Thiên truyện Cậu Fyodor, con chó và con mèo (Дядя Фёдор, пёс и кот) được tác giả Eduard Uspensky (Эдуард Николаевич Успенский, 1937 - 2018) san hành tại nhà Văn-học Thiếu-nhi năm 1973, vừa sức đọc ở lứa nhi đồng. Sách ra đời 4 năm sau khi Cá sấu Gena và các bạn kết thúc. Trứ tác có cái tứ giản dị nhưng hóm, nên chẳng ngờ tiên khởi cho hành trình mấy thập niên. Từ năm 1973 tới thì điểm 2008 có chính xác 15 truyện và 2 kịch phẩm do Eduard Uspensky chấp bút, chưa tính cả trăm tập phim hoạt họa chuyển thể. Nội dung càng về sau gắn thiết thực với sự chuyển biến phức tạp của xã hội và môi trường hơn, nên có thể nói, sang thời Liên-bang Nga "Cậu Fyodor, con chó và con mèo" đã "trưởng thành" hơn lên, không hợp thiếu nhi nữa. Tại Việt Nam mới có bản dịch cuốn đầu của bà Nguyễn Thị Kim Hiền. Thế nhưng, bộ ba phim hoạt họa chuyển thể thời Soviet là kỉ niệm thân ái đối với thế hệ 7-8X. 1973 : Cậu Fyodor, con chó và con mèo (Дядя Фёдор, кот и пёс) 1994 : Bà dì và cuộc chạy trốn khỏi làng Bơ Sữa (Тётя дяди Фёдора или побег из Простоквашино) 1997 : Mùa đông ở làng Bơ Sữa (Зима в Простоквашино) 1997 : Bạn gái Cậu Fyodor (Любимая девочка дяди Фёдора) 1998 : Trật tự mới ở làng Bơ Sữa (Новые порядки в Простоквашино) 1999 : Cậu Fyodor đi học (Дядя Фёдор идёт в школу) 2001 : Mùa đông ở làng Bơ Sữa (Весна в Простоквашино) 2001 : Nghỉ dưỡng ở làng Bơ Sữa (Праздники в деревне Простоквашино) 2002 : Rắc rối ở làng Bơ Sữa (Неприятности в Простоквашино) 2003 : Bóng ma ở làng Bơ Sữa (Привидение из Простоквашино) 2004 : Kho báu ở làng Bơ Sữa (Клад из деревни Простоквашино) 2004 : Nghỉ hè ở làng Bơ Sữa (Каникулы в Простоквашино) 2007 : Cuộc sống mới ở làng Bơ Sữa (Новая жизнь в Простоквашино) 2007 : Mưa hóa chất ở làng Bơ Sữa (Кислотный дождь в Простоквашино) 2008 : Cậu Fyodor và mùa hè ở làng Bơ Sữa (Дядя Фёдор и лето в Простоквашино)
Ngày nảy ngày nay, có một cậu bé thông minh và biết tự lập, tới nỗi người ta đặt biệt danh "Cậu Fyodor" vì nom cậu ta có vẻ khôn lớn trước tuổi. Một hôm, Cậu Fyodor làm quen với con mèo "vô gia cư" Matroskin (thủy thủ) hay ngủ vùi trên mái chúng cư. Thế là hai đứa rủ nhau bỏ phố về thôn trang sống. Trên đường về quê, Fyodor và Matroskin đánh bạn với con chó lêu lổng Sharik (bóng tròn), bèn được nó dẫn về một dacha (nhà nghỉ tránh mùa) bỏ hoang ở làng Bơ Sữa. Về sau, cả ba lại kết thân với bác bưu tá Pechkin nhiễu sự. Bác ta lại biếu bọn trẻ con sáo "ai đấy". Thi thoảng cô chú Rimma vẫn xếp việc về nghỉ với cả bọn ở làng. Ở các phần truyện thời Liên-bang Nga, Cậu Fyodor có thêm bà dì giàu có và khó tính đăm đăm thế mà dám cưới bác Pechkin, rồi tới lượt Fyodor cũng có "mộng trung nhân". Trong phiên bản hoạt họa thập niên 2010, gia đình Fyodor đón thêm đứa em gái nghịch ngợm. Làng Bơ Sữa cũng mất hẳn vẻ thanh bình thời Soviet để nhiễm thói ăn chơi huyên náo phố thị, từ chỗ đìu hiu thì có tới tám tiệm bia mọc lên tranh khách bát nháo, công xưởng đua nhau nhả khói vào không khí và tuồn hóa chất ra sông, thậm chí trong làng còn có băng cướp võ trang... do Matroskin và Sharik đầu têu. Matroskin đầu tư kinh doanh sữa bò và chơi chứng khoán, còn Sharik học vận dụng kĩ nghệ thông tin. Bố mẹ kính mến ! Con vẫn bình thường, đúng ra rất ổn. Cuộc sống đủ tiện nghi : Có mái nhà ấm áp, gồm một gian với chỗ bếp núc. Nhưng con nhớ bố mẹ lắm, nhất là những chập tối. Giờ sức khỏe con cũng không đến nỗi nào. Bàn chân hay nhức nhối, mà lông đuôi rụng lả tả. Mới hôm kia con bắt đầu thay lông, thế là sắp có bộ cánh mới rồi. Chỗ lông mới sáng sủa mượt mà lắm. Vì vậy nom con cứ bờm xờm. Tạm biệt bố mẹ ! Con - Cậu Sharik.
CẬU FYODOR, CON CHÓ VÀ CON MÈO Дядя Фёдор — мальчик из городской семьи. Родители зовут его дядей, потому что он очень самостоятельный и умный. В подъезде он встречает бездомного говорящего кота Матроскина, который раньше ночевал на чердаке, а теперь ему негде жить. Дядя Фёдор забирает кота к себе домой, но мама мальчика просит убрать животное из дома. На следующий день дядя Фёдор с Матроскиным сбегают из дома и едут в деревню Простоквашино, где селятся жить в «ничейном» доме. По дороге в деревню к ним присоединяется говорящий пёс Шарик. Они знакомятся с местным почтальоном Печкиным. На протяжении последующих глав с героями происходят разные приключения. Приключения героев повести получили продолжение в множестве повестей и рассказов Эдуарда Успенского.
Hai vị phụ huynh nọ mới được một cháu và gọi Cậu Fyodor. Ấy bởi cậu ta là đứa khảng khái và tự lập, lại siêng việc chứ. Một hôm Cậu Fyodor ra hành lang, tay cầm bánh kẹp. Cậu bé nhác thấy con mèo ngồi trên bậu cửa. Mèo bảo : "Dùng bánh chưa đúng kiểu rồi. Cậu để lộn ngược, mà đáng ra kẹp thịt bên trong, thế mới ngon !". Cậu Fyodor nghe theo, và quả nhiên ngon hơn thật. Bèn bẻ nửa cho Mèo và hỏi : "Ai dạy cậu nói được hay thế ?". Mèo đáp : "À thì, học mỗi chỗ một tí. Bây giờ sống thiếu ngôn ngữ sao đang, dễ bị đào thải lắm".
Thế là Cậu Fyodor rước Mèo về ở chung. Hàng ngày Mèo ăn ngủ phèo phỡn dưới tràng kỉ chả khác gì trưởng giả. À mà tên nó là Thủy Thủ, cũng bởi từ đời ông bà cố đã theo thuyền ra khơi rồi. Chập tối bố mẹ đi làm về. "Nhà ta không nên nuôi mèo !" - Mẹ cằn nhằn. Còn bố bảo : "Thôi, cứ kệ nó !". "Kệ thế nào được ?" - Mẹ vẫn gắt - "Anh thích nuôi mèo chứ gì ? Vậy anh phải chọn : Hoặc là nó, hoặc em". Bố đắn đo một lúc, bèn ôm mẹ : "Anh quen em lâu lắm rồi, còn mèo chỉ mới gặp lần đầu thôi"*. Còn Cậu Fyodor không còn cách nào khác, bèn quả quyết đem mèo đi khỏi nhà. [*] Tiếng lóng thập niên 1960 : "Mèo" còn hàm nghĩa "người tình". Mới sớm, cậu bé đút mèo vào bị rồi bỏ đi, không quên để vài dòng trên trốc tủ : "Bố mẹ kính mến ! Con yêu bố mẹ vô cùng, nhưng cũng yêu động vật lắm. Nên con sẽ xa bố mẹ về làng sống với mèo".