PG Lão-thử táng miêu (Мыши кота погребают)

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm Ngoại ngữ khác' bắt đầu bởi Uillean, 10/1/22.

  1. Uillean

    Uillean Banned

    Mèo Kazan (Кот Казанский) là một nguyên mẫu lịch sử và văn nghệ thịnh hành tại Nga từ trung đại hậu kì tới nay.

    [​IMG]

    Theo truyền thuyết và các cứ liệu lịch sử, thành Kazan trung đại trung kì (có lẽ kể từ đại dịch Hắc Tử Bệnh) nhà nào cũng nuôi một giống mèo bắt chuột rất hung dữ («бойцовых» котов-мышеловов). Đặc thù loài mèo này là vóc dáng to khỏe với cái đầu tròn, thóp phồng, mõm rộng, cổ bụ, răng rất sắc và xương vai vạm vỡ, đuôi ngắn. Theo khảo cứu của ông Igor Bashmakov, giống mèo này chỉ có hai màu lông trắng và xám tro, ria tua tủa và mắt tinh (устую длинную шерсть белого или серого окраса, богатые усы и большие выразительные глаза).

    Những đặc điểm như thế tương thích nhu cầu phòng bệnh của nhân loại đương thời. Tuy nhiên, tới hiện đại mèo Kazan về cơ bản đã tuyệt chủng trên lĩnh thổ Liên bang Nga. Giống mèo được gọi "Kazan" ngày nay chỉ là những hậu duệ lai và thuần tính hơn hẳn, khả năng bắt chuột cũng kém tinh bằng. Dẫu vậy, theo quan điểm một số nhà nhân chủng học, mèo Kazan cũng chỉ là hậu duệ mèo ri mà người Kazan có lẽ đã đem từ Trung Đông về theo tuyến đường giao thương, đồng nghĩa hoàn toàn có thể khôi phục được cá thể.

    Trong các thời kì sau khi hãn quốc Kazan cáo chung tới khoảng thế kỷ XIX, mèo Kazan là thành phần thiết yếu trong các quân doanh và công thự Đế quốc Nga, được liệt vào động vật quý tộc. Tại Đông Cung ngày 13 tháng 10 (tức 24 tháng 11) năm 1745, sa hoàng Yelizaveta Petrovna đã ban một đạo dụ có nội dung trợ cấp đặc biệt cho 30 con mèo Kazan (Эрмитажные коты) bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật khỏi hư hại.

    [​IMG]
    Họa phẩm Václav Hollar năm 1663 : Phác họa chân dung mèo cưng
    của đại công tước Moskva (Le vray portrait du chat du grand duc de Moscovie)

    Hình tượng mèo Kazan có thể coi là liên đới rất rõ ràng với nhân vật truyền thuyết mèo Bayun. Cả hai kiểu mẫu này xuất hiện hầu như đồng thời trong sinh hoạt văn nghệ tại Đế quốc Nga.

    Những thuộc tính đặc trưng cùng độ phổ biến của mèo Kazan gây cảm hứng sâu sắc cho các dòng văn nghệ dân gian Nga sớm nhất cũng từ thế kỷ XVII. Ý thức này được cho là khởi nguồn từ dòng hội họa rập khuôn màu (Лубок / mộc bản, thạch bản, đồng bản), mà phổ cập nhất là các bức Chuột chôn mèo (Мыши кота погребают, thế kỷ VII) và Ông miêu Kazan (Кот Казанский, thế kỷ VIII).

    Trong cả hai dòng đồ họa này, ở phần bình chú kèm theo đều phải có câu thán "Ới ông miêu, ông đã đi rồi" (Кот брысь, он же Алабрыс) và danh hiệu "Ông miêu Kazan, trí tuệ Astrakhan, túi khôn Sibir..." (Кот Казанской, ум Астраханской, разум Сибирской...). Nội dung chủ yếu tả cảnh đàn chuột dưới sự chỉ huy của con to nhất đang kéo cỗ xe trượt tuyết, trên xe chở xác một con mèo Kazan bụ bẫm bị trói chân tay. Xung quanh còn có những con chuột rước kèn trống và vật tùy táng vô cùng nhộn nhịp, còn có mấy con đi theo làm bộ than khóc, tuy nhiên vô hình trung chỉ gây cảm tưởng giống đám hỉ chứ chẳng lấy vẻ gì là tang gia bối rối. Mà như vậy, mèo Kazan đã chuyển hóa thành hình tượng trào phúng trong văn nghệ dân gian Nga.

    Khoảng từ đầu thế kỷ XVIII trở đi, dòng tranh Chuột chôn mèo đột nhiên phát triển quá nhanh mạnh về số dị bản và lượng phát hành mỗi năm, trở thành dòng hí họa phổ biến nhất trong phong tục truyền thống Nga tự bấy cho tới nay. Mà theo giới nghiên cứu, hiện tượng đó tất yếu có những liên đới mật thiết với sự kiện tang lễ Pyotr Đại Đế năm 1725. Thậm chí, điều ấy cũng đáng được coi là biểu hiện cho sinh hoạt khai phóng mà vị sa hoàng này tích cực xúc tiến trong những năm cầm quyền vinh quang. Các tác phẩm Chuột chôn mèo tự lúc này được tích hợp thêm chủ đề mới, đấy là "bản cáo trạng những hành vi có tầm quốc gia lịch sử" của sa hoàng Pyotr I (обвинительным актом его деяний государственных и исторических).

    [​IMG]
    Bức Ông miêu Kazan (Кот Казанский) kèm phi lộ
    "Ông miêu Kazan, trí tuệ Astrakhan, túi khôn Sibir,
    sinh thời vinh hiển, ăn uống hảo hạng, đánh rắm thơm lừng",
    có lẽ phúng dụ Pyotr Đại Đế

    Cũng từ thời điểm Pyotr Đại Đế băng hà, Chuột chôn mèo trở thành dòng hội họa trào phúng chính trị phổ dụng nhất trong sinh hoạt văn nghệ truyền thông Nga.

    Chẳng hạn như, tại Đại hội II Xã hội Dân chủ Lao công Đảng (1903), hai phái Bolshevik và Menshevik đều dùng hình tượng Chuột chôn mèo để đả kích nhau trên chiến tuyến báo chí. Năm 1969, đạo diễn Mikheil Chiaureli lại mượn ý V. A. Zhukovsky để thực hiện cuốn phim hoạt họa Chuột chôn mèo như thế nào (Как мыши кота хоронил), mà sau này theo con gái ông là đạo diễn Sofiko Chiaureli, ý tưởng bộ phim nhằm vào cá nhân Iosif Stalin.

    [​IMG]
    Phúng dụ Vladimir Ilyich Lenin tại Đại hội II của tác giả P. N. Lepeshinsky

    Năm 2008, tác giả Kiều Thạch (Kiều Thu Hoạch) công bố bài xã luận Tranh Đám Cưới Chuột trong mối quan hệ loại hình lịch sử văn hóa (Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số xuân Mậu Tí, 2008). Trong đó, ông dẫn ít nhất hai bức họa mộc bản Lão thử thú thân (老鼠娶親) ở thôn Than Đầu huyện Thiệu Dương (tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) mà văn hào Lỗ Tấn từng có bài tham nghị từ đầu thế kỷ XX. Tác giả Kiều Thạch cho rằng, hai bức Đám cưới chuột ở các phường nghề Đông Hồ và Hàng Trống cùng sử thi Nôm Đám cưới chuột ở thôn Liễu Đôi (xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam) chỉ là sao bản dòng đồ họa phổ biến và tương đối lâu đời tại Hoa Nam (nguyên văn : Phía Nam sông Dương Tử). Ở đoạn kết, ông tiếp tục lý giải, các điển tích và dòng hội họa Lão thử thú thân Trung Hoa cũng chỉ là sự bắt chước "ngụ ngôn Ấn Độ cổ đại" (?), mà nội dung chính là nhà chuột gả con cho mèo rồi cả đàn bị mèo xơi thịt. Tuy nhiên, ông không nói rõ, quan điểm này dựa theo căn cớ nào.

    Trong khoảng một thập niên từ khi bài báo xuất hiện, cộng đồng mạng xã hội Việt Nam phát sinh cuộc tranh cãi kịch liệt về tường tích tranh Đám cưới chuột. Một phía cho rằng, đó chỉ là biểu hiện sự hàm hóa trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam từ trung đại tới nay - mà điểm trọng yếu là học hỏi các phong tục tập quán Trung Hoa ; phía khác lại nêu rằng, người Trung Hoa đã "sao chép, bắt chước, ăn cắp" một trong những "thói tục" cổ truyền Việt Nam, và rằng, Đám cưới chuột đích thực là "công sáng tạo" của người Việt. Một số lại bới điểm khác biệt giữa dòng tranh Việt Nam và Trung Hoa như số lượng chuột, lối tạo hình, đoạn kết câu truyện... nhằm đề cao "tinh thần dân tộc, trí tuệ bác học, tính minh triết" của tiền nhân Việt Nam.

    Ở phạm vi Trung Hoa đại lục, khu vực Hoa Nam và Hoa Bắc có các phường nghề chuyên chế tranh Tết Nguyên Đán và trung thu đề tài Lão thử thú thân như Dương Liễu Thanh ở Thiên Tân, Đào Hoa Ô ở Giang Tô, Duy huyện ở Sơn Đông. Ngoài ra còn các vùng Sơn Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Hà Bắc, An Huy, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Đông... tựu trung tương đối phát đạt. Ban sơ đấy chỉ là tập quán cúng chuột đêm ba mươi, những mong loài này đỡ gây hại để sang tân niên được an lành, bớt hạn vận. Về sau, dân gian lại bổ sung truyền thuyết Lão thử giá nữ (老鼠嫁女) để giảng nghĩa phong tục. Tập quán này dần theo người Khách Gia ra Đài Loan và xuống Đông Nam Á chỉ kể từ thế kỷ XIX mà thôi.

    Tuy nhiên, điển tích Lão thử giá nữ ở Hoa Nam Hoa Bắc cũng chỉ phát xuất từ truyền thống Hạ lão thử giá nữ (贺老鼠嫁女) của người huyện Bình Dao tỉnh Sơn Tây, rằng các ngày từ mồng 07 tới 25 tháng Giêng âm lịch phải nặn bánh bột hoặc quấy kẹo vừng đắp lên tường chúc phúc để họ chuột đừng cắn phá nhà cửa, mong sao cho sang tân niên được thái hòa thịnh vượng. Tục này xuất hiện khoảng thế kỷ XVIII nhưng không sớm hơn triều Càn Long và có liên đới sự phát đạt của con đường tơ lụa. Đây cũng chính là thời kì giao thương giữa hai đế quốc Nga La Tư và Đại Thanh trở nên đặc biệt sôi động, do đó dễ xảy ra những tiếp biến văn hóa.

    Nguyễn Dư (Ngày Tết thử bàn một tấm tranh Tết) : "[...] Nếu đúng là tấm tranh có hai phần như vậy thì chúng ta lại phải trả lời câu hỏi vì sao nghệ nhân lại vẽ hai đám rước khác nhau trên cùng một tấm tranh ? Căn cứ vào lời chú trong tranh «Bằng liệt tân khắc lão thử thủ tân» (Bằng liệt mới khắc lại chuột già lấy vợ), chúng ta được biết rằng tấm tranh này mới được khắc lại, không rõ năm nào. Đây chỉ là một trong số nhiều dị bản (Durand đưa ra 3 bản, Trung Quốc có 4 bản, mới đây Nguyễn Đăng Chế lại "phục hồi vốn cổ", khắc thêm 1 bản). Các dị bản được nghệ nhân sửa đổi tùy hứng. Ngày nay chúng ta có tranh ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ. Tôi cho rằng trong quá trình tái tạo, có nghệ nhân nào đó đã đem ghép hai tấm tranh cùng vẽ đám rước - rước dâu và vinh quy - để làm thành một tấm mới. Việc làm gán ghép này đã vô tình tạo ra một nội dung "đầu mèo đuôi chuột" khó hiểu. Các nghệ nhân đời sau tiếp tục chép lại tấm tranh ghép này, không thắc mắc gì cả. Trường hợp ghép tranh như vậy còn được thấy ở tấm Du Xuân Đồ trong sách của Durand. Ai đó đã ghép hai tấm tranh Tết biệt lập của bộ tranh Oger, đồng thời sửa đổi cả các câu thơ Nôm của chính bản. Chúng ta có thể tạm kết luận rằng tấm tranh Tết nổi tiếng của ta đã được ghép từ hai tấm tranh khác nhau, nửa trên là Đám Cưới Chuột, nửa dưới là Trạng Chuột Vinh Quy. Các chữ trong tranh đã được người đời sau sửa đổi, thêm bớt một cách tùy tiện".

    [​IMG]
    Lão thử giá nữ đồ

    Tựu trung, hình mẫu mèo Kazan sớm gây nên trào lưu sáng tác các tác phẩm phái sinh vô cùng phong phú về thể tài.

    Đồng thoại Truyện cậu bé, Baba Yaga và chim ưng xanh (Сказка о Сизом Орле, Баба-Яге и мальчике), tác giả khuyết danh, 1794-5.
    Đoản thiên Đám cưới chuột, tác giả Tô Hoài, 1942.
    Ca khúc Đám cưới chuột, tác giả Lê Tiến Đạt (ban Gạt Tàn Đầy) soạn năm 1996 và hoàn thiện năm 2006.
    Phim hoạt họa Chuột chôn mèo như thế nào (Как мыши кота хоронил), đạo diễn Mikheil Chiaureli, Kartuli Pilmi, 1969.
    Phim hoạt họa Mèo và đội chuột (Кот и компания), đạo diễn Aleksandr Guryev, Soyuzmultfilm, 1990.
    Phim hoạt họa Mèo và nhà chuột, ai táng ai (猫和老鼠谁将被埋葬, Я видел как мыши кота хоронил, I saw mice burying a cat), giám chế Trịnh Lập Quốc & cố vấn Dmitry Geller, Học viện Động họa Cát Lâm, 2011.
    Phim hoạt họa Bảo thạch sơn : Truyện anh lính (Гора самоцветов. Про солдата), đạo diễn Valentin Telegin, Pilot, 2014.
    Phim hoạt họa Dân gian cố sự. Lão thử giá nữ nhi (民間故事·老鼠嫁女兒), tổng giám chế Lâm Phúc Văn, Nissi Digital Media Co-Ltd, 2020.


    [​IMG]
    Nguyên bản bức Lão thử táng miêu (Мыши кота погребают) do tác giả khuyết danh
    sáng tác năm 1725, quàn tại Quốc gia Bác vật quán Liên bang Nga

    [​IMG]
    Bức Lão thử táng miêu (Мыши кота погребают) chế năm 1881,
    có lẽ
    ứng sự kiện sa hoàng Aleksandr II bị ám sát

    [​IMG]
    Bức Lão thử táng miêu (Мыши кота погребают) năm 1894,
    có thể liên đới sự kiện sa hoàng Aleksandr III hoăng

    [​IMG]
    Điêu tượng gỗ Chuột kéo mèo tới sân nguyện đường (Мыши кота на погост волокут)
    do nghệ nhân F. D. Yeroshkin tạc cuối thế kỷ XIX
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/1/22
  2. Uillean

    Uillean Banned

    Nikolay Alekseyevich Zabolotsky
    LÃO-THỬ ĐẤU MIÊU

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/1/22
  3. Uillean

    Uillean Banned

    [​IMG]

    Có chú mèo nọ,
    Cao tới nóc tủ.
    Ria bằng gang tay,
    Mắt tròn như bình.


    [​IMG]

    Đuôi giống cái ống,
    Toàn thân lốm đốm,
    Đích thị chú mèo !


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/1/22
  4. Uillean

    Uillean Banned

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/1/22
  5. Uillean

    Uillean Banned

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/1/22
  6. Uillean

    Uillean Banned

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này