Chính luận Lịch sử Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ - Đỗ Quang Chính SJ. <1000QSV1TVB #0036>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 14/11/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Thư của Đắc Lộ viết tháng 1-1631

    Chúng ta biết, tháng 7-1626, Đắc Lộ rời Đàng Trong về Áo Môn. Mãi đến ngày 12-3-1627, hai L.m. Pedro Marques và Đắc Lộ mới khởi hành từ Áo Môn để đi Đàng Ngoài, và ngày 19-3 năm đó tầu chở hai ông tới Cửa Bạng (Thanh Hóa). Tháng 5-1630, hai Linh mục bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất hoàn toàn khỏi Đàng Ngoài. Về Áo Môn, Đắc Lộ được cấp trên chỉ định làm giáo sư Thần học tại Học viện « Madre de Deus » (Mẹ Đức Chúa Trời). Ngày 16-1-1631, Đắc Lộ viết một thư dài bằng chữ Bồ Đào Nha, gửi cho Linh mục Nuno Masscarenhas ở La Mã, là phụ tá Bề trên Cả Dòng Tên vùng Bồ Đào Nha. Thư dài trên ba trang rưỡi, viết dầy chi chít trong khổ 20 x 30 cm. Nội dung bức thư là những hoạt động truyền giáo của Pedro Marques và Đắc lộ trong hai ba năm trời ở Đàng Ngoài (3-1627 đến 5-1630). Bức thư dài như vậy, chỉ thấy một chữ quốc ngữ là Thinhuã (Thanh Hóa), ngoài ra không còn chữ nào khác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkARSI, JS. 80, f. 15r-16v.
     
    Despot thích bài này.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu của Đắc Lộ viết vào tháng 5-1631

    Đắc Lộ soạn bản văn này bằng La ngữ. Tác giả không ghi rõ niên hiệu cũng như nơi soạn thảo, tuy nhiên nội dung cho ta biết được là viết vào khoảng tháng 5-1631, lúc ông đã rời Đàng Ngoài về Áo Môn được một năm. Tài liệu này hiện lưu trữ tại Văn khố của Hàn lâm viện Sử học Hoàng gia ở Madrid Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, khác với các tài liệu trên được giữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Tác giả thuật lại việc từ lúc ông tới Cửa Bạng ngày 19-3-1627 đến lúc Linh mục Antonio F. Cardim đến Thăng Long ngày 15-3-1631. Tài liệu dài hai trang rưỡi, viết nhỏ li ti trong khổ 16 x 23 cm. Bản văn này cũng chỉ có mấy chữ quốc ngữ sau đây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link :

    Sinoa : Xứ Hóa (Thuận Hóa).

    Anná : An Nam.

    Sai : Sãi. Các vị Sư Sãi.

    Mía : « Mía domũ vocabant » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Họ gọi là nhà Mía). Về chữ mía chúng tôi không rõ bây giờ phải viết thế nào? Chỉ biết rằng, theo văn mạch thì hiểu được chữ đó có nghĩa là nhà tạm trú.

    Bochinũ, Gueanũ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bố Chính, Nghệ An. Tác giả đã làm biến thể hai địa danh Bố Chính và Nghệ An sang La ngữ.

    Hai tài liệu viết tay trên đây của Đắc Lộ đều có quá ít chữ quốc ngữ. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể cho rằng Đắc Lộ viết chữ quốc ngữ còn kém Francesco Buzomi, vì ngay vào năm 1626, Buzomi đã sử dụng lối cách ngữ và đã dùng dấu, tức là đã phân biệt được phần nào về thanh tiếng Việt, là một điều rất khó đốì với những người Âu Châu nói cách chung. Dưới đây chúng ta sẽ thấy Đắc Lộ ghi chữ quốc ngữ khá hơn, nhờ tài liệu năm 1636 mà chúng tôi tìm được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Initium Missionis Tunquinensis a. 1627, trong Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21, Fasc. 6, f. 702-703v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid., f. 702r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid., f. 702v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ibid., f. 702v.
     
    Despot thích bài này.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu của Đắc Lộ viết năm 1644

    Dưới đây là một tài liệu khác cũng do Đắc Lộ soạn thảo sau khi An Rê Phú Yên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tử đạo một tuần (tử đạo 26-7-1644 tại Thanh Chiêm hay Kẻ Chàm cũng thế) mà chính Đắc Lộ được chứng kiến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tác giả viết bằng chữ Bồ Đào Nha, thuật lại cuộc tử đạo của An Rê với nhan đề « Relação do glorioso Martirio de Andre Cathequista Protomartir de Cochinchina alanceado, e degolado em Cachão nos 26 de Julho de 1644 tendo de Idade dezanove annos » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Tường thuật cuộc tử đạo vinh hiển của Thầy giảng An Rê, vị tử đạo tiên khởi ở Đàng Trong, đã bị đâm chém tại Kẻ Chàm ngày 26-7-1644, tử đạo lúc 19 tuổi).

    Đắc Lộ viết bài này ở gần Thanh Chiêm ngày 1-8-1644. Tài liệu dài 16 trang viết chữ thưa trong khổ 11 x 21 cm, mỗi trang trung bình có 26 dòng chữ viết, nhưng chỉ có mấy chữ quốc ngữ sau đây :

    Oúnghebo, Oũnghebo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ông Nghè Bộ.

    giũ nghiã cũ đ Chúa Jesu cho den het hoy, cho đen blon đoy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : giữ nghĩa cùng đức Chúa Jêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời.

    Tài liệu này vừa vắn vừa ít chữ quốc ngữ, nên khó mà so sánh được với bản văn năm 1636, để thấy mức độ tiến triển của tác giả. Tuy nhiên, chúng tôi xin đưa ra một nhận xét sau đây có tính cách tổng quát là, vào năm 1644, Đắc Lộ đã viết chữ quốc ngữ khá hơn 8 năm trước, vì từ năm 1640 ông trở lại truyền giáo ở Đàng Trong nên có dịp thực hành hàng ngày ; ngoài ra, nếu cứ nhìn vào câu « giũ nghiã cũ đ Chúa Jesu... » cũng thấy được phần nào mức tiến của Đắc Lộ. Hơn nữa căn cứ vào câu văn này, chúng ta thấy Đắc Lộ đã viết thành câu văn chứ không phải chỉ có những chữ quốc ngữ rời rạc như các tài liệu trên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAn Rê Phú Yên : An Rê là tên thánh, Phú Yên là quê quán của vị tử đạo, còn tên Việt Nam của Thầy không được ghi lại. Chúng tôi đã cố gắng tìm tòi ở La Mã, Lisboa, Madrid, nhưng vẫn chưa tìm được tên Việt của Thầy giảng này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgày xưa, dân chúng vẫn được đi theo tử tội đến pháp trường để chứng kiến cuộc xử tội nhân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkReal Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21 bis. Fasc. 17, f. 228-234V.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 228r, f. 228bis, 229rv, 230r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 231v.
     
    Despot thích bài này.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu của Đắc Lộ viết năm 1647

    Ngoài những tài liệu quan trọng trên đây về chữ quốc ngữ của Đắc Lộ, chúng tôi còn tìm được một tài liệu viết tay khác của ông. Đó là « Alexandri Rhodes è Societate Jesu terra marique decẽ annorũ Intinerarium » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Cuộc hành trình mười năm trên bộ dưới biển của Đắc Lộ, thuộc Dòng Tên) viết bằng La văn tại Macassar ngày 4-6-1647 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chữ nhỏ li ti trong khổ 14,5 X 27 cm. Phần tài liệu chúng tôi tìm thấy chỉ gồm 61 chương, nhưng thiếu từ chương 50-58 và phần cuối chương 61. Tác giả không đặt đầu đề mỗi chương ở giữa trang như bản thảo cuốn « Tunchinensis Historiae libri duo », nhưng đặt ở lề trang. Đắc Lộ đặt tên cho tài liệu này là « cuộc hành trình mười năm » tức là ông chủ ý thuật lại những cuộc di chuyển trên bộ dưới biển của ông trong 10 năm trời : 1640-1645 (Áo Môn - Đàng Trong) và 1645-1649 (Áo Môn - La Mã).

    Bản thảo này đã được dịch ra Pháp văn in lần đầu tiên ở Ba Lê năm 1653 trong Phần II cuốn « Divers voyages et missions ». Cũng cần ghi nhận rằng, cho đến nay, bản thảo La văn chưa bao giờ được ấn hành, mặc dầu bản Pháp văn được tái bản nhiều lần và được dịch sang Đức văn, Anh văn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thực ra bản thảo của Đắc Lộ hiện chúng tôi có trong tay, hầu hết thuật lại việc tác giả đi đi về về từ Đàng Trong đến Áo Môn (1640-1645), còn cuộc hành trình từ Áo Môn về La Mã (1645-1649) được in trong Phần III cuốn « Divers voyages et missions » thì chúng tôi không tìm thấy (chắc chắn phần này được Đắc Lộ soạn từ sau tháng 6-1647 trên đường từ Macassar về La Mã hoặc ở La Mã, Ba lê). Tuy nói là bản thảo được dịch và in trong Phần II cuốn sách trên đây, nhưng khi xuất bản có khá nhiều thay đổi, không những về số chương mà lại còn thêm bớt một số vấn đề, khác với cuốn « Tunchinensis Historiae libri duo » hầu như giống hoàn toàn với bản thảo.

    Sau đây là những chữ quốc ngữ được Đắc Lộ ghi trong tài liệu, hầu hết là những địa danh. Tài liệu có rất ít chữ quốc ngữ. Một điều khác làm chúng ta thắc mắc là không hiểu tại sao vào năm 1647, Đắc Lộ còn ghi chữ quốc ngữ luộm thuộm như vậy? Thực ra, vào năm 1644 chữ quốc ngữ của ông đã tiến khá nhiều, vậy mà ba năm sau ông còn ghi tương tự như năm 1636. Đó là điều làm chúng ta khó hiểu. Bây giờ chúng tôi xin trích ra khoảng một phần ba tổng số chữ quốc ngữ trong tài liệu. Chúng tôi cũng không ghi số tờ có chữ quốc ngữ, song vẫn trình bầy theo thứ tự trước sau của tài liệu.

    Ciam : Chàm. Kẻ Chàm, thủ phủ Quảng Nam Dinh. Nhiều khi tác giả dùng để chỉ cả tỉnh Quảng Nam.

    Ranran : Ran Ran. Tác giả có ý chỉ vùng Phú Yên.

    Kẻ han : Kẻ Hàn. Cửa Hàn tức Đà Nẵng ngày nay.

    on ghe bo : Ông Nghè Bộ. Viên quan cai trị Quảng Nam.

    Ke cham : Kẻ Chàm.

    Halam : Hà Lam. Cách Hội An chừng 30 cs về phía Nam.

    Cai tlam, Caitlam : Cát Lâm. Ở gần Hội An.

    ben da : Bến Đá. Xã Bến Đá.

    Qui nhin : Qui Nhơn.

    Nam binh : Nam Bình. Ở tỉnh Bình Định ngày nay.

    Bao bom : Bầu Vom. Ở gần Quảng Nghĩa (?).

    Quan Ghia : Quảng Nghĩa.

    Nuoc man : Nước Mặn.

    baubeo : Bầu Bèo (?). Làng Bầu Bèo.

    liem cun : Liêm Công (?). Làng Liêm Công.

    Quanghia : Quảng Nghĩa.

    Baubom : Bầu Vom.

    bochinh : Bố Chính.

    oũ nghe bo : Ông Nghè Bộ.

    Sau khi dựa vào các tài liệu viết tay của Đắc Lộ nhất là nếu chỉ hạn định đến năm 1636, chúng ta biết được ông ghi chữ quốc ngữ khác nhiều với hai quyển sách quốc ngữ ông cho xuất bản vào năm 1651. Nếu chỉ căn cứ vào hai cuốn sách trên đây, người ta có thể lầm Đắc Lộ là người có công nhiều nhất trong việc sáng tác chữ quốc ngữ. Nhưng nhờ những tài liệu viết tay của ông, chúng ta hiểu được trình độ chữ quốc ngữ của ông. Hơn nữa, nếu đem so sánh với L.m. Gaspar d’Amaral vào năm 1632, chắc chắn L.m. này giỏi hơn Đắc Lộ nhiều.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Alexandri Rhodes è Societate Jesu terra marque decẽ annorũ Itinerarium, ARSl, JS. 69, f. 95r-140v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng ta biết ngày 20-12-1645, Đắc Lộ rời Áo Môn để bắt đầu một cuộc hành trình về La Mã và tới đây 27-6-1649. Muốn hiểu rõ tại sao Đắc Lộ có thời giờ soạn tài liệu này ở Macassar năm 1647, thì cần phải biết như sau :

    20-12-1645 : Đáp tầu từ Áo Môn.

    14-01-1646 : Tới Malacca.

    22-02-1646 : Đi Djakarta.

    05-03-1646 : Tới Djakarta.

    29-07-1646 : Bị người Hòa Lan bỏ tù ở Djakata hơn hai tháng trời vì dâng Thánh Lễ.

    25-10-1646 : Đi Macassar (chuyến đi lâu hơn 2 tháng).

    21-12-1646 : Tới Macassar. Ở lại đây gần 6 tháng trời.

    15-06-1647 : Rời Macassar đi Bantan.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIn lần thứ nhất : Divers voyages et missions dv P. Alexandre de Rhodes en Chine, et autres Royaumes de l'Orient. Avec son retour en Europe par la Perse et l’Armenie. Le tovt divisé en trois parties. Chez Sebastien Mabre-Cramoisy et Gabriel Cramoisy, Paris, 1653, in-4°, kèm theo bản đồ Việt Nam kích thước 30 X 42 cm. Phần I và phần II đánh số trang tiếp nhau, tất cả có 276 tr., Phần III đánh số trang bắt đầu từ 1 : 82 tr. Kế đến là những lần in lại do các nhà xuất bản vào những năm sau đây :

    - Sebastien Mabre-Cramoisy et Gabriel Cramoisy, Paris, 1666.

    - Christophe Journel, Paris, 1681.

    - Christophe Journel, Paris, 1683.

    - Julien, Lanier et Co, Paris, 1854.

    - Desclée et de Brower, Lille, 1884.

    - L.m. Michel Pachtler, S.J., dịch ra Đức văn, xuất bản : Freiburg im Brisgau, Herder, 1858. Ngoài ra một bản Anh văn do Solange Hertz dịch, mới được xuất bản dưới đầu đề : Rhodes of Việt Nam. The Travels and missions of Father Alexandre de Rhodes in China and other Kingdoms of the Orient, Westminter, Maryland, 1966, in-8°, XX-246 tr.
     
    Despot thích bài này.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay của Gaspar d’Amaral năm 1632 và 1637

    Trước khi trình bày những chữ quốc ngữ trong hai tài liệu trên đây, thiết tưởng cũng nên nhắc qua tiểu sử của ông.

    Gaspar d’Amaral Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sinh năm 1592 tại Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên ngày 1-7-1608. L.m. Gaspar d’Amaral đã làm giáo sư La văn, Triết học tại các Học viện và Đại học Evora, Braga, Coimbra ở Bồ Đào Nha. Năm 1623, Amaral rời quê hương đi Áo Môn hoạt động truyền giáo.

    Gaspar d’Amaral tới Đàng Ngoài lần đầu tiên vào tháng 10-1629 cùng với Thầy Paulus Saito, người Nhật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng đến tháng 5-1630, ông phải rời xứ này cùng một chuyến tàu với hai L.m. Pedro Marques, Đắc Lộ và Thầy Paulus Saito để về Áo Môn. Ngày 18-2-1631, Gaspar d’Amaral cùng với ba L.m. Dòng Tên khác cũng là những người Bồ Đào Nha, tức André Palmeiro Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Antonio de Fontes và Antonio F. Cardim Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, từ Áo Môn đáp tầu buôn Bồ Đào Nha đi đàng ngoài, với mục đích truyền giáo. Sau hai tuần lễ, tầu các ông tới một cửa biển Đàng Ngoài, rồi mãi đến ngày 15-3 năm đó các ông mới tới thủ đô Thăng Long. Tại đây, các Linh mục cũng như đoàn thương gia Bồ Đào được Chúa Trịnh Tráng đón tiếp niềm nở. Trịnh Tráng ra lệnh cho người con rể của ông đưa các Linh mục trú ngụ ở một ngôi nhà trong Phủ Chúa. Chúng ta biết, A. Palmeiro đến Đàng Ngoài với hai mục đích : nhận xét tại chỗ những hoạt động mới đây của P. Marques, Đắc Lộ và gặp Chúa Trịnh Tráng ; sau đó ông phải về Áo Môn, chứ không chủ ý ở lại Đàng Ngoài, vì ông là Giám sát Dòng Tên hai Tỉnh Nhật, Hoa. Xem ra Chúa Trịnh Tráng rất quý mến các Linh mục.

    Cuối tháng 3 năm 1631 có cuộc thi Hội Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Chúa Trịnh Tráng cũng mời các Linh mục đi theo ông để chứng kiến cuộc thi. Ngày hôm đó, các ông được Trịnh Tráng cho cưỡi ngựa theo đến trường thi. Lúc đầu các ông từ chối đặc ân này, vì muốn đi bộ như một số quan quân khác, nhưng Chúa muốn như thế, nên các ông phải tuân theo. Riêng Chúa Trịnh Tráng ngự trên kiệu sơn son thiếp vàng do 12 người lực lưỡng khênh (phần nhiều là những tay đô vật nổi tiếng trong nước, mà hầu hết là những người ở Kiên Lao, gần xã Bùi Chu ngày nay), theo sau còn có nhiều quan văn võ đi ngựa và 10.000 lính mang võ khí sáng nhoáng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khi hai L.m. Palmeiro và Fontes theo tầu buôn Bồ Đào về Áo Môn, thì Amaral và Cardim vẫn ở lại hoạt động truyền giáo. G. d’Amaral không những tiếp tục công việc của Marques và Đắc Lộ mà ông còn phát triển mạnh hơn, nhất là trong việc thích nghi đạo Công giáo với Việt Nam và việc hoàn thành « Dòng tu » Thầy giảng. Sau 7 năm ở Đàng Ngoài, tức vào năm 1638, Amaral được gọi về Áo Môn giữ chức Viện trưởng Học viện « Madre de Deus « (Mẹ Đức Chúa Trời) của Dòng Tên. Ba năm sau, Amaral được cử làm Phó Giám tỉnh Dòng Tên Nhật Bản (gồm các nước Nhật, Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Xiêm, đất Áo Môn và hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây). Năm 1645, Gaspar d’Amaral lại đáp tầu từ Áo Môn đi Đàng Ngoài truyền giáo, nhưng tầu bị đắm ở gần đảo Hải Nam làm ông bị chết ngày 23-12-1645 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong thời gian 7 năm ở Đàng Ngoài, Amaral để lại cho chúng ta hai tài liệu viết tay quí giá, nhờ đó chúng ta biết rõ hơn lịch sử thành hình chữ quốc ngữ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChính Gaspar d’Amaral khi ký tên, có lúc ông ký là Gaspar d’Amaral, có lúc lại ký là Gaspar do Amaral.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXin coi tiểu sử Paulus Saito ở trang 27, chú thích 38.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAndré PALMEIRO (1569-1635), sinh tại Lisboa năm 1569, lớn lên, ông gia nhập Dòng Tên rồi được thụ phong linh mục. Ông làm giáo sư ở Đại học Coimbra về môn văn chương trong 6 năm, Triết học trong 4 năm và thần học trong 12 năm. Năm 1617, Palmeiro đi truyền giáo ở Ấn Độ, sau đó ông được cử làm Giám sát tỉnh Dòng tên Nhật Bản, Trung Hoa từ năm 1626-1635 là năm ông qua đời tại Áo Môn. Chúng ta biết, vào năm 1627, Palmerio lúc đó ở Áo Môn, có trao cho Pedro Marques một bức thư nhờ ông chuyển cho Chúa Trịnh Tráng khi tới Đàng ngoài. Nhận được thư, Trịnh Tráng lấy làm hài lòng ; cùng năm ấy, ông cũng gửi thư và quà tặng để đáp lễ André Palmeiro. Bức thư của Trịnh Tráng không viết trên giấy thường, nhưng được khắc trên tấm bạc lá, chiều ngang 55,20 chiều cao 23,60. Riêng những hàng chữ Nho được khắc trong một khoảng rộng 30,60 x 23,60 cm. Bề ngang từ tay mặt sang tay trái có tất cả 17 hàng chữ : 11 hàng đầu mỗi hàng có 12 chữ,hàng thứ 12 lại có 13 chữ, hàng 13 có 1 chữ, hàng 14 có 4 chữ, hàng 15 có 5 chữ, hàng 16 có 7 chữ và hàng 17 có 4 chữ. Tổng cộng là 166 chữ. Từ hàng thứ nhất đến hàng thứ 12, thợ khắc đều kẻ một gạch, phân cách hàng chữ nọ sang hàng chữ kia cách nhau 2,50 hoặc 2,60 cm, mỗi nét gạch có bề ngang 0,20 cm. Từ sau hàng chữ thứ 12, không có gạch phân cách các hàng chữ. Riêng bề mặt mỗi chữ rộng trung bình 1,50 x 2cm. Toàn bức thư được khắc xong trong cùng một ngày. Thật ra bức thư đã bị mất vài hàng đầu, vì thế tổng cộng chỉ còn 17 hàng chữ. Bức thư được trao cho các thương gia Bồ Đào đem về cho André Palmeiro ; nhưng tầu đến đảo Hải Nam bị bão, các đồ trên tầu và bức thư này trôi vào bờ, dânchúng vớt lên được. Hay tin, Palmeiro phải đích thân đến Hải Nam chuộc lại. Bức thư quí giá này hiện giữ tại Thư viện Vatican, Fonds Barberini, vol. 158 (mss orient), Indici e Cataloghi Vaticani. Năm 1912, L.m. L. Cadière đã cho chụp lại bản gốc, dịch ra Pháp văn kèm với lời chú thích, đăng trong báo Bulletin de la Commision archéologique de L'lndochine, 1912, Pl.VII và từ tr. 199-210, dưới nhan đề Une lettre du roi de Tonkin au pape. Cadière đã lầm lẫn khi viết là thư gửi cho Giáo hoàng, vì như chúng ta vừa thấy, đó là thư gửi cho André Palmeiro. Sở dĩ Cardière lầm là vì chính Thư viện Vatican ghi lầm. Chúng tôi không muốn ghi lại nội dung bức thư, vì ít nhất đã có những sách báo sau đây đề cập tới :

    - PHẠM-VĂN-SƠN, Việt-sử Tân-biên, Quyển IV, Saigon 1961, tr. 136-139. Ông Phạm-văn-Sơn cũng lầm là bức thư gửi cho Giáo hoàng.

    - Việt Nam Khảo cổ Tập-san, số 2, Saigon, 1961.

    - VÕ-LONG-TÊ, Lịch-sử Văn-học Công-giáo Việt-Nam, Cuốn I, Saigon, 1965, tr. 112-113.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAntonio de FONTES (1592-?), đến truyền giáo ở Đàng Trong cuối năm 1624, rồi tới Đàng Ngoài năm 1631. Cùng năm đó ông về Áo Môn, ít lâu ông lại đến Đàng Trong, nhưng năm 1639 ông bị trục xuất hoàn toàn khỏi đây. Chúng tôi không rõ ông qua đời năm nào.

    Antonio-Francisco CARDIM (1595-1659), đến Áo Môn năm 1623, tới Xiêm 1626. Năm 1631 ông đến Đàng Ngoài rồi tìm cách đi Lào, nhưng không thành công. ít lâu sau ông trở về Áo Môn. Cardim qua đời tại Áo Môn năm 1659. Ông viết nhiều bản tường thuật về việc truyền giáo ở Đông Á bằng chữ Bồ Đào và La tinh, sau này được in thành sách, ví dụ cuốn Relation de ce qui s’est passé depuis quelques années jusques à l'An 1644 au Japon, à la Cochinchine, au Malabar, en l'Isle de Ceilan...,Paris, 1646. in-12°.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhóa thi Hội tháng ba «lấy đỗ bọn Nguyễn Minh Triết 6 người. Khi ấy có Nguyễn văn Quang người làng Đặng-xá huyện Cẩm-giàng thiếu điểm số mà được dự đỗ, sai bỏ tên đi. Trước đây, vua coi thi, thấy mặt trời có quầng, mống đỏ vây bạc xung quanh, lại có mống trắng xuyên vào giữa, mọi người cho thế là điềm ứng » (Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập IV, do CAO HUY GIU dịch, Hà Nội, 1968, tr. 257).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCARDIM, Relation, Paris, 1646, tr. 91-92.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkL.m. C. Sommervogel lại ghi là G. d’Amaral chết đắm tầu ngày 24-2-1646 (C. SOMMERVOGEL, Bibliothèque de la Compagnie de Jésu, Nouvelle edition, Louvain, 1960, coi chữ G. d’Amaral. Có thể đọc thêm tiểu sử ông trong FRANCO, Imagem da virtude em o noviciado de Coimbra, Quyển II, tr. 522-523.
     
    Despot thích bài này.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu của Gaspar d’Amaral viết năm 1637

    Tài liệu này cũng soạn bằng tiếng Bồ Đào Nha, viết tại Kẻ chợ (Thăng Long) ngày 25-3-1637 với nhan đề « Relaçam dos catequistas da Christamdade de Tumk e seu modo de proceder pera o Pe Manoel Dias, Vissitador de Jappão e China »(Tường thuật về các Thầy giảng của giáo đoàn Đàng Ngoài và về cách thức tiến hành của họ, gửi Cha Manoel Dias, Giám sát Nhật Bản và Trung Hoa [Dòng Tên]). Tài liệu này hiện lưu trữ tại Văn khố Hàn lâm viện Sử học Hoàng gia Madrid Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bản tường thuật dài 6 tờ rưỡi, tức 13 trang giấy, viết trong khổ 13 X 21 cm, chữ nhỏ và dầy đặc. Nội dung trình bày hai L.m. P. Marques và Đắc Lộ thiết lập« Dòng tu » Thầy giảng ở Đàng Ngoài ; sau đó trình bày việc huấn luyện, cấp bậc và hoạt động của các Thầy giảng ; cuối bản tường thuật còn ghi rõ tên, tuổi, năm tòng giáo của các Thầy giảng, Kẻ giảng, các Tập sinh (các cậu) và các Trợ giảng (ông Bõ) thuộc « Dòng tu » mới này.

    Tài liệu không hoàn toàn do Gaspar d’Amaral viết, nhưng ông đọc cho một người khác viết, rồi chính ông soát lại kỹ lưỡng, dùng bút sửa bên lề trang giấy một số chữ, và cuối bản tường thuật, chính Amaral viết thêm vào 13 dòng chữ kể cả chữ ký của ông. Vậy bản tường thuật này là củachính tác giả Gaspar d’Amaral và chúng ta phải coi như ông đã viết ra.

    Sau đây chúng tôi xin trích những chữ quốc ngữ trong bản tường thuật của Gaspar d’Amaral.

    Sãy : Sãi. Các vị Sư Sãi.

    đức : Đức. Thầy giảng Chi Công Đức, 43 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    Chuá thanh đô : Chúa Thanh Đô. Thanh Đô vương Trịnh Tráng.

    thầy : Thầy. Thầy giảng.

    định : Định. Trợ giảng An Tong Định, 44 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    nhin : Nhơn. Trợ giảng Tô Ma Nhơn, 47 tuổi, theo đạo Công giáo 11 năm.

    Nghệ an : Nghệ An.

    lạy : lậy. Sụp lậy.

    tri : Tri. Thầy giảng An Rê Tri, 41 tuổi, theo đạo Công giáo 11 năm.

    bùi : Bùi. Có lẽ là Thầy giảng Bùi Nhuận, chết năm 1637, được 46 tuổi, vào đạo Công giáo được 11 năm, thánh hiệu là Y Nhã.

    quang : Quảng. Thầy giảng Thanh Diêu (Tadeo) Quảng, 66 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    tháng : Thắng. Thầy giảng Tô MaThắng 40 tuổi, theo đạo Công giáo được 10 năm.

    côủ thàn : Công Thành. Thầy giảng Lu Ca Công Thành, 44 tuổi, theo đạo Công giáo 10 năm.

    Sướng : Sướng. Kẻ giảng An Tong Sướng, 22 tuổi, theo đạo Công giáo được 4 năm.

    đàng ngoài : Đàng Ngoài.

    già : Già, Kẻ giảng An Rê Già, 50 tuổi, theo, đạo Công giáo được 4 năm.

    : Vó. Kẻ giảng Chi Công Vó, 48 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm.

    nân : Nân. Kẻ giảng Chi Công Nân, 26 tuổi, theo đạo Công giáo được 6 năm.

    lồ : Lồ. Kẻ giảng An Tong Lồ, 27 tuổi, theo đạo Công giáo được 9 năm.

    đôủ thành : Đông Thành. Tập sinh Đông Thành, 19 tuổi, theo đạo Công giáo được 2 năm.

    Kẻ chợ : Kẻ Chợ. Thủ đô Thăng Long.

    So sánh hai tài liệu 1632 và 1637 của Gaspar d'Amaral, chúng ta thấy rằng, năm 1637 ông đã viết một số chữ quốc ngữ khá hơn năm 1632. Đó là những chữ : thầy, lạy, đàng ngoài, già, Kẻ chợ.

    *

    Nếu chúng ta lại đối chiếu cách ghi chữ quốc ngữ của Gaspar d’Amaral với Đắc Lộ, ta thấy, ngay từ năm 1632, Amaral đã ghi rành hơn Đắc Lộ năm 1636.

    Đem so sánh thời gian có mặt ở Việt Nam tính đến năm 1632 thì Amaral mới ở được 28 tháng rưỡi (ở Đàng Ngoài từ tháng 10-1629 đến tháng 5-1630 và từ trung tuần tháng 3-1631 đến hết tháng 12-1632), còn Đắc Lộ đã ở được 57tháng (ở Đàng Trong từ tháng 12-1624 đến tháng 7-1626, và ở Đàng Ngoài từ tháng 3-1627 đến 5-1630). Quả thật, tuy Amaral mới ở Đàng Ngoài 28 tháng rưỡi mà đã viết chữ quốc ngữ khá hơn Đắc Lộ nhiều. Hơn nữa trong bản tường trình 1632, Amaral đã chen vào nhiều chữ quốc ngữ, mặc dầu vấn đề bị giới hạn hầu hết vào vấn đề tôn giáo ; còn bản văn của Đắc Lộ viết năm 1636 (Tunchinensis Historiae libri duo) viết dài gấp đôi và chứa đựng nhiều vấn đề xã hội Đàng Ngoài hơn, thế mà lại có ít chữ quốc ngữ hơn. Do điểm này, có lẽ chúng ta dám đưa ra nhận xét khác là, vào năm 1636, Đắc Lộ chưa ý thức được tầm quan trọng của chữ quốc ngữ bằng Amaral vào năm 1632. Chúng ta cũng còn dám chắc Amaral giỏi hơn Đắc Lộ nhiều, nhờ bằng chứng rõ rệt là, Amaral đã soạn cuốn tự điển Việt - Bồ - La (Diccionário anamita-português-latim) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trước khi Đắc Lộ soạn tự điển của ông. Trong lời tựa cuốn tự điển của Đắc Lộ xuất bản năm 1651 tại La Mã, chính tác giả đã viết rõ là ông dùng những công khó nhọc của các linh mục Dòng Tên khác, nhất là dùng hai cuốn tự điển của Amaral và Barbosa để soạn thảo sách đó Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tiếc rằng cuốn tự điển của Amaral chưa được ấn hành thì ông đã qua đời (23-12-1645). Thật ra, không ai rõ cuốn tự điển của Amaral có bao nhiêu danh từ Việt, và cứ sự thường, bản thảo quí giá này đã bị « tiêu diệt » rồi. Điều chắc chắn là, lúc đầu bản thảo đó để tại Áo Môn, nhờ vậy Đắc lộ có thể dựa vào đó mà viết cuốn tự điển của ông. Theo chúng tôi hiểu, thì cuốn tự điển của Amaral được lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên tỉnh Nhật Bản đặt tại Áo Môn. Cuốn tự điển viết tay này cũng như cuốn tự điển của L.m. Antonio Barbosa mà chúng tôi sẽ nói qua thường đã mất ; nhưng mất vào năm nào, không ai được rõ. Rất có thể là nó bị mất trong dịp Văn khố Dòng Tên tỉnh Nhật Bản được chuyển từ Áo Môn về Manila khoảng năm 1759-1760. Vì từ ngày 15-5-1758, chính phủ Bồ Đào Nha đàn áp Dòng Tên ở đất Bồ và trong các lãnh thổ của Bồ Đào Nha. Nhưng rồi chính phủ Tây Ban Nha cũng đàn áp Dòng Tên kể từ ngày 2-4-1767, nên Văn khố Dòng Tên ở Manila lại bị chính quyền Tây Ban Nha tịch thu, và vào khoảng năm 1770, các tài liệu đó được đem về Madrid Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Như vậy, có thể là hai cuốn tự điển quý giá này đã bị thất lạc do các cuộc di chuyển trên, cũng có thể nó còn nằm ở đâu mà người ta chưa tìm thấy. Chúng tôi đã tìm hỏi ở Áo Môn, Manila, Madrid, Lisboa, La Mã, Ba Lê mà không thấy. Dù saochúng tôi vẫn còn nuôi chút hy vọng may ra nó còn nằm ở đâu chăng ?

    Nói đến lịch sử chữ quốc ngữ trong giai đoạn này, chúng ta không thể bỏ qua L.m. Antonio Barbosa (1594-1647) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông sinh tại Arrifana de Souza, Bồ Đào Nha, gia nhập Dòng Tên ngày 13-3-1624. Cuối tháng 4-1636, Barbosa đến Đàng Ngoài, nhưng rồi ông trở về Áo Môn vào tháng 5-1642, vì lý do sức khỏe. Tại Áo Môn, tình trạng sức khỏe của ông cũng không khá hơn. Năm 1647 Barbosa từ Áo Môn đi Goa để dưỡng sức, nhưng ông qua đời cùng năm đó trên đường đi Goa. Antonio Barbosa soạn thảo cuốn tự điển Bồ-Việt (Diccionário português-anamita) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link như chúng ta đã nói ở trên. Đắc Lộ cũng dựa vào cuốn tự điển này để soạn cuốn tự điển của ông. Khác với Amaral, Barbosa lại soạn từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Việt. Chúng tôi nghĩ rằng, có lẽ ông cũng soạn cuốn này lúc còn ở Đàng Ngoài, từ năm 1636-1642. Về « số phận » cuốn tự điển viết tay này cùng một hoàn cảnh như cuốn tự điển của Amaral, nghĩa là có thể đã bị « tiêu diệt », cũng có thể là còn nằm ở đâu chăng ? Ngoài cuốn tự điển, Barbosa còn Soạn một số bài thơ hiện lưu trữ tại Biblioteca da Ajuda ở thủ đô Bồ Đào Nha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Từ trước đến nay, một số nhà nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ, kể cả người Việt Nam lẫn ngoại quốc, đã đề cao giá trị Đắc Lộ quá nhiều. Nếu có vài nhà nghiên cứu mới đây ở Việt Nam tỏ ra dè dặt về vấn đề này, thì cũng chưa dám nói đích danh người nào giỏi hơn Đắc Lộ, là vì chưa tìm được tài liệu rõ rệt. Bây giờ, nhờ việc khám phá được tài liệu của Amaral, chúng ta dám nói là Amaral giỏi hơn Đắc Lộ ngay từ năm 1632. Chúng tôi hy vọng các nhà nghiên cứu sẽ tìm thêm được nhiều tài liệu khác, để chứng minh còn có người giỏi hơn Amaral... Như thế, dần dần sẽ bổ túc cho việc nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkReal Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21 bis, Fasc. 16, 31-37r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAugustin de BACKER, Bibliothèque des Ecrivains de la Compagnie de Jésus, Quyển I, Paris, 1869, tr. 121. Carlos SOMMERVOGUEL, Bibliothèque de la Compagnie de Jésus, Nouvelle édition, Quyển I, Louvain, 1960, cột 261-262

    - D. BARBOSA MACHADO, Bibliotheca Lusitana, Historica, Critica, e Cronologica, Quyển II, Lisboa, 1747, tr. 331-332.

    - E. TEIXEIRA, Macau e sua diocese, VII, Padres da diocese de Macau, Macau, 1967, tr. 548.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link « (…) aliorum etiam ejusdem Societatis [Jesu] Patrum laboribus sum vsus praeciquè P. Gasparis de Amaral et P. Antonii Barbosae qui ambo suum composuerant dictionarium,ille à lingua Annamitica incipiens hic à lusitana, sed immatura vterque morte nobis ereptus est » (RHODES, Dictionarium annaminicum, lusitanum et latinum, Roma, 1651).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJoseph-François SCHUTTE, EL «Archivo del Japón »,vicisitudes del Archivo Jesuitico del Extremo Oriente y descripción del Fondo existente en la Real Academia de la Historia de Madrid, Madrid, 1964, tr. 14-74.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkD. BARBOSA MACHADO, Bibliotheca Lusitana, Historica, Critica, e Cronologica Quyển I, Lisboa, 1741, tr. 214-215.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkD. BARBOSA MACHADO, Ibid., tr. 214-215.

    - C. SOMMERVOGEL, Bibliothèque de la Compagnie de Jésu, Nouvelle édition, Q. I. Louvain, 1960, cột 888.

    - E. TEIXEIRA, Macau e sua diocese, VII, Macau, 1967, tr. 548.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBiblioteca da Ajuda, Jesuitas na Asia, Códice 46-VIII-44.
     
    Despot thích bài này.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1645 và 1648

    Hai tài liệu viết tay 1645-1648 cũng không phải là toàn bản văn chữ quốc ngữ, nhưng một bản văn bằng Bồ ngữ và bản kia bằng La ngữ. Tuy nhiên, hai bản văn có rải rác chữ quốc ngữ, vì thế chúng tôi cũng muốn trình bầy trong chương này để bạn đọc được rõ hơn. Thực ra tài liệu trên đã được mấy nhà nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ bàn đến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng chúng tôi nghĩ, cũng cần ghi lại ở đây, một phần giúp bạn đọc khỏi phải đi tìm nơi khác, một phần chúng tôi muốn giải thích rộng hơn hoặc đính chính một vài điểm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNGUYỄN-KHẮC-XUYÊN, Chung quanh vấn-đề thành lập chữ Quốc-ngữ vào năm 1645, trong Văn-hóa nguyệt-san, Loại mới, số 48, tháng 1-2 năm 1960, tr. 5-14.

    - THANH-LÃNG. Những chặng đường của chữ viết Quốc-ngữ, trong báo Đại-Học, Năm thứ IV, số 1, tháng 2-1961, tr. 21-22 và 24.

    - VÕ-LONG-TÊ, Lịch-sử Văn-học Công-giáo Việt-Nam, cuốn I, Saigon, 1965, tr. 122-127.
     
    Despot thích bài này.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1645

    Tài liệu gồm 8 trang giấy, viết chữ cỡ trung bình trong khổ 17 X 27 cm, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tài liệu bằng chữ Bồ Đào Nha, nhan đề : « Manoscritto, em que se proua, que a forma do Bauptismo pronunciada em lingoa Annamica he verdadeira » (Bản viết chứng minh mô thức Rửa tội phải đọc trong tiếng An Nam chính thực). Tuy nhiên, từ cuối trang 38r đến 38v, khi ghi tên những người tham dự hội nghị, thì lại ghi bằng chữ La tinh : « Nomina Ppum, qui ex mandato Pis Emanuelis de Azdo Vis Prouae Japonnensis et Vice Prouae Sinensis, interfuere consultationi, et forman Baptismi lingua Annamica prolatam, legitimam esse, et valida affirmarunt. Anno 1645 » (Danh sách các Cha tham gia thảo luận và xác nhận mô thức Rửa tội bằng tiếng An Nam cho hợp thức và thành sự, [trong một hội nghị] do lệnh Cha Emanuel de Azevedo, Giám sát [Dòng Tên] tỉnh Nhật Bản và phụ tỉnh Trung Hoa. Năm 1645).

    Dòng chữ đầu tiên của tập tài liệu được ghi « Pe Assistente de Portugal » (Cha Phụ tá Bề trên Cả Dòng Tên vùng Bồ Đào Nha). Cũng nên biết rằng, đứng đầu Dòng Tên là Linh mục Bề trên Cả ở tại La Mã. Dòng Tên được chia ra nhiều vùng và mỗi vùng lại chia ra nhiều tỉnh. Vùng Bồ Đào Nha thời đó gồm : chính nước Bồ Đào, Ba Tây, Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Cha Phụ tá Bề trên Cả vùng Bồ Đào Nha cũng như Cha Phụ tá các vùng khác, ở tại La Mã nhưng chỉ giữ vai trò liên lạc giữa Bề trên Cả và các Linh mục Giám tỉnh, chứ không có quyền quản trị Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Hiện thời nhiệm vụ của các Phụ tá vùng vẫn như xưa.

    Tới dòng chữ thứ hai, có chữ Jhs tức là Jesus viết bằng chữ Hy Lạp (IHS : iota, êta, sigma). Một số người lầm tưởng chữ Jhs có nghĩa là Giêsu đấng Cứu Nhân loại (Jesus Hominum Salvator). Tượng ý IHS có từ những thế kỷ đầu tiên của đạo Thiên Chúa ; khi lập Dòng Tên vào thế kỷ 16, vị sáng lập là Y Nhã (Ignacio de Loyola hay Iñigo de Loyola) đã dùng tượng ý IHS cho Dòng Tên. Do đấy, ta thấy trong các văn thư, nghệ thuật, mỹ thuật... do tu sĩ Dòng Tên làm ra, thường hay đề tượng ý này vào đó.

    Tiếp đến dòng thứ ba có chữ « 2a via » (gửi bằng chuyến tầu thứ hai). Trong các tài liệu vào thế kỷ thứ 17, thường được ghi chữ « 1a via » hay « 2a via », nếu những tài liệu đó được chuyển từ xa tới. Thời đó, tầu đi từ Á sang Âu và ngược lại, dễ bị bão đánh đắm ; muốn chắc chắn hơn, người ta phải gửi hai bản hay ba bản do hai hoặc ba chuyến tầu khác nhau, phòng bị tầu này bị đắm thì còn tầu kia. Nhờ có ghi chữ « 2a via » mà biết được tài liệu chúng tôi dùng đây là bản gốc, mặc dầu không phải chính chữ viết của « tác giả » là Linh mục Marini (thường thường tác giả viết một bản thứ nhất, rồi nhờ người khác sao lại bản thứ hai hoặc thứ ba).

    Sau mấy dòng chữ đó là đến đầu đề của bản văn như chúng ta vừa thấy : « Manoscritto... ». Trang đầu của bản văn nói đến lý do tài liệu này, rồi từ cuối trang 35r đến 38r bắt đầu bàn về chính vấn đề là mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam, từ dòng cuối cùng của trang 38r đến hết trang 38v ghi danh sách 35 Linh mục Dòng Tên tham dự hội nghị bàn về mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Trong số này có trên 20 vị đã hoặc sẽ đến ở tại Việt Nam.

    Thực ra tài liệu này là một biên bản hội nghị năm 1645 của 35 Linh mục Dòng Tên tại Áo Môn, để xác nhận mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Biên bản không ghi ngày, tháng cuộc họp. Nhưng chúng tôi chắc hội nghị được diễn ra khoảng từ tháng 8 đến tháng 12-1645, vì trong biên bản có ghi tên Đắc Lộ. Chúng ta biết, năm 1645, Đắc Lộ chỉ có mặt ở Áo Môn từ 23-7 đến 20-12 mà thôi.

    Chúng tôi không có biên bản gốc của hội nghị làm vào năm 1645 nên phải dùng bản chép lại vào năm 1654. Tuy đây là tài liệu chép lại, nhưng phần soạn thảo năm 1654, nói về lý do của tài liệu, đã chiếm hết một trang (f. 35r), còn từ cuối trang 35r đến hết là một biên bản đã được soạn vào năm 1645. Trong phần biên bản có nhiều chữ quốc ngữ mà đứng về phương diện lịch sử phải coi đó là những chữ quốc ngữ năm 1645, chứ không phải là chữ quốc ngữ năm 1654.

    Tác giả toàn bản tài liệu này là ai ? Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì trang đầu tức trang 35r của bản tài liệu do L.m. Gio. Filippo de Marini soạn ; còn chính biên bản, tức là từ cuối trang 35r đến hết lại do một người khác, chứ không phải do Marini soạn, vì lúc đó Marini chưa biết tiếng Việt. Nên nhớ là, năm 1654 Marini chỉ chép lại biên bản 1645. Dù Marini cũng tham dự hội nghị năm 1645 về vấn đề mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt, nhưng vì ông chưa biết tiếng Việt, nên không thể nói được là biên bản do Marini soạn thảo như một số nhà nghiên cứu tài liệu này đã nhận định. Để chứng minh, thiết tưởng nên biết qua về tiểu sử Marini.

    Gio. Filippo de Marini (1608-1682), sinh tại Ý, gia nhập Dòng Tên tỉnh La Mã năm 1625. Ông tới Goa vào ngày 20-11-1640. Đầu năm 1641, Marini cùng với 23 Linh mục, Trợ sĩ Dòng Tên rời Goa đi Áo Môn. Tuy nhiên, vì Marini ngừng lại ở Cochin và Xiêm, nên mãi đến năm 1643 ông mới tới Áo Môn. Từ năm 1647 đến 1658, Marini hoạt động truyền giáo ở Đàng Ngoài, và nơi ông hoạt động nhiều nhất là ở Xứ Đông, tức vùng Hải Dương. Cuối năm 1658, Marini bị Chúa Trịnh Tạc trục xuất khỏi Đàng Ngoài, nên ông phải về Áo Môn. Đầu năm 1659, tỉnh Dòng Tên Nhật Bản cử ông về La Mã dự Đại công nghị Dòng Tên thứ 11 diễn ra từ 9-5 đến 27-7-1661. Thời gian ở La Mã ông cho xuất bản cuốn sách về Việt Nam mà chúng ta sẽ thấy liền đây. Sau đó mấy năm Marini trở lại Áo Môn. Năm 1671 ông đã là Giám tỉnh Dòng Tên Nhật Bản. Cùng năm đó, nhân dịp viên Phó vương Ấn Độ gửỉ một phái đoàn đi Đàng Ngoài, Marini cũng nhập với phái đoàn để tới Đàng Ngoài. Khi tầu của phái đoàn gần tới Đàng Ngoài, bị bão đắm tầu, nhưng không ai thiệt mạng. Mọi người đều tới được Đàng Ngoài, riêng Marini vì mặc áo tu sĩ, nên bị chính quyền Đàng Ngoài bắt giam. Sau 6 tháng trong tù, nhờ có một bà thế lực ở thủ đô can thiệp, nên Marini được ra khỏi tù, rồi về Áo Môn. Tháng 2-1673, Marini cùng với hai Linh mục Dòng Tên khác là E. Ferreyra và François Pimentel cùng đến Đàng Ngoài, nhưng cả ba bị tống giam 6 tháng. Ra khỏi tù, hai Linh mục kia về Áo Môn, còn Marini lại đi Xiêm và tới đây tháng 11-1673. ít lâu sau ông mới trở về Áo Môn, tức là tháng 12-1675 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Marini qua đời tại Áo Môn ngày 17-7-1682. Ông đã để lại cho hậu thế một số tài liệu liên quan đến các vấn đề truyền giáo ở Việt Nam, Lào và Áo Môn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Sau khi nhắc qua tiểu sử của Marini, bây giờ chúng tôi xin ghi lại nguyên văn mấy dòng mở đầu của tài liệu (nên nhớ mấy dòng mở đầu do Marini soạn), trước khi trích ra những chữ quốc ngữ trong tài liệu :

    « Na era de 1645. propos o Pe Alexe Rhodez ao Pe Mel de Azeuedo Vor, que entaõ era de Jappão, e China, que mandasse ouuir sobre huãs duuidas, que tinha acerca da forma do Bauptismo em lingoa Tumkinica em iunta plena. Mandou entaõ o Pe Vor ao Pe Joaõ Cabral, que era Rtor do Collegio, e Vice Proal de Jappão, q presidisse, e recolhesse os votos por escrito depois de ventilada bem a questaõ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Vào năm 1645, theo lời đề nghị của L.m. Đắc Lộ với L.m. Manuel de Azevedo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Giám sát Dòng Tên hai tỉnh Nhật Bản và Trung Hoa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nên L.m. Giám sát đã cho mở hội nghị để bàn về những nghi vấn chung quanh mô thức Rửa tội bằng tiếng Đông Kinh [Đàng Ngoài], kèm theo đây toàn mô thức. Vậy, L.m. Giám sát ủy cho L.m. Giang Cabral là Viện trưởng Học viện [Học viện Madre de Deus của Dòng Tên ở Áo Môn] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phó Giám tỉnh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhật Bản, để ông chủ tọa và thâu thập các ý kiến viết tay, rồi sau đó thảo luận vấn đề cho chu đáo).

    Sau khi sơ lược về hình thức tài liệu năm 1645, bây giờ chúng tôi xin trích ra những chữ quốc ngữ trong bản văn :

    Tau rữa mầï nhần danh Cha, uà con, uà spirito santoVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Tao rửa mày nhân danh Cha và Con và Spirito Santo. Ngày nay đọc là : Tao rửa mày nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Lúc đó, các nhà truyền giáo ở Việt Nam đã biết từ ngữ Thánh Thần, nhưng chưa dùng, mà còn dùng từ ngữ Bồ Đào Nha là Spirito Santo.

    Taü lấÿ tên Chuá, tốt tên, tốt danh, tốt tiẽng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Tao lấy tên Chúa, tốt tên, tốt danh, tốt tiếng.

    Vô danh, Cắt ma, Cắt xác, Blai có ba hồn bãÿ uía, Chúa blòÿ ba ngôy nhấn danhVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : vô danh, cất ma, cất xác, Trai có ba hồn bẩy vía, Chúa trời ba ngôi, nhân danh.

    Nhâň danh Cha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : nhân danh Cha. Về chữ nhân, chỉ có một lần viết là nhần (f. 35r), một lần viết là nhấn (f. 36r), còn 18 lần khác đều viết là nhâň.

    Phụ, Tữ, sóũ, ngot, cha Ruôt, con Ruôt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Phụ, Tử, sống, ngọt, cha ruột, con ruột.

    Theo vấn đề chúng ta đang bàn, thì chữ quốc ngữ trong tài liệu, mới là vấn đề quan trọng của chúng ta. Còn nội dung chính yếu của tài liệu là mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt Nam. Trong 35 Linh mục tham dự hội nghị, có 31 vị đồng ý hoàn toàn về mô thức mà chúng ta đã biết, còn hai vị là Ascanius Ruidas và Carolus de Rocha có thái độ trung lập (hai L.m. này đến ở Đàng Ngoài từ năm 1647), riêng hai L.m. Đắc Lộ và Metellus Saccanus chống đối hoàn toàn mô thức Rửa tội trên (Tau rữa mầï nhần danh Cha, uà con, uà spirito santo). Đó là mô thức phải đọc khi Rửa tội (A forma do Bauptismo em lingoa TumKinica diz assy). Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkARSI, JS. 80, f. 35r-38v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgày nay không còn vùng Bồ Đào Nha nữa, mà Bồ Đào Nha chỉ còn là một tỉnh Dòng Tên với 406 tu sĩ. Còn những nơi mà vào thế kỷ 17 thuộc vùng Bồ Đào Nha thì nay đã được phân phối như sau : Ba Tây chia thành ba tỉnh Dòng Tên nhập vào Vùng Nam Mỹ La tinh ; Ấn Độ, Tích Lan chia làm 11 tỉnh hay phụ tỉnh thuộc vùng Ấn Độ ; còn các xứ khác ở Đông Á nhập vào Vùng Đông Á, gồm các tỉnh, phụ tỉnh hoặc miền : Nhật Bản, Trung Hoa, Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia, Úc Đại Lợi. Năm 1972, Dòng Tên có 12 vùng chia ra 62 tỉnh, 24 phụ tỉnh, 12 miền với Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link758 tu sĩ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTlSSANIER. Relation, trong Bibliothèque municipale de Lyon, Manuscrits 813 (Fonds général), f. 11v-12v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSau đây là những tài liệu của Marini :

    a) Sách xuất bản năm 1663 và 1665 :

    - Delle Missioni de, « Padri della Compagnia di Giesv nella Prouincia del Giappone, e particolarmente di quella di Tumkino Libri cinqve. Del P. Gio : Filippo de Marini della medesima Compagnia. Alla Santita di N.S. Alessandro PP. Settimo, Roma, 1663.

    – Metodo della Dottrina che i Padri della Compagnia di Giesu insegnano à Neoffiti, nelle missioni della Cina ; con la riposta alle objettioni di alcuni Moderni che li impugnano, opera del P.A. Rubino, tradotta dal portoghese nel italiano dal P.G. Fil. de Marini, Lione, 1665. ».

    b)Tài liệu viết tay :

    - Marini đòi vua Bồ Đào Nha phải trả 2000 « cruzados » cho học viện Madre de Deus tại Áo Môn, mà trước đó vua Joaõ IV đã chấp thuận (Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 22, Fasc.1, f. 210rv, bằng tiếng Bồ Đào).

    – Marini xin vua Bồ Đào Nha ra lệnh cho viên Phó vương ở Ấn Độ phải trả lại một số tiền cho tỉnh Dòng Tên Nhật Bản (Ibid, f. 211rv, bằng tiếng Bồ Đào).

    – Thư của Marini viết ngày 12-5-1655 cho L.m. F. de Tavora về vấn đề mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt (ARSI, JS. 80, f. 88-89r, bằng tiếng Bồ Đào).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkARSI, JS. 80, f. 35r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkManuel AZVEDO (1579-1650) sinh tại Bồ Đào Nha, tới Áo Môn truyền giáo từ năm 1640, rồi làm Giám sát hai tỉnh Dòng Tên Nhật bản và Trung Hoa. Ông qua đời tại Áo Môn ngày 3-2-1650 (ĐỖ QUANG CHÍNH, La mission au Việt Nam 1620-1630 et 1640-1645 d’Alexandre de Rhodes, s.j., avignonnais, Paris, 1969, Luận án tại Ecole des Hautes Etudes - Sorbonne, tr. 266).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTỉnh Dòng Tên Nhật Bản được thành lập năm 1612, còn phụ tỉnh Dòng Tên Trung Hoa, trước đây thuộc tỉnh Nhật Bản, đến năm 1619 được nhấc lên thành phụ tỉnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHọc viện « Madre de Deuz » được thành lập ngày 1-12-1594 nhờ sự cố gắng của Cha Giám sát Dòng Tên A. Valignani. Thời kỳ đó, thỉnh thoảng Học viện cũng cấp phát bằng Tiến sĩ Thần học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTuy gọi là Phó Giám tỉnh, nhưng ông có quyền như một Giám tỉnh, vì Nhật Bản vẫn là một tỉnh Dòng Tên. Lúc ấy Tỉnh Nhật không có Giám tỉnh, vì việc truyền giáo trên đất Nhật khó quá.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkARSI, JS. 80, f. 35r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 35v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 36r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 38r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 36v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 35r.
     
    Despot thích bài này.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    3. LINH MỤC ĐẮC LỘ SOẠN THẢO VÀ CHO XUẤT BẢN HAI SÁCH CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN NĂM 1651

    Việc L.m. Đắc Lộ, người đầu tiên cho xuất bản hai cuốn sách chữ quốc ngữ, đã được nhiều người bàn tới. Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn ghi lại đây một cách tổng quát công trình của ông, để bạn đọc có một quan niệm rõ rệt hơn về tiến trình chữ viết chúng ta ngày nay. Chương này đề cập tới hai điểm chính : Đắc Lộ học tiếng Việt cho xuất bản hai cuốn sách chữ quốc ngữ.

    Trước khi vào chính vấn đề, chúng tôi xin sơ lược tiểu sử Đắc Lộ. Thực ra, hai chương trên cũng đã giúp bạn đọc hiểu qua về tiểu sử của ông. Nhưng chúng tôi muốn ghi lại ở đây cho thứ tự hơn, nhất là muốn đặt tiểu sử của Đắc Lộ trong chương dành riêng cho ông.

    Đắc Lộ tức Alexandre de Rhodes sinh tại Avignon Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ngày 15-3-1593 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong một gia đình gốc Do Thái và có quốc tịch Tòa Thánh La Mã. Cha của Đắc Lộ là một nhà quý phái ở Avignon, có tên là Bernardin II de Rhodes và có 8 con. Người con cả là Jean, Tiến sĩ Luật khoa, người thứ hai là Đắc Lộ rồi đến Suzanne, Georges, Gabrielle, Laure, François và Hélène Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Georges sinh ngày 28-12-1597, gia nhập Dòng Tên tỉnh Lyon 1613, qua đời cũng tại Lyon ngày 17-5-1661. Georges là một giáo sư Thần học nổi tiếng, đã viết và xuất bản hai bộ sách Thần học lớn. Riêng Đắc Lộ vì muốn đi Đông Á truyền giáo, nên đã gia nhập Dòng Tên ở La Mã ngày 14-4-1612, thay vì gia nhập Dòng Tên tỉnh Lyon. Đắc Lộ thụ phong Linh mục tại La Mã năm 1618. Cùng năm đó Đắc Lộ được Bề trên cả Dòng Tên chấp thuận cho ông đi truyền giáo ở Đông Á, sau khi ông đã đệ đơn xin ba lần từ 1614 đến 1617. Đắc Lộ tới thủ đô Bồ Đào Nha đáp tầu đi Đông Á, nhưng vì ông phải ngừng lại ở Goa quá lâu, nên mãi đến ngày 29-5-1623, mới tới Áo Môn. Ý định của ông là sẽ từ Áo Môn đi Nhật Bản truyền giáo, song không đạt được ý nguyện. Do đó cấp trên muốn cho ông đi truyền giáo tại Việt Nam. Đắc Lộ tới Đàng Trong lần thứ nhất vào tháng 12-1624, tháng 7-1626 ông rời Đàng Trong về Áo Môn để sửa soạn đi Đàng Ngoài, và ông đã tới đây ngày 19-3-1627. Tháng 5-1630 ông bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Từ năm 1630 đến 1640 ông dạy Thần học ở Học viện « Madre de Deus ». từ năm 1640 đến 1645 ông lại truyền giáo ở Đàng Trong. Tháng 7-1645, Đắc Lộ rời Đàng Trong về áo Môn rồi đi Âu châu. Năm 1654, đắc Lộ đi Ba Tư, rồi qua đời tại Ispahan ngày 5-11-1660 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Như chúng ta đã biết, Đắc Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải là người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên. Trước khi sơ lược công trình Đắc Lộ soạn thảo cho xuất bản hai cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên, chúng tôi xin tóm tắt lịch sử Đắc Lộ học tiếng Việt từ 1624-1626.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNăm 1348, Đức Giáo Hoàng Lê Minh VI (Clemens) đã mua đất Avignon do bà Jeanne de Sicile bán, lúc Ngài trú ngụ tại đây. Khi các Đức Giáo Hoàng trở về La Mã, thì có một Sứ thần Tòa Thánh cai trị Avignon. Mãi đến ngày 4-9-1791, Avignon mới sát nhập vào nước Pháp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link « Pe A. Rhodes, Frances de naçao, natural de Avinhão, boa saude e forças, de idade 31.annos, da Compa 11, com os estudos de Philosophia e Theologia acabados » (Primeiro catalogo das Informacoẽs commuas das Pes e Irmaõs da Provincia de Japao, feito em dezembro de 1623, ARSI, JS. 25, f.130v).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMusée Calvetd’Avignon, manuscrits vol. 3243, f. 36-45r.

    - Archives départementales de Vaucluse, Registre de baptême de la paroisse Sainte - Magdeleine, 1604-1635, GG. 3.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThư của L.m. Aimé CHÉZAUD viết ngày 11-11-1660 tại Ispahan, báo tin buồn Đắc Lộ qua đời (Archives des Jésuites de la Province de Paris, Fonds Rybeyrète, số 29).
     
    Despot thích bài này.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐẮC LỘ HỌC TIẾNG VỆT

    Cuối tháng 12-1624, Đắc Lộ tới Đàng Trong và được cấp trên cho ở tại Dinh Chàm (Thanh Chiêm) để học tiếng Việt. Khi các Linh mục Dòng Tên đến truyền giáo tại Việt Nam (cũng như tại Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ v.v...) thì trước tiên họ phải học tiếng Việt với những điều kiện rất khó khăn, hầu có thể tiếp xúc với dân chúng. Riêng tiếng Việt đối với người Âu châu thật là khó như chúng tôi đã trình bày ở chương một. Dù vậy, vào năm 1620 (sau 5 năm các nhà truyền giáo bắt đầu chính thức truyền bá Phúc âm ở Đàng Trong) đã có hai linh mục nói thạo tiếng Việt, đó là ông Francisco de Pina và Cristoforo Borri Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khi vừa tới Đàng Trong, Đắc Lộ thấy hai L.m. Francesco Buzomi và Emanuel Fernandes còn phải dùng thông ngôn để giảng, tuy nhiên ông sung sướng thấy một Linh mục khác tức là Francisco de Pina đã nói thành thạo tiếng Việt. Đắc Lộ được Bề trên cho ở cùng nhà với Pina tại Dinh Chàm, để Pina dậy tiếng Việt cho ông. Sau này, khi đề tựa cuốn tự điển Việt-Bồ-La của ông, Đắc Lộ cũng ghi rõ là mình đã học tiếng Việt với Pina Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đắc Lộ thuật lại rằng, ông học tiếng Việt chăm chỉ như khi theo khoa Thần học ở La Mã (Học viện La Mã của Dòng Tên). Nhờ đó sau bốn tháng, ông đã « giải tội» được và thêm sáu tháng nữa là ông có thể giảng bằng tiếng Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đắc Lộ còn cho hay là, ông cũng học tiếng Việt với một em bé 13 tuổi. Nhờ em nhỏ này, mà sau ba tuần lễ, Đắc Lộ đã biết phân biệt các thứ thanh tiếng Việt và cách phát âm mỗi tiếng. Có điều khá lạ : em nhỏ không biết tiếng ông nói, Đắc Lộ cũng chưa biết tiếng Việt, thế nhưng hai người vẫn hiểu nhau được. Không rõ Đắc Lộ dùng tiếng nào ? Pháp, Ý, La tinh hay Bồ Đào Nha ? Theo chúng tôi đoán, có lẽ ông dùng tiếng Bồ Đào Nha nói truyện với em nhỏ, vì trong thời kỳ ấy ở Đàng Trong chỉ có người bồ Đào Nha đến buôn bán, các nhà truyền giáo phần đông cũng là người Bồ Đào Nha. Trong ba tuần đó, em nhỏ còn học nói và viết ngôn ngữ của Đắc Lộ (có lẽ tiếng Bồ Đào) và biết giúp Thánh lễ (đọc tiếng La tinh), làm cho Đắc Lộ phải thán phục tinh thần lanh lẹn và trí nhớ giai bền của em Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Em đã được gia nhập Giáo hội do chính L.m. Đắc Lộ làm phép Rửa tội. Vì yêu kính Đắc Lộ, nên em đã mang tên của Đắc Lộ, tức Raphaël Rhodes Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Raphaël, tên thánh của em ; Rhodes, tên của Đắc Lộ) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cũng từ lúc đó, em nhỏ trở thành người đắc lực trong việc giúp các Linh mục dậy giáo lý và dần dần trở thành « Kẻ giảng» (tu sĩ cấp hai trong « Dòng tu » Thầy giảng).

    Sau này Raphaël Rhodes cũng theo L.m. J.M. de Leria (1597-1665), người Ý, đi truyền giáo tại Lào quốc và tới Vạn Tượng ngày 15-7-1642 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. (Nên biết rằng, ngay từ năm 1638, L.m. J.B. Bonelli (Ý) cùng với ba Thầy giảng từ Thăng Long đi sang Lào truyền giáo theo lời yêu cầu của vua Lào. Vì mệt nhọc nên vị Linh mục chết ở dọc đường, còn ba Thầy giảng tuy đã vào tới đất Lào, nhưng nhà vua lại cấm truyền đạo). Leria, Raphaël Rhodes và mấy Thầy giảng khác được vua Lào cho phép truyền giáo. Leria cũng dâng vua Lào hai con chó trắng nhỏ xíu, một con thỏ và mấy thứ khác. Ngày 12-8-1642, Leria cũng kính tặng vị đệ nhất cận thần vua Lào một ống nhòm tốt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tháng 2-1647, Leria rời khỏi xứ Lào thì có lẽ Raphaël Rhodes cũng bỏ xứ này nhưng không hiểu ông về Đàng Trong hay đi Đàng Ngoài ? Chỉ biết rằng, năm 1655 người ta thấy Raphaël Rhodes ở Đàng Ngoài và lúc đó ông không còn là tu sĩ nữa, song đã có vợ (tên thánh của bà là Pia) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tuy nhiên ông vẫn còn là người Công giáo tốt, luôn luôn tận tâm giúp đỡ các nhà truyền giáo. Theo các tài liệu để lại, thì Raphaël Rhodes là một thương gia giầu có và đại lượng, đặt trụ sở thương mại ở Thăng Long và Phố Hiến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông qua đời vào năm nào chúng tôi không rõ, nhưng chắc chắn là vào năm 1666 ông vẫn còn là một cán bộ đặc biệt của giáo đoàn Đàng Ngoài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trên đây là giai đoạn đầu tiên Đắc Lộ học tiếng Việt. Khi bỏ Đàng Trong vào tháng 7-1626, Đắc Lộ đã nói thạo tiếng Việt, vì thế ông được các Linh mục Dòng Tên ở đây cử ông đi Đàng Ngoài truyền giáo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Còn việc học chữ quốc ngữ, có lẽ bắt đầu Đắc Lộ học với Francisco de Pina. Nếu đúng như thế, thì Pina là một trong những người đầu tiên đem mẫu tự a b c vào tiếng Việt, chúng ta phải nhận rằng, Đắc Lộ có năng khiếu ngôn ngữ, vì ông biết nhiều thứ tiếng : Viết và nói các tiếng Pháp, Việt, Ý, La tinh, Bồ Đào ; xử dụng sơ sơ tiếng Nhật, Trung Hoa, Konkani (ở Goa), Ba Tư. Nhưng trong các ngoại ngữ Đắc Lộ đã học, thì chỉ có tiếng Việt là ông thành thạo nhất ; chính Đắc Lộ đã viết như thế trong một cuốn sách xuất bản năm 1635 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Chính L.m. Saccano cũng xác nhận là Đắc Lộ thành thạo tiếng Việt, khi ông lên tiếng bênh vực mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt do Đắc Lộ đề ra Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJoaõ ROIZ, Annua de Cochinchina do anno de 1620 ARSI, JS. 72, f. 3r.

    - Gaspar LUIS, Cocincinensis missionis annuae Litterae, anni 1620, ARSI, JS. 71, f.23r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«(...) ab initio magistrum linguae audiens P. Franciscum de Pina lusitanum è nostra minima Societate JESV, qui primus è Nostris linguã illam apprimè calluit, et primus sine interprete concionari eo idiomate caepit » (RHODES, Dictionarium, Roma, 1651).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Divers voyages et missions, tr. 72-73.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link« Celuy qui m’ayda merueilleusement fut vn petit garçon du pais qui m’enseigna dans trois semaines, tous les diuers tons de cette langue, et la façon de prononcer tous les mots, il n’entendoit point ma langue ; ny moy la sienne, mais il auoit vn si bel esprit, qu’il comprenoit incontinent tout ce que je voulois dire, et en effect en ces mesmes trois semaines il apprit à lire nos lettres, à escrire, et à seruir la Messe, j’estois estonné de voir la promptitude de cét esprit, et la fermeté de sa memoire » (RHODES, Divers voyages et missions, tr. 73).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«Il a tant d’amour pour moy, qu’il a voulu porter mon nom » (Ibid., tr. 74).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTên Việt Nam của em nhỏ là gì, chúng tôi chưa tìm thấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Histoire du royaume de Tunquin, tr. 287.

    - MARINI, Delle Mission, tr. 492-540.

    - J, BURNAY, Notes chronologiques sur les missions jésuites du Siam au XVIIe siècle, trong Archivum Historicum Societatis Jesu, Năm thứ XXII, tháng 1-6 năm 1953, tr. 184-185-199.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐể tới Lào, L.m. Leria, Dòng Tên, đã chọn con đường đi từ Xiêm (Thái Lan) và ông có mặt ở Ajuthia (cựu thủ đô Xiêm) năm 1640. Tại đây Leria đã xin được giấy tờ hợp lệ của chính quyền để đi Lào. Khi tới biên thùy Xiêm Lào (không rõ ngã nào) viên sĩ quan biên phòng nhất định không cho Leria sang Lào, dầu ông đã van lơn, đã tặng quà. Leria đành trở lại Ajuthia. Ở thủ đô Xiêm, ông đã nhận được thư của L.m. Antonio Rubino, Giám sát Dòng Tên tỉnh Nhật Bản, yêu cầu ông cố thực hiện cuộc đi Lào. Lần này, Leria sang Cam Bốt, xin chính quyền cho phép đi Lào. Tại Oudong, thủ đô Cam Bốt, Leria gặp các thương gia Hòa Lan dưới quyền điều khiển của ông Geritt van Wustoff (Wuysthoff). Ông này bằng lòng chở Leria và mấy Thầy giảng Việt Nam đi Vạn Tượng theo sông Cửu Long. Nhờ vậy, Leria, Raphaël Rhodes và mấy Thầy giảng Việt Nam đã đạt được đích.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRelation des missions des évesques françois avx royavmes de Siam, de la Cochinchine, de Camboye, et du Tonkin, divisé en qvatres parties, Paris, 1674, tr. 267.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHãy coi L.m. Joseph Tissanier viết về Raphaël Rhodes vào cuối năm 1660 : «Nous deuons mettre au nombre de nos bienfaiteurs vn riche Cochinchinois nommé Raphaël Rhodes, lequel ayant resté autrefois baptizé dans la Cochinchine par le R.P. Alexandre de Rhodes, conserue encore aujourd’huy le souvenir et le nom de ce grand seruiteur de Dieu, et nous fait voir dans le Tunquin le grand amour qu’il nous porte, par les continuelles faueurs qu'il nous fait » (TISSANIER, Relation du voyage, Paris, 1663, tr. 347).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó thể coi thêm về Raphaël Rhodes :

    - Henri CHAPPOULIE, Aux origines d’une Eglise, Roma et les missions d’Indochine au XVIIe siècle, Quyển 1, Paris 1943, tr. 215-237.

    - Relation des missions des évesques françois. Paris, 1674. Tr. 173-194, 251-252, 267 - ARSI, JS. 81, f. 18rv.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link« … fù eletto il P. Alessandro Rhodes molto bon Religioso et insignè operario » (Thư của Francesco Buzomi viết ở Đàng Trong ngày 13-7-1626, gởi L.m. M. Vitelleschi, Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã, ARSI, JS. 68, f. 28r).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Sommaire des divers voyages, Paris, 1653, tr. 37.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«(...) de qua [Baptismi forma] excitata olim fuit quaestio, haud, sanè contemnenda, a P. Alexandro Rhodes viro doclo, et in Collegio Amacaïnsi [Macao] quondam Theologiae Professore, Annamici vero idiomatis egregiè perito » (Metelle SACCANO viết ở Đàng Trong ngày 5-7-1653, ARSI, JS. 80, f. 103r).
     
    Despot thích bài này.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐẮC LỘ CHO XUẤT BẢN HAI SÁCH QUỐC NGỮ

    Sau khi sơ lược việc Đắc Lộ học tiếng Việt với L.m. Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha và với em nhỏ Raphaël Rhodes, bây giờ chúng ta bàn đến việc ông soạn thảocho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên :

    Dictionarivm annamiticvm, Lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de Progaganda Fide in Lvcem editvm ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°

    Cathechismvs pro iis, que volunt suscipere Baptismvm, in Octo dies diuisus. Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu phép rửa tọi, ma běào đạo thánh đức Chúa blời. Ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus. Ab Alesxandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°
     
    Despot thích bài này.
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Thời gian soạn thảo, hình thức và nội dung

    Trước hết chúng ta thử coi hai sách này được soạn thảo thời kỳ nào? Theo nhận xét của chúng tôi, hai cuốn sách này được viết tại Áo Môn khoảng từ 1636 đến 1645. Sở dĩ chúng tôi đặt vào thời gian trên, vì cách ghi chữ Việt trong hai cuốn sách kể là đúng khá so với lối viết ngày nay. Ta thấy năm 1636 Đắc lộ viết chữ quốc ngữ còn sai về dấu, nhất là đặt các từ ngữ liền nhau. Do đó, nếu Đắc Lộ đã viết khá đúng như hai cuốn trên đây thì ít nhất phải là sau năm 1636.

    Chúng tôi thiết nghĩ, sở dĩ Đắc Lộ viết chữ quốc ngữ được như vậy, phần lớn nhờ hai cuốn tự điển của Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa, như chúng ta đã đề cập trong chương hai.

    Độc giả còn rõ là, từ năm 1630-1640. Đắc Lộ làm Giáo sư Thần học ở Áo Môn, sau đó ông lại đi truyền giáo ở Đàng Trong từ 1640-1645. Nhưng không phải là ông ở Đàng Trong liên tục, trái lại vì nhiều hoàn cảnh khó khăn buộc ông phải trở về Áo Môn bốn lần. Đây là thời gian ông ở Đàng Trong từ 1640-1645 :

    - Tháng 2-1640 đến 9-1640, rồi về Áo Môn,

    - Tháng 12-1640 đến 7-1641, sau đó về Áo Môn,

    - Tháng 1-1642 đến 7-1643, lại về Áo Môn,

    - Tháng 3-1644 đến 7-1645, rời bỏ Đàng Trong hoàn toàn, trở lại Áo Môn rồi về Âu châu.

    Chính trong thời gian ở tại Áo Môn là lúc Đắc Lộ soạn thảo và sửa chữa hai cuốn sách đó, những lần ông trở lại Đàng Trong là lúc ông học hỏi thêm để ghi và đánh dấu cho đúng chữ quốc ngữ. Hơn nữa, có lẽ một số Thầy giảng Đàng Trong, như Thầy Y Nhã (một người thông thạo văn chương, triết học, đã làm quan trước khi gia nhập hàng Thầy giảng) đã giúp Đắc Lộ trong việc này.

    Chúng tôi không nghĩ rằng, Đắc Lộ soạn hai cuốn trên sau năm 1645, nếu có thì chỉ là sửa chữa và bổ túc cho đầy đủ hơn. Vì như chúng ta đã biết, cuộc hành trình của Đắc Lộ từ Áo Môn về La Mã gặp nhiều khó khăn và kéo dài từ 20-12-1645 đến 27-6-1649 ; ngoài ra khi về tới La Mã ông rất bận việc tiếp xúc với Giáo quyền, để vận động cho Giáo hội Việt Nam có các Giám mục.

    Về hình thức và nhất là nội dung hai cuốn sách, đã được nhiều người bàn tới, nên ở đây chúng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề, mà chỉ trình bày hết sức sơ lược.
     
    Despot thích bài này.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Cuốn Cathechismus

    Đây là một cuốn giáo lý mà tác giả muốn viết cho những người dậy giáo lý dùng. Cuốn sách được viết bằng hai thứ tiếng : La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch phân đôi từ trên xuống dưới : bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh (chữ xiên), bên tay phải là chữ Việt (chữ đứng). Để độc giả dễ dàng đối chiếu hai thứ chữ, Đắc Lộ đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La Việt, rồi chính giữa trang cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách có 319 trang, không đề Lời tựa. Sau trang bìa và trang ghi ngày được phép in sách, là đến phần chính ngay.

    Viết sách này, tác giả không chia ra từng chương, mà lại chia theo từng ngày học, có tính cách sư phạm, mà như chúng ta đã biết là sách được chia ra Tám ngày. Cuốn sách quý giá này đã được nhóm Tinh Việt tái bản tại Sài Gòn năm 1961. Lần tái bản này sách dầy 237 trang. Tiếc rằng, nhà xuất bản không cho in lại đúng chữ quốc ngữ trong nguyên bản, nên đối với các nhà nghiên cứu ngữ học Việt Nam, ít có lợi. Ở đây chúng tôi không bàn đến nội dung cuốn sách, vì không phải là vấn đề của chúng ta lúc này Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Về phương diện ngữ học cuốn Cathechismus cũng như cuốn Dictionarium đã được một số người bàn tới. Riêng chúng tôi, vì không muốn đi ra ngoài mục đích tập sách nhỏ này là sơ lược lịch sử chữ quốc ngữ, nên bó buộc chúng tôi phải bỏ qua, để bước sang phần xuất bản hai cuốn sách.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVề quan điểm Thần học cuốn Cathechismus, bạn đọc có thể coi :

    - NGUYỄN KHẮC XUYÊN, Le Catéchisme en langue vietnamienne romanisée du Père Alexandre de Rhodes, Luận án Tiến sĩ Thần học tại Đại học Gregoriana, Roma, 1958.

    - NGUYỄN KHẮC XUYÊN, Quan điểm thần học trong « Phép giảng tám ngày » của Giáo sĩ Đắc Lộ, trong báo Đại Học; tháng 2-1961, tr. 37-57.

    - Placide TẤN PHÁT, Méthodes de catéchèse et de conversion du Père Alexandre de Rhodes, Luận án Tiến sĩ Thần học tại Đại học Công giáo Ba Lê, Paris, 1963.

    - NGUYỄN CHÍ THIẾT, Le catéchisme du Père Alexandre de Rhodes et l’âme Vietnamienne, Luận án tiến sĩ Thần học tại Đại học Giáo hoàng Urbania, Roma, 1970.
     
    Despot thích bài này.
  14. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Công cuộc xuất bản

    Chúng ta đã biết là hai cuốn sách trên được xuất bản tại La Mã năm 1651. Cuốn Dictionarium được L.m. F. Piccolomineus, Bề trên cả Dòng Tên cho phép xuất bản ngày 5-2-1651 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tức là một năm rưỡi sau khi Đắc Lộ về tới La Mã (27-6-1649). Cuốn Cathechismus được L.m. Gosswinus Nikel, lúc đó là quyền Bề trên Cả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cho phép xuất bản ngày 8-7-1651. Ngày 2-10-1651, trong một phiên họp, các Hồng y và Giáo chủ đã ra lệnh cho nhà in của Bộ Truyền giáo ngừng mọi công việc để in cho xong cuốn Cathechismus. Như vậy, rất có thể là đầu năm 1652, cuốn sách mới được in xong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khỏi phải nói, bạn đọc cũng nhận thấy việc xuất bản hai cuốn sách trên thật là khó, không những về phương diện kỹ thuật, vì chưa có chữ Việt sẵn, mà cả phương diện tài chính nữa, vì loại sách đó sẽ bán cho những ai ? Đắc Lộ đã phải vất vả lắm để cho xuất bản hai cuốn sách của ông. Cũng may là lúc đó Bộ Truyền giáo (được thành lập ngày 22-6-1622) của Giáo hội La mã đã hy sinh đứng ra in.

    Chắc chắn Đắc lộ phải theo dõi công việc này từng li từng tí, từ việc đúc chữ Việt đến việc sắp chữ. Việc sắp chữ hẳn là khó khăn, vì làm gì thợ nhà in biết chữ Việt. Do đó xuất bản hai cuốn sách này là cả một công trình to lớn.

    Thực ra, lúc ấy Bộ Truyền giáo sẵn sàng hy sinh trong việc xuất bản, vì mang lại nhiều lợi ích về tinh thần. Hơn nữa cũng muốn tỏ một phần nào cho chính quyền Bồ Đào Nha biết : từ nay việc truyền giáo hoàn toàn thuộc quyền Tòa thánh La Mã, chứ không lệ thuộc vào chính quyền Bồ Đào Nha nữa. Bởi vì từ năm 1418, Đức Giáo hoàng Mạc Tính V (Martinus V) đã chấp nhận cho Bồ Đào Nha có quyền sở hữu trên các đất « mới » mà họ sẽ chiếm được tại Phi châu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhất là từ ngày 4-5-1493, khi Đức Giáo hoàng A Lịch Sơn VI (Alexander VI) phân chia cho hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, quyền cai trị và truyền giáo trên các đất « mới » mà hai nước đó sẽ chinh phục được. Con đường phân ranh tưởng tượng đó nằm cách 100 dặm về phía Tây quần đảo Açores : Bồ Đào Nha được quyền về phía Đông đảo Açores, còn Tây Ban Nha chiếm phía Tây Açores. Năm sau, bằng hiệp ước tại Tordesillas ký ngày 7-6-1494 giữa hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đường phân ranh đó lại được nới rộng cho Bồ Đào Nha thêm 270 dặm nữa về phía Tây quần đảo Açores. Như vậy là những vùng đất đai mới khám phá được từ Ba Tây qua Phi châu đến Nhật Bản đều ở trong « quyền » nước Bồ Đào Nha, còn các vùng đất mới khám phá được ở phía Tây Açores (kể đến hết Phi Luật Tân) ở dưới « quyền » Tây Ban Nha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vua Bồ Đào Nha có quyền gửi các nhà truyền giáo tới những miền mình « bảo trợ » (padroado) và trợ cấp về phương diện vật chất nữa. Từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17 các nhà truyền giáo Âu châu muốn đi hoạt động ở Ba Tây, Nam Phi châu hay Đông Ấn, bó buộc phải đi tầu của chính quyền Bồ Đào Nha từ Lisboa, dầu họ là người Ý, Pháp, Đức v.v... Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nhưng trong việc truyền giáo, chính quyền Bồ Đào có nhiều lạm dụng, nên từ đầu thế kỷ 17, Tòa Thánh La Mã muốn dành lại trách nhiệm đó hoàn toàn cho mình. Vì vậy, năm 1633, Đức Giáo hoàng Ước Bang VIII (Urbanus VIII) chấp thuận cho tất cả các dòng tu truyền giáo được phép chọn lộ trình truyền giáo cho các tu sĩ trong dòng mà không phải theo lộ trình từ Lisboa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ý chí lãnh trách nhiệm này được thể hiện từ năm 1622, khi Tòa Thánh thiết lập Bộ Truyền giáo. Từ đó, Bộ này hoạt động mạnh, để chứng tỏ là chính Giáo hội La Mã phải hoàn toàn trách nhiệm trong việc truyền bá Phúc Âm.

    Vì thế, việc xuất bản hai cuốn sách trên đây của Đắc Lộ cũng nằm trong mục đích ấy. Hơn nữa, muốn tỏ rõ L.m. Đắc Lộ đi truyền giáo là người của Bộ Truyền giáo gửi đi hoạt động Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nên mặt bìa cuốn sách đề rõ ràng như sau : « Tự điển Việt Bồ La được Bộ Truyền giáo xuất bản, do tác giả Đắc Lộ, là tu sĩ Dòng Tên và là thừa sai của Bộ truyền giáo » (Dictionarivm annamiticvm, lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lvcem editvm ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico). Trên bìa cuốn Cathechismus cũng đề giống như thế (Cathechismus... ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus, ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico).

    *

    Nhờ công lao của Đắc Lộ, năm 1651 đánh dấu một giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử chữ quốc ngữ. Ngày nay, nhắc đến lịch sử chữ chúng ta đang sử dụng, là phải nhớ tới công ơn Đắc Lộ. Tại Hà Nội một bia kỷ niệm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (*). Đắc Lộ được dựng vào giữa năm 1941 và tại Sài Gòn một con đường mang tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) từ năm 1955, để tưởng nhớ công ơn Đắc Lộ.

    Dầu sao Đắc Lộ cũng là người ngoại quốc, chúng ta cần phải tìm kiếm những bản văn quốc ngữ do người Việt Nam soạn vào thế kỷ 17, để hiểu được phần nào ảnh hưởng thứ chữ mới này nơi người Việt Nam trong thời kỳ đầu tiên. Vì vậy, chương bốn sẽ đề cập tới ba tài liệu quan trọng về chữ quốc ngữ do hai người Việt Nam sáng tác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkFranciscus PICCOLOMINEUS (1582-1651), sinh tại Senis (Ý) năm 1582, gia nhập Dòng Tên năm 1600, được bầu làm Bề trên Cả Dòng Tên ngày 21-12-1649, qua đời ngày 17-6-1651. Khi ngài qua đời, L.m. Gosswinus Nickel được cử làm Bề trên tạm thay thế cho đến khi L.m. A. Gottifredi được bầu làm Bề trên Cả ngày 21-1-1652.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGosswinus NIKEL (1582-1664), sinh tại Julia (Đức) năm 1582, gia nhập Dòng Tên năm 1604, được bầu làm Bề trên Cả Dòng Tên ngày 17-3-1652, sau khi L.m. Bề trên cả Alexander Gottifredi qua đời ngày 12-3-1652. Nikel qua đời 31-7-1664. Khi Nikel cho phép xuất bản cuốn Cathechismus, lúc đó ngài mới là tạm quyền Bề trên Cả (Vicarius generalis).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXin coi thêm : NGUYỄN KHẮC XUYÊN, Giáo sĩ Đắc Lộ với công việc xuất bản, Việt Nam Khảo cổ tập san, số 2, năm 1961, tr. 183-194.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrọng sắc Romanus Pontifex, 4-4-1418, trong Bullarium patronatus Portugalliae regum in Ecclesiis Africae, Asiae atque Oceaniae, bullas, brevia, epistolas decreta actaque Sanctae Sedis ab AlexandroIII ad hoc usque tempus amplectens, Quyển I, (1171-1600), Lisboa, 1868, tr. 8.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCũng vì đường phân ranh năm 1494, mà đất Ba Tây ở Nam Mỹ bị đặt dưới quyền của Bồ Đào Nha và cho đến bây giờ dầu Ba Tây đã độc lập, tiếng nói vẫn là tiếng Bồ Đào Nha. Còn các nước khác ở Nam Mỹ lại dưới quyền Tây Ban Nha, và cho đến bây giờ tiếng Tây Ban Nha vẫn là ngôn ngữ thông dụng và chính thức trong vùng đó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVề quyền « bảo trợ » (padroado)của Bồ Đào Nha, xin coi :

    - Bullarium patronatus Portugalliae regum in Ecclesiis Africae, Asiae atque Oceaniae, bullas, brevia, epistolas, decreta actaque Sanctae Sedis ab Alexandro III ad hoc usque tempus amplectens, Quyển I, (1171-1600), Lisboa, 1868-1879, 5 tập, và quyển II (1601-1700), Lisboa, 1870, 1 tập.

    - C. Ralph BOXER, The Portuguese padroado in East Asia and the problem of the Chinese Rites (1576-1773), Macau, 1948.

    - H. CHAPPOULIE, Aux origines d’une Eglise, Rome et les missions d’Indochine au XVIIè siècle, QI, Paris, 1943, tr. 42-101.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrọng sắc Ex debito pastoralis, 22-2-1633, trong Juris Pontifici de Propaganda Fide, Phần I, Roma, 1888, tr. 143.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThực ra, năm 1618, khi Đắc Lộ rời La Mã để đi Đông Á truyền giáo, thì Bộ Truyền giáo chưa được thiết lập, và ông cũng phải đến Lisboa để đáp tầu của chính quyền Bồ Đào Nha đi Goa trước khi tới Áo Môn. Trước khi lên tầu, Đắc Lộ cũng phải ghi tên quê quán, Dòng tu, cũng bị khám xét hành lý như mọi thừa sai khác. Sau này, khi Đắc Lộ về tới La Mã năm 1649, tình thế đã đổi khác : Bộ Truyền giáo đã bắt đầu hoạt động mạnh và quyền bảo trợ của Bồ Đào Nha đang suy giảm dần.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhoảng năm 1957, bia này đã bị phá bỏ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/11/17
    Despot thích bài này.
  15. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    4. TÀI LIỆU VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA HAI NGƯỜI VIỆT NAM

    Ba tài liệu viết tay mà chúng tôi thưa với bạn đọc dưới đây, do hai người Việt Nam soạn thảo năm 1659, tức là tám năm sau khi hai sách quốc ngữ của Đắc Lộ được xuất bản tại La Mã. Tài liệu tuy vắn, nhưng về phương diện lịch sử chữ quốc ngữ lại rất quan trọng. Vì muốn trình bày toàn bộ bản vănghi những chú thích cần thiết, nên chúng tôi phải dành hẳn một chương cho công việc này. Cũng xin nhắc lại là, việc trình bày và ghi chú ở đây hoàn toàn trong phạm vi lịch sử, chứ không có tính cách khoa ngữ học.

    Chúng tôi sẽ ghi từ nguyên văn ra lối chữ Việt ngày nay. Khi cần, chúng tôi xin viết chữ lớn, hoặc thêmchấm phết cho mỗi câu, hầu độc giả theo dõi dễ dàng hơn. Chúng tôi không lo làm phật lòng các nhà nghiên cứu về điểm này, bởi vì họ có thể kiểm soát được nhờ nguyên bản mà chúng tôi in kèm theo. Tuy nhiên, khi cho in lại nguyên bản văn của tài liệu, chúng tôi phải rút nhỏ cho vừa khổ sách.

    Làm như thế là thiếu trung thực tuyệt đối với kích thước bản văn, xong tiện lợi cho việc ấn loát hơn. Thực ra chúng tôi đã dự định ghi lại giống hoàn toàn lốì viết của các tác giả, ví dụ : chữ thì cũng phải ghi lại là , chứ không ghi là ông. Nhưng thiết tưởng độc giả đã có nguyên bản, nên chúng tôi xin ghi theo lối viết ngày nay. Sau cùng, chúng tôi xin theo thứ tự bản văn giải thích những điều cần thiết để bạn đọc hiểu rộng hơn.
     
    Despot thích bài này.
  16. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TÀI LIỆU VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA IGESICO VĂN TÍN

    Tài liệu là một bức thư của Thày giảng Igesico Văn Tín viết ngày 12-9-1659,hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên La Mã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thật ra, tác giả không xưng mình là Thầy giảng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng qua các ý tưởng trong thư, chúng ta có thể đoán như vậy. Igesico Văn Tín gồm hai tên : tên thánh và tên « tục ». Tên Igesico Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hay Iglésis, Iglesias, là một thứ mà ngày nay hiếm người mang tên đó, kể cả người Âu châu. Khi Văn Tín gia nhập Giáo hội Công giáo mới bắt đầu mang tên Igesico. Còn chính tên họ của Văn Tín là gì không được ghi lại, vì cứ theo chữ ký của ông, chỉ có hai chữ Việt là Văn Tín. Khi biên thư này, tác giả được bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, hoạt động ra sao, chúng tôi không rõ. Trong sổ bộ các Thầy giảng Đàng Ngoài năm 1637 do L.m. Gaspar d’Amaral ghi lại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, không thấy dấu vết gì về Văn Tín.

    Khi biên thư, tác giả đã đề ngày tháng năm rõ ràng bằng chữ thường ở hai dòng cuối cùng, tức là ngày « muờy hay thánh chinh D. C. J. ra dờy một nghìn sáu tram nam muơy chinh ». Còn về nơi viết, tác giả không ghi lại, tuy nhiên người ta có thể hiểu được rằng, ông viết ở Kẻ Vó (Đàng Ngoài) hoặc một nơi gần đó, vì ông nhắc tới nhiều tin xảy ra ở Kẻ Vó, nơi đây L.m. Marini (người nhận thư) đã ở khá lâu. Chính trong bức thư của Bento Thiện gửi cho Marini cùng năm 1659 mà chúng tôi sẽ bàn tới, cũng nhắc đến việc Marini ở Kẻ Vó và những tin tức nơi này. Về người nhận thư, dầu Văn Tín không viết rõ như trong bức thư của Bento Thiện, nhưng người ta cũng hiểu ngay là ông viết cho L.m. Marini, lúc đó đã rời Áo môn đi La Mã.

    Bức thư gồm hai trang giấy : trang nhất viết trong khổ 17 X 25 cm có 34 dòng chữ cỡ trung bình, trang hai trong khổ 16 X 9 cm, có 11 dòng chữ, kể cả dòng chữ ký tên. Mời bạn đọc theo dõi bức thư của Igesico Văn Tín, sẽ biết nội dung, hiểu được trình độ chữ quốc ngữ và cách hành văn của ông.

    « Lậy ơn Đức Chúa Trời phù hộ Thầy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bằng an lành linh hồn và xác. Từ năm Thầy trẩy về khỏi, thì hai Thầy ở lại chịu nhiều sự khó lắm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì rằng [dầu hai thầy] chẳng có trẩy về [Áo Môn] song le cũng như về vậy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà các Thầy trẩy về đến Macao thì đã xong. Song le hai Thầy hai Thầy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở bên này [Đàng Ngoài] thì những chịu khó liên. Năm sau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy cả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Miguel Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại đến, thì nói những sự các Thầy phải tòng chịu khó là thế nào ; tôi nghe rằng, Thầy chịu khó từ Hải Nam cho đến Macao thì tôi đau đớn ; mà ngờ là Thầy ở nghỉ [lại] Macao, chẳng hay ý Đức Chúa Trời cho Thầy chịu khó hơn nữa là trẩy đi đàng xa khách [cách] trở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, lòng tôi càng trông nhớ Thầy liên. Đoạn [sau khi] tầu trẩy về Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì tôi ước rằng còn Thầy ở Macao, lòng tôi muốn trẩy sang mà theo Thầy. Song le Thầy đã trẩy khỏi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì tôi bây giờ như con mất cha, mà trăm đàng thì cậy một Thầy cả ở bên này Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Người bảo tôi rằng, ngày sau tầu Olan Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trẩy về bên ấy [Âu châu] thì sẽ viết một lời sang hầu Thầy. Ơn Thầy xưa dạy dỗ tôi nhiều đàng, cho nên thành mà ráp cậy Thầy ; cho nên chẳng hay bây giờ vắng Thầy, tôi càng buồn hơn nữa, mà ao ước cho được thấy mặt Thầy như con trông mẹ về cho được bú vậy. Muốn cho người ta được ơn Thầy nữa, chẳng hay Đức Chúa Trời chẳng cho, mà mở lòng cho Thầy đi phương khác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì hầu biết làm sao được Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ơn Thầy thương lấy tôi cùng, vì là kẻ có tội nhiều, chẳng đáng ở gần Thầy, thì phải làm một lời bằng thay mặt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tôi kính lậy Thầy vậy.

    « Sau nữa, sự bổn đạo bên này thì Thầy biết hết, cùng mọi sự khác đã có thư Thầy cả [Borgès] gưởi cho Thầy được biết, tôi hầu nói làm chi, cùng đã có thư nói trước. Sau nữa [ở] Kẻ Vó, ông Chưởng Minh nên [lên] hai cái [mụn] độc lắm, mà người đã biết mình chẳng đã, thì mời Thầy rửa tội cho tên là Josaphat, đoạn liền sinh thì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Mà con ông ấy tên [thánh] là Vito, Đức Chúa lại cho chức cha [ông] ấy là ông Chưởng Minh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Còn sự ông Chưởng Trà thì đã có đạo cùng tên thánh ngày trước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, song le chẳng giữ [đạo], nên liền phải liệt, [ông] chẳng cho bổn đạo đến cầu [nguyện] cho, liền mời bên đời đến chữa chẳng khỏi, mấy ngày [sau] liền chết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; mà những họ hàng nhà ông ấy cùng anh em chung nhau làm quan hãy còn cầu nguyện Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đến rầy chửa xong, cùng nhà thờ trong ấy thì nó làm hư hết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ấy là sự bên này thì làm vậy.

    « Còn sự Thầy cả Miguel ở Roma về mà đi tìm vua Vĩnh lịch, chẳng hay có giặc hu nu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đến phá dấy, mà vua chạy lên len (?) rừng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà người đi tìm chẳng được, lại trở lại đấy, giờ là Văn Hương Chu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Người [Boym] có [viết] thư cho Thầy cả mà xin xuống Kẻ chợ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thầy cả liền dõi lệnh Chúa, Đức Chúa có cho xuống chăng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, song le Đức Chúa chẳng cho. Người [Boym] ở đấy độc nước, phải liệt, mà lại có thư cho Thầy cả. Bây giờ Thầy đi thăm ông Già Hán, ông ấy cũng chẳng cho Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đoạn cắt hai người lên thăm trên ấy, chẳng hay người đã sinh thì khỏi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Lòng Thầy cả tiếc cùng thương lắm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ấy là bấy nhiêu. Đức Chúa Trời trả công cho Thầy đời này và đời sau. Mười hai tháng chín Đức Chúa Jêsu ra đời một nghìn sáu trăm năm mươi chín Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tôi là Igesico Văn Tín » ​


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ARSI, JS. 81, f.274rv.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy giảng là cấp bậc cao nhất trong bốn cấp « Dòng tu » Thầy giảng, được Đắc Lộ thành lập năm 1630 và được Gaspar d’Amaral hoàn thành năm 1637. Ba cấp dưới là Kẻ giảng, Cậu và Ông già.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Hoàng xuân Hãn đã ghi lại là Igessio, nhưng theo nhận định của chúng tôi, thì tác giả viết là Igesico (HOÀNG XUÂN HÃN), Một vài văn kiện bằng quốc âm tàng-trữ ở Âu châu, báo Đại-học, số 10, tháng 7-1959, tr. 109.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21 bis, Fasc. 16, f.31-38v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy : Igesico Văn Tín gọi L.m. Marini là Thầy. Thời ấy các giáo hữu Việt Nam gọi các Linh mục là Thầy, vì họ kính trọng các ông như bậc Thầy (ít khi họ gọi các Linh mục là Cha như ngày nay). Đối với xã hội Việt nam, tam bộ « quân sư phụ » rất quan trọng : trước hết là Vua, sau đến Thầy rồi mới đến Cha sinh ra mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tháng 7-1658, L.m. G. F. de Marini cùng với 6 L.m. Dòng Tên khác (3 người Ý : J. Agnès, C.de Rocha, A. Lubilli ; 1 người Áo Môn : B. d’Oliveira ; 1 người Pháp : P. Albier ; 1 người Bồ Đào Nha : F. Rangel) bị Chúa Trịnh Tạc trục xuất ra khỏi Đàng Ngoài, nên các ông đều lên tầu buôn Bồ Đào Nha về Áo Môn. Trịnh Tạc chỉ cho hai Linh mục ở lại như tác giả viết trong thư, đó là Onuphre Borgès (1614-1664), người Thụy Sĩ, đến Đàng Ngoài từ năm 1640, được Chúa Trịnh Tạc mến yêu và Joseph Tissanier (1618-1688) tới Đàng Ngoài năm 1658 (coi tiểu sử ở chương một). Đến ngày 12-11-1663, hai Linh mục này cũng bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Tuy năm 1658 hai ông được Trịnh Tạc ban đặc ân ở lại trong xứ, nhưng bị cấm không được đi khỏi thủ đô Thăng Long. Vì vậy, Văn Tín nhắc đến việc hai ông « chịu khó liên ».

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả hết sức bi quan, vì cho rằng, hai L.m. Borgès và Tissanier dầu đang có mặt ở Đàng Ngoài, nhưng cũng coi như là về Áo Môn rồi, bởi không được đi thăm viếng các giáo hữu ngoài thủ đô. Thật ra, hai ông vẫn còn được xê dịch trong Thăng Long, giúp đỡ các giáo hữu về mặt tinh thần. Năm 1660, nhân dịp ngày đầu Xuân Nhâm Tý, hai ông cũng mặc áo thụng mầu tím, đội mũ lục lăng, đến lậy Chúa Trịnh 4 lậy để dâng tuổi Chúa. Tới ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Tý, đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Thọ, tức vào tháng 4-1660, hai Linh mục này có dự lễ rước Vía Chúa Trịnh Tạc dịp khánh đản của ông, sau đó được Chúa mời dùng yến tiệc (hai ông ngồi một mâm riêng) ngang hàng với các quan đại thần (TISSANIER, Relation du voyage, tr. 273-276).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả viết hai lần chữ hai Thầy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả nhớ lầm, thay vì viết năm ngoái hay năm trước, tức là 1658, thì ông lại viết năm sau. Bởi vì L.m. Miguel tới Đàng Ngoài vào tháng 8-1658.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy cả : Như chúng ta đã biết, lúc đầu các giáo hữu Việt Nam thường gọi các Linh mục là Thầy ; nhưng từ năm 1630 trở đi là lúc lập « Dòng tu » Thầy giảng ở Đàng Ngoài, thì những tu sĩ ở bậc cao nhất trong « Dòng tu » này cũng được gọi là Thầy. Vì thế để phân biệt Thầy giảng với các Linh mục, người ta gọi các L.m là Thầy cả, có nghĩa là lớn hơn các Thầy giảng. Nhưng khi đối thoại với các Thầy cả, thì chỉ xưng vắn tắt là Thầy, còn khi nói rõ đến một Linh mục nào thì thường thường người ta nói rõ là Thầy cả, để phân biệt hoàn toàn với Thầy giảng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Miguel tức là Miguel BOYM (1612-1659) sinh tại Ba Lan, thuộc gia đình quý phái, thân sinh là một Bác sĩ gốc người Hung Gia Lợi, nhưng ông bà của Boym đã đến lập cư ở Ba Lan. Miguel Boym gia nhập Dòng Tên tại Cracovie ngày 16-8-1631, đến Áo Môn năm 1642. Boym tới Đàng Ngoài lần thứ nhất vào năm 1645, nhưng hai năm sau ông bỏ xứ này về Áo Môn. Năm 1651, ông theo lời yêu cầu của « Hoàng Thái Hậu » Ning Cheng-tze, tới La Mã để trình bày vấn đề rối loạn ở Trung Hoa. Năm 1656, Boym đáp tầu từ Lisboa đi Xiêm. Từ xứ này, ông theo tầu buôn của người Trung Hoa đi Áo Môn, mà viên hoa tiêu là người Hòa Lan. Giữa hải trình bị bão, các thủy thủ Trung Hoa liền ném hết ảnh tượng của Boym xuống biển để cúng hải thần, song bão gió vẫn không ngớt, nên họ định quẳng chính Boym xuống biển hầu làm nguôi cơn giận của hải thần. Cũng may họ không thi hành ý định, nhờ đó Boym được thoát nạn. Tuy hải trình vắn, nhưng cuộc hành trình từ Xiêm tới Áo Môn phải mất hai tháng vì gió bão gây ra. Từ Áo Môn, Boym không thể vào lục địa Trung Hoa được, vì quân nhà Thanh đã chiếm được Quảng Châu rồi. Do đó Boym phải đến Đàng Ngoài để tìm cách đi Trung Hoa gặp vua nhà Minh là Vĩnh Minh vương. Boym tới Đàng Ngoài hồi tháng 8-1658. Khi ở Áo Môn. Boym được gặp Marini cùng 6 Linh mục Dòng Tên khác vừa từ Đàng Ngoài về, nên ông mới biết tầu chở các Linh mục đó bị bão lớn ở đảo Hải Nam, rồi thuật truyện lại cho Onuphre Borgès và Joseph Tissanier. Từ Đàng Ngoài, Boym đi Quảng Tây gặp vua nhà Minh, nhưng vua đã bị hại. Boym chết vì nước độc tại biên thùy Hoa Việt ngày 22-8-1659.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khi Văn Tín viết thư này, ông được tin Marini đã đi La Mã dự đại công nghị thứ 11 của Dòng Tên (9-5 đến 27-7-1661), nên ông rất buồn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả nhắc lại việc chiếc tầu chở Marini cùng 6 Linh mục Dòng Tên khác từ Đàng Ngoài về Áo Môn vào tháng 7-1658.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Marini đã bỏ Áo Môn đi La Mã.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy cả ở bên này tức là Onuphre Borgès.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Olan bởi chữ Bồ Đào Nha Holanda, có nghĩa là nước Hòa Lan. Tuy chữ Holanda viết như thế, nhưng người Bồ Đào đọc là ôlãda. Do đó Văn Tín cũng theo Bồ Đào mà đọc và viết tắt là Olan.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy đi phương khác : Marini về La Mã, tức là bỏ phương Đông về phương Tây.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì hầu biết làm sao được : thì biết làm sao được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì phải làm một lời bằng thay mặt : Văn Tín phàn nàn vì không được ở gần Marini, nhưng bù lại, ông phải viết một lá thư, dùng lời lẽ thay mặt nói chuyện với Marini.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ lúc đó Thầy cả Borgès được Chúa Trinh Tạc cho phép đi Kẻ Vó làm bí tích Thánh Tẩy (Rửa tội) cho ông Chưởng Minh. Khi chịu phép Thánh Tẩy, ông Chưởng Minh mang tên thánh là Josaphat. Sau khi được Rửa tội, ông Chưởng Minh sinh thì, có nghĩa là qua đời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng ta đoán được rằng, ông Chưởng Minh có công lớn với nhà nước, nên sau khi ông qua đời, thì con ông, tên thánh là Vito (không rõ tên Việt) được Chúa Trịnh Tạc cho chức tước như ông Chưởng Minh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Chưởng Trà đã theo đạo Công giáo, nhưng không giữ đạo, mặc dầu khi ông chịu phép Thánh Tẩy cũng mang tên thánh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ tác giả muốn nói ông Chưởng Trà mời thầy « phù thủy » đến chữa bệnh. Ngày xưa cho đến đầu thế kỷ này, nhiều nơi dân Công giáo dùng danh từ bên đời để chỉ những người không theo đạo Công giáo, còn danh từ bên đạo chỉ người theo đạo Công giáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi không hiểu rõ ý tác giả. Có lẽ Văn Tín muốn nói rằng sau khi ông Chưởng Trà chết, anh em nhà ông chung nhau làm ma chay, cho đến nay chưa an táng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ tác giả muốn nói : nhà thờ Công giáo nơi đó đã bị tục hóa, nhưng nơi đó là nơi nào thì không rõ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hu nu : Giặc Hung nô hay là quân lực Mãn Thanh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thực ra, vua Vĩnh lịch trốn sang Miến Điện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link giờ là Văn Hương Chu : Có lẽ Văn Tín muốn nói : nơi Boym đang ở gọi là Văn Hương Chu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link L.m. Miguel Boym đã theo lời yêu cầu của bà Ning Cheng-tze về La Mã trình bày cuộc nổi binh ở Trung Hoa do người nhà Thanh đánh nhà Minh. Ning Cheng-tzi là « mẹ » của vua Vĩnh Minh vương, niên hiệu Vĩnh lịch. Nên nhớ là sau khi vua Tự Tôn nhà Minh tự thắt cổ ở Môi Sơn tại Bắc Kinh năm 1644 vì thua lực lượng Mãn Thanh, thì Trung Hoa vẫn còn rối loạn. Tại Triệu Khánh ở Hoa Nam, Quế vương là Do Lang (Vĩnh lịch) được tôn làm vua năm 1646 (ngày mùng 4 tháng 10 âm lịch). Năm 1659 vua chạy trốn sang Miến Điện, thế là nhà Minh bị diệt hoàn toàn. Bà Ning Cheng-tze đã chịu phép Thánh tẩy có tên thánh là Hà Liên (Hélène), do Linh mục Dòng Tên André-Xavier Koffler, một người Đức giỏi Toán học. Đến năm 1647, bà Ning Cheng-tze cũng lo cho ba người trong hoàng tộc theo đạo Công giáo, đó là hoàng thái hậu Maria, hoàng hậu An Na và thái tử Công Tăng (Constantin). Ngày 11-5-1650, bà Hà Liên Ning Cheng-tze viết thư cho Đức Giáo Hoàng Innocens X và ngày 4-11-1650 cũng viết thư cho L.m. Bề trên Cả Dòng Tên ở La mã, trình bày việc bà cùng mấy người trong hoàng tộc đã theo đạo Công giáo ; ngoài ra bà cũng nói rõ là L.m. Boym sẽ trình bày với các ngài về tình hình Trung Hoa. Bà trao hai thư cho Miguel Boym để ông đích thân đem về La Mã. Lúc Boym ở La Mã trở lại Trung Hoa cũng mang hai bức thư của Đức Giáo Hoàng A Lịch Sơn VII (Innocens X qua đời năm 1655, A Lịch Sơn VII làm Giáo Hoàng từ 1655-1667). Hai bức thư cùng đề ngày 18-12-1655, một gửi cho bà Ning Cheng-tze, một gửi cho Thống Tướng Pan-Achille (đây là tên thánh, không rõ tên Trung Hoa là gì). (Coi : E. DUPERRAY, Ambassadeurs de Dieu à la Chine, Paris, 1956, tr. 38-43). Nên nhớ là, Boym tới Đàng Ngoài tháng 8-1658, nhưng mãi ngày 16-2-1659, Chúa Trịnh Tạc mới cho phép đi Trung Hoa. Khi ông tới Trung Hoa để kiếm vua Vĩnh lịch, thì vua đã phải trốn sang Miến Điện rồi. Sau này người Miến Điện nộp vua Vĩnh lịch cho tướng nhà Thanh là Wou San-kouei. Viên Tướng này đã theo lệnh vua Khang Hi cho thắt cổ vua Vĩnh lịch năm 1663, lúc đó vua Vĩnh lịch được 38 tuổi. Boym định trở lại Đàng Trong, nhưng Chúa Trịnh Tạc không chấp thuận. Có thể coi thêm : Robert CHABRIÉ, Michel Boym, jésuite polonais et la fin des Ming en Chine (1646-1662). Paris, 1933.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy cả liền dõi lệnh Chúa : Thầy cả Borgès liền cố gắng xin Chúa Trịnh Tạc cho phép Boym trở lại Thăng Long (Kẻ Chợ), song Đức Chúa (Trịnh Tạc) không chấp thuận.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Boym phải ở lại Văn Hương Chu trên đất Trung Hoa, sát biên thùy Đàng Ngoài. Boym ở đó bị đau nặng vì nước độc, ông lại viết một thư khác báo tin bệnh trạng của mình cho Borgès biết. Được tin, Borgès xin phép Chúa Trịnh Tạc cho mình được đi thăm ông Già Hán, tức là Manoel Văn Hán, là một người ở trong cấp bậc thấp nhất « Dòng tu » Thầy giảng ; có lẽ lúc đó ông Già Hán cũng ở gần biên thùy Trung Hoa, Borgès xin đi thăm ông Già Hán, để nhân dịp đó thăm Boym, nhưng Chúa Trịnh cũng không cho phép.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Borgès phải cử hai người đi thăm Boym, một trong hai người có tên thánh là Thanh Diêu (Tadeo). Nhưng khi tới nơi (sau tám ngày hành trình) thì Boym đã chết ngày 22-8-1659.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy cả Borgès rất thương tiếc Boym.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thiết nghĩ, ông Võ Long Tê đã ghi lầm là thư viết ngày « mùng hay thánh chính... ». Thực ra, Văn Tín viết là « mườy hay thánh chinh... ». Do đó, chúng ta phải ghi là tác giả biên thư này ngày 12-9-1659. (Coi : VÕ LONG-TÊ, Lịch-sử Văn- học Công-giáo Việt-nam, C I, Saigon, 1965, tr. 127).
     
    Despot thích bài này.
  17. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TÀI LIỆU VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA BENTO THIỆN

    Đây là bức thư của Thầy giảng Bento Thiện viết ngày 25-10-1659, gửi L.m. G. F. de Marini, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bento Thiện biên thư này tại Thăng Long, vì lúc đó ông đang ở chung với L.m. Onuphre Borgès. Trong thư, tuy Bento Thiện không xưng rõ ràng chức vị của mình, nhưng nhờ chữ ký ở cuối thư, chúng ta hiểu được ông cũng là Thầy giảng như Igesico Văn Tín. Bento là tên thánh của ông ; đó là danh từ Bồ Đào Nha, tiếng La tinh là Benedictus, tiếng Pháp là Benoit, tiếng Việt là Bê Nê Đích Tô hay Biển Đức.

    Chúng tôi không biết rõ lai lịch Bento Thiện, nhưng có lẽ ông là người mà Gaspar d’Amaral đã nhắc lại trong tài liệu năm 1637 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sử liệu trên có ghi danh sách những người thuộc bốn bậc « Dòng tu » Thầy giảng, trong số này có một người tên là Bento (không có tên Việt Nam) ở bậc Kẻ giảng, tức là cấp thứ hai ; tính đến năm 1637, Bento được 23 tuổi, theo đạo Công giáo được 11 năm, tức là năm 1627. Như vậy, Thầy Bento là một trong những người đầu tiên do L.m. Marques hoặc Đắc Lộ rửa tội ở Đàng Ngoài.

    Bức thư gồm hai trang giấy viết chữ cỡ nhỏ, trong khổ 21 X 31 cm. Khác với thư của Văn Tín, vì Thầy Thiện ghi rõ là thư gửi cho L.m. Marini. Dòng thứ nhất của bức thư, Thầy Thiện viết bằng chữ Bồ Đào Nha : « Ao Pe Philipe Marino » (Gửi cho Cha Philipe Marino [Marini]) ; dòng thứ hai, ông lại viết bằng chữ La tinh : « Pax Christi » (Bằng an Chúa Ky Tô) ; từ dòng thứ ba trở đi là bắt đầu lời thư và hoàn toàn viết bằng quốc ngữ.

    Bức thư này đã được Ông Hoàng Xuân Hãn đăng trong báo Đại Học, năm 1959 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhưng vì học giả họ Hoàng chưa cho in lại nguyên bản văn, nên chúng tôi thấy cần phải trình bày ở đây và thêm một số chú thích khác, hầu giúp bạn đọc hiểu rộng hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn ghi lại cho đúng với nguyên bản một số chữ mà ông Hoàng Xuân Hãn đã ghi lầm. Ví dụ :

    Ô. Hoàng Xuân Hãn ghi : Sửa lại cho đúng

    Daria đấng sinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Daria đồng trinh.

    chịu khó giảng tội : : chịu khó giải tội.

    chẳng có khi nải nào : chẳng có khi nơi nào.

    chẳng có iên sự đạo : chẳng có yêu sự đạo.

    bởi Roma mà đến đấy : bởi Roma mà đến đây.

    phải ở giảng cỏi Ngô : phải ở giáp cõi Ngô.

    quên nghĩa Thầy, dầu tuy là : quên nghĩa Thầy đâu, tuy

    Thầy có Thầy Đamago Côi trì : Thầy có thấy Đamaso Côi trì.

    các bổn đạo nhà chánh : các bổn đạo nhà thánh.

    hết bên dòng : hết bên Đông (Hải Dương).

    tháng mười Igrega : tháng mười Igreja.

    Bà thánh Davia : Bà thánh Daria.

    cùng ông thánh Miganto : cùng ông thánh Chrisanto.

    lạy ơn thầy nghìn sỉa : lạy ơn thầy nghìn trùng.

    Bức thư của Thầy Thiện sẽ cho bạn đọc thấy, không những tác giả giỏi chữ quốc ngữ hơn Văn Tín, mà xem ra cũng có học lực cao hơn. Ngoài ra, có lẽ Thầy Thiện còn biết cả tiếng Bồ Đào Nha và La tinh nữa, ít nhất là biết sơ sơ, vì ông đã viết mấy chữ đó ở đầu bức thư.

    « Ao Pe Philipe Marino »

    « Pax Christi »

    Rày là ngày lễ Bà thánh Daria đồng trinh tử vì đạo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tôi xin vì công nghiệp Bà thánh nầy mà làm thư nầy cho đến nơi Thầy. Tôi lạy ơn Thầy vì Đức Chúa Trời mà chịu khó nhọc làm vậy. Tôi đã làm được thư gưởi sang Macao cho Thầy, song le chẳng biết là có ai gưởi cho đến Thầy hay chăng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Rầy có khách Olande Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trẩy về bên ấy, mà Thầy cả gưởi thư đi bên ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì tôi phải làm một hai lời sang lạy ơn Thầy vậy. Các bổn đạo xứ Đông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì lòng nhớ Thầy lắm, một ước ao cho Thầy lại đến nước nầy một lần nữa ; song le nước Annam hãy còn rối chửa có xong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Các bổn đạo nhà quê rày xa Thầy, kẻ thì giữ, kẻ thì bỏ, vì chẳng có Thầy cả đến giải tội cho Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Những Kẻ giảng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì đi thăm dạy dỗ một hai lẽ vậy, chẳng bằng có Thầy cả thì hơn. Rày thì có hai Thầy cả ở Kẻ Chợ, chẳng dám đâu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, song le bổn đạo mọi nơi hằng có đến liên ; mà hai Thầy cũng chịu khó giải tội ban đêm, đến gà gáy thì làm lễ, cho bổn đạo Comunhong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, rồi lại ra hết, chẳng dám vào ban ngày. Kẻ chịu đạo thì hằng có liên, chẳng có khi nơi nào mà chẳng đi chịu đạo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    « Manoel cùng Miguel Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rằng, Thầy có khiến tôi chép những truyện bên này, thì tôi làm được hai vở để cho Thầy cả Onofre Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sẽ gưởi cho Thầy bên ấy. Đây dù mà có sự gì lạ thì đã có hai Thầy cả sẽ chép cho Thầy được hay. Tôi lại nói lại cho Thầy được hay, các sự Thầy để lại đây, thì tôi để mặc Thầy cả thay thảy, cũng có phần gưởi về Macao, có phần để lại đây. Bằng sự tiền Thầy dạy cho mẹ Romong thì tôi đã cho, song le mẹ nó để cho kẻ trộm lấy hết chẳngđược ăn, mà Romong thi còn ở nhà Thầy cả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, còn kẻ khác thì nó đã về hết. Daniel Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì ở cùng Olan, nó đi Jacatra Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại về đây, rày thì chủa biết là nó đi đâu. Còn đầy tớ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link các Thầy giảng ở lại cùng Thầy cả Kẻ Chợ thì được bốn lăm người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Các Thầy giảng thì đi ở các xứ, Kẻ giảng cũng vậy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thầy Chico Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link còn ở Ống Mác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, song le chẳng còn ai ở cùng, có một Bento Cẩm mà thôi ; các bổn đạo cũng ghét chẳng ai cho ăn, cũng chẳng đến cùngnữa, vì nết kiêu ngạo chẳng có chừa, dù các Kẻ giảng cũng đi đến cùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    « Bây giờ tôi kể những kẻ Thầy đã biết ngày xưa, thì Bảo lộc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trương cùng ông Lucio Kẻ Cốc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã sinh thì, ông Minh ông Trà Kẻ Vó cũng đã sinh thì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.Song le ông Minh thì tin lắm, để hết hầu hạ thay thảy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chịu đạo mười ngày liền sinh thì ; ông Trà thì vừa vừa vậy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, còn thì rày láo đáo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vậy, chẳng có thật dạ bao nhiêu. Kẻ Vó thì chẳng còn như xưa, vì chẳng có Thầy [Marini] ở lại, chẳng còn Kẻ cả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì người ta lạt dạ. Tôi lại nói sự cũ, năm ngoái có Thầy cả Miguel Rangel cùng Thầy cả Emondo sang đây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cũng có nhiều của tốt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho Chúa, thì người mừng vì của, song le chẳng có yêu sự đạo. Đến [khi] tầu trẩy thì khiến các Thầy về hết, thì các Thầy cũng buồn lắm. Song le, ông Tần, ông Niêm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dộng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúa rằng : phô Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy có ý sang làm tôi mà Đức Chúa chẳng cho ở, thì phô Thầy ấy buồn lắm, thì Chúa mới rằng : cho một Thầy ở. Ông Tần lại rằng : Thầy ấy ở một mình chẳng được, chẳng có ai làm bạn, đây thì những Annam Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; thì Chúa cho hai ở hai về Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thấy vậy, Thầy cả Miguel Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Thầy cả Emondo lại về Macao. Mà Thầy cả Miguel bởi Roma mà đến đây thì về bên Đại Minh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà bởi có giặc Hung nô đến Quảng Tây, thì vua Vĩnh lịch chạy đi xứ khác, thì Thầy chẳng có được đến cùng vua, phải ở giáp cõi Ngô, phải nước độc thì người đã sinh thì chẳng còn, mà đầy tớ người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì theo người Ngô.

    « Thầy cả Onofre cho Thadeo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đi thăm, chẳng biết người ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở đâu. Từ kẻ Chợ đến nơi Thầy sinh thì đi tám ngày mới đến nơi.

    « Tôi lạy ơn Thầy nghìn trùng, tôi chẳng có quên nghĩa Thầy đâu, tuy là ở xa song le lòng chẳng có xa. Thầy đến Roma cùng Đức Thánh Papa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng vì bởi chúng tôi cho nên Thầy phải liều mình chịu khó nhọc làm [vậy]. Nào chúng tôi biết lấy nghĩa gì mà trả ơn ấy cho được, thì tôi cậy đã có công nghiệp Đức Chúa Jêsu cùng Đức Bà Maria phù hộ cho Thầy đi đến nơi cho nên việc, lại về bên này chia phúc cho chúng tôi ăn mày một chút công Thầy. Tôi là kẻ phàm hèn chẳng đáng sự ấy, song le chúng tôi ơn nhờ công nghiệp các Thánh xưa nay, để cho Đức Thánh Papa chia ra cho các [con] Đức Chúa Trời. Tôi làm thư này xin cho đến Thầy như bằng đội ơn Thầy vậy. Chẳng biết là tôi có được gặp Thầy nữa chăng, vì một ngày là một xa, thì tôi xin Thầy nhớ đến tôi là tôi tá ở nhà các Thầy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tôi lại ao ước cho được ăn mày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhà các Thầy cho đến chết. Tôi là kẻ mọn chẳng đáng đến Đức Thánh Papa, thì xin công Thầy sẽ làm phúc cho ăn mày công ấy. Tôi đội ơn Thầy lắm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    « Ví bằng Miguel Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có trẩy hầu Thầy, thì gưởi lời thăm làm [lắm ?], vì tôi đã ơn có thư gưởi cho tôi, mà tôi cũng gưởi hai thư cho, chẳng biết là có đến cùng chăng. Sau nữa, anh Miguel là Antonio Cẩm Đình thì vợ đã qua đời. Ông ấy bỏ việc làm quan cai quân mà vào ở nhà Thầy giảng được hai năm nay. Phải bảo cho Miguel biết mà mừng cho ông ấy.

    Sau nữa, tôi chiềng Thầy có thấy Damaso Côi Trì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xưa kia ở cùng nhà Thầy, rày sang bên India, tôi gưởi lời thăm ông ấy, mà lại có thư ông ấy nữa : chị ông ấy gưởi cho, mà để nơi tôi đã lâu, chẳng biết có ai đến đấy chăng mà gưởi. Rày có thư này tôi gưởi hầu Thầy thì gưởi làm một, Thầy sẽ làm phúc trao cho ông ấy cho tôi cùng.

    « Năm Thầy trẩy về Macao thì tôi có xuống xứ đông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho đến Bắt xã. Đến đâu thì tôi bảo bổn đạo cho được hay rằng, Thầy về phải khó nhọc lắm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ngỡ là lại sang đây, chẳng ngờ Thầy lại trẩy sang Roma đi Sứ Đức Thánh Papa là nước xa lắm ; mà Thầy có thư gưởi cho bổn đạo cầu cho Thầy đi cho bằng an, anh em chẳng có mất công sự ấy đâu ; thì các bổn đạo đều khóc lóc hết mà xin cùng tôi rằng : bao giờ có làm thư gưởi cho Thầy, thì các bổn đạo nhà thánh hết bên Đông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link gưởi lời lạy ơn Thầy lắm, vì hay thương chúng tôi bởi đi làm phúc chẳng có khi dừng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Rày Cha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã đi xa lắm, biết ngày nào cho các con lại gặp Cha cho kẻo buồn. Song le bên ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rày hằng ra Kẻ Chợ xưng tội liên, kẻ mạnh thì đi được, kẻ yếu thì chẳng đi được, có kẻ chết, kẻ thì còn sống thì lơ lửng vậy.

    « Ơn Đức Chúa Trời trả công cho Thầy đời đời. Bấy nhiêu lời tôi chép tháng mười Igreja Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà thư này thì ngày lễ Bà thánh Daria cùng Ông thánh Chrisanto tử vì đạo. Tôi lạy ơn Thầy là Cha thì thương đến con cùng. Tôi xin Cha chớ quên làm chi.

    « Từ Đức Chúa Jêsu ra đời Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho đến rày một nghìn sáu trăm năm mươi chín năm.

    « Bento Thiện tôi tá nhà Thầy.

    « Sau nữa, Manoel Văn Hán gưởi lời lạy ơn Thầy nghìn trùng, đã được đội ơn Thầy lắm, chẳng có quên nghĩa Thầy đâu, đã được ơn Thầy lắm cho sự nọ sự kia. Tôi cũng mong lại sang cùng Thầy cả Miguel Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, song le lại chẳng đi, còn ở Annam cùng Thầy cả Onofre » [Onuphre Borgès] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ARSI, JS 81, f. 246rv.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link G. D’AMARAL, Relaçam dos Catequistas de Christamdade de TumK., trong Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21 bis, Fasc. 16, f. 36r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link HOÀNG XUÂN HÃN, báo Đại-Học, số 10, tháng 7-1959, tr. 108-119.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Linh mục Thanh Lãng cũng ghi lầm là đấng sinh (THANH LÃNG, Bảng lược đồ Văn học Việt Nam, Q. thượng, tr. 384).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Darina là một trinh nữ tử vì đạo vào thời Ky Tô giáo được truyền bá ở La Mã. Cùng tử vì đạo một trật với Daria, còn có ông Chrisanto Chryanthe. Vì thế cả hai vị thánh này được tôn kính cùng ngày 25-10 mỗi năm. Trong thư, Bento Thiện chỉ nói là ông « chép tháng mườy Igreja » nhưng nhờ ông nói thêm là « thư nầï thì ngàï lễ bà Thánh Daria củ Oũ thánh Chrisanto », nên chúng ta biết được là thư viết ngày 25-10. Truyện hoang đường kể lại rằng, Darina và Chrisanto là hai vợ chồng, bị chôn sống trong một đống cát.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả nhắc lại Marini phải chịu khổ : bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, bị bão ở gần Hải Nam. Trước đây, ông cũng đã gửi thư cho Marini, nhưng L.m. lại rời Áo Môn đi La Mã rồi, nên ông thắc mắc không biết có ai chuyển thư đó đi La mã không ?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Olande : do chữ Bồ Đào holandês (đọc là ôlãdéch), có nghĩa là người Hòa Lan.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đi bên ấy : Thầy cả Borgès gửi thư đi La Mã.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link xứ Đông : vùng Hải Dương. Trước đây Marini hoạt động ở đó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chính quyền Đàng Ngoài còn hạn chế việc truyền giáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tuy có hai L.m. Borgès và Tissanier ở Thăng Long, nhưng Chúa Trịnh Tạc cấm hai ông ra khỏi thủ đô.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kẻ giảng : Cấp thứ nhì trong « Dòng tu » Thầy giảng. Các Kẻ giảng và Thầy giảng chỉ có thể dậy giáo lý, làm bí tích Rửa tội, chứ không được làm các bí tích khác như Thánh Lễ, Giải tội, là những thứ chỉ dành cho các Linh mục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chẳng dám đâu : chẳng dám đi đâu ra khỏi thủ đô.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Comunhong : do chữ Bồ Đào Nha là comunhão, có nghĩa là chịu lễ hay rước Thánh Thể.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tuy ở vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng ở nơi nào cũng có người chịu đạo, tức là xin gia nhập đạo Công giáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ManoelMiguel là tên Thánh hai người Việt Nam. Manoel, Manuel, Emmanuel cũng là một. Ngày nay ở Việt Nam rất hiếm người mang tên thánh này. Maguel, Michael, Michel cũng thế. Manoel và Miguel là hai danh từ Bồ Đào Nha.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Onofre : Onuphre Borgès. Bento Thiện theo lời yêu cầu của Marini đã viết một tập « Lịch sử nước Annam » để gửi đi La Mã cho ông, hầu bổ túc vào cuốn sách Delle Missioni... mà ông sẽ xuất bản tại La Mã năm 1663. Bento Thiện nhắc tới hai vở tức là hai tập giống nhau, để gửi bằng hai chuyến tầu khác nhau, để phòng thất lạc hoặc bị bão đắm tầu. Thực ra, cả hai vở này đều đã về đến La Mã, và cả hai vở đều lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Trong phần tới chúng tôi sẽ nói đến tập lịch sử này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Romong là tên thánh một người Việt Nam, đang tu ở nhà Thầy cả Borgès, tức là đang ở cấp bậc Cậu (tập sinh) trong « Dòng tu » Thầy giảng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Daniel là tên thánh của một người Việt nam. Ngày nay, ở Việt Nam rất hiếm người mang tên thánh là Daniel.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở cùng Olan : Có lẽ tác giả muốn nói rằng, Daniel theo người Hòa Lan đi Jacatra, tức Djakarta, thủ đô Indonesia ngày nay. Thời đó, Jacatra là trụ sở Công ty Đông Ấn của Hòa Lan.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đầy tớ các Thầy : Có lẽ phải hiểu là các Ông Già, tức là những người ở bậc thấp nhất trong « Dòng tu » Thầy giảng, sau này gọi là ông trong nhà Đức Chúa Trời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bốn lăm người : Có lẽ là bốn, năm người chứ không hiểu được là bốn mươi lăm người.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy giảng và Kẻ giảng đi hoạt động ở các xứ đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chico : do tiếng Bồ Đào Francisco(đọc là frãcichou), ngày nay ở Việt Nam quen gọi là Phan Xi Cô, thay vì Chico.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Mác : Theo ông Hoàng Xuân Hãn, thì đó là tên một cửa ô phía Nam thành Thăng Long.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thầy Chico (không rõ tên Việt Nam) là một Thầy giảng, nhưng vì có tính xấu kiêu ngạo (kiêu căng), nên mọi người đều ghét, ngay các Kẻ giảng trước đây ở với Thầy Chico, nay cũng vì ghét mà bỏ đi hết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bảo lộc : tức là thánh Phao lô. Bảo Lộc là tên thánh của ông Trương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lucio Kẻ Cốc : Ông Lucio (tên thánh một người việt Nam) ở Kẻ Cốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Minh và Ông Trà ở Kẻ Vó qua đời, cũng đã được Igesico Văn Tín nhắc đến trong thư gửi cho Marini.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hầu hạ : Vợ bé, vợ hầu. Để hết hầu hạ thay thảy có nghĩa là bỏ hết vợ bé, để gia nhập Giáo hội Chúa. Vì theo luật đạo Công giáo, một người có vợ bé không được nhận vào Giáo hội. Ông Minh chịu đạo được mười ngày liền sinh thì, tức là chịu phép Thánh Tẩy được 10 ngày thì qua đời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khi nói về ông Trà, Bento Thiện bớt bi quan hơn Văn Tín.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link láo đáo : Có lẽ chữ láo đáo bây giờ hiểu là lác đác. Câu đó có nghĩa là, bổn đạo giữ đạo lác đác, không được sốt sắng như xưa, kẻ giữ người bỏ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kẻ cả : Người lớn hơn hết, người đứng đầu. Theo mạchvăn thì Kẻ cả ở đây chỉ cho L.M. Marini.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả nhắc đến hai L.M. Dòng Tên Francisco Rangel và Edmond Poncet, nhưng thay vì Francisco Rangel, tác giả lại viết lầm là Miguel (Rangel). Rất có thể chữ Miguel, ở đây chỉ Miguel Boym. Nếu thế thì tác giả nhắc đến ba Linh mục : Miguel Boym, Francisco Rangel và Edmond Poncet. Khi Bento Thiện dùng chữ năm ngoái, phải hiểu là năm âm lịch, nếu hiểu là dương lịch thì không đúng. Vì, như chúng ta biết, tác giả biên thư ngày 25-10- 1659, mà Miguel Boym tới đàng Ngoài tháng 8-1658, còn Francisco Rangel và Edmond Poncet tới đây tháng 2-1659. Về tiểu sử Miguel Boym chúng ta đã thấy trong phần chú thích bức thư của Văn Tín. Còn tiểu sử hai Linh mục kia như sau :

    - Francisco RANGEL, người Bồ Đào Nha, đến Đàng Ngoài lần thứ nhất năm 1646, bị trục xuất năm 1658. Tháng 2-1659 (cũng có nơi ghi là tháng 3-1659) Rangel cùng với Poncet tới Đàng Ngoài, nhưng Chúa Trịnh Tạc không cho ở lại, nên hai ông phải theo tầu Bồ Đào Nha về Áo Môn vào tháng 7-1659. Trên đường về Áo Môn, tầu bị hư bánh lái. Lúc đó trên tầu hết cả đinh, sắt, nên đã phải dùng nhiều thoi bạc (tiền) làm đinh sửa bánh lái. Năm 1660, Rangel lại đi tầu từ Áo Môn tới Đàng Ngoài lần thứ ba, nhưng ông bị bọn cướp bể ở Hải Nam sát hại ngày 8-4-1660 cùng với nhiều hành khách. Trên tầu có 70 người, song chỉ có 19 người thoát nạn, trong số này có một người Đàng Ngoài (TISSANIER, Relation du voyage, tr. 306-307).

    - Edmond POCET, người Pháp, đến truyền giáo ở Áo Môn ngày 8-7-1656. Tháng 2-1658, ông tới Hội An, nhưng đầu tháng tám năm đó bị Chúa Nguyễn trục xuất về Áo Môn. Tháng 2-1659, Poncet cùng với Rangel tới Đàng Ngoài, tháng 7-1659 về Áo Môn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linknhiều của tốt : Nhiều lễ vật quý dâng Chúa Trịnh Tạc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Tần và ông Niêm là hai quan coi kiều dân ở Đàng Ngoài.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dộng : Khi nói cùng cấp trên, có thể dùng danh từ dộng, nhưng không trang trọng bằng danh từ tâu, danh từ dộng cũng tương đương như danh từ bẩm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phô chỉ số nhiều người sang trọng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkđây thì những Annam : có lẽ Thầy Thiện muốn nói là ở Đàng Ngoài lúc đó chỉ có người Annam, không có người Âu châu. Thật ra, năm đó còn có L.m. Borgès và Tissanier, một người Thụy Sĩ, một người Pháp, đang ở Thăng Long, như chúng ta đã biết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkHai ở hai về :

    - nếu tác giả chủ ý viết hai ở hai về, phải hiểu như sau : Giữa năm 1659, Chúa Trịnh Tạc định trục xuất tất cả 4 L.m Âu châu hiện có mặt ở Đàng ngoài (Borgès và Tissanier vẫn ở đó từ trước, còn Rangel và Poncet mới đến tháng 2-1659). Ông Tần và ông Niêm liền xin với chúa cho các ông ở lại, nhưng ngài chỉ ưng cho một người ở lại, mà người đó có lẽ là Borgès được Trịnh Tạc quý mến, (Cũng nên biết rằng, năm 1658, Chúa cũng chỉ cho phép Borgès ở lại, ngoài ra mọi Linh mục khác phải rời khỏi Đàng ngoài ; nhưng Borgès xin Chúa cho Tissanier ở lại với ông, Chúa đã chấp thuận). Bây giờ nhờ ông Tần ông Niên xin, nên Chúa cũng vui lòng cho Borgès ở lại. Ông Tần lại xin lần nữa, nên Chúa sẵn sàng cho Tissanier ở lại (mãi đến năm 1663, hai ông mới bị trục xuất). Còn Rangel và Poncet về Áo Môn.

    – nếu tác giả viết hai ở hai về, nhưng chủ ý nói hay ở hay về, lúc đó phải hiểu rằng, Trịnh Tạc chỉ chấp thuận cho một trong hai Linh mục Rangel hoặc Poncet, được ở lại. Khi ông Tần xin lần nữa, Chúa trả lời :hay ở hay về, nghĩalà, hoặc là một người ở lại như Chúa đã cho, hoặc là về cả hai, chứ không cho cả hai người ở lại. Giả thuyết này có phần vững chắc hơn, bởi liền đó tác giả viết :Thấy vậy, Thầy cả Miguel Thầy cả Emondo lại về Macao. Thấy vậy có thể hiểu là, hai L.m. thấy không được ở lại cả hai, thì cùng nhau về Áo Môn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bento Thiện nhớ lầm ; đáng lý phải viết là Francisco, vì đó là Francisco Rangel, nhưng ông lại viết là Miguel.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Về vấn đề Miguel Boym từ Đàng Ngoài đi Quảng Tây vào đầu năm 1659, chúng tôi đã có chú thích dài trong bức thư của Văn Tín.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đầy tớ người : đó là một người Trung Hoa đã theo sát Miguel Boym từ 7 năm. Khi Miguel Boym về Âu châu, người Trung Hoa này vẫn luôn luôn là bạn đồng hành với ông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một người Việt mang tên thánh là Thanh Diêu (Thadeo).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link người ấy : người Trung Hoa cùng đi với Boym.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Papa : tiếng Bồ Đào Nha. Ngày nay tiếng Việt quen gọi là Giáo hoàng. Vào đầu thế kỷ này, người ta cũng còn gọi là Đức thánh Phapha. Ngài là đại diện Chúa Ky Tô ở trần thế, đứng đầu Giáo hội Công giáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tôi tá ở nhà các Thầy : tác giả tỏ lòng khiêm tốn, tự xưng mình là tôi tá. Thực ra, ông là Thầy giảng. Các Thầy giảng hay ở chung với các Thầy cả (Linh mục), nên gọi là ở nhà các Thầy, ở nhà Thầy. Danh từ ở nhà Thầy, người nhà Thầy, chỉ các Thầy giảng, Kẻ giảng, các Cậu ở trong nhà Đức Chúa Trời, vẫn còn được giới Công giáo dùng đến đầu thế kỷ này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ăn mày : Tỏ lòng khiêm tốn, tự coi mình như người ăn mày ăn xin. Tác giả ước muốn được tu trì ở nhà các Thầy đến chết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả chỉ biết là Marini về La Mã, nơi có Đức Thánh Papa ở, nhưng không nhắc đến sứ mệnh chính của Marini là tham dự đại hội công nghị thứ 11 của Dòng Tên. Thật ra, trong khi ở La Mã, Marihi đã gặp Đức Giáo hoàng và nhiều Hồng y, trình bày hoàn cảnh Giáo hội Đàng Ngoài.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Miguel là tên thánh một người Việt Nam. Có lẽ ông là một tu sĩ Dòng Tên theo Marini đi La Mã để học ở đó.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tên thánh một người Việt Nam là Damaso sinh quán ở Côi Trì. Xưa kia, Damaso đã cùng sống với Marini, nhưng hiện lúc đó đang ở bên India (Ấn Độ) có lẽ là đi học ở Goa. Chúng tôi không rõ, Damaso đi học bên Goa với tư cách là Kẻ giảng hay lúc đó ông đã gia nhập Dòng Tên rồi và như vậy ông đi học với tư cách tu sĩ Dòng Tên. Thật ra, trong sổ bộ Dòng Tên lúc đó, chúng tôi không thấy tên Damaso.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xứ Đông : miền Hải Dương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Từ Đàng Ngoài về Áo Môn, tầu chở Marini bị bão.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bên Đông : bên Hải Dương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đi làm phúc chẳng có khi dừng : đi làm các bí tích như giải tội, dâng Thánh Lễ v.v... và đi giảng nhiều nơi không ngừng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cha : Thời đó đôi khi các giáo hữu cũng gọi các Linh mục là Cha, nhưng vào năm 1659 chưa được phổ biến bằng danh từ Thầy, Thầy cả. Hiện nay, ở Việt Nam, người ta quen gọi các Linh mục là Cha, chứ không gọi là Thầy như xưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bên ấy : bên xứ Đông, tức là Hải Dương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Igreja : Danh từ Bồ Đào Nha. Ngày nay tiếng Việt gọi là Hội thánh, Giáo hội.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúa Jêsu ra đời : Chúa Jêsu sinh ra đời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Miguel tức là Francisco Rangel.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bento Thiện mong cùng đi Áo Môn với Rangel.
     
    Despot thích bài này.
  18. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TẬP « LỊCH SỬ NƯỚC ANNAM » VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA BENTO THIỆN

    Chúng ta biết, trong thư Bento Thiện gửi cho L.m. Marini ngày 25-10-1659, đã nhắc đến tập Lịch sử này. Thật ra, tác giả không cho nó một tên nào cả. « Lịch sử nước Annam » là tên mà chúng tôi tạm đặt cho tập tài liệu. Cũng theo thư của Thầy giảng Thiện, ông viết tập Lịch sử này trước khi viết bức thư năm 1659 cho Marini Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Như vậy, có thể hiểu là, ông soạn thảo đầu hoặc giữa năm 1659. Chắc ông không viết trong năm 1658, vì tháng 7-1658, Marini mới bỏ Đàng Ngoài về Áo Môn, rồi ông yêu cầu Bento Thiện viết tập Lịch sử nước Annam. Do đó chúng ta hiểu được rằng, tài liệu viết vào năm 1659.

    Tập Lịch sử nước Annam gồm 6 tờ giấy, tức là 12 trang, viết chữ nhỏ, phần nhiều các trang viết trong khổ 20 x29 cm. Tài liệu không ghi tên tác giả, nhưng nhờ chữ viết hoàn toàn giống nét chữ Bento Thiện, ngoài ra cũng chính BentoThiện đã nhắc đến nó trong thư gửi cho Marini năm 1659, nên chúng tôi dám quả quyết do Bento Thiện soạn thảo. Tài liệu mà chúng tôi trình bày ở đây là tập 1a via, có nghĩa là được gửi cho Marini bằng chuyến tầu thứ nhất ; còn tập 2a via cũng giống như tập nhất (1a via), và cũng do Bento Thiện chép lại, chứ không nhờ người khác chép. Cả hai tập đều đã tới tay Marini, lúc đó ông đang ở La Mã. Hiện giờ cả hai tập tài liệu này được lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã, và được sắp liền nhau trong cuốn Jap. Sin. 81 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tuy nhiên tập 1a via chưa bị mờ nhòa như tập 2a via. Cuối tài liệu, tuy tác giả không ghi dấu hiệu gì tỏ là kết thúc, nhưng có lẽ tác giả chủ ý chấm dứt ở đây.

    Tập Lịch sử Annam tuy vắn, nhưng vì tính cách quan trọng của nó, nên chúng tôi cho đăng lại nguyên văn, kể cả nguyên bản, hầu bạn đọc nghiên cứu dễ dàng hơn. Qua « Lịch sử nước Annam », bạn đọc sẽ thấy tác giả là người hiểu biết khá nhiều về văn học, xã hội Việt Nam :

    « Nước Ngô trước hết mới có vua trị là Phục Hi. Vua thứ hai là Thần Nông. Con cháu vua Thần Nông sang trị nước Annam, liền sinh ra vua Kinh Dương Vương. Trước hết lấy vợ là nàng Thần Long, liền sinh ra vua Lạc Long Quân. Lạc Long Quân trị vì, lấy vợ tên là Âu Cơ, có thai đẻ ra một bao có một trăm trứng, nở ra được một trăm con trai. Mà vua Long Quân là Thủy Tinh ở dưới biển, liền chia con ra : năm mươi con về cha ở dưới biển, mà năm mươi con thì về mẹ ở trên núi ; đều (?) thì làm Chúa trị mọi nơi.

    « Lại truyền dõi đến đời vua Hùng Vương, trị nước Annam được mười tám đời, cũng là một tên là Hùng Vương. Sau hết sinh ra được một con gái, tên là Mị Chu. Một nhà Sơn Tinh, một nhà Thủy Tinh, hai nhà đến hỏi lấy làm vợ, thì vua cha là Hùng Vương nói rằng : ai có của đến đây trước thì ta gả con cho. Nhà Sơn Tinh là vua Ba Vì đem của đến trước, thì vua Hùng Vương liền gả cho. Bấy giờ liền đem về núi Ba Vì khỏi. Đến sáng ngày nhà Thủy Tinh mới đến, thấy chẳng còn liền giận lắm ;hễ là mọi năm thì làm lụt, gọi là dơng nước đánh mà đánh nhau.

    « Ngày sau có giặc nhà Ân là người Ngô sang đánh vua Hùng Vương. Vua liền cho Sứ gia đi rao thiên hạ, ai có tài mệnh thì đi đánh giặc cho Vua. Sứ liền đi rao, đến huyện Vũ Đinh, làng Phù Đổng, thì có một con trai nên ba tuổi, còn nằm trong trõng, chẳng hay đi cũng chẳng hay nói, mà nghe tiếng Sứ rao qua, liền hay gọi mẹ mà hỏi rằng, hỏi rằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : ấy khách nào, đi gì đấy ? Mẹ rằng : Khách nhà Vua đi rao ai mệnh thì đi đánh giặc cho Vua, mà sao con chẳng dậy mà đi đánh giặc cho Vua, cho mẹ ăn mày bổng lộc. Thằng bé ấy bảo mẹ rằng : mẹ hãy gọi quan khách ấy vào đây. Mẹ liền đi gọi quan ấy vào, mới chiềng quan rằng : con tôi nên ba tuổi, chẳng hay nói cũng chẳng hay đi, tôi mới thấy sự lạ, mà khiến tôi ra gọi ông vào. Quan ấy liền hỏi rằng hỏi rằng : thằng bé kia, mầy muốn đánh giặc cho Vua chăng mà mầy gọi tao vào ? Bấy giờ thằng bé ấy nói rằng : mầy có muốn cho tao đánh giặc cho Vua, thì về bảo Vua đánh một con ngựa sắt, lại đánh một cái thiết vọt sắt đem đến đây, cùng thổi một trăm nong cơm, cùng một trăm cong rượu cho tao ăn uống. Quan ấy liền về tâu Vua thì Vua mừng, liền làm như vậy. Quân quốc Vua liền đem đến cơm cùng rượu, thằng bé dậy ngồi, liền ăn hết một trăm nong cơm, một trăm lực sĩ dọn chẳng kịp, rượu thì cớt cả và cong mà uống. Đoạn liền lên cỡi ngựa sắt ấy, liền hay chạy cùng kêu cả tiếng, ngựa liền đi trước, quân Vua thì theo sau, đi đánh giặc nhà Ngô, giặc liền chết hết, lại giật lấy bụi gai là ngà mà kéo lên mình quân giặc, nát thịt cùng gãy hết chân tay ra. Đánh giặc đoạn liền lên trên núi Sóc mà bay lên trời và người và ngựa. Nước Annam còn thờ đến nay, gọi là Đổng Thiên Vương, nói nôm gọi là đòi Vường Đống Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    « Ngày sau hết đời Vua Hùng Vương liền có Vua Thục Đế là Vua Kinh Dương Vương, mà Vua ấy xây thành ở huyện Đông Ngàn mà dựng một rùa vàng. Vua liền lấy vuốt nó mà làm lãy nỏ mà bắn ra đâu thì giặc liền sợ đấy.

    « Thuở ấy có một Vua là Triệu Vũ Hoàng sang đánh Vua An Dương Vương. An Dương Vương lấy nỏ mà bắn thì giặc liền chết. Mà Vua An Dương Vương sinh ra được một con gái tên là Mị Chu. Vua Triệu Vũ Hoàng thì có con trai tên là Trọng Thỉ. Mà Triệu Vũ giả nghĩa làm hòa thuận, mà hai bên gả con cho nhau. Vua An Dương Vương liền gả con cho con Vua Vũ Hoàng. Đến khi đã lấy được, ở làm nhà cha vợ ; thấy cha vợ đi vắng mặt, thì hỏi vợ rằng : Nào cái nỏ cha để đâu, lấy cho anh xem ? Vợ ngờ là thật dạ thì lấy nỏ ra cho xem. Chẳng ngờ có ý ăn trộm lấy lãy nỏ, mà làm lãy nỏ khác tra vào cho, kẻo còn thiêng đánh được cha mình. Đoạn bảo vợ rằng : anh về nước nhà cùng Vua cha, hoặc là ngày sau hai nước chẳng yêu nhau, thì anh để cho em một áo lông ngan Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; ví bằng có đánh [nhau] em [phải] theo Vua cha, thì lấy lông này làm dấu cho anh biết đàng mà đi cùng. Nói đoạn về nước nhà lấy quân đánh cha vợ, mà cha vợ ngờ nỏ còn thiêng thì bắn, chẳng ngờ đã mất phép ; mà giặc đánh đến thì chạy, mà con cũng cỡi ngựa theo cha ; mà giữ lời chồng bảo, liền lấy lông ngan bỏ dấu cho chồng theo. Vua chạy đến gần sông thì lại gặp cái rùa ngày trước cho vuốt ấy. [Rùa] liền bảo rằng : con Vua, ấy là giặc, xin Vua giết. Vua liền giết con mới khỏi giặc. Nàng ấy kêu khóc rằng : tôi lòng dại, nghe người vì chồng ; cho đạo cha muôn phần, tôi xin chết, máu này biến ra hột trai ở ngoài biển Đông. Nàng ấy liền chết, thì chồng theo chẳng kịp. Thấy vợ đã chết, thì đến đấy thấy có một giếng sâu, thì lòng thương vợ, liền gieo mình xuống mà chết nữa. Đến ngày [sau], có ai được hột trai Kinh xấu, thì lấy nước giếng ấy mà rửa, thì lại trong tốt. Ấy là duyên vợ chồng người ấy thì còn truyền đến nay.

    « Ngày sau Tô Định sang làm loạn phạt nước Annam. Khi ấy còn hai con gái là cháu Vua Hùng Vương tên là Trương Trắc, Trương Nhị, là hai đền Bà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đi đánh Tô Định. Ngô liền thua, mới lập nên đồng trụ trên Quảng Tây.

    « Đến đời sau, Vua Hán Quảng nhà Ngô lại sai Tướng Mã Viện cùng Lí Nam Đế cùng Trần Bá Tiên, Triệu Việt Vương cùng sang nước Annam mà ở một người một xứ. Đến ngày sau, Vua Đàng Vương lại sai Cao Chính Bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, lại có Cao Biền học phép thiên văn địa lí mà lập làm thành Đại La Kẻ Chợ.

    « Đến ngày sau lại dấy loạn, đặt làm 12 nhà Chúa, ở một người là một xứ, đánh lộn nhau : một là Công Hãn ở Bạch Hạc, hai là Nguyễn Khoan, ba là Ngô Vương, bốn là Nhật Khánh, năm là Cảnh Thạc, sáu là Xương Chức, bảy là Nguyễn Quê, tám là Nguyễn Thủ, chín là Nguyễn Siêu Lụy, mười là Ngô Quảng, mười một là Kiều Quận công, mười hai là Bạch Hổ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đều thì xưng làm mười hai đế vương, mà xưng làm Vua. Mọi ngày đánh nhau, thiên hạ ăn màm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chẳng được, lo buồn đói khát, những đi đánh nhau liên chẳng có khi dừng.

    « Ngày sau có một người ở phủ Tràng An, huyện Gia Viễn, con nhà kẻ khó quê mùa, tên họ là Đinh, mồ côi cha còn trẻ, mà mẹ khiến đi chăn trâu, mà các trẻ đặt mình lên làm Tướng mà đánh nhau cùng trẻ làng khác, thì lấy bông lau làm cờ, mình thì xưng làm Vua. Liền về nhà bắt lợn mẹ giết cho trẻ ăn thịt, gọi là khao quân. Mà chú thấy sự lạ làm vậy, thì dái Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phải vạ chăng, cầm gươm mà đuổi cháu. Cháu liền chạy đến ngã ba Đò Điềm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link từ nhiên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link liền thấy một con rồng vàng, nằm ngang sông, cháu liền đi qua khỏi như đi trên cầu. Chú thấy vậy liền lạy cháu mà trở về. Chú sang bên ấy, thiên hạ đến đầu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Làm đền đài lâu các, đến đâu đánh thì được đấy, lại đánh được mười hai Sứ quân là mười hai Vua trước. Đoạn trị nước Annam gọi là Vua Đinh Tiên Hoàng. Nước Annam mới có Vua riêng từ ấy. Thiên hạ được mùa giầu có phú quí, mà chẳng có ai dám làm loạn nữa. Trị vì được mười hai năm, thì trong nhà có kẻ làm tôi chẳng ngay, tên là Đỗ Thích. Vua tin nó cho ở chân tay gần mình. Ban đêm Vua nằm ngủ thì nó vào giết Vua ấy. Quan đại thần tên là Nguyễn Thục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thấy làm vậy, thì bắt mà làm tội nó. Người ta ăn thịt một người một miếng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vua sinh mới có một con trai, mẹ ẵm lên ngồi ngai mà trị. Khi ấy có giặc nhà Tống, ở Thanh Hóa, Nghệ An thì vợ Vua Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lo lắm thì rao rằng : có ai đánh được giặc ấy thì Bà lấy làm chồng, thì có một quan cả cũng ở làng ấy, có tài mệnh và khôn ngoan, liền đánh được giặc về, Bà ấy lấy làm chồng. Mà con bà ấy nên sáu tuổi qua đời Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì mình mới lên trị tên là Vua Lê Hoàn, trị được mười hai năm nên tật mà chết. Con cả liền lên trị, tên là Trung Tông, được có ba ngày. Em quỉ quái liền giết anh, cướp vì mà lên trị, tên là Lê Ngọa triều, tham trai gái chơi bời, bắt người ta làm sự quái gở dữ tợn, lên trị được ba năm mà chết. Vậy thì nhà Lê ba đời, được mười lăm năm mà thôi.

    « Ngày sau nhà Lí lên trị, cũng là người quan cả ở nhà Lê xưa. Thiên hạ thấy người ngay thảo, thì đặt lên làm Vua. Thiên hạ thái bình được mùa no đủ, làm thành ở Kẻ Chợ. Chiêm Thành sang tấn công. Vua nhà Tống được Ngô phong cho Giao Chỉ Quận Vương, chẳng có giặc giã, và được mùa. Vua sinh những con trai. Họ ấy trị vì được hai trăm năm. Vua ấy sống bảy mươi tuổi liền đi tu hành, liền truyền cho con là Thái Tông thứ hai, trị được hai mươi bốn năm, lại trị Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho Thánh Tông là thứ ba. Thiên hạ được bằng an ; trị được mười chín năm, lại truyền cho Nhân Tông là thứ bốn lên trị, thiên hạ giầu có. Mà Vua chẳng có trai, thì nuôi thì một con, để ngày sau lên trị, tên là Nhân Tông ; trị được sáu mươi năm mới truyền cho Thần Tông là thứ năm. Thần Tông phải tật biến ra thân hùm, kêu thâu đêm tối ngày ; có thầy Khổng lồ chữa mới đã. Trị được mười một năm, lại truyền cho Anh Tông là thứ sáu. Chẳng có loạn lạc. Trị được ba mươi chín năm, lại truyền cho Cao Tông là con thứ bảy khôn ngoan sáng láng, dựng làm lề luật, có phép tắc. Song le theo ý mình chẳng nghe tôi hiền can gián. Thiên hạ mất mùa, người ta cùng trâu bò gà lợn chết hết, vì Vua ở lỗi đạo Trời và mất lòng dân. Trị được ba mươi sáu năm, lại truyền Hiến Tông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là con thứ tám, hiền lành. Dân sự giàu có. Vua sinh chẳng có con trai, được một con gái, liền để cho con lên trị, cha đi tu hành ở chùa An Tử ; mà con là Chiêu Hoàng còn trẻ chửa có lấy chồng. Vậy thì nhà Lí đã mạt đời, trị hơn hai trăm năm mới hết đời.

    « Ngày sau nhà Trần là người ở làng Ức Hắc Hương phủ Thiên Tràng huyện Chân Định, có chú làm quan đại thần nhà Lí, liền đem cháu đến chầu Vua Chiêu Hoàng là đền Bà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Mà Vua ấy thấy người trai tốt lành làm vậy thì phải lòng. Bà ấy liền lấy làm chồng mà ra lệnh cho thiên hạ biết, mà để vì cho nhà trị. Năm năm mất mùa, mà trên trời thì làm tai gở lạ khốn nạn. Lại ra lệnh đi đánh Chiêm Thành, bắt Chúa nó đem về. Thiên hạ lại được mùa. Thái bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mới đặt tên Vua ấy là Nhân Tông. Trị được ba mươi chín năm.

    « Lại truyền cho con là Thánh Tông là thứ hai. Trước khi được mùa sau thì dài hạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có lửa cháy bay đến trời, cháy núi non. Tháng bảy thì lụt vào đền hai lần, người ta thì ở những trên thyền cùng bè. Lại thấy hai mặt trời. Mà trị được mười một năm, lại truyền cho Nhân Tông là thứ ba lên trị, đặt có lề luật phép tắt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thiên hạ phú quí. Lại làm chùa thờ bụt mà ở chùa. Thiên hạ chê cười rằng, dám Đạo Thích Ca Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà bỏ đạo chính. Trị được mười bốn năm.

    « Lại truyền cho Anh Tông là thứ bốn thông minh sáng láng. Dân thì phú quí. Trị được mười hai năm, lại truyền cho Minh Tông là thứ năm, mà chuộng dùng đạo bụt, yêu Sãi Vãi. Trị được tám năm, lại truyền vì cho Hiến Tông là thứ sáu, ở công bằng chính trực, thờ tổ tiên. Lại truyền vì cho Túc Tông là thứ bảy. Thiên hạ thái bình. Tháng bảy phải lụt cả Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và có nhật thực, trước mặt trời tối như đêm. Trị mười hai năm, liền có Giản Tu Công ăn cướp vì Vua mà lên, thì mất lòng thiên hạ vì chè rượu trai gái liên. Lên trị được mười chín ngày liền chết, mới có Vua trong Nghệ An. Chiêm Thành làm loạn. Trị vì được ba năm, liền để em là Duệ Tông. Chiêm Thành lại đánh trả. Mà trị được năm năm. Giản Định Hoàng lên Vua, giặc đuổi đến Kẻ Chợ, đốt hết đền đài. Vua chết mới đặt tên Thuận Tông. Thiên hạ cũng khốn nạn. Trị được mười năm liền đi tu hành, lại có Lí Li Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là con gian giết Vua mà lên. Triều đình chẳng nghe, lại đặt con Vua lên trị. Vậy thì nhà Trần truyền dõi được hai mươi đời, một trăm bảy mươi năm.

    « Họ Hồ là kẻ nghịch lên làm vua ở Diễn Chu phủ là Nghệ An, dòng dõi là Hồ Tôn Tinh, phải Thủy Tinh bắt nó, nó liền trốn đến đất Thanh Hóa. Song le vốn là con cái cáo, nhà quê ở chợ Đài Lèn, đời ấy dõi truyền được chín con trai. Hồ Vương hay chữ nghĩa, Vua Trần liền gả con cho là Công chúa Đức Dong. Vua phủ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho Hồ Vương làm quan lớn. Ngày sau thấy Vua già, còn thì còn trẻ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì Hồ Vương liền ăn cướp lấy nước, xưng mình là vua, làm đền ở đất Kim Bâu. Con Vua Trần là Thiên Khánh, cháu Vua Trần sợ liền trốn đi. Vua Hồ thấy vậy thì mừng lắm, liền lên làm Vua, mà đúc tiền chẳng nên thì khiến thiên hạ mua bán ăn tiền giấy ; lại lập làm thành Tây đô, thiên hạ khó nhọc lắm ; làm ba năm ở ba tháng mà thôi. Lại truyền cho Hán Thương là con, rằng cháu họ Trần. Hai cha con Vua Hồ gian tà, làm cho mất lòng thiên hạ lắm, trị được có tám năm mà thôi.

    « Thuở ấy Vua Vĩnh Lạc nhà Ngô sai quân sang phạt Vua Hồ. Vua Hồ đánh trả chẳng được, thì vào ẩn Nghệ An trên núi. Chẳng ngờ có một đứa phải vạ xưa mà Vua Hồ cầm tù nó, mà trốn khỏi. Nó nghe rằng, vua Ngô rao rằng : ai bắt được Hồ Vương thì cho làm quan cai nước Annam. Nó liền tham sự ấy mà đi ở cùng Vua Hồ, thì Vua ngờ là nó thật thà. Chẳng hay nó bắt lấy Vua Hồ đem đi nộp cho Vua Ngô. Ngày sau đem về Bắc Kinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thằng ấy thì Ngô lại giết nó vì nó chẳng có nghĩa cùng Thầy nó. Nhà Ngô lại tìm bao nhiêu học trò hay chữ nghĩa mà bắt về Bắc Kinh cho hết, kẻo ngày sau bày đặt lên làm Vua chăng.

    « Ngày sau có Đặng Dong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Cảnh Dị lo toan làm quân Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thuận Hóa, thi lấy rước Vua Trùng Quang ra mà đánh Ngô, mà Ngô lại bắt được đem về Bắc Kinh liền chết giữa đàng. Ngô liền cướp lấy nước Annam, ở được mười hai năm, làm thành lũy mọi nơi, ở Xứ nào thì làm thành Xứ ấy, mà bắt người Annam để tóc dài theo thói Ngô cho đến nay ; xưa thì nước Annam cắt tóc.

    « Đến ngày sau Vua Lê Thái Tổ là người đất Thanh Hóa, quê ở Lam Sơn, làm quan Phụ đạo, nuôi được bốn nghìn quân, cơm chín (?), ai có tài khôn ngoan thì nuôi. Trời lại cho gươm gọi là Thần kiếm. Đêm ngày lo toan chước, sắm sửa đánh trả Ngô, thì rao hết Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Thuận Hóa, làm quân mà sắm sửa đánh trả Ngô ; thì Ngô thấy vậy thì sai quân đánh Vua Lê Thái Tổ. Vua Lê liền chạy lên đàng đòi voi. Làng liền cho voi mệnh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link,mới mở xuống Quảng Nam, Nghệ An, mà đánh ra đến đâu thì quân Ngô chạy đấy, mà giết nhiều người lắm. Ngô lại sai Tướng Liễu Thăng cùng nhiều quân lắm. Người ta rằng, mài gươm mòn trái núi, ngựa thì uống cạn nước sông, đến đâu thì cầy cấy ăn đấy. Vua Lê Thái Tổ đuổi Ngô chạy, liền chém được Tướng Liễu Thăng, lại bắt được Hoàng Phúc, quân chết bỏ đầy đồng. Nhà Ngô liền thề, liền trở về, rằng, tự này về sau chẳng sang ở đến đây nữa. Vua Lê Thái Tổ dẹp đã an thiên hạ, mới đổi tên là Thuận Thiên, trị được ba năm lại đổi tên khác là Thái Báu. Thiên hạ bằng an. Vua đã tám mươi tuổi già, liền để quyền cho Thái Tông, lên trị được mười năm, làm nên đền các. Bấy giờ nước Lào, nước Buòn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tấn công Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link làm tôi. Vua Thái Tổ trị được chín năm. Thiên hạ thái bình, dân phú quí. Chiêm Thành Trì Trì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng đến làm tôi. Vua đi đánh bắt được Chúa Lời Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trai gái, đem về nước Annam cho ở trại làm ruộng cho Vua. Song le nó chẳng có ăn thịt, cho đến nay cháu con nó ăn thịt là họa. Vua mới đặt có bên Văn Vũ, Khoa Đài, Lục Bộ, Lục Khoa, Hàn Lâm Đông Các, Nội Đài, Ngoại Hiến, Phủ Huyện, Thừa Ti, đặt có Thập nhị Thừa Tuyên. Thiên hạ tối đâu thì nàm đấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chẳng có ai dám ăn cướp trộm gì. Trị được ba mươi tám năm, liền để cho con là Hiến Tông trị được bảy năm, được mùa no đủ, thì Vua liền mất. Thiên hạ mới đặt con thứ ba lên làm Vua, tên là Thái Trinh. Trị được bảy tháng, chẳng có con, liền truyền cho Đoan Khánh lên làm Vua, tham trai gái, chè rượu, mất lòng thiên hạ ; mới đặt Hồng Thuận lên làm Vua được bảy năm, có Trịnh Sản là Nguyễn Quốc công làm loạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thiên hạ mới đặt Quang Thiệu lên làm Vua. Lại có Trần Cao làm loạn, Vua liền sang ở Bồ Đề. Thiên hạ mất mùa. Trị được năm năm liền ra ở San Lâm bề ngoài. Thiên hạ liền lấy em thứ hai lên trị, tên là Cảnh Thống, trị được năm năm, nhà Lê hết.

    « Ngày sau mới có một ở Chè Giai, tên là Mạc Đăng Dong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ở làm lực sĩ nhà Vua Lê, tên quan là Đô Giai, có tài, khôn ngoan mạnh khỏe. Thấy nhà Lê đã yếu chẳng còn ai, liền về Xứ Đông làm quân, mà trẩy lên ăn cướp nước, mà đặt mình lên làm Vua, đặt tên là Minh Đức, đời Vua Đại Minh tên là Gia Tĩnh. Nhường vì cho con là Đại Chính. Thiên hạ có phép tắc mà được mùa no đủ. Chẳng có ai trộm cướp ai. Trị vì được mười một năm liền chết. Thiên hạ mới đặt con lên là Hiến Tông, lại đổi tên là Quảng Hòa. Trị được sáu năm liền chết, mới đặt con là Vĩnh Định còn trẻ ẵm lên ngồi ngai ; mà chú là Khiêm Vương mọi năm vào đánh Thanh Hóa, Nghệ An, thì thiên hạ được mùa phú quí, chẳng có trộm cướp, đêm nằm thì chẳng có nghe chó cắn, mới đổi tên là Cảnh Lịch, lại đổi tên khác là Quang Báu. Thiên hạ ăn uống chơi bời, chẳng có sự gì lo. Được năm năm lại đổi tên Hồng Ninh, thì thiên hạ cũng chơi bời ăn uống. Song le mê sự trai gái liền về đóng Xứ Đông, làm con nhà dòng dõi công thần, con Vua cháu Chúa, thiên hạ chầu chực, và được mùa liên. Thuở ấy nhà Lê đã hết, còn một ông Hương Quốc công là họ Nguyễn ra đầu làm tôi nhà Mạc. Đến nửa mùa liền trở về Thanh Hóa, làm được bốn trăm quân. Lại có Chúa Minh Khang Thái Báu mồ coi cha còn trẻ, ở cùng ông Hương Quốc công, có tài mạnh, ăn một bữa là là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link một nồi bảy cơm, đi đánh đâu thì được đấy. Bấy giờ Ông Hưng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho cai quân, mà lại gả con cho. Ngày sau ông Hưng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chết, thì ông Chúa bấy giờ liền làm binh, lấy quân Thanh Hóa, Nghệ An, thì nhà Mạc lại vào đánh trăm trận trăm thua, thì Chúa Minh Khang liền mở ra đóng xứ Bắc được ba năm, mà Vua nhà Mạc thì còn ở Kẻ Chợ, chẳng có ai đánh được ai. Chúa Minh Khang mới đặt Vua nhà Lê lên là họ còn trị bây giờ. Tên vua ấy là Chính Trị. Ngày sau Chúa Minh Khang già thì con cả người đem quân ra đầu nhà Mạc, con thứ hai còn mọn, thì đem được ba nghìn quân vào Lũy Ría cùng đem Vua Chính Trị vào, ở được mười ba năm, giặc thì ở ngoài chẳng vào được. Đức Chúa Tiên ra rứơc được con vào đặt lên làm Vua, tên là Ja Thái Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vua nhà Mạc ở Kẻ Chợ tên là Quang Báu, mới cải hiệu là Hồng Ninh, lại sai quân vào tháo nước cho mất lúa ba phủ Thanh Hóa bốn năm trận, có khi ở chín tháng mới về.

    « Chúa Tiên ởtrong Lũy Ría được ba năm, cũng có Văn Vũ, có tài trí cùng là lòng hay yêu thương người ta, cũng hay liệu chước, mà đánh đâu được đấy. Đức Chúa phụ chính vào đánh Thanh Hóa tên là Vua Quang Hưng, mở ra đánh đâu được đấy ; vào đánh Thanh Hóa đến huyện Quảng Xương. Chúa Tiên đuổi bắt được hơn nghìn người đem về cho cơm áo lại tha về. Nhà Mạc từ ấy đến sau chẳng còn vào Thanh Hóa nữa.

    « Ngày sau Đức Chúa Tiên mở ra đánh Đàng Ngoài, trẩy đến Vân Sàng lại gặp nhà Mạc vào đánh. Chúa Tiên liền rằng : ta trở về. Nhà Mạc liền theo, mà Chúa Tiên liền đặt quân ngoài biển, trở lại chém chết bỏ xác đầy bãi cát, mới gọi là trận bái trời, gần Kẻ Vó. Ngày sau Chúa Tiên ra đánh Xứ Tây, cũng giết nhiều người, gọi là trận đồng bún. Quân Chúa Tiên thì chẳng đầy bốn muôn ; quân nhà Mạc thì nhiều lắm, đóng đầy đồng, kể chẳng xiết. Chúa Tiên liền đuổi, Vua Hồng Ninh liền chạy mà quân chết đầy đồng. Ngày sau Chúa Tiên ra phá Kẻ Chợ, bắt được một quan tướng tên là Thường Quốc công, Chúa Tiên lại trẩy về Thanh Hóa. Vua Hồng Ninh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại sang đóng Kẻ Chợ. Ngày sau Chúa Tiên ra Kẻ Chợ thì Vua Hồng Ninh liền chạy lên ở huyện Phượng Nhãn mà xuôi về miền quê là Chè Giai. Chúa Tiên lại sai quân đi, liền bắt được đem lên Kẻ Chợ. Thiên hạ liền an, mới lại về Thanh Hóa mà rước Vua Quang Hưng ra trị Kẻ Chợ.

    « Họ nhà Mạc thì trốn lên Cao Bằng hết, còn có ai ở đâu thì Đức Chúa lại bắt. Nước Annam đã an hết về làm một nhà Lê mà thôi. Còn ông Đoan là cha ông Thụy ở trong Hóa xưa, thì Chúa Tiên đòi ra ở làm tôi, mà ông ấy thấy Chúa chẳng yêu đãi cho đủ bao nhiêu, thì ông ấy lại trốn vào ở Quảng, thì Đức Chúa ngờ là về Thanh Hóa ; chẳng ngờ Ông ấy đã vào Hóa, thì Đức Chúa theo. Song le chẳng theo kịp, thì lại trở ra Kẻ Chợ mà trị cho đến con cháu bây giờ. Rày lại đánh nhau cùng Kẻ Quảng. Song le chửa biết đời trị loạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì chửa có tra vào sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    « Thói nước Annam, đầu năm mùng một tháng giêng, gọi là ngày Tết. Thiên hạ đi lạy Vua, đoạn lạy Chúa, mới lạy ông bà ông vải, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì lạy Vua Chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước. Ăn tết ba ngày, mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai, mùng ba, ngày nào tốt, thì Vua Chúa đi đền giao, gọi là nhà thờ Trời, hiệu Thiên Thượng Đế Hoàng Địa Kì. Vua Chúa đi lạy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an. Đến mùng bảy mùng tám mới hết, cùng làm cỗ cho thiên hạ ăn mười ngày. Lại xem ngày nào tốt mới mở ấn ra cho cho Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thiên hạ đi chầu cùng làm việc quan, cùng hỏi kiện mọi việc ; lại làm như trước mới khai quốc, thiên hạ vào chầu Vua. Từ ấy mới có phiên đi chầu. Nội Đài, Ngoại Hiến, Phủ Huyện, quan đảng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nha môn, mới có kiện cáo. Đến trung tuần mới có Khánh thọ bảo thần cho thiên hạ mừng tuổi Vua. Ai có nghề nghiệp gì thì làm cho Vua xem. Đến hạ tuần tháng giêng, Đức Chúa lại Tế Kỳ Đạo dưới bãi cát, làm đàn thờ. Trước thì thờ Thiên Chúa Thượng Đế một đàn, là một đàn từ Vua Lê Thái Tổ cho đến nay, một đàn thì thờ Thần Kì Đạo. Đức Chúa lạy ba đàn này. Đoạn đến đàn Thần Kì Đạo, Đức Chúa lạy đoạn, liền chỉ gươm cùng chém, lại bắn cung. Đoạn lại đánh trống mà chỉ gươm cho thiên hạ bắn súng mới đuổi đi, thì gọi là khao quân. Đoạn liền về tập voi tập ngựa, gọi rằng đã hết năm mới. Đến mùng hai tháng hai, lại ăn Tết ngày ấy. Song le, mặc có nơi ăn nơi chăng. Đến mùng ba tháng ba lại ăn Tết gọi là ăn ưởi. Xưa rằng, có Người giái tử (?) sui người ấy gián Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vua một hai sự ; Vua chẳng nghe, thì người ấy trốn lên ở rừng. Vua đòi chẳng về thì Vua đốt rừng cho về ; người ấy chẳng ra, còn ở, thì lửa cháy đến liền chết. Thiên hạ thương người ấy thì làm giỗ ngày ấy, gọi là Tết tháng ba, liền bánh trôi nước mà ăn cho mát. Đến mùng năm tháng năm, lại có Tết gọi là Tết Đoan ngũ, thì có nhiều ý : một là thiên hạ đi lạy Vua Chúa cùng lạy tổ tông nhà, Vua Chúa ngày ấy ban quạt cho thiên hạ, quạt trắng có chữ ; hai là đời xưa có một người ở cùng Vua cũng gián Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chẳng được việc nước, thì xuống biển mà chết, tên người ấy là Quát Nguyên, thì thiên hạ ăn Tết ngày ấy cùng đi bơi thuyền, gọi là đi tìm người ấy dưới biển, đến bãi hát bội cũng vậy ; ba là kẻ làm đồng cốt, thầy bói cùng các thầy có dạy ai sự gì thì cũng đi Tết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà đơm tiên sư ngày ấy. Đến tháng sáu thì thiên hạ những thứ dân làm ruộng làm cỗ mà giỗ vua Thần Nông là kẻ dựng ra cho thiên hạ các giống lúa. Đến ngày nào cả nước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì Đức Chúa chèo thuyền cùng bắn súng lớn cho quen, gọi là đua thủy. Đến tháng bảy là Tết mùa Thu, ai có cha mẹ, anh em, vợ con mới chết, thì đến tháng bảy phải làm cỗ cho làng ăn ; nhà giầu thì làm chay đọc kenh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mấy ngày thì mặc lòng, mà xin cùng Bụt địa tạng Mục Liên cho linh hồn được siêu sinh Phật quốc lên thiên đàng, cùng đốt áo mão cùng các vật cho cha mẹ. Đến ngày rằm tháng bảy mới đốt ma cho ông bà ông ông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vải. Đức Chúa lại ban tiền cho con cháu những kẻ có công cùng Vua Chúa mà chết ; thì hễ là mọi năm đến ngày ấy, thì cho tiền đốt mã. Ngày ấy gọi là Trung nguyên tha tội, cũng chẳng có đi chợ ngày ấy, rằng, để cho ma quỉ họp ngày ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ngày ấy ai có tội gì hèn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cầm trong tù, thì cũng tha nó cho về nhà. Đến tháng tám lại có Tết Trung thu, thì thiên hạ cùng ăn cùng hát chơi vậy. Đến mùng mười tháng mười, thiên hạ chẳng có ăn Tết. Ngày ấy có một Thầy Phù thủy cùng Bà cốt ăn Tết ấy. Đến tháng chạp, ai có mồ mả cha mẹ, anh em, vợ chồng, thì làm cỏ cùng đắp lại cho tốt cùng sạch sẽ ; cũng có làm cỗ mà đơm. Đến gần ngày Tết, Vua Chúa ban lịch cho thiên hạ xem ngày. Đến ngày ba mươi thì Đức Chúa đi giội Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, gọi là bỏ mọi sự cũ đi mà chịu mọi sự mới. Đến mùng một, liền lên nêu mọi nhà cho kẻo quỉ cớt lấy. Rằng, nhà ai có nêu là đất Bụt, nhà nào chẳng có nêu, ấy là đất quỉ. Xưa người ta nói truyền rằng, một Bụt một quỉ thì giành đất nhau. Bụt rằng : tao có một áo Casa nầy, tao trải đến đây Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì đất tao đến đấy. Bấy giờ Bụt lấy áo mà trải ra liền hết đất, thì quỉ phải ra ở biển. Hễ là đến ngày hết năm, thì quỉ lại ăn cướp đất nhau. Ai chẳng có nêu, nhà hay là đất thì về quỉ ; cho nên thiên hạ phải nêu. Các sự thay thảy.

    « Bằng sự cái phép tế các nơi, đầu năm là tế Thượng Đế nghĩa là Thiên Chúa, tế Xã Tắc nghĩa là tế Thiên Thần, tế Khổng Vân là tế kẻ làm mưa gió, tế thánh là tế Ông Khổng, thì Phủ Huyện quan tế các Thần mọi nơi thiên hạ.

    « Bằng phép để tang cho cha mẹ đã chết, anh em, chú bác, cô, cậu, dị Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mợ, thì đã có thứ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Con để cho cha mẹ 3 năm ; vì mẹ còn ở cùng cha cho đến già, thì để tang ba năm. Cha chết trước, hay là cha để mẹ, mà mẹ lấy chồng khác, thì con để tang cho một năm. Vợ phải để cho chồng cũng ba năm, mà chồng để cho vợ một năm. Song le mặc ý ai, sự ấy quan chẳng có bắt. Song le sự sau này, ai chẳng có giữ cho nên thì có vạ : cháu trai chẳng còn cha, để cho ông ba năm, còn cha để Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì để một năm, cháu gái để năm tháng. Anh để cho em một năm, em để cho anh cũng vậy. Em cha hay là chị cha, con gọi là bác cùng chú hay là cô, cũng để một năm. Ví bằng cô đã có chồng, thì cháu để cho chín tháng. Anh mẹ hay là em mẹ, gọi là cậu dị Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì cháu để cho ba tháng ; vú cho nuôi cho bú cũng ba tháng. Có ở cùng cha gẻ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì để một năm, chẳng có thì ba tháng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    « Bằng phép lấy vợ, trước thì xem hai bên có đẹp lòng chăng, thì nhà trai đi hỏi, lấy trầu cau đến mà nói cùng nhau. Nhà gái có gả, thì nhà trai liền xem tuổi cùng xem số có tốt chăng, mới đi hỏi lại. Nhà giầu thì con lợn hay là bò như của làm tin cậy ; nhà khó thì cá hay là gà. Trai thì đi làm rể ở nhà cha vợ ba năm, mà hai bên xem ý nhau, có đẹp lòng cùng hiền lành thì mới lấy. Liền đi chịu lời là hẹn ngày, hoặc là bò lợn cho họ ăn, đoạn mới cưới, hoặc là trọng hèn, thì cho nhà trai ăn ngày trước, đoạn liền để một bàn độc giữa nhà ; có ai đi ăn cưới, cậu, cô, chú, bác, anh em, có ai cho của gì, vàng bạc, lụa, tiền, vải vóc, cácsự, thì để trên bàn độc ấy cho. Đoạn hai vợ chồng ra lạy họ hàng. Đến ngày sau nhà gái mới lại ăn cưới, có con hát hát mừng. Đoạn xem ngày nào tốt cho nhà gái, mới đưa con về cho nhà trai, mới cho của cải, ruộng nương, tiền bạc, lúa thóc, trâu bò, gà lợn, các vật, cho con về cùng chồng. Đến ngày có con để Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link được bảy ngày thì đơm mộ bà : con trai thì bảy ngày, con gái thì chín ngày. Năm sau đến ngày ấy làm cỗ cho người ta ăn, gọi là ăn tôi tôi. Họ hàng có đi ăn, thì lại cho tiền bạc ngày ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vua Chúa cùng nhà quan thì gọi là Vía, đạo Đức Chúa Trời thì gọi là Sinh nhật. Vua Chúa có rước Vía, thìthiên hạ đi lạy cùng đem của đi tấn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho Vua Chúa, mà người lại ban cho các con, quan thì cho áo cùng tiền, quân dân thì ăn cỗ.

    « Trong nước làm viạc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link quan, một năm hai quí, hai thoế Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cùng lễ khánh thọ, lễ bài biểu, lễ tết, lễ tiết liệu, lễ giỗ, lễ đoan ngũ, mặc có sở cai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link làm một năm chín lễ.

    « Bằng sự chức bên Vũ thần, trước thì chịu Nam tước, Béc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tước, Hầu tước, Hữu điểm thự Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vệ, Tham đốc, Quận tước, Quận công, Đề đốc, Đô đốc, Tả phủ, Hữu phủ, Thiếu bảo, Thiếu phú, Thái úy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Thái bảo, Thái phú, Thái úy, Thái sư, Phú tướng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Hữu tướng, Phú nguyên súy, Đô nguyên súy, Đại nguyên súy. Ấy là chức bên Vũ.

    « Bằng sự kén thiên hạ, thì sáu năm mới một lần ; ai già thì bỏ ra, trai thì lấy làm lính đánh giặc. Ai thứ nhất gọi là nhất hạng, hai là nhị hạng, ba là tam hạng. Ai hèn thì bỏ về tiểu hạng, ai quề Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì bỏ rằng bất cự, ai đã già thì bỏ lão nhiêu. Ai có cha làm quan đời trước thì cho công thần. Kẻ ở chùa cùng kẻ đi hát, thì về đàng khác. Thầy thuốc cùng các nghề, thì có chức riêng.

    « Bằng sự bên Văn, ba năm lại thi một lần gọi là Hương thí ; trước thì đi khảo xã, ai có chữ mới lấy tên : đại xã thì hai mươi người, trung xã mười lăm người, tiểu xã mười người. Đoạn xem ai có hay chữ, thì dưng sổ cho nhà huyện, thì học trò đi khảo nhà huyện có đỗ thì lại khảo nhà phủ. Ai hay hơn thì cho tên nhất, gọi là ưu, thứ hai là tứ tràng, thứ ba là tam tràng. Đoạn mới họp lại làm một xứ là một tràng mà thi. Có quan giữ áp tràng, bên Văn thì quan Tấn sĩ, bên Vũ thì quan Đô đốc, Công đàng, cùng nhà Ti, nhà Hiến. Mà học trò vào tràng thứ nhất gọi là Kinh nghĩa. Khảo sách mười ngày liền ra bảng cho thiên hạ xem tên. Ai đỗ thì ở lại mà thi. Ngày sau gọi là tràng Lục ; ai đỗ ngày Lục thì lại vào ngày Phú. Đỗ ngày Phú thì gọi là Sinh đồ. Lại thi một ngày nữa, gọi là ngày Sách. Ai đỗ ngày Sách thì gọi là Hương cống. Đến năm sau, những kẻ Hương cống mới ra thi ngoài Kẻ Chợ trong Đền, có Vua Chúa quan Triều cùng thiên hạ đi ngày ấy, thì gọi là Hội thi. Ai đỗ bốn ngày mới gọi là Tấn sĩ, liền ra bảng cho thiên hạ biết. Những quan Tấn sĩ ấy liền đi lạy Vua Chúa, đoạn lại về học một tháng mới thi lại. Ai thuộc chữ hơn, đứng thứ nhất gọi là Trạng nguyên, thứ hai là Bảng nhãn, thứ ba là Thám hoa, thứ bốn là Hoàng giáp, thứ năm là Chính Tấn sĩ, thứ sáu là Đồng Tấn sĩ. Ngày sau Chúa cho đi làm quan các Xứ, lại có chức là Hàn lâm. Khi trước chịu cấp Công là coi các thợ, cấp Hộ là coi các việc đàng, cấp Binh là coi các việc quân quốc, cấp Lễ là coi các lễ quí thuế, cấp Lại là coi các việc bên lệnh sử. Lại lên chức khác là Đô công, Đô Hình, Đô Binh, Đô Lễ, Đô Hộ, Đô Lại. Lại chức khác là Hữu Công, Hữu Hình, Hữu Binh, Hữu Hộ, Hữu Lễ, Hữu Lại, Tả Công, Tả Hình, Tả Binh, Tả Lễ, Tả Hộ, Tả Lại, Thượng Công, Thượng Hình, Thượng Binh, Thượng Lễ, Thượng Hộ, Thượng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thượng chưởng Lục Bộ thì coi hết thay thảy. Thượng Công xem việc các chợ, Thượng Hình xem việc bàn kiện, Thượng Binh xem việc quân quốc, Thượng Hộ xem việc đắp đàng, Thượng Lễ xem việc tế lễ, Thượng Lại xem việc các bên Văn. Trong triều thì nhà Đô đài ; bề ngoài nhà Hiến, nhà Ti hỏi kiện. Còn các Hương Cống thì cũng cho đi làm Phủ, Huyện quan, cùng các chức thay thảy.

    « Bây giờ kể các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng nam, Thuận Hóa, Đông Tây Nam Bắc.

    Thanh Hóa có bốn phủ, mười hai huyện cùng có ba chu :

    Thiệu Thiên phủ : tám huyện, hai trăm sáu mươi xã, bảy mươi hai sách, ba mươi trại.

    Hà Trung phủ : bốn huyện, tám mươi bốn xã, mười mộttrại.

    Tĩnh Gia phủ : ba huyện, tám mươi lăm xã, một thôn.

    Thanh Đô phủ : hai huyện, sáu mươi lăm xã.

    Nghệ An xứ :chín phủ, mười hai huyện, hai chu : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đức Quang phủ : sáu huyện, một trăm sáu mươi chín xã.

    Thanh Đô phủ : một huyện, bốn chu, năm mươi hai xã.

    Diến Chu phủ : hai huyện, năm mươi chín xã, mười thôn.

    Anh Đô phủ : ba huyện, năm mươi xã, mười hai động.

    Quế Chu phủ : một huyện, hai mươi động.

    Ngục Ma phủ : một chu, hai mươi bảy động.

    Phú An phủ : một chu, ba mươi động.

    Trấn Ninh phủ : bảy huyện, bảy mươi mốt động.

    Thuận Trung huyện : mười một động.

    Thuận Hóa : hai phủ, bảy huyện, ba trăm bốn mươi mốt xã, bảy mươi ba sách.

    Bố Chính : sáu mươi xã, bốn mươi trại.

    Quảng Nam xứ : bốn phủ, bảy huyện, một trăm mười tám xã, ba mươi bốn trại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Hải Dương xứ : bốn phủ, bảy huyện, hai trăm mười tám xã, ba mươi bốn trại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nam Sách phủ : bốn huyện, một trăm bảy mươi bốn xã, hai mươi mốt thôn.

    Hạ Hồng phủ : Bốn huyện, một trăm chín mươi ba xã, hai mươi mốt trại.

    Thượng Hồng phủ : ba huyện, một trăm ba mươi sáu xã.

    Sơn Nam xứ : mười một phủ, bốn mươi hai huyện.

    Khoái Chu phủ : năm huyện, một trăm bảy mươi bốn xã.

    Thái bằng phủ : bốn huyện, một trăm mười một xã, ba mươi mốt trại.

    Kiến Xương phủ : ba huyện, một trăm bốn mươi xã, ba trại.

    Tiên Hưng phủ : bốn huyện, chín mươi tám xã.

    Thường Tín phủ : ba huyện, một trăm bôn mươi ba xã, hai mươi mốt trại.

    Ứng Thiên phủ : bốn huyện, một trăm chín mươi ba xã, bảy trại.

    Lí Nhân phủ : năm huyện, hai trăm mười tám xã, tám trại.

    Thiên Tràng phủ : bốn huyện, một trăm ba mươi hai xã, ba mươi bảy trại.

    Nghĩa Hưng phủ : bốn huyện, một trăm sáu mươi ba xã, bốn trại.

    Tràng An phủ : ba huyện, một trăm mười một xã, bốn mươi trại.

    Thiên Quan phủ : ba huyện, sáu mươi xã, hai động.

    Sơn Tây xứ : sáu phủ, bốn huyện, hai chu.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Quốc Ủy phủ : năm huyện, một trăm sáu mươi mốt xã, mười sáu trại, hai mươi bốn động.

    Tam Đái phủ : sáu huyện, hai trăm năm mươi mốt xã, mười ba chu.

    Đào Giang phủ : bốn huyện, một trăm năm mươi bảy xã, mười bảy trại…

    Đoan Hùng phủ : năm huyện, một trăm mười lăm xã, sáu mươi trại.

    Trì Giang phủ : hai huyện, sáu mươi xã, ba trại.

    Quảng Uỷ phú : hai huyện, bay mươi bảy xã.

    Kinh Bắc xứ : bốn phủ, hai mươi huyện.

    Thuận An phủ : năm huyện, một trăm chín mươi bảy xã.

    Từ Sơn phủ : năm huyện, một trăm chín mươi bốn xã.

    Kình Sơn phủ : sáu huyện, hai trăm ba mươi bảy xã.

    Bắc Hà phủ : bốn huyện, một trăm ba chín xã, một trại.

    An Bang xứ : một phủ, ba huyện, tám mươi bốn xã, một trăm hai trại.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nghi Hóa phủ : ba huyện, hai chu, một trăm hai mươi tám động.

    Hỉ Hưng phủ : một huyện, năm chu, bảy mươi hai trại.

    An Tây phủ : mười chu, năm mươi tám động.

    Kình Sơn xứ : một phủ Tràng Kénh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, phủ Bãi Chu, một trăm ba mươi mốt xã, hai mươi sáu trại.

    Thái Nguyên Xứ : Phú Bằng phủ, bảy huyện, hai chu, một trăm hai mươi bốn xã.

    Thảo Nguyên phủ : một huyện, một chu, tám mươi xã, mười ba trại.

    Cao Bằng phủ : bốn chu, một trăm ba mươi hai xã, ba mươi lăm trại.

    Phương Thiên phủ là Kẻ Chợ : hai huyện, kể những phường phố, chẳng có xã.

    Thọ Xương huyện : Mười tám phường.

    Quảng Đức huyện : mười tám phương.

    Cả và thiên hạ : năm mươi mốt phủ, một trăm bảy mươi hai huyện, bốn mươi tám chu, bảy nghìn chín trăm tám mươi bảy xã.

    Nước Annam đi bề dọc từ Kẻ Quảng cho giáp cõi Đại Minh, đi bộ năm mươi ngày.

    Bên ngang từ biển đến rừng đi hai ngày.

    « Thói nước, trong nhà thì thờ Tiên sư, là dạy học các nghề nghiệp gì, thì có Tiên Sư thay thảy.

    « Bếp thì thờ Táo quân, gọi là Vua bếp. Nó lấy chồng trước thì sa vào lửa mà chết, nó lại lấy chồng sau mà lòng còn thương nghĩa chồng trước, thì chồng sau đi xem nơi lỗ xưa, thì mình Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng sa xuống mà chết. Chồng sau thấy vợ chết, thì cũng gieo mình xuống mà chết, thì ba người vào một lỗ ấy ; thì người ta nói bày đặt rằng : ấy là Vua bếp, thì phải cậy cho làm mọi việc nên.

    « Sự Thổ công thì thờ ngoài vườn. Vì xưa có một người ở bên Ngô, ở xứ Hồ Quảng, hay đi săn chơi trên rừng. Ngày ấy thấy một trứng bỏ giữa đàng, thì người ấy lấy về mà để chơi. Ngày sau trứng nở ra được cái rắn. Liền cho nó ở nhà, thì nó đi bắt gà lợn người ta mà ăn thịt, hết nhiều của người ta lắm, thì người ta kêu. Ông ấy liền đem nó lên trên rừng là nơi trứng cũ ngày xưa, mà rằng : con ở đây, chớ về nhà làm chi, con sẽ kiếm ăn rừng này vậy. Nó liền ở đấy, có gặp ai thì bắt ăn thịt dù là trâu bò hay là ngựa cũng vậy. Thiên hạ sợ, chẳng có ai dám lại đấy nữa, thì kêu cùng Vua rằng : đất ấy có cái rắn dữ, chẳng có ai đánh được nó. Mà Vua có sai ai đi, thì nó cắn chết, thì chẳng còn ai dám đi. Vua liền rao thiên hạ rằng, ai mà đánh được con rắn ấy thì Vua cho làm quan. Thấy vậy, người nuôi nó ngày trước, liền chịu lệnh Vua mà đi đến nơi nó ở. Nó liền ra toan cắn ông ấy, thì ông ấy rằng : con cắn ông ru, này là ông nuôi con ngày xưa, mà con chẳng biết ông ru ? Nó liền đến chân ông ấy, như lạy người vậy. Ông ấy liền chém một lát, nó chết liền. Ông ấy về tâu Vua, thì Vua phán cho làm quan ; thì ông ấy rằng : tâu Vua, tôi chẳng đáng làm quan. Vua phán rằng : mày muốn đí gì thì tao cho. Ông ấy rằng : tôi muốn ăn cho đủ ; thì Vua cho hễ là trong xứ ấy có của gì mới thì cho ông ấy ăn trọn đời. Vì Vua để cho coi đất ấy, đến ngày sau ông ấy chết, thì xứ ấy còn thờ ông ấy như xưa, gọi là Chúa đất. Đến ngày sau có người Annam đến đấy thấy, liền bắt chước mà về nhà làm làm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nơi thờ, mà nói rằng, Chúa đất. Cho nên người ta bắt chước người ấy cho đến nay. Ai ở đâu thì có thờ Thổ công đấy cho sức khỏe.

    « Chùa thờ Bụt thì một làng là một chùa, nhà thờ Thần thì cũng vậy, chẳng kể được cho hết.

    « Nghệ An xứ, những nhà thánh thờ Đức Chúa Trời, Được bảy mươi lăm nhà thánh.

    Sơn Nam xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh.

    Hải Dương xứ được ba mươi bảy nhà thánh.

    Kinh Bắc xứ được mười lăm nhà thánh.

    Thanh Hóa xứ được hai mươi nhà thánh.

    Sơn Tây xứ được mười nhà thánh ».

    Tài liệu « Lịch sử nước Annam » mà chúng ta vừa đọc, được chia làm hai phần : phần nhất, thuật lại lịch sử chính trị nước Việt nam xưa từ đầu đến đời Chúa Trịnh Nguyễn, tuy nhiên, tác giả chỉ kể hết sức đại cương ; phần hai, tác giả viết tương đối dài về phong tục, xã hội, địa lý hành chính và số chùa cùng nhà thánh tức nhà thờ Công giáo. Tập tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện lịch sử chữ quốc ngữ ; còn về phương diện xã hội, thì phần hai của tài liệu cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn bộ mặt Việt Nam thời đó. Cũng vì vậy mà chúng tôi trình bầy tập tài liệu này ở đây.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dù tài liệu này được viết trước, nhưng vì dài, nên chúng tôi sắp sau bức thư ngày 25-10-1659 của Bento Thiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ARSI, JS. 81,f. 248-259v. Riêng tập Lịch sử chúng tôi trình bày ở đây, tuy là tập 1a via, nhưng lại sắp sau tập 2a via, từ f. 254-259v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nên ba tuổi : lên ba tuổi. Trong trõng : trong chõng. Hỏi rằng : tác giả viết hai lần hỏi rằng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đòi Vường Đống : có lẽ Bento Thiện muốn nói là đời Vương Đổng tức là đời Đổng Thiên Vương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả viết là ngăn, nhưng chắc là ngan, tức là áo bằng lông con ngan.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đền Bà : đàn bà.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vua Đàng Vương, Cao Chính Bằng : Vua Đường Vương, Cao Chính Bình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link So sánh với tên 12 Sứ quân trong sách của Ngô Sĩ Liên và Trần Trọng Kim (NGÔ SĨ LIÊN, Đại Việt Sử ký toàn thư, Tập 1, Hà Nội, 1967, tr. 151-152.- TRẦN TRỌNG KIM, Việt nam Sử-lược, Saigon, 1951, tr. 86-87) ta thấy chỉ có 7 tên giống nhau, còn 5 tên kia hoặc giống đôi chút, hoặc khác hoàn toàn. Bảy tên giống nhau : Công Hãn, Nguyễn Khoan, Ngô Vương, Nhật Khánh, Cảnh Thạc, Nguyễn Thủ, Bạch Hổ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ăn màm : ăn làm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì dái phải vạ chăng : thì sợ phải vạ chăng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đò Điềm : Nay là làng Điềm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link từ nhiên : tự nhiên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Câu đó có lẽ hiểu thế này : chú của đứa trẻ về sau cũng theo cháu, ngoài ra nhiều địch quân cũng đến đầu hàng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyễn Thục : Người giết Đỗ Thích tên là Nguyễn Bặc lúc đó làm Định Quốc công. Bento Thiện ghi lầm Nguyễn Bặc ra Nguyễn Thục.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyễn Bặc sai người bắt được Đỗ Thích đang trốn ở trên máng nước trong cung, liền ra lệnh đập nát xương và băm thịt ra từng mảnh, chia cho nhiều người ăn; người ta tranh nhau mà ăn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vợ Vua : bà Dương Thái hậu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người con tên là Đinh Tuệ, húy là Toàn. Theo NGÔ SĨ LIÊN, Đại Việt Sử ký toàn thư, Tập 1, Hà Nội, 1967, tr. 159, thì ông là con thứ của Đinh Tiên Hoàng, ở ngôi được 8 tháng. Lê Hoàn cướp ngôi, giáng phong làm Vệ Vương, thọ 18 tuổi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lại trị : lại truyền.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hiến Tông : Phải viết Huệ Tông mới đúng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đền Bà : đàn bà.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thái bằng : Thái bình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dài hạn : đại hạn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phép tắt : Phép tắc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dám đạo Thích Ca : dám theo đạo Thích Ca.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lụt cả : lụt lớn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lí Li : Lê Quý Ly.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vua phủ : có lẽ phải hiểu là Vua phong.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link còn thì còn trẻ : con thì còn trẻ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Câu văn tối nghĩa. Có lẽ tác giả muốn nói là, Hồ Vương bị đem về Bắc Kinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đặng Dong : Đặng Dung.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link làm quân : có nghĩa là mộ quân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link voi mệnh : voi mạnh. Ở trên có nhiều chỗ tác giả viết chữ mạnh là mẹnh, ví dụ : tài mẹnh : tài mạnh, nghĩa là tài giỏi mạnh khỏe.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nước Buòn : nước Bồn Man cho người sang cống các thứ ngà voi, sừng tê, bạc, vải, Bồn Man sau này trở thành châu Qui Hợp tỉnh Hà Tĩnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tấn công : tiến công.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trì trì : Tướng của Chiêm Thành là Bô Trì Trì.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúa Lời : tác giả viết là Chúa mlờy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thiên hạ tối đâu thì nàm đấy : Thiên hạ tới đâu thì làm đấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trịnh Sản là Nguyễn Quốc công : Trịnh Duy Sản là Nguyên Quận công.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mạc Đăng Dong : Mạc Đăng Dung.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là là : Tác giả viết thừa một chữ .

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ở đây tác giả lại viết là Hưng thay vì Hương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả lại cũng viết là Hưng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ja Thái : Gia Thái.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hòng Ninh : Hồng Ninh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Câu này tối nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tra vào sách : ghi vào sách.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả viết thừa một chữ cho.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link quan đảng : có lẽ Bento Thiện muốn nói là quan đăng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link gián : can gián.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng gián : cũng can gián.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì cũng đi Tết : thì người ta cũng đi Tết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cả nước : lớn nước, nước lớn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đọc kenh : đọc kinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bento Thiện viết dư một chữ ông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ma quỉ họp ngày ấy : ma quỉ họp chợ ngày ấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hèn : mọn, nhỏ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đi giội : đi giội nước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đến đây : đến đâu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dị mợ : dì mợ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì đã có thứ : thì đã có thứ bậc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link còn cha để : chữ để ở đây dư thừa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cậu dị : cậu dì.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cha gẻ : cha ghẻ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đến đây tác giả không xuống dòng, nhưng chúng tôi tự ý làm để phân biệt dễ dàng hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link có con để : ở đây có thể hiểu là có con đẻ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đến đây tác giả xuống dòng, nhưng chúng tôi tự ý viết liền, vì ý tưởng liên lạc trực tiếp với nhau.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đi tấn : đi tiến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vịac : việc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hai thoế : hai thuế. Có lẽ phải viết là hai tuế mới đúng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mấy danh từ này không rõ nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Béc tước : Bach tước. Người ta cũng gọi là Bá Tước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thự vệ : thị vệ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thái úy : Thiếu úy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phú tướng : có lẽ phải viết là Phó tướng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ai quề : ai què.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả viết thiếu chữ Lại. Phải viết :Thượng Lại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTác giả ghi không đúng số phủ, Huyện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả không kể rõ từng phủ trong các xứ Thuận Hóa, Bố Chính, Quảng Nam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTác giả ghi không đúng số phủ, Huyện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTác giả ghi không đúng số phủ, Huyện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link từ đây trở xuống tác giả ghi không rành mạch.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tràng Kénh : Có lẽ là Trành Kênh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mình : phải hiểu là bà vợ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tác giả viết dư một chữ làm.
     
  19. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI KẾT

    Cuốn sách nhỏ bé này tuy đã giúp bạn đọc hiểu biết rộng hơn về lịch sử chữ quốc ngữ, nhưng còn nhiều thắc mắc chưa được giải quyết, ví dụ : - ai là người có công nhất trong việc sáng tác chữ quốc ngữ ? -tên những người Việt Nam đã cộng tác đắc lực với các Linh mục Dòng Tên trong khoảng từ 1620-1659, hầu đặt nền tảng cho chữ quốc ngữ ?

    Thật ra, chúng ta chỉ có thể nói một cách tổng quát là : việc sáng tác chữ quốc ngữ do nhiều Linh mục Dòng Tên ở Việt Nam thời đó, và, có lẽ các Thầy giảng Việt Nam đã là những người cộng tác hữu hiệu nhất với các Linh mục Dòng Tên trong công cuộc này.

    Dù sao mặc lòng, chúng tôi dám tin tưởng, cuốn sách sẽ giúp ích phần nào cho các nhà nghiên cứu lịch sử ngữ học Việt Nam, và riêng cho các học giả, giáo sư cũng như các bạn sinh viên, tha thiết với vấn đề lịch sử chữ quốc ngữ.
     
  20. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    NGUYÊN BẢN TÀI LIỆU VIẾT TAY

    I. Một trang trong bản thảo cuốn « Tunchinensis Historiae libri duo » do L.m. Đắc Lộ viết năm 1636 tại Áo Môn.(ARSI, JS. 83 et 84, f. 22).

    II. Trang đầu bản tường trình của L.m. Gaspar d’Amaral viết tại Thăng Long ngày 31-12-1632. (ARSI, JS. 85, f. 125).

    III. Bức thư của Igesico Văn Tín viết ngày 12-9-1659 gửi cho Linh mục Marini. (ARSI, JS. 81, f. 247).

    IV. Bức thư của Bento Thiện viết ngày 25-10-1659 gửi cho Linh mục Marini. (ARSI, JS. 81, f. 246).

    V. Tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659 tại Thăng Long.(ARSI, JS. 81, f. 254-259).
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này