến-sĩ là bốn-ngàn cân vàng.
Ấy thế ngay nội-điện xa-hoa của sa-hoàng vẫn chìm trong hoan-tiệc. Honorius chiêu-mộ quanh mình toàn bọn ngây-thơ ưa nịnh. Những nguy-cơ rập-rờn trước mắt bỗng chìm theo tiếng nhạc. Thi-nhân cung-đình mơn-trớn tai chúa-thượng bằng những vần thơ như mật : Hỡi bệ-hạ kiều-vĩ hơn sao-ngày Câu vinh-tụng nào sánh được trí người Lời ngợi-khen nào đáng vẻ đẹp người Tiệc đang vui thì lão bao-đồng Stilicho phá đám. - Tâu bệ-hạ ! Cường-địch sát nách rồi, tinh-binh lúc này có mấy đâu... Chi bằng đạt hòa-ước với Alaricus ngay, ít cũng một thì-gian và chấp nhận mọi yêu-sách. Hãy bảo các phú-hộ nộp vàng nếu chúng-nó còn biết xót cơ-vận Roma. - Ông thích thì đi bảo ! - Hoàng-đế cả cười - Chúc ông tìm ra cái bọn ấy thường coi-trọng nhất, nhưng bây-giờ chớ phiền dư thưởng thơ nữa ! Stilicho bèn triệu công-nghị quý-tộc. - Trong chư-vị chưa một ai trách tôi khiếp-nhược. Nhưng lúc này cái ta cần không phải chiến-sự, mà hòa-hoãn. Hào-lũy Roma đã hư lắm, tôi đang đốc-thúc tu-bổ. Phần quý-vị hãy góp vàng mua một thỏa-ước đình-chiến. Tuy-nhiên không ai chịu thiệt đặng cứu Đô-Thành Vĩnh-Hằng. Họ bảo thầm nhau cái gì không rõ, nhưng rồi một người cất tiếng : - Chúng-tôi mua nô-lệ chứ không phải hòa-bình ! - Đoạn, y rúm lại vì cái nhìn sắc-lạnh của Stilicho. Ôi, họ khi miệt ông đến thế ! - Bệ-hạ đã thấy chưa, rõ-ràng Stilicho đang nuôi hiểm-ý tiếm quyền tối-cao. Tên Alaricus một trật với hắn thôi. Thế là sau lưng ngài-ngự những hai thằng Germania dọn mưu... Cái nguy-cơ rờ-rỡ ra đấy ! Phải chặn ngay bàn tay phản-phúc kẻo lỡ thì ! - Bọn gian ra sức rót gièm vào tai hoàng-đế. Và thế là bẩm-tính ươn-hèn thiếu quyết-đoán dọn lối cho Honorius tin lời khống để lìa dần vị thống-soái. Stilicho bị bắt tại thánh-đường - nơi ông cầu nương-tựa. Đức tổng-giám-mục giơ thập-giá vô-ích, ngài xuống nước xin bọn sát-thủ chớ nên bách-hại con-người góp công lớn cứu-chuộc Đô-Thành Vĩnh-Hằng. Nhưng thừa lệnh hoàng-đế, Stilicho bị nghị tội bội-phản thánh-chiến và phải lăng-trì. Ông cao-cả nhận-lĩnh sự chết. Và đấy là cái kết cho vị lĩnh-tụ vĩ-đại cuối-cùng của Roma. Honorius tự bấy cố-thủ vì lo-sợ. Ngài sợ thân-bằng cố-hữu Stilichon báo-oán. Cho nên hoàng-đế lập-tức li-dị vợ - ái-nữ giám-quân quan vừa bị xử. Ngài cũng dọn sẵn một trận tắm máu kinh-hoàng. Trước hết gia-hình các bạn đồng-ngũ Stilichon - chủ-yếu là dân Germania trong quân Roma, rồi vạ-lây vợ-con họ. Hễ ai chạy không kịp đều bị đâm chết ngay giữa phố. Vậy là biết bao người vô-tội phải ngả.
Vì phẫn-nộ trước trận đồ-sát khốc-liệt, chừng ba vạn dũng-nghĩa binh Germania từng tuyên-thệ trung-thành với hoàng-đế nay ngả theo Alareiks. Ánh mắt rực lửa hận của họ kêu-đòi phục-thù ngay. Vì đấu-thủ ngang cơ không còn, rợ Alareiks quyết-chí công-hãm Roma. Vị hoàng-đế vô-năng bất-dụng bỏ dân-chúng sa nghịch-cảnh khôn-lường để một-mình lánh khỏi kinh-sư. Năm 410, Roma thất-thủ. Roma phải cử sứ-bộ tới trại giặc điều-đình. Thế nhưng họ vào đề bằng giọng bề-trên. - Những hào-lũy Đô-Thành Vĩnh-Hằng dày-dạn bất-khả-xâm. Hòa đi, hỡi Alaricus ! Kẻo ngươi phải nhận sự phản-công dồn-dập của người Roma đấy ! - Cỏ dày càng dễ cắt ! - Alariks vẫn câng mặt nêu yêu-sách - Ta kì-hạn chúng-ngươi phải thả nô-lệ Germania, nộp bằng hết châu-báu vàng-bạc ! - Nhưng đổi lại, chúng-tôi được gì ? - Bọn sứ-giả tái mặt hỏi. - Cái mạng ! Thế còn ít ư ? Vâng, những hào-lũy Roma bất-khả-xâm ! Không còn Stilicho, cũng chẳng còn kẻ sống nào biết chăm-lo củng-cố, ngoài số ít lính bảo-an Đô-Thành Vĩnh-Hằng. Trong khi kẻ địch vô-cùng hùng-hậu... Một đêm tháng Tám không trăng, nô-lệ ở thành mở một trong mười-hai cổng Roma. Người đương-thời chép sự-kiện này như sau : "Nghe mà như uất-nghẹn khi hung-tin đô-thành thúc-thủ, hay đúng hơn, cả thế-gian nay đà thúc-thủ ! Kiền-khôn còn gì xán-lạn nữa !". Các phố và quảng-trường Roma bỗng đâu ngập rợ áo-lông. Bầy người đắc-thắng vâng lời Alareiks nán lại đô-thành ba hôm. Thế là bảo-tàng văn-hóa vô-giá phải ra điêu-tàn. Ban đầu rợ Gothia kéo sập các tượng-đài. Rồi lúc gom vàng, chúng giặc vứt sách để lấy rương. Thế là vô-số thủ-cảo của lịch-đại thi-sĩ và khoa-học gia lỗi-lạc bị xéo. Cuối-cùng lũ Gothia cướp-phá hoàng-cung, đốt nguyên-lão viện cùng nhiều dinh-cơ tráng-lệ khác. Trong ba ngày thành Roma chịu cướp-bóc thậm-tệ. Rợ Gothia mặc-sức bách-hại lê-dân, không từ nữ-lưu, phụ-lão hay nhi-đồng. Quân tham-tàn lột cả vải-vóc trang-sức trên mình người khuất. Thế rồi đoạt trẻ khỏi tay các bà mẹ khóc-van và quẳng mạnh xuống đất. Rợ Gothia còn bắt được hoàng-muội Galla Placidia khá có son-sắc. Vì nàng không chịu theo lệnh-huynh rời Roma.
Sau cùng quân Gothia cũng chịu bỏ kinh-kì tan-hoang sạch-bách. Dọc những nẻo đường chạy xuống Nam-hải cả muôn xe nặng của-cải. Những người bị bắt theo phải cuốc-bộ bết máu, trong đó có ngự-muội Galla Placidia. Vậy là đức vua quyết thiên-di sang Africa dọn đàng chinh-phục mới. Chuyến viễn-du cơ-hồ thuận-lợi : Không một ai cản nổi ngài bước tới uy-vũ và vinh-diệu. Nhưng đố ai khuất nổi mạng-vận ? Đến duyên-hải, Alareiks trở ốm, rồi đêm nọ tắt thở trước nỗi bàng-hoàng của các người Gothia. Cơn đột-tử khiến bao gương-mặt râu-ria bặm-trợn cũng ngây. Bởi từng ấy năm chinh-chiến, họ đã bén hơi vị lĩnh-tụ kiêu-dũng để nhiệt-thành tin-tưởng sự vô-song nơi ngài. Duy có nữ-nô mỉm cười nham-hiểm, vì người Roma rất thông-thạo độc-dược... Thị-tộc Gothia soạn tang-lễ hi-hữu cho vị lĩnh-tụ kiệt-xuất. Họ sai tù-nhân nắn dòng một con nước, rồi đào huyệt tận đáy. Chiến-hữu kẻ quá cố hạ quan bằng các đai da to bản. Thuyền đá sẽ chở thi-hài vua và khối tài-sản cướp-bóc vào Valhöll. Người không mặc áo gần quách nhất là Aþawulfs uy-mãnh - thê-đệ Alareiks, sẽ thay ngài làm tù-trưởng Gothia. Thế rồi người Gothia nắn dòng lại như cũ cùng giết sạch phu huyệt. Nên tới nay, không ai biết chỗ kho báu Alareiks. Còn số-phận Galla Placidia ? Người tuấn-kiệt Aþawulfs đổ mê nàng. Hôn-lễ họ có năm chục tráng-đinh vâng lệnh tân-lang dâng nàng ngót trăm khay vàng và trang-sức. Nhưng đấy là truyện nay-mai... Sau cuộc cướp-phá Đô-Thành Vĩnh-Cửu, dấu hào-hoa cũ vãn hẳn. Qua nửa thế-kỉ nữa, một đứa nhi-đồng được dọn vào ngôi hoàng-đế. Nhưng thực-quyền không về tay nó, mà lĩnh-tụ man-tộc Germania. Rồi chẳng bấy chầy đứa bé cũng bị tước miện ; người-ta viện hết lí-do này đến duyên-cớ kia nhằm chứng-minh rằng, vị hoàng-đế hoàn-toàn bất-xứng trị-vì Roma. Và đế-quốc Roma cường-thịnh một thuở đã cáo-chung như thế !
Georgy Izrailevich Goder TÂY-LA VONG QUỐC SỬ ПАДЕНИЕ ЗАПАДНОЙ РИМСКОЙ ИМПЕРИИ Название : Падение Западной Римской империи Автор : Годер Георгий Израилевич Художник : Пашков Б. Выходные данные : Москва Издательский центр детской книги, 1986 г, 48 с Дополнительно : История в картинках о последнем периоде Римской империи
Không lâu trước khi hoăng (395), hoàng-đế Theodosius phân đế-quốc Roma khổng-lồ cho hai người con : Đông - Arcadius, Tây - Honorius. Đế-chế từ bao đời đã hao-tổn nguyên-khí vì những cuộc trường-chinh đề-kháng man-tộc xâm-lăng. Nhân đấy, rợ Gothia chủng Germania rầy loạn ở Balcanica. Các người áo lông cừu bờm-xờm nâng khiên đôn-lập kuningaz (đại-vương) : "Suy-tôn anh-hào Alareiks ! Tiến quân về Italia !". Vậy giống Gothia vào Balcanica như thế nào ? Năm Alareiks thơ-ấu, quân man vượt sông Danubius đặng tranh-đấu kịch-liệt, để rồi hoàng-đế phải nhượng-bộ cho đất định-cư. Thế là dân Gothia cải sang Cơ-Đốc và liên-minh với người Roma. Nhưng đồng-minh mới đã thiếu thành-tín còn hiểm-ác, hay tạo-phản và cướp-bóc. "Đổ bồ-hôi công-sức chẳng bằng chiếm lấy bằng máu !" - Ấy là câu cửa miệng theo giống rợ Gothia vào Italia. Lệ-nông và nô-bộc chóng ngả theo rợ Alareiks. Tựu-trung giai-cấp bị-áp-bách coi họ là đấng cứu-rỗi. Thậm-chí khi người Roma chạy khỏi kinh-kì, bọn cùng-đinh còn chỉ cho rợ các kho-lẫm đầy-ắp binh-khí lương-thực.
Người Roma hạ trại bên sườn rặng Alpes đương-cự rợ Alareiks. Vậy nhưng quân-đoàn chỉ thiểu-số là dân Roma, còn phần đông gồm rợ Alania, Gallia và cả Germania. Bình-thường thôi mà ! Người man vẫn đua nhau đầu quân đế-quốc, trong khi số khác đối-trọng. Trong cuộc giao-tranh, rợ Gothia thảm-bại, phải bỏ của ăn-cướp mà tháo lấy thân. Alareiks chỉ kịp cứu kị-đội khỏi rã ngũ, bình-an rời chiến-địa. Vậy vị giám-quân côn-quyền hơn sức lược-thao gồm tài ấy là ai ? Xin thưa, thần-tướng Stilicho ! Ông là con bộ-lạc Vandalia chủng Germania, có phu-nhân Serena biểu-tỉ ngài-ngự Honorius. Nhưng khi ấy đức hoàng-đế ở đâu ? Chẳng phải đã là Tây-đế thì cũng lâm trận ư ? Nhưng không, ngài chẳng phải chiến-binh và càng chẳng ham xuất-chinh. Trong thời đầu rợ Gothia xâm-lăng, Honorius ngự ở Ravenna. Ngài yên-trí trong tứ bề lũy dày bất-khả-xâm và đầm-lầy bao pháo-đài. Đức Honorius đặc-biệt sủng-ái Stilicho : "Hoàng-khảo Theodosius quả-nhiên rất thông-thái nên mới để Tây-phương cho dư, vả phần ngự-huynh Đông-phương. Stilichon hiền-khanh này, tiên-đế có tầm viễn-kiến trong điều-binh khiển-tướng lắm. Mà với chiến-công vang-dội này, phần khanh không kém cạnh đâu !".
Tương-tự các lĩnh-tụ thuở quá-vãng, đức Honorius mừng công tại Roma - đô-thành vĩnh-hằng huy-hoàng. Hay gọn hơn, là đất thần-kinh ! Đức tổng-giám-mục ra tận ngọ-môn cung-nghinh hoàng-đế : "Chúng-tôi chưa lúc nào xao-nhãng cầu-nguyện cho ngài cùng anh-em binh-sĩ, thưa đức kim-thượng ! Nhưng thán nỗi, không phải ai trong đô-thành vĩnh-hằng cũng biết giữ tín-đức nơi Đấng-Xức-Dầu. Xin hãy giáng phạt bọn gian-tà còn thờ ngẫu-tượng !". Serena sùng-đạo - phu-nhân Stilicho - ngắm trừng-trừng về đức tổng-giám-mục. Bằng trái tim Cơ-đốc nhiệt-thành, bà háo-hức bắt lời đức ngài. Lũ dị-giáo sẽ mang cơn thịnh-nộ của Thiên-Chúa trút xuống đô-thành ! Không, Serena chẳng cam lòng một trật với ngoại-nhân... Trong cơn mê-cuồng, bà phi-mau tới cổ-điện thờ trinh-nữ Vesta. Lũ tùy-tùng còn chẳng kịp bám gót bà. Vả Serena khuyến-dụ những người không sùng-tín Cơ-đốc rằng thờ ngẫu-tượng thì xuẩn-ngốc nhường nào ! Ở nội-sảnh, bà tước ngay tràng-hạt trên tượng đức Vesta mà đeo cổ mình : "Các vị thấy chưa, sợ gì nào ? Nữ-thần có dám phóng hỏa đốt ta đâu ?". "Bà sẽ chết đao-đán vì dám phạm-thượng !" - Một người trùm thâm-y lẩm-bẩm - "Đáng rủa-sả, hỡi Serena !". Cả đô-thành râm-ran mừng thắng giặc Gothia : "Vẻ-vang thay sa-hoàng cùng đức Stilicho ! Hoan-hô Roma vĩnh-cửu cùng uy-quyền lừng-lẫy thế-gian !". Hình như người ta quên bẵng rằng, còn mỗi Italia vâng-phục Honorius. Binh-đoàn chiến-thắng còn rước theo tượng lĩnh-tụ Gothia bị xiềng. Giá Alareiks được tận mắt chứng-kiến... "Phải mà, chính Stilicho để hắn sổng mất !" - Bọn gian-thần vu-cáo - "Ai mà chẳng rõ Stilicho một trật với Alaricus. Dào, tuồng súc-man Germania cả". Để truy-hoan thắng-lợi, đức Honorius bày trò tiêu-khiển truyền-thống Roma. Thế là từ quý-tộc đến bình-dân đổ vào thú ngược-đãi súc-sinh. Giờ còn ai bận lòng với họa xâm-lăng sắp tới nữa ?
Vả rợ Alareiks đã hưng binh rồi-rào hơn trước lắm ! Y lập-tức chuyển quân xuống sát biên-cảnh Italia. Y dọn sẵn rằng, họa-may chiếm-lĩnh Roma, bằng không - cũng gieo nỗi kinh-hoàng cùng cướp được mớ hời. Tuy-nhiên để bắt binh-tình, lão-tặc sai sứ bộ ruổi gấp về Roma... Khuyến-hảo sứ mò tới nhà Stilicho : "Đại-vương vung gươm lên không nhằm đối-trọng, mà chính để tôn-phù đức Honorius ! Vương cam-đoan vãn-hồi ngự-uy ở chư tỉnh. Nhưng đổi lại, vương khẩn-thiết yêu-cầu thuế máu chiến-sĩ là bốn-ngàn cân vàng !". Cùng lúc ấy, ở ngự-điện Palatium xa-hoa vẫn bày đại-yến. Tiếng nhạc mơ-hồ. Bọn ngâm-sĩ mơn-trớn đôi tai sa-hoàng : Hỡi bệ-hạ kiều-vĩ hơn sao-ngày Lời vinh-tụng nào sánh được trí người Câu ngợi-khen nào đáng vẻ đẹp người Tiệc đang say thì lão bao-đồng Stilicho phá-bĩnh : "Bệ hạ ôi ! Sĩ-tốt tinh-nhuệ lúc này còn mấy đâu... Nhất-thiết phải đạt hòa-ước với giặc Alaricus, dù là kì-hạn ngắn cùng chấp-nhận mọi yêu-sách. Hãy bắt bọn bá-hộ bỉ-lận nộp vàng ra !". "Thế cũng được ! Nhà ông muốn hẵng tự đi bảo... Dư chúc ông chiếm lòng mấy vị trưởng-lão khả-kính !". Nguyên-lão viện họp... Thế nhưng, không một ai chịu thiệt nhằm cứu-vãn đế-chế. Họ còn xì-xầm với nhau, nguy thế ! Rồi một người nói : "Chúng tôi mua nô lệ chứ không phải hòa bình !" - nhưng rúm lại trước ánh mắt sắc-lạnh của Stilicho. Than ôi, người-ta sợ tới mức cay-nghiệt ông quá thể ! Trong các phiên họp kín với hoàng-đế, họ ra sức vu-khống mạ-lị ông : "Thưa, ngài-ngự còn chẳng nhận ra cái dã-tâm tiếm uy-quyền tối-thượng trong con-người Stilicho đó sao ? Alareiks một trật với hắn, cho nên phải trừng-trị tên nghịch-thần nguy-hiểm !". Honorius hoàn-toàn nhu-nhược, cho nên ngài dễ-dãi tin theo cáo-giác và về căn-bản đã muốn giũ-bỏ vị giám-quân. Stilicho bị bắt tại thánh-đường khi đương ngỏ xin sự nương-náu. Và đấy là cái kết cho yếu-nhân kiệt-xuất cuối-cùng của Roma. Ông bị nghị-tội phản-quốc và phải xử trảm. Liền sau đó là cuộc thanh-trừng khủng-khiếp đối với các chiến-hữu Stilicho. Dĩ-nhiên đều là man-nhân đã đầu quân Roma từ lâu cùng gia-đình họ.
Vì căm-phẫn với cuộc tàn-sát, chừng ba-chục ngàn lính gốc man-nhân xin đầu quân Alareiks, hối-thúc ngài xuất-chinh tới Roma. Vì chẳng còn kẻ nào ngang cơ, Alareiks yên-trí công-hãm Đô-Thành. Vị hoàng-đế bất-tài nhu-nhược đành mặc dân-chúng cho số-mạng đặng vi-hành đi Ravenna. Năm 410, kinh-đô Roma thất-thủ. Bệnh-dịch và thiếu-đói hoành-hành trong cơn công-hãm. Khẩu-phần bánh-mì giảm còn một lạng mỗi ngày. Ấu-đồng bị cấm bước chân ra phố, bởi khắp đô-thành đã truyền-rao hung-tin về nạn ăn thịt đồng-loại. Tình-hình liệu còn cứu-vãn ? Hay lẽ nào đành quay-về với tín-đức tổ-tiên là chấp-nhận làm hi-lễ-vật cho chư thần bị ruồng-rẫy đã lâu ? Lời nguyền của người đàn-bà áo-thâm nay đà ứng : Serena bị đem đi hành-hình. Người-ta chưa quên hành-vi phạm-thượng, và vì thế gán cho bà cả những tội không liên-đới. "Giết ả đi !" - Đám đông cuồng-nộ, dù mới đây còn tán-tụng Stilicho - "Chính ả rước bọn Gothia vào báo-thù cho chồng đấy !". Hàng chục, hàng trăm, rồi cả ngàn nô-lệ chạy sang rợ Alareiks. Trong trại quân man tuồng những hân-hoan thắng-lợi. Roma đã bên bờ vực tiêu-vong. Cuộc hành-quyết Serena, hay những lời cầu-nguyện và hi-lễ cho chư thần thượng-cổ cũng khôn-cứu. Nguyên-lão viện cử phái-bộ xin Alareiks gia-ơn. Đáp lại, lão-tặc đòi nộp hết vàng cùng của-cải cao giá, lại phải thả nô-lệ gốc man-tộc. "Như thế chúng-tôi được gì ?" - "Cái mạng ! Vậy mà ít ư ?".
Một đêm tháng Tám vắng trăng, bọn nô-lệ tự-nguyện mở một trong 12 cánh cổng Roma. Có người đương-thời chép sự-kiện này như sau : "Nghe mà như uất-nghẹn khi hung-tin đô-thành chịu khuất, hay đúng hơn, cả thế-gian nay đà khuất-phục ! Kiền-khôn từ rày lịm sáng rồi !". Khắp đô-thành bỗng tràn-ngập rợ áo-lông. Lần đầu trong đời, họ không bị hoàng-đế gô cổ đi dong, lại càng chẳng cam phận nô-lệ, mà còn biến Roma thành ngục-tối. Những kẻ đắc-thắng thừa lệnh Alareiks nán lại đô-thành ba hôm. Thành Roma thiêng-liêng hóa miếng mồi tươi cho bọn dã-man. Rợ Gothia xéo-đạp thường-dân không chút xót-thương : Nào khốc-hại, nào hôi của, lại đồ-sát... Đại-điện Palatium bị cướp-phá, tư-dinh nguyên-lão và nhiều biện-công thự phải tàn-hại. Vô-vàn bảo-vật văn hiến chịu phế-tổn. Quân man kéo sập tượng-đài, chà-đạp thư-tịch như rác. Những công-trình đường-bệ cũng ra tro... Năm 410 quả là tai-ương đối với mạng-vận Roma ! Nhưng rồi bách-hại chán-chê, rợ Gothia cũng quyết-định biệt kinh-kì, bỏ lại bao điêu-tàn. Đoàn người đem theo vô-số tù-nhân cùng của-cải khổng-lồ nhằm Thâm-Nam Italia. Sự-kiện này dẫu sao đưa đám rợ cùng lĩnh-tụ Alareiks đạt tột-đỉnh : Không một vua đương-thời nào sánh ngài về uy-dũng cùng vinh-hiển !
Tuy-nhiên, dễ mấy ai tiên-liệu số-phận ? Ở miền duyên-hải, Alareiks trở bệnh rồi tắt thở trước ánh mắt bàng-hoàng của các anh-em Gothia. Ấy là tang-lễ xa-hoa chưa từng có. Bọn tù-đinh được huy-động nắn dòng một con sông. Người-ta đào cái huyệt ở tận đáy rồi hạ áo-quan xuống mồ cùng khối tài-sản lớn khôn xiết. Lễ xong họ trả nước về sông vả giết sạch tay thợ. Nên mãi tới giờ, chỉ có các dân Gothia biết chỗ táng vị lĩnh-tụ dũng-kiệt Alareiks. Sau ngày Đô-Thành Vĩnh-Hằng thúc-thủ, Tây-La đế-quốc không còn cơ hồi-phục nữa. Các hoàng-đế đời chót vẫn vận áo tím cùng đội miện, nhưng thực-quyền trong tay bọn man-vương, cũng kể như họ nắm đại-cuộc cả Europa. Năm 476, cấm-cung Constantinopolis. Phái-bộ man-tộc khoe với Đông-đế chiếc áo-choàng tím cùng kim-miện : "Đại-vương Odoacer đáng bậc trí-dũng. Người vừa truất ngôi Augustus bởi cho rằng, từ nay Tây-quốc không cần-thiết sa-hoàng nữa !". Và Tây-La đế-quốc đã cáo-chung như thế đấy !