Tuỳ bút - Biên khảo G Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 - 1659. Đỗ Quang Chính, SJ.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 19/9/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Nói đến lịch sử chữ quốc ngữ trong giai đoạn này, chúng ta không thể bỏ qua L.m. Antonio Barbosa (1594- 1647) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông sinh tại Arrifana de Souza, Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên ngày 13-3-1624. Cuối tháng 4- 1636, Barbosa đến Đàng Ngoài, nhưng rồi ông trở về Áo Môn vào tháng 5-1642, vì lý do sức khỏe. Tại Áo Môn, tình trạng sức khỏe của ông cũng không khá hơn. Năm 1647 Barbosa từ Áo Môn đi Goa để dưỡng sức, nhưng ông qua đời cùng năm đó trên đường đi Goa. Antonio Barbosa soạn thảo cuốn tự điển Bồ - Việt (Diccionário português- anamita) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link như chúng ta đã nói ở trên. Đắc Lộ cũng dựa vào cuốn tự điển này để soạn cuốn tự điển của ông. Khác với Amaral, Barbosa lại soạn từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Việt. Chúng tôi nghĩ rằng, có lẽ ông cũng soạn cuốn này lúc còn ở Đàng Ngoài, từ năm 1636-1642. Về “số phận” cuốn tự điển viết tay này cùng một hoàn cảnh như cuốn tự điển của Amaral, nghĩa là có thể đã bị “tiêu diệt”, cũng có thể là còn nằm ở đâu chăng? Ngoài cuốn tự điển, Barbosa còn soạn một số bài thơ hiện lưu trữ tại Biblioteca da Ajuda ở thủ đô Bồ Đào Nha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Từ trước đến nay, một số nhà nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ, kể cả người Việt Nam lẫn ngoại quốc, đã đề cao giá trị Đắc Lộ quá nhiều. Nếu có vài nhà nghiên cứu mới đây ở Việt Nam tỏ ra dè dặt về vấn đề này, thì cũng chưa dám nói đích danh người nào giỏi hơn Đắc Lộ, là vì chưa tìm được tài liệu rõ rệt. Bây giờ, nhờ việc khám phá được tài liệu của Amaral, chúng ta dám nói là Amaral giỏi hơn Đắc Lộ ngay từ năm 1632. Chúng tôi hy vọng các nhà nghiên cứu sẽ tìm thêm được nhiều tài liệu khác, để chứng minh còn có người giỏi hơn Amaral... Như thế, dần dần sẽ bổ túc cho việc nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ.


    [...]

    ______

    [141] D. BARBOSA MACHADO, Bibliotheca Lusitana, Historica, Critica, e Cronologica Quyển I, Lisboa, 1741, tr. 214-215.

    [142] D. BARBOSA MACHADO, Ibid., tr. 214-215. - C. SOMMERVQGEL, Bibliothèque de la Compagnie de Jésu, Nouvelle édition, Q. I. Louvain, 1960, cột 888. - E. TEIXEIRA, Macau e sua diocese, VII, Macau, 1967, tr. 548.

    [143] Biblioteca da Ajuda, Jesuitas na Asia, Códice 46-VIII-44.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Tài liệu viết tay năm 1645 và 1648

    Hai tài liệu viết tay 1645-1648 cũng không phải là toàn bản văn chữ quốc ngữ, nhưng một bản văn bằng Bồ ngữ và bản kia bằng La ngữ. Tuy nhiên, hai bản văn có rải rác chữ quốc ngữ, vì thế chúng tôi cũng muốn trình bầy trong chương này để bạn đọc được rõ hơn. Thực ra tài liệu trên đã được mấy nhà nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ bàn đến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng chúng tôi nghĩ, cũng cần ghi lại ở đây, một phần giúp bạn đọc khỏi phải đi tìm nơi khác, một phần chúng tôi muốn giải thích rộng hơn hoặc đính chính một vài điểm.


    [...]

    ______

    [144] NGUYỄN-KHẮC-XUYÊN, Chung quanh vấn-đề thành lập chữ Quốc-ngữ vào năm 1645, trong Vạn-hóa nguyệt-san, Loại mới, số 48, tháng 1-2 năm 1960, tr. 5-14. - THANH-LÃNG. Những chặng đường của chữ viết Quốc-ngữ, trong báo Đại-Học, Năm thứ IV, số 1, tháng 2-1961, tr. 21-22 và 24. - VÕ-LONG-TÊ, Lịch-sử Văn-học Công-giáo Việt-Nam, cuốn I, Saigon, 1965, tr. 122-127.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Tài liệu viết tay năm 1645

    Tài liệu gồm 8 trang giấy, viết chữ cỡ trung bình trong khổ 17 X 27 cm, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã [145]. Tài liệu bằng chữ Bồ Đào Nha, nhan đề: “Manoscritto, em que se proua, que a forma do Bauptismo pronunciada em lingoa Annamica he verdadeira” (Bản viết chứng minh mô thức Rửa tội phải đọc trong tiếng An Nam chính thực). Tuy nhiên, từ cuối trang 38r đến 38v, khi ghi tên những người tham dự hội nghị, thì lại ghi bằng chữ La tinh: “Nomina Ppum, qui ex mandato Pis Emanuelis de Azdo Vis Prouae Japonnensis et Vice Prouae Sinensis, interfuere consultationi, et forman Baptismi lingua Annamica prolatam, legitimam esse, et valida affirmarunt. Anno 1645” (Danh sách các Cha tham gia thảo luận và xác nhận mô thức Rửa tội bằng tiếng An Nam cho hợp thức và thành sự, [trong một hội nghị] do lệnh Cha Emanuel de Azevedo, Giám sát [Dòng Tên] tỉnh Nhật Bản và phụ tỉnh Trung Hoa. Năm 1645).

    Dòng chữ đầu tiên của tập tài liệu được ghi “Pe Assistente de Portugal” (Cha Phụ tá Bề trên Cả Dòng Tên vùng Bồ Đào Nha). Cũng nên biết rằng, đứng đầu Dòng Tên là Linh mục Bề trên Cả ở tại La Mã. Dòng Tên được chia ra nhiều vùng và mỗi vùng lại chia ra nhiều tỉnh. Vùng Bồ Đào Nha thời đó gồm: chính nước Bồ Đào, Ba Tây, Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Cha Phụ tá Bề trên Cả vùng Bồ Đào Nha cũng như Cha Phụ tá các vùng khác, ở tại La Mã nhưng chỉ giữ vai trò liên lạc giữa Bề trên Cả và các Linh mục Giám tỉnh, chứ không có quyền quản trị Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Hiện thời nhiệm vụ của các Phụ tá vùng vẫn như xưa.

    Tới dòng chữ thứ hai, có chữ Jhs tức là Jesus viết bằng chữ Hy Lạp (IHS: iota, êta, sigma). Một số người lầm tưởng chữ Jhs có nghĩa là Giêsu đấng Cứu Nhân loại (Jesus Hominum Salvator). Tượng ý IHS có từ những thế kỷ đầu tiên của đạo Thiên Chúa; khi lập Dòng Tên vào thế kỷ 16, vị sáng lập là Y Nhã (Ignacio de Loyola hay Iñigo de Loyola) đã dùng tượng ý IHS cho Dòng Tên. Do đấy, ta thấy trong các văn thư, nghệ thuật, mỹ thuật... do tu sĩ Dòng Tên làm ra, thường hay đề tượng ý này vào đó.

    Tiếp đến dòng thứ ba có chữ “2a via” (gửi bằng chuyến tầu thứ hai). Trong các tài liệu vào thế kỷ thứ 17, thường được ghi chữ “1a via” hay “2a via”, nếu những tài liệu đó được chuyển từ xa tới. Thời đó, tầu đi từ Á sang Âu và ngược lại, dễ bị bão đánh đắm; muốn chắc chắn hơn, người ta phải gửi hai bản hay ba bản do hai hoặc ba chuyến tầu khác nhau, phòng bị tầu này bị đắm thì còn tầu kia. Nhờ có ghi chữ “2a via” mà biết được tài liệu chúng tôi dùng đây là bản gốc, mặc dầu không phải chính chữ viết của “tác giả” là Linh mục Marini (thường thường tác giả viết một bản thứ nhất, rồi nhờ người khác sao lại bản thứ hai hoặc thứ ba).


    [...]

    ______

    [145] ARSL JS. 80, f. 35r-38v.

    [146] Ngày nay không còn vùng Bồ Đào Nha nữa, mà Bồ Đào Nha chỉ còn là một tỉnh Dòng Tên với 406 tu sĩ. Còn những nơi mà vào thế kỷ 17 thuộc vùng Bồ Đào Nha thì nay đã được phân phối như sau: Ba Tây chia thành ba tỉnh Dòng Tên nhập vào Vùng Nam Mỹ La tinh; Ấn Độ, Tích Lan chia làm 11 tỉnh hay phụ tỉnh thuộc vùng Ấn Độ; còn các xứ khác ở Đông Á nhập vào Vùng Đông Á, gồm các tỉnh, phụ tỉnh hoặc miền: Nhật Bản, Trung Hoa, Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia, Úc Đại Lợi. Năm 1972, Dòng Tên có 12 vùng chia ra 62 tỉnh, 24 phụ tỉnh, 12 miền với 31.758 tu sĩ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/6/16
    lichan and teacher.anh like this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Sau mấy dòng chữ đó là đến đầu đề của bản văn như chúng ta vừa thấy: “ Manoscritta..”. Trang đầu của bản văn nói đến lý do tài liệu này, rồi từ cuối trang 35r đến 38r bắt đầu bàn về chính vấn đề là mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam, từ dòng cuối cùng của trang 38r đến hết trang 38v ghi danh sách 35 Linh mục Dòng Tên tham dự hội nghị bàn về mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Trong số này có trên 20 vị đã hoặc sẽ đến ở tại Việt Nam.

    Thực ra tài liệu này là một biên bản hội nghị năm 1645 của 35 Linh mục Dòng Tên tại Áo Môn, để xác nhận mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Biên bản không ghi ngày, tháng cuộc họp. Nhưng chúng tôi chắc hội nghị được diễn ra khoảng từ tháng 8 đến tháng 12-1645, vì trong biên bản có ghi tên Đắc Lộ. Chúng ta biết, năm 1645, Đắc Lộ chỉ có mặt ở Áo Môn từ 23-7 đến 20-12 mà thôi.

    Chúng tôi không có biên bản gốc của hội nghị làm vào năm 1645 nên phải dùng bản chép lại vào năm 1654. Tuy đây là tài liệu chép lại, nhưng phần soạn thảo năm 1654, nói về lý do của tài liệu, đã chiếm hết một trang (f. 35r), còn từ cuối trang 35r đến hết là một biên bản đã được soạn vào năm 1645. Trong phần biên bản có nhiều chữ quốc ngữ mà đứng về phương diện lịch sử phải coi đó là những chữ quốc ngữ năm 1645, chứ không phải là chữ quốc ngữ năm 1654.


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Tác giả toàn bản tài liệu này là ai? Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì trang đầu tức trang 35r của bản tài liệu do L.m. Gio. Filippo de Marini soạn; còn chính biên bản, tức là từ cuối trang 35r đến hết lại do một người khác, chứ không phải do Marini soạn, vì lúc đó Marini chưa biết tiếng Việt. Nên nhớ là, năm 1654 Marini chỉ chép lại biên bản 1645. Dù Marini cũng tham dự hội nghị năm 1645 về vấn đề mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt, nhưng vì ông chưa biết tiếng Việt, nên không thể nói được là biên bản do Marini soạn thảo như một số nhà nghiên cứu tài liệu này đã nhận định. Để chứng minh, thiết tưởng nên biết qua về tiểu sử Marini.

    Gio. Filippo de Marini (1608-1682), sinh tại Ý, gia nhập Dòng Tên tỉnh La Mã năm 1625. Ông tới Goa vào ngày 20- 11-1640. Đầu năm 1641, Marini cùng với 23 Linh mục, Trợ sĩ Dòng Tên rời Goa đi Áo Môn. Tuy nhiên, vì Marini ngừng lại ở Cochin và Xiêm, nên mãi đến năm 1643 ông mới tới Áo Môn. Từ năm 1647 đến 1658, Marini hoạt động truyền giáo ở Đàng Ngoài, và nơi ông hoạt động nhiều nhất là ở Xứ Đông, tức vùng Hải Dương. Cuối năm 1658, Marini bị Chúa Trịnh Tạc trục xuất khỏi Đàng Ngoài, nên ông phải về Áo Môn. Đầu năm 1659, tỉnh Dòng Tên Nhật Bản cử ông về La Mã dự Đại công nghị Dòng Tên thứ 11 diễn ra từ 9-5 đến 27- 7-1661. Thời gian ở La Mã ông cho xuất bản cuốn sách về Việt Nam mà chúng ta sẽ thấy liền đây. Sau đó mấy năm Marini trở lại Áo Môn. Năm 1671 ông đã là Giám tỉnh Dòng Tên Nhật Bản Cùng năm đó, nhân dịp viên Phó vương Ấn Độ gửỉ một phái đoàn đi Đàng Ngoài, Marini cũng nhập với phái đoàn để tới Đàng Ngoài. Khi tầu của phái đoàn gần tới Đàng Ngoài, bị bão đắm tầu, nhưng không ai thiệt mạng. Mọi người đều tới được Đàng Ngoài, riêng Marini vì mặc áo tu sĩ, nên bị chính quyền Đàng Ngoài bắt giam. Sau 6 tháng trong tù, nhờ có một bà thế lực ở thủ đô can thiệp, nên Marini được ra khỏi tù, rồi về Áo Môn. Tháng 2-1673, Marini cùng với hai Linh mục Dòng Tên khác là E. Ferreyra và François Pimentel cùng đến Đàng Ngoài, nhưng cả ba bị tống giam 6 tháng. Ra khỏi tù, hai Linh mục kia về Áo Môn, còn Marini lại đi Xiêm và tới đây tháng 11-1673. ít lâu sau ông mới trở về Áo Môn, tức là tháng 12-1675.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Marini qua đời tại Áo Môn ngày 17-7-1682. Ông đã để lại cho hậu thế một số tài liệu liên quan đến các vấn đề truyền giáo ở Việt Nam, Lào và Áo Môn [148].


    [...]

    ______

    [147] TlSSANIER. Relation, trong Biblíothèque municipale de Lyon, Manuscrits 813 (Fonds general), f. llv-12v.

    [148] Sau đây là những tài liệu của Marini:

    a) Sách xuất bản năm 1663 và 1665: - Delle Missioni de, “Padri della Compagnia di Giesv nella Prouincia del Giappone, e particolarmente di quella di Tumkino Libri cinqve. Del p. Gio : Filippo de Marini della medesima Compagnia. Alia Santita di N.s. Alessandro pp. Settimo, Roma, 1663. - Metodo della Dottrina che i Padri della Compagnia di Giesu insegnano à Neoffiti, nelle missỉoni della Cina; con la riposta alle objettioni di alcuni Moderni che li impugnano, opera del p. A. Rubino, tradotta dal portoghese nel italiano dal p. G. Fil. de Marini, Lione, 1665.

    b) Tài liệu viết tay: - Marini đòi vua Bồ Đào Nha phải trả 2.000 “cruzados” cho Học viện Madre de Deus tại Áo Môn, mà trước đó vua Joaõ IV đã chấp thuận (Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 22, Fasc. 1, f. 210rv, bằng tiếng Bồ Đào). - Marini xin vua Bồ Đào Nha ra lệnh cho viên Phó vương ở Ấn Độ phải trả lại một số tiền cho tỉnh Dòng Tên Nhật Bản (Ibid., f. 21 lrv, bằng tiếng Bồ Đào). - Thư của Marini viết ngày 12-5-1655 cho L.m. F. de Tavora về vấn đề mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt (ARSI, JS. 80, f. 88-89r, bằng tiếng Bồ Đào).
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/6/16
    lichan and teacher.anh like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Sau khi nhắc qua tiểu sử của Marini, bây giờ chúng tôi xin ghi lại nguyên văn mấy dòng mở đầu của tài liệu (nên nhớ mấy dòng mở đầu do Marini soạn), trước khi trích ra những chữ quốc ngữ trong tài liệu:

    Na era de 1645. propos o Pe Alexe Rhodez ao Pe Mel de Azeuedo Vor, que entaõ era de Jappão, e China, que mandasse ouuir sobre huãs duuidas, que tinha acerca da forma do Bauptismo em lingoa Tumkinica em iunta plena. Mandou entaõ o Pe Vor ao Pe Joaõ Cabral, que era Rtor do Collegio, e Vice Proal de Jappão, q presidisse, e recolhesse os votos por escrito depois de ventilada bem a questaõVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Vào năm 1645, theo lời đề nghị của L.m. Đắc Lộ với L.m. Manuel de Azevedo [150], Giám sát Dòng Tên hai tỉnh Nhật Bản và Trung Hoa [151], nên L.m. Giám sát đã cho mở hội nghị để bàn về những nghi vấn chung quanh mô thức Rửa tội bằng tiếng Đông Kinh [Đàng Ngoài], kèm theo đây toàn mô thức. Vậy, L.m. Giám sát ủy cho L.m. Giang Cabral là Viện trưởng Học viện [Học viện Madre de Deus của Dòng Tên ở Áo Môn] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phó Giám tỉnh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhật Bản, để ông chủ tọa và thâu thập các ý kiến viết tay, rồi sau đó thảo luận vấn đề cho chu đáo).

    Sau khi sơ lược về hình thức tài liệu năm 1645, bây giờ chúng tôi xin trích ra những chữ quốc ngữ trong bản văn:

    Tau rữa mầï nhần danh Cha, uà con, uà spirito santo [154]: Tao rửa mày nhân danh Cha và Con và Spirito Santo. Ngày nay đọc là: Tao rửa mày nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Lúc đó, các nhà truyền giáo ở Việt Nam đã biết từ ngữ Thánh Thần, nhưng chưa dùng, mà còn dùng từ ngữ Bồ Đào Nha là Spirito Santo.

    Taü lấÿ tên Chuá, tốt tên, tốt danh, tốt tiẽng [155]: Tao lấy tên Chúa, tốt tên, tốt danh, tốt tiếng.

    Vô danh, Cắt ma, Cắt xác, Blai có ba hồn bãÿ uía, Chúa blòÿ ba ngôy nhấn danh [156]: vô danh, cất ma, cất xác, Trai có ba hồn bẩy vía, Chúa trời ba ngôi, nhân danh.

    Nhâň danh Cha [157]: nhân danh Cha. Về chữ nhân, chỉ có một lần viết là nhần (f. 35r), một lần viết là nhấn (f. 36r), còn 18 lần khác đều viết là nhâň.

    Phụ, Tữ, sóũ, ngot, cha Ruôt, con Ruôt [158]: Phụ, Tử, sống, ngọt, cha ruột, con ruột.

    Theo vấn đề chúng ta đang bàn, thì chữ quốc ngữ trong tài liệu, mới là vấn đề quan trọng của chúng ta. Còn nội dung chính yếu của tài liệu là mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Trong 35 Linh mục tham dự hội nghị, có 31 vị đồng ý hoàn toàn về mô thức mà chúng ta đã biết, còn hai vị là Ascanius Ruidas và Carolus de Rocha có thái độ trung lập (hai L.m. này đến ở Đàng Ngoài từ năm 1647), riêng hai L.m. Đắc Lộ và Metellus Saccanus chống đối hoàn toàn mô thức Rửa tội trên (Tau rữa mầï nhần danh Cha, uà con, uà spirito santo). Đó là mô thức phải đọc khi Rửa tội (A forma do Bauptismo em lingoa TumKinica diz assy). Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    [...]

    ______

    [149] ARSI, JS. 80, f. 35r.

    [150] Manuel AZVEDO (1579-1650) sinh tại Bồ Đào Nha, tới Áo Môn truyền giáo từ năm 1640, rồi làm Giám sát hai tỉnh Dòng Tên Nhật bản và Trung Hoa. Ông qua đời tại Áo Môn ngày 3-2-1650 (ĐỖ QUANG CHÍNH, La mission au Việt Nam 1620-1630 et 1640-1645 d’Alexandre de Rhodes, s.j., avignonnais, Paris, 1969, Luận án tại Ecole des Hautes Etudes - Sorbonne, tr. 266).

    [151] Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản được thành lập năm 1612, còn phụ tỉnh Dòng Tên Trung Hoa, trước đây thuộc tỉnh Nhật Bản, đến năm 1619 được nhấc lên thành phụ tỉnh.

    [152] Học viện “Madre de Deuz” được thành lập ngày 1-12-1594 nhờ sự cố gắng của Cha Giám sát Dòng Tên A. Valignani. Thời kỳ đó, thỉnh thoảng Học viện cũng cấp phát bằng Tiến sĩ Thần học.

    [153] Tuy gọi là Phó Giám tỉnh, nhưng ông có quyền như một Giám tỉnh, vì Nhật Bản vẫn là một tỉnh Dòng Tên. Lúc ấy Tỉnh Nhật không có Giám tỉnh, vì việc truyền giáo trên đất Nhật khó quá.

    [154] ARSI, JS. 80, f. 35r.

    [155] Ibid., f. 35v.

    [156] Ibid., f. 36r.

    [157] Ibid., f. 38r.

    [158] Ibid., f. 36v.

    [159] Ibid., f. 35r.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  7. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    Tài liệu viết tay năm 1648

    Tài liệu này cũng liên quan đến vấn đề mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Bản văn được soạn bằng La ngữ, để trả lời cho L.m. Sebastião de Jonaya, với nhan đề: "Circa formam Baptismi Annamico Idiomate prolatam” [160] (Chung quanh mô thức Rửa tội bằng thổ ngữ An Nam). Tài liệu gồm 8 trang rưỡi (từ tờ 76r đến 80v), viết chữ cỡ trung bình, trong khổ 16 X 29 cm, được soạn thảo năm 1648, hiện giữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã, nhưng chúng tôi không rõ là soạn thảo ở đâu và ai là tác giả? Có thể L.m. Marini là tác giả chăng? Chúng tôi không dám chắc. Nơi soạn thảo có thể là ở Đàng Ngoài chăng? Chúng tôi cũng không dám quả quyết, ngoại trừ chữ Nôm ở tờ 78r - 79r.

    Từ tờ 78r đến 79r có ghi tên 14 người Công giáo Việt Nam đồng ý về mô thức Rửa tội đã ghi ở tài liệu 1645. Tên những giáo hữu Việt Nam được ghi bằng ba thứ chữ: Nôm, Quốc ngữ và La tinh. Cũng nên biết tằng tài liệu do hai người viết: từ tờ 76r-77v do một người viết, những tờ còn lại do người khác, không kể phần chữ Nôm do một người thứ ba có lẽ là người Việt Nam. Nhưng xem ra người viết phần thứ hai là chính tác giả của phần thứ nhất nữa (mặc dầu không rõ tên là ai), vì ông có đọc lại phần thứ nhất và đã sửa lại hoặc thêm vào một số chữ, kể cả những chữ quốc ngữ, ví dụ: con uà (Nhơn danh cha, uà con, Spirito Santo), thần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Dưới đây là những chữ quốc ngữ:

    Nhơn danh cha, uà con, uà Spirito Santo [162 ]: nhân danh Cha, và Con và Spirito Santo.

    Đức Chuá Blờy sinh ra chín đớng thiên thần la cŭôn cŭốc Đức Chuá Blờy [163]: Đức Chúa Trời sinh ra chín đấng thiên thần là quân quốc Đức Chúa Trời.

    nhơn nhít danh Cha [164]: nhân nhất danh Cha.

    một nam, một nữ [165]: một nam, một nữ.


    [...]

    ______

    [160] ARSI, JS. 80, f. 76r-80v.

    [161] Ibid., f. 76v.

    [162] Ibid., f. 76rv, 77r

    [163] Ibid., f. 76v.

    [164] Ibid., f. 77v.

    [165] Ibid., f. 80v.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Sau đây là tên 14 giáo hữu Việt Nam tán thành mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt “nhin danh Cha uà Con uà Su-phi-ri-to sang-to” (mô thức đã được 31 Linh mục Dòng Tên xác nhận trong hội nghị ở Học viện Madre de Deus). Như chúng tôi vừa nói, phần này gồm ba thứ chữ: Nôm, quốc ngữ và La tinh: phần chữ Nôm có lẽ do một người có tên trong số 14 người viết, còn phần chữ quốc ngữ và La tinh do người viết phần thứ hai của tài liệu điền vào.

    upload_2016-7-1_23-17-34.png

    (nhân danh Cha và Con và Su-phi-ri-to sang-to. Ý này An Nam các bổn đạọ thì tin rằng ra ba danh. Ví bằng muốn ý làm một, thì phải nói: nhân nhất danh Cha v.v... Tôi là Giu ang Câi (?) Trâm cũng nghĩ vậy. Tôi là An rê Sen cũng nghĩ vậy. Tôi là Ben tò Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Văn Triền cũng nghĩ vậy. Tôi là Phê rô Văn Nhất cũng nghĩ vậy. Tôi là An gio Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Văn Tang (?) cũng nghĩ vậy. Tôi là Gi-rô-ni-mô Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng nghĩ vậy. Tôi là I-na-sô Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng nghĩ vậy. Tôi là Tho me Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng nghĩ vậy. Tôi là Gi-le Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng nghĩ vậy. Tôi là Lu-i-si Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng nghĩ vậy. Tôi là Phi- líp cũng nghĩ vậy. Tôi là Do-minh [173] cũng nghĩ vậy. Tôi là An ton [174] cũng nghĩ vậy. Tôi là Giu ang cũng nghĩ vậy).

    Mấy câu trên đây có nghĩa là mô thức Rửa tội “Tau rữa mầï nhân đanh Cha và Con và Su-phi-ri-to sang-to” là đúng với tiếng Việt. Các giáo hữu Việt Nam tin rằng, khi dùng 1 lần nhân danh Cha... cũng hiểu cho cả Ba Ngôi Thiên Chúa, mà không cần phải nhắc lại mỗi lần: nhân nhất danh Cha, và nhất danh Con và nhất danh Su-phi-ri-to sang-to.


    [...]

    ______

    [166] Ben tò là tên thánh của một người Việt Nam. Ben tò do chữ Bồ Đào Nha là Bento, tức ông thánh Bento, còn La ngữ là Benedictus, Pháp ngữ là Benoit, tiếng Việt ngày nay gọi là Bê-nê-đích-tô hay Biển Đức.

    [167] An gio (An Jo) bởi chữ Bồ Đào là Anjo, có nghĩa là Thiên Thần.

    [168] Gi-rô-ni-mô bởi chữ Bồ Đào là Jerónimo (ông thánh Jerónimo).

    [169] I-na sô bởi chữ Bồ Đào là Inácio (ông thánh Y Nhã).

    [170] Tho-me, tức là thánh Tô Ma.

    [171] Gi-le chữ La tinh là Aegidius

    [172] Lu-i-si, chữ La tinh là Aloysius.

    [173] Do-minh bởi chữ Bồ Đào là Domingos (thánh Đa Minh).

    [174] An ton bởi chữ Bồ Đào António (thánh An Tong).
     
    lichan, teacher.anh and Zhiqiang like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Chúng tôi còn một số tài liệu chữ quốc ngữ nhưng là tài liệu viết tay sau năm 1648, nên chúng tôi xin miễn bàn trong chương này, vì chúng tôi đã muốn hạn định đến năm 1648 mà thôi.

    Từ khi có dấu vết chữ quốc ngữ đến trước năm 1651, chúng tôi chưa tìm được một bản văn nào hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ. Hy vọng sau này có ai tìm thấy chăng. Nhưng từ năm 1651, chúng ta thấy xuất hiện hai tài liệu vô cùng quý giá hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ, đó là hai cuốn sách của Đắc Lộ in tại La mã năm 1651, mà chúng tôi bàn trong chương liền đây.


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    3

    LINH MỤC ĐẮC LỘ
    SOẠN THẢO VÀ XUẤT BẢN HAI SÁCH

    CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN NĂM 1651


    Việc L.m. Đắc Lộ, người đầu tiên cho xuất bản hai cuốn sách chữ quốc ngữ, đã được nhiều người bàn tới. Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn ghi lại đây một cách tổng quát công trình của ông, để bạn đọc có một quan niệm rõ rệt hơn về tiến trình chữ viết chúng ta ngày nay. Chương này đề cập tới hai điểm chính: Đắc Lộ học tiếng Việt và cho xuất bản hai cuốn sách chữ quốc ngữ.

    Trước khi vào chính vấn đề, chúng tôi xin sơ lược tiểu sử Đắc Lộ. Thực ra, hai chương trên cũng đã giúp bạn đọc hiểu qua về tiểu sử của ông. Nhưng chúng tôi mụốn ghi lại ở đây cho thứ tự hơn, nhất là muốn đặt tiểu sử của Đắc Lộ trong chương dành riêng cho ông.


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/16
    lichan and teacher.anh like this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Đắc Lộ tức Alexandre de Rhodes sinh tại Avignon [175] ngày 15-3-1593 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong một gia đình gốc Do Thái và có quốc tịch Tòa Thánh La Mã. Cha của Đắc Lộ là một nhà quý phái ở Avignon, có tên là Bemardin II de Rhodes và có 8 con. Người con cả là Jean, Tiến sĩ Luật khoa, người thứ hai là Đắc Lộ rồi đến Suzanne, Georges, Gabrielle, Laure, Francois và Hélène Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Georges sinh ngày 28-12-1597, gia nhập Dòng Tên tỉnh Lyori 1613, qua đời cũng tại Lyon ngày 17-5-1661. Georges là một giáo sư Thần học nổi tiếng, đã viết và xuất bản hai bộ sách Thần học lớn. Riêng Đắc Lộ vì muốn đi Đông Á truyền giáo, nên đã gia nhập Dòng Tên ở La Mã ngày 14-4-1612, thay vì gia nhập Dòng Tên tỉnh Lyon. Đắc Lộ thụ phong Linh mục tại La Mã năm 1618. Cùng năm đó Đắc Lộ được Bề trên cả Dòng Tên chấp thuận cho ông đi truyền giáo ở Đông Á, sau khi ông đã đệ đơn xin ba lần từ 1614 đến 1617. Đắc Lộ tới thủ đô Bồ Đào Nha đáp tầu đi Đông Á, nhưng vì ông phải ngừng lại ỏ Goa quá lâu, nên mãi đến ngày 29-5-1623, mới tới Áo Môn. Ý định của ông là sẽ từ Áo Môn đi Nhật Bản truyền giáo, song không đạt được ý nguyện. Do đó cấp trên muốn cho ông đi truyền giáo tại Việt Nam. Đắc Lộ tới Đàng Trong lần thứ nhất vào tháng 12-1624, tháng 7-1626 ông rời Đàng Trong về Áo Môn để sửa soạn đi Đàng Ngoài, và ông đã tới đây ngày 19-3-1627. Tháng 5-1630 ông bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Từ năm 1630 đến 1640 ông dạy Thần học ở Học viện “Madre de Deus”. Từ năm 1640 đến 1645 ông lại truyền giáo ở Đàng Trong. Tháng 7-1645, Đắc Lộ rời Đàng Trong về áo Môn rồi đi Âu châu. Năm 1654, đắc Lộ đi Ba Tư, rồi qua đời tại Ispahan ngày 5-11-1660 [178].


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Năm 1348, Đức Giáo Hoàng Lê Minh VI (Clemens) đã mua đất Avignon do bà Jeanne de Sicile bán, lúc Ngài trú ngụ tại đây. Khi các Đức Giáo Hoàng trở về La Mã, thì có một Sứ thần Tòa Thánh cai trị Avignon. Mãi đến ngày 4-9-1791, Avignon mới sát nhập vào nước Pháp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link "Pe A. Rhodes, Frances de naẹao, natural de Avinhão, boa saude e formas, de idade 31..annos, da Compa 11, com os estudos de Philosophia e Theologia acabados” (Primeiro catalơgo das In/ormacoẽs commuas clas Pes e Irmaõs da Provincỉa de Japao, feito em dezembro de 1623, ARSI, JS. 25, í.130v).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Musée Calvetd’ Avignon, manuscrits vol. 3243, f. 36-45r.
    - Archives départementales de Vaucluse, Registre de haptême de la paroisse Sainte - Magdeleine, 1604-1635, GG. 3.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thư của L.m. Aimé CHEZAUD viết ngày 11-11-1660 tại Ispahan, báo tin buồn Đắc Lộ qua đời (Archives des Jésuites de la Province de Paris, Fonds Rybeyrète, số 29).
     
    lichan and teacher.anh like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Như chúng ta đã biết, Đắc Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải là người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên. Trước khi sơ lược công trình Đắc Lộ soạn thảo và cho xuất bản hai cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên, chúng tôi xin tóm tắt lịch sử Đắc Lộ học tiếng Việt từ 1624- 1626.


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    ĐẮC LỘ HỌC TIẾNG VỆT

    Cuối tháng 12-1624, Đắc Lộ tới Đàng Trong và được cấp trên cho ở tại Dinh Chàm (Thanh Chiêm) để học tiếng Việt. Khi các Linh mục Dòng Tên đến truyền giáo tại Việt Nam (cũng như tại Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ v.v... ) thì trước tiên họ phải học tiếng Việt với những điều kiện rất khó khăn, hầu có thể tiếp xúc với dân chúng. Riêng tiếng Việt đối với người Âu châu thật là khó như chúng tôi đã trình bày ở chương một. Dù vậy, vào năm 1620 (sau 5 năm các nhà truyền giáo bắt đầu chính thức truyền bá Phúc âm ở Đàng Trong) đã có hai linh mục nói thạo tiếng Việt, đó là ông Francisco de Pina và Cristoforo BorriVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khi vừa tới Đàng Trong, Đắc Lộ thấy hai L.m. Francesco Buzomi và Emanuel Fernandes còn phải dùng thông ngôn để giảng, tuy nhiên ông sung sướng thấy một Linh mục khác tức là Francisco de Pina đã nói thành thạo tiếng Việt. Đắc Lộ được Bề trên cho ở cùng nhà với Pina tại Dinh Chàm, để Pina dậy tiếng Việt cho ông. Sau này, khi đề tựa cuốn tự điển Việt-Bồ-La của ông, Đắc Lộ cũng ghi rõ là mình đã học tiếng Việt với Pina Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đắc Lộ thuật lại rằng, ông học tiếng Việt chăm chỉ như khi theo khoa Thần học ở La Mã (Học viện La Mã của Dòng Tên). Nhờ đó sau bốn tháng, ông đã “giải tội” được và thêm sáu tháng nữa là ông có thể giảng bằng tiếng ViệtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Joaõ ROIZ, Annua de Cochinchina do anno de 1620 ARSI, JS. 72, í. 3r. - Gaspar LUIS, Cocincinensis missionis annuae Litterae, anni 1620, ARSI, JS. 71, f.23r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “(...) ab initio magistrum linguae audiens p. Franciscum de Pina lusitanum è nostra minima Societate JESV, qui primus è Nostris linguã illam apprimè calluit, et primus sine interprete concionari eo idiomate caepit” (RHODES, Dictionarium, Roma, 1651).

    [181] RHODES, Divers voyages et missions, tr. 72-73.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Đắc Lộ còn cho hay là, ông cũng học tiếng Việt với một em bé 13 tuổi. Nhờ em nhỏ này, mà sau ba tuần lễ, Đắc Lộ đã biết phân biệt các thứ thanh tiếng Việt và cách phát âm mỗi tiếng. Có điều khá lạ: em nhỏ không biết tiếng ông nói, Đắc Lộ cũng chưa biết tiếng Việt, thế nhưng hai người vẫn hiểu nhau được. Không rõ Đắc Lộ dùng tiếng nào? Pháp, Ý, La tinh hay Bồ Đào Nha?. Theo chúng tôi đoán, có lẽ ông dùng tiếng Bồ Đào Nha nói truyện với em nhỏ, vì trong thời kỳ ấy ở Đàng Trong chỉ có người bồ Đào Nha đến buôn bán, các nhà truyền giáo phần đông cũng là người Bồ Đào Nha. Trong ba tuần đó, em nhỏ còn học nói và viết ngôn ngữ của Đắc Lộ (có lẽ tiếng Bồ Đào) và biết giúp Thánh lễ (đọc tiếng La tinh), làm cho Đắc Lộ phải thán phục tinh thần lanh lẹn và trí nhớ giai bền của em Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Em đã đựợc gia nhập Giáo hội do chính L.m. Đắc Lộ làm phép Rửa tội. Vì yêu kính Đắc Lộ, nên em đã mang tên của Đắc Lộ, tức Raphael Rhodes Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Raphael, tên thánh của em; Rhodes, tên của Đắc Lộ) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cũng từ lúc đó, em nhỏ trở thành người đắc lực trong việc giúp các Linh mục dậy giáo lý và dần dần trở thành “Kẻ giảng” (tu sĩ cấp hai trong “Dòng tu” Thầy giảng).

    Sau này Raphael Rhodes cũng theo L.m. J.M. de Leria (1597-1665), người Ý, đi truyền giáo tại Lào quốc và tới Vạn Tượng ngày 15-7-1642 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. (Nên biết rằng, ngay từ năm 1638, L.m. J.B. Bonelli (Ý) cùng với ba Thầy giảng từ Thăng Long đi sang Lào truyền giáo theo lời yêu cầu của vua Lào. Vì mệt nhọc nên vị Linh mục chết ở dọc đường, còn ba Thầy giảng tuy đã vào tới đất Lào, nhưng nhà vua lại cấm truyền đạo). Lena, Raphael Rhodes và mấy Thầy giảng khác được vua Lào cho phép truyền giáo. Leria cũng dâng vua Lào hai con chó trắng nhỏ xíu, một con thỏ và mấy thứ khác. Ngày 12-8-1642, Leria cũng kính tặng vị đệ nhất cận thần vua Lào một ống nhòm tốt [186]. Tháng 2-1647, Lena rời khỏi xứ Lào thì có lẽ Raphael Rhodes cũng bỏ xứ này nhưng không hiểu ông về Đàng Trong hay đi Đàng Ngoài? Chỉ biết rằng, năm 1655 người ta thấy Raphael Rhodes ở Đàng Ngoài và lúc đó ông không còn là tu sĩ nữa, song đã có vợ (tên thánh của bà là Pia) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tuy nhiên ông vẫn còn là người Công giáo tốt, luôn luôn tận tâm giúp đỡ các nhà truyền giáo. Theo các tài liệu để lại, thì Raphael Rhodes là một thương gia giầu có và đại lượng, đặt trụ sở thương mại ở Thăng Long và Phố Hiến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông qua đời vào năm nào chúng tôi không rõ, nhưng chắc chắn là vào năm 1666 ông vẫn còn là một cán bộ đặc biệt của giáo đoàn Đàng Ngoài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “ Celuy qui m’ayda merueilleusement fut vn petit garẹon du pais qui m’enseigna dans trois semaines, tous les diuers tons de cette langue, et la façon de prononcer tous les mots, il n’entendoit point ma langue; ny moy la sienne, mais il auoit vn si bel espnt, qu’il comprenoit incontinent tout ce que je voulois dire, et en effect en ces mesmes trois semaines il apprit à lừe nos lettres, à escrire, et à seruir la Messe, j’estois estonné de voir la promptitude de cét esprit, efc' la fermeté de sa memoire” (RHODES, Divers vogyages et missions, tr. 73).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “II a tant d’amour pour moy, qu’il a voulu porter mon nom” (Ibid., tr. 74).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tên Việt Nam của em nhỏ là gì, chúng tôi chưa tìm thấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link RHODES, Histoire du royaume de Tunquin, tr. 287. - MARINI, Delle Mission, tr. 492-340. — K, BURNAY, Notes chrohologiques sur les missions jésuites du Siam au XVHe sìecle, trong Archivum Historicum Societatis Jesu, Năm thứ XXII, tháng 1-6 năm 1953, tr. 184-185-199.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Để tới Lào, L.m. Leria, Dòng Tên, đã chọn con đường đi từ Xiêm (Thái Lan) và ông có mặt ở Ajuthia (cựu thủ đô Xiêm) năm 1640. Tại đây Leria đã xin được giấy tờ hợp lệ của chính quyền để đi Lào. Khi tới biên thùy Xiêm Lào (không rõ ngã nào) viên sĩ quan biên phòng nhất định không cho Lena sang Lào, dầu ông đã van lơn, đã tặng quà. Lena đành trở lại Ajuthia. Ở thủ đô Xiêm, ông đã nhận được thư của L.m. Antonio Rubino, Giám sát Dòng Tên tỉnh Nhật Bản, yêu cầu ông cố thực hiện cuộc đi Lào. Lần này, Leria sang Cam Bốt, xin chính quyền cho phép đi Lào. Tại Oudong, thủ đô Cam Bốt, Leria gặp các thương gia Hòa Lan dưới quyền điều khiển của ông Geritt van Wustoff (Wuysthoff). Ông này bằng lòng chở Leria và mấy Thầy giảng Việt Nam đi Vạn Tượng theo sông Cửu Long. Nhờ vậy, Leria, Raphael Rhodes và mấy Thầy giảng Việt Nam đã đạt được đích.

    [187] Relation des missions des évesques franqois aus royaumes de Siam, de la Cochinchine, de Camboye, et du Tonkin, divisé en quatres parties, Paris, 1674, tr. 267.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hãy coi L.m. Joseph Tissanier viết về Raphael Rhodes vào cuối năm 1660: “Nous deuons mettre au nombre de nos bienỳqiteurs vn riche Cochinchinois nommé Raphael Rhodes, lequel ayant\esté autrefois baptize dans la Cochlnchine par le R.p. Alexandre de Rhodes, conserue encore aujourd’huy le souverir et le nom de ce grand serutteur de Dieu, et nous fait voir dăns le Tunquin le grand amour qu’il nous pvrte, par les continuelles faueurs qu'il nous fait” (TISSANIER, Relation du voyage, Paris, 1663, tr. 347).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có thể coi thêm về Raphael Rhodes: - Henri CHAPPOULIE, Aux origines d’une Eglise, Roma et les missions d’Indochine au XVIIe siècle, Quyển 1, Paris, 1943, tr. 215-237.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Trên đây là giai đoạn đầu tiên Đắc Lộ học tiếng Việt. Khi bỏ Đàng Trong vào tháng 7-1626, Đắc Lộ đã nói thạo tiếng Việt, vì thế ông được các Linh mục Dòng Tên ở đây cử ông đi Đàng Ngoài truyền giáo [190]. Còn việc học chữ quốc ngữ, có lẽ bắt đầu Đắc Lộ học với Francisco de Pina. Nếu đúng như thế, thì Pina là một trong những người đầu tiên đem mẫu tự a b c vào tiếng Việt, chúng ta phải nhận rằng, Đắc Lộ có năng khiếu ngôn ngữ, vì ông biết nhiều thứ tiếng: Viết và nói các tiếng Pháp, Việt, Ý, La tinh, Bồ Đào; xử dụng sơ sơ tiếng Nhật, Trung Hoa, Konkani (ở Goa), Ba Tư. Nhưng trong các ngoại ngữ Đắc Lộ đã học, thì chỉ có tiếng Việt là ông thành thạo nhất; chính Đắc Lộ đã viết như thế trong một cuốn sách xuất bản năm 1635 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Chính L.m. Saccano cũng xác nhận là Đắc Lộ thành thạo tiếng Việt, khi ông lên tiếng bênh vực mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt do Đắc Lộ đề ra Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “(...) _ fù eletto il P. Alessandro Rhodes molto bon Religioso et insignè operario” (Thư của Francesco Buzomi viết ở Đàng Trong ngày 13-7-1626, gởi L.m. M. Vitelleschi, Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã, ARSI, JS. 68,f. 28r).

    [191] RHODES, Sommaire des divers voyages, Paris, 1653, tr. 37.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “(...) de qua [Baptismi forma] excitata olim fuit quaestio, haud, sanè contemnenda, a P. Alexandra Rhodes viro doclo, et in Collegio Amacainsi [Macao] quondam Theologiae Professore, Annamici vero idiomatis egregiè perito” (Metelle SACCANO viết ở Đàng Trong ngày 5-7-1653, ARSI, JS. 80, f. 103r).
     
    lichan and teacher.anh like this.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    ĐẮC LỘ CHO XUẤT BẢN HAI SÁCH QUỐC NGỮ


    Sau khi sơ lược việc Đắc Lộ học tiếng Việt với L.m. Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha và với em nhỏ Raphael Rhodes, bây giờ chúng ta bàn đến việc ông soạn thảocho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên:

    Dictionarivm annamiticvm, Lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in Ivcem editvm ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionarỉo Apostolico, Roma, 1651,in-4°

    Cathechismvs pro iis, qui volunt suscipere Baptismvm, in Octo dies diuisus. Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tọi, ma bẽào đạo thánh đức Chúa blời. Ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus. Ab Alexandro de Rhodes è Societate lesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°.


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Thời gian soạn thảo, hình thức và nội dung

    Trước hết chúng ta thử coi hai sách này được soạn thảo thời kỳ nào? Theo nhận xét của chúng tôi, hai cuốn sách này được viết tại Áo Môn khoảng từ 1636 đến 1645. Sở dĩ chúng tôi đặt vào thời gian trên, vì cách ghi chữ Việt trong hai cuốn sách kể là đúng khá so với lối viết ngày nay. Ta thấy năm 1636 Đắc lộ viết chữ quốc ngữ còn sai về dấu, nhất là đặt các từ ngữ liền nhau. Do đó, nếu Đắc Lộ đã viết khá đúng như hai cuốn trên đây thì ít nhất phải là sau năm 1636.

    Chúng tôi thiết nghĩ, sở dĩ Đắc Lộ viết chữ quốc ngữ được như vậy, phần lớn nhờ hai cuốn tự điển của Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa, như chúng ta đã đề cập trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Độc giả còn rõ là, từ năm 1630-1640. Đắc Lộ làm Giáo sư Thần học ở Áo Môn, sau đó ông lại đi truyền giáo ở Đàng Trong từ 1640-1645. Nhưng không phải là ông ở Đàng Trong liên tục, trái lại vì nhiều hoàn cảnh khó khăn buộc ông phải trở về Áo Môn bốn lần. Đây là thời gian ông ở Đàng Trong từ 1640-1645:

    - Tháng 2-1640 đến 9-1640, rồi về Áo Môn,

    - Tháng 12-1640 đến 7-1641, sau đó về Áo Môn,

    - Tháng 1-1642 đến 7-1643, lại về Áo Môn,

    - Tháng 3-1644 đến 7-1645, rời bỏ Đàng Trong hoàn toàn, trở lại Áo Môn rồi về Âu châu.

    Chính trong thời gian ở tại Áo Môn là lúc Đắc Lộ soạn thảo và sửa chữa hai cuốn sách đó, những lần ông trở lại Đàng Trong là lúc ông học hỏi thêm để ghi và đánh dấu cho đúng chữ quốc ngữ. Hơn nữa, có lẽ một sô' Thầy giảng Đàng Trong, như Thầy Y Nhã (một người thông thạo văn chương, triết học, đã làm quan trước khi gia nhập hàng Thầy giảng) đã giúp Đắc Lộ trong việc này.

    Chúng tôi không nghĩ rằng, Đắc Lộ soạn hai cuốn trên sau năm 1645, nếu có thì chỉ là sửa chữa và bổ túc cho đầy đủ hơn. Vì như chúng ta đã biết, cuộc hành trình của Đắc Lộ từ Áo Môn về La Mã gặp nhiều khó khăn và kéo dài từ 20-12-1645 đến 27-6-1649 ; ngoài ra khi về tới La Mã ông rất bận việc tiếp xúc với Giáo quyền, để vận động cho Giáo hội Việt Nam có các Giám mục.

    Về hình thức và nhất là nội dung hai cuốn sách, đã được nhiều người bàn tới, nên ở đây chúng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề, mà chỉ trình bày hết sức sơ lược.


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Cuốn Dictionarium

    Một điều mà chúng tôi tưởng cần trả lời ngay thắc mắc: tại sao cuốn sách lại được in bằng chữ Bồ Đào và La tinh ngoài chữ quốc ngữ? Hẳn bạn đọc đều rõ vai trò chính trị, thương mại của Bồ Đào Nha từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17 tại Ba Tây, Ấn Độ, Mã lai, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Từ cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17, tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng ở những nơi trên do đoàn thương gia Bồ Đào và giáo sĩ Tây phương. Các nhà truyền giáo dầu là người Đức, Ý, Pháp, đã đến Việt Nam, Áo Môn, Nhật Bản, v.v... vào thế kỷ 17 thì cũng phải biết tiếng Bồ Đào Nha. Đó là tiếng Âu châu quan trọng hơn cả ở các miền trên đây. Tại Việt Nam thời đó, nếu có người Việt nào học tiếng Âu châu, thì sự thường cũng là tiếng Bồ Đào Nha.

    Cuốn tự điển được soạn thảo bằng chữ Việt - Bồ - La (riêng tên sách lại chỉ đề bằng La ngữ), với hai mục đích đã được tác giả ghi rõ: thứ nhất, giúp các nhà truyền giáo học tiếng Việt, để có thể truyền giáo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thứ hai, Đắc Lộ đã làm theo ý muốn của một số vị Hồng y ở La Mã, thêm chữ La tinh vào, để người Việt Nam có thể học thêm La ngữ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Cuốn từ điển gồm ba phần chính:

    * Lingvae Annamiticae seu Tvnchinensis brevis declaratio, 31 trang, từ trang 1 đến 31, được sắp lên đầu cuốn tự điển và được đánh số trang tách biệt với cuốn tự điển. Đây là cuốn ngữ pháp Việt Nam, nhưng soạn thảo bằng La ngữ, với mục đích cho người Tây phương học. Tuy sách vắn, nhưng tác giả cũng chia ra 8 chương rõ rệt, không kể Lời nói đầu:

    Chương I: Chữ và vần trong tiếng Việt (De literis et syllabis quibus haec lingua constat). Chương II: Dấu nhấn và các dấu (De Accentibus et aliis signis in vocalibus). Chương III: Danh từ (De nominibus). Chương IV: Đại danh từ (De Pronominibus). Chương V: Các đại danh từ khác (De illis Pronominibus). Chương VI: Động từ (De Verbis). Chương VII: Những phần bất biến (De reliquis ỏrationis partibus indeclinabilibus). Chương chót: Cú pháp (Praecepta quaedam adsyntaxim pertinentia).

    - Dictionarivm Annámiticvm seu Tunchinense cum Lusitana, et Latina declaratione
    . Phần này không đánh số trang nhưng ghi theo cột chữ (mỗi trang có hai cột chữ). Từ đầu đến cuối là 900 cột, từ mẫu tự nọ sang mẫu tự kia thường để cách một trang trắng, có khi hai trang trắng. Một điều khác đặc biệt với tự điển Việt Nam ngày nay, Đắc Lộ thêm mẫu tự /b sau mẫu tự b. Thực ra đó là một số chữ thuộc mẫu tự v bây giờ. Ví dụ: /bá (vá: vá áo), /bã (vã: vã nhau, tát nhau), /bạch (vạch: vạch tai ra mà nghe), /bậy (vậy: ấy vậy), /bán (ván: đỗ, đậu vắn), /bỗ (vỗ: vỗ tay), /bỏ (vỏ: vỏ gươm), /bua (vua: vua chúa), /bú (vú). Mẫu tự /b này chiếm 10 cột, tức 5 trang giấy.

    - Index Latini sermonis là phần thứ ba cuốn tự điển. Trong phần này, tác giả liệt kê chữ La tinh có ghi trong phần hai và bên cạnh mỗi chữ có đề số cột, với mục đích để người học tiếng Việt, nếu đã biết La tinh, thì dò theo phần này để tìm chữ Việt ở phần kia. Trong phần này không đánh số trang, cũng không ghi số cột (mỗi trang có hai cột chữ). Chúng tôi đếm được 350 cột tức 175 trang. Tại sao Đắc Lộ không làm mục bày bằng chữ Bồ Đào Nha, mà lại làm bằng La ngữ? điều đó chúng tôi không rõ. Vì, đáng lý phải làm mục này bằng tiếng Bồ Đào Nha mới hợp lý, bởi lẽ, thứ tự cuốn tự điển là chữ Việt, rồi đến chữ Bồ, sau đó mới tới La tinh. Hơn nữa, lúc đầu khi soạn thảo tự điển, Đắc Lộ chỉ làm có hai thứ tiếng: Việt và Bồ, sau này vì các vị Hồng y ở Bộ Truyền giáo yêu cầu nên Đắc Lộ mới thêm phần La tinh vào, như chúng ta đã thấy.


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “Immo vero vt in fines Orbis terrae, quos Tunchinenses, et Cocincinae, hoc est, Vniuersi Annamitae occupant ; facilius penetret Verburh Dei, nunc etiam vestrae amplitudo munificentiae Annamitae gentis dictionarium jubet excudi, quod et Apostoỉicis viris ad eam vineae Domini partem destinatis vsui fit, ad Annamitarum reconditum ỉdioma capiendum, vt scilicet illis possint Diuina explanari mysteria” (RHODES, Dictionarium, Mấy lời gởi các vị Hồng y Bộ Truyền giáo, đặt trước Lời tựa).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “ (...) latinam etiam linguam Eminentissimorum jussu Cardinalium addidi, quae, praeter alia commoda, vsui fit ipsis indigenis ad linguam latinam addiscendam ” (RHODES, Dictionarium, cuối Lời tựa).
     
    lichan and teacher.anh like this.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Cuốn Cathechismus

    Đây là một cuốn giáo lý mà tác giả muốn viết cho những người dậy giáo lý dùng. Cuốn sách được viết bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch phân đôi từ trên xuống dưới: bên tay trái cửa người đọc sách là chữ La tinh (chữ xiên), bên tay phải là chữ Việt (chữ đứng). Để độc giả dễ dàng đối chiếu hai thứ chữ, Đắc Lộ đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La Việt, rồi chính giữa trang cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách có 319 trang, không đề Lời tựa. Sau trang bìa và trang ghi ngày được phép in sách, là đến phần chính ngay.

    Viết sách này, tác giả không chia ra từng chương, mà lại chia theo từng ngày học, có tính cách sư phạm, mà như chúng ta đã biết là sách được chia ra Tám ngày. Cuốn sách quý giá này đã được nhóm Tinh Việt tái bản tại Sài Gòn năm 1961. Lần tái bản này sách dầy 237 trang. Tiếc rằng, nhà xuất bản không cho in lại đúng chữ quốc ngữ trong nguyên bản, nên đối với các nhà nghiên cứu ngữ học Việt Nam, ít có lợi. Ở đây chúng tôi không bàn đến nội dung cuốn sách, vì không phải là vấn đề của chúng ta lúc này Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Về phương diện ngữ học cuốn Cathechismus cũng như cuốn Dictionarium đã được một số người bàn tới. Riêng chúng tôi, vì không muốn đi ra ngoài mục đích tập sách nhỏ này là sơ lược lịch sử chữ quốc ngữ, nên bó buộc chúng tôi phải bỏ qua, để bước sang phần xuất bản hai cuốn sách.


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Về quan điểm Thần học cuốn Cathechismus, bạn đọc có thể coi: NGUYỄN KHẮC XUYÊN, Le Catéchisme en langue vietnamienne romanisée du Père Alexandre de Rhodes, Luận án Tiến sĩ Thần học tại Đại học Gregoriana, Roma, 1958. - NGUYỄN KHẮC XUYÊN, Quan điểm thần học trong “Phép giảng tám ngày“ của Giáo sĩ Đắc Lộ, trong báo Đại Học; tháng 2-1961, tr. 37-57. - Placide TẤN PHÁT, Méthodes de catéchèse et de conversion du Père Alexandre de Rhodes, Luận án Tiến sĩ Thần học tại Đại học Công giáo Ba Lê, Paris, 1963. - NGUYỄN CHÍ THIẾT, Le catéchisme du Père Alexandre de Rhodes et l’âme Vietnamienne, Luận án tiến sĩ Thần học tại Đại học Giáo hoàng Urbania, Roma, 1970.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Công cuộc xuất bản

    Chúng ta đã biết là hai cuốn sách trên được xuất bản tại La Mã năm 1651. Cuốn Dictionarium được L.m. F. Piccolomineus, Bề trên cả Dòng Tên cho phép xuất bản ngày 5-2-1651 [196], tức là một năm rưỡi sau khi Đắc Lộ về tới La Mã (27-6-1649). Cuốn Cathechismus được L.m. Gosswinus Nikel, lúc đó là quyền Bề trên CảVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cho phép xuất bản ngày 8-7-1651. Ngày 2-10-1651, trong một phiên họp, các Hồng y và Giáo chủ đã ra lệnh cho nhà in của Bộ Truyền giáo ngừng mọi công việc để in cho xong cuốn Cathechismus. Như vậy, rất có thể là đầu năm 1652, cuốn sách mới được in xong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khỏi phải nói, bạn đọc cũng nhận thấy việc xuất bản hai cuốn sách trên thật là khó, không những về phương diện kỹ thuật, vì chưa có chữ Việt sẵn, mà cả phương diện tài chính nữa, vì loại sách đó sẽ bán cho những ai? Đắc Lộ đã phải vất vả lắm để cho xuất bản hai cuốn sách của ông. Cũng may là lúc đó Bộ Truyền giáo (được thành lập ngày 22-6-1622) của Giáo hội La mã đã hy sinh đứng ra in.

    Chắc chắn Đắc lộ phải theo dõi công việc này từng li từng tí, từ việc đúc chữ Việt đến việc sắp chữ. Việc sắp chữ hẳn là khó khăn, vì làm gì thợ nhà in biết chữ Việt. Do đó xuất bản hai cuốn sách này là cả một công trình to lớn.


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Franciscus PICCOLOMINEUS (1582-1651), sinh tại Senis (Ý) năm 1582, gia nhập Dòng Tên năm 1600, được bầu làm Bề trên Cả Dòng Tên ngày 21-12-1649, qua đời ngày 17-6-1651. Khi ngài qua đời, L.m. Gosswinus Nickél được cử làm Bề trên tạm thay thế cho đến khi L.m. A. Gottifredi được bầu làm Bề trên Cả ngày 21-1-1652.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Gosswinus NIKEL (1582-1664), sinh tại Julia (Đức) năm 1582, gia nhập Dòng Tên năm 1604, được bầu làm Bề trên Cả Dòng Tên ngày 17-3-1652, sau khi L.m. Bề trên cả Alexander Gottifredi qua đời ngày 12-3-1652. Nikel qua đời 31-7-1664. Khi Nikel cho phép xuất bản cuốn Cathechismus, lúc đó ngài mới là tạm quyền Bề trên Cả (Vicarius generalis).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin coi thêm: NGUYỄN KHẮC XUYÊN, Giáo sĩ Đắc Lộ với công việc xuất bản, Việt Nam Khảo cổ tập san, số 2, năm 1961, tr. 183-194.
     
    lichan and teacher.anh like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này