Tuỳ bút - Biên khảo G Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 - 1659. Đỗ Quang Chính, SJ.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 19/9/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Thực ra, lúc ấy Bộ Truyền giáo sẵn sàng hy sinh trong việc xuất bản, vì mang lại nhiều lợi ích về tinh thần. Hơn nữa cũng muốn tỏ một phần nào cho chính quyền Bồ Đào Nha biết: từ nay việc truyền giáo hoàn toàn thuộc quyền Tòa thánh La Mã, chứ không lệ thuộc vào chính quyền Bồ Đào Nha nữa. Bởi vì từ năm 1418, Đức Giáo hoàng Mạc Tính V (Martinus V) đã chấp nhận cho Bồ Đào Nha có quyền sở hữu trên các đất “mới” mà họ sẽ chiếm được tại Phi châu [199]. Nhất là từ ngày 4-5-1493, khi Đức Giáo hoàng A Lịch Sơn VI (Alexander VI) phân chia cho hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, quyền cai trị và truyền giáo trên các đất “mới” mà hai nước đó sẽ chinh phục được. Con đường phân ranh tưởng tượng đó nằm cách 100 dặm về phía Tây quần đảo Açores: Bồ Đào Nha được quyền về phía Đông đảo Açores, còn Tây Ban Nha chiếm phía Tây Açores. Năm sau, bằng hiệp ước tại Tordesillas ký ngày 7- 6-1494 giữa hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đường phân ranh đó lại được nới rộng cho Bồ Đào Nha thêm 270 dặm nữa về phía Tây quần đảo Açores. Như vậy là những vùng đất đai mới khám phá được từ Ba Tây qua Phi châu đến Nhật Bản đều ở trong “quyền” nước Bồ Đào Nha, còn các vùng đất mới khám phá được ở phía Tây Açores (kể đến hết Phi Luật Tân) ở dưới “quyền” Tây Ban Nha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vua Bồ Đào Nha có quyền gửi các nhà truyền giáo tới những miền mình “bảo trợ” (padroado) và trợ cấp về phương diện vật chất nữa. Từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17 các nhà truyền giáo Âu châu muốn đi họat động ở Ba Tây, Nam Phi châu hay Đông Ẩn, bó buộc phải đi tầu của chính quyền Bồ Đào Nha từ Lisboa, dầu họ là người Ý, Pháp, Đức v.v...Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    [...]

    _____

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trọng sắc Romanus Pontifex, 4-4-1418, trong Bullarium patronatus Portugalliae regum in Ecclesiis Africae, Asiae atque Oceaniae, bullas, brevia, epistolas decreta actaque Sanctae Sedis ab Alexandra in ad hoc usque tempus amplectens, Quyển 1, (1171-1600), Lisboa, 1868, tr. 8.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCũng vì đường phân ranh năm 1494, mà đất Ba Tây ở Nam Mỹ bị đặt dưới quyền của Bồ Đào Nha và cho đến bây giờ dầu Ba Tây đã độc lập, tiếng nói vẫn là tiếng Bồ Đào Nha. Còn các nước khác ở Nam Mỹ lại dưới quyền Tây Ban Nha, và cho đến bây giờ tiếng Tây Ban Nha vẫn là ngôn ngữ thông dụng và chính thức trong vùng đó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkề quyền “ bảo trợ" (padroado) của Bồ Đào Nha, xin coi:

    - Bullarium patronatus Portugalliae regum in Ecclesiis Africae, Asiae atque Oceaniae, bullas, brevia, epistolas, decreta actaque Sanctae Sedis ab Alexandro Sỉ ad hoc usque tempus amplectens, Quyển I, (1171- 1600), Lisboa, 1868-1879, 5 tập, và quyển II (1601-1700), Lisboa, 1870, 1 tập

    - C. Ralph BOXER, The Portuguese padroado in East Asia and the problem of the Chinese Rites (1576-1773), Macau, 1948.

    - H. CHAPPOULIE, Aux origines d’une Eglise, Rome et les missions d’Indochine au XVIIè siècle, QI, Paris, 1943, fit, 42-101.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Nhưng trong việc truyền giáo, chính quyền Bồ Đào có nhiều lạm dụng, nên từ đầu thế kỷ 17, Tòa Thánh La Mã muốn dành lại trách nhiệm đó hoàn toàn cho mình. Vì vậy, năm 1633, Đức Giáo hoàng Ước Bang VIII (Urbanus VIII) chấp thuận cho tất cả các dòng tu truyền giáo được phép chọn lộ trình truyền giáo cho các tu sĩ trong dòng mà không phải theo lộ trình từ Lisboa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ý chí lãnh trách nhiệm này được thể hiện từ năm 1622, khi Tòa Thánh thiết lập Bộ Truyền giáo. Từ đó, Bộ này hoạt động mạnh, để chứng tỏ là chính Giáo hội La Mã phải hoàn toàn trách nhiệm trong việc truyền bá Phúc Âm.

    Vì thế, việc xuất bản hai cuốn sách trên đây của Đắc Lộ cũng nằm trong mục đích ấy. Hơn nữa, muốn tỏ rõ L.m. Đắc Lộ đi truyền giáo là người của Bộ Truyền giáo gửi đi hoạt động [203], nên mặt bìa cuốn sách đề rõ ràng như sau: “Tự điển Việt Bồ La được Bộ Truyền giáo xuất bản, do tác giả Đắc Lộ, là tu sĩ Dòng Tên và là thừa sai của Bộ truyền giáo” (Dictionarivm annamiticvm, lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lvcem editvm ab Alexandra de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico). Trên bìa cuốn Cathechismus cũng đề giống như thế (Cathechismus... ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus, ab Alexandra de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico).


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trọng sắc Ex debito pastoralis, 22-2-1633, trong Juris Pontifici de Propaganda Fide, Phần I, Roma, 1888, tr. 143.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thực ra, năm 1618, khi Đắc Lộ rời La Mã để đi Đông Á truyền giáo, thì Bộ Truyền giáo chưa được thiết lập, và ông cũng phải đến Lisboa để đáp tầu của chính quyền Bồ Đào Nha đi Goa trước khi tới Áo Môn. Trước khi lên tầu, Đắc Lộ cũng phải ghi tên quê quán, Dòng tu, cũng bị khám xét hành lý như mọi thừa sai khác. Sau này, khi Đắc Lộ về tới La Mã năm Ị649, tình thế đã đổi khác: Bộ Truyền giáo đã bắt đầu hoạt động mạnh và quyền bảo trợ của Bồ Đào Nha đang suy giảm dần.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/7/16
    lichan and teacher.anh like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Nhờ công lao của Đắc Lộ, năm 1651 đánh dấu một giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử chữ quốc ngữ. Ngày nay, nhắc đến lịch sử chữ chúng ta đang xử dụng, là phải nhớ tới công ơn Đắc Lộ. Tại Hà Nội một bia kỷ niệm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đắc Lộ được dựng vào giữa năm 1941 và tại Sài Gòn một con đường mang tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) từ năm 1955, để tưởng nhớ công ơn Đắc Lộ.

    Dầu sao Đắc Lộ cũng là người ngoại quốc, chúng ta cần phải tìm kiếm những bản văn quốc ngữ do người Việt Nam soạn vào thế kỷ 17, để hiểu được phần nào ảnh hưởng thứ chữ mới này nơi người Việt Nam trong thời kỳ đầu tiên. Vì vậy, chương bốn sẽ đề cập tới ba tài liệu quan trọng về chữ quốc ngữ do hai người Việt Nam sáng tác.


    [...]

    ______

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khoảng năm 1957, bia này đã bị phá bỏ.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    4. TÀI LIỆU VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA HAI NGƯỜI VIỆT NAM


    Ba tài liệu viết tay mà chúng tôi thưa với bạn đọc dưới đây, do hai người Việt Nam soạn thảo năm 1659, tức là tám năm sau khi hai sách quốc ngữ của Đắc Lộ được xuất bản tại La Mã. Tài liệu tuy vắn, nhưng về phương diện lịch sử chữ quốc ngữ lại rất quan trọng. Vì muốn trình bày toàn bộ bản vănghi những chú thích cần thiết, nên chúng tôi phải dành hẳn một chương cho công việc này. Cũng xin nhắc lại là, việc trình bày và ghi chú ở đây hoàn toàn trong phạm vi lịch sử, chứ không có tính cách khoa ngữ học.

    Chúng tôi sẽ ghi từ nguyên văn ra lối chữ Việt ngày nay. Khi cần, chúng tôi xin viết chữ lớn, hoặc thêm chấm phết cho mỗi câu, hầu độc giả theo dõi dễ dàng hơn. Chúng tôi không lo làm phật lòng các nhà nghiên cứu về điểm này, bởi vì họ có thể kiểm soát được nhờ nguyên bản mà chúng tôi in kèm theo. Tuy nhiên, khi cho in lại nguyên bản văn của tài liệu, chúng tôi phải rút nhỏ cho vừa khổ sách.

    Làm như thế là thiếu trung thực tuyệt đối với kích thước bản văn, xong tiện lợi cho việc ấn loát hơn. Thực ra chúng tôi đã dự định ghi lại giống hoàn toàn lốì viết của các tác giả, ví dụ: chữ thì cũng phải ghi lại là , chứ không ghi là ông. Nhưng thiết tưởng độc giả đã có nguyên bản, nên chúng tôi xin ghi theo lối viết ngày nay. Sau cùng, chúng tôi xin theo thứ tự bản văn giải thích những điều cần thiết để bạn đọc hiểu rộng hơn.


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    TÀI LIỆU VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA IGESICO VĂN TÍN

    Tài liệu là một bức thư của Thày giảng Igesico Văn Tín viết ngày 12-9-1659, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên La Mã [205]. Thật ra, tác giả không xưng mình là Thầy giảng [206], nhưng qua các ý tưởng trong thư, chúng ta có thể đoán như vậy. Igesico Văn Tín gồm hai tên: tên thánh và tên “tục”. Tên Igesico [207] hay Iglésis, Iglesias, là một thứ mà ngày nay hiếm người mang tên đó, kể cả người Âu châu. Khi Văn Tín gia nhập Giáo hội Công giáo mới bắt đầu mang tên Igesico. Còn chính tên họ của Văn Tín là gì không được ghi lại, vì cứ theo chữ ký của ông, chỉ có hai chữ Việt là Văn Tín. Khi biên thư này, tác giả được bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, hoạt động ra sao, chúng tôi không rõ. Trong sổ bộ các Thầy giảng Đàng Ngoài năm 1637 do L.m. Gaspar d’Amaral ghi lại [208], không thấy dấu vết gì về Văn Tín.

    Khi biên thư, tác giả đã đề ngày tháng năm rõ ràng bằng chữ thường ở hai dòng cuối cùng, tức là ngày “muờy hay thánh chinh D. C. J. ra dờy một nghìn sáu tram nam muơy chinh". Còn về nơi viết, tác giả không ghi lại, tuy nhiên người ta có thể hiểu được rằng, ông viết ở Kẻ Vó (Đàng Ngoài) hoặc một nơi gần đó, vì ông nhắc tới nhiều tin xảy ra ở Kẻ Vó, nơi đây L.m. Marini (người nhận thư) đã ở khá lâu. Chính trong bức thư của Bento Thiện gửỉ cho Marini cùng năm 1659 mà chúng tôi sẽ bàn tới, cũng nhắc đến việc Marini ở Kẻ Vó và nhữhg tin tức nơi này. về người nhận thư, dầu Văn Tín không viết rõ như trong bức thư của Bento Thiện, nhưng người ta cũng hiểu ngay là ông viết cho L.m. Marini, lúc đó đã rời Áo môn đi La Mã.

    Bức thư gồm hai trang giấy: trang nhất viết trong khổ 17 x 25 cm có 34 dòng chữ cỡ trung bình, trang hai trong khổ 16 x 9 cm, có 11 dòng chữ, kể cả dòng chữ ký tên. Mời bạn đọc theo dõi bức thư của Igesico Văn Tín, sẽ biết nội dung, hiểu được trình độ chữ quốc ngữ và cách hành văn của ông.


    [...]

    ______

    [205] ARSI, JS. 81, f.274rv.

    [206] Thầy giảng là cấp bậc cao nhất trong bốn cấp “Dòng tu” Thầy giảng, được Đắc Lộ thành lập năm 1630 và được Gaspar d’Amaral hoàn thành năm 1637. Ba cấp dưới là Kẻ giảng, Cậu và Ông già.

    [207] Ông Hoàng xuân Hãn đã ghi lại là Igessio, nhưng theo nhận định củạ chúng tôi, thì tác giả viết là Igesico (HOÀNG XUÂN HÃN), Một vài văn kiện bằng quốc âm tàng-trữ ở Âu châu, báo Đại-học, số 10, tháng 7-1959, tr. 109).

    [208] Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21 bis, Fasc. 16, f.31-38v.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Lậy ơn Đức Chúa Trời phù hộ Thầy [209] bằng an lành linh hồn và xác. Từ năm Thầy trẩy về khỏi, thì hai Thầy ở lại chịu nhiều sự khó lắm [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link], thì rằng [dầu hai thầy] chẳng có trẩy về [Áo Môn] song le cũng như về vậy [211], mà các Thầy trẩy về đến Macao thì đã xong.

    Song le hai Thầy hai Thầy [212] ở bên này [Đàng Ngoài] thì những chịu khó liên. Năm sau [213] Thầy cả [214] Miguel [215] lại đến, thì nói những sự các Thầy phải tòng chịu khó là thế nào; tôi nghe rằng, Thầy chịu khó từ Hải Nam cho đến Macao thì tôi đau đớn; mà ngờ là Thầy ở nghỉ [lại] Macao, chẳng hay ý Đức Chúa Trời cho Thầy chịu khó hơn nữa là trẩy đi đàng xa khách [cách] trở [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link], lòng tôi càng trông nhớ Thầy liên. Đoạn [sau khi] tầu trẩy về [217] thì tôi ước rằng còn Thầy ở Macao, lòng tôi muốn trẩy sang mà theo Thầy. Song le Thầy đã trẩy khỏi [218], thì tôi bây giờ như con mất cha, mà trăm đàng thì cậy một Thầy cả ở bên này [219]. Người bảo tôi rằng, ngày sau tầu Olan [220] trẩy về bên ấy [Âu châu] thì sẽ viết một lời sang hầu Thầy. Ơn Thầy xưa dạy dỗ tôi nhiều đàng, cho nên thành mà ráp cậy Thầy; cho nên chẳng hay bây giờ vắng Thầy, tôi càng buồn hơn nữa, mà ao ước cho được thấy mặt Thầy như con trông mẹ về cho được bú vậy. Muốn cho người ta được ơn Thầy nữa, chẳng hay Đức Chúa Trời chẳng cho, mà mở lòng cho Thầy đi phương khác [221] thì hầu biết làm sao được [222]. Ơn Thầy thương lấy tôi cùng, vì là kẻ có tội nhiều, chẳng đáng ở gần Thầy, thì phải làm một lời bằng thay mặt [223]. Tôi kính lậy Thầy vậy.

    “Sau nữa, sự bổn đạo bên này thì Thầy biết hết, cùng mọi sự khác đã có thư Thầy cả [Borgès] gưởi cho Thầy được biết, tôi hầu nói làm chi, cùng đã có thư nói trước. Sau nữa [ở] Kẻ Vó, ông Chưởng Minh nên [lên] hai cái [mụn] độc lắm, mà người đã biết mình chẳng đã, thì mời Thầy rửa tội cho tên là Josaphat, đoạn liền sinh thì [224]. Mà con ông ấy tên [thánh] là Vito, Đức Chúa lại cho chức cha [ông] ấy là ông Chưởng Minh [225]. Còn sự ông Chưởng Trà thì đã có đạo cùng tên thánh ngày trước, song le chẳng giữ [đạo], nên liền phải liệt, [ông] chẳng cho bổn đạo đến cầu [nguyện] cho, liền mời bên đời đến chữa chẳng khỏi, mấy ngày [sau] liền chết [227]; mà những họ hàng nhà ông ấy cùng anh em chung nhau làm quan hãy còn cầu nguyện [228], đến rầy chửa xong, cùng nhà thờ trong ấy thì nó làm hư hết [229]. Ấy là sự bên này thì làm vậy.

    “Còn sự Thầy cả Miguel ở Roma về mà đi tìm vua Vĩnh lịch, chẳng hay có giặc hu nu [230] đến phá dấy, mà vua chạy lên len (?) rừng [231] mà người đi tìm chẳng được, lại trở lại đấy, giờ là Văn Hương Chu [232]. Người [Boym] có [viết] thư cho Thầy cả mà xin xuống Kẻ chợ [233]. Thầy cả liền dõi lệnh Chúa, Đức Chúa có cho xuống chăng, [234] song le Đức Chúa chẳng cho. Người [Boym] ở đấy độc nước, phải liệt, mà lại có thư cho Thầy cả. Bây giờ Thầy đi thăm ông Già Hán, ông ấy cũng chẳng cho [235]. Đoạn cắt hai người lên thăm trên ấy, chẳng hay người đã sinh thì khỏi [236]. Lòng Thầy cả tiếc cùng thương lắm [237]. Ấy là bấy nhiêu. Đức Chúa Trời trả công cho Thầy đời này và đời sau. Mười hai tháng chín Đức Chúa Jêsu ra đời một nghìn sáu trăm năm mươi chín [238].

    Tôi là Igesico Văn Tín”


    [...]

    ______
     
    lichan and teacher.anh like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    [209] Thầy: Igesico Văn Tín gọi L. m. Marini là Thầy. Thời ấy các giáo hữu Việt Nam gọi các Linh mục là Thầy, vì họ kính trọng các ông như bậc Thầy (ít khi họ gọi các Linh mục là Cha như ngày nay). Đối với xã hội Việt nam, tam bộ “quân sư phụ” rất quan trọng: trước hết là Vua, sau đến Thầy rồi mới đến Cha sinh ra mình.

    [210] Tháng 7-1658, L.m. G. F. de Marini cùng với 6 L.m. Dòng Tên khác (3 người Ý: J. Agnès, C.de Rocha, A. Lubilli; 1 người Áo Môn: B. d’Oliveira; 1 người Pháp: p. Albier; 1 người Bồ Đào Nha: F. Rangel) bị Chúa Trịnh Tạc trục xuất ra khỏi Đàng Ngoài, nên các ông đều lên tầu buôn Bồ Đào Nha về Áo Môn. Trịnh Tạc chỉ cho hai Linh mục ở lại như tác giả viết trong thư, đó là Onuphre Borgès (1614-1664), người Thụy Sĩ, đến Đàng Ngoài từ năm 1640, được Chúa Trịnh Tạc mến yêu và Joseph Tissanier (1618-1688) tới Đàng Ngoài năm 1658 (coi tiểu sử ở chương một). Đến ngày 12-11-1663, hai Linh mục này cũng bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Tuy năm 1658 hai ông được Trịnh Tạc ban đặc ân ở lại trong xứ, nhưng bị cấm không được đi khỏi thủ đô Thăng Long. Vì vậy, Văn Tín nhắc đến việc hai ông “chịu khó liên”.

    [211] Tác giả hết sức bi quan, vì cho rằng, hai L.m. Borgès và Tissanier dầu đang có mặt ở Đàng Ngoài, nhưng cũng coi như là về Áo Môn rồi, bởi không được đi thăm viếng các giáo hữu ngoài thủ đô. Thật ra, hai ông vẫn còn được xê dịch trong Thăng Long, giúp đỡ các giáo hữu về mặt tinh thần. Năm 1660, nhân dịp ngày đầu Xuân Nhâm Tý, hai ông cũng mặc áo thụng mầu tím, đội mũ lục lăng, đến lậy Chúa Trịnh 4 lậy để dâng tuổi Chúa. Tới ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Tý, đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Thọ, tức vào tháng 4-1660, hai Linh mục này có dự lễ rước Vía Chúa Trịnh Tạc dịp khánh đản của ông, sau đó được Chúa mời dùng yến tiệc (hai ông ngồi một mâm riêng) ngang hàng với các quan đại thần (TISSANIER, Relation du voyage,tr. 273-276).

    [212] Tác giả viết hai lần chữ hai Thầy.

    [213] Tác giả nhớ lầm, thay vì viết năm ngoái hay năm trước, tức là 1658, thì ông lại viết năm sau. Bởi vì L.m. Miguel tới Đàng Ngoài vào tháng 8-1658.

    [214] Thầy cả: Như chúng ta đã biết, lúc đầu các giáo hữu Việt Nam thường gọi các Linh mục là Thầy; nhưng từ năm 1630 trở đi là lúc lập “Dòng tu” Thầy giảng ở Đàng Ngoài, thì những tu sĩ ở bậc cao nhất trong “Dòng tu” này cũng được gọi là Thầy. Vì thế để phân biệt Thầy giảng với các Linh mục, người ta gọi các L.m là Thầy cả, có nghĩa là lớn hơn các Thầy giảng. Nhưng khi đốì thoại với các Thầy cả, thì chỉ xưng vắn tắt là Thầy, còn khi nói rõ đến một Lỉnh mục nào thì thường thường người ta nói rõ là Thầy cả, để phân biệt hoàn toàn với Thầy giảng.

    [215] Miguel tức là Miguel BOYM (1612-1659) sinh tại Ba Lan, thuộc gia đình quý phái, thân sinh là một Bác sĩ gốc người Hung Gia Lợi, nhưng ông bà của Boym đã đến lập cư ở Ba Lan. Miguel Boym gia nhập Dòng Tên tại Cracovie ngày 16-8-1631, đến Áo Môn năm 1642. Boym tới Đàng Ngoài lần thứ nhất vào năm 1645, nhưng hai năm sau ông bỏ xứ này về Áo Môn. Năm 1651, ông theo lời yêu cầu cùa “Hoàng Thái Hậu” Ning Cheng-tze, tới La Mã để trình bày vấn đề rối loạn ở Trung Hoa. Năm 1656, Boym đáp tầu từ Lisboa đi Xiêm. Từ xứ này, ông theo tầu buôn của người Trung Hoa đi Áo Môn, mà viên hoa tiêu là người Hòa Lan. Giữa hải trình bị bão, các thủy thủ Trung Hoa liền ném hết ảnh tượng của Boym xuống biển để cúng hải thần, song bão gió vẫn không ngớt, nên họ định quẳng chính Boym xuống biển hầu làm nguôi cơn giận của hải thần. Cũng may họ không thi hành ý định, nhờ đó Boym được thoát nạn. Tuy hải trình vắn, nhưng cuộc hành trình từ Xiêm tới Áo Môn phải mất hai tháng vì gió bão gây ra. Từ Áo Môn, Boym không thể vào lục địa Trung Hoa được, vì quân nhà Thanh đã chiếm được Quảng Châu rồi. Do đó Boym phải đến Đàng Ngoài để tìm cách đi Trung Hoa gặp vua nhà Minh là Vĩnh Minh vương. Boym tới Đàng Ngoài hồi tháng 8-1658. Khi ở Áo Môn. Boym được gặp Marini cùng 6 Linh mục Dòng Tên khác vừa từ Đàng Ngoài về, nên ông mới biết tầu chở các Linh mục đó bị bão lớn ở đảo Hải Nam, rồi thuật truyện lại cho Onuphre Borgès và Joseph Tissanier. Từ Đàng Ngoài, Boym đi Quảng Tây gặp vua nhà Minh, nhưng vua đã bị hại. Boym chết vì nước độc tại biên thùy Hoa Việt ngày 22-8-1659.

    [216] Khi Văn Tín viết thư này, ông được tin Marini đã đi La Mã dự đại công nghị thứ 11 của Dòng Tên (9-5 đến 27-7-1661), nên ông rất buồn.

    [217] Tác giả nhắc lại việc chiếc tầu chở Marini cùng 6 Linh mục Dòng Tên khác từ Đàng Ngoài về Áo Môn vào tháng 7-1658.

    [218] Marini đã bỏ Áo Môn đi La Mã.

    [219] Thầy cả ở bên này tức là Onuphre Borgès.

    [220] Olan bởi chữ Bồ Đào Nha Holanda, có nghĩa là nước Hòa Lan. Tuy chữ Holanda viết như thế, nhưng người Bồ Đào đọc là ôlãda. Do đó Văn Tín cũng theo Bồ Đào mà đọc và viết tắt là Olan.

    [221] Thầy đi phương khác: Marini về La Mã, tức là bỏ phương Đông về phương Tây.

    [222] thì hầu biết làm sao được: thì biết làm sao được.

    [223] thì phải làm một lời bằng thay mặt: Văn Tín phàn nàn vì không được ở gần Marini, nhưng bù lại, ông phải viết một lá thư, dùng lời lẽ thay mặt nói chuyện với Marini.

    [224] Có lẽ lúc đó Thầy cả Borgès được Chuá Trinh Tạc cho phép đi Kẻ Vó làm bí tích Thánh Tẩy (Rửa tội) cho ông Chưởng Minh. Khi chịu phép Thánh Tẩy, ông Chưởng Minh mang tên thánh là Josaphat. Sau khi được Rửa tội, ông Chưởng Minh sinh thì, có nghĩa là qua đời.

    [225] Chúng ta đoán được rằng, ông Chưởng Minh có công lớn với nhà nước, nên sau khi ông qua đời, thì con ông, tên thánh là Vito (không rõ tên Việt) được Chúa Trịnh Tạc cho chức tước như ông Chưởng Minh.

    [226] Ông Chưởng Trà đã theo đạo Công giáo, nhưng không giữ đạo, mặc dầu khi ông chịu phép Thánh Tẩy cũng mang tên thánh.

    [227] Có lẽ tác giả muốn nói ông Chưởng Trà mời thầy “phù thủy” đến chữa bệnh. Ngày xưa cho đến đầu thế kỷ này, nhiều nơi dân Công giáo dùng danh từ bên đời để chỉ những người không theo đạo Công giáo, còn danh từ bên đạo chỉ người theo đạo Công giáo.

    [228] Chúng tôi không hiểu rõ ý tác giả. Có lẽ Văn Tín muốn nói rằng sau khi ông Chưởng Trà chết, anh em nhà ông chung nhau làm ma chay, cho đến nay chưa an táng.

    [229] Có lẽ tác giả muốn nói: nhà thờ Công giáo nơi đó đã bị tục hóa, nhưng nơi đó là nơi nào thì không rõ.

    [230] hu nu: Giặc Hung nô hay là quân lực Mãn Thanh.

    231 Thực ra, vua Vĩnh lịch trốn sang Miến Điện.

    [232] giờ là Văn Hương Chu: Có lẽ Văn Tín muốn nói: nơi Boym đang ở gọi là Văn Hương Chu.

    [233] L.m. Miguel Boym đã theo lời yêu cầu của bà Ning Cheng-tze về La Mã trình bày cuộc nổi binh ở Trung Hoa do người nhà Thanh đánh nhà Minh. Ning Cheng-tzi là “mẹ” của vua Vĩnh Minh vương, niên hiệu Vĩnh lịch. Nên nhớ là sau khi vua Tự Tôn nhà Minh tự thắt cổ ở Môi Sơn tại Bắc Kinh năm 1644 vì thua lực lượng Mãn Thanh, thì Trung Hoa vẫn còn rối loạn. Tại Triệu Khánh ở Hoa Nam, Quế vương là Do Lang (Vĩnh lịch) được tôn làm vua năm 1646 (ngày mùng 4 tháng 10 âm lịch). Năm 1659 vua chạy trốn sang Miến Điện, thế là nhà Minh bị diệt hoàn toàn. Bà Ning Cheng-tze đã chịu phép Thánh tẩy có tên thánh là Hà Liên (Hélène), do Linh mục Dòng Tên André-Xavier Koffler, một người Đức giỏi Toán học. Đến năm 1647, bà Ning Cheng-tze cũng lo cho ba người trong hoàng tộc theo đạo Công giáo, đó là hoàng thái hậu Maria, hoàng hậu An Na và thái tử Công Tăng (Constantin). Ngày 11-5-1650, bà Hà Liên Ning Cheng-tze viết thư cho Đức Giáo Hoàng Innocens X và ngày 4-11-1650 cũng viết thư cho L.m. Bề trên Cả Dòng Tên ở La mã, trình bày việc bà cùng mấy người trong hoàng tộc đã theo đạo Công giáo; ngoài ra bà cũng nói rõ là L.m. Boym sẽ trình bày với các ngài về tình hình Trung Hoa. Bà trao hai thư cho Miguel Boym để ông đích thân đem về La Mã. Lúc Boym ở La Mã trở lại Trung Hoa cũng mang hai bức thư của Đức Giáo Hoàng A Lịch Sơn VII (Innocens X qua đời năm 1655, A Lịch Sơn VII làm Giáo Hoàng từ 1655-1667). Hai bức thư cùng đề ngày 18-12-1655, một gửi cho bà Ning Cheng-tze, một gửi cho Thống Tướng Pan-Achille (đây là tên thánh, không rõ tên Trung Hoa là gì). (Coi: E. DUPERRAY, Ambassadeurs de Dieu à la Chine, Paris, 1956, tr. 38-43). Nên nhớ là, Boym tới Đàng Ngoài tháng 8-1658, nhưng mãi ngày 16-2- 1659, Chúa Trịnh Tạc mới cho phép đi Trung Hoa. Khi ông tới Trung Hoa để kiếm vua Vĩnh lịch, thì vua đã phải trốn sang Miến Điện rồi. Sau này người Miến Điện nộp vua Vĩnh lịch cho tướng nhà Thanh là Wou San-kouei. Viên Tướng này đã theo lệnh vua Khang Hi cho thắt cổ vua Vĩnh lịch năm 1663, lúc đó vua Vĩnh lịch được 38 tuổi. Boym định trở lại Đàng Trong, nhưng Chúa Trịnh Tạc không chấp thuận. Có thể coi thêm: Robert CHABRIÉ, Michel Boym, jésuite polonais et la fin des Ming en Chine (1646-1662).Paris, 1933.

    [234] Thầy cả liền dõi lệnh Chúa: Thầy cả Borgès liền cố gắng xin Chúa Trịnh Tạc cho phép Boym trở lại Thăng Long (Kẻ Chợ), song Đức Chúa (Trịnh Tạc) không chấp thuận.

    [235] Boym phải ở lại Văn Hương Chu trên đất Trung Hoa, sát biên thùy Đàng Ngoài. Boym ở đó bị đau nặng vì nước độc, ông lại viết một thư khác báo tin bệnh trạng của mình cho Borgès biết. Được tin, Borgès xin phép Chúa Trịnh Tạc cho mình được đi thăm ông Già Hán, tức là Manoel Văn Hán, là một người ở trong cấp bậc thấp nhất “Dòng tu” Thầy giảng; có lẽ lúc đó ông Già Hán cũng ở gần biên thùy Trung Hoa, Borgès xin đi thăm ông Già Hán, để nhân dịp đó thăm Boym, nhưng Chúa Trịnh cũng không cho phép.

    [236] Borgès phải cử hai người đi thăm Boym, một trong hai người có tên thánh là Thanh Diêu (Tadeo). Nhưng khi tới nơi (sau tám ngày hành trình) thì Boym đã chết ngày 22-8-1659.

    [237] Thầy cả Borgès rất thương tiếc Boym.

    [238] Thiết nghĩ, ông Võ Long Tê đã ghi lầm là thư viết ngày “mùng hay thánh chính...”. Thực ra, Văn Tín viết là “mườy hay thánh chinh...”. Do đó, chúng ta phải ghi là tác giả biên thư này ngày 12-9-1659. (Coi: VÕ LONG-TÊ, Lịch-sử Văn- học Công-giáo Việt-nam, C I, Saigon, 1965, tr. 127).


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    TÀI LIỆU VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA BENTO THIỆN

    Đây là bức thư của Thầy giảng Bento Thiện viết ngày 25-10-1659, gửi L.m. G. F. de Marini, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã [239] Bento Thiện biên thư này tại Thăng Long, vì lúc đó ông đang ở chung với L.m. Onuphre Borgès. Trong thư, tuy Bento Thiện không xưng rõ ràng chức vị của mình, nhưng nhờ chữ ký ở cuối thư, chúng ta hiểu được ông cũng là Thầy giảng như Igesico Văn Tín. Bento là tên thánh của ông; đó là danh từ Bồ Đào Nha, tiếng La tinh là Benedictus, tiếng Pháp là Benoit, tiếng Việt là Bê Nê Đích Tô hay Biển Đức.

    Chúng tôi không biết rõ lai lịch Bento Thiện, nhưng có lẽ ông là người mà Gaspar d’Amaral đã nhắc lại trong tài liệu năm 1637 [240]. Sử liệu trên có ghi danh sách những người thuộc bốn bậc “Dòng tu” Thầy giảng, trong số này có một người tên là Bento (không có tên Việt Nam) ở bậc Kẻ giảng, tức là cấp thứ hai; tính đến năm 1637, Bento được 23 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm, tức là năm 1627. Như vậy, Thầy Bento là một trong những người đầu tiên do L.m. Marques hoặc Đắc Lộ rửa tội ở Đàng Ngoài.

    Bức thư gồm hai trang giấy viết chữ cỡ nhỏ, trong khổ 21 x 31 cm. Khác với thư của Văn Tín, vì Thầy Thiện ghi rõ là thư gửi cho L.m. Marini. Dòng thứ nhất của bức thư, Thầy Thiện viết bằng chữ Bồ Đào Nha: “Ao Pe Philipe Marino” (Gửi cho Cha Philipe Marino [Marini]); dòng thứ hai, ông lại viết bằng chữ La tinh: “Pax Christi” (Bằng an Chúa Ky Tô); từ dòng thứ ba trở đi là bắt đầu lời thư và hoàn toàn viết bằng quốc ngữ.


    [...]

    ______

    [239] ARSI, JS 81, f. 246rv.

    [240] G. D’AMARAL, Relaçam dos Catequistas de Christamdade de TumK., trong Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21 bis, Fasc. 16, f.36r.
     
    teacher.anh and lichan like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Bức thư này đã được Ông Hoàng Xuân Hãn đăng trong báo Đại Học, năm 1959 [241]. Nhưng vì học giả họ Hoàng chưa cho in lại nguyên bản văn, nên chúng tôi thấy cần phải trình bày ở đây và thêm một số chú thích khác, hầu giúp bạn đọc hiểu rộng hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn ghi lại cho đúng với nguyên bản một số chữ mà ông Hoàng Xuân Hãn đã ghi lầm. Ví dụ:

    upload_2016-7-6_7-23-23.png

    Bức thư của Thầy Thiện sẽ cho bạn đọc thấy, không những tác giả giỏi chữ quốc ngữ hơn Văn Tín, mà xem ra cũng có học lực cao hơn. Ngoài ra, có lẽ Thầy Thiện còn biết cả tiếng Bồ Đào Nha và La tinh nữa, ít nhất là biết sơ sơ, vì ông đã viết mấy chữ đó ở đầu bức thư.


    [...]

    ______

    [241] HOÀNG XUÂN HÃN, báo Đại-Học, số 10, tháng 7-1959, tr. 108- 119.
     
    teacher.anh and lichan like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Ao Pe Philipe Marino
    “Pax Christi”

    "Rày là ngày lễ Bà thánh Daria đồng trinh tử vì đạo [243], tôi xin vì công nghiệp Bà thánh nầy mà làm thư nầy cho đến nơi Thầy. Tôi lạy ơn Thầy vì Đức Chúa Trời mà chịu khó nhọc làm vậy. Tôi đã làm được thư gưởi sang Macao cho Thầy, song le chẳng biết là có ai gưởi cho đến Thầy hay chăng [244]. Rầy có khách Olande [245] trẩy về bên ấy, mà Thầy cả gưởi thư đi bên ấy [246], thì tôi phải làm một hai lời sang lạy ơn Thầy vậy. Các bổn đạo xứ Đông [247] thì lòng nhớ Thầy lắm, một ước ao cho Thầy lại đến nước nầy một lần nữa; song le nước Annam hãy còn rối chửa có xong [248]. Các bổn đạo nhà quê rày xa Thầy, kẻ thì giữ, kẻ thì bỏ, vì chẳng có Thầy cả đến giải tội cho [249]. Những Kẻ giảng [250] thì đi thăm dạy dỗ một hai lẽ vậy, chẳng bằng có Thầy cả thì hơn. Rày thì có hai Thầy cả ở Kẻ Chợ, chẳng dám đâu [251], song le bổn đạo mọi nơi hằng có đến liên; mà hai Thầy cũng chịu khó giải tội ban đêm, đến gà gáy thì làm lễ, cho bổn đạo Comunhong [252], rồi lại ra hết, chẵng dám vào ban ngày. Kẻ chịu đạo thì hằng có liên, chẳng có khi nơi nào mà chẳng đi chịu đạo [253].

    “Manoel cùng Miguel [254] rằng, Thầy có khiến tôi chép những truyện bên này, thì tôi làm được hai vở để cho Thầy cả Onofre [255] sẽ gưởi cho Thầy bên ấy. Đây dù mà có sự gì lạ thì đã có hai Thầy cả sẽ chép cho Thầy được hay. Tôi lại nói lại cho Thầy được hay, các sự Thầy để lại đây, thì tôi để mặc Thầy cả thay thảy, cũng có phần gưởi về Macao, có phần để lại đây. Bằng sự tiền Thầy dạy cho mẹ Romong thì tôi đã cho, song le mẹ nó để cho kẻ trộm lấy hết chẳng được ăn, mà Romong thi còn ở nhà Thầy cả [256], còn kẻ khác thì nó đã về hết. Daniel [257] thì ở cùng Olan, nó đi Jacatra [258] lại về đây, rày thì chủa biết là nó đi đâu. Còn đầy tớ [259] các Thầy giảng ở lại cùng Thầy cả Kẻ Chợ thì được bốn lăm người [260]. Các Thầy giảng thì đi ở các xứ, Kẻ giảng cũng vậy [261]. Thầy Chico [262] còn ở Ống Mác [263], song le chẳng còn ai ở cùng, có một Bento Cẩm mà thôi; các bổn đạo cũng ghét chẳng ai cho ăn, cũng chẳng đến cùng nữa, vì nết kiêu ngạo chẳng có chừa, dù các Kẻ giảng cũng đi đến cùng [264].

    “Bây giờ tôi kể những kẻ Thầy đã biết ngày xưa, thì Bảo lộc [265] Trương cùng ông Lucio Kẻ Cốc [266] đã sinh thì, ông Minh ông Trà Kẻ Vó cũng đã sinh thì [267], Song le ông Minh thì tin lắm, để hết hầu hạ thay thảy [268], chịu đạo mười ngày liền sinh thì; ông Trà thì vừa vừa vậy [269], còn thì rày láo đáo [270] vậy, chẳng có thật dạ bao nhiêu. Kẻ Vó thì chẳng còn như xưa, vì chẳng có Thầy [Marini] ở lại, chẳng còn Kẻ cả [271] thì người ta lạt dạ. Tôi lại nói sự cũ, năm ngoái có Thầy cả Miguel Rangel cùng Thầy cả Emondo sang đây [272], cũng có nhiều của tốt [273] cho Chúa, thì người mừng vì của, song le chẳng có yêu sự đạo. Đến [khi] tầu trẩy thì khiến các Thầy về hết, thì các Thầy cũng buồn lắm. Song le, ông Tần, ông Niêm [274] dộng [275] Chúa rằng: phô [276] Thầy có ý sang làm tôi mà Đức Chúa chẳng cho ở, thì phô Thầy ấy buồn lắm, thì Chúa mới rằng: cho một Thầy ở. Ông Tần lại rằng: Thầy ấy ở một mình chẳng được, chẳng có ai làm bạn, đây thì những Annam [277]; thì Chúa cho hai ở hai về ]278]. Thấy vậy, Thầy cả Miguel [279], Thầy cả Emondo lại về Macao. Mà Thầy cả Miguel bởi Roma mà đến đây thì về bên Đại Minh [280], mà bởi có giặc Hung nô đến Quảng Tây, thì vua Vĩnh lịch chạy đi xứ khác, thì Thầy chẳng có được đến cùng vua, phải ở giáp cõi Ngô, phải nước độc thì người đã sinh thì chẳng còn, mà đầy tớ người [281] thì theo người Ngô.

    "Thầy cả Onofre cho Thadeo [282] đi thăm, chẳng biết người ấy [283] ở đâu. Từ kẻ Chợ đến nơi Thầy sinh thì đi tám ngày mới đến nơi.

    “Tôi lạy ơn Thầy nghìn trùng, tôi chẳng có quên nghĩa Thầy đâu, tuy là ở xa song le lòng chẳng có xa. Thầy đến Roma cùng Đức Thánh Papa [284] cũng vì bởi chúng tôi cho nên Thầy phải liều mình chịu khó nhọc làm [vậy]. Nào chúng tôi biết lấy nghĩa gì mà trả ơn ấy cho được, thì tôi cậy đã có công nghiệp Đức Chúa Jêsu cùng Đức Bà Maria phù hộ cho Thầy đi đến nơi cho nên việc, lại về bên này chia phúc cho chúng tôi ăn mày một chút công Thầy. Tôi là kẻ phàm hèn chẳng đáng sự ấy, song le chúng tôi ơn nhờ công nghiệp các Thánh xưa nay, để cho Đức Thánh Papa chia ra cho các [con] Đức Chúa Trời. Tôi làm thư này xin cho đến Thầy như bằng đội ơn Thầy vậy. Chẳng biết là tôi có được gặp Thầy nữa chăng, vì một ngày là một xa, thì tôi xin Thầy nhớ đến tôi là tôi tá ở nhà các Thầy [285]. Tôi lại ao ước cho được ăn mày [286] nhà các Thầy cho đến chết. Tôi là kẻ mọn chẳng đáng đến Đức Thánh Papa, thì xin công Thầy sẽ làm phúc cho ăn mày công ấy. Tôi đội ơn Thầy lắm [287].


    “Ví bằng Miguel [288] có trẩy hầu Thầy, thì gưởi lời thăm làm [lắm?], vì tôi đã ơn có thư gưởi cho tôi, mà tôi cũng gưôi hai thư cho, chẳng biết là có đến cùng chăng. Sau nữa, anh Miguel là Antonio Cẩm Đình thì vợ đã qua đời. Ông ấy bỏ việc làm quan cai quân mà vào ở nhà Thầy giảng được hai năm nay. Phải bảo cho Miguel biết mà mừng cho ông ấy.

    "Sau nữa, tôi chiềng Thầy có thấy Damaso Côi Trì [289] xưa kia ở cùng nhà Thầy, rày sang bên India, tôi gưởi lời thăm ông ấy, mà lại có thư ông ấy nữa: chị ông ấy gưởi cho, mà để nơi tôi đã lâu, chẳng biết có ai đến đấy chăng mà gưởi. Rày có thư này tôi gưởi hầu Thầy thì gưởi làm một, Thầy sẽ làm phúc trao cho ông ấy cho tôi cùng.

    “Năm Thầy trẩy về Macao thì tôi có xuống xứ đông [290] cho đến Bắt xã. Đến đâu thì tôi bảo bổn đạo cho được hay rằng, Thầy về phải khó nhọc lắm [291], ngỡ là lại sang đây, chẳng ngờ Thầy lại trẩy sang Roma đi Sứ Đức Thánh Papa là nước xa lắm; mà Thầy có thư gưởi cho bổn đạo cầu cho Thầy đi cho bằng an, anh em chẳng có mất công sự ấy đâu; thì các bổn đạo đều khóc lóc hết mà xin cùng tôi rằng: bao giờ có làm thư gưởi cho Thầy, thì các bổn đạo nhà thánh hết bên Đông [292] gưởi lời lạy ơn Thầy lắm, vì hay thương chúng tôi bởi đi làm phúc chẳng có khi dừng [293]. Rày Cha [294] đã đi xa lắm, biết ngày nào cho các con lại gặp Cha cho kẻo buồn. Song le bên ấy [295] rày hằng ra Kẻ Chợ xưng tội liên, kẻ mạnh thì đi được, kẻ yếu thì chẳng đi được, có kẻ chết, kẻ thì còn sống thì lơ lửng vậy.

    “Ơn Đức Chúa Trời trả công cho Thầy đời đời. Bấy nhiêu lời tôi chép tháng mười Igreja [296], mà thư này thì ngày lễ Bà thánh Daria cùng Ông thánh Chrisanto tử vì đạo. Tôi lạy ơn Thầy là Cha thì thương đến con cùng. Tôi xin Cha chớ quên làm chi.

    “Từ Đức Chúa Jêsu ra đời [297] cho đến rày một nghìn sáu trăm năm mươi chín năm.

    “Bento Thiện tôi tá nhà Thầy.

    “Sau nữa, Manoel Văn Hán gưởi lời lạy ơn Thầy nghìn trùng, đã được đội ơn Thầy lắm, chẳng có quên nghĩa Thầy đâu, đã được ơn Thầy lắm cho sự nọ sự kia. Tôi cũng mong lại sang cùng Thầy cả Miguel [298], song le lại chẳng đi, còn ở Annam cùng Thầy cả Onofre” [Onuphre Borgès] [299].


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    [243] Darina là một trinh nữ tử vì đạo vào thời Ky Tô giáo được truyền bá ở La Mã. Cùng tử vì đạo một trật với Daria, còn có ông Chrisanto Chryanthe). Vì thế cả hai vị thánh này được tôn kính cùng ngày 25-10 mỗi năm. Trong thư, Bento Thiện chỉ nói là ông “chép tháng mườy Igreja" nhưng nhờ ông nói thêm là “thư nầĩ thì ngài lễ bà Thánh Daria củ Oũ thánh Chrisanto”, nên chúng ta biết được là thư viết ngày 25-10. Truyện hoang đường kể lại rằng, Darina và Chrisanto là hai vợ chồng, bị chôn sống trong một đống cát.

    [244] Tác giả nhắc lại Marini phải chịu khổ: bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, bị bão ở gần Hải Nam. Trước đây, ông cũng đã gửi thư cho Marini, nhưng L.m. lại rời Áo Môn đi La Mã rồi, nên ông thắc mắc không biết có ai chuyển thư đó đi La mã không ?

    [245] Olande: do chữ Bồ Đào holandês (đọc là ôlãdéch), có nghĩa là người Hòa Lan.

    [246] đi bên ấy: Thầy cả Borgès gửi thư đi La Mã.

    [247] xứ Đông: vùng Hải Dương. Trước đây Marini hoạt động ở đó.

    [248] Chính quyền Đàng Ngoài còn hạn chế việc truyền giáo.

    249 Tuy có hai L.m. Borgès và Tissanier ở Thăng Long, nhưng Chúa Trịnh Tạc cấm hai ông ra khỏi thủ đô.

    [250] Kẻ giảng: Cấp thứ nhì trong “Dòng tu” Thầy giảng. Các Kẻ giảng và Thầy giảng chỉ có thể dậy giáo lý, làm bí tích Rửa tội, chứ không được làm các bí tích khác như Thánh Lễ, Giải tội, là những thứ chỉ dành cho các Linh mục.

    [251] chẳng dám đâu: chẳng dám đi đâu ra khỏi thủ đô.

    [252] Comunhong: do chữ Bồ Đào Nha là comunhão, có nghĩa là chịu lễ hay rước Thánh Thể.

    [253] Tuy ở vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng ở nơi nào cũng có người chịu đạo, tức là xin gia nhập đạo Công giáo.

    [254] ManoelMiguel là tên Thánh hai ngừơi Việt Nam. Manoel, Manuel, Emmanuel cũng là một. Ngày nay ở Việt Nam rất hiếm người mang tên thánh này. Magueỉ, Michael, Michel cũng thế. Manoel và Miguel là hai danh từ Bồ Đào Nha.

    [255] Onofre: Onuphre Borgès. Bento Thiện theo lời yêu cầu của Marini đã viết một tập “Lịch sử nước Annam" để gửi đi La Mã cho ông, hầu bổ túc vào cuốn sách Delle Missioni... mà ông sẽ xuất bản tại La Mã năm 1663. Bento Thiện nhắc tới hai vở tức là hai tập giống nhau, để gửi bằng hai chuyến tầu khác nhau, để phòng thất lạc hoặc bị bão đắm tầu. Thực ra, cả hai vở này đều đã về đến La Mã, và cả hai vở đều lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Trong phần tới chúng tôi sẽ nói đến tập lịch sử này.

    [256] Romong là tên thánh một người Việt Nam, đang tu ở nhà Thầy cả Borgès, tức là đang ở cấp bậc Cậu (tập sinh) trong “Dòng tu” Thầy giảng.

    257 Daniel là tên thánh của một người Việt nam. Ngày nay, ở Việt Nam rất hiếm người mang tên thánh là Daniel.

    [258] ở cùng Olan: Có lẽ tác giả muốn nói rằng, Daniel theo người Hòa Lan đi Jacatra, tức Djakarta, thủ đô Indonesia ngày nay. Thời đó, Jacatra là trụ sở Công ty Đông Ấn của Hòa Lan.

    [259] đầy tớ các Thầy: Có lẽ phải hiểu là các Ông Già, tức là những người ở bậc thấp nhất trong “Dòng tu” Thầy giảng, sau này gọi là ông trong nhà Đức Chúa Trời.

    [260] bốn lăm người: Có lẽ là bốn, năm người chứ không hiểu được là bốn mươi lăm người.

    [261] Thầy giảng và Kẻ giảng đi họat động ở các xứ đạo.

    [262] Chico: do tiếng Bồ Đào Francisco(đọc là frãcichou), ngày nay ở Việt Nam quen gọi là Phan Xi Cô, thay vì Chico

    [263] Ông Mác: Theo ông Hoàng Xuân Hãn, thì đó là tên một cửa ô phía Nam thành Thăng Long.

    [26]4 Thầy Chico (không rõ tên Việt Nam) là một Thầy giảng, nhưng vì có tính xấu kiêu ngạo (kiêu căng), nên mọi người đều ghét, ngay các Kẻ giảng trước đây ở với Thầy Chico, nay cũng vì ghét mà bỏ đi hết.

    [265] Bảo lộc: tức là thánh Phao lô. Bảo Lộc là tên thánh của ông Trương.

    [266] Lucio Kẻ Cốc: Ông Lucio (tên thánh một người việt Nam) ở Kẻ Cốc.

    [267] Ông Minh và Ông Trà ở Kẻ Vó qua đời, cũng đã được Igesico Văn Tín nhắc đến trong thư gửi cho Marini.

    [268] Hầu hạ: Vợ bé, vợ hầu. Để hết hầu hạ thay thảy có nghĩa là bỏ hết vợ bé, để gia nhập Giáo hội Chúa. Vì theo luật đạo Công giảo, một người có vợ bé không đựơc nhận vào Giáo hội. Ông Minh chịu đạo được mười ngày liền sinh thì, tức là chịu phép Thánh Tẩy được 10 ngày thì qua đời.

    [269] Khi nói về ông Trà, Bento Thiện bớt bi quan hơn Văn Tín.

    [270] láo đáo: Có lẽ chữ láo đáo bây giờ hiểu là lác đác. Câu đó có nghĩa là, bổn đạo giữ đạo lác đác, không được sốt sắng như xưa, kẻ giữ người bỏ.

    [271] Kẻ cả: Người lớn hơn hết, người đứng đầu. Theo văn mạch thì Kẻ cả ở đây chỉ cho L.M. Marini.

    [272] Tác giả nhắc đến hai L.M. Dòng Tên Francisco Rangel và Edmond Poncet, nhưng thay vì Francisco Rangel, tác giả lại viết lầm là Miguel (Rangel). Rất có thể chữ Miguel, ở đây chỉ Miguel Boym. Nếu thế thì tác giả nhắc đến ba Linh mục: Miguel Boym, Francisco Rangel và Edmond Poncet. Khi Bento Thiện dùng chữ năm ngoái, phải hiểu là năm âm lịch, nếu hiểu là dương lịch thì không đúng. Vì, như chúng ta biết, tác giả biên thư ngày 25-10- 1659, mà Miguel Boym tới đàng Ngoài tháng 8-1658, còn Francisco Rangel và Edmond Poncet tới đây tháng 2-1659. về tiểu sử Miguel Boym chúng ta đã thấy trong phần chú thích bức thư của Văn Tín. Còn tiểu sử hai Linh mục kia như sau: - Francisco RANGEL, người Bồ Đào Nha, đến Đàng Ngoài lần thứ nhất năm 1646, bị trục xuất năm 1658. Tháng 2-1659 (cũng có nơi ghi là tháng 3-1659) Rangel cùng với Poncet tới Đàng Ngoài, nhưng Chúa Trịnh Tạc không cho ở lại, nên hai ông phải theo tầu Bồ Đào Nha về Áo Môn vào tháng 7-1659. Trên đường về Áo Môn, tầu bị hư bánh lái. Lúc đó trên tầu hết cả đinh, sắt, nên đã phải dùng nhiều thoi bạc (tiền) làm đinh sửa bánh lái. Năm 1660, Rangel lại đi tầu từ Áo Môn tới Đàng Ngoài lần thứ ba, nhưng ông bị bọn cướp bể ở Hải Nam sát hại ngày 8-4-1660 cùng với nhiều hành khách. Trên tầu có 70 người, song chỉ có 19 người thoát nạn, trong số này có một người Đàng Ngoài (TISSANIER, Relation du voyage tr. 306-307) — Edmond POCET, người Pháp, đến truyền giáo ở Áo Môn ngày 8-7-1656. Tháng 2-1658, ông tới Hội An, nhưng đầu tháng tám năm đó bị Chúa Nguyễn trục xuất về Áo Môn. Tháng 2-1659, Poncet cùng với Rangel tới Đàng Ngoài, tháng 7-1659 về Áo Môn.

    [273] Nhiều của tốt: Nhiều lễ vật quý dâng Chúa Trịnh Tạc.

    [274] Ông Tần và ông Niêm là hai quan coi kiều dân ở Đàng Ngoài.

    [275] dộng: Khi nói cùng cấp trên, có thể dùng danh từ dộng, nhưng không trang trọng bằng danh từ tâu, danh từ dộng cũng tương đương như danh từ bẩm.

    [276] Phô chỉ số nhiều người sang trọng.

    [277] Đây thì những Annam: có lẽ Thầy Thiện muốn nói là ở Đàng Ngoài lúc đó chỉ có người Annam, không có người Âu châu. Thật ra, năm đó còn có L.m. Borgès và Tissanier, một người Thụy Sĩ, một người Pháp, đang ở Thăng Long, như chúng ta đã biết.

    [278]: (...) là, hoặc là một người ở lại như Chúa đã cho, hoặc là về cả hai, chứ không cho cả hai người ở lại. Giả thuyết này có phần vững chắc hơn, bởi liền đó tác giả viết: Thấy vậy, Thầy cả Miguel Thầy cả Emondo lại về Macao. Thấy vậy có thể hiểu là, hai L.m. thấy không được ở lại cả hai, thì cùng nhau về Áo Môn.

    [279] Bento Thiện nhớ lầm; đáng lý phải viết là Francisco, vì đó là Francisco Rangel, nhưng ông lại viết là Miguel.

    [280] Về vấn đề Miguel Boym từ Đàng Ngoài đi Quảng Tây vào đầu năm 1659, chúng tôi đã có chú thích dài trong bức thư của Văn Tín.

    [281] đầy tớ người: đó là một người Trung Hoa đã theo sát Miguel Boym từ 7 năm. Khi Miguel Boym về Âu châu, người Trung Hoa này vẫn luôn luôn là bạn đồng hành với ông.

    [28]2 Một người Việt mang tên thánh là Thanh Diêu (Thadeo).

    [283] người ấy: người Trung Hoa cùng đi với Boym.

    [284] Papa: tiếng Bồ Đào Nha. Ngày nay tiếng Việt quen gọi là Giáo hoàng. Vào đầu thế kỷ này, người ta cững còn gọi là Đức thánh Phapha. Ngài là đại diện Chúa Ky Tô ở trần thế, đứng đầu Giáo hội Công giáo.

    [285] tôi tá ở nhà các Thầy: tác giả tỏ lòng khiêm tốn, tự xưng mình là tôi tá. Thực ra, ông là Thầy giảng. Các Thầy giảng hay ở chung với các Thầy cả (Linh mục), nên gọi là ở nhà các Thầy, ở nhà Thầy. Danh từ ở nhà Thầy, người nhà Thầy, chỉ các Thầy giảng, Kẻ giảng, các Cậu ở trong nhà Đức Chúa Trời, vẫn còn được giới Công giáo dùng đến đầu thế kỷ này.

    [286] ăn mày: Tỏ lòng khiêm tốn, tự coi mình như người ăn mày ăn xin. Tác giả ước muốn được tu trì ở nhà các Thầy đến chết.

    [287] Tác giả chỉ biết là Marini về La Mã, nơi có Đức Thánh Papa ở, nhưng không nhắc đến sứ mệnh chính của Marini là tham dự đại hội công nghị thứ 11 của Dòng Tên. Thật ra, trong khi ở La Mã, Marihi đã gặp Đức Giáo hoàng và nhiều Hồng y, trình bày hoàn cảnh Giáo hội Đàng Ngoài

    [288] Miguel là tên thánh một người Việt Nam. Có lẽ ông là một tu sĩ Dòng Tên theo Marini đi La Mã để học ở đó.

    [289] Tên thánh một người Việt Nam là Damaso sinh quán ở Côi Trì. Xưa kia, Damaso đã cùng sống với Marini, nhưng hiện lúc đó đang ở bên India (Ấn Độ) có lẽ là đi học ở Goa. Chúng tôi không rõ, Damaso đi học bên Goa với tư cách là Kẻ giảng hay lúc đó ông đã gia nhập Dòng Tên rồi và như vậy ông đi học với tư cách tu sĩ Dòng Tên. Thật ra, trong sổ bộ Dòng Tên lúc đó, chúng tôi không thấy tên Damaso.

    [290] Xứ Đông: miền Hải Dương

    [291] Từ Đàng Ngoài về Áo Môn, tầu chở Marini bị bão.

    [292] bên Đông: bên Hải Dương.

    [293] đi làm phúc chẳng có khi dừng: đi làm các bí tích như giải tội, dâng Thánh Lễ v.v... và đi giảng nhiều nơi không ngừng.

    [294] Cha: Thời đó đôi khi các giáo hữu cũng gọi các Linh mục là Cha, nhưng vào năm 1659 chưa được phổ biến bằng danh từ Thầy, Thầy cả. Hiện nay, ở Việt Nam, người ta quen gọi các Linh mục là Cha, chứ không gọi là Thầy như xưa

    [295] bên ấy: bên xứ Đông, tức là Hải Dương

    [296] Igreja: Danh từ Bồ Đào Nha. Ngày nay tiếng Việt gọi là Hội thánh, Giáo hội.

    [297] Chúa Jêsu ra đời: Chúa Jêsu sinh ra đời.

    [298] Miguel tức là Francisco Rangel.

    [299] Bento Thiện mong cùng đi Áo Môn với Rangel.


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    TẬP “LỊCH SỬ NƯỚC ANNAM ” VIẾT TAY
    NĂM 1659 CÙA BENTO THIỆN



    Chúng ta biết, trong thư Bento Thiện gửi cho L.m. Marini ngày 25-10-1659, đã nhắc đến tập Lịch sử này. Thật ra, tác giả không cho nó một tên nào cả. “Lịch sử nước Annam” là tên mà chúng tôi tạm đặt cho tập tài liệu. Cũng theo thư của Thầy giảng Thiện, ông viết tập Lịch sử này trước khi viết bức thư năm 1659 cho Marini [300]. Như vậy, có thể hiểu là, ông soạn thảo đầu hoặc giữa năm 1659. Chắc ông không viết trong năm 1658, vì tháng 7-1658, Marini mới bỏ Đàng Ngoài về Áo Môn, rồi ông yêu cầu Bento Thiện viết tập Lịch sử nước Annam. Do đó chúng ta hiểu được rằng, tài liệu viết vào năm 1659.

    Tập Lịch sử nước Annam gồm 6 tờ giấy, tức là 12 trang, viết chữ nhỏ, phần nhiều các trang viết trong khổ 20 x 29 cm. Tài liệu không ghi tên tác giả, nhưng nhờ chữ viết hoàn tòan giống nét chữ Bento Thiện, ngoài ra cũng chính Bento Thiện đã nhắc đến nó trong thư gửi cho Marini năm 1659, nên chúng tôi dám quả quyết do Bento Thiện soạn thảo. Tài liệu mà chúng tôi trình bày ở đây là tập 1a via, có nghĩa là được gửi cho Marini bằng chuyến tầu thứ nhất; còn tập 2a via cũng giống như tập nhất (1a via), và cũng do Bento Thiện chép lại, chứ không nhờ người khác chép. Cả hai tập đều đã tới tay Marini, lúc đó ông đang ở La Mã. Hiện giờ cả hai tập tài liệu này được lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã, và được sắp liền nhau trong cuốn Jap. Sin. 81 301. Tuy nhiên tập 1a via chưa bị mờ nhòa như tập 2a via. Cuối tài liệu, tuy tác giả không ghi dấu hiệu gì tỏ là kết thúc, nhưng có lẽ tác giả chủ ý chấm dứt ở đây.

    Tập Lịch sử Annam tuy vắn, nhưng vì tính cách quan trọng của nó, nên chúng tôi cho đăng lại nguyên văn, kể cả nguyên bản, hầu bạn đọc nghiên cứu dễ dàng hơn. Qua “Lịch sử nước Annam”, bạn đọc sẽ thấy tác giả là người hiểu biết khá nhiều về văn học, xã hội Việt Nam:


    [...]
     
    lichan and teacher.anh like this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Nước Ngô trước hết mới có vua trị là Phục Hi. Vua thứ hai là Thần Nông. Con cháu vua Thần Nông sang trị nước Annam, liền sinh ra vua Kinh Dương Vương. Trước hết lấy vợ là nàng Thần Long, liền sinh ra vua Lạc Long Quân. Lạc Long Quân trị vì, lấy vợ tên là Âu Cơ, có thai đẻ ra một bao có một trăm trứng, nở ra được một trăm con trai. Mà vua Long Quân là Thủy Tinh ở dưới biển, liền chia con ra: năm mươi con về cha ở dưới biển, mà năm mươi con thì về mẹ ở trên núi; đều (?) thì làm Chúa trị mọi nơi.

    “Lại truyền dõi đến đời vua Hùng Vương, trị nước Annam được mười tám đời, cũng là một tên là Hùng Vương. Sau hết sinh ra được một con gái, tên là Mị Chu. Một nhà Sơn Tinh, một nhà Thủy Tinh, hai nhà đến hỏi lấy làm vợ, thì vua cha là Hùng Vương nói rằng: ai có của đến đây trước thì ta gả con cho. Nhà Sơn Tinh là vua Ba Vì đem của đến trưđc, thì vua Hùng Vương liền gả cho. Bấy giờ liền đem về núi Ba Vì khỏi. Đến sáng ngày nhà Thủy Tinh mới đến, thấy chẳng còn liền giận lắm; hễ là mọi năm thì làm lụt, gọi là dơng nước đánh mà đánh nhau.

    “Ngày sau có giặc nhà Ân là người Ngô sang đánh vua Hùng Vương. Vua liền cho Sứ gia đi rao thiên hạ, ai có tài mệnh thì đi đánh giặc cho Vua. Sứ liền đi rao, đến huyện Vũ Đinh, làng Phù Đổng, thì có một con trai nên ba tuổi, còn nằm trong trõng, chẳng hay đi cũng chẳng hay nói, mà nghe tiếng Sứ rạo qua, liền hay gọi mẹ mà hỏi rằng, hỏi rằng [302]: ấy khách nào, đi gì đấy? Mẹ rằng: Khách nhà Vua đi rao ai mệnh thì đi đánh giặc cho Vua, mà sao con chẳng dậy mà đi đánh giặc cho Vua, cho mẹ ăn mày bổng lộc. Thằng bé ấy bảo mẹ rằng: mẹ hãy gọi quan khách ấy vào đây. Mẹ liền đi gọi quan ấy vào, mới chiềng quan rằng: con tôi nên ba tuổi, chẳng hay nói cũng chẳng hay đi, tôi mới thấy sự lạ, mà khiến tôi ra gọi ông vào. Quan ấy liền hỏi rằng hỏi rằng: thằng bé kia, mầy muốn đánh giặc cho Vua chăng mà mầy gọi tao vào? Bấy giờ thằng bé ấy nói rằng: mầy có muốn cho tao đánh giặc cho Vua, thì về bảo Vua đánh một con ngựa sắt, lại đánh một cái thiết vọt sắt đem đến đây, cùng thổi một trăm nong cơm, cùng một trăm cong rượu cho tao ăn uống. Quan ấy liền về tâu Vua thì Vua mừng, liền làm như vậy. Quân quốc Vua liền đem đến cơm cùng rượu, thằng bé dậy ngồi, liền ăn hết một trăm nong cơm, một trăm lực sĩ dọn chẳng kịp, rượu thì cớt cả và cong mà uống. Đoạn liền lên cỡi ngựa sắt ấy, liền hay chạy cùng kêu cả tiếng, ngựa liền đi trước, quân Vua thì theo sau, đi đánh giặc nhà Ngô, giặc liền chết hết, lại giật lấy bụi gai là ngà mà kéo lên mình quân giặc, nát thịt cùng gãy hết chân tay ra. Đánh giặc đoạn liền lên trên núi Sóc mà bay lên trời và người và ngựa. Nước Annam còn thờ đến nay, gọi là Đổng Thiên Vương, nói nôm gọi là đòi Vường Đống [303].

    “ Ngày sau hết đời Vua Hùng Vương liền có Vua Thục Đế là Vua Kinh Dương Vương, mà Vua ấy xây thành ở huyện Đông Ngàn mà dựng một rùa vàng. Vua liền lấy vuốt nó mà làm lãy nỏ mà bắn ra đâu thì giặc liền sợ đấy.

    "Thuở ấy có một Vua là Triệu Vũ Hoàng sang đánh Vua An Dương Vương. An Dương Vương lấy nỏ mà bắn thì giặc liền chết. Mà Vua An Dương Vương sinh ra được một con gái tên là Mị Chu. Vua Triệu Vũ Hoàng thì có con trai tên là Trọng Thỉ. Mà Triệu Vũ giả nghĩa làm hòa thuận, mà hai bên gả con cho nhau. Vua An Dương Vương liền gả con cho con Vua Vũ Hoàng. Đến khi đã lấy được, ở làm nhà cha vợ; thấy cha vợ đi vắng mặt, thì hỏi vợ rằng: Nào cái nỏ cha để đâu, lấy cho anh xem? Vợ ngờ là thật dạ thì lấy nỏ ra cho xem. Chẳng ngờ có ý ăn trộm lấy lãy nỏ, mà làm lãy nỏ khác tra vào cho, kẻo còn thiêng đánh được cha mình. Đoạn bảo vợ rằng: anh về nước nhà cùng Vua cha, hoặc là ngày sau hai nước chẳng yêu nhau, thì anh để cho em một áo lông ngan [304]; ví bằng có đánh [nhau] em [phải] theo Vua cha, thì lấy lông này làm dấu cho anh biết đàng mà đi cùng. Nói đoạn về nước nhà lấy quân đánh cha vợ, mà cha vợ ngờ nỏ còn thiêng thì bắn, chẳng ngờ đã mất phép; mà giặc đánh đến thì chạy, mà con cũng cỡi ngựa theo cha; mà giữ lời chồng bảo, liền lấy lông ngan bỏ dấu cho chồng theo. Vua chạy đến gần sông thì lại gặp cái rùa ngày trước cho vuốt ấy. [Rùa] liền bảo lằng: con Vua, ấy là giặc, xin Vua giết. Vua liền giết con mới khỏi giặc. Nàng ấy kêu khóc rằng: tôi lòng dại, nghe người vì chồng; cho đạo cha muôn phần, tôi xin chết, máu này biến ra hột trai ở ngoài biển Đông. Nàng ấy liền chết, thì chồng theo chẳng kịp. Thấy vợ đã chết, thì đến đấy thấy có một giếng sâu, thì lòng thương vợ, liền gieo mình xuống mà chết nữa. Đến ngày [sau], có ai được hột trai Kinh xấu, thì lấy nước giếng ấy mà rửa, thì lại trong tốt. Ấy là duyên vợ chồng người ấy thì còn truyền đến nay.


    [...]
    ______

    [300] Dù tài liệu này được viết trước, nhưng vì dài, nên chúng tôi sắp sau bức thư ngày 25-10-1659 của Bento Thiện.

    [301] ARSI, JS. 81,f. 248-259v. Riêng tập Lịch sử chúng tôi trình bày ở đây, tuy là tập 1a via,nhưng lại sắp sau tập 2a via, từ f. 254-259v.

    [302] nên ba tuổi: lên ba tuổi. Trong trõng: trong chõng. Hỏi rằng: tác giả viết hai lần hỏi rằng.

    [303] đòi Vường Đống: có lẽ Bento Thiện muốn nói là đời Vương Đổng tức là đời Đổng Thiên Vương.

    [304] (...)
     
    lichan and teacher.anh like this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Ngày sau Tô Định sang làm loạn phạt nước Annam. Khi ấy còn hai con gái là cháu Vua Hùng Vương tên là Trương Trắc, Trương Nhị, là hai đền Bà [305] đi đánh Tô Định. Ngô liền thua, mới lập nên đồng trụ trên Quảng Tây.

    “Đến đời sau, Vua Hán Quảng nhà Ngô lại sai Tướng Mã Viện cùng Lí Nam Đế cùng Trần Bá Tiên, Triệu Việt Vương cùng sang nước Annam mà ở một người một xứ. Đến ngày sau, Vua Đàng Vương lại sai Cao Chính Bằng306, lại có Cao Biền học phép thiên văn địa lí mà lập làm thành Đại La Kẻ Chợ.

    “Đến ngày sau lại dấy loạn, đặt làm 12 nhà Chúa, ở một người là một xứ, đánh lộn nhau: một là Công Hãn ở Bạch Hạc, hai là Nguyễn Khoan, ba là Ngô Vương, bốn là Nhật Khánh, năm là Cảnh Thạc, sáu là Xương Chức, bảy là Nguyễn Quê, tám là Nguyễn Thủ, chín là Nguyễn Siêu Lụy, mười là Ngô Quảng, mười một là Kiều Quận công, mười hai là Bạch Hổ [307], đều thì xưng làm mười hai đế vương, mà xưng làm Vua. Mọi ngày đánh nhau, thiên hạ ăn màm [308] chẳng được, lo buồn đói khát, những đi đánh nhau liên chẳng có khi dừng.

    “Ngày sau có một người ở phủ Tràng An, huyện Gia Viễn, con nhà kẻ khó quê mùa, tên họ là Đinh, mồ côi cha còn trẻ, mà mẹ khiến đi chăn trâu, mà các trẻ đặt mình lên làm Tướng mà đánh nhau cùng trẻ làng khác, thì lấy bông lau làm cờ, mình thì xưng làm Vua. Liền về nhà bắt lợn mẹ giết cho trẻ ăn thịt, gọi là khao quân. Mà chú thấy sự lạ làm vậy, thì dái [309] phải vạ chăng, cầm gươm mà đuổi cháu. Cháu liền chạy đến ngã ba Đò Điềm [310] từ nhiên [311] liền thấy một con rồng vàng, nằm ngang sông, cháu liền đi qua khỏi như đi trên cầu. Chú thấy vậy liền lạy cháu mà trở về. Chú sang bên ấy, thiên hạ đến đầu [312]. Làm đền đài lâu các, đến đâu đánh thì được đấy, lại đánh được mười hai Sứ quân là mười hai Vua trước. Đoạn trị nước Annam gọi là Vua Đinh Tiên Hoàng. Nước Annam mới có Vua riêng từ ấy. Thiên hạ được mùa giầu có phú quí, mà chẳng có ai dám làm loạn nữa. Trị vì được mười hai năm, thì trong nhà có kẻ làm tôi chẳng ngay, tên là Đỗ Thích. Vua tin nó cho ở chân tay gần mình. Ban đêm Vua nằm ngủ thì nó vào giết Vua ấy. Quan đại thần tên là Nguyễn Thục [313] thấy làm vậy, thì bắt mà làm tội nó. Ngưới ta ăn thịt một người mộtmiếng [314]. Vua sinh mới có một con trai, mẹ ẵm lên ngồi ngai mà trị. Khi ấy có giặc nhà Tống, ở Thanh Hóa, Nghệ An thì vợ Vua [315] lo lắm thì rao rằng: có ai đánh được giặc ấy thì Bà lấy làm chồng, thì có một quan cả cũng ở làng ấy, có tài mệnh và khôn ngoan, liền đánh được giặc về, Bà ấy lấy làm chồng. Mà con bà ấy nên sáu tuổi qua đời [316], thì mình mới lên trị tên là Vua Lê Hoàn, trị được mười hai năm nên tật mà chết. Con cả liền lên trị, tên là Trung Tông, được có ba ngày. Em quỉ quái liền giết anh, cướp vì mà lên trị, tên là Lê Ngọa triều, tham trai gái chơi bời, bắt người ta lầm sự quái gở dữ tợn, lên trị được ba năm mà chết. Vậy thì nhà Lê ba đời, được mười lăm năm mà thôi.

    “Ngày sau nhà Lí lên trị, cũng là người quan cả ở nhà Lê xưa. Thiên hạ thấy người ngay thảo, thì đặt lên làm Vua. Thiên hạ thái bình được mùa no đủ, làm thành ở Kẻ Chợ. Chiêm Thành sang tấn công. Vua nhà Tống được Ngô phong cho Giao Chỉ Quận Vương, chẳng có giặc giã, và được mùa. Vua sinh những con trai. Họ ấy trị vì được hai trăm năm. Vua ấy sống bảy mươi tuổi liền đi tu hành, liền truyền cho con là Thái Tông thứ hai, trị được hai mươi bốn năm, lại trị [317] cho Thánh Tông là thứ ba. Thiên hạ được bằng an; trị được mười chín năm, lại truyền cho Nhân Tông là thứ bốn lên trị, thiên hạ giầu có. Mà Vua chẳng có trai, thì nuôi thì một con, để ngày sau lên trị, tên là Nhân Tông; trị được sáu mươi năm mới truyền cho Thần Tông là thứ năm. Thần Tông phải tật biến ra thân hùm, kêu thâu đêm tối ngày; có thầy Khổng lồ chữa mới đã. Trị được mười một năm, lại truyền cho Anh Tông là thứ sáu. Chẳng có loạn lạc. Trị được ba mươi chín năm, lại truyền cho Cao Tông là con thứ bảy khôn ngoan sáng láng, dựng làm lề luật, có phép tắc. Song le theo ý mình chẳng nghe tôi hiền can gián. Thiên hạ mất mùa, người ta cùng trâu bò gà lợn chết hết, vì Vua ở lỗi đạo Trời và mất lòng dân. Trị được ba mươi sáu năm, lại truyền Hiến Tông [318] là con thứ tám, hiền lành. Dân sự giàu có. Vua sinh chẳng có con trai, được một con gái, liền để cho con lên trị, cha đi tu hành ở chùa An Tử; mà con là Chiêu Hoàng còn trẻ chửa có lấy chồng. Vậy thì nhà Lí đã mạt đời, trị hơn hai trăm năm mới hết đời.

    “Ngày sau nhà Trần là người ở làng Ức Hắc Hương phủ Thiên Tràng huyện Chân Định, có chú làm quan đại thần nhà Lí, liền đem cháu đến chầu Vua Chiêu Hoàng là đền Bà [319]. Mà Vua ấy thấy người trai tốt lành làm vậy thì phải lòng. Bà ấy liền lấy làm chồng mà ra lệnh cho thiên hạ biết, mà để vì cho nhà trị. Năm năm mất mùa, mà trên trời thì làm tai gở lạ khốn nạn. Lại ra lệnh đi đánh Chiêm Thành, bắt Chúa nó đem về. Thiên hạ lại được mùa. Thái bằng [320] mới đặt tên Vua ấy là Nhân Tông. Trị được ba mươi chín năm.

    “Lại truyền cho con là Thánh Tông là thứ hai. Trước khi được mùa sau thì dài hạn [321] có lửa cháy bay đến trời, cháy núi non. Tháng bảy thì lụt vào đền hai lần, người ta thì ở những trên thyền cùng bè. Lại thấy hai mặt trời. Mà trị được mười một năm, lại truyền cho Nhân Tông là thứ ba lên trị, đặt có lề luật phép tắt [322] . Thiên hạ phú quí. Lại làm chùa thờ bụt mà ở chùa. Thiên hạ chê cười rằng, dám Đạo Thích Ca [323], mà bỏ đạo chính. Trị được mười bốn năm.

    “Lại truyền cho Anh Tông là thứ bốn thông minh sáng láng. Dân thì phú quí. Trị được mười hai năm, lại truyền cho Minh Tông là thứ năm, mà chuộng dùng đạo bụt, yêu Sãi Vãi. Trị được tám năm, lại truyền vì cho Hiến Tông là thứ sáu, ở công bằng chính trực, thờ tổ tiên. Lại truyền vì cho Túc Tông là thứ bảy. Thiên hạ thái bình. Tháng bảy phải lụt cả [324] và có nhật thực, trước mặt trời tối như đêm. Trị mười hai năm, liền có Giản Tu Công ăn cướp vì Vua mà lên, thì mất lòng thiên hạ vì chè rượu trai gái liên. Lên trị được mười chín ngày liền chết, mới có Vua trong Nghệ An. Chiêm Thành làm loạn. Trị vì được ba năm, liền để em là Duệ Tông. Chiêm Thành lại đánh trả. Mà trị được năm năm. Giản Định Hoàng lên Vua, giặc đuổi đến Kẻ Chợ, đốt hết đền đài. Vua chết mới đặt tên Thuận Tông. Thiên hạ cũng khốn nạn. Trị được mười năm liền đi tu hành, lại có Lí Li [325] là con gian giết Vua mà lên. Triều đình chẳng nghe, lại đặt con Vua lên trị. Vậy thì nhà Trần truyền dõi được hai mươi đời, một trăm bảy mươi năm.


    [...]
    _____

    [305] đền Bà: đàn bà.

    [306] Vua Đàng Vương, Cao Chính Bằng: Vua Đường Vương, Cao Chính Bình.

    [307] So sánh với tên 12 Sứ quân trong sách của Ngô Sĩ Liên và Trần Trọng Kim (NGÔ SĨ LIÊN, Đại Việt Sử ký toàn thư, Tập 1, Hà Nội, 1967, tr. 151-152. - TRẦN TRỌNG KIM, Việt nam Sử-lược, Saigon, 1951, tr. 86- 87) ta thấy chỉ có 7 tên giống nhau, còn 5 tên kia hoặc giống đôi chút, hoặc khác hoàn toàn. Bảy tên giống nhau: Công Hãn, Nguyễn Khoan, Ngô Vương, Nhật Khánh, Cảnh Thạc, Nguyễn Thủ, Bạch Hổ.

    [308] ăn màm: ăn làm.

    [309] thì dái phải vạ chăng: thì sợ phải vạ chăng.

    [310] Đò Điềm: Nay là làng Điềm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

    [311] từ nhiên: tự nhiên.

    [312] Câu đó có lẽ hiểu thế này: chú của đứa trẻ về sau cũng theo cháu, ngoài ra nhiều địch quân cũng đến đầu hàng.

    [313] Nguyễn Thục: Người giết Đỗ Thích tên là Nguyễn Bặc lúc đó làm Định Quốc công. Bento Thiện ghi lầm Nguyễn Bặc ra Nguyễn Thục.

    [314] Nguyễn Bặc sai người bắt được Đỗ Thích đang trốn ở trên máng nước trong cung, liền ra lệnh đập nát xương và băm thịt ra từng mảnh, chia cho nhiều người ăn; người ta tranh nhau mà ăn.

    [315] vợ Vua: bà Dương Thái hậu.

    [316] Người con tên là Đinh Tuệ, húy là Toàn. Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử ký toàn thư, Tập 1, Hà Nội, 1967, tr. 159, thì ông là con thứ của Đinh Tiên Hoàng, ở ngôi được 8 tháng. Lê Hoàn cướp ngôi, giáng phong làm Vệ Vương, thọ 18 tuổi.

    [317] lại trị: lại truyền

    [318] Hiến Tông: Phải viết Huệ Tông mới đúng.

    [319] Đền Bà: đàn bà.

    [320] Thái bằng: Thái bình.

    [321] dài hạn: đại hạn.

    [322] Phép tắt: Phép tắc.

    [323] dám đạo Thích Ca: dám theo đạo Thích Ca.

    [324] lụt cả: lụt lớn.

    [325] Lí Li: Lê Quý Ly.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Họ Hồ là kẻ nghịch lên làm vua ở Diễn Chu phủ là Nghệ An, dòng dõi là Hồ Tôn Tinh, phải Thủy Tinh bắt nó, nó liền trốn đến đất Thanh Hóa. Song le vốn là con cái cáo, nhà quê ở chợ Đài Lèn, đời ấy dõi truyền được chín con trai. Hồ Vương hay chữ nghĩa, Vua Trần liền gả con cho là Công chúa Đức Dong. Vua phủ [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link] cho Hồ Vương làm quan lớn. Ngày sau thấy Vua già, còn thì còn trẻ [327], thì Hồ Vương liền ăn cướp lấy nước, xưng mình là vua, làm đền ở đất Kim Bâu. Con Vua Trần là Thiên Khánh, cháu Vua Trần sợ liền trốn đi. Vua Hồ thấy vậy thì mừng lắm, liền lên làm Vua, mà đúc tiền chẳng nên thì khiến thiên hạ mua bán ăn tiền giấy; lại lập làm thành Tây đô, thiên hạ khó nhọc lắm; làm ba năm ở ba tháng mà thôi. Lại truyền cho Hán Thương là con, rằng cháu họ Trần. Hai cha con Vua Hồ gian tà, làm cho mất lòng thiên hạ lắm, trị được có tám năm mà thôi.

    “Thuở ấy Vua Vĩnh Lạc nhà Ngô sai quân sang phạt Vua Hồ. Vua Hồ đánh trả chẳng được, thì vào ẩn Nghệ An trên núi. Chẳng ngờ có một đứa phải vạ xưa mà Vua Hồ cầm tù nó, mà trốn khỏi. Nó nghe rằng, vua Ngô rao rằng: ai bắt được Hồ Vương thì cho làm quan cai nước Annam. Nó liền tham sự ấy mà đi ở cùng Vua Hồ, thì Vua ngờ là nó thật thà. Chẳng hay nó bắt lấy Vua Hồ đem đi nộp cho Vua Ngô. Ngày sau đem về Bắc Kinh [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]. Thằng ấy thì Ngô lại giết nó vì nó chẳng có nghĩa cùng Thầy nó. Nhà Ngô lại tìm bao nhiêu học trò hay chữ nghĩa mà bắt về Bắc Kinh chọ hết, kẻo ngày sau bày đặt lên làm Vua chăng.

    “Ngày sau có Đặng Dong [329], Cảnh Dị lo toan làm quân [330] Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thuận Hóa, thi lấy rước Vua Trùng Quang ra mà đánh Ngô, ma Ngô lại bắt được đem về Bắc Kinh liền chết giữa đàng. Ngô liền cướp lấy nước Annam, ở được mười hai năm, làm thành lũy mọi nơi, ở Xứ nào thì làm thành Xứ ấy, mà bắt người Annam để tóc dài theo thói Ngô cho đến nay; xưa thì nước Annam cắt tóc.

    “Đến ngày sau Vua Lê Thái Tổ là người đất Thanh Hóa, quê ở Lam Sơn, làm quan Phụ đạo, nuôi được bốn nghìn quân, cơm chín (?), ai có tài khôn ngoan thì nuôi. Trời lại cho gươm gọi là Thần kiếm. Đêm ngày lo toan chước, sắm sửa đánh trả Ngô, thì rao hết Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Thuận Hóa, làm quân mà sắm sửa đánh trả Ngô; thì Ngô thấy vậy thì sai quân đánh Vua Lê Thái Tổ. Vua Lê liền chạy lên đàng đòi voi. Làng liền cho voi mệnh [331] mới mở xuống Quảng Nam, Nghệ An, mà đánh ra đến đâu thì quân Ngô chạy đấy, mà giết nhiều người lắm. Ngô lại sai Tướng Liễu Thăng cùng nhiều quân lắm. Người ta rằng, mài gươm mòn trái núi, ngựa thì uống cạn nước sông, đến đâu thì cầy cấy ăn đấy. Vua Lê Thái Tổ đuổi Ngô chạy, liền chém được Tướng Liễu Thăng, lại bắt được Hoàng Phúc, quân chết bỏ đầy đồng. Nhà Ngô liền thề, liền trở về, rằng, tự này về sau chẳng sang ở đến đây nữa. Vua Lê Thái Tổ dẹp đã an thiên hạ, mới đổi tên là Thuận Thiên, trị được ba năm lại đổi tên khác là Thái Báu. Thiên hạ bằng an. Vua đã tám mươi tuổi già, liền để quyền cho Thái Tông, lên trị được mười năm, làm nên đền các. Bấy giờ nước Lào, nước Buòn [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link] tấn công [333] làm tôi. Vua Thái Tổ trị được chín năm. Thiên hạ thái bình, dân phú quí. Chiêm Thành Trì Trì [334] cũng đến làm tôi. Vua đi đánh bắt được Chúa Lời [335], trai gái, đem về nước Annam cho ở trại làm ruộng cho Vua. Song le nó chẳng có ăn thịt, cho đến nay cháu con nó ăn thịt là họa. Vua mới đặt có bên Văn Vũ, Khoa Đài, Lục Bộ, Lục Khoa, Hàn Lâm Đông Các, Nội Đài, Ngoại Hiến,

    Phủ Huyện, Thừa Ti, đặt có Thập nhị Thừa Tuyên. Thiên hạ tối đâu thì nàm đấy [336] , chẳng có ai dám ăn cướp trộm gì. Trị được ba mươi tám năm, liền để cho con là Hiến Tông trị được bảy năm, được mùa no đủ, thì Vua liền mất. Thiên hạ mới đặt con thứ ba lên làm Vua, tên là Thái Trinh. Trị được bảy tháng, chẳng có con, liền truyền cho Đoan Khánh lên làm Vua, tham trai gái, chè rượu, mất lòng thiên hạ; mới đặt Hồng Thuận lên làm Vua được bảy năm, có Trịnh Sản là Nguyễn Quốc công làm loạn [337]. Thiên hạ mới đặt Quang Thiệu lên làm Vua. Lại có Trần Cao làm loạn, Vua liền sang ở Bồ Đề. Thiên hạ mất mùạ. Trị được năm năm liền ra ở San Lâm bề ngoài. Thiên hạ liền lấy em thứ hai lên trị, tên là Cảnh Thông, trị được năm năm, nhà Lê hết.

    “Ngày sau mới có một ở Chè Giai, tên là Mạc Đăng Dong [338], ở làm lực sĩ nhà Vua Lê, tên quan là Đô Giai, có tài, khôn ngoan mạnh khỏe. Thấy nhà Lê đã yếu chẳng còn ai, liền về Xứ Đông làm quân, mà trẩy lên ăn cướp nước, mà đặt mình lên làm Vua, đặt tên là Minh Đức, đời Vua Đại Minh tên là Gia Tĩnh. Nhường vì cho con là Đại Chính. Thiên hạ có phép tắc mà được mùa no đủ. Chẳng có ai trộm cướp ai. Trị vì được mười một năm liền chết. Thiên hạ mới đặt con lên là Hiến Tông, lại đổi tên là Quảng Hòa. Trị được sáu năm liền chết, mới đặt con là Vĩnh Định còn trẻ ẵm lên ngồi ngai; mà chú là Khiêm Vương mọi năm vào đánh Thanh Hóa, Nghệ An, thì thiên hạ được mùa phú quí, chẳng có trộm cướp, đêm nằm thì chẳng có nghe chó cắn, mới đổi tên là Cảnh Lịch, lại đổi tên khác là Quang Báu. Thiên hạ ăn uống chơi bời, chẳng có sự gì lo. Được năm năm lại đổi tên Hồng Ninh, thì thiên hạ cũng chơi bời ăn uống. Song le mê sự trai gái liền về đóng Xứ Đông, làm con nhà dòng dõi công thần, con Vua cháu Chúa, thiên hạ chầu chực, và được mùa liên. Thuở ấy nhà Lê đã hết, còn một ông Hương Quốc công là họ Nguyễn ra đầu làm tôi nhà Mạc. Đến nửa mùa liền trở về Thanh Hóa, làm được bốn trăm quân. Lại có Chúa Minh Khang Thái Báu mồ coi cha còn trẻ, ở cùng ông Hương Quốc công, có tài mạnh, ăn một bữa là là [339] một nồi bảy cơm, đi đánh đâu thì được đấy. Bấy giờ Ông Hưng [340] cho cai quân, mà lại gả con cho. Ngày sau ông Hưng [341] chết, thì ông Chúa bấy giờ liền làm binh, lấy quân Thanh Hóa, Nghệ An, thì nhà Mạc lại vào đánh trăm trận trăm thua, thì Chúa Minh Khang liền mở ra đóng xứ Bắc được ba năm, mà Vua nhà Mạc thì còn ở Kẻ Chợ, chẳng có ai đánh được ai. Chúa Minh Khang mới đặt Vua nhà Lê lên là họ còn trị bây giờ. Tên vua ấy là Chính Trị. Ngày sau Chúa Minh Khang già thì con cả người đem quân ra đầu nhà Mạc, con thứ hai còn mọn, thì đem được ba nghìn quân vào Lũy Ría cùng đem Vua Chính Trị vào, ở được mười ba năm, giặc thì ở ngoài chẳng vào được. Đức Chúa Tiên ra rứơc được con vào đặt lên làm Vua, tên là Ja Thái [342]. Vua nhà Mạc ở Kẻ Chợ tên là Quang Báu, mới cải hiệu là Hồng Ninh, lại sai quân vào tháo nước cho mất lúa ba phủ Thanh Hóa bốn năm trận, có khi ở chín tháng mới về.

    “Chúa Tiên ỏ trong Lũy Ría được ba năm, cũng có Văn Vũ, có tài trí cùng là lòng hay yêu thương người ta, cũng hay liệu chước, mà đánh đâu được đấy. Đức Chúa phụ chính vào đánh Thanh Hóa tên là Vua Quang Hưng, mở ra đánh đâu được đấy; vào đánh Thanh Hóa đến huyện Quảng Xương. Chúa Tiên đuổi bắt được hơn nghìn người đem về cho cơm áo lại tha về. Nhà Mạc từ ấy đến sau chẳng còn vào Thanh Hóa nữa.

    “Ngày sau Đức Chúa Tiên mở ra đánh Đàng Ngoài, trẩy đến Vân Sàng lại gặp nhà Mạc vào đánh. Chúa Tiên liền rằng: ta trở về. Nhà Mạc liền theo, mà Chúa Tiên liền đặt quân ngoài biển, trở lại chém chết bỏ xác đầy bãi cát, mới gọi là trận bái trời, gần Kẻ Vó. Ngày sau Chúa Tiên ra đánh Xứ Tây, cũng giết nhiều người, gọi là trận đồng bún. Quân Chúa Tiên thì chẳng đầy bốn muôn; quân nhà Mạc thì nhiều lắm, đóng đầy đồng, kể chẳng xiết. Chúa Tiên liền đuổi, Vua Hồng Ninh liền chạy mà quân chết đầy đồng. Ngày sau Chúa Tiên ra phá Kẻ Chợ, bắt được một quan tướng tên là Thường Quốc công, Chúa Tiên lại trẩy về Thanh Hóa. Vua Hồng Ninh [343] lại sang đóng Kẻ Chợ. Ngày sau Chúa Tiên ra Kẻ Chợ thì Vua Hồng Ninh liền chạy lên ở huyện Phượng Nhãn mà xuôi về miền quê là Chè Giai. Chúa Tiên lại sai quân đi, liền bắt được đem lên Kẻ Chợ. Thiên hạ liền an, mới lại về Thanh Hóa mà rước Vua Quang Hưng ra trị Kẻ Chợ.

    “Họ nhà Mạc thì trốn lên Cao Bằng hết, còn có ai ở đâu thì Đức Chúa lại bắt. Nước Annam đã an hết về làm một nhà Lê mà thôi. Còn ông Đoan là cha ông Thụy ở trong Hóa xưa, thì Chúa Tiên đòi ra ở làm tôi, mà ông ấy thấy Chúa chẳng yêu đãi cho đủ bao nhiêu, thì ông ấy lại trốn vào ở Quảng, thì Đức Chúa ngờ là về Thanh Hóa ; chẳng ngờ Ông ấy đã vào Hóa, thì Đức Chúa theo. Song le chẳng theo kịp, thì lại trở ra Kẻ Chợ mà trị cho đến con cháu bây giờ. Rày lại đánh nhau cùng Kẻ Quảng. Song le chửa biết đời trị loạn [344], thì chửa có tra vào sách [345].

    [...]
    ______

    [326] Vua phủ: có lẽ phải hiểu là Vua phong.

    [327] còn thì còn trẻ: con thì còn trẻ.

    [328] Câu văn tối nghĩa. Có lẽ tác giả muôn nói là, Hồ Vương bị đem về Bắc Kinh.

    [329] Đặng Dong: Đặng Dung.

    [330] làm quân: có nghĩa là mộ quân.

    [331] voi mệnh: voi mạnh. Ở trên có nhiều chỗ tác giả viết chữ mạnh là mẹnh, ví dụ: tài mẹnh : tài mạnh, nghĩa là tài giỏi mạnh khỏe.

    [332] nước Buòn: nước Bồn Man cho người sang cống các thứ ngà voi, sừng tê, bạc, vải, Bồn Man sau này trở thành châu Qui Hợp tỉnh Hà Tĩnh.

    [333] tấn công: tiến công.

    [334] Trì trì: Tướng của Chiêm Thành là Bô Trì Trì.

    [335] Chúa Lời: tác giả viết là Chúa mlờy.

    [336] Thiên hạ tối đâu thì nàm đấy: Thiên hạ tới đâu thì làm đấy.

    [337] Trịnh Sản là Nguyễn Quốc công: Trịnh Duy Sản là Nguyên Quận công

    [338] Mạc Đăng Dong: Mạc Đăng Dung.

    [339] là là: Tác giả viết thừa một chữ .

    [340] Ở đây tác giả lại viết là Hưng thay vì Hương.

    [341] Tác giả lại cũng viết là Hưng.

    [342] Ja Thái: Gia Thái.

    [343] Hòng Ninh: Hồng Ninh.

    [344] Câu này tối nghĩa.

    [345] tra vào sách: ghi vào sách.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  16. SauRiengSG

    SauRiengSG Lớp 2

    [...]


    “Thói nước Annam, đầu năm mùng một tháng giêng, gọi là ngày Tết. Thiên hạ đi lạy Vua, đoạn lạy Chúa, mới lạy ông bà ông vải, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì lạy Vua Chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước. Ăn tết ba ngày, mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai, mùng ba, ngày nào tốt, thì Vua Chúa đi đền giao, gọi là nhà thờ Trời, hiệu Thiên Thượng Đế Hoàng Địa Kì. Vua Chúa đi lạy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an. Đến mùng bảy mùng tám mới hết, cùng làm cỗ cho thiên hạ ăn mười ngày. Lại xem ngày nào tốt mới mở ấn ra cho cho [346] thiên hạ đi chầu cùng làm việc quan, cùng hỏi kiện mọi việc; lại làm như trước mới khai quốc, thiên hạ vào chầu Vua. Từ ấy mới có phiên đi chầu. Nội Đài, Ngoại Hiên, Phủ Huyện, quan đảng [347] nha môn, mới có kiện cáo. Đến trung tuần mới có Khánh thọ bảo thần cho thiên hạ mừng tuổi Vua. Ai có nghề nghiệp gì thì làm cho Vua xem. Đến hạ tuần tháng giêng, Đức Chúa lại Tế Kỳ Đạo dưới bãi cát, làm đàn thờ. Trước thì thờ Thiên Chúa Thượng Đế một đàn, là một đàn từ Vua Lê Thái Tổ cho đến nay, một đàn thì thờ Thần Kì Đạo. Đức Chúa lạy ba đàn này. Đoạn đến đàn Thần Kì Đạo, Đức Chúa lạy đoạn, liền chỉ gươm cùng chém, lại bắn cung. Đoạn lại đánh trống mà chỉ gươm cho thiên hạ bắn súng mới đuổi đi, thì gọi là khao quân. Đoạn liền về tập voi tập ngựa, gọi rằng đã hết năm mới. Đến mùng hai tháng hai, lại ăn Tết ngày ấy. Song le, mặc có nơi ăn nơi chăng. Đến mùng ba tháng ba lại ăn Tết gọi là ăn ưởi. Xưa rằng, có Người giái tử (?) sui người ấy gián [348] Vua một hai sự ; Vua chẳng nghe, thì người ấy trốn lên ở rừng. Vua đòi chẳng về thì Vua đốt rừng cho về; người ấy chẳng ra, còn ở, thì lửa cháy đến liền chết. Thiên hạ thương người ấy thì làm giỗ ngày ấy, gọi là Tết tháng ba, liền bánh trôi nước mà ăn cho mát. Đến mùng năm tháng năm, lại có Tết gọi là Tết Đoan ngũ, thì có nhiều ý: một là thiên hạ đi lạy Vua Chúa cùng lạy tổ tông nhà, Vua Chúa ngày ấy ban quạt cho thiên hạ, quạt trắng có chữ; hai là đời xưa có một người ở cùng Vua cũng gián [349] chẳng được việc nước, thì xuống biển mà chết, tên người ấy là Quát Nguyên, thì thiên hạ ăn Tết ngày ấy cùng đi bơi thuyền, gọi là đi tìm người ấy dưới biển, đến bãi hát bội cũng vậy; ba là kẻ làm đồng cốt, thầy bói cùng các thầy có dạy ai sự gì thì cũng đi Tết [350] mà đơm tiên sư ngày ấy. Đến tháng sáu thì thiên hạ những thứ dân làm ruộng làm cỗ mà giỗ vua Thần Nông là kẻ dựng ra cho thiên hạ các giống lúa. Đến ngày nào cả nước [351], thì Đức Chúa chèo thuyền cùng bắn súng lớn cho quen, gọi là đua thủy. Đến tháng bảy là Tết mùa Thu, ai có cha mẹ, anh em, vợ con mới chết, thì đến tháng bảy phải làm cỗ cho làng ăn; nhà giầu thì làm chay đọc kenh [352] mấy ngày thì mặc lòng, mà xin cùng Bụt địa tạng Mục Liên cho linh hồn được siêu sinh Phật quốc lên thiên đàng, cùng đốt áo mão cùng các vật cho cha mẹ. Đến ngày rằm tháng bảy mới đốt ma cho ông bà ông ông [353] vải. Đức Chúa lại ban tiền cho con cháu những kẻ có công cùng Vua Chúa mà chết; thì hễ là mọi năm đến ngày ấy, thì cho tiền đốt mã. Ngày ấy gọi là Trung nguyên tha tội, cũng chẳng có đi chợ ngày ấy, rằng, để cho ma quỉ họp ngày ấy [354]. Ngày ấy ai có tội gì hèn [355] cầm trong tù, thì cũng tha nó cho về nhà. Đến tháng tám lại có Tết Trung thu, thì thiên hạ cùng ăn cùng hát chơi vậy. Đến mùng mười tháng mười, thiên hạ chẳng có ăn Tết. Ngày ấy có một Thầy Phù thủy cùng Bà cốt ăn Tết ấy. Đến tháng chạp, ai có mồ mả cha mẹ, anh em, vợ chồng, thì làm cỏ cùng đắp lại cho tốt cùng sạch sẽ; cũng có làm cỗ mà đơm. Đến gần ngày Tết, Vua Chúa ban lịch cho thiên hạ xem ngày. Đến ngày ba mươi thì Đức Chúa đi giội [356], gọi là bỏ mọi sự cũ đi mà chịu mọi sự mới. Đến mùng một, liền lên nêu mọi nhà cho kẻo quỉ cớt lấy. Rằng, nhà ai có nêu là đất Bụt, nhà nào chẳng có nêu, ấy là đất quỉ. Xưa người ta nói truyền rằng, một Bụt một quỉ thì giành đất nhau. Bụt rằng : tao có một áo Casa nầy, tao trải đến đây [357] thì đất tao đến đấy. Bấy giờ Bụt lấy áo mà trải ra liền hết đất, thì quỉ phải ra ở biển. Hễ là đến ngày hết năm, thì quỉ lại ăn cướp đất nhau. Ai chẳng có nêu, nhà hay là đất thì về quỉ; cho nên thiên hạ phải nêu. Các sự thay thảy.


    [...]
    ______

    [346] Tác giả viết thừa một chữ cho.

    [347] quan đảng: có lẽ Bento Thiện muốn nói là quan đăng,

    [348] gián: can gián.

    [349] cũng gián: cũng can gián.

    [350] thì cũng đi Tết: thì người ta cũng đi Tết.

    [351] cả nước: lớn nước, nước lớn.

    [352] đọc kenh: đọc kinh.

    [353] Bento Thiện viết dư một chữ ông.

    [354] Ma quỉ họp ngày ấy: ma quỉ họp chợ ngày ấy.

    [355] hèn: mọn, nhỏ.

    [356] đi giội: đi giội nước.

    [357] đến đây: đến đâu.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Bằng sự cái phép tế các nơi, đầu năm là tế Thượng Đế nghĩa là Thiên Chúa, tế Xã Tắc nghĩa là tế Thiên Thần, tế Khổng Vân là tế kẻ làm mưa gió, tế thánh là tế Ông Khổng, thì Phủ Huyện quan tế các Thần mọi nơi thiên hạ.

    “Bằng phép để tang cho cha mẹ đã chết, anh em, chú bác, cô, cậu, dị 358 mợ, thì đã có thứ [359]. Con để cho cha mẹ 3 năm; vì mẹ còn ở cùng cha cho đến già, thì để tang ba năm. Cha chết trước, hay là cha để mẹ, mà mẹ lấy chồng khác, thì con để tang cho một năm. Vợ phải để cho chồng cũng ba năm, mà chồng để cho vợ một năm. Song le mặc ý ai, sự ấy quan chẳng có bắt. Song le sự sau này, ai chẳng có giữ cho nên thì có vạ: cháu trai chẳng còn cha, để cho ông ba năm, còn cha để [360] thì để một năm, cháu gái để năm tháng. Anh để cho em một năm, em để cho anh cũng vậy. Em cha hay là chị cha, con gọi là bác cùng chú hay là cô, cũng để một năm. Ví bằng cô đã có chồng, thì cháu để cho chín tháng. Anh mẹ hay là em mẹ, gọi là cậu dị [361], thì cháu để cho ba tháng; vú cho nuôi cho bú cũng ba tháng. Có ở cùng cha gẻ [362], thì để một năm, chẳng có thì ba tháng [363].

    “Bằng phép lấy vợ, trước thì xem hai bên có đẹp lòng chăng, thì nhà trai đi hỏi, lấy trầu cau đến mà nói cùng nhau. Nhà gái có gả, thì nhà trai liền xem tuổi cùng xem số có tốt chăng, mới đi hỏi lại. Nhà giầu thì con lợn hay là bò như của làm tin cậy; nhà khó thì cá hay là gà. Trai thì đi làm rể ở nhà cha vợ ba năm, mà hai bên xem ý nhau, có đẹp lòng cùng hiền lành thì mởi lấy. Liền đi chịu lời là hẹn ngày, hoặc là bò lợn cho họ ăn, đoạn mới cưới, hoặc là trọng hèn, thì cho nhà trai ăn ngày trước, đoạn liền để một bàn độc giữa nhà; có ai đi ăn cưới, cậu, cô, chú, bác, anh em, có ai cho của gì, vàng bạc, lụa, tiền, vải vóc, các sự, thì để trên bàn độc ấy cho. Đoạn hai vợ chồng ra lạy họ hàng. Đến ngày sau nhà gái mới lại ăn cưới, có con hát hát mừng. Đoạn xem ngày nào tốt cho nhà gái, mới đưa con về cho nhà trai, mới cho của cải, ruộng nương, tiền bạc, lúa thóc, trâu bò, gà lợn, các vật, cho con về cùng chồng. Đến ngày có con để [364] được bảy ngày thì đơm mộ bà: con trai thì bảy ngày, con gái thì chín ngày. Năm sau đến ngày ấy làm cỗ cho người ta ăn, gọi là ăn tôi tôi. Họ hàng có đi ăn, thì lại cho tiền bạc ngày ấy [365]. Vua Chúa cùng nhà quan thì gọi là Vía, đạo Đức Chúa Trời thì gọi là Sinh nhật. Vua Chúa có rước Vía, thi thiên hạ đi lạy cùng đem của đi tấn [366] cho Vua Chúa, mà người lại ban cho các con, quan thì cho áo cùng tiền, quân dân thì ăn cỗ.


    [...]
    ______

    [358] dị mợ: dì mợ.

    [359] thì đã có thứ: thì đã có thứ bậc.

    [360] còn cha để: chữ để ở đây dư thừa

    [361] cậu dị: cậu dì.

    [362] cha gẻ: cha ghẻ.

    [363] đến đây tác giả không xuống dòng, nhưng chúng tôi tự ý làm để phân biệt dễ dàng hơn.

    [364] có con để: ở đây có thể hiểu là có con đẻ.

    [365] đến đây tác giả xuống dòng, nhưng chúng tôi tự ý viết liền, vì ý tưởng liên lạc trực tiếp với nhau.

    [366] đi tấn: đi tiến.
     
    lichan and teacher.anh like this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Trong nước làm viạc [367] quan, một năm hai quí, hai thoế [368], cùng lễ khánh thọ, lễ bài biểu, lễ tết, lễ tiết liệu, lễ giỗ, lễ đoan ngũ, mặc có sở cai 369 làm một năm chín lễ.

    “Bằng sự chức bên Vũ thần, trước thì chịu Nam tước, Béc [370] tước, Hầu tước, Hữu điểm thự [371] vệ, Tham đốc,

    Quận tước, Quận công, Đề đốc, Đô đốc, Tả phủ, Hữu phủ, Thiếu bảo, Thiếu phú, Thái úy [372], Thái bảo, Thái phú, Thái úy, Thái sư, Phú tướng [373], Hữu tướng, Phú nguyên súy, Đô nguyên súy, Đại nguyên súy. Ấy là chức bên Vũ.

    “Bằng sự kén thiên hạ, thì sáu năm mới một lần; ai già thì bỏ ra, trai thì lấy làm lính đánh giặc. Ai thứ nhất gọi là nhất hạng, hai là nhị hạng, ba là tam hạng. Ai hèn thì bỏ về tiểu hạng, ai quề [374] thì bỏ rằng bất cự, ai đã già thì bỏ lão nhiêu. Ai có cha làm quan đời trước thì cho công thần. Kẻ ở chùa cùng kẻ đi hát, thì về đàng khác. Thầy thuốc cùng các nghề, thì có chức riêng.

    “Bằng sự bên Văn, ba năm lại thi một lần gọi là Hương thí; trước thì đi khảo xã, ai có chữ mới lấy tên: đại xã thì hai mươi người, trung xã mười lăm người, tiểu xã mười người. Đoạn xem ai có hay chữ, thì dưng sổ cho nhà huyện, thì học trò đi khảo nhà huyện có đỗ thì lại khảo nhà phủ. Ai hay hơn thì cho tên nhất, gọi là ưu, thứ hai là tứ tràng, thứ ba là tam tràng. Đoạn mới họp lại làm một xứ là một tràng mà thi. Có quan giữ áp tràng, bên Văn thì quan Tấn sĩ, bên Vũ thì quan Đô đốc, Công đàng, cùng nhà Ti, nhà Hiến. Mà học trò vào tràng thứ nhất gọi là Kinh nghĩa. Khảo sách mười ngày liền ra bảng cho thiên hạ xem tên. Ai đỗ thì ở lại mà thi. Ngày sau gọi là tràng Lục; ai đỗ ngày Lục thì lại vào ngày Phú. Đỗ ngày Phú thì gọi là Sinh đồ. Lại thi một ngày nữa, gọi là ngày Sách. Ai đỗ ngày Sách thì gọi là Hương cống. Đến năm sau, những kẻ Hương cống mới ra thi ngoài Kẻ Chợ trong Đền, có Vua Chúa quan Triều cùng thiên hạ đi ngày ấy, thì gọi là Hội thi. Ai đỗ bốn ngày mới gọi là Tấn sĩ, liền ra bảng cho thiên hạ biết. Những quan Tấn sĩ ấy liền đi lạy Vua Chúa, đoạn lại về học một tháng mới thi lại. Ai thuộc chữ hơn, đứng thứ nhất gọi là Trạng nguyên, thứ hai là Bảng nhãn, thứ ba là Thám hoa, thứ bốn là Hoàng giáp, thứ năm là Chính Tấn sĩ, thứ sáu là Đồng Tấn sĩ. Ngày sau Chúa cho đi làm quan các Xứ, lại có chức là Hàn lâm. Khi trước chịu cấp Công là coi các thợ, cấp Hộ là coi các việc đàng, cấp Binh là coi các việc quân quốc, cấp Lễ là coi các lễ quí thuế, cấp Lại là coi các việc bên lệnh sử. Lại lên chức khác là Đô công, Đô Hình, Đô Binh, Đô Lễ, Đô Hộ, Đô Lại. Lại chức khác là Hữu Công, Hữu Hình, Hữu Binh, Hữu Hộ, Hữu Lễ, Hữu Lại, Tả Công, Tả Hình, Tả Binh, Tả Lễ, Tả Hộ, Tả Lại, Thượng Công, Thượng Hình, Thượng Binh, Thượng Lễ, Thượng Hộ, Thượng [375]. Thượng chưởng Lục Bộ thì coi hết thay thảy. Thượng Công xem việc các chợ, Thượng Hình xem việc bàn kiện, Thượng Binh xem việc quân quốc, Thượng Hộ xem việc đắp đàng, Thượng Lễ xem việc tế lễ, Thượng Lại xem việc các bên Văn. Trong triều thì nhà Đô đài; bề ngoài nhà Hiến, nhà Ti hỏi kiện. Còn các Hương Công thì cũng cho đi làm Phủ, Huyện quan, cùng các chức thay thảy.


    [...]
    ______

    [367] vịac: việc.

    [368] hai thoế: hai thuế. Có lẽ phải viết là hai tuế mới đúng.

    [369] mấy danh từ này không rõ nghĩa.

    [370] Béc tước: Bách tước. Người ta cũng gọi là Bá Tước

    [371] thự vệ: thị vệ.

    [372] Thái úy: Thiếu úy.

    [373] Phú tướng: có lẽ phải viết là Phó tướng.

    [374] ai quề: ai què

    [375] Tác giả viết thiếu chữ Lại. Phải viết: Thượng Lại.
     
    teacher.anh thích bài này.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Bây giờ kể các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng nam, Thuận Hóa, Đông Tây Nam Bắc.

    Thanh Hóa có bốn phủ, mười hai huyện cùng có ba chu:

    Thiệu Thiên phủ: tám huyện, hai trăm sáu mươi xã, bảy mươi hai sách, ba mươi trại.

    Hà Trung phủ: bốn huyện, tám mươi bốn xã, mười một trại.

    Tĩnh Gia phủ: ba huyện, tám mươi lăm xã, một thôn.

    Thanh Đô phủ : hai huyện, sáu mươi lăm xã.

    Nghệ An xứ: chín phủ, mười hai huyện, hai chu: [376].

    Đức Quang phủ: sáu huyện, một trăm sáu mươi chín xã.

    Thanh Đô phủ: một huyện, bốn chu, năm mươi hai xã.

    Diến Chu phủ: hai huyện, năm mươi chín xã, mười thôn.

    Anh Đô phủ: ba huyện, năm mươi xã, mười hai động.

    Quế Chu phủ: một huyện, hai mươi động.

    Ngục Ma phủ: một chu, hai mươi bảy động.

    Phú An phủ: một chu, ba mươi động.

    Trấn Ninh phủ: bảy huyện, bảy mươi mốt động.

    Thuận Trung huyện: mười một động.

    Thuận Hóa: hai phủ, bảy huyện, ba trăm bốn mươi mốt xã, bảy mươi ba sách.

    Bố Chính: sáu mươi xã, bốn mươi trại.

    Quảng Nam xứ: bốn phủ, bảy huyện, một trăm mười tám xã, ba mươi bốn trại [377].

    Hải Dương xứ: bốn phủ, bảy huyện, hai trăm mười tám xã, ba mươi bốn trại [378].

    Nam Sách phủ: bốn huyện, một trăm bảy mươi bốn xã, hai mươi mốt thôn.

    Hạ Hồng phủ: Bốn huyện, một trăm chín mươi ba xã, hai mươi mốt trại.

    Thượng Hồng phủ: ba huyện, một trăm ba mươi sáu xã.

    Sơn Nam xứ: mười một phủ, bốn mươi hai huyện.

    Khoái Chu phủ: năm huyện, một trăm bảy mươi bốn xã.

    Thái bằng phủ: bốn huyện, một trăm mười một xã, ba mươi mốt trại.

    Kiến Xương phủ: ba huyện, một trăm bốn mươi xã, ba trại.

    Tiên Hưng phủ: bốn huyện, chín mươi tám xã.

    Thường Tín phủ: ba huyện, một trăm bôn mươi ba xã, hai mươi mốt trại.

    Ứng Thiên phủ: bốn huyện, một trăm chín mươi ba xã, bảy trại.

    Lí Nhân phủ: năm huyện, hai trăm mười tám xã, tám trại.

    Thiên Tràng phủ: bốn huyện, một trăm ba mươi hai xã, ba mươi bảy trại.

    Nghĩa Hưng phủ: bốn huyện, một trăm sáu mươi ba xã, bốn trại.

    Tràng An phủ: ba huyện, một trăm mười một xã, bốn mươi trại.

    Thiên Quan phủ: ba huyện, sáu mươi xã, hai động.


    [...]
    ______

    [376], [378] Tác giả ghi không đúng số phủ, huyện.

    [377] Tác giả không kể rõ từng phủ trong các xứ Thuận Hóa, Bố Chính, Quảng Nam.
     
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Sơn Tây xứ: sáu phủ, bốn huyện, hai chu [379].

    Quốc Ủy phủ: năm huyện, một trăm sáu mươi mốt xã,mười sáu trại, hai mươi bốn động.

    Tam Đái phủ: sáu huyện, hai trăm năm mươi mốt xã, mười ba chu.

    Đào Giang phủ: bốn huyện, một trăm năm mươi bảy xã, mười bảy trại..

    Đoan Hùng phủ: năm huyện, một trăm mười lăm xã, sáu mươi trại.

    Trì Giang phủ: hai huyện, sáu mươi xã, ba trại.

    Quảng Uỷ phủ: hai huyện, bay mươi bảy xã.

    Kinh Bắc xứ: bốn phủ, hai mươi huyện.

    Thuận An phủ: năm huyện, một trăm chín mươi bảy xã.

    Từ Sơn phủ: năm huyện, một trăm chín mươi bốn xã.

    Kình Sơn phủ: sáu huyện, hai trăm ba mươi bảy xã.

    Bắc Hà phủ: bốn huyện, một trăm ba chín xã, một trại.

    An Bang xứ: một phủ, ba huyện, tám mươi bốn xã, một trăm hai trại [380].

    Nghi Hóa phủ: ba huyện, hai chu, một trăm hai mươi tám động.

    Hỉ Hưng phủ: một huyện, năm chu, bảy mươi hai trại.

    An Tây phủ: mười chu, năm mươi tám động.

    Kình Sơn xứ: một phủ Tràng Kénh [381], phủ Bãi Chu, một trăm ba mươi mốt xã, hai mươi sáu trại.

    Thái Nguyên Xứ: Phú Bằng phủ, bảy huyện, hai chu, một trăm hai mươi bốn xã.

    Thảo Nguyên phủ: một huyện, một chu, tám mươi xã, mười ba trại.

    Cao Bằng phủ: bốn chu, một trăm ba mươi hai xã, ba mươi lăm trại.

    Phương Thiên phủ là Kẻ Chợ: hai huyện, kể những phường phổ, chẳng có xã.

    Thọ Xương huyện: Mười tám phường.

    Quảng Đức huyện: mười tám phường.

    Cả và thiên hạ: năm mươi mốt phủ, một trăm bảy mươi hai huyện, bốn mươi tám chu, bảy nghìn chín trăm tám mươi bảy xã.

    Nước Annam đi bề dọc từ Kẻ Quảng cho giáp cõi Đại Minh, đi bộ năm mươi ngày.

    Bên ngang từ biển đến rừng đi hai ngày.


    [...]
    ______

    [379] Tác giả ghi không đúng số huyện.

    [380] Từ đây trở xuống tác giả ghi không rành mạch.

    [381] Tràng Kénh, có lẽ là Trành Kênh.
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này