Làng Quê Đang Biến Mất - Tạ Duy Anh - Công ty phát hành: Nhã Nam Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn Kích thước: 14.5 x 20.5 cm Số trang: 344 Ngày xuất bản: 05/2014 Giá bìa: 78.000 đ Chủ dự án: Phi Phi Yên Vũ Type: P1: Duong Lam Hàng P2: Mai Ice P3: Trân Nguyễn P4: Prince Ashitaka P5: Linh Linh Beta: Phi Phi Ebook: Annabelle Tran Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “Làng quê đang biến mất?” – tập bình luận xã hội của Tạ Duy Anh là tâm huyết của một nhà văn trước những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội, đang tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, được phát tiết qua góc nhìn văn hóa. Trong từng câu chuyện, ta dễ dàng nhận ra những trăn trở của ông đối với những đổi thay của con người, của văn hóa làng xã – những điều mà trước nay đã trở thành chuẩn mực, truyền thống truyền qua bao đời. Ở đó ta thấy được cả sự luyến tiếc xót xa trước môi trường văn hóa đang ô nhiễm, đang bị hủy hoại trầm trọng, nơi mà những thói hư tật xấu lên ngôi thống trị. Là sự dửng dưng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, là sự giả dối được đặt nặng hơn sự trung thực, là sự tham lam, ích kỷ chỉ biết vun vén cho cá nhân mình. “Nói một cách dễ hiểu nhất thì chúng ta đang cùng nhau đồng loạt bỏ mặc cho làng quê yêu dấu biến mất, với một sự vô cảm đáng sợ. Và như vậy cũng sẽ biến mất phần không gian đặc sắc nhất của văn hóa Việt.” - (Làng quê đang biến mất)
Quê chừ đã phố nhiều hơn Sáng nghe trâu ợ, lại buồn nôn nao Bê tông đến tận bờ rào Nhớ thương râm bụt thuở nào với ai... [Chu Giang Phong, sáng lành ở Vườn Thanh, uống trà với mẹ, cảm tác.]
LÀNG QUÊ ĐANG BIẾN MẤT Tác giả: Tạ Duy Anh Tiểu luận - Phê bình Ebook: Cuibap Nguồn text: Wordpress.com "Làng quê đang biến mất?" – tập bình luận xã hội của Tạ Duy Anh là tâm huyết của một nhà văn trước những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội, đang tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, được phát tiết qua góc nhìn văn hóa.Trong từng câu chuyện, ta dễ dàng nhận ra những trăn trở của ông đối với những đổi thay của con người, của văn hóa làng xã – những điều mà trước nay đã trở thành chuẩn mực, truyền thống truyền qua bao đời. Ở đó ta thấy được cả sự luyến tiếc xót xa trước môi trường văn hóa đang ô nhiễm, đang bị hủy hoại trầm trọng, nơi mà những thói hư tật xấu lên ngôi thống trị. Là sự dửng dưng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, là sự giả dối được đặt nặng hơn sự trung thực, là sự tham lam, ích kỷ chỉ biết vun vén cho cá nhân mình. "Nói một cách dễ hiểu nhất thì chúng ta đang cùng nhau đồng loạt bỏ mặc cho làng quê yêu dấu biến mất, với một sự vô cảm đáng sợ. Và như vậy cũng sẽ biến mất phần không gian đặc sắc nhất của văn hóa Việt."